Một ví dụ điển hình, chỉ cần vài chạm trên chiếc điện thoại di động thông minh đã có thể dễ dàng thanh toán các hóa đơn điện tử, hóa đơn siêu thị hay tiền điện nước hàng tháng bằng việc
TỔNG QUÁT
Đặt vấn đề
Trong bối cảnh sự bùng nổ của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng kỹ thuật số, việc thanh toán không tiền mặt đang trở thành một trong những đặc điểm nổi bật của cuộc sống kinh tế hiện đại Đặc biệt, thế hệ GenZ – những người dẫn đầu trong việc thích ứng và áp dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt vào cuộc sống hàng ngày của mình Vậy thanh toán không tiền mặt là gì? – Thanh toán không tiền mặt là hình thức thanh toán bằng các phương tiện khác không phải tiền mặt như tài sản, chứng chỉ có giá trị tương đương Người tiêu dùng có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán không tiền mặt mà không làm thay đổi giá trị tiền mặt tương đương.
Tuy nhiên, xu hướng này đang đặt ra hàng loạt câu hỏi và thách thức đáng quan ngại Việc tiếp cận và sử dụng thanh toán không tiền mặt mang lại những ưu điểm về tiện lợi và an toàn, nhưng cũng có thể đồng thời tạo ra những vấn đề về bảo mật thông tin và quyền riêng tư.
Mặt khác, việc áp dụng các công nghệ thanh toán mới cũng mở ra những cơ hội cạnh tranh lớn hơn cho các doanh nghiệp Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu cáchGenZ sử dụng thanh toán không tiền mặt là rất cần thiết, không chỉ để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn để định hình tương lai của ngành công nghiệp thanh toán.
Mục tiêu bài nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài khảo sát này nhằm nghiên cứu và nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt của các bạn GenZ Đồng thời đánh giá được mức độ hài lòng khi sử dụng các hình thức thanh toán khác tiền mặt của giới trẻ từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp giúp các nhà cung cấp dịch vụ cải thiện chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều người sử dụng hơn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian
Đối tượng: giới trẻ thuộc thế hệ GenZ từ 12 đến 25 tuổi
Thời gian: từ ngày 27/10/2023 đến ngày 15/11/2023
Phương pháp lấy mẫu
Chọn mẫu theo hạn ngạch thuộc phương pháp phi xác suất
Phương pháp phân tích
Nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức bằng định lượng thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê mô tả (trình bày dữ liệu bằng bảng, biểu đồ,…) và suy diễn thống kê.
Quy trình thực hiện
Kết luận và đưa đề xuất và vấn đề nghiên cứu ử lí và phân tích dữ liệu hu thập dữ liệu
Xây dựng ảng câu hỏi Đề ra mục tiêu bài nghiên cứu Đặt vấn đề
Quyết định ề tài nghiên cứu
Quan sát tình hình thực tế
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Đặc điểm mẫu khảo sát
Với tổng số 128 người tham gia khảo sát, nhóm đã thu được kết quả như sau: Đặc điểm Tần số Tần suất phần trăm
Tình trạng sử dụng Đã sử dụng 120 93.7%
Nữ 63 52.5% Độ tuổi Dưới 18 tuổi 9 7.5%
Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy được trong tổng số 128 khảo sát có 120 người đã từng sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt.
Kết quả khảo sát
2.1 Thu nhập trung bình mỗi tháng
Tỉ lệ thu nhập trung bình mỗi tháng
Dưới 3 triệu Từ 3 triệu đến 6 triệu Từ 6 triệu đến 10 triệu Trên 10 triệu
Hiện nay có thể thấy các bạn GenZ rất giỏi – thông qua việc các bạn đi làm từ rất sớm, kể cả ngay từ khi còn là sinh viên, nên nguồn thu nhập nhìn chung có thể được xem là ở mức ổn định Qua kết quả thống kê, thu nhập trung bình mỗi tháng từ 3 triệu đến 6 triệu chiếm tỉ lệ cao nhất (38%) và theo sát sau là thu nhập trung bình dưới 3 triệu (34%) Nhìn chung hai khoảng thu nhập này chiếm tỉ lệ đa số so với thu nhập trung bình mỗi tháng từ 6 triệu đến 10 triệu (18%) và trên 10 triệu (10%).
