1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp công ty hòa phát

40 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Công Ty Hòa Phát
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh, Cao Thị Thanh Hiền, Nguyễn Ngô Ngọc Trang, Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Đặng Minh Huy
Người hướng dẫn Bùi Đan Thanh, GVHD
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,2 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Nhu cầu sử dụng thép trong xây dựng và thị trường ngành sản xuất gang thép (0)
  • 1.2 Các chính sách của chính phủ tác động đến ngành và công ty (5)
    • 1.2.1 Năm 2020 (5)
    • 1.2.2 Năm 2021 (5)
    • 1.2.3 Năm 2022 (5)
  • 1.3 Các yếu tố vĩ mô tác động lên ngành và công ty (6)
    • 1.3.1 Lạm Phát (6)
    • 1.3.2 Giá thành nguyên vật liệu và lãi vay (6)
    • 1.3.3 Chỉ số chứng khoán (6)
  • 1.4 Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận (7)
    • 1.4.1 Năm 2020 (7)
    • 1.4.2 Năm 2021 (8)
    • 1.4.3 Năm 2022 (9)
  • 1.5 Cạnh tranh so với các công ty cùng ngành (10)
    • 1.5.1 Năm 2020 (10)
    • 1.5.2 Năm 2021 (11)
    • 1.5.3 Năm 2022 (11)
  • 2.1 Phân tích cơ cấu lợi nhuận (12)
  • 2.2 Phân tích ngang (13)
  • 2.3 Phân tích dọc (15)
    • 2.3.1 Giải thích vì sao hiệu số tỷ lệ trên doanh thu năm 2021 và năm 2020 là - 6.49%: 15 (16)
  • 3.1 Năm 2020 – năm 2021 (19)
  • 3.2 Năm 2021 - năm 2022 (20)
  • 6.1 Năm 2020 (30)
    • 6.1.1 Phân tích nguyên nhân làm cho ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh khác lợi nhuận ròng (30)
    • 6.1.2 Phân tích dòng tiền hoạt động đầu tư (31)
    • 6.1.3 Phân tích dòng tiền hoạt động tài chính (31)
    • 6.1.4 Phân tích mối quan hệ giữa các dòng tiền (31)
  • 6.2 Năm 2021 (32)
    • 6.2.1 Phân tích nguyên nhân làm cho ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh khác lợi nhuận ròng (32)
    • 6.2.2 Phân tích dòng tiền hoạt động đầu tư (33)
    • 6.2.3 Phân tích dòng tiền hoạt động tài chính (33)
    • 6.2.4 Phân tích mối quan hệ giữa các dòng tiền (33)
  • 6.3 Năm 2022 (34)
    • 6.3.1 Phân tích nguyên nhân làm cho ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh khác lợi nhuận ròng (34)
    • 6.3.2 Phân tích dòng tiền hoạt động đầu tư (35)
    • 6.3.3 Phân tích dòng tiền hoạt động tài chính (35)
    • 6.3.4 Phân tích mối quan hệ giữa các dòng tiền (35)

Nội dung

Nguyễn Thị Ngọc Minh Thực hiện phân tích cơ cấu lợi nhuận trong kết quả kinh doanh, tham gia phân tích phần hệ số tài chính, thực hiện powerpoint trình chiếu thuyết trình, thực hiện t

Các chính sách của chính phủ tác động đến ngành và công ty

Năm 2020

1.2.1.1 Rủi ro về chính sách

Kể từ ngày 1/7/2020, 12 luật chính thức có hiệu lực thi hành Cũng trong năm 2020, 17 luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 9 và Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV Đây là những Luật quan trọng, có tác động lớn đến đời sống xã hội của nước ta nói chung và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Hòa Phát nói riêng Theo sau các Luật là hệ thống Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã và sắp ban hành, đòi hỏi Hòa Phát phải luôn bám sát sự thay đổi trong từng quy định để vận dụng kịp thời

1.2.1.2 Rủi ro thương mại quốc tế

Thép xuất khẩu đang đối diện với hàng loạt nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại khi ra thị trường thế giới, khiến cho ngành thép Việt Nam phải đối mặt với khó khăn Xu thế bảo hộ trên thị trường quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, thị trường bất động sản, xây dựng trong nước chưa có tín hiệu khởi sắc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đóng góp những tác động tích cực đến thị trường xuất khẩu thép Bản thân Hòa Phát cũng có những chuẩn bị kỹ lưỡng để đón nhận cơ hội cũng như phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật đã cam kết; nắm rõ khung pháp lý của thị trường và các rào cản kỹ thuật để chủ động hơn trong xuất khẩu, tránh vướng vào những rắc rối của các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Năm 2021

1.2.2.1 Chính sách của chính phủ trong đại dịch COVID-19

Làn sóng dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương Trong nhiều thời điểm, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nhằm hạn chế, kiểm soát dịch bệnh Việc này đã làm ảnh hưởng đến logistic chuỗi cung ứng, làm giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao Bênh cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đối mặt với việc phát sinh thêm nhiều chi phí chống dịch, thiếu hụt nhân sự cục bộ do phải cách li, làm gián đoạn hoạt động sản xuất, hoạt động bán hàng có khả năng bị suy giảm.

1.2.2.2 Chính sách của nhà nước

Các chính sách, quy định pháp luật kinh doanh của Việt Nam thường thay đổi bất ngờ, diễn ra quá nhanh trong thời gian ngắn Trong khi đó, doanh nghiệp cần những chính sách ổn định lâu dài, minh bạch, dễ dự báo, áp dụng nhất quán để yên tâm sản xuất kinh doanh.

Năm 2022

Trước tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản từ nửa cuối năm 2022, HòaPhát đã chủ động điều tiết sản xuất theo cung cầu thị trường theo hướng giảm vòng quay hàng tồn kho, tiết giảm chi phí sản xuất Hàng loạt chính sách cụ thể đang được Chính phủ tích cực triển khai như nới room tín dụng thêm 1,5 - 2% tương đương tăng thêm 240.000 tỷ đồng cung ứng cho nền kinh tế; tập trung rà soát và củng cố thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm bảo đảm hoạt động công khai, an toàn; thông qua hơn 700.000 tỷ đồng giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng chung Hòa Phát cũng kỳ vọng đầu tư công sẽ là động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép thời gian tới

Các yếu tố vĩ mô tác động lên ngành và công ty

Lạm Phát

Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới đều lựa chọn thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát Tỷ giá là một công cụ để kiềm chế lạm phát Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng công cụ này để điều tiết nhằm ổn định các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế Với Hòa Phát, nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá vốn toàn Tập đoàn năm

2022 cho thấy lượng nguyên vật liệu đầu vào của Tập đoàn như than, quặng,… phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung cấp hàng từ nước ngoài Giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, vì vậy tỷ giá ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất.

Giá thành nguyên vật liệu và lãi vay

Tỷ giá tăng dẫn tới chi phí mua nguyên liệu tăng, chi phí tài chính tăng Do vậy quản trị rủi ro tỷ giá là công việc cần được xử lý hàng ngày Bên cạnh đó, với việc sử dụng các khoản vay, công cụ tài chính, sản phẩm phái sinh có lãi suất, đặt ra những thách thức cho Hòa Phát về quản trị rủi ro lãi suất, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nền kinh tế chịu tác động bởi những ảnh hưởng của việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt.Việc quản trị tốt rủi ro lãi suất giúp đảm bảo quản lý hiệu quả chi phí lãi vay.

