1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận báo cáo môn học phân tích tài chính doanh nghiệp công ty công ty cổ phần dịch vụ ô tô hàng xanh

50 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 9,23 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CHIẾN LƯỢC (7)
    • I. Giới thiệu về công ty (7)
    • II. Phân tích môi trường vĩ mô PESTLE (8)
      • 1. Chính trị (Politics) (8)
      • 2. Kinh tế (Economic) (8)
      • 3. Xã hội (Social) (8)
      • 4. Công nghệ (Technology) (8)
      • 5. Pháp luật (Legal factor) (8)
      • 6. Môi trường (Environmental factor) (8)
    • III. Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh ngành dịch vụ ô tô (9)
      • 1. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành (9)
      • 2. Nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới (9)
      • 3. Nguy cơ sản phẩm/ dịch vụ bị thay thế (9)
      • 4. Khả năng thương lượng/ vị trí/ sức mạnh của khách hàng (9)
      • 5. Khả năng thương lượng / vị trí/ sức mạnh của người bán (9)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH (10)
    • I. Cấu trúc tài chính (10)
      • 1. Cấu trúc tài sản (10)
      • 2. Cấu trúc nguồn vốn (11)
      • 3. Phân tích cân bằng tài chính (12)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG (13)
    • I. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản (13)
    • II. Phân tích khả năng sinh lời (13)
    • III. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn qua 5 năm (15)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH RỦI RO DOANH NGHIỆP (17)
    • I. Phân tích rủi ro kinh doanh (17)
      • 1. Phân tích định tính (17)
      • 2. Phân tích định lượng (17)
    • II. Phân tích rủi ro tài chính (17)
    • III. Phân tích rủi ro thanh toán (18)
      • 1. Khả năng thanh toán hiện hành (18)
      • 2. Khả năng thanh toán nhanh (18)
      • 3. Khả năng thanh khoản tức thời (18)
    • IV. Phân tích mô hình dự đoán rủi ro phá sản - Alman Zscore (18)
  • CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG/ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP (0)

Nội dung

Báo cáo tài chính là nguồn thông tinquan trọng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ cấu tài chính, khả năng sinh lời, và cả những rủiro tiềm ẩn trong môi trường kinh doanh đầy biến động này.T

PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CHIẾN LƯỢC

Giới thiệu về công ty

- Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã chứng khoán: HAX) là một trong những công ty kinh doanh ô tô hàng đầu tại Việt Nam Công ty được thành lập vào năm 1993 và hiện là nhà phân phối ủy quyền chính thức của Mercedes-Benz tại Việt Nam.

- Haxaco có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và có hệ thống showroom, xưởng dịch vụ rộng khắp cả nước Tính đến tháng 11 năm 2023, Haxaco có 12 showroom và 10 xưởng dịch vụ tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh

Trụ sở chính: 333 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt

Email: haxcaco@haxaco.com.vn

Website: http://www.haxaco.com.vn/.

Ngành nghề kinh doanh chính:

• Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành các loại xe Ôtô

• Đại lý mua bán Ôtô và phụ tùng các loại; mua bán phụ tùng, máy móc, thiết bị chuyên ngành ô tô;

• Dịch vụ cứu hộ ô tô Đại lý bảo hiểm Đóng mới thùng xe các loại;

Sản xuất các chi tiết và phụ tùng cho xe có động cơ (trừ rèn, đúc cần,kéo kim loại, dập, cắt, gò, hàn, sơn, tái chế phế thải kim loại và xi mạ điện);

Thiết kế, cải tạo phương tiện xe cơ giới;

Kinh doanh bất động sản;

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Phân tích môi trường vĩ mô PESTLE

- Chính sách ưu đãi thuế, tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành hóa chất đã tạo điều kiện thuận lợi cho HAXACO trong việc phát triển sản xuất kinh doanh Chính sách này giúp HAXACO giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.

- Bên cạnh đó, chính sách phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu sản phẩm hóa chất cũng tạo điều kiện cho HAXACO tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

- Tình hình kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu tích cực, với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến đạt 7,0% trong năm 2023 Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhu cầu mua sắm ô tô của người dân tăng lên.

