Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động bảo vệ QLNTD trước những thiệt hại có thể xảy ra khi sử dụng hàng hóa không đảm bảo chất lượng, có khuyết tật… do nhà CƯHH cung ứng t
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-
LẠI SƠN TÙNG
TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM CỦA NHÀ CUNG ỨNG HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-
LẠI SƠN TÙNG
TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM CỦA NHÀ CUNG ỨNG HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 9 38 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Mai Thanh
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tất cả số liệu, dẫn chứng trình bày trong luận án là trung thực, được trích dẫn và ghi
rõ nguồn đúng quy định Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lại Sơn Tùng
Trang 4MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.2 Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM VÀ LÝ
LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
SẢN PHẨM CỦA NHÀ CUNG ỨNG HÀNG HÓA Ở
3.2 Thực trạng pháp luật về xác định tư cách chủ thể trong xác định
3.3 Thực trạng pháp luật về cơ sở xác định trách nhiệm sản phẩm của
3.4 Thực trạng pháp luật về các hình thức trách nhiệm sản phẩm và
3.5 Thực trạng giải quyết tranh chấp về trách nhiệm sản phẩm giữa
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM CỦA NHÀ CUNG ỨNG HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
Trang 54.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà
4.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS BLHS BLTTDS
Cung ứng hàng hóa Hàng hóa có khuyết tật NTD
QLNTD
Người tiêu dùng Quyền lợi người tiêu dùng THHHCKT
TAND TNHH
Thu hồi hàng hóa có khuyết tật Tòa án nhân dân
Trách nhiệm hữu hạn
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mà nền sản xuất được tự động hóa một cách cao độ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì TNSP được xác định là một công cụ pháp lý không thể thiếu để bảo vệ quyền lợi của NTD Bảo vệ quyền lợi của NTD sẽ thúc đẩy việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh của các chủ thể kinh doanh hàng hóa, trong đó có nhà CƯHH và tạo động lực quan trọng cho nền kinh tế, xã hội phát triển bền vững Trong mối tương quan giữa nhà CƯHH và NTD thì NTD luôn được nhìn nhận ở vị thế yếu hơn bởi nhà CƯHH thường là các thương nhân có kinh nghiệm thương trường và luôn nắm giữ thông tin đầy đủ, chi tiết hơn về sản phẩm so với NTD Việc sản phẩm lỗi hay không lỗi, chất lượng hay kém chất lượng, có khuyết tật hay không… thì nhà CƯHH được xác định là chủ thể hiểu rõ những thông tin đó hơn là phía NTD Hơn nữa, hàng hóa là loại sản phẩm có sự biến đổi, luân chuyển trong chuỗi quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ; do các phân đoạn trong chuỗi quá trình này có
sự tách rời nên việc kiểm soát từ nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất
và cung ứng ra thị trường là hoàn toàn bất khả thi đối với NTD Chính vì vậy, khi sản phẩm đến tay NTD có thể tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm gây ra những thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho NTD mà bằng hiểu biết
và kinh nghiệm thông thường, NTD không thể nhận biết được
Theo Báo cáo thường niên từ năm 2011 đến năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (trước là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD) đã tiếp nhận và xử
lý, giám sát 190 vụ việc thu hồi sản phẩm có khuyết tật của chủ thể kinh doanh Số liệu này đã phản ánh phần nào thực trạng công tác thực thi pháp luật bảo vệ QLNTD ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2023 Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam trong thời gian qua đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định như: nhiều nhà CƯHH chối bỏ trách nhiệm trong mối
Trang 8quan hệ với chủ thể yếu thế là NTD khi sản phẩm mà nhà CƯHH đó cung ứng gây thiệt hại cho NTD bởi chưa có chế tài đủ mạnh để xử phạt hành vi vi phạm; nhiều quy định pháp luật còn chồng chéo, chưa đầy đủ, chưa phù hợp với thực tiễn, thiếu tính khả thi… khiến việc bảo vệ QLNTD không đạt hiệu quả cao Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm quyền lợi
Ở Việt Nam, vấn đề “trách nhiệm sản phẩm” là nội dung được các học
giả trong nước quan tâm, đầu tư nghiên cứu Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước đó chủ yếu đề cập đến TNSP của chủ thể kinh doanh hàng hóa nói chung hay TNSP của nhà sản xuất nói riêng, chưa có sự phân định rõ TNSP của nhà sản xuất với TNSP của nhà CƯHH…, đồng thời, cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng rẽ về TNSP của nhà CƯHH Chính vì vậy,
để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động bảo vệ QLNTD trước những thiệt hại
có thể xảy ra khi sử dụng hàng hóa không đảm bảo chất lượng, có khuyết tật…
do nhà CƯHH cung ứng trên thị trường; nâng cao hơn nữa TNSP của nhà CƯHH, buộc nhà CƯHH phải có trách nhiệm đối với chủ thể yếu thế là NTD khi sản phẩm, hàng hóa mà nhà CƯHH cung ứng trên thị trường gây thiệt hại
về tài sản, sức khỏe và tính mạng của NTD thì việc nghiên cứu, đánh giá những khía cạnh lý luận và thực tiễn của pháp luật về TNSP của nhà CƯHH, qua đó
đề xuất các định hướng, giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam là vấn
đề mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ những lý do được đề cập ở trên, nghiên cứu sinh đã lựa
chọn đề tài: “Trách nhiệm sản phẩm của nhà cung ứng hàng hóa theo pháp
luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành
Trang 9Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở làm rõ những luận cứ khoa học và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật nhằm đề xuất phương hướng, giải pháp thích hợp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định các nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, tổng quan và đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài
nước có liên quan đến đề tài luận án Trên cơ sở đó, chỉ ra những kết quả nghiên cứu có thể kế thừa của các công trình trước và nhận diện được khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ hai, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về TNSP của nhà
CƯHH và lý luận pháp luật về TNSP của nhà CƯHH trên các khía cạnh: khái niệm, đặc điểm TNSP của nhà CƯHH; phân biệt TNSP của nhà CƯHH với trách nhiệm xã hội của nhà CƯHH và với TNSP của nhà sản xuất; nhu cầu điều chỉnh pháp luật TNSP của nhà CƯHH; khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguồn pháp luật về TNSP của nhà CƯHH
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện
pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam; qua đó nhận diện được những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật
Thứ tư, nghiên cứu đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH
ở Việt Nam trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật hiện hành