Chỉ số chứng khoán

Nếu 2021 là một năm bùng nổ, thăng hoa thì 2022 lại là một năm đầy biến động khó lường với thị trường chứng khoán Việt Nam khi chứng kiến hàng loạt những phiên điều chỉnh giảm, đẩy thị trường vào trong top giảm sâu nhất thế giới Đây cũng là thời điểm bộ phận IR cần đẩy mạnh hoạt động, nhằm kịp thời thông tin, cập nhật thông tin đến cổ đông và các nhà đầu tư.

Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận

Năm 2020

Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong năm 2020. Doanh thu của tập đoàn này năm 2020 đạt 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 13.506 tỷ đồng Những điều này cũng phản ánh vào giá cổ phiếu của Hòa Phát khi tăng gấp 10 lần chỉ sau 5 năm.

Cơ cấu doanh thu năm 2020 của Hòa Phát bao gồm 84% doanh thu đến từ mảng thép xây dựng tương ứng đạt gần 76.680 tỷ đồng.

Một điểm vô cùng thuận lợi cho Hòa Phát là khi dự án Dung Quất vừa đi vào hoạt động, thị trường kinh doanh đồng thời diễn tiến ủng hộ, như việc Chính phủ tăng gia đầu tư công trong bối cảnh dịch Covid-19 Điều này dẫn đến nhu cầu cực lớn về thép xây dựng.

Bối cảnh thị trường quốc tế cũng mang lại thuận lợi cho Hòa Phát khi Trung Quốc - nơi sản xuất một nửa lượng thép trên thế giới trong năm 2020 chuyển dịch các nhà máy lớn ra ven biển và đóng cửa một số nhà máy có công nghệ lạc hậu nhằm giảm ô nhiễm môi trường Trong khi đó từ giữa năm 2020, Trung Quốc liên tục tung ra các biện pháp kích thích đầu tư cơ sở hạ tầng kéo theo nhu cầu thép tăng cao Trung Quốc phải nhập khẩu 38,5 triệu tấn thép, tăng 150%.

Thị trường thép tăng giá rất mạnh mẽ trong năm 2020 và tạo ra khoản lợi nhuận cho tất cả doanh nghiệp ngành thép trên thị trường không chỉ riêng Hòa Phát.

Năm 2021

Lũy kế năm 2021, tập đoàn Hòa Phát ghi nhận doanh thu 150.865 tỷ đồng, tăng 65% so với 2020 Lợi nhuận sau thuế lần đầu cán mốc 34.521 tỷ đồng, vượt 92% kế hoạch năm và tăng 1,56 lần với năm trước

Lĩnh vực thép (bao gồm Gang thép và sản phẩm thép) vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo và khẳng định là mảng kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của mảng này lần lượt chiếm 94% và 96% Trong bối cảnh nhiều khó khăn do dịch Covid-

19, các khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương, Dung Quất – Quảng Ngãi, Hưng Yên vẫn hoạt động hết công suất để phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Tập đoàn đã cung cấp cho thị trường tổng cộng 8,8 triệu tấn thép bao gồm phôi, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), ống thép và tôn mạ, tăng 35% so với cùng kỳ Hoạt động xuất khẩu đóng góp quan trọng cho sản lượng năm 2021 với 2,6 triệu tấn sản phẩm các loại, gấp đôi so với cùng kỳ.

Tập đoàn đang tập trung triển khai nhiều dự án lớn như Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, Cảng tổng hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, Nhà máy sản xuất container tại Bà Rịa -Vũng Tàu, Nhà máy sản xuất hàng điện máy gia dụng tại Hà Nam…Những dự án này hoàn thành sẽ nâng tầm quy mô và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn cho Tập đoàn Hòa Phát.

Năm 2022

Doanh thu năm 2022 chỉ đạt 89% kế hoạch mà công ty đã đề ra, giảm 5% so với năm

2021 Cụ thể doanh thu đạt 142.271 tỷ đồng Trong đó lĩnh vực thép đóng góp 94% tỷ trọng doanh thu ợi nhuận sau thuế đạt hơn 8.444 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Diễn biến đầu năm nóng, nguội dần và đóng băng vào cuối năm của ngành bất động sản, là nguyên nhân chính gây sụt giảm về tiêu thụ và giá bán thép xây dựng dẫn đến doanh thu thép giảm dần trong năm 2022 , tạo sức ép lớn đến giá thép trong nước

Giá than leo dốc đột biến do khủng hoảng từ xung đột địa chính trị, cộng thêm sự ảnh hưởng của tiêu thụ chậm và giá bán thấp do cầu yếu, khiến giá vốn hàng bán chịu nhiều áp lực,khủng hoảng năng lượng từ chiến sự Nga - Ukraine đã đẩy giá than lên cao, một trong hai nguyên liệu chính của luyện thép bằng lò cao lên gấp 3 lần thông thường.

Với đặc thù nguồn nguyên liệu đến chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, trong khi thị trường tiêu thụ chính lại là nội địa, đồng thời vẫn duy trì tỷ trọng vay nước ngoài nhất định trong cơ cấu nợ vay, Hòa Phát luôn phải trả nguyên tệ USD ròng, dẫn đến chi phí tài chính liên quan rủi ro tỷ giá tăng cao.

Trong bối cảnh khó khăn, Hòa Phát mạnh tay cắt giảm hàng tồn kho, giảm mức dự trữ nguyên vật liệu xuống tối đa nhằm giảm lượng thành phẩm sản xuất với giá thành cao, đồng thời còn làm giảm gánh nặng về vốn lưu động và chi phí tài chính Đồng thời, Công ty cũng đóng cửa 4 lò cao, giảm công suất sản xuất thép để giảm bớt lượng hàng tồn kho thành phẩm giá cao, đồng thời phù hợp với sức tiêu thụ của thị trường.

Cạnh tranh so với các công ty cùng ngành

Năm 2020

Năng lực sản xuất của Hòa Phát tăng lên 26 lần so với thời điểm bắt đầu làm thép xây dựng năm 2001, vươn lên top 1 về sản xuất thép thô tại Việt Nam và cả Đông Nam Á. Thép Hòa Phát đứng thứ 48 trong Top 50 đơn vị sản xuất thép thô lớn nhất toàn cầu (theo World Steel 2020).

Hòa Phát sở hữu 2 khu liên hợp sản xuất gang thép hiện đại tại Hải Dương và DungQuất và tổ hợp luyện cán thép tại Hưng Yên Năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng sản xuất 5,8 triệu tấn thép thô, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.

Năm 2021

Hòa Phát là công ty sản xuất ống thép thị phần số 1 Việt Nam, lớn nhất cả về sản lượng, quy mô và năng lực sản xuất

Hòa Phát có 06 nhà máy với công suất thiết kế của tất cả các nhà máy đạt 1 triệu tấn/năm Năm 2021 mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hòa Phát vẫn hoàn thành kế hoạch doanh thu đã đề ra.

Năm 2022

Hòa Phát sản xuất nhiều mác thép mới, nghiên cứu phát triển các dòng thép chất lượng cao, đặc biệt là các dòng thép kỹ thuật khó như thép cuộn làm tanh lốp ô tô, đinh vít, và thép thanh vằn đóng cuộn…

Thị phần của Hòa Phát luôn nắm giữ vị trí số 1 từ năm 2016-2022.