- Mức sống của người dân Việt Nam đang ngày càng được cải thiện, dẫn đến nhu cầu sở hữu ô tô cũng tăng lên Bên cạnh đó, xu hướng đô thị hóa cũng đang góp phần thúc đẩy nhu cầu mua sắm ô tô.

- Công nghệ ô tô đang ngày càng phát triển, với sự ra đời của các mẫu xe điện, xe tự lái, Những công nghệ mới này sẽ mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn và góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành ô tô.

- Chính phủ Việt Nam đang có những quy định mới nhằm bảo vệ môi trường, như siết chặt quy định về khí thải, Những quy định này sẽ tác động đến ngành ô tô, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề đáng quan tâm tại Việt Nam Điều này sẽ tác động đến ngành ô tô, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường có thể giúpHAXACO nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh.

Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh ngành dịch vụ ô tô

1 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành

- Trong ngành dịch vụ ô tô, đối đầu trực tiếp giữa các doanh nghiệp là không tránh khỏi Sự cạnh tranh này thường xuất hiện ở mức độ cao do sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ Các doanh nghiệp cần định rõ lợi thế cạnh tranh của mình, từ chất lượng sản phẩm đến dịch vụ hậu mãi, để thu hút và giữ chân khách hàng.

2 Nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới

- Sự đổi mới và xu hướng công nghiệp ô tô có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện của đối thủ mới, đặc biệt là các doanh nghiệp tập trung vào công nghệ mới, ô tô tự lái, hoặc các mô hình kinh doanh dịch vụ ô tô thông minh Điều này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp hiện tại phải duy trì sự linh hoạt và sẵn sàng thích ứng.

3 Nguy cơ sản phẩm/ dịch vụ bị thay thế

- Với sự tiến triển nhanh chóng của công nghệ và xu hướng xã hội, có nguy cơ các sản phẩm hoặc dịch vụ truyền thống bị thay thế Các doanh nghiệp trong ngành ô tô cần liên tục nghiên cứu và phát triển để không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn dự đoán và thích ứng với những thay đổi trong tương la

4 Khả năng thương lượng/ vị trí/ sức mạnh của khách hàng

- Khách hàng trong ngành ô tô có thể có sức ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc đòi hỏi chất lượng cao, giá trị tốt, và dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc. Điều này đặt ra áp lực về việc duy trì mối quan hệ tích cực và cải thiện liên tục để giữ chân khách hàng trong môi trường cạnh tranh.

5 Khả năng thương lượng / vị trí/ sức mạnh của người bán

- Người bán, trong trường hợp này là các nhà cung cấp và đối tác liên quan đến ngành ô tô,cũng đóng một vai trò quan trọng Khả năng thương lượng và mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác cung ứng có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, và khả năng đáp ứng nhanh chóng đối với thị trường.

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

Cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài sản năm 2018

- Từ năm 2018, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ lệ tài sản lớn nhất, nhưng dần về năm 2019-2022, hàng tồn kho của CTCP Ô tô hàng xanh chiếm ngày càng nhiều (TOP 1 và là 41.30%) cho thấy sự tăng cường trong quản lý và quản lý hàng tồn kho.

- Tiếp theo đó là theo xu hướng thị trường, doanh nghiệp bắt đầu tập trung tài sản vào bất động sản đầu tư làm cho tổng tỷ lệ hàng tồn kho chiếm từ 46% (Năm 2021) xuống còn 41%, tiếp đó là tài sản cố định, đầu tư ngắn hạn và phải thu ngắn hạn.

Tổng quan: CTCP Ô tô Hàng Xanh đã thích ứng với biến động thị trường bằng cách chuyển đổi tài sản từ ngắn hạn đến các loại tài sản có thể mang lại lợi nhuận dài hạn như bất động sản đầu tư và tài sản cố định.

Việc đa dạng hóa tài sản có thể là chiến lược hữu ích để giảm rủi ro do phụ thuộc quá mức vào một loại tài sản.