Thu nhập trung bình mỗi tháng của GenZ có thể đánh giá là không quá cao cũng không quá thấp. Đặt giả thuyết:
Có ít nhất 35% GenZ có thu nhập từ 3 triệu đến 6 triệu/ tháng (độ tin cậy 95%) Gọi p là tỉ lệ GenZ có thu nhập từ 3 triệu đến 6 triệu/ tháng
Ta có: n π 0 = 120 0.35 = 42 và n(1-× π 0 ) = 120 0.65 = 78 Cả hai giá trị này đều lớn× hơn 5 nên ta dùng phân phối chuẩn để kiểm định.
Kết luận: Không thể bác bỏ H0
Vậy: có ít nhất 35% GenZ có thu nhập từ 3 đến 6 triệu/tháng.
2.2 Thời gian sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt
Dưới 1 năm Từ 1 đến 3 năm Từ 3 đến 5 năm Trên 5 năm
Thời gian sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt
Các phương thức thanh toán không tiền mặt đã có từ khá lâu, nhưng nhìn chung chỉ mới phát triển và được sử dụng rộng rãi vào những năm gần đây Nên dễ dàng quan sát được đại đa số đã sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt từ 1 năm đến
3 năm (71.7%) Hơn gấp đôi so với nhóm còn lại, từ 3 năm đến 5 năm (10%), dưới
1 năm (15%) và ít nhất là trên 5 năm (3.3%)
Như vậy, xu hướng sử dụng không tiền mặt được áp dụng mạnh mẽ chỉ vào những năm gần đây do sự phát triển của đa dạng các hình thức.
2.3 Phương tiện nào giúp bạn biết đến hình thức thanh toán không tiền mặt?
Bạn biết đến thanh toán không tiền mặt thông qua
Người thân/ bạn bè Thông qua Internet/ báo chí/ mạng xã hội
Quan sát biểu đồ trên, ta thấy được với sức ảnh hưởng của Internet/ báo chí/ mạng xã hội ở thời đại hiện nay đã giúp GenZ biết đến hình thức thanh toán không tiền mặt là chủ yếu (59%) Tiếp đó là thông qua người thân, bạn bè (40%) – đây cũng là nguồn ảnh hưởng khá lớn đến việc nhận biết tới thanh toán trực tuyến và cuối cùng là thông qua phim ảnh (1%) không đáng kể.
Từ kết quả này, ta có thể nhận xét rằng mạng xã hội đang ngày càng phát triển và có sức ảnh hưởng đáng kể đến mọi người nói chung và GenZ nói riêng.
2.4 Tần suất sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt Ít khi
Tần suất sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy tần suất sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt thường xuyên chiếm tỉ lệ cao (42.5%), rất thường xuyên (34.2%) cũng chiếm khá cao cho thấy nhu cầu sử dụng thanh toán không tiền mặt để phục vụ cho nhu cầu cá nhân khá lớn ở thời đại hiện nay Kế tiếp là thỉnh thoảng chiếm tỉ lệ cũng không ít (16.7%) do một số cá nhân vẫn còn ưu tiên sử dụng tiền mặt hơn và chỉ sử dụng thanh toán không tiền mặt vào một số mục đích mà họ cho là cần thiết Cuối cùng là ít khi chỉ chiếm (6.7%).
Từ tần suất sử dụng, ta có thể nhận định rằng các phương thức thanh toán không tiền mặt ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
2.5 Trung bình số lần thanh toán bằng TIỀN MẶT trong một ngày
Tần suất sử dụng TIỀN MẶT trong một ngày
Phần lớn GenZ thanh toán bằng tiền mặt trung bình từ 1 - 5 lần/ngày nhưng nổi trội nhất là 2 lần/ngày Khoảng còn lại từ 6 - 10 lần trên ngày là khá ít dưới 10 lần/ngày. x = 2.95; M = 3; M = 2; s = 3.678; s = 1.918e o 2
Ta chọn M = 3 làm khung hướng trung tâm của tập dữ liệu vì theo biểu đồ hộpe trong tập dữ liệu chứa 2 giá trị bất thường.
Khoảng tin cậy của giá trị trung bình tổng thể về tần suất sử dụng tiền mặt của GenZ trong một ngày (độ tin cậy 95%) là [2.6;3.3].
