1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tt luan an trách nhiệm sản phẩm của nhà cung Ứng hàng hóa theo pháp luật việt nam hiện nay

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm sản phẩm của nhà cung ứng hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Tác giả Lại Sơn Tùng
Người hướng dẫn PGS. TS Lê Mai Thanh
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 872,32 KB

Nội dung

Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động bảo vệ QLNTD trước những thiệt hại có thể xảy ra khi sử dụng hàng hóa không đảm bảo chất lượng, có khuyết tật… do nhà CƯHH cung ứng t

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

LẠI SƠN TÙNG

TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM CỦA NHÀ CUNG ỨNG HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Khoa luật, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Mai Thanh

Phản biện 1: PGS.TS Vũ Thị Lan Anh - Trường Đại học Luật Hà Nội

Phản biện 2: PGS.TS Dương Quỳnh Hoa - Viện Nhà nước và pháp luật

Phản biện 3: PGS.TS Dương Đăng Huệ - Bộ Tư pháp

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại……… ………

……….……… Vào hồi… giờ……phút, ngày ……….tháng ………….năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mà nền sản xuất được tự động hóa một cách cao độ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì TNSP được xác định là một công cụ pháp lý không thể thiếu để bảo vệ quyền lợi của NTD Bảo vệ quyền lợi của NTD sẽ thúc đẩy việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh của các chủ thể kinh doanh hàng hóa, trong đó có nhà CƯHH và tạo động lực quan trọng cho nền kinh tế, xã hội phát triển bền vững Trong mối tương quan giữa nhà CƯHH và NTD thì NTD luôn được nhìn nhận ở vị thế yếu hơn bởi nhà CƯHH thường là các thương nhân có kinh nghiệm thương trường và luôn nắm giữ thông tin đầy đủ, chi tiết hơn về sản phẩm so với NTD Việc sản phẩm lỗi hay không lỗi, chất lượng hay kém chất lượng, có khuyết tật hay không… thì nhà CƯHH được xác định là chủ thể hiểu rõ những thông tin đó hơn là phía NTD Hơn nữa, hàng hóa là loại sản phẩm có sự biến đổi, luân chuyển trong chuỗi quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ; do các phân đoạn trong chuỗi quá trình này có

sự tách rời nên việc kiểm soát từ nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất và cung ứng ra thị trường là hoàn toàn bất khả thi đối với NTD Chính vì vậy, khi sản phẩm đến tay NTD có thể tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm gây ra những thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho NTD mà bằng hiểu biết và kinh nghiệm thông thường, NTD không thể nhận biết được

Ở Việt Nam, vấn đề “trách nhiệm sản phẩm” là nội dung được

các học giả trong nước quan tâm, đầu tư nghiên cứu Tuy nhiên, các

Trang 4

công trình nghiên cứu trước đó chủ yếu đề cập đến TNSP của chủ thể kinh doanh hàng hóa nói chung hay TNSP của nhà sản xuất nói riêng, chưa có sự phân định rõ TNSP của nhà sản xuất với TNSP của nhà CƯHH…, đồng thời, cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng rẽ về TNSP của nhà CƯHH Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động bảo vệ QLNTD trước những thiệt hại có thể xảy ra khi sử dụng hàng hóa không đảm bảo chất lượng, có khuyết tật… do nhà CƯHH cung ứng trên thị trường; nâng cao hơn nữa TNSP của nhà CƯHH, buộc nhà CƯHH phải có trách nhiệm đối với chủ thể yếu thế là NTD khi sản phẩm, hàng hóa mà nhà CƯHH cung ứng trên thị trường gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng của NTD thì việc nghiên cứu, đánh giá những khía cạnh lý luận và thực tiễn của pháp luật về TNSP của nhà CƯHH, qua đó đề xuất các định hướng, giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam là vấn đề mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Xuất phát từ những lý do được đề cập ở trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:

“Trách nhiệm sản phẩm của nhà cung ứng hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sĩ Luật học, chuyên

Trang 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tổng quan và đánh giá tình hình nghiên cứu trong và

ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án Trên cơ sở đó, chỉ ra những kết quả nghiên cứu có thể kế thừa của các công trình trước và nhận diện được khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu

Thứ hai, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về TNSP của

nhà CƯHH và lý luận pháp luật về TNSP của nhà CƯHH

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn

thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam; qua đó nhận diện được những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật

Thứ tư, nghiên cứu đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn

thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH

Trang 6

hoặc tổ chức nào có hoạt động bán hàng hóa tiêu dùng trong quá trình kinh doanh như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng,… Và trong chuỗi CƯHH, các nhà phân phối được xác định là một mắt xích quan trọng trong việc mang sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay NTD Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh không đặt mục tiêu chính vào việc tìm hiểu, nghiên cứu TNSP của nhà sản xuất mà TNSP của nhà CƯHH được nghiên cứu sinh nghiên cứu gắn với TNSP của nhà phân phối (đôi khi nhà sản xuất chính là nhà phân phối), một đơn vị trực tiếp cung cấp sản phẩm, hàng hóa đến tận tay NTD; và vai trò của nhà sản xuất khi