Tính tự chủ về tài chính:

Tính tự chủ tài chính qua các năm 20188 - 2022

-Từ năm 2018 đến 2021, có dấu hiệu tích cực về sự tự chủ tài chính của công ty Tỷ suất nợ/tài sản và nợ/VCSH đều giảm đều trong giai đoạn này, từ 75% xuống còn 44% và từ 301% giảm xuống 79% Điều này cho thấy sự quản lý nợ hiệu quả và giảm rủi ro tài chính.

- Tỷ suất tự tài trợ tăng lên từ 24% lên 55% trong giai đoạn từ 2018 đến 2021 Điều này có thể được coi là dấu hiệu tích cực, cho thấy công ty đang có khả năng tự chi trả nợ mà không phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn bên ngoài.

- Năm 2022, có sự đảo chiều đột ngột trong xu hướng tự chủ tài chính Hệ số nợ/tài sản tăng lên 62%, và hệ số nợ/VCSH tăng mạnh lên 166% và Tỷ suất tự tài trợ giảm xuống còn 37% Kết hợp dữ kiện trước về cơ cấu tài sản 2022 bắt đầu có sự xuất hiện của Đầu tư bất động sản chiếm đến 18% Tổng tài sản Điều này cho thấy dấu hiệu của việc sử dụng nguồn vốn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư bất động sản làm cho tính tự chủ tài chính giảm đi.

Tính ổn định của nguồn tài trợ:

Tính ổn định nguồn tài trợ qua các năm 2018 - 2022

- Trong giai đoạn 2018-2021, tỷ suất nguồn vốn tạm thời giảm đều từ 75% xuống còn 44%, đồng thời tỷ suất nguồn vốn thường xuyên tăng từ 25% lên 56% Điều này cho thấy có sự chuyển đổi từ nguồn vốn tạm thời sang nguồn vốn thường xuyên, là dấu hiệu tích cực về ổn định tài chính.

- Tuy nhiên, năm 2022 lại xuất hiện sự đảo chiều khi tỷ suất nguồn vốn tạm thời tăng lên 55%, trong khi tỷ suất nguồn vốn thường xuyên giảm xuống còn 45% Điều này cho thấy sự thay đổi trong chiến lược đầu tư

- Tỷ suất VCSH/Nguồn vốn thường xuyên duy trì ở mức 99% trong giai đoạn từ 2018 đến

2021, cho thấy công ty duy trì một mức độ ổn định trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên Mức độ giảm từ 99% xuống còn 84% trong năm 2022 cho thấy áp lực tài chính có thể đã tăng lên và công ty có thể đang phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn bên ngoài.

3 Phân tích cân bằng tài chính

Cân bằng tài chính qua các năm 2018 – 2022

- Trong giai đoạn 2018-2021, Vốn lưu động ròng tăng mạnh từ 44.23 tỷ đồng lên 372.57

12 tỷ đồng, và Ngân quỹ ròng cũng tăng đột biến từ 68.61 tỷ đồng lên 390.93 tỷ đồng Điều này cho thấy sự cải thiện đáng kể trong khả năng thanh khoản và tính sẵn có của doanh nghiệp.

- Nhu cầu Vốn lưu động ròng cũng có dấu hiệu tích cực khi từ -24.39 tỷ đồng tăng lên còn

- 18.36 tỷ đồng Mặc dù vẫn là số âm, nhưng sự giảm nhẹ này có thể chỉ ra một quá trình quản lý tốt hơn về nguồn cung cấp và sử dụng vốn.