2 Phân tích kết quả kinh doanh

Phân tích cơ cấu lợi nhuận

Quan sát năm 2020 đến 2022 thì trong 3 năm cơ cấu lợi nhuận của công ty Hòa Phát vào năm 2020 là phù hợp nhất

Cùng nhìn năm 2020, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính là 17.122.955.841.546 đồng chiếm tỷ trọng là 97,6% trong tổng lợi nhuận; lợi nhuận hoạt động tài chính trước lãi vay là 359.064.259.099 đồng tương ứng chiếm tỷ lệ là 2% tổng lợi nhuận; lợi nhuận khác là 64.662.982.709 đồng chiếm tỷ trọng là 0,4% tổng lợi nhuận Nên năm 2020 chỉ đạt EBIT là 17.546.683.083.354 đồng.

So sánh năm 2021 đối sánh năm 2020 thì chúng ta thấy sự dịch chuyển như sau: lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính về mặt giá trị tuyệt đối là tăng từ 17.122.955.841.546 đồng đến 37.664.079.761.085 đồng và chiếm tương ứng tỉ lệ 95,2% tổng EBIT; lợi nhuận hoạt động tài chính trước lãi vay về mặt giá trị tuyệt đối là tăng từ 359.064.259.099 đồng đến 1.865.721.640.552 đồng và chiếm 4,7% tổng EBIT; lợi nhuận khác về mặt giá trị tuyệt đối là giảm từ 64.662.982.709 đồng đến 48.334.267.925 đồng và chiếm 0,1% tổng EBIT.

Từ đó cho thấy công ty Hòa Phát có khả năng gia tăng rủi ro do tỷ trọng lợi nhuận hoạt động tài chính trước lãi vay tăng Tuy nhiên, dù tỷ trọng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính giảm nhưng số tiền về mặt giá trị tuyệt đối tăng lại rất lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức gia tăng EBIT của năm 2021.

Cùng nhìn năm 2022, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính là 13.078.175.872.803 đồng chiếm tương ứng tỷ lệ là 100,5% tổng EBIT; lợi nhuận hoạt động tài chính trước lãi vay là 199.434.446.092 đồng và chiếm tương ứng tỷ lệ là -1,5% tổng EBIT; lợi nhuận khác là 128.910.499.975 đồng và chiếm tương ứng tỷ lệ là 1% tổng EBIT.

So sánh năm 2022 đối sánh năm 2021 thì chúng ta thấy sự dịch chuyển như sau: lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính về mặt giá trị tuyệt đối là giảm từ 37.664.079.761.085 đồng xuống 13.078.175.872.803 đồng và chiếm tương ứng tỷ lệ là 100,5% tổng EBIT; lợi nhuận hoạt động tài chính trước lãi vay về mặt giá trị tuyệt đối là giảm từ 1.865.721.640.552 đồng xuống 199.434.446.092 đồng và chiếm tương ứng tỷ lệ là -1,5% tổng EBIT; lợi nhuận khác về mặt giá trị tuyệt đối là tăng từ 48.334.267.925 đồng đến 128.910.499.975 đồng và chiếm tương ứng tỷ lệ là 1% tổng EBIT.

Năm 2022 có tỷ trọng lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính lớn hơn 100% là do lợi nhuận hoạt động tài chính trước lãi vay lỗ gần 200 tỷ đồng làm tổng EBIT năm 2022 bị giảm Ngoài ra, EBIT năm 2022 giảm rất nhiều so với năm 2021 và chỉ có giá trị của lợi nhuận khác tăng dẫn đến cơ cấu lợi nhuận biến động không hợp lý, thiếu bền vững.

Phân tích ngang

Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng mạnh ở giai đoạn 2020-2021 và giảm nhẹ vào năm 2021-2022, cụ thể tỷ lệ tăng năm 2021 so với 2020 là 66,09% và tỷ lệ giảm năm 2022 so với 2021 là 5,53% Doanh thu bán hàng tăng là kết quả tốt, chứng tỏ hoạt động tiêu thụ và sản xuất của doanh nghiệp tiến triển thuận lợi cho đến năm 2022 khi doanh thu giảm đến mức có dấu hiệu thua lỗ.

Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2021 so với năm 2020 tăng đến 22.031.452.586.208 đồng với tỷ lệ tăng 125,56% nhưng năm 2022 so với năm 2021 lại giảm 26.570.483.742.876 đồng với tỷ lệ giảm 67,13% Để phân tích nguyên nhân cần phải phân tích tác động của từng bộ phận lợi nhuận:

Thứ 1: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính năm 2021 so với 2020 tăng thêm 20.541.123.919.539 đồng, tỷ lệ tăng 119,96%; nhưng năm 2022 so với năm 2021 giảm 24.585.903.888.282 đồng, tỷ lệ giảm ở mức 65,28%.

Thứ 2: Lợi nhuận hoạt động tài chính (không tính lãi vay) tăng và sau đó mất lợi nhuận, năm 2020 lãi 359.064.259.099 đồng, năm 2021 lãi 1.865.721.640.552 đồng, năm

Thứ 3: Lợi nhuận khác tăng nhanh, năm 2022 công ty Hoà Phát lãi 128.910.499.975 đồng, hơn 80.576.232.050 đồng năm 2021 Lợi nhuận khác tăng là tín hiệu cảnh báo không tích cực của công ty

Như vậy năm 2021, EBIT tăng 22.031.452.586.208 đồng là do sự gia tăng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính 20.541.123.919.539 đồng và lợi nhuận hoạt động tài chính (không tính lãi vay) 1.506.657.381.453 đồng, còn lợi nhuận khác giảm 16.328.714.784 đồng Năm 2022, EBIT giảm 26.570.483.742.876 đồng do lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính giảm 24.585.903.888.282 đồng và lợi nhuận hoạt động tài chính (không tính lãi vay) giảm 2.065.156.086.644 đồng, trong khi lợi nhuận khác tăng 80.576.232.050 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng 21.697.310.251.388 đồng so với 2020, tỷ lệ tăng 141,3%; năm 2022 so với 2021 giảm 27.128.298.616.457 đồng, tỷ lệ giảm 73,22%. Nguyên nhân EBT tăng với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng EBIT vào 2021 nhưng lại giảm nhiều hơn tỷ lệ giảm EBIT vào 2022 là do tỷ lệ tăng chi phí lãi vay năm 2021 thấp hơn tỷ lệ tăng EBIT 2021 lần lượt là 15,25% và 125,56%; tỷ lệ tăng chi phí lãi vay 2022 cao hơn tỷ lệ giảm EBIT 2022 lần lượt là 22,08% và 67,13%.

Lợi nhuận sau thuế năm 2021 tăng 20.626.571.748.087 đồng so với 2020, tỷ lệ tăng 152%; năm 2022 so với 2021 giảm 25.274.012.509.376 đồng, tỷ lệ giảm 73,91% Nguyên nhân làm cho tỷ lệ tăng EAT năm 2021 lớn hơn tỷ lệ tăng EBT năm 2021 nhưng lại giảm nhiều hơn tỷ lệ giảm EBT năm 2022 là do tỷ lệ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp là 60%, thấp hơn tỷ lệ tăng EBT là 141,3%; ngược lại năm 2022, tỷ lệ giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là 64,94% , số lớn hơn tỷ lệ giảm EBT là 73,22%.

Tóm lại, qua phân tích sự biến động của các chỉ tiêu lợi nhuận và các bộ phận lợi nhuận qua 3 năm, thấy được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao ở năm 2021 nhưng chậm lại ở 2022, trong đó điều đáng chú ý đó là sự gia tăng chậm lại của lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính của năm 2022 và sự gia tăng lợi nhuận năm 2022 chủ yếu là do sự gia tăng của lợi nhuận khác.