và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Trang 10Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung của pháp luật về TNSP của nhà CƯHH dưới góc độ là một phần của pháp luật bảo vệ QLNTD, đồng thời cũng là một phần của pháp luật về BTTH Tiếp theo, đối với nhà CƯHH, nhà CƯHH có thể bao gồm bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào có hoạt động bán hàng hóa tiêu dùng trong quá trình kinh doanh như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng,… Và trong chuỗi CƯHH, các nhà phân phối được xác định là một mắt xích quan trọng trong việc mang sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay NTD Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh không đặt mục tiêu chính vào việc tìm hiểu, nghiên cứu TNSP của nhà sản xuất mà TNSP của nhà CƯHH được nghiên cứu sinh nghiên cứu gắn với TNSP của nhà phân phối (đôi khi nhà sản xuất chính
là nhà phân phối), một đơn vị trực tiếp cung cấp sản phẩm, hàng hóa đến tận tay NTD; và vai trò của nhà sản xuất khi đó được đề cập dưới góc độ là người chịu trách nhiệm liên đới
- Phạm vi về không gian và thời gian
Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH được luận án nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ khi ban hành Luật bảo vệ QLNTD năm
xã hội chủ nghĩa
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận án, những phương pháp nghiên cứu cụ
thể mà tác giả sử dụng bao gồm:
Trang 11- Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng xuyên suốt luận án để xác định, đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về TNSP và lý luận pháp luật về TNSP của nhà CƯHH; thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam hiện nay; đồng thời xác định được phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam trong thời gian tới
- Phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử có sự kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng khi nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, qua đó xác định rõ những kết nghiên cứu liên quan đến luận án được kế thừa; bên cạnh đó, nhận diện rõ những vấn đề liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu trước
đó còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung
- Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng với mục đích nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng chế định TNSP cũng như pháp luật về TNSP của nhà CƯHH trên cơ sở so sánh các
quy phạm pháp luật về TNSP của Việt Nam với một số nước trên thế giới
- Phương pháp nghiên cứu tình huống được tác giả sử dụng nhằm đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật, chỉ ra những điểm hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam thông qua
một số vụ việc tranh chấp cụ thể
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã phân tích lý luận về TNSP và lý luận pháp luật về
TNSP của nhà CƯHH; trong đó phân tích các thành tố thành phần xác định TNSP của nhà CƯHH; cơ sở pháp luật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến
định được đồng thời cả nhà sản xuất, nhà CƯHH trong chuỗi CƯHH thì việc xác định TNSP sẽ được thực hiện theo hai hướng sau: i) Việc truy tìm chủ thể
chịu TNSP được thực hiện theo hướng truy ngược lại “con đường” mà hàng
hóa đi đến tay NTD và sẽ dừng lại ở chủ thể chịu trách nhiệm về khuyết tật của
Trang 12hàng hóa tương ứng Việc thực hiện TNSP như vậy có thể được nhận diện như
là một dạng “trách nhiệm kế tiếp”; ii) Trường hợp hàng hóa xuất hiện khuyết
tật không chỉ ở công đoạn sản xuất mà còn xuất hiện ở cả công đoạn CƯHH và những khuyết tật đó gây thiệt hại hoặc tiềm ẩn những nguy cơ gây thiệt hại cho
NTD thì khi đó “trách nhiệm liên đới” của nhà sản xuất và nhà CƯHH trong chế định TNSP sẽ được “kích hoạt”
Thứ hai, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống thực trạng pháp
luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật của Việt Nam về TNSP của nhà CƯHH trong mối quan hệ với TNSP của nhà sản xuất và trong mối quan
hệ với bên chịu thiệt hại là NTD Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành chưa quy định cụ thể về khởi kiện tập thể và quy trình tố tụng được áp dụng cho việc khởi kiện tập thể chưa được định hình rõ Tuy nhiên, việc bổ sung, ban hành quy định cho phép một NTD có thể đại diện nhiều NTD khởi kiện một
vụ việc về bảo vệ QLNTD, trong đó có khởi kiện nhà CƯHH chịu TNSP được nhìn nhận là một giải pháp tối ưu góp phần bảo vệ QLNTD mà các cơ
Thứ ba, luận án phân tích, đưa ra các phương hướng, giải pháp cụ thể
góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trong đó, một số giải pháp trọng tâm có thể kể đến như: Hợp nhất hai thuật ngữ HHCKT và
hàng hóa không bảo đảm chất lượng thành thuật ngữ “hàng hóa không bảo
đảm an toàn”; bổ sung quy định, luận giải rõ việc truy tìm chủ thể chịu TNSP
dưới dạng “trách nhiệm kế tiếp”; hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các loại thiệt
hại do hàng hóa không bảo đảm an toàn gây ra cho NTD mà nhà CƯHH phải
bồi thường được quy định trong các văn bản có liên quan; ban hành quy định
cho phép một NTD có thể đại diện nhiều NTD khởi kiện một vụ việc về bảo
vệ QLNTD, trong đó có khởi kiện nhà CƯHH chịu TNSP được nêu ở trên
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận, luận án đã làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về
TNSP và lý luận pháp luật về TNSP của nhà CƯHH; phân tích, đánh giá cụ
Trang 13thể thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam, qua đó tạo cơ sở khoa học cho việc đề xuất các phương hướng, giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam trong thời gian tới
- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và giảng dạy ở bậc đại học, sau đại học tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật; có giá trị tham khảo cho các nhà CƯHH cũng như NTD trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến TNSP; có giá trị tham khảo đối với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam
Chương 2: Lý luận về trách nhiệm sản phẩm và lý luận pháp luật về
trách nhiệm sản phẩm của nhà cung ứng hàng hóa
Chương 3: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà cung ứng hàng hóa ở Việt Nam
Chương 4: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà cung ứng hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
TNSP của nhà CƯHH là một nội dung nằm trong sự điều chỉnh của TNSP của các chủ thể kinh doanh hàng hóa nói chung; đồng thời, pháp luật
về TNSP của nhà CƯHH cũng được nhìn nhận là một nội dung nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật về TNSP nói chung Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu như luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, giáo trình, sách báo, bài viết… của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh tổng quan tài liệu theo các vấn đề cụ thể sau đây
1.1.1 Các công trình nghiên cứu lý luận về trách nhiệm sản phẩm và
lý luận pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu lý luận về trách nhiệm sản phẩm
Về khái niệm TNSP Hiện nay, thuật ngữ “trách nhiệm sản phẩm” vẫn
chưa được nhìn nhận là một thuật ngữ mang tính pháp lý chính thức được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Việt Nam Mặc dù vậy, về khái niệm TNSP, đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu, đề cập đến
Các công trình nghiên cứu của các tác giả Lê Hồng Hạnh (2013), Chế định
trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt Nam [27]; Đoàn Tử Tích Phước
cơ chế pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng [52]; Đinh Thị Mai Phương (2008), Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam [53]; Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [68]; A.Mitchell Polinsky, Steven