- Năm 2022, Nhu cầu Vốn lưu động ròng giảm xuống còn -100.89 tỷ đồng, đây là một số liệu âm mạnh mẽ và cần phải được theo dõi cẩn thận Nhu cầu Vốn lưu động âm có thể tạo ra áp lực tài chính và đòi hỏi sự quản lý kỹ lưỡng về thanh toán nợ Vốn lưu động ròng giảm mạnh xuống còn 166 tỷ đồng và Ngân quỹ ròng xuống còn 267.28 tỷ đồng cũng là một điểm cần chú ý Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả và thanh toán của doanh nghiệp.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Hiệu quả sử dụng tài sản qua các năm 2028 - 2022

- Từ năm 2018 đến năm 2020, ta thấy được tất cả chỉ số Hiệu quả sử dụng tài sản, tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn đều tăng => doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và tỷ lệ tạo ra doanh thu từ tài sản tốt

- Nhưng từ năm 2018 đến năm 2020, các chỉ số này lại có xu hướng giảm, kết hợp dữ kiện từ tính tự chủ tài chính, xu hướng nợ về sau tăng => Hợp lý

Phân tích khả năng sinh lời

Các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời qua các năm 2018 - 2022

- Từ năm 2018-2019, cả ROA, ROE, ROS giảm mạnh (ROA từ 5.41% => 3.10%, ROE từ 21.69% => 10.88%, ROS từ 2.07% => 0.98% , tuy nhiên, đến năm 2020 tăng mạnh và sau đó tăng đều đến năm 2022

Sự phục hồi nhanh chóng từ 2019 đến 2020 có thể là kết quả của các biện pháp quản lý tài chính hiệu quả hoặc có thể do cải thiện trong quản lý hoạt động kinh doanh Sự tiếp tục tăng sau đó có thể chỉ ra sự ổn định và sự thành công trong chiến lược quản lý dài hạn của doanh nghiệp.

- Để làm rõ nguyên do ROE trong năm 2019 giảm mạnh so với năm 2018, ta dùng mô hình phân tích Dupont cho năm 2019:

Mô hình phân tích Dupont cho năm 2019 của HAX

+ Ở mô hình Dupont năm 2019, ta thấy được doanh nghiệp đang tận dụng tốt nguồn tài sản để tạo ra doanh thu do vòng quay tài sản tăng mạnh 20.62% so với năm 2018, tuy nhiên doanh nghiệp cũng đã hoạt động hiệu quả (Biên lợi nhuận thuần giảm 52.38% so với 2018) làm cho ROA giảm 42.56% so với 2019, và Đòn bẩy tài chính giảm 12.64% cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng ít nợ hơn, giảm rủi ro tài chính trong năm 2019.

- Để làm rõ nguyên do ROE trong năm 2020 tăng mạnh so với năm 2019, ta dùng mô hình phân tích Dupont cho năm 2020:

Mô hình phân tích Dupont cho năm 2020 của HAX

+ Ở mô hình Dupont năm 2020, ta thấy được doanh nghiệp đang tận dụng tốt nguồn tài sản để tạo ra doanh thu do vòng quay tài sản tăng mạnh 43.15% so với năm 2019, và doanh nghiệp cũng đã hoạt động hiệu quả (Biên lợi nhuận thuần tăng 128.88% so với

2019) và Đòn bẩy tài chính giảm 34.33% cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng ít nợ hơn, giảm rủi ro tài chính trong năm 2020

Kết luận: ROE ở doanh nghiệp sụt giảm mạnh chủ yếu là do sự sụt giảm từ biên lợi nhuận thuần và ROA, mặc dù vẫn vận dụng tốt nguồn tài sản để tạo ra doanh thu => Doanh nghiệp cần cải thiện về biên lợi nhuận thuần và ROA

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn qua 5 năm

+ Dựa vào các chỉ số ở bảng 1, ta thấy được số vòng quay TSNH tăng dần qua 4 năm từ 2018 -

2021 từ 3.8 lên 6, sau đó lại giảm xuống 5.38 vào năm 2022 Số vòng quay TSNH tăng đều chứng tỏ công ty sử dụng ngày càng nhiều TSNH trong 4 năm 2018 - 2021 và năm 2022 sử dụng ít hơn năm 2021

+ Số ngày 1 vòng quay TSNH thì ngược lại, giảm dần qua các năm từ 94.76 ngày/vòng năm xuống còn 60.14 ngày/vòng năm 2021 và tăng lên 70 ngày/vòng năm vào năm 2022, nên năm

2022 lưu chuyển chậm hơn so năm 2021 nhưng đã nhanh hơn nhiều so với năm 2018.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Nhân tố 1: Ảnh hưởng của nhân tố DT thuần