Phân tích dọc

Giải thích vì sao hiệu số tỷ lệ trên doanh thu năm 2021 và năm 2020 là - 6.49%: 15

Từ bảng thuyết minh báo cáo tài chính cuối năm 2021 của công ty Hòa Phát:

Những chỉ tiêu làm tăng tổng doanh thu năm 2021 so với năm 2020: Doanh thu bán hàng tăng 59,547,256,387,960 đồng, tỷ lệ tăng là 66,16%; Doanh thu cung cấp dịch vụ giảm 231,841,110,629 đồng, tỷ lệ giảm là 36.40%; Doanh thu cho thuê lại đất thuê tăng 417,292,601,220 đồng, tỷ lệ tăng là 101,39%; Cho thuê bất động sản đầu tư tăng 6,401,351,176 đồng, tỷ lệ tăng là 10,23%; Doanh thu bán bất động sản giảm 75,797,766,823 đồng, tỷ lệ giảm là 87,87%; Doanh thu khác giảm 76,993,267,530 đồng, tỷ lệ giảm là 98,44%.

Những chỉ tiêu trên làm tổng doanh thu tăng 59,586,318,195,374 đồng, tương ứng với mức tăng 65.28%.

Những chỉ tiêu làm giảm trừ doanh thu năm 2021 so với năm 2020: Chiết khấu thương mại tăng 3,285,799,062 đồng, tỷ lệ tăng là 0,29%; Giảm giá hàng bán tăng 20,827,736 đồng, tỷ lệ tăng là 0,8%; Hàng bán bị trả lại tăng 21,725,015,948 đồng, tỷ lệ tăng là 66.95%

Tổng các khoản giảm trừ doanh thu tăng 25,031,642,746 đồng, tỷ lệ tăng là 2,16%.Như vậy, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 so với năm 2020 tăng59,561,286,552,628 đồng, tỷ lệ tăng là 66,09%.

Những chỉ tiêu làm tăng giá vốn hàng bán năm 2021 so với năm 2020: Thành phẩm và hàng hóa đã bán tăng 37,373,020,657,083 đồng, tỷ lệ tăng là 53.09%; Dịch vụ đã cung ứng giảm 209,133,047,804 đồng, tỷ lệ giảm là 46.08%; Giá vốn hàng bán cho thuê lại đất thuê tăng 173,312,800,283 đồng, tỷ lệ tăng là 92.94%; Giá vốn bất động sản đầu tư cho thuê tăng 4,603,501,267 đồng, tỷ lệ tăng là 11.81%; Giá vốn của bất động sản đã bán giảm 45,361,727,226 đồng, tỷ lệ giảm 88.30%; Giá vốn khác giảm 75,890,320,140 đồng, tỷ lệ giảm 98.79%; Dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng 136,375,060,327 đồng, tỷ lệ tăng 766,38%.

Những chỉ tiêu trên làm giá vốn hàng bán năm 2021 so với năm 2020 tăng 37,356,926,923,790 đồng, tỷ lệ tăng là 52.46%.

Tóm lại, cả doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của năm 2021 so với năm 2020 đều tăng với tỷ lệ tăng tương ứng là 66,09% và 52.46% Do đó, nếu lấy tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của cả 2 năm và so sánh (tỷ lệ năm 2020 là 79.02%, năm 2021 là 72.54%) thì sẽ thấy tỷ lệ năm 2021 so với năm 2020 giảm 6,49%, với ý nghĩa là trung bình cứ 100 đồng doanh thu thì công ty Hoà Phát bỏ ít hơn 6,49 đồng giá vốn hàng bán Lý do cho mức giảm này là tỷ lệ tăng của doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán năm

Chỉ tiêu 2020 2021 Tỷ lệ trên doanh thu

3 Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính

Năm 2020 – năm 2021

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính tăng 20.541.123.919.539 đồng so với năm

2020, tương ứng tỷ lệ tăng là 119,96% Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính trên doanh thu thuần năm 2021 tăng 6,16% so với năm 2020, năm 2020 cứ trung bình 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính là 19 đồng, thì năm 2021 được 25,16 đồng Kết quả này cho thấy trong năm 2021 doanh nghiệp đã sử dụng chi phí hoạt động hiệu quả và lợi nhuận tiêu thụ tăng được 20.541.123.919.539 đồng là do sử dụng chi phí hiệu quả, làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính tăng là do:

Doanh thu thuần năm 2021 tăng 59.561.286.552.628 đồng so với năm 2020, trong điều kiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần không đổi, thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính tăng 11.316.935.376.491,90 đồng.

Năm 2021 thì tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm 6,49% so với năm

2020, điều này cho thấy năm 2021 doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí trực tiếp làm cho giá vốn hàng bán giảm dẫn đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính tăng9.710.260.298.148,36 đồng.

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần năm 2021 là 1,42%, như vậy trung bình

100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải chi 1,42 đồng cho hoạt động bán hàng, cao hơn 0,21 đồng so với năm 2020 Với doanh thu thuần 149.679.789.979.345 đồng thì tổng mức chi phí bán hàng tăng thêm 308.342.063.927,92 đồng Do vậy lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính giảm 308.342.063.927,92 đồng.

Năm 2021, trung bình cứ 100 đồng doanh thu thì, doanh nghiệp phải chi 0,88 đồng cho hoạt động quản lí, cao hơn 0,12 đồng so với năm 2020 Với doanh thu thuần 149.679.789.979.345 đồng thì tổng chi phí quản lí doanh nghiệp tăng thêm 177.729.691.173,31 đồng Do vậy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính giảm 177.729.691.173,31 đồng.

Tổng hợp tác động của các nhân tố:

Tác động do doanh thu tăng: 11.316.935.376.492

Tác động do % giá vốn hàng bán tăng: 9.710.260.298.148

Tác động do % chi phí bán hàng giảm: (308.342.063.928)

Tác động do % chi phí quản lí doanh nghiệp giảm: (177.729.691.173)

Tác động tổng hợp lên lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính: 20.541.123.919.539

Năm 2021 - năm 2022

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính giảm 24.585.903.888.282 đồng so với năm

2021, tương ứng tỷ lệ giảm là 65,28 Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính trên doanh thu thuần năm 2022 giảm 15,91% so với năm 2021, năm 2021 cứ trung bình 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính là 25,16 đồng, năm 2022 chỉ còn 9,25 đồng Kết quả này cho thấy trong năm 2022 doanh nghiệp đã không sử dụng chi phí hoạt động hiệu quả và lợi nhuận tiêu thụ giảm 24.585.903.888.282 đồng, việc sử dụng chi phí không hiệu quả đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính giảm là do:

Doanh thu thuần năm 2022 giảm 8.270.515.518.713 đồng so với năm 2021, trong điều kiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu không đổi, thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính giảm 2.081.118.340.726,45 đồng

Năm 2022, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu tăng 15,61% so với năm 2021, điều này cho thấy năm 2022 doanh nghiệp đã không tiết kiệm chi phí trực tiếp, làm cho giá vốn hàng bán tăng dẫn đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính giảm 22.073.549.460.995,80 đồng