hợp khó chịu về trách nhiệm sản phẩm”) [73]; Paul Stephen Dempsey (2014), The Law of Products Liability (tạm dịch: “Luật trách nhiệm sản phẩm”)
Trang 15[100] đều có sự thống nhất về việc xác định TNSP là một loại trách nhiệm BTTH, phát sinh khi sản phẩm có khuyết tật đã gây thiệt hại cho NTD Tính
“đặc biệt” của loại trách nhiệm BTTH này đó là chủ thể kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong việc tạo ra khuyết tật của sản phẩm Theo Giáo trình Luật Bảo vệ QLNTD của Trường Đại học Luật Hà
Nội [68, tr.133], “Trách nhiệm sản phẩm là trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hàng hóa có khuyết tật gây ra ngay cả trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không có lỗi” Tác giả Đinh Thị Mai Phương [53, tr.180] cũng
cho rằng, nội dung cơ bản của chế định TNSP là việc nhà sản xuất, phân phối sản phẩm phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại mà NTD phải gánh chịu khi sử dụng sản phẩm có khuyết tật mà nhà sản xuất, phân phối cung cấp ngay cả khi nhà sản xuất, phân phối không có lỗi trong việc gây ra khuyết tật đó Tác giả Lê Hồng Hạnh [27, tr.24-25] chỉ ra rằng TNSP là trách nhiệm của người sản xuất hoặc người bán hàng trong việc bồi thường cho các thiệt hại gây ra bởi khuyết tật của hàng hóa mà họ đã cung cấp cho NTD trong quá trình kinh doanh Hay tác giả Đoàn Tử Tích Phước [52, tr.113] cho rằng TNSP được hiểu theo nghĩa chung nhất là trách nhiệm BTTH phát sinh do sản phẩm có khuyết tật gây ra
Về phía công trình nước ngoài, A Mitchell Polinsky và Steven Shavell [73, tr.1438-1439] cho rằng TNSP là trách nhiệm của nhà sản xuất đối với các sản phẩm bị khuyết tật do sản xuất, do thiết kế và do không cảnh báo mà gây
ra thiệt hại cho khách hàng Cũng theo Paul Stephen Dempsey [100, tr.2], TSNP là trách nhiệm BTTH, thương tật cho người mua, người sử dụng hoặc người thứ ba của nhà sản xuất hoặc nhà bán hàng do sử dụng sản phẩm có khuyết tật mà nhà sản xuất, nhà bán hàng đã cung cấp
Trong phạm vi tiếp cận rộng hơn, Simon Whittaker, University of
Oxford (2010), The development of product liability (tạm dịch: “Quá trình
phát triển của chế định trách nhiệm sản phẩm”) [105] Cuốn sách do tác giả
Simon Whittaker - trường Đại học Oxford làm chủ biên Nhóm tác giả khẳng định TNSP là một loại trách nhiệm đặc thù của chủ thể kinh doanh, liên quan
Trang 16đến các quy định về trách nhiệm bảo hành sản phẩm, chống sai sót, khiếm khuyết của sản phẩm, trách nhiệm BTTH do sản phẩm khiếm khuyết gây ra đối với NTD Nội dung tiếp cận này cũng được tác giả Nguyễn Văn Cương (2010),
Các quan điểm lý luận, học thuyết chủ yếu về trách nhiệm sản phẩm với tư cách là công cụ bảo vệ người tiêu dùng ở một số nước [16, tr.216] và Nguyễn
thương mại quốc tế [23, tr.10] nhìn nhận qua lăng kính xác định chế định
TNSP là các quy tắc trách nhiệm nghiêm ngặt áp dụng cho nhà sản xuất (hoặc phân phối) sản phẩm khi sản phẩm có khuyết tật gây ra thiệt hại cho NTD hoặc nạn nhân khác có liên quan Theo đó, chế định TNSP bao gồm ba bộ phận cấu thành: i) Chế độ bảo hành sản phẩm; ii) Chế độ BTTH ngoài hợp đồng khi nhà sản xuất có lỗi; iii) Chế độ BTTH ngoài hợp đồng ngay cả khi nhà sản xuất, phân phối không có lỗi (trách nhiệm nghiêm ngặt)
Luận giải rõ hơn nội dung này, tác giả Nguyễn Tiến Hùng (2020), Pháp
luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam [33, tr.52-53] cho rằng, theo nghĩa
rộng, TNSP là tổng hợp các nghĩa vụ mà chủ thể kinh doanh phải tuân thủ nhằm đảm bảo sản xuất, cung ứng sản phẩm an toàn cho thị trường và gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi khi vi phạm các nghĩa vụ đó hoặc khi sản phẩm mà
họ sản xuất, cung ứng cho thị trường được xác định là không đảm bảo an toàn Còn theo nghĩa hẹp, TNSP là tổng hợp các trách nhiệm của chủ thể kinh doanh đối với NTD do pháp luật quy định, phát sinh từ thời điểm sản phẩm mà họ sản
xuất, cung ứng cho thị trường được xác định là không đảm bảo an toàn
Về đặc điểm của TNSP, trong Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt Nam [27], tác giả Lê Hồng Hạnh trình bày một số đặc điểm của
TNSP: i) TNSP là một loại trách nhiệm BTTH phát sinh dựa trên căn cứ pháp luật hoặc những thỏa thuận theo hợp đồng; ii) Chủ thể chịu TNSP bao gồm: người sản xuất ra sản phẩm, người thực hiện vai trò phân phối trung gian đối với sản phẩm và người cung cấp sản phẩm đến tay NTD; iii) Cơ sở xác định TNSP là việc sản phẩm có khuyết tật và khuyết tật đó gây thiệt hại cho NTD
Tiếp cận ở giác độ nghiên cứu khác, tác giả Nguyễn Tiến Hùng (2020), Pháp
Trang 17luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam [33, tr.54-56] chỉ ra ba đặc điểm
đặc trưng của TNSP gồm: i) Chủ thể chịu TNSP có thể là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối hoặc bán hàng; ii) TNSP rất đa dạng, bao gồm nhiều dạng trách nhiệm như: trách nhiệm ngừng cung cấp sản phẩm có khuyết tật; trách nhiệm khắc phục khuyết tật của sản phẩm; trách nhiệm cảnh báo về khuyết tật của sản phẩm; trách nhiệm thu hồi sản phẩm có khuyết tật và trách nhiệm BTTH do sản phẩm có khuyết tật gây ra; iii) TNSP được quy định là
một loại trách nhiệm nghiêm ngặt
Về bản chất của TNSP, tác giả Nguyễn Trường Ngọc (2022), Trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất ở Việt Nam hiện nay [44, tr.42] đưa ra nhận
định TNSP chính là sự ràng buộc về mặt pháp luật trách nhiệm của các nhà sản xuất, phân phối cũng như người bán lẻ đối với công chúng khi cung ứng sản phẩm trên thị trường Điều đó được thể hiện thông qua việc khi một sản phẩm được nhà cung cấp đưa ra thị trường thì nghiễm nhiên sản phẩm đó phải được coi là an toàn mà không nhất thiết phải phụ thuộc vào việc người sản xuất hay cung ứng có công bố là sản phẩm đó có an toàn hay không Sự ràng buộc trách nhiệm này giữa nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm được tạo nên nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ những hậu quả pháp lý mà sản phẩm khuyết tật gây ra thiệt hại cho NTD; buộc nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm khi đưa sản phẩm ra thị trường sẽ phải nỗ lực để loại trừ khuyết tật của sản phẩm, từ đó
đem lại cho NTD những sản phẩm đảm bảo an toàn
Về phân biệt TNSP với các loại trách nhiệm khác của chủ thể kinh doanh, nội dung này được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Trường Ngọc (2022), Trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất ở
Việt Nam hiện nay [44]; Chu Đức Nhuận (2012), Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa [47] Trong đó, tác giả Nguyễn
Trường Ngọc [44] phân biệt TNSP với trách nhiệm bảo đảm chất lượng sản phẩm, trách nhiệm bảo hành sản phẩm của nhà sản xuất Còn tác giả Chu Đức Nhuận [47] phân biệt trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa với trách nhiệm của doanh nghiệp về bảo đảm chất lượng sản
Trang 18phẩm; trách nhiệm bảo hành sản phẩm; trách nhiệm theo hợp đồng của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa; trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do sản phẩm gây ra Những nghiên cứu được đề cập ở trên là cơ sở để nghiên cứu sinh xây dựng được khái niệm, đặc điểm, bản chất về TNSP và phân biệt TNSP với các loại trách nhiệm khác của nhà CƯHH như trách nhiệm xã hội hay phân biệt TNSP của nhà CƯHH với TNSP của nhà sản xuất hàng hoá