Nhân tố 2: Ảnh hưởng của nhân tố TSNH bình quân

+ Số vòng quay TSNH năm 2022 so với năm 2021:

+ Ảnh hưởng của nhân tố DT thuần:

+ Ảnh hưởng của nhân tố TSNH bình quân:

+ Kết quả phân tích trên cho thấy việc quản lý không hiệu quả làm TSNH quay chậm hơn 0,62 vòng đã làm lãng phí một số vốn 185,565,206,932 đồng

+ Số ngày cần thiết để TSNH quay được một vòng đang có xu hướng ngày càng giảm Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH đang ngày càng tăng dần Nguyên nhân chính của việc hiệu quả tăng cũng là do tác động của DT, công ty đang sử dụng tốt vốn và khả năng tạo ra tiền, LN cho

DN tăng tương đối Nhưng đó là từ năm 2021 trở về trước, bước sang năm 2022 thì các chỉ số chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng TSNH đã đi xuống Như vậy, công ty đang lãng phí vốn và khả năng tạo ra tiền, LN cho DN sụt giảm tương đối Với tình hình như vậy, việc các nhà quản lý tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ là rất quan trọng Nhưng điều này có thể hoàn toàn lý giải bởi tình hình mới sau dịch bệnh làm công ty thích ứng chưa kịp hoặc do những phương án giải quyết chưa phù

16 hợp dẫn đến giảm sút việc kinh doanh của công ty.

PHÂN TÍCH RỦI RO DOANH NGHIỆP

Phân tích rủi ro kinh doanh

Biến Đổi Công Nghệ: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong ngành ô tô, bao gồm ô tô tự lái, ô tô điện, và các tính năng thông minh, có thể tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng mang theo rủi ro cho các doanh nghiệp không nhanh chóng thích ứng.

Thách Thức Về An Toàn và Tuân Thủ Pháp Luật: Sự tăng cường các tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu về môi trường có thể đặt ra áp lực đối với các doanh nghiệp ô tô để đảm bảo tuân thủ và đồng thời tăng chi phí nghiên cứu và phát triển.

Biến Động Trong Xu Hướng Xã Hội: Sự thay đổi trong quan điểm xã hội về ô tô, chẳng hạn như ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng hoặc chia sẻ ô tô, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu mua xe cá nhân và mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Rủi Ro Địa Lý: Tùy thuộc vào thị trường cụ thể, rủi ro về điều kiện địa lý và thời tiết có thể ảnh hưởng đến sản xuất và vận chuyển ô tô, đặt ra thách thức về quản lý chuỗi cung ứng.

Tình Trạng Tài Chính Ngành: Sự biến động trong giá nguyên liệu, tỷ giá hối đoái, và chi phí lao động có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ô tô Đồng thời, biến động thị trường cũng có thể tạo ra áp lực giảm giá và tăng chi phí quảng cáo.

Rủi Ro Thị Trường: Sự giảm giá ô tô, đặc biệt là trong thị trường cạnh tranh cao, có thể dẫn đến giảm lợi nhuận và áp lực đối với doanh số bán hàng.

Thất Nghiệp và Thu Nhập: Biến động trong kinh tế và thị trường lao động có thể ảnh hưởng đến khả năng mua sắm của khách hàng và tác động đến doanh số bán hàng trong ngành dịch vụ ô tô.

Biến Động Thị Trường Tài Chính: Biến động trên thị trường tài chính và lãi suất có thể tăng chi phí vay và ảnh hưởng đến chiến lược tài chính của các doanh nghiệp trong ngành