Qua đó cho thấy việc sử dụng tiền mặt để thanh toán ở thời điểm hiện tại đang dần hạn chế đi thay vào đó là sự nhanh chóng và tiện lợi của thanh toán không tiền mặt mang đến cho người sử dụng.
2.6 Hình thức thanh toán (cụ thể) được ưa chuộng hiện nay là gì?
Thẻ tín dụng/Thẻ ghi nợ
Phương thức thanh toán được ưa chuộng
Dựa vào số liệu được thể hiện trên biểu đồ ta thấy được hình thức thanh toán bằng Chuyển khoản/ Mã QR chiếm tỉ lệ rất cao, gần một nữa người tham gia khảo sát lựa chọn (47.5%) Theo sau đó là hình thức Ví điện tử cũng được lựa chọn của phần lớn gen Z nói chung (40,8%) Điển hình cho hình thức này là ví điện tử Momo, rất thông dụng ở thời điểm hiện tại Song, với một số ít các bạn GenZ tiền mặt vẫn là phương thức được ưa chuộng để thanh toán (9.2%) và chiếm thiểu số là hình thức Thẻ tín dụng/ Thẻ ghi nợ chỉ với 2.5%.
Dù các hình thức thanh toán không tiền mặt thật sự tiện lợi và được nhiều người ưu tiên nhưng không thể phủ nhận rằng phương thức thanh toán truyền thống – tiền mặt, vẫn có một vị trí nhất định đối với các bạn GenZ. Đặt giả thuyết:
Có ít nhất 50% GenZ hiện nay sử dụng chuyển khoản/ mã QR để thanh toán (độ tin cậy 95%)
Gọi p là tỉ lệ GenZ sử dụng chuyển khoản/ mã QR để thanh toán
Ta có: nπ 0 = 120 0.5 = 60 và n(1-× π 0 ) = 120 0.5 = 60 Cả hai giá trị này đều lớn hơn×
5 nên ta dùng phân phối chuẩn để kiểm định.
Kết luận: Không thể bác bỏ H0
Vậy có ít nhất 50% GenZ sử dụng chuyển khoản/ mã QR để thanh toán.
2.7 Thanh toán không tiền mặt được sử dụng vào những mục đích nào?
Thanh toán hóa đơn/ tiền nhà
Mục đích sử dụng thanh toán không tiền mặt
Nhìn chung với những phương thức thanh toán không tiền mặt có thể dùng cho rất nhiều mục đích khác nhau Như thống kê, đại đa số mọi người dùng để thanh toán cho việc mua hàng cả trực tuyến (112/120 lượt khảo sát) và trực tiếp (85/120 lượt);cùng với đó là thanh toán tiền nhà, tiền điện nước một cách thuận tiện và nhanh chóng hơn so với cách truyền thống (74/120 khảo sát); một số ít còn sử dụng phương thức này vào những mục đích khác như thanh chuyển khoản cho bạn bè,người thân, chỉ chiếm khoảng 2/120 lượt khảo sát.
Từ đây, ta có thể thấy được sự tiện ích mà phương thức thanh toán không tiền mặt mang lại, giúp ta có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho việc di chuyển để thực hiện giao dịch trực tiếp như cách truyền thống.
2.8 Mức chi tiêu bằng TIỀN MẶT trong mỗi tháng
Mức chi tiêu bằng tiền mặt/ tháng dưới 1 triệu từ 1 đến dưới 3 triệu từ 3 đến dưới 6 triệu từ 6 triệu trở lên
Tại sao cần tìm hiểu mức chi tiêu bằng tiền mặt mỗi tháng? Với kết quả của khảo sát mức chi tiêu bằng tiền mặt cao từ 6 triệu tiệu trở lên chiếm tỉ lệ rất thấp (3%) và từ 3 đến 6 tiệu cũng chỉ chiếm 8% Nhưng với mức tung bình từ 3 đến 6 tiệu chiếm 42% trên tổng số Đặc biệt với mức chi tiêu tiền mặt thấp dưới 1 triệu lại chiếm tỉ lệ cao nhất 47%. Đặt giả thuyết:
Có ít nhất 45% GenZ chi tiêu tiền mặt dưới 1 triệu đồng trong một tháng (độ tin cậy 95%)
Gọi p là tỉ lệ GenZ chi tiêu tiền mặt dưới 1 triệu/ tháng
Ta có: n π 0 = 120 0.45 = 54 và n(1-× π 0 ) = 120 0.55 = 66 Cả hai giá trị này đều lớn× hơn 5 nên ta dùng phân phối chuẩn để kiểm định.