Tỷ lệ chi phí bán hàng năm 2022 là 1,88%, như vậy trung bình cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải chi 1,88 đồng cho hoạt động bán hàng, cao hơn 0,47 đồng so với năm 2021 Với doanh thu thuần năm 2022 141.409.274.460.632 đồng thì tổng mức chi phí bán hàng tăng là 662.881.649.105,75 đồng Do đó, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính giảm 662.881.649.105,75 đồng

Năm 2022, trung bình cứ 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp phải chi 0,72 đồng cho hoạt đọng quản lí, thấp hơn 0,16 đồng so với năm 2021 Với doanh thu thuần năm 2022 141.409.274.460.632 đồng thì tổng chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 231.645.562.546,04 đồng Do đó, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính tăng 231.645.562.546,04 đồng

Tổng hợp tác động của các nhân tố:

Tác động do doanh thu giảm: (2.081.118.340.726,45)

Tác động do % giá vốn hàng bán giảm: (22.073.549.460.995,80) Tác động do % chi phí bán hàng giảm: (662.881.649.105,75) Tác động do % chi phí quản lí doanh nghiệp tăng: 231.645.562.546,04

Tác động tổng hợp lên lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính: (24.585.903.888.282,00)

4 Phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn

Năm 2021, công ty Hoà Phát đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu như sau: hàng tồn kho là 15.847.671.703.008 đồng chiếm tương ứng 29,382%, đầu tư tài chính ngắn hạn là 10.109.159.940.698 đồng chiếm tương ứng 18,743%, tiền và các khoản tương đương tiền là 8.775.276.263.902 đồng chiếm tương ứng 16,270% và vay dài hạn là

8.775.276.263.902 đồng chiếm tương ứng 7,191%,… Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn trên công ty Hoà Phát đã sử dụng các nguồn vốn như sau: lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 19.970.983.337.627 đồng chiếm tương ứng 37,027%, phải trả người bán ngắn hạn là 12.813.389.845.468 đồng chiếm tương ứng 23,757%, vốn cổ phần là 11.596.400.470.000 đồng chiếm tương ứng 21,500% và vay ngắn hạn là 6.949.177.410.252 đồng chiếm tương ứng 12,884%

Như vậy, trong năm 2021 công ty Hoà Phát chú trọng đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất (tăng mức dự trữ hàng tồn kho) Để tài trợ cho đầu tư mở rộng, công ty Hoà Phát đã huy động các nguồn vốn từ bên trong (vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối), nguồn vốn này chiếm 58,527% (21,5% + 37,027%) tổng nguồn vốn

Trong năm 2021, doanh nghiệp đã tăng nợ vay ngắn hạn và trả bớt nợ vay dài hạn, tăng vốn cổ phần Như vậy nguồn vốn tăng trong kì chủ yếu là tăng nguồn vốn dài hạn (vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối), phù hợp với mục đích sử dụng vốn chủ yếu trong kì là tăng tài sản dài hạn (hàng tồn kho) Trong đó nguồn vốn dài hạn tăng lớn hơn tài sản dài hạn tăng khá nhiều, với hàng tồn kho là 15.847.671.703.008 đồng và vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 31.567.383.807.627 đồng, chênh lệch

15.719.712.104.619 đồng, điều này đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu tài chính của doanh nghiệp theo hướng ổn định hơn và rủi ro thanh toán giảm xuống.

Năm 2022, công ty Hoà Phát đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu như sau: phải trả người bán ngắn hạn là 12.621.979.645.094 đồng chiếm tương ứng 31,062%, đầu tư tài chính ngắn hạn 8.032.094.060.276 đồng chiếm tương ứng 19,767%, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 7.929.595.996.925 đồng chiếm tương ứng 19,514% và tài sản dở dang dài hạn là 3.664.575.514.642 đồng chiếm tương ứng là 9,018%,… Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn trên công ty Hoà Phát đã sử dụng các nguồn vốn như sau: tiền và các khoản tương đương tiền là 14.146.786.641.903 đồng chiếm tương ứng 34,815%, vốn cổ phần là 13.418.629.940.000 đồng chiếm tương ứng 33,023%, hàng tồn kho là 7.643.382.836.087 đồng chiếm tương ứng 18,810% và vay ngắn hạn là

Như vậy, trong năm 2022 công ty Hoà Phát chú trọng đầu tư vốn để thanh toán nợ ngắn hạn (tăng phải trả người bán ngắn hạn) Đề tài trợ cho thanh toán nợ ngắn hạn, công ty Hoà Phát đã huy động các nguồn vốn từ bên trong (tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và vốn cổ phần), nguồn vốn này chiếm 86,648% (34,815% + 18,810% + 33,023%) tổng nguồn vốn.

Trong năm 2022, doanh nghiệp đã tăng nợ vay ngắn hạn và trả bớt nợ vay dài hạn, tăng vốn cổ phần, như vậy nguồn vốn tăng trong kì chủ yếu là tăng nguồn vốn ngắn hạn, phù hợp với mục đích sử dụng vốn chủ yếu trong kì là giảm nợ ngắn hạn.

5 Phân tích chu kỳ vốn lưu động

Doanh thu thuần 90.118.503.426.717 149.679.789.979.345 141.409.274.460.632 Thuế gián thu đầu ra 56.282.771.443 171.760.765.978 224.940.850.288 Doanh thu có thuế 90.174.786.198.160 149.851.550.745.323 141.634.215.310.920 Giá vốn hàng bán 71.214.453.522.563 108.571.380.446.353 124.645.848.221.080 Thay đổi tồn kho 6.892.694.296.528 15.996.651.578.756 (6.642.734.666.248) Chi phí quản lý doanh nghiệp 690.298.504.185 1.324.261.548.679 1.019.444.279.447 Chi phí bán hàng 1.090.795.558.423 2.120.068.223.228 2.665.806.087.302 Chi phí khấu hao 4.760.032.324.986 6.067.281.963.915 6.742.044.979.545 Chi phí lao động 365.238.864.596 881.206.679.779 390.889.069.642 Thuế GTGT đầu vào 2.357.338.685.110 3.335.690.250.424 1.117.646.951.943 Doanh số mua hàng 77.120.309.377.227 124.399.563.403.746 115.673.076.824.337

Doanh thu, giá vốn hàng bán và doanh số mua hàng của công ty Hòa Phát năm 2020, 2022 và 2021 chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022

Khoản phải thu KH 2.699.937.350.329 3.949.486.943.250 4.973.095.672.343 2.958.587.125.337 Hàng tồn kho 19.480.666.530.260 26.373.360.826.788 42.370.012.405.544 35.727.277.739.296 Phải trả NB 14.159.691.051.669 13.553.740.382.191 23.729.142.569.420 11.107.162.924.326

Các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải trả của công ty Hòa Phát

Số ngày thu tiền bán hàng 10,87 10,22 -0,65

Số ngày trả tiền mua hàng 54,70 54,96 0,27

Chu kì vốn lưu động 71,72 69,60 -2,12

Chu kì vốn lưu động công ty Hòa Phát năm 2021 và năm 2022

Nhận xét chu kì vốn lưu động năm 2021 và năm 2022

So với năm 2021, chu kì kinh doanh năm 2022 đã giảm 1.85 ngày (tương đương 2 ngày) Kết quả trên là do công ty Hòa Phát đã rút ngắn số ngày thu tiền bán hàng 0.65 ngày (tương đương 1 ngày) và rút ngắn số ngày tồn kho 1.21 ngày (tương đương 2 ngày), cộng thêm thời gian chiếm dụng vốn của người bán tăng 0.28 ngày (tương đương 1 ngày) nên chu kỳ vốn lưu động giảm 2.13 ngày (tương đương 3 ngày).