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu lý luận pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
Về các học thuyết, nguyên tắc pháp lý của pháp luật về TNSP Trong Products Liability, Frumer, Friedman và Sklaren [85] đã phân tích cụ thể, chi
tiết các nguyên lý cơ bản của chế định TNSP, trong đó nổi bật là nguyên lý về trách nhiệm nghiêm ngặt, nguyên lý về sự bất cẩn và nguyên lý về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm Những học thuyết này cũng được Zhen He và Hong Liu đề
cập đến trong công trình A Comparative Study of Product Liability of The
United States and China (tạm dịch “Nghiên cứu so sánh về trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ và Trung Quốc”) [113] Hai công trình nghiên cứu này
khẳng định, việc ban hành các văn bản pháp lý quy định về TNSP chính là yếu tố cốt lõi làm xuất hiện các học thuyết trên, trong đó học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt được xác định là “chìa khóa then chốt” giúp các cơ quan
có thẩm quyền ở nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, xây dựng và ban hành pháp luật về TNSP Đồng quan điểm về vấn đề này, Marshall S.Shapo
Law (tạm dịch: “So sánh trách nhiệm pháp lý của sản phẩm: Các khái niệm trong Luật Châu Âu và Châu Mỹ”) [95] cho rằng, việc áp dụng nguyên tắc
trách nhiệm nghiêm ngặt là vấn đề trung tâm trong các Chỉ thị về TNSP của
EU và pháp luật về TNSP của Hoa Kỳ bởi việc xác định trách nhiệm không dựa trên yếu tố lỗi của nhà sản xuất là cách duy nhất để giải quyết một cách thỏa đáng sự phân chia công bằng các rủi ro vốn có của nền sản xuất hiện đại
Ở Việt Nam, trong Các nguyên lý cơ bản của chế định trách nhiệm sản
phẩm tại Hoa Kỳ và một số quốc gia trên thế giới [26], Lê Hồng Hạnh và
Trang 19Trương Hồng Quang cũng cho rằng những nguyên lý cơ bản trong pháp luật
về TNSP của Hoa Kỳ, EU, Canada và một số nước châu Á đó là nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt, nguyên lý về sự bất cẩn, nguyên lý về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm Nghiên cứu điểm khác biệt trong pháp luật TNSP ở một số
quốc gia trên thế giới, Trương Hồng Quang (2011), Pháp luật trách nhiệm
sản phẩm của Canada [54] nhận định, điểm khác biệt lớn nhất giữa pháp luật
về TNSP của Canada với Hoa Kỳ và EU là không dựa trên nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt mà xây dựng trên nguyên lý về sự bất cẩn và nguyên lý về
sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm Tuy nhiên, do không áp dụng nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt đã khiến pháp luật về TNSP của Canada thiếu đi tính răn
đe bởi những hạn chế nhất định trong nguyên lý về sự bất cẩn và nguyên lý về
sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm Ở một giác độ nghiên cứu khác, Lê Hồng Hạnh
(2013), Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt Nam [27] cho
rằng việc áp dụng nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt hay nguyên lý về sự bất cẩn chính là nguyên do cơ bản tạo nên sự khác biệt trong quy định pháp luật
về TNSP giữa các quốc gia trên thế giới Lê Hồng Hạnh cũng cho rằng trách nhiệm nghiêm ngặt nên được áp dụng thay cho trách nhiệm dựa trên yếu tố lỗi
để giúp người bị thiệt hại giảm gánh nặng chứng minh, qua đó có thể bảo vệ
NTD hiệu quả hơn
Về khái niệm, đặc điểm của pháp luật về TNSP Tác giả Nguyễn Tiến
đưa ra nhận định pháp luật về TNSP bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các trách nhiệm của chủ thể kinh doanh đối với NTD phát sinh từ thời điểm sản phẩm mà họ sản xuất, cung ứng cho thị trường được xác định là không đảm bảo an toàn Với tư cách là một chế định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ QLNTD, pháp luật về TNSP có những đặc điểm sau: i) Pháp luật về TNSP áp đặt những nội dung đặc thù và buộc chủ thể kinh doanh phải tuân thủ để tạo sự cân bằng, hài hòa về lợi ích và trách nhiệm giữa các chủ thể trong quan hệ tiêu dùng; ii) Pháp luật về TNSP mở rộng diện chủ thể chịu
Trang 20TNSP, bảo vệ NTD không phụ thuộc vào việc giữa NTD với chủ thể kinh doanh có quan hệ hợp đồng hay không; iii) Sự lựa chọn học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt hay học thuyết về sự bất cẩn làm nền tảng xây dựng các quy định về TNSP là vấn đề cơ bản tạo nên sự khác biệt trong hệ thống pháp
luật về TNSP giữa các quốc gia
Về vai trò của pháp luật về TNSP Theo Lê Hồng Hạnh (2013), Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt Nam [27], khi yêu cầu nhà
sản xuất, cung ứng phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại của NTD do sản phẩm của họ gây ra, pháp luật về TNSP sẽ thực hiện các vai trò sau: Bảo vệ lợi ích của NTD là mục đích đầu tiên và là mục đích cao nhất; bảo đảm trật tự
an toàn xã hội; bảo vệ nền kinh tế quốc dân; thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất hướng tới sự phát triển bền vững Kế thừa quan điểm này, tác giả Nguyễn
tr.61-63] cũng chỉ ra ba đặc điểm đặc trưng của pháp luật về TNSP gồm: i) Pháp luật về TNSP là công cụ pháp lý bảo vệ hữu hiệu quyền được sử dụng sản phẩm an toàn của NTD trong quá trình tiêu dùng sản phẩm; ii) Pháp luật về TNSP có sự tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; iii) Pháp luật về TNSP cung cấp một môi trường pháp lý kinh doanh
ổn định, cạnh tranh, bình đẳng, khuyến khích chủ thể kinh doanh đưa các sản
phẩm đổi mới, sáng tạo vào thị trường
Về cấu trúc của pháp luật về TNSP Tác giả Nguyễn Tiến Hùng (2020), Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam [33], tác giả Nguyễn Trường
Ngọc (2022), Trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất ở Việt Nam hiện nay [44], tác giả Chu Đức Nhuận (2012), Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
chất lượng sản phẩm, hàng hóa [47] có đề cập đến một số nội dung của pháp
luật về TNSP như chủ thể của TNSP, đối tượng của TNSP, căn cứ xác định TNSP, các hình thức TNSP, miễn TNSP Việc nghiên cứu những nội dung này là cơ sở để tác giả định khung pháp lý về nội dung của pháp luật về TNSP
của nhà CƯHH
Trang 21Về chủ thể của TNSP Nguyễn Thị Quế Anh, Nguyễn Bích Thảo
(2020), Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm: Từ lí thuyết đến thực tiễn ở Việt
luật Việt Nam [27]; Nguyễn Tiến Hùng (2020), Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam [33] cơ bản thống nhất và cho rằng chủ thể chịu TNSP
gồm: i) Người sản xuất ra sản phẩm (bao gồm cả người sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc là người sản xuất ra một phần, một bộ phận trong sản phẩm hoàn chỉnh đó); ii) Người thực hiện vai trò phân phối trung gian đối với sản phẩm (các nhà bán buôn, nhà phân phối); iii) Người cung cấp sản phẩm đến tận tay của NTD Chủ thể chịu TNSP còn được nghiên cứu ở những khía cạnh
khác trong các công trình nước ngoài: Bryan Swain (2000), Corporate
Predecessor Liability for Defective Products (tạm dịch: “Trách nhiệm pháp lý của người tiền nhiệm đối với các sản phẩm bị lỗi”) [77] xác định 02 trường
hợp mà công ty mua lại một công ty khác phải chịu TNSP: Các cổ đông của công ty mới chính là những người chủ sở hữu công ty cũ và trường hợp người
kế nhiệm công ty tiếp tục sản xuất các dòng sản phẩm của công ty; hay Leta
Gorman (2017), The era of the internet of things: Can product liability laws
keep up (tạm dịch: “Thời đại của Internet vạn vật: Luật trách nhiệm sản phẩm có thể theo kịp”) [94] nghiên cứu vấn đề phân chia trách nhiệm của nhà
