1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm môn tài chính doanh nghiệp đề tài phân tích ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam vietcombank

27 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Tác giả Đinh Văn Tâm, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Quỳnh Như, Võ Phương Thành Chí, Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Người hướng dẫn Hoàng Thọ Phú, GVHD
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank1.2.1Cá nhân  Tài khoản Thẻ Tiết kiệm & đầu tư Chuyển & Nhận tiền Cho vay cá nhân 1.2.2Doanh nghiệp  Dịch vụ thanh toán Dịch vụ séc T

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- - 

BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

(VIETCOMBANK)

GVHD: Hoàng Thọ Phú SVTH: Nhóm

Tp Hồ Chí Minh, 15/05/2021

Trang 3

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021

Giảng viên hướng dẫn (Ký tên)

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ NGÀNH 4

1 Giới thiệu về Vietcombank: 4

1.1 Tổng quan về ngân hàng Vietcombank 4

1.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank 5

1.3 Sự phát triển của Vietcombank sau hơn 5 thập kỷ qua: 7

2 Khái quát về lĩnh vực ngân hàng 8

2.1 Ngân hàng là gì? 8

2.2 Hoạt động ngân hàng là gì? 8

2.3 Khái quát chung về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam ……… 10

CHƯƠNG II TÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ CỦA VIETCOMBANK13 1 Sơ lược về tình hình hoạt động của Vietcombank những năm gần đây.13 2 Tìm hiểu về ROE 15

2.1 Khái quát về ROE 15

2.2 Ý nghĩa của ROE 15

2.3 Những lưu ý khác về chỉ số ROE 16

3 Tính ROE năm 2020 của Vietcombank 17

4 Phân tích Dupont 18

5 So sánh với các DN cùng ngành 21

CHƯƠNG III KHUYẾN NGHỊ ĐỂ CẢI THIỆN ROE CỦA VIETCOMBANK THỜI GIAN TỚI 23

Trang 5

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ NGÀNH

1 Giới thiệu về Vietcombank:

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ( Tên Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam ), còn được gọi là

Vietcombank”, là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập vàchính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Đây là đơn vị đầu tiên được Chính phủlựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá trong lĩnh vực ngân hàng Ngày 02/6/2008,Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM

1.1 Tổng quan về ngân hàng Vietcombank

Loại hình : Doanh nghiệp cổ phần

Ngành nghề : Ngân hàng

Trang 6

Thể loại : Tài chính

Thành lập : 01/04/1963

Trụ sở chính : 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Nhân viên chủ chốt : Nghiêm Xuân Thành – chủ tịch hội đồng quản trị,

 Thẻ Tiết kiệm & đầu tư

 Chuyển & Nhận tiền

 Cho vay cá nhân

 Thuê mua tài chính

 Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và nước ngoài

 Kinh doanh ngoại tệ

Trang 7

 Tài trợ thương mại

 Bao thanh toán

1.2.5 Những công ty con của Ngân hàng Vietcombank

 Công ty Chứng khoán Vietcombank

 Công ty Cho thuê tài chính Vietcombank

 Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Vietcombank

 Công ty Tài chính Việt Nam (Vinafico) tại Hồng Kông

 Công ty liên doanh TNHH Cao Ốc VCB 198

 Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank

1.2.6 Giá trị cốt lõi của thương hiệu Ngân hàng Vietcombank

Sáng tạo (Innovative) để mang lại những giá trị thiết thực cho khách

hàng

Trang 8

Phát triển không ngừng (Continuous) hướng tới mục tiêu mở rộng danh

mục khách hàng, là nguồn tài sản quý giá nhất và đáng tự hào nhất của Vietcombank

Lấy sự Chu đáo – Tận tâm (Caring) với khách hàng làm tiêu chí phấn

đấu

Kết nối rộng khắp (Connected) để xây dựng một ngân hàng quốc gia

sánh tầm với khu vực và thế giới

 Luôn nỗ lực tìm kiếm sự Khác biệt (Individual) trên nền tảng chất lượng

và giá trị cao nhất

Đề cao tính An toàn, bảo mật (Secure) nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của

khách hàng, cổ đông

1.3 Sự phát triển của Vietcombank sau hơn 5 thập kỷ qua:

Trải qua 56 năm hình thành và phát triển (1/4/1963 – 1/4/2019),Vietcombank đã không ngừng phát triển lớn mạnh, sẵn sàng vươn mình cùng hệthống ngân hàng hội nhập với kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế

Tính đến nay, Vietcombank có một trụ sở chính, một trung tâm đào tạo, mộttrung tâm xử lý tiền mặt và 106 chi nhánh trên toàn quốc cùng với hơn 16.000 cán

bộ nhân viên

Hệ thống đơn vị của Vietcombank hiện bao gồm: 4 công ty con tại Việt Nam,

3 công ty con tại nước ngoài, 3 công ty liên doanh, một công ty liên kết, một ngânhàng con tại Lào, một văn phòng đại diện đặt tại Singapore, một văn phòng đại diệntại Mỹ và một văn phòng đại diện tại TP HCM Hoạt động ngân hàng còn được hỗtrợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trênthế giới…

Với những nỗ lực không ngừng của mình, hình ảnh, thương hiệu và cái tênVietcombank từ lâu đã trở nên quen thuộc với hàng triệu người dân, khách hàng, đốitác trong và ngoài nước Khẳng định vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng ngân hàngthương mại uy tín nhất Việt Nam

Trang 9

2 Khái quát về lĩnh vực ngân hàng

2.1 Ngân hàng là gì?

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua năm 1997, ngân hàng được hiểu là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng không bị hạn chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng Tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác có liên quan.Còn tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được nhậntiền gửi không kì hạn, không được làm dịch vụ thanh toán

2.2 Hoạt động ngân hàng là gì?

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

+ Hoạt động nhận tiền: Theo khoản 13 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm

2010 thì hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.Việc nhận tiền gửi được thực hiện diễn ra liên tục và thường xuyên nhất tại Ngân hàng, việc nhận tiền gửi là một trong những hoạt động giúp cho ngân hàng huy động được nguồn tiền, nguồn vốn để duy trì hoạt động khác của ngân hàng.+ Hoạt động cấp tín dụng: Theo khoản 14 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảolãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

Trang 10

Đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, việc cấp tín dụng cho một tổ chức hay cá nhân được phép sử dụng được hiểu như một giao kết qua lại giữa các bên khách hàng và ngân hàng đó

+ Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Căn cứ theo khoản

15 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng

+ Hoạt động cho vay: Căn cứ tại khoản 16 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cho vay được hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mụcđích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Đặc điểm của hoạt động ngân hàng

– Hoạt động ngân hàng lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh trực tiếp– Hoạt động ngân hàng chỉ do các tổ chức tín dụng thực hiện

– Chủ thể quản lý nhà nước là ngân hàng nhà nước

– Hoạt động ngân hàng được điều chỉnh bằng Luật Ngân hàng

– Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc thù, tính đặc thù thểhiện ở chỗ rủi ro cao, khó quản lý, khó giám sát

Trang 11

+ Ngân hàng khác

– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

+ Công ty tài chính: không nhận được tiền gửi của cá nhân, không làm dịch

vụ thanh toán qua tài khoản

+ Công ty cho thuê tài chính

– Quỹ tín dụng nhân dân với mục đích tương trợ giữa các thành viên, cho cácthành viên cay hoặc các đối tượng ngoài thành viên gửi

Cùng với đó là việc thành lập và hoạt động của hàng loạt công ty tài chính vàcông ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng từ trung ương tới địa phương (906 QTDND

Trang 12

cơ sở, 1 QTDND TW và 23 chi nhánh) Có thể nói, với thời gian trên 20 năm thực hiện quá trình đổi mới kinh tế, hệ thống ngân hàng và định chế phi ngân hàng đã có

sự phát triển vượt bậc, đóng góp những vai trò to lớn đối với những thành tựu về kinh tế – xã hội nước ta những năm qua Bên cạnh các tổ chức tín dụng (TCTD) còn

có sự hiện diện và ngày càng phát triển của các TCTD phi ngân hàng Nếu như từ

1992 trở về trước, cả nước chỉ có 2 công ty tài chính, 2 công ty bảo hiểm thì đến năm 2001 đã có 7 công ty tài chính; 8 công ty cho thuê tài chính; 18 công ty bảo hiểm; 8 công ty chứng khoán Ngoài ra, còn có các công ty đầu tư, quĩ đầu tư, quĩ tiết kiệm bưu điện (Quĩ này đã sáp nhập vào NHTMCP Liên Việt) Số lượng các định chế tài chính phi ngân hàng hoạt động trên thị trường Việt Nam thường xuyên thay đổi theo thời gian, và đã có sự tăng lên đáng kể so với đầu những năm 2000 Tính đến nay, tại Việt Nam có sự hiện diện của 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 105 công ty chứng khoán, 78 công ty môi giới chứng khoán, 2 công

ty bảo hiểm nhà nước, 16 công ty cổ phần bảo hiểm, 3 công ty liên doanh bảo hiểm,