Phân tích tác động thời gian luân chuyển vốn lưu động đến nhu cầu vốn lưu động

1 Tác động của số ngày tồn kho

 Thay đổi vốn lưu động theo số ngày tồn kho làm cho vốn lưu động tiết kiệm 411,920,091,694 đồng.

2 Tác động của số ngày thu tiền bán hàng

 Thay đổi vốn lưu động theo số ngày thu tiền bán hàng làm cho vốn lưu động tiết kiệm 220,658,493,199 đồng.

3 Tác động của số ngày trả tiền mua hàng

 Thay đổi vốn lưu động theo số ngày trả tiền mua hàng làm cho vốn lưu động tiết kiệm 80,372,959,114 đồng.

Như vậy, năm 2022 do chu kì vốn lưu động giảm 2.12 ngày (tương đương 3 ngày) đã giúp cho công ty Hòa Phát tiết kiệm được 751,592,289,499 đồng vốn lưu động Trong đó kết quả của việc rút ngắn chu kì vốn lưu động là do doanh nghiệp đã rút ngắn được thời gian tồn kho 1,21 ngày, rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng xuống 0,65 ngày, từ đó rút ngắn chu kì kinh doanh xuống 1,85 ngày (tương đương 2 ngày) và tiết kiệm một lượng vốn tài trợ cho hàng tồn kho và khoản phải thu 662,611,863,148 đồng Tuy nhiên do doanh nghiệp tăng số ngày trả tiền mua hàng 0,28 ngày nên nhu cầu vốn lưu động đã giảm được 88,980,426,351 đồng Tóm lại, năm 2022 do chu kỳ vốn lưu động giảm 2.12 ngày (tương đương 3 ngày) đã giúp công ty Hòa Phát tiết kiệm được 751,592,289,499 đồng vốn lưu động. chỉ tiêu năm 2020 năm 2021 so sánh số ngày dự trữ hàng tồn kho 117,51 115,55 -1,96 số ngày thu tiền bán hàng 13,46 10,87 -2,59 chu kì kinh doanh 130,97 126,42 -4,55 số ngày trả tiền mua hàng 65,58 54,70 -10,89 chu kì vốn lưu động 65,38 71,72 6,34

Chu kì vốn lưu động công ty Hoà Phát năm 2020 và năm 2021

Nhận xét chu kì vốn lưu động năm 2020 và năm 2021

Năm 2020

Phân tích nguyên nhân làm cho ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh khác lợi nhuận ròng

Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty Hoà Phát, lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hơn lợi nhuận ròng.

Nguyên nhân là do các khoản điều chỉnh (khấu hao, dự phòng, lãi do đánh giá lại ngoại tệ cuối kì, lãi do hoạt động đầu tư, chi phí đi vay) đã làm lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hơn lợi nhuận ròng: 6.575.371.227.162 đồng.

Vì vậy, nếu chưa tính đến những thay đổi nhu cầu vốn lưu động thì tiền doanh nghiệp có được từ hoạt động kinh doanh là 21.932.338.018.863 đồng

Ngoài ra, trong kì doanh nghiệp đã tăng các khoản phải thu, giảm các khoản phải trả và nợ phải trả khác để tài trợ hàng tồn kho tăng lên, tăng chi phí trả trước kết quả làm cho nhu cầu vốn lưu động giảm và tiền giảm:

Gia tăng trả tiền lãi vay và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lần lượt là 2.027.572.222.288 đồng và 1.716.802.619.015 đồng cũng làm lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nhỏ hơn lợi nhuận ròng là 3.744.374.841.303 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn chi khác cho hoạt động kinh doanh là 328.363.376.705 đồng và được tính vào dòng tiền chi của hoạt động kinh doanh nhưng không tính vào chi phí để xác định lợi nhuận nên làm ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh nhỏ hơn so với lợi nhuận.

Như vậy tổng hợp các nguyên nhân cho thấy ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh nhỏ hơn so với lợi nhuận ròng là:

Phân tích dòng tiền hoạt động đầu tư

Đối với lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, trong kỳ doanh nghiệp mở rộng đầu tư, mua thêm tài sản cố định là 11.915.645.555.048 đồng, mua công cụ nợ của đơn vị khác là 11.971.173.251.594 đồng Đồng thời, doanh nghiệp cũng có được nguồn tiền thu từ thanh lí tài sản cố định 34.418.355.881 đồng, từ thu hồi cho vay và bán công cụ nợ của đơn vị khác là 5.003.441.426.581 đồng và thu tiền lãi từ tiền gửi và cho vay là 353.560.779.277 đồng, vì vậy nhu cầu tiền mở rộng đầu tư chỉ còn 18.495.398.244.903 đồng.

Phân tích dòng tiền hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính đạt 16.053.701.595.253 đồng, do doanh nghiệp đã trả nợ gốc vay và trả cổ tức lần lượt là 65.603.640.057.528 đồng và1.419.473.748.756 đồng Đồng thời, phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp từ cổ đông không kiểm soát và vay thêm nợ, lần lượt là 2.700.000.000 đồng và 83.074.115.401.537 đồng(trong đó tăng nợ vay ngắn hạn 19.960.812.201.717 đồng và giảm nợ dài hạn2.498.851.668.208 đồng).

Phân tích mối quan hệ giữa các dòng tiền

sử dụng tiền nguồn tiền trả nợ gốc vay 65.603.640.057.528 thu do đi vay 83.074.115.401.537 chi mua công cụ nợ 11.971.173.251.594 thu hồi cho vay, bán công cụ nợ 5.003.441.426.581 chi mua tài sản cố định 11.915.645.555.048 thu lãi từ tiền gửi và cho vay 353.560.779.277 chi trả cổ tức 1.419.473.748.756 thu từ thanh lí TSCD 34.418.355.881 thu từ phát hành cổ phiếu 2.700.000.000 tổng 90.909.932.612.926 tổng 88.468.235.963.276 cân đối thiếu 79.322.682.699.952 tiền tăng cuối kì 9.145.553.263.324

Tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh năm 2020 là 11.587.249.912.974 đồng được doanh nghiệp sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Chi trả cổ tức: 1.419.473.748.756 đồng

- Trả nợ gốc vay: 65.603.640.057.528 đồng

- Chi mua tài sản cố định: 11.915.645.555.048 đồng

- Chi mua công cụ nợ: 11.971.173.251.594 đồng

- Thu do đi vay: 83.074.115.401.537 đồng

- Thu hồi cho vay, bán công cụ nợ: 5.003.441.426.581 đồng

- Thu lãi từ tiền gửi và cho vay: 353.560.779.277 đồng

- Thu từ thanh lí tài sản cố định: 34.418.355.881 đồng

- Thu từ phát hành cổ phiếu: 2.700.000.000 đồng

 Tiền tăng cuối kì: 9.145.553.263.324 đồng

= (tiền tồn cuối kì - ảnh hưởng tỷ giá quy đổi ngoại tệ) – tiền tồn đầu kì

Năm 2021

Phân tích nguyên nhân làm cho ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh khác lợi nhuận ròng

Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty Hoà Phát, lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hơn lợi nhuận ròng.

Nguyên nhân là do các khoản điều chỉnh (khấu hao, dự phòng, lãi do đánh giá lại ngoại tệ cuối kì, lãi do hoạt động đầu tư, chi phí đi vay) đã làm lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hơn lợi nhuận ròng: 7.152.361.320.717 đồng.