sản xuất thiết bị với nhà sản xuất phần mềm, xác định trách nhiệm trong trường hợp các thiết bị bị hacker xâm nhập, trong thời đại vạn vật kết nối;
Bryant Walker Smith (2017), Automated driving and product liability (tạm
dịch: “Lái xe tự động và trách nhiệm sản phẩm”) [78] xác định chủ thể chịu
TNSP có khuyết tật trong trường hợp lái xe tự động Nội dung này cũng được
Nguyễn Thị Phương Châm (2020), Bồi thường thiệt hại do ô tô tự lái gây ra
trong pháp luật Đức và Nhật Bản [15] đề cập đến, cụ thể, theo Luật TNSP
của Nhật Bản và của Đức, trường hợp do khuyết tật của hàng hóa, sản phẩm gây thiệt hại về tính mạng, thân thể, tài sản của chủ thể pháp luật dân sự thì nhà sản xuất, chế tạo phải gánh chịu trách nhiệm BTTH Tuy nhiên, căn cứ nền tảng hình thành TNSP của Nhật đó là trách nhiệm nghiêm ngặt, trách
Trang 22nhiệm bù đắp tổn thất, trách nhiệm niềm tin Trong khi trách nhiệm BTTH theo Luật TNSP của Đức là trách nhiệm nghiêm ngặt
Về đối tượng của TNSP Nghiên cứu sinh tiếp cận các công trình của
các tác giả Trần Thị Quang Hồng (2010), Thực trạng pháp luật về trách
nhiệm sản phẩm của Việt Nam hiện nay [30]; Chu Đức Nhuận (2012), Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa [47]; Trương
Hồng Quang (2013), Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của liên minh Châu
Âu [55]; Nguyễn Minh Thư (2012), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam [61]; Law of The Republic of Indonesia Number 8 Year 1999
số 8 năm 1999 liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng”) [92]; Republic of the
Philippines (tạm dịch: “Đạo luật người tiêu dùng của Philippines”) [102]
Nghiên cứu cho thấy, đối tượng của TNSP là bất kỳ một sản phẩm có khuyết tật nào khi khuyết tật của sản phẩm đó có khả năng gây ra thiệt hại cho NTD Một sản phẩm được coi là có khuyết tật khi nó không an toàn như mong đợi (có thể là toàn bộ sản phẩm hoặc một phần của sản phẩm), ngoài ra sản phẩm
có khuyết tật đó được sử dụng với mục đích tiêu dùng và phải là sản phẩm hữu hình [55] Mặc dù vậy, thực tế hiện nay cho thấy, phần lớn các quốc gia trên thế giới mới chỉ áp dụng TNSP đối với các sản phẩm hàng hóa, duy chỉ
có hai quốc gia đang tạo sự khác biệt lớn trong công cuộc bảo vệ QLNTD khi
áp dụng TNSP đối với các sản phẩm dịch vụ là Philippines [102, Điều 99] và Indonesia [92, Điều 19], điều mà các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và EU đến nay vẫn chưa Luật hóa được Đồng tình với quan điểm này, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Minh Thư [61] cũng cho rằng sản phẩm khuyết tật không những là sản phẩm hữu hình (hàng hóa) mà còn là sản phẩm vô hình (dịch vụ) Về phân loại HHCKT, có nhiều công trình nghiên
cứu như: Lê Hồng Hạnh (2010), Trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp -
công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng [25]; Chu Đức Nhuận [47]; Trương
Trang 23Hồng Quang [55]; Nguyễn Minh Thư [61] Các công trình nghiên cứu có sự thống nhất các nội dung sau: Sản phẩm có khuyết tật được chia thành ba loại dựa vào ba dạng khuyết tật: i) Khuyết tật do thiết kế; ii) Khuyết tật do sản xuất; iii) Khuyết tật do không cảnh báo sự nguy hiểm, không cảnh báo sự an
toàn Tác giả Nguyễn Tiến Hùng (2020), Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
ở Việt Nam [33] bổ sung thêm một dạng khuyết tật là khuyết tật do tiếp thị
Trong phạm vi của luận án, đối tượng của TNSP mà tác giả nghiên cứu là sản phẩm hữu hình (hàng hóa)
Về căn cứ phát sinh TNSP Tác giả Trương Hồng Quang (2013), Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của liên minh Châu Âu [55] cho rằng TNSP phát sinh khi tồn tại một sản phẩm có khuyết tật Các công trình nghiên cứu
Lê Hồng Hạnh (2010), Trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp - công cụ
pháp lý bảo vệ người tiêu dùng [25]; Trần Tuyết Minh (2014), Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hàng hoá có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam [39]; Chu Đức Nhuận (2012), Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa [47] xác định căn cứ
phát sinh TNSP dưới khía cạnh là trách nhiệm BTTH dựa theo học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt gồm: i) Có tồn tại sản phẩm có khuyết tật; ii) Có thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra; iii) Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và sản phẩm có khuyết tật Như vậy, sự tồn tại của sản phẩm có khuyết tật là điều kiện tiên quyết để buộc chủ thể kinh doanh phải thực hiện trách nhiệm đối với sản phẩm mà mình sản xuất, cung ứng Ngoài học thuyết
về trách nhiệm nghiêm ngặt, tiếp cận ở giác độ học thuyết về sự bất cẩn, tác
giả Nguyễn Tiến Hùng (2020), Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt
Nam [33] chỉ ra rằng: Theo học thuyết về sự bất cẩn, để có cơ sở khởi kiện
buộc chủ thể kinh doanh chịu TNSP dựa trên sự bất cẩn, NTD phải chứng minh được các nội dung: i) Có nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh; ii) Có sự vi phạm nghĩa vụ đó; iii) Có thiệt hại xảy ra; iv) Có mối quan hệ nhân quả giữa
sự vi phạm nghĩa vụ với thiệt hại xảy ra Có thể thấy, điểm khác biệt giữa học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt với học thuyết về sự bất cẩn về căn cứ xác
Trang 24định TNSP là việc NTD chỉ cần chứng minh sản phẩm có khuyết tật thay vì phải chứng minh sự tồn tại một nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh đối với NTD
và đã có sự vi phạm nghĩa vụ đó
Về hình thức của TNSP Tác giả Nguyễn Tiến Hùng (2020), Pháp luật
về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam [33] chỉ ra các hình thức: trách nhiệm
ngừng cung cấp sản phẩm có khuyết tật; trách nhiệm cảnh báo về sản phẩm
có khuyết tật; trách nhiệm thu hồi sản phẩm có khuyết tật; trách nhiệm khắc phục khuyết tật của sản phẩm và trách nhiệm BTTH do sản phẩm có khuyết tật gây ra
Về việc miễn trừ TNSP Tác giả Trương Hồng Quang (2013), Pháp luật
về trách nhiệm sản phẩm của liên minh Châu Âu [55] đưa ra trường hợp
doanh nghiệp được miễn trừ TNSP khi chứng minh được mình không có lỗi trong sản xuất, lưu thông sản phẩm khuyết tật Luận giải cụ thể hơn về vấn đề
này, tác giả Nguyễn Tiến Hùng (2020), Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở
Việt Nam [33, tr.78] cho rằng việc miễn TNSP bao gồm các trường hợp: i)
Nhà sản xuất chưa cung ứng sản phẩm cho thị trường, tuy nhiên, do nhầm lẫn hoặc do lỗi cố ý của người thứ ba mà sản phẩm được đưa vào lưu thông trên thị trường; ii) Sản phẩm đang còn trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm hoặc khuyết tật của sản phẩm chưa được loại bỏ hoàn toàn và khách hàng đã được thông báo trước về các thông tin này; iii) Nhà sản xuất chứng minh được trình độ khoa học kỹ thuật tại thời điểm sản xuất ra sản phẩm chưa
đủ khả năng để phát hiện khuyết tật của sản phẩm; iv) Mỗi sản phẩm chỉ có thể sử dụng an toàn trong một thời hạn nhất định, vì thế, các chủ thể kinh doanh chỉ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra trong thời hạn sử dụng của nó
1.1.2 Các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà cung ứng hàng hóa
ở Việt Nam
Liên quan đến thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam, hiện không có nhiều công trình nghiên