17 công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, 1 công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia, 10 công ty môi giới bảo hiểm Các định chế tài chính này đã và đang có sự cạnhtranh khá quyết liệt với các NHTM trong một số lĩnh vực dịch vụ ngân hàng truyền thống Một thực tế là sự cạnh tranh giữa các định chế tài chính trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay diễn ra rất quyết liệt, khiến môi trường tín dụng trong nhiều giai đoạn là rất bất ổn Hơn nữa, cũng cần một lưu ý là sự cạnh tranh quá mức lại chủ yếu tập trung tại một số khu vực đô thị lớn như TP Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, trong khi đó tại hầu hết các khu vực nông thôn thì sự hoạt động của các tổ chức tín dụng lại rất mờ nhạt Ðiều này được thể hiện trên một số góc độ sau đây:

Thứ nhất, mức độ đa dạng hóa loại hình dịch vụ không cao, chủ yếu tập

trung vào cung ứng các dịch vụ ngân hàng truyền thống là huy động vốn, cho vay

và thanh toán, các loại hình dịch vụ khác, nhất là các dịch vụ mới nhiều tiện ích lại khó triển khai Ðiều này xuất phát từ cả nguyên nhân do khách quan lẫn chủ quan:

Lý do khách quan: Trình độ phát triển của kinh tế Việt Nam chưa cao, nền tảng hạ tầng kỹ thuật chung chưa cho phép các NHTM triển khai các loại hình dịch

vụ ngân hàng hiện đại Hơn nữa, một bộ phận không nhỏ khách hàng trong nền kinh

tế chưa có sự nhận thức đúng về vai trò và vị trí của các dịch vụ ngân hàng mới, nêncác NHTM sẽ khó triển khai

Trang 13

Lý do chủ quan: Ðể có thể triển khai thành công các loại hình dịch vụ mới luôn đòi hỏi điều kiện về hạ tầng kỹ thuật công nghệ ở mức tương thích, nhưng để

có thể triển khai được các kỹ thuật công nghệ hiện đại luôn đòi hỏi chi phí cao, trong khi năng lực tài chính của hầu hết các NHTM còn rất thấp

Ngoài yếu tố kỹ thuật công nghệ thì cũng không thể không đề cập đến nhữngbất cập về chất lượng nguồn nhân lực của các NHTM Do kinh doanh ngân hàng là kinh doanh trên cơ sở chấp nhận rủi ro, nhưng suy cho cùng thì mọi rủi ro đều xuất phát từ yếu tố con người, nên để giảm thiểu rủi ro thì chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống ngân hàng luôn phải hết sức được coi trọng Thực tế thì chất lượng nguồn nhân lực ở không ít NHTM Việt Nam chưa thực sự tương thích với việc triểnkhai các loại hình dịch vụ mới tuy có nhiều tiện ích nhưng tiềm ẩn rủi ro rất cao Hơn nữa, bản thân nhiều loại hình dịch vụ lại chủ yếu dựa trên cơ sở chất lượng nguồn nhân lực của các NHTM phải cao, thí dụ các dịch vụ về môi giới hay tư vấn… Rõ ràng là có không ít NHTM Việt Nam chưa có sự chuẩn bị tốt cho vấn đề này

Thứ hai, hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, đặc biệt là hoạt động

tín dụng Hầu hết các NHTM tập trung vào lĩnh vực tín dụng, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao Cụ thể: năm 2007 tăng 51%; năm 2008: 30%; năm 2009: 37%; năm 2011: 12% Tuy vậy, có vẻ như trong năm năm 2012 tốc độ này đang bị kìm hãm khá mạnh Theo thống kê, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế hiện ở mức 3

khoảng 125 tỷ USD (tương đương 120% GDP) – Một mức dư nợ cho vay quá cao

so với hầu hết các nước khác (Thái Lan 100%, Hàn Quốc 80%…) Dư nợ tín dụng cao trong khi chất lượng tín dụng lại khá thấp do có không ít NHTM thực hiện các hoạt động đầu tư có độ rủi ro cao

Trang 14

CHƯƠNG II TÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ CỦA VIETCOMBANK

1 Sơ lược về tình hình hoạt động của Vietcombank những năm gần đây

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức của năm 2020 đầy biến động với dịchCovid 19, hoạt động kinh doanh của Vietcombank vẫn bảo đảm an toàn, hiệu quả vàtrở thành điểm sáng trong toàn ngành ngân hàng, tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàngvượt trội về hiệu quả kinh doanh và lần đầu tiên trở thành doanh nghiệp niêm yết cóquy mô vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Tổng tài sản vượt 1,3 triệu tỷđồng, tăng 8,5% so năm 2019; huy động vốn thị trường I đạt 1.053.451 tỷ đồng,tăng 10,9% so năm 2019, đạt 104,6% kế hoạch năm 2020; thu nợ ngoại bảng đạt2.418 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất đạt trên 23 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD),tương đương mức năm 2019, tiếp tục giữ vị trí quán quân là ngân hàng kinh doanhhiệu quả nhất và là ngân hàng Việt Nam duy nhất lọt vào nhóm 200 ngân hàng cóquy mô lợi nhuận lớn nhất toàn cầu