Vì vậy, nếu chưa tính đến những thay đổi nhu cầu vốn lưu động thì tiền doanh nghiệp có được từ hoạt động kinh doanh là 44.209.139.034.907 đồng

Ngoài ra, trong kì doanh nghiệp đã tăng các khoản phải thu, giảm các khoản phải trả và nợ phải trả khác để tài trợ hàng tồn kho tăng lên, tăng chi phí trả trước kết quả làm cho nhu cầu vốn lưu động giảm và tiền giảm:

Gia tăng trả tiền lãi vay và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lần lượt là2.567.276.431.082 đồng và 2.743.083.962.430 đồng cũng làm lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nhỏ hơn lợi nhuận ròng là 5.310.360.393.512 đồng

Ngoài ra, doanh nghiệp còn chi khác cho hoạt động kinh doanh là 625.409.387.033 đồng và được tính vào dòng tiền chi của hoạt động kinh doanh nhưng không tính vào chi phí để xác định lợi nhuận nên làm ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh nhỏ hơn so với lợi nhuận

Như vậy tổng hợp các nguyên nhân cho thấy ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh nhỏ hơn so với lợi nhuận ròng là:

Phân tích dòng tiền hoạt động đầu tư

Đối với lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, trong kỳ doanh nghiệp mở rộng đầu tư, mua thêm tài sản cố định là 11.621.470.092.371 đồng, mua công cụ nợ của đơn vị khác là 41.061.488.333.969 đồng Đồng thời, doanh nghiệp cũng có được nguồn tiền thu từ thanh lí tài sản cố định 49.348.550.223 đồng, từ thu hồi cho vay và bán công cụ nợ của đơn vị khác là 31.076.412.522.291 đồng, thu tiền lãi từ tiền gửi và cho vay là

1.053.915.562.539 đồng và thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác là 833.829.028.281 đồng, vì vậy nhu cầu tiền mở rộng đầu tư chỉ còn 19.669.452.763.006 triệu đồng.

Phân tích dòng tiền hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính đạt 1.740.105.149.956 đồng, do doanh nghiệp đã trả nợ gốc vay và trả cổ tức lần lượt là 121.652.859.327.347 đồng và

1.693.086.647.969 đồng Đồng thời, phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp từ cổ đông không kiểm soát và vay thêm nợ, lần lượt là 10.630.000.000 đồng và 125.075.421.125.272 đồng

(trong đó tăng nợ vay ngắn hạn 6.949.177.410.252 đồng và giảm nợ dài hạn

Phân tích mối quan hệ giữa các dòng tiền

sử dụng tiền nguồn tiền trả nợ gốc vay 121.652.859.327.347 thu do đi vay 125.075.421.125.272 chi mua công cụ nợ 41.061.488.333.969 thu hồi cho vay, bán công cụ nợ 31.076.412.522.291 chi mua tài sản cố định 11.621.470.092.371 thu lãi tiền gửi và cho vay 1.053.915.562.539 chi trả cổ tức 1.693.086.647.969 thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác

833.829.028.281 thu từ thanh lí TSCD 49.348.550.223 thu từ phát hành cổ phiếu 10.630.000.000 tổng 176.028.904.401.656 tổng 158.099.556.788.606 cân đối thiếu 149.307.991.098.548 tiền tăng cuối kì 8.791.565.690.058

Tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh năm 2021 là 26.720.913.303.108 đồng được doanh nghiệp sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau

- Chi trả cổ tức: 1.693.086.647.969 đồng

- Trả nợ gốc vay: 121.652.859.327.347 đồng

- Chi mua tài sản cố định: 11.621.470.092.371 đồng

- Chi mua công cụ nợ: 41.061.488.333.969 đồng

- Thu do đi vay: 125.075.421.125.272 đồng

- Thu hồi cho vay, bán công cụ nợ: 31.076.412.522.291 đồng

- Thu lãi từ tiền gửi và cho vay: 1.053.915.562.539 đồng

- Thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác: 833.829.028.281 đồng

- Thu từ thanh lí tài sản cố định: 49.348.550.223 đồng

- Thu từ phát hành cổ phiếu: 10.630.000.000 đồng

 Tiền tăng cuối kì: 8.791.565.690.058 đồng

= (tiền tồn cuối kì - ảnh hưởng tỷ giá quy đổi ngoại tệ) – tiền tồn đầu kì

Năm 2022

Phân tích nguyên nhân làm cho ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh khác lợi nhuận ròng

Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty Hoà Phát, lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn lợi nhuận ròng:

Nguyên nhân là do các khoản điều chỉnh (khấu hao, dự phòng, lãi do đánh giá lại ngoại tệ cuối kì, lãi do hoạt động đầu tư, chi phí đi vay) đã làm lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn lợi nhuận ròng: 9.368.386.253.483 đồng.

Vì vậy, nếu chưa tính đến những thay đổi nhu cầu vốn lưu động thì tiền doanh nghiệp có được từ hoạt động kinh doanh là 19.291.327.380.767 đồng

Ngoài ra, trong kì doanh nghiệp đã giảm các khoản phải thu, tăng các khoản phải trả và nợ phải trả khác để tài trợ hàng tồn kho giảm xuống, giảm chi phí trả trước kết quả làm cho nhu cầu vốn lưu động tăng và tiền tăng:

Gia tăng trả tiền lãi vay và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lần lượt là

3.061.103.919.849 đồng và 1.246.302.085.368 đồng cũng làm lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lớn hơn lợi nhuận ròng là 4.307.406.005.217 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn chi khác cho hoạt động kinh doanh là 776.811.527.307 đồng và được tính vào dòng tiền chi của hoạt động kinh doanh nhưng không tính vào chi phí để xác định lợi nhuận nên làm ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh lớn hơn so với lợi nhuận.

Như vậy tổng hợp các nguyên nhân cho thấy ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh lớn hơn so với lợi nhuận ròng là:

Phân tích dòng tiền hoạt động đầu tư

Đối với lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, trong kỳ doanh nghiệp mở rộng đầu tư, mua thêm tài sản cố định là 17.887.504.647.036 đồng, mua công cụ nợ của đơn vị khác là 55.505.793.882.381 đồng và mua công ty con là 371.644.175.956 đồng Đồng thời, doanh nghiệp cũng có được nguồn tiền thu từ thanh lí tài sản cố định 21.712.492.859 đồng, từ thu hồi cho vay và bán công cụ nợ của đơn vị khác là 47.412.529.370.171 đồng, thu tiền lãi từ tiền gửi và cho vay là 1.697.815.926.948 đồng và thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác là 6.672.170.842 đồng, vì vậy nhu cầu tiền mở rộng đầu tư chỉ còn

Phân tích dòng tiền hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính đạt âm 1.777.989.694.690 đồng, do doanh nghiệp đã trả nợ gốc vay và trả cổ tức lần lượt là 134.770.628.364.289 đồng và

2.261.459.543.241 đồng Đồng thời, phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp từ cổ đông không kiểm soát và vay thêm nợ, lần lượt là 4.075.000.000 đồng và 135.250.023.212.840 đồng