Kết luận: Không thể bác bỏ H0
Vậy có ít nhất 45% GenZ chi tiêu dưới 1 triệu đồng tiền mặt/tháng.
So với mức thu nhập 3 triệu – 6 triệu/ tháng mức chi tiêu bằng tiền mặt của GenZ trong 1 tháng của GenZ không nhiều, qua đó thấy được sự “ưu ái” lớn dành cho cách hình thức thanh toán không tiền mặt của các bạn trẻ hiện nay.
2.9 Khi thực hiện các giao dịch có giá trị cao (hơn 1 triệu) thì phương thức thanh toán nào được sư dụng nhiều nhất?
Phương thức được ưa chuộng
(giao dịch giá trị cao) tiền mặt chuyển khoản/ Mã QR ví điện tử thẻ tín dụng/Thẻ rghi nợ
Với các giao dịch có giá trị cao (hơn 1.000.000 đồng) thì đa số các bạn trẻ lựa chọn hình thức thanh toán qua chuyển khoản/ quét mã QR (73%); phương thức được sử dụng nhiều tiếp theo là tiền mặt (11%); các hình thức sử dụng ví điện tử hay thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ không được sử dụng nhiều như các hình thức khác có tỉ lệ ngang nhau 8%
Hồi quy tuyến tính
Yếu tố ảnh hưởng đến tần suất sử dụng phương thức thanh toán “không tiền mặt” của GenZ.
Biến phụ thuộc: Tần suất sử dụng “tiền mặt” (TM)
Biến độc lập: Thanh toán không tiền mặt tiện lợi hơn thanh toán bằng tiền mặt trong nhiều hoàn cảnh (Q1)
Hệ số tương quan r = -0.431, mối quan hệ tương quan nghịch tức khi GenZ cảm thấy thanh toán không tiền mặt tiện lợi hơn so với phương pháp thanh toán truyền thống họ có xu hướng sử dụng thanh toán bằng “tiền mặt” với tần suất ít đi, hay nói cách khác họ sử dụng các phương thức khác tiền mặt nhiều hơn.
Bảng tóm tắt mô hình:
Hệ số xác định R = 0,186 Thanh toán không tiền mặt tiện lợi hơn (Q1) giải thích 2 được 18.6% sự biến động ảnh hưởng đến tần suất sử dụng “tiền mặt” (TM) của GenZ.
Bảng hệ số tương quan β và chặn α:
Phương trình đường thẳng hồi quy: ^y = 6.241 – 0.835xi
Như vậy khi GenZ cảm thấy hài lòng hơn về sự tiện lợi của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 1 đơn vị thì tần suất sử dụng tiền mặt giảm đi 0.835 lần.
Biến phụ thuộc: Tần suất sử dụng “tiền mặt” (TM)
Biến độc lập: Thanh toán không tiền mặt an toàn hơn thanh toán tiền mặt (Q2)
Hệ số tương quan r = - 0.351 thể hiện mối quan hệ tương quan nghịch của biến phụ thuộc và biến độc lập.
Bảng tóm tắt mô hình:
Hệ số xác định R = 0.123 Thanh toán không tiền mặt an toàn hơn tiền mặt (Q2) 2 giải thích được 12.3% sự biến động ảnh hưởng đến tần suất sử dụng “tiền mặt” (TM) của GenZ.
Bảng hệ số tương quan β và chặn α:
Phương trình đường thẳng hồi quy: ^y = 5.533 – 0.667xi
Như vậy khi GenZ cảm thấy hài lòng hơn về mức độ an toàn của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 1 đơn vị thì tần suất sử dụng tiền mặt giảm đi 0.667 lần.
Biến phụ thuộc: Tần suất sử dụng “tiền mặt” (TM)
Biến độc lập: Thanh toán không tiền mặt giúp quản lý chi tiêu dễ dàng và trực quan hơn thanh toán thông thường (Q3).
Hệ số tương quan r = - 0.407 thể hiện mối quan hệ tương quan nghịch của biến phụ thuộc và biến độc lập.