Các lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng tiếp tục đạt hiệu quả cao như: Doanh sốthanh toán quốc tế - tài trợ thương mại đạt 83 tỷ USD, hoàn thành 101% kế hoạchnăm 2020, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 15,3% thị phần cả nước; doanh số mua bánngoại tệ đạt 53,6 tỷ USD, hoàn thành 102,5% kế hoạch năm 2020; doanh số thanhtoán thẻ và sử dụng thẻ lần lượt đạt 100% và 98% kế hoạch năm 2020; phát triển2,85 triệu khách hàng E-Banking mới và 1,67 triệu khách hàng cá nhân mới, tănglần lượt là 21,8% và 3,1% so năm 2019…

Đến cuối năm 2020, dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 838.220 tỷ đồng,tăng xấp xỉ 14% so 2019, hoàn thành 103,6% kế hoạch năm Trong đó, có các lĩnhvực tăng trưởng nổi bật như: Tín dụng bán lẻ tăng trưởng cao, đạt mức 20,4% Tíndụng cho vay tại phòng giao dịch tăng 25,3% so cuối năm 2019 Dư nợ cho vay FDItăng 16,7% so cuối năm 2019 Với quy mô tăng trưởng hơn 100.000 tỷ đồng dư nợtrong năm 2020, Vietcombank chính thức được ghi nhận là ngân hàng có quy mô tíndụng tăng trưởng lớn nhất ngành ngân hàng

Kết thúc năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank chỉ còn ở mức 0,6% Kếtquả này tiếp tục ghi nhận Vietcombank là tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất,

Trang 15

chất lượng tài sản tốt nhất trong số các tổ chức tín dụng tại Việt Nam Đồng thời,Vietcombank cũng là ngân hàng có tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao nhất trong các tổchức tín dụng với tỷ lệ gần 380%, tức là với một đồng nợ xấu thì Vietcombank cótới 3,8 đồng để dự phòng, bảo đảm được sự an toàn, chắc chắn và hoạt động ổn địnhcho ngân hàng trước những rủi ro, bất trắc của thị trường.

Với hiệu quả kinh doanh vượt trội, Vietcombank tiếp tục duy trì vị thế làdoanh nghiệp có quy mô nộp ngân sách nhà nước lớn nhất Cổ phiếu VCB đã vượtlên trở thành cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán ViệtNam (khoảng 370 nghìn tỷ đồng, tương đương 16 tỷ USD)

Năm 2019, Vietcombank đã ban hành tài liệu để trình đại hội đồng cổ đôngthường niên thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế (PBT) đạt 20.500 tỉ đồngtrong năm 2019, tăng 12,2% so với kết quả của năm 2018 Con số này vượt rất xamục tiêu của ngân hàng có mức lợi nhuận lớn thứ hai là Techcombank, với 11.750 tỉđồng, đứng đầu trong số các ngân hàng thương mại trong ngành

Hai ngân hàng thương mại quốc doanh khác là Vietinbank và BIDV, từ trướcđến nay được xem là các đối thủ chính của Vietcombank, gặp nhiều khó khăn vớicác vấn đề nội bộ Câu chuyện của Vietinbank là thiếu hụt nguồn vốn tự có dẫn tới

hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) chạm mức sàn cho phép của Ngân hàng Nhànước (NHNN)

Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đã chạmngưỡng trần 30% và cổ đông lớn nhất là NHNN lại không thể cấp thêm vốn chongân hàng này Do vậy, VietinBank gần như không thể mở rộng quy mô để cải thiệnhiệu quả hoạt động kinh doanh Nếu thực trạng này không sớm được giải quyết thìnguy cơ thụt lùi là hiện hữu khi mà nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sang sử dụng sảnphẩm, dịch vụ của các ngân hàng khác

Vấn đề của BIDV là việc xử lý nợ xấu tồn đọng từ nhiều năm trước Nợ xấucủa BIDV còn có đặc thù hơn so với thông thường, đó là các khoản nợ liên quannhiều đến các vụ án hình sự Có thể tóm gọn lại là cả VietinBank và BIDV đangphải đối mặt với nhiều khó khăn cần tìm lối thoát

Ngày đăng: 27/08/2024, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w