Phân tích rủi ro tài chính

- Từ bảng 3 có thể thấy độ lớn của đòn bẩy tài chính của công ty qua 5 năm tăng giảm cực kì thất thường Cụ thể, năm 2018 chỉ số này đạt 1,341 sau đó tăng lên 1,866 vào năm sau, tuy nhiên giảm mạnh đến năm 2021 chỉ còn 1,087 và tăng cực kì nhẹ vào năm 2022 là 1,098 Đây là tín hiệu rất tốt đối với công ty, rằng công ty vẫn sẽ không gặp rủi ro quá lớn, vì sau 1 năm 2019 cực kì tệ khi lợi nhuận trước thuế giảm mạnh so với năm 2018 và là lợi nhuận trước thuế thấp nhấp trong 5 năm trong khi đó lãi vay lại tăng lên mức cao nhất trong 5 năm cùng kỳ để duy trì công ty, nhưng ngay những năm sau đó lợi nhuận

17 trước thuế đã tăng lên rất nhiều và lãi vay cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn, không còn những khoản vay quá lớn, điều này cho thấy công ty tận dụng cũng như kiểm soát tốt chỉ số đồn bẩy kinh doanh khi vẫn duy trì mức vay và tận dụng đồn bẩy tài chính để tăng mức độ hiệu quả vốn để gia tăng lợi nhuận.

Phân tích rủi ro thanh toán

1 Khả năng thanh toán hiện hành

- Chỉ số có xu hướng gia tăng từ nằm 2018-2020 nhưng ngày trong 2 năm sau đó lại giảm khá đáng kể Đây là một điều không quá tốt cho công ty bởi vì phần tài sản tùy có giảm một ài năm nhưng sau đó đã gia tăng khá lớn ở năm 2022 nhưng nợ phải trả (đa số phần nợ chỉ là ở nợ ngắn hạn) lại giảm trong 4 năm sau đó lại tăng rất mạnh (xấp xỉ 2.8 lần) ngay năm sau đó so với đà tăng của tài sản Chứng tỏ công ty đang có khả năng gặp rủi ro cao trong việc thanh toán trong tương lai nếu những chỉ số này không có sự gia tăng đáng kể

2 Khả năng thanh toán nhanh

- Chỉ số cũng không quá chênh lệch so với chỉ số thanh toán hiện hành và cũng có cùng xu hướng tăng đến đỉnh ở năm 2020 và giảm liên tục trong 2 năm 2021 và 2022, lý giải điều này vì HTK và TSNH khác của công ty có tỷ trọng rất nhỏ (chưa đến 1% tài sản) Đây là một chỉ số không tốt vì nó cho thấy công ty nắm giữ nhiều phần tài sản có thanh khoản kém và có thể sảy ra khả năng mất khả năng thanh khoản trong ngắn hạn.

3 Khả năng thanh khoản tức thời

- Về chỉ số này thì có xu hướng rất thất thường qua các năm khi tăng từ năm 2019 – 2021 nhưng có dấu hiệu giảm lại kể từ năm 2022 Về phần này có thể nguyên nhân như sau, ở năm 2019 tình hình kinh doanh công ty bắt đầu chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc “đóng cửa” do Covid 19, nhưng song với đó là 1 năm sau thị trường tài chính bắt đầu “nổi sóng” cụ thể là thị trường chứng khoán Do đó công ty thay vì để tiền mặt như “vốn chết” thì đã hạ tỷ trọng và gia tăng đầu tư vào các kênh tài chính – chứng khoán ngắn hạn.

Phân tích mô hình dự đoán rủi ro phá sản - Alman Zscore

- Altman Z-score là kết quả của một bài kiểm tra sức mạnh tín dụng để đánh giá khả năng phá sản của một doanh nghiệp Altman Z-score dựa trên năm tỷ lệ tài chính có thể tính toán từ dữ liệu được tìm thấy trên báo cáo hàng năm của doanh nghiệp Dựa vào kết quả đã phân tích ở bảng, ta đưa vào công thức:

- Sau khi dựa vào công thức, chỉ số Z-score của công ty trong năm 2022 là 4,572 cao hơn mức 2,99 (Z > 2,99) Vậy hiện tại công ty sẽ ở phạm vi an toàn, khó có thể đối mặt với rủi ro phá sản trong ít nhất 2 năm tới.

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

1 Phân tích tài chính doanh nghiệp qua các trường hợp

Phương án 1: Toàn bộ tài sản được tài trợ bởi VCSH

+ RE tăng từ 4% - 12% dẫn tới ROE có xu hướng tăng (0.032 – 0.096)

Không có chi phí lãi suất.