Bảng tóm tắt mô hình:
Hệ số xác định R = 0.166 Thanh toán không tiền giúp quản lý tài chính dễ dàng 2 hơn hơn tiền mặt (Q3) giải thích được 16.6% sự biến động ảnh hưởng đến tần suất sử dụng “tiền mặt” (TM) của GenZ.
Bảng hệ số tương quan β và chặn α:
Phương trình đường thẳng hồi quy: ^y = 5.984 – 0.77xi
Như vậy khi GenZ cảm thấy hài lòng hơn về việc thanh toán không dùng tiền mặt dễ dàng kiểm soát chi tiêu hơn tiền mặt 1 đơn vị thì tần suất sử dụng “tiền mặt” giảm đi 0.77 lần.
Biến phụ thuộc: Tần suất sử dụng “tiền mặt” (TM)
Biến độc lập: Các giao dịch không tiền mặt được mã hóa bảo mật hơn so với sử dụng tiền mặt (Q4)
Hệ số tương quan r = -0,347 thể hiện mối quan hệ tương quan nghịch của biến phụ thuộc và biến độc lập.
Bảng tóm tắt mô hình:
Hệ số xác định R = 0.12 Giao dịch không tiền mặt được mã hóa thông tin bảo 2 mật hơn tiền mặt (Q4) giải thích được 12% sự biến động ảnh hưởng đến tần suất sử dụng “tiền mặt” (TM) của GenZ.
Bảng hệ số tương quan β và chặn α:
Phương trình đường thẳng hồi quy: ^y = 5.472 – 0.652xi
Như vậy khi GenZ cảm thấy hài lòng hơn về việc thanh toán không dùng tiền mặt dễ dàng kiểm soát chi tiêu hơn tiền mặt 1 đơn vị thì tần suất sử dụng “tiền mặt” giảm đi 0.652 lần.
Biến phụ thuộc: Tần suất sử dụng “tiền mặt” (TM)
Biến độc lập: Các chương trình khuyến mãi thúc đẩy GenZ thanh toán không tiền mặt nhiều hơn (Q5).
Hệ số tương quan r = -0.204 thể hiện mối quan hệ tương quan nghịch nhưng không mạnh mẽ của biến phụ thuộc và biến độc lập.
Bảng tóm tắt mô hình:
Hệ số xác định R = 0.042 Cá chương trình khuyến mãi khi sử dụng thanh toán 2 không tiền mặt (Q5) giải thích được 4.2% sự biến động ảnh hưởng đến tần suất sử dụng “tiền mặt” (TM) của GenZ.
Các yếu tố Q1, Q2, Q3 và Q4 là yếu tố chính ảnh hưởng đến tần suất sử dụng tiền mặt của GenZ nói riêng và mọi người nói chung Bởi lẽ, ai trong chúng ta cũng đều không thể phủ nhận những ưu điểm nổi bật mà thanh toán không tiền mặt mang lại, đặc biệt là những vấn đề về an toàn, bảo mật và tiện ích giúp ta tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí hơn rất nhiều Một ví dụ cụ thể, ngày nay các hình thức lừa đảo đã và đang rất tinh vi, bọn lừa đảo thường đứng tại các trụ rút tiền mặt ATM để đợi con mồi và chờ thời cơ thích hợp ra tay – sau khi hoàn thành giao dịch rút tiền Và đặc biệt đối với GenZ hiện nay, việc quản lí chi tiêu là một vấn đề đau đầu, các bạn khi giữ nhiều tiền mặt trong người thường có xu hướng chi tiêu không kiểm soát dẫn đến thâm hụt tiền Nhưng khi bạn chuyển sang dùng các hình thức thanh toán không tiền mặt, những ứng dụng sẽ nhắc nhở chi tiêu hàng tháng của bạn giúp bạn kiểm soát được việc tiêu xài của mình.
Còn yếu tố Q5 là một yếu tố phụ, vì không phải lúc nào các ứng dụng cũng sẽ có chương trình khuyến mãi và cũng không phải chương trình khuyến mãi nào cũng có thể áp dụng Có rất nhiều chương trình khuyến mãi cần có điều kiện áp dụng, cụ thể như bạn phải mua hoặc thanh toán hóa đơn trên bao nhiêu tiền thì mới có thể áp dụng khuyến mãi, nhưng thường thì hóa đơn phải đạt một giá trị cao mới được những chương trình này.