(trong đó tăng nợ vay ngắn hạn 3.001.027.318.115 đồng và giảm nợ dài hạn

Phân tích mối quan hệ giữa các dòng tiền

sử dụng tiền nguồn tiền trả nợ gốc vay 134.770.628.364.289 thu do đi vay 135.250.023.212.840 chi mua công cụ nợ 55.505.793.882.381 thu hồi cho vay, bán công cụ nợ 47.412.529.370.171 chi mua tài sản cố định 17.887.504.647.036 thu lãi từ tiền gửi và cho vay 1.697.815.926.948 chi trả cổ tức 2.261.459.543.241 thu từ thanh lí tscđ 21.712.492.859 mua công ty con 371.644.175.956 thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác

6.672.170.842 thu từ phát hành cổ phiếu 4.075.000.000 tổng 210.797.030.612.903 tổng 184.392.828.173.660 cân đối thiếu 198.519.393.936.396 tiền giảm cuối kì -14.126.565.762.736

Tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh năm 2022 là 12.277.636.676.507 đồng được doanh nghiệp sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Chi trả cổ tức: 2.261.459.543.241 đồng

- Trả nợ gốc vay: 134.770.628.364.289 đồng

- Chi mua tài sản cố định: 17.887.504.647.036 đồng

- Chi mua công cụ nợ: 55.505.793.882.381 đồng

- Mua công ty con: 371.644.175.956 đồng

- Thu do đi vay: 135.250.023.212.840 đồng

- Thu hồi cho vay, bán công cụ nợ: 47.412.529.370.171 đồng

- Thu lãi từ tiền gửi và cho vay: 1.697.815.926.948 đồng

- Thu từ thanh lí tài sản cố định: 21.712.492.859 đồng

- Thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác: 6.672.170.842 đồng

- Thu từ phát hành cổ phiếu: 4.075.000.000 đồng

 Tiền giảm cuối kì: -14.126.565.762.736 đồng

= (tiền tồn cuối kì - ảnh hưởng tỷ giá quy đổi ngoại tệ) – tiền tồn đầu kì

7 Phân tích các hệ số tài chính

Có thể thấy hệ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp ở cả ba năm 2020,

2021, 2022 đều lớn hơn 1 và ổn định từ 1,09 đến 1,29, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho các khoản nợ vay ngắn hạn Tuy nhiên để đánh giá tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không thì cần phải xem xét cơ cấu tài sản ngắn hạn và khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản ngắn hạn của công ty Hòa Phát, vì khả năng thanh toán của công ty không thể tốt khi hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng do tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được hoặc do các khoản phải thu tồn đọng không thu hồi được.

Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp Hòa Phát ở các thời điểm đều nhỏ hơn 1, đạt mức trung bình cộng ở khoảng 0,46 Điều này cho thấy các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có tính thanh khoản cao tương đương với 46% tài sản ngắn hạn và tương đối ổn định. Để thấy rõ hơn về khả năng chuyển hóa thành tiền của các khoản phải thu khách hàng và tồn kho, ta nghiên cứu số ngày luân chuyển tồn kho và kỳ thu tiền bình quân:

Qua kết quả tính toán có thể nhận thấy, hệ số vòng quay tồn kho của năm 2022 đã tăng so với năm 2021, nhờ đó mà doanh nghiệp đã rút ngắn được số ngày tồn động hàng tồn kho đi 2 ngày Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng nhanh hơn do tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán lớn hơn tỷ lệ tăng tồn kho bình quân ở năm 2022 so với năm 2021 Điều này chứng tỏ hàng tồn kho của doanh nghiệp Hòa Phát năm 2022 luân chuyển bình thường và có phần tốt hơn so với năm 2021.

Ta có thể thấy số vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp là lớn với trung bình đạt 34,65 ngày trong 2 năm 2021 và 2022, điều này chứng tỏ khả năng luân chuyển khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp là nhanh, thời gian thu tiền bán chịu ngắn, các khoản phải thu khách hàng chuyển hóa thành tiền nhanh, dẫn đến việc doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt.

Nhờ đó, thời gian thu tiền bán hàng đã tính trong năm 2021 và năm 2022 của Hòa Phát giảm đi 0,65 (gần 1 ngày) ngày, nghĩa là thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp vào năm 2022 đã tốt hơn so với năm 2021, điều này giúp doanh nghiệp sớm có tiền hơn để đáp ứng các nhu cầu thanh toán một cách hiệu quả, tốt hơn đồng thời góp phần giảm bớt nhu cầu vốn tài trợ cho khoản phải thu khách hàng.

Doanh nghiệp Hòa Phát trong 3 năm liên tục từ 2020, 2021, 2022 đều có hệ số khả năng thanh toán nợ vay ngắn hạn từ ngân lưu ròng HĐKD bé hơn 1 (0,69 ở năm 2020, 0,72 năm 2021 và 0,28 vào năm 2022) Điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây không tạo ra đủ tiền để thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn đầu kỳ Vì vậy doanh nghiệp cần tài trợ thêm vốn từ các hoạt động tài chính hoặc thu hẹp đầu tư.

Khả năng đảm bảo lãi vay của doanh nghiệp trong 3 năm 2020, 2021, 2022 lần lượt đạt 8,01, 15,67 và 4,22 Khả năng đảm bảo lãi vay của doanh nghiệp vào năm 2021 tăng 7,66 so với năm 2020 nhưng lại giảm đáng kể ở năm 2022 (thấp hơn 11,45 so với năm 2021).

Nhìn chung, khả năng đảm bảo lãi vay của Hòa Phát khá cao nhưng lại không ổn định qua các năm.

Qua bảng phân tích ROI ở trên, ta nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn chung của doanh nghiệp giảm 18.09% trong năm 2022 khi so với năm 2021 Kết quả này cho thấy doanh nghiệp trong năm 2022 đã ko thể gia tăng hiệu quả tiết kiệm vốn và chi phí Trong đó, hiệu quả tiếp kiệm chi phí là tỷ lệ EBIT/Doanh thu của năm 2022 so với năm 2021 giảm 17,24%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu doanh nghiệp tốn nhiều hơn 17,24 đồng chi phí hoạt động Hiệu quả tiếp kiệm vốn là tỷ lệ Doanh thu/Tổng vốn bình quân của năm

2022 so với năm 2021 giảm 0,1551, nghĩa là doanh thu tạo ra trên 1 đồng vốn bình quân giảm 0,1551 đồng.

Bảng phân tích ở trên cho ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ở năm 2022 có sự sụt giảm đáng kể khi so với năm 2021 là 16,85%, kết quả này cho thấy doanh nghiệp trong năm 2022 đã ko thể gia tăng hiệu quả tiết kiệm vốn, vòng quay vốn bị giảm đi 0,1551 vòng, điều này cộng với việc hiệu quả tiết kiệm chi phí giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận hoạt động ròng trên doanh thu giảm mạnh (giảm 16,14% so với năm 2021)

Qua bảng phân tích ROE ở trên, ta nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn CSH của doanh nghiệp dưới tác động của đòn bẩy tài chính giảm 36,05% trong năm 2022 khi so với năm 2021, kết quả này cho thấy doanh nghiệp trong năm 2022, Hòa Phát đã ko thể gia tăng hiệu quả tiết kiệm vốn, vòng quay vốn bị giảm đi 0,1551 vòng, điều này cộng với việc hiệu

Ngày đăng: 02/10/2024, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty Hoà Phát theo phương pháp gián tiếp - Bài tập nhóm Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp công ty hòa phát
Bảng b áo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty Hoà Phát theo phương pháp gián tiếp (Trang 28)
Bảng phân tích ở trên cho ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ở năm 2022 - Bài tập nhóm Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp công ty hòa phát
Bảng ph ân tích ở trên cho ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ở năm 2022 (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w