đó được đề cập dưới góc độ là người chịu trách nhiệm liên đới

- Phạm vi về không gian và thời gian

Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH được luận án nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ khi ban hành Luật bảo vệ QLNTD năm 2010 đến nay

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền dựa trên nền tảng kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận án, những phương pháp

nghiên cứu cụ thể mà tác giả sử dụng bao gồm: Phương pháp phân

tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử có sự kết

Trang 7

hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp nghiên cứu tình huống

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Thứ nhất, luận án đã phân tích lý luận về TNSP và lý luận

pháp luật về TNSP của nhà CƯHH; trong đó phân tích các thành tố thành phần xác định TNSP của nhà CƯHH; cơ sở pháp luật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến TNSP của nhà CƯHH

Thứ hai, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống thực

trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật của Việt Nam về TNSP của nhà CƯHH trong mối quan hệ với TNSP của nhà sản xuất và trong mối quan hệ với bên chịu thiệt hại là NTD

Thứ ba, trên cơ sở những phân tích, đánh giá được nêu ở trên,

luận án đưa ra các phương hướng, giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về mặt lý luận, luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận

về TNSP và lý luận pháp luật về TNSP của nhà CƯHH; phân tích, đánh giá cụ thể thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật

về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam, qua đó tạo cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng, giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam trong thời gian tới

- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được

sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và giảng dạy ở bậc đại học, sau đại học tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật; có giá trị tham khảo đối với các cơ quan có thẩm quyền trong

Trang 8

quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam.

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Các công trình nghiên cứu lý luận về trách nhiệm sản phẩm

và lý luận pháp luật về trách nhiệm sản phẩm

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu lý luận về trách nhiệm sản phẩm

Nghiên cứu sinh tổng quan theo các nội dung: Về khái niệm

TNSP; về đặc điểm của TNSP; về bản chất của TNSP; về phân biệt

TNSP với các loại trách nhiệm khác của chủ thể kinh doanh

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu lý luận pháp luật về trách nhiệm sản phẩm

Trang 9

Nghiên cứu sinh tổng quan theo các nội dung: Về các học thuyết, nguyên tắc pháp lý của pháp luật về TNSP; về khái niệm, đặc

điểm của pháp luật về TNSP; về vai trò của pháp luật về TNSP; về

cấu trúc của pháp luật về TNSP; về chủ thể của TNSP; về đối tượng của TNSP; về căn cứ phát sinh TNSP; về hình thức của TNSP; về việc miễn trừ TNSP

1.1.2 Các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà cung ứng hàng hóa ở Việt Nam

Nghiên cứu sinh tổng quan theo nhóm các công trình nghiên cứu về: i) Thực trạng pháp luật về TNSP ở Việt Nam; ii) Thành tựu đạt được của pháp luật về TNSP; iii) Những hạn chế trong hệ thống pháp luật quy định về TNSP; iv) Thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP

1.1.3 Các công trình nghiên cứu phương hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà cung ứng hàng hóa

Nghiên cứu sinh tổng quan theo nhóm các công trình nghiên cứu về: i) Giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật về TNSP; ii) Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP

1.2 Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn

đề nghiên cứu đặt ra

1.2.1 Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu

đã công bố có liên quan đến đề tài luận án

Qua nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh đưa ra một số đánh giá sau:

Về mặt lý luận: Các công trình nghiên cứu đều có sự thống

nhất về các vấn đề sau: i) TNSP là một loại trách nhiệm BTTH của

Trang 10

chủ thể kinh doanh, phát sinh khi sản phẩm có khuyết tật đã gây thiệt hại cho NTD; ii) HHCKT là những sản phẩm khuyết tật do sản xuất, khuyết tật do thiết kế, khuyết tật do không cảnh báo hoặc cảnh báo không đầy đủ hay khuyết tật do tiếp thị; iii) Chủ thể chịu TNSP được xác định là bất kỳ chủ thể nào trong chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa đến tay NTD; iv) Cấu trúc của pháp luật về TNSP bao gồm một

số nội dung như chủ thể của TNSP, đối tượng của TNSP, căn cứ xác định TNSP, các hình thức TNSP, miễn TNSP

Về mặt thực tiễn: Các công trình đã có những phân tích về các

bộ phận cấu thành của Luật TNSP ở một số quốc gia trên thế giới qua đó nhấn mạnh tính cấp thiết cần phải xây dựng Luật TNSP ở Việt Nam Đồng thời cũng đánh giá về những thành tựu đã đạt được; chỉ ra những ưu điểm mang tính nổi trội; những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế bất cập trong các văn bản pháp lý chuyên ngành có liên quan đến TNSP; làm cơ sở, tiền đề để đưa ra phương hướng, kiến nghị, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về TNSP