Trang 25cứu riêng rẽ Do vậy, nghiên cứu về TNSP của nhà CƯHH theo pháp luật Việt Nam hiện nay, nghiên cứu sinh tiếp cận các công trình của tác giả Đặng
giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển [19]; Nguyễn Thị Hải Hà (2010), Trách nhiệm sản phẩm - Những vấn đề đặt ra trong thương mại quốc tế [23]; Tăng Văn Nghĩa (2008), Bàn về Luật Trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế [41] nghiên cứu
về pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP Cụ thể, dưới góc độ kinh doanh quốc tế, Tăng Văn Nghĩa [41] cho rằng, khi bị quy kết là vi phạm Luật TNSP thì nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu phải chịu hậu quả rất nặng
nề Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải tính đến những phương án rủi ro từ những vụ kiện đòi bồi thường TNSP xảy ra ở những thị trường khó tính Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích các bộ phận cấu thành của Luật TNSP như: Đối tượng của TNSP (sản phẩm, khuyết tật của sản phẩm); các thiệt hại xảy ra; chủ thể chịu TNSP; hình thức miễn TNSP; khiếu nại TNSP và thời hiệu khởi kiện Hai công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến vấn đề này, Đặng Anh Đào [19] và Nguyễn Thị Hải Hà [23] đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng Luật TNSP ở Việt Nam thông qua việc đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các nước phát triển dưới sự tác động của các quy định về TNSP; trên cơ sở đó rút ra những yêu cầu đặt ra trong kinh doanh quốc tế liên quan đến TNSP
- Về thực trạng pháp luật về TNSP ở Việt Nam Nghiên cứu sinh tiếp
cận các công trình của tác giả Lê Hồng Hạnh (2013), Chế định trách nhiệm
sản phẩm trong pháp luật Việt Nam [27]; Nguyễn Trường Ngọc (2018), Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất ở Việt Nam hiện nay [43]; Nguyễn
Hữu Phúc (2016), Yêu cầu pháp lý của trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật
của liên minh Châu Âu - Bài học cho Việt Nam [51]; Ngô Thu Trang (2016), Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [67] Tác giả Lê Hồng Hạnh [27] chỉ ra tính cấp thiết của việc hoàn
Trang 26thiện hệ thống pháp luật độc lập về TNSP thông qua việc phân tích những điểm bất hợp lý trong quy định pháp luật về TNSP ở Việt Nam hiện nay Ở góc độ tiếp cận khác, tác giả Nguyễn Trường Ngọc [43] đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về TNSP của nhà sản xuất thông qua việc phân tích bốn nhóm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm BTTH do HHCKT gây ra quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Bảo vệ QLNTD Đồng thời, tác giả Nguyễn Trường Ngọc cho rằng việc ghi nhận các nhóm chủ thể
đó có thể coi là một hướng dẫn quan trọng, mở rộng đáng kể phạm vi một bên chủ thể CƯHH có nghĩa vụ BTTH do HHCKT gây ra Tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định TNSP, từ đó có cái nhìn sâu sát, xác định đúng trách nhiệm cho ai, bảo vệ QLNTD trong thời kỳ số hóa, công nghiệp hóa ngày càng nhanh và mạnh Thông qua việc phân tích các quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ QLNTD năm 2010, tác giả Nguyễn Hữu Phúc [51] và Ngô Thu Trang [67] phân tích trường hợp miễn trách nhiệm BTTH do HHCKT gây ra theo quy định tại Điều 24; đồng thời, nhấn mạnh nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt được áp dụng tại Điều 23 cũng như xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm tại Điều 42 thông qua việc quy định NTD không có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa hay lỗi của sản phẩm và căn cứ phát sinh trách nhiệm là khuyết tật của sản phẩm
- Đánh giá về thành tựu đạt được của pháp luật về TNSP Dưới góc
nhìn về TNSP nói chung của doanh nghiệp, tác giả Chu Đức Nhuận (2012),
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa [47]
chỉ ra ba ưu điểm nổi trội của pháp luật về nội dung này: i) Pháp luật về TNSP của doanh nghiệp đã được tách ra khỏi BLDS, phát triển thành một chế định pháp luật được điều chỉnh bởi Luật Bảo vệ QLNTD; ii) Trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp do HHCKT gây ra không phụ thuộc vào yếu tố lỗi của doanh nghiệp đã cung cấp hàng hóa cho NTD; iii) Nhiều nội dung cơ bản của TNSP đã được quy định như căn cứ phát sinh trách nhiệm; chủ thể chịu trách nhiệm; hình thức, phạm vi của trách nhiệm… Tác giả Lê Hồng Hạnh
Trang 27khẳng định rằng chế định TNSP đã được ghi nhận trong một số quy định của
hệ thống pháp luật hiện hành về bảo vệ NTD Nguyên lý trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt được ghi nhận trong các quy định của Luật Bảo vệ QLNTD 2010 cũng được xác định là ưu điểm nổi bật của hệ thống pháp luật
về TNSP, thể hiện ở các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Phúc
(2016), Yêu cầu pháp lý của trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật của liên
minh Châu Âu - Bài học cho Việt Nam [51]; Ngô Thu Trang (2016), Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [67]
Dưới góc độ nghiên cứu nội dung pháp luật về TNSP là một bộ phận
của Luật Bảo vệ QLNTD, tác giả Đinh Thị Mai Phương (2008), Nghiên cứu
hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam [53] nhấn mạnh thành tựu quan trọng của công tác xây dựng cơ
chế pháp lý bảo vệ NTD ở nước ta thời gian qua là đã quy định được hệ thống nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh Khác với các nghiên cứu trên, tiếp cận TNSP dưới lăng kính là trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp, tác giả
Phạm Thị Hạnh (2020), Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của
doanh nghiệp theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay [28] cho rằng trách nhiệm THHHCKT được quy định trong nhiều
văn bản pháp luật khác nhau, đáp ứng nhu cầu bảo vệ QLNTD nói chung và trong từng lĩnh vực chuyên ngành nói riêng; các quy định pháp luật về trách nhiệm THHHCKT thường xuyên được thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước… tạo hành lang pháp lý cho việc thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như hình thành cơ chế bảo vệ quyền lợi của NTD Tuy nhiên, vì phân tích TNSP chủ yếu dưới lăng kính là trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp theo pháp luật bảo vệ QLNTD nên một số nội dung của trách nhiệm như phạm vi của trách nhiệm, hình thức của trách nhiệm chưa được xem xét một cách triệt để với trách nhiệm BTTH do hàng hóa, sản phẩm có khuyết tật gây ra; trách nhiệm thu hồi sản phẩm có khuyết tật; trách nhiệm khắc phục khuyết tật của sản phẩm,… cũng như việc xử lý hành vi vi phạm loại trách nhiệm này
Trang 28- Đánh giá về những hạn chế trong hệ thống pháp luật quy định về TNSP, nghiên cứu sinh tiếp cận các công trình của tác giả Lê Hồng Hạnh
(2010), Trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp - công cụ pháp lý bảo vệ
người tiêu dùng [25]; Nguyễn Thị Mai (2018), Xác định hàng hóa không đảm
bảo chất lượng và hàng hóa có khuyết tật [127]; Nguyễn Trường Ngọc
pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất ở Việt Nam hiện nay
[43]; Chu Đức Nhuận (2012), Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất
lượng sản phẩm, hàng hóa [47]; Nguyễn Hữu Phúc (2016), Yêu cầu pháp lý
của trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật của liên minh Châu Âu - Bài học cho Việt Nam [51]; Đinh Thị Mai Phương (2008), Nghiên cứu hoàn thiện cơ
chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
[53] Cụ thể, các quy định pháp luật về TNSP chưa chặt chẽ, nghiêm ngặt, còn nhiều sơ hở, thiếu sót nên nhiều doanh nghiệp dựa vào lỗ hổng pháp luật
đó để lách luật khiến NTD thiệt thòi lớn; nhiều quy định còn chung chung, chưa thực sự đảm bảo cơ chế cho việc thực thi các quyền của NTD… Thực trạng này xuất phát từ ba nguyên nhân cơ bản: i) Công tác nghiên cứu, đánh giá lý luận và thực tiễn chưa chuyên sâu; ii) Chưa có chế tài thỏa đáng để xử
lý các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; iii)
Kỹ thuật lập pháp liên quan đến quy định về trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm còn mang tính rải rác, thiếu tính hệ thống [43]
Tác giả Chu Đức Nhuận [47] chỉ ra 4 hạn chế cơ bản của pháp luật về TNSP gồm: i) Nhiều quy định của pháp luật còn chưa thật sự rõ ràng, thậm chí là mẫu thuẫn với nhau; ii) Quy định còn nhiều khoảng trống, lỗ hổng; iii) Nhiều quy định không phù hợp với thực tiễn; iv) Không thực sự phù hợp với
xu hướng phát triển pháp luật của các quốc gia trên thế giới Tác giả Nguyễn Hữu Phúc [51] phân tích cụ thể những mâu thuẫn về quy định tại Điều 23 và Điều 42 của Luật Bảo vệ QLNTD Cụ thể, quy định tại Điều 23 không quan trọng tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có lỗi hay không; nhưng trong Điều 42 thì yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa phải chứng minh
Trang 29mình không có lỗi gây ra thiệt hại Mâu thuẫn này gây khó khăn cho việc xem xét các chứng cứ của các bên trong vụ việc liên quan đến sản phẩm có khuyết tật Tác giả Lê Hồng Hạnh [25] nhấn mạnh, các quy định về TNSP vẫn còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp lý khác nhau, chưa được tập hợp và xây dựng thành một chế định TNSP riêng biệt Thông qua việc phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về việc xác định hàng hóa không đảm bảo chất lượng
và HHCKT, một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường do
vi phạm quyền lợi của NTD, tác giả Nguyễn Thị Mai [127] chỉ ra sự không rõ ràng của khái niệm “Hàng hóa không đảm bảo chất lượng” và “Hàng hóa có khuyết tật”, qua đó cho thấy sự không thống nhất trong quy định của BLDS
và Luật Bảo vệ QLNTD Tác giả Đinh Thị Mai Phương [53] cho rằng pháp luật về bảo vệ QLNTD (trong đó có các quy định về TNSP) vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: Các quy định pháp luật còn chung chung, một số quy định có sự trùng lặp về mặt nội dung, mâu thuẫn và còn nhiều khoảng trống…; chưa dành cho NTD một mức độ bảo vệ tương xứng với tính chất của nhóm đối tượng này so với các chủ thể khác trong việc tham gia mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, cụ thể NTD chưa được quy định những “đặc quyền”, những công cụ đặc biệt mà chỉ NTD mới có để bảo vệ, khắc phục những điểm yếu của mình trong quan hệ giao dịch với thương nhân trên thị trường
- Về thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP Nghiên cứu sinh tiếp cận
các công trình nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Hạnh (2010), Trách nhiệm sản
phẩm của doanh nghiệp - công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng [25]; Phan
Chí Hiếu (2010), Đánh giá thực trạng cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan
đến trách nhiệm sản phẩm và vấn đề nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ người tiêu dùng [29]; Hồ Tất Thắng (2010), Thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm đối với người tiêu dùng [58] Tác giả Phan Chí Hiếu [29] cho
thấy cơ chế để bảo vệ QLNTD ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, hệ thống quy định pháp luật về bảo vệ NTD còn tản mạn, chưa được tập hợp, thống nhất thành một quy định chung; thực trạng khôi phục quyền lợi của NTD chưa đáp ứng được kỳ vọng của NTD Việt Nam bởi các quy định
Trang 30còn khá sơ sài liên quan đến việc khôi phục quyền lợi của NTD Thực tiễn cũng cho thấy, đại đa số NTD đều không được đền bù thiệt hại do hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng gây ra Tác giả Lê Hồng Hạnh [25] phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP thông qua việc đánh giá những điểm yếu, bất cập mang tính cốt lõi như: Mức độ tuân thủ và mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến việc thực thi TNSP còn thấp hay việc giải quyết các vấn đề liên quan đến TNSP, bảo vệ quyền lợi của NTD bị vi phạm chưa được xử lý một cách triệt để, thỏa đáng Tác giả Hồ Tất Thắng [58] cho thấy việc doanh nghiệp coi việc quảng cáo bảo hành là một công cụ cạnh tranh, thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chưa được kiểm soát; trách nhiệm của doanh nghiệp về tự công bố chất lượng sản phẩm và công bố tiêu chuẩn áp dụng còn nhiều hạn chế; trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ QLNTD của các cơ quan có thẩm quyền chưa được đảm bảo Những hạn chế nêu trên có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như hệ thống pháp luật về TNSP chưa được hoàn thiện; những nội dung liên quan đến TNSP như độ an toàn, chất lượng, đo lường… trong một số trường hợp điều kiện về khoa học kỹ thuật chưa có đủ trang thiết bị cần thiết để chứng minh thiệt hại hoặc nếu có thì là những vấn đề rất khó chứng minh; NTD thường hành động một cách đơn lẻ trong quá trình bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình… [25]
1.1.3 Các công trình nghiên cứu phương hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà cung ứng hàng hóa
Liên quan đến phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam, hiện không có nhiều công trình nghiên cứu riêng rẽ Do vậy, tương tự như nghiên cứu về thực tiễn, những công trình
mà nghiên cứu sinh tiếp cận được không đề cập trực tiếp đến vấn đề này mà được nghiên cứu chủ yếu dưới khía cạnh TNSP chung của doanh nghiệp Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau
Trang 31- Nhóm công trình nghiên cứu giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật
về trách nhiệm sản phẩm
Về phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu và chủ thể chịu TNSP được đề
cập đến ở các công trình của tác giả Nguyễn Minh Thư (2013), Pháp luật thế
giới về phạm vi chủ thể trong trách nhiệm sản phẩm và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [62]; Đinh Thị Hồng Trang (2014), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay [66] Trong công
trình [62] của tác giả Nguyễn Minh Thư, trên cơ sở so sánh quy định pháp
luật về TNSP giữa các quốc gia trên thế giới, tác giả đã chỉ ra những ưu điểm nổi trội qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Về phần chủ thể
có quyền yêu cầu TNSP, tác giả đưa ra kiến nghị cần phải mở rộng phạm vi của nhóm chủ thể này là tổ chức; người thứ ba không trực tiếp sử dụng sản phẩm có khuyết tật Đồng thời, đối với sản phẩm có khuyết tật không gây ra thiệt hại trực tiếp, tức thì cho người sử dụng mà thực tế sẽ gây ảnh hưởng về lâu dài thì cần thiết phải bổ sung quy định về cách thức xác định khuyết tật đối với những sản phẩm đó Nội dung này cũng được nhấn mạnh trong công trình [66] của tác giả Đinh Thị Hồng Trang Về phần chủ thể chịu TNSP, theo Nguyễn Minh Thư [62], hệ thống pháp luật của Việt Nam nên điều chỉnh theo hướng “trao quyền” cho NTD được lựa chọn khởi kiện bất kỳ chủ thể nào trong chuỗi cung ứng sản phẩm, đó có thể là: nhà sản xuất, người tương tự như nhà sản xuất; người phân phối, người cung cấp sản phẩm cuối cùng; người cung cấp linh kiện, bộ phận; người vận chuyển, người quảng cáo hoặc người trung gian Việc NTD khởi kiện và yêu cầu bên có lỗi bồi hoàn sẽ xảy
ra trong trường hợp chủ thể có trách nhiệm bồi thường không có lỗi Trái ngược với quan điểm này, theo Đinh Thị Hồng Trang [66], để xác định chính xác phạm vi chủ thể chịu TNSP, cần luận giải rõ khái niệm từng chủ thể một, đơn cử như khái niệm “Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa”, đó là tất cả các
tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế, chế biến, sản xuất ra sản phẩm hoặc làm biến đổi sản phẩm hay chỉ là tổ chức, cá nhân thực hiện công đoạn sản xuất ra thành phẩm cuối cùng Khi đã phân định rõ ràng từng
Trang 32chủ thể, việc xác định khuyết tật của hàng hóa hình thành trong công đoạn nào sẽ dễ dàng hơn, tạo cơ sở quy kết trách nhiệm cho chủ thể sai phạm và loại trừ trách nhiệm cho các chủ thể không liên quan Tuy nhiên, về cơ chế chịu TNSP, các chủ thể sẽ chịu trách nhiệm riêng rẽ tương ứng với phần lỗi của mình hay là chịu trách nhiệm liên đới cũng cần phải được luật hóa một cách cụ thể, rõ ràng và minh bạch
Về miễn, giảm TNSP được đề cập trong các công trình nghiên cứu của
tác giả Phạm Thị Phương Anh (2010), Trách nhiệm nghiêm ngặt và miễn,
giảm trách nhiệm trong pháp luật về trách nhiệm sản phẩm [11]; Nguyễn
Hữu Phúc (2016), Yêu cầu pháp lý của trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật
của liên minh Châu Âu - Bài học cho Việt Nam [51]; Đinh Thị Hồng Trang
Nam hiện nay [66] Trong công trình [11] của tác giả Phạm Thị Phương Anh,
phân tích 06 trường hợp cụ thể về miễn, giảm TNSP trên cơ sở so sánh, đối chiếu với Chỉ thị 85/374/EEC ngày 25/7/1985 của Cộng đồng châu Âu về sự tương đồng trong luật, điều lệ và những quy định hành chính của các quốc gia thành viên liên quan đến trách nhiệm đối với sản phẩm có khuyết tật và Luật bảo vệ NTD năm 1987 của Anh Trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến vấn đề này Ngoài các trường hợp này, theo Đinh Thị Hồng Trang [66] nên vận dụng “Học thuyết người trung gian” làm căn cứ xác định trường hợp miễn TNSP, đồng thời nên phân chia các trường hợp miễn TNSP theo từng nhóm đối tượng cụ thể như Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hay phân phối hàng hóa… Tiếp cận ở góc nhìn phân tích những điểm hạn chế của Luật Bảo vệ QLNTD dẫn đến sự khó khăn và phức tạp trong việc áp dụng vào thực tiễn liên quan đến sản phẩm khuyết tật, Nguyễn Hữu Phúc [51] cho rằng tính khách quan của sự phát triển trình độ khoa học kỹ thuật nên được sử dụng làm căn cứ quy định về miễn trừ TNSP hơn là việc dựa vào kiến thức chủ quan của nhà sản xuất Đây vừa là biện pháp giúp thúc đẩy quá trình cải tiến sản phẩm phù hợp, vừa tránh gây thiệt hại cho NTD, đảm bảo việc bảo vệ QLNTD ngày một hiệu quả hơn
Trang 33Tiếp cận TNSP dưới lăng kính là trách nhiệm THHHCKT của doanh
nghiệp, tác giả Phạm Thị Hạnh (2020), Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có
khuyết tật của doanh nghiệp theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
ở Việt Nam hiện nay [28] đề xuất 10 giải pháp quan trọng: 1) Xác định văn
bản và mức độ cần được quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc THHHCKT trong từng văn bản pháp luật bảo vệ QLNTD; 2) Hoàn thiện khái niệm “Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật” để có một cách hiểu và vận dụng thống nhất trong thực tiễn bảo vệ QLNTD; 3) Hoàn thiện các vấn đề pháp lý về trách nhiệm THHHCKT, cụ thể về chủ thể có quyền; chủ thể chịu trách nhiệm; thủ tục tiến hành hoạt động thu hồi; phạm vi trách nhiệm; thời hạn chịu trách nhiệm; miễn trừ trách nhiệm; 4) Quy định cụ thể thẩm quyền quản lý về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc THHHCKT, khắc phục
sự chồng chéo giữa các bộ, ngành trong hoạt động quản lý, thực thi trách nhiệm thu hồi sản phẩm, HHCKT của doanh nghiệp; 5) Xây dựng chế tài xử
lý hành vi vi phạm pháp luật về trách nhiệm THHHCKT nghiêm khắc hơn nữa, đủ tính răn đe đối với doanh nghiệp bởi mức phạt hiện nay đối với hành
vi sai phạm là khá thấp, chưa tương xứng với mức độ vi phạm và hành vi vi phạm có thể gây ra; 6) Bổ sung quy định về cơ chế phối hợp về cảnh báo và thu hồi sản phẩm, hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia khác; 7) Xây dựng các tiêu chí cụ thể để xác định HHCKT; 8) Hoàn thiện quy định về truy xuất nguồn gốc tạo cơ sở, điều kiện thu hồi hàng hóa; 9) Bổ sung quy định về trách nhiệm báo cáo của doanh nghiệp đối với HHCKT; 10) Hoàn thiện quy định
về trách nhiệm BTTH do HHCKT gây ra Nghiên cứu pháp luật về TNSP của nhà sản xuất ở Việt Nam hiện nay, tác giả Nguyễn Trường Ngọc (2022),
Trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất ở Việt Nam hiện nay[44] kiến nghị
sáu giải pháp: 1) Thống nhất quy định pháp luật về khái niệm “hàng hóa có
khuyết tật” và “hàng hóa không đảm bảo chất lượng” để phù hợp với thực tế,
tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam về TNSP của nhà sản xuất đối với NTD; 2) Hoàn thiện quy định về căn cứ xác định TNSP, cần có
sự sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan là BLDS,
Trang 34Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Bảo vệ QLNTD, trong đó lấy BLDS làm nền tảng; 3) Hoàn thiện quy định về chủ thể chịu TNSP; 4) Hoàn thiện quy định về chủ thể có quyền trong pháp luật về TNSP của nhà sản xuất; 5) Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm thu hồi sản phẩm khuyết tật
và trách nhiệm BTTH; 6) Hoàn thiện quy định về miễn TNSP Bên cạnh những giải pháp mà tác giả Nguyễn Trường Ngọc đưa ra, ở góc độ khái quát hơn, nghiên cứu pháp luật về TNSP ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Tiến Hùng
một số giải pháp như hoàn thiện nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với hệ thống văn bản pháp luật về TNSP; xác định rõ vai trò, vị trí, nội dung điều chỉnh về TNSP của từng văn bản; hoàn thiện quy định về đối tượng của TNSP; hoàn thiện quy định về các hình thức TNSP
Dưới góc độ chuyên sâu hơn về TNSP nói chung của doanh nghiệp, tác
giả Chu Đức Nhuận (2012), Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất
lượng sản phẩm, hàng hóa [47] kiến nghị cần quy định cụ thể về quyền yêu cầu thu hồi sản phẩm, hàng hóa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và NTD; những chế tài cần thiết được áp dụng khi doanh nghiệp không tự giác thực hiện việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa; những trường hợp nào sẽ bị xử lý theo hình thức thu hồi sản phẩm Nguyễn Thị Quế Anh, Nguyễn Bích Thảo
(2020), Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm: Từ lí thuyết đến thực tiễn ở Việt
Nam [12], bài viết khái quát sự phát triển của pháp luật về TNSP trên thế giới,
khái niệm và các đặc điểm của TNSP, khảo sát pháp luật TNSP của Hoa Kỳ
và Liên minh châu Âu, từ đó so sánh với các quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ QLNTD Bài viết cũng phân tích thực tiễn xét xử một số vụ án về BTTH do vi phạm QLNTD ở Việt Nam trong những năm gần đây để thấy được những hạn chế trong quy định pháp luật và trong thực tiễn áp dụng luật của Tòa án Các tác giả lập luận rằng những bất cập đó xuất phát từ sự thiếu vắng một chế định độc lập về TNSP dựa trên nền tảng lý luận vững chắc, và đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