Tăng tính ổn định tài chính.

Giảm cơ hội sinh lời so với việc sử dụng vốn vay.

Mặc dù ROE tăng, nhưng có thể không đạt được mức ROE cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được nếu tận dụng cơ hội tài trợ.

Rủi ro tài chính tăng khi có sự biến động của RE và ROE, đặc biệt nếu doanh nghiệp không có các biện pháp kiểm soát và quản lý rủi ro một cách hiệu quả

Phương án 2: 50% VCSH, 50% nợ vay

+ RE tăng từ 4% - 12% dẫn tới ROE có xu hướng tăng (0– 0.128)

+ Cần có chiến lược quản lý rủi ro cẩn thận, bao gồm việc kiểm soát chi phí lãi suất và đảm bảo đủ nguồn thu nhập để chi trả nợ.

Phương án này cho phép doanh nghiệp tận dụng cả nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay, giúp giảm áp lực tài chính lên VCSH

Tận dụng vốn vay để tăng cường sinh lời và ROE.

Có chi phí lãi suất từ vốn vay, làm giảm lợi nhuận so với việc sử dụng toàn bộ VCSH.Tăng sự phụ thuộc vào nợ vay tăng rủi ro tài chính, đặc biệt nếu lãi suất tăng.

Phương án 3: 20% VCSH, 80% nợ vay

+ RE tăng từ 4% - 12% dẫn tới ROE có xu hướng tăng (-0,096– 0.224)

+ Phương án 3 tận dụng nhiều hơn vốn vay để tối đa hóa cơ hội sinh lời

+ Tăng rủi ro tài chính liên quan đến nợ vay và biến động lớn của ROE.

+ Cần có chiến lược quản lý rủi ro mạnh mẽ, bao gồm việc giảm thiểu chi phí lãi suất và duy trì cân đối tài chính.

Tận dụng nhiều vốn vay: Phương án này cho phép doanh nghiệp tận dụng nhiều hơn vốn vay, tăng cơ hội sinh lời.

Rủi ro tài chính từ nợ vay: Phụ thuộc nhiều vào nợ vay có thể tăng rủi ro tài chính, đặc biệt khi lãi suất tăng.

Chi phí lãi suất cao hơn

Trường hợp RE < i (4%, 6% < 8%) dẫn tới ROE giảm nên doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu là tốt nhất.

Trường hợp RE > i (10%, 12% > 8%) dẫn tới ROE tăng à Đòn bẩy tài chính lớn, công ty nên đi vay (sử dụng nợ).

Trường hợp RE = i Không ảnh hưởng tới ROE.

+ Ở phương án 1 (tỷ suất tự tài trợ 100%) nhưng tỷ lệ ROE có tăng nhưng còn khá chậm + Ở phương án 2 (tỷ suất tự tài trợ 50%) ROE tăng nhanh hơn so với phương án 1. + ROE tăng nhanh nhất ở phương án 3 (tỷ suất tự tài trợ 80%) Điều này cho thấy không phải tỷ suất tự tài trợ càng cao thì ROE càng tăng.

Tóm lại, ROE tăng khi RE > i Tuy nhiên, tỷ suất tự tài trợ không phải là yếu tố duy nhất quyết định ROE Rủi ro tài chính cũng là một yếu tố cần được xem xét khi đánh giá ROE và còn một số yếu tố khác nữa.

Câu 7: Giả sử DN đang tính khấu hao theo phương pháp trung bình, năm đến DN có thể sử dụng phương pháp khấu hao nhanh và viêc này sẽ làm chi phí khấu hao tăng thêm x trđ (với x = mức khấu hao năm 2022 X 1,3) Nếu quyết định này xảy ra thì giá trị DN sẽ thay đổi như thế nào? Theo anh (chị), với tình hình kinh doanh năm 2023 giống như năm 2022

DN có nên thực hiện quyết định này không?