Đánh giá chung về thực trạng thi hành pháp luật về TNSP, thông qua việc phân tích một số vụ việc yêu cầu BTTH do vi phạm quyền lợi của NTD ở Việt Nam trong những năm gần đây, các tác giả đánh giá hoạt động của các cơ quan thẩm quyền trong việc thực thi pháp luật về TNSP cũng như bảo vệ QLNTD, chỉ ra những ưu điểm cũng như những khó khăn, vướng mắc trong bảo đảm thực thi TNSP của chủ thể kinh doanh, làm cơ sở kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền và hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến TNSP của chủ thể kinh doanh

Trang 11

Các vấn đề còn tranh luận hoặc chưa được đề cập: Các công

trình nghiên cứu chưa có sự thống nhất trong việc xác định nội hàm khái niệm sản phẩm có khuyết tật chỉ là hàng hóa (sản phẩm hữu hình) hay bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ (sản phẩm vô hình), chưa

có một định nghĩa hoàn chỉnh thế nào là nhà CƯHH Ngoài trách nhiệm BTTH do sản phẩm có khuyết tật gây ra cho NTD, thì trách nhiệm bảo hành sản phẩm có được nhìn nhận dưới góc độ là TNSP của chủ thể kinh doanh hay không thì hiện vẫn là quan điểm gây nhiều tranh luận trong các công trình nghiên cứu Còn thiếu công trình khoa học nghiên cứu mang tính hệ thống về khái niệm, đặc điểm, bản chất, nội dung; thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của chủ thể kinh doanh nói chung và nhà CƯHH nói riêng

1.2.2 Những vấn đề mà luận án kế thừa

Các công trình đã có sự phân tích tương đối đầy đủ và toàn diện từ nhiều giác độ, phương diện khác nhau về khái niệm, đặc điểm của TNSP; khái niệm, đặc điểm của pháp luật về TNSP; những khái niệm có liên quan như sản phẩm, HHCKT, NTD, chủ thể chịu TNSP; cấu trúc của pháp luật về TNSP Bên cạnh đó các công trình cũng đề cập đến các cơ sở pháp lý trong việc xây dựng pháp luật về TNSP; việc quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về TNSP của chủ thể kinh doanh Kết quả nghiên cứu của một số công trình đã đề cập đến kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về xây dựng chế định TNSP nói chung, đưa ra đánh giá các quy định pháp luật về TNSP của Việt Nam đã có sự tương thích ngày càng tiệm cận với pháp luật về TNSP ở các nước phát triển

Trang 12

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì pháp luật về TNSP ở Việt Nam còn nhiều quy phạm pháp luật chồng chéo, chưa thực sự đầy đủ, chi tiết, khả thi dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau trong thực tiễn; pháp luật chưa có các chế tài đủ mạnh buộc chủ thể kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm, hàng hóa mà họ sản xuất, cung ứng cho NTD Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, luận án sẽ có sự tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra, làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn về TNSP của nhà CƯHH theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

1.2.3 Những vấn đề mà luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu về lý luận, quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của chủ thể kinh doanh nói chung và nhà CƯHH nói riêng ở Việt Nam để tìm ra các phương hướng, giải pháp nâng cao TNSP của chủ thể kinh doanh, trong đó có nhà CƯHH trong thời gian tới Các nội dung mà luận án giải quyết gồm có:

Thứ nhất, tập trung nghiên cứu khái niệm, đặc điểm TNSP của

nhà CƯHH; khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về TNSP của nhà CƯHH; nhu cầu điều chỉnh pháp luật và cơ sở pháp luật về TNSP của nhà CƯHH

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn

thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam hiện nay

Thứ ba, đề xuất các phương hướng, giải pháp cụ thể góp phần

hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam

Trang 13

1.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.3.1 Một số lý thuyết sử dụng

Việc nghiên cứu đề tài được dựa vào một số lý thuyết sau: Lý thuyết về sự bất cẩn; lý thuyết về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm; lý thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt; lý thuyết về thông tin bất cân xứng; lý thuyết về bảo vệ bên yếu thế

1.3.2 Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu 1: Những vấn đề lý luận cốt lõi gắn với TNSP

của nhà CƯHH là gì? Nội dung pháp luật và nguồn pháp luật điều chỉnh TNSP của nhà CƯHH bao gồm những thành tố và cơ sở nào?

Giả thuyết nghiên cứu: Lý luận về TNSP của nhà CƯHH còn

bỏ ngỏ một số khía cạnh cốt lõi cũng như các thành tố pháp luật và nguồn pháp luật điều chỉnh TNSP của nhà CƯHH chưa được nhận diện một cách đầy đủ, toàn diện

Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh TNSP

của nhà CƯHH đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đối với TNSP của nhà CƯHH trong mối quan hệ với NTD hay chưa?

Giả thuyết nghiên cứu: Thực trạng pháp luật và thực tiễn tổ

chức thực hiện TNSP của nhà CƯHH còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo quyền được bảo đảm an toàn, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác cho NTD

Câu hỏi nghiên cứu 3: Những phương hướng và giải pháp nào

để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam hiện nay?

Giả thuyết nghiên cứu: Cần phải xác định các phương hướng

và giải pháp rõ ràng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH cùng các văn bản pháp luật có liên quan ở Việt Nam

Ngày đăng: 02/10/2024, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w