- Khấu hao năm 2022: 89,704,521,270 đ => Mức chi phí khấu hao khi chuyển sang phương pháp

- Khấu hao nhanh 2023: 116,615,877,651 => Mức chi phí tăng lên: 26,911,356,381 => Lợi nhuận giảm xuống còn: 212,821,383,546

- Năm 2022, chi phí khấu hao chiếm tỉ trọng rất lớn trong chi phí của doanh nghiệp khi so với lợi nhuận trước thuế (chiếm 18.96%)

=>Không nên chuyển sang phương pháp khấu hao nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo của doanh nghiệp khi muốn phát triển các kế hoạch huy động vốn để mở rộng

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

- Trải qua quá trình phân tích báo cáo tài chính và số liệu trong bối cảnh năm 2023, chúng em nhận thấy rằng công ty HAX đang hoạt động trong một ngành kinh doanh dịch vụ xe ô tô tại Việt Nam đầy thách thức và cơ hội Báo cáo tài chính đã cung cấp cái nhìn chi tiết về hiệu suất tài chính, trong khi số liệu phân tích đã giúp xác định những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Tình Hình Tài Chính:

Báo cáo tài chính cho thấy mức độ ổn định với sự gia tăng trong doanh số bán hàng và doanh thu. Tuy nhiên, những số liệu cũng cho thấy một số điểm cần được chú ý, như chi phí tăng cao và biến động trong tỷ suất lợi nhuận Điều này đặt ra thách thức về việc tối ưu hóa chi phí và tăng cường hiệu suất tài chính.

Ngành Dịch Vụ Xe Ô Tô Tại Việt Nam:

Ngành dịch vụ xe ô tô tại Việt Nam đang chứng kiến sự đa dạng hóa với sự gia tăng của các dịch vụ đặc biệt và tiện ích Xu hướng chuyển đổi số và yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng đặt ra thách thức và đồng thời mang lại cơ hội phát triển.’

Tối Ưu Hóa Quản Lý Chi Phí: o Xác định và giảm thiểu những chi phí không cần thiết để tối ưu hóa lợi nhuận. o Đặt ra chiến lược hiệu quả về nguồn nhân lực để giảm chi phí tăng cao.

Chú Trọng Vào Dịch Vụ Đặc Biệt và Tiện Ích: o Phát triển và quảng bá các dịch vụ đặc biệt, như chăm sóc xe tận nơi và dịch vụ đồng hành điều khiển xe. o Tích hợp công nghệ để cung cấp tiện ích và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đầu Tư vào Chuyển Đổi Số: o Áp dụng công nghệ để cải thiện quy trình kinh doanh và tương tác với khách hàng. o Phát triển ứng dụng di động và trang web để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Tăng Cường Quảng Cáo và Tiếp Thị: o Tăng cường chiến lược quảng cáo trực tuyến và tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội. o Sử dụng chiến lược nội dung để tạo ra nội dung chất lượng và tăng cường tương tác. Theo Dõi Phản Hồi Khách Hàng: o Thu thập và phân tích phản hồi từ khách hàng để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ. o Áp dụng điều chỉnh liên tục dựa trên phản hồi để cải thiện chất lượng dịch vụ.

- Bài báo cáo trên đây đã đi sâu vào phân tích báo cáo tài chính của công ty từ đó phản ánh được thực trạng và đánh giá những kết quả cũng như rủi ro khi ra quyết định có nên đầu tư vào công ty Cổ phần Dịch vụ Oto Hàng Xanh Với sự hạn chế về thông tin cũng như kiến

Ngày đăng: 03/06/2024, 13:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình phân tích Dupont cho năm 2020: - tiểu luận báo cáo môn học phân tích tài chính doanh nghiệp công ty công ty cổ phần dịch vụ ô tô hàng xanh
Hình ph ân tích Dupont cho năm 2020: (Trang 15)
Bảng 2 Khả năng sinh lời Vốn chủ sở hữu của công ty - tiểu luận báo cáo môn học phân tích tài chính doanh nghiệp công ty công ty cổ phần dịch vụ ô tô hàng xanh
Bảng 2 Khả năng sinh lời Vốn chủ sở hữu của công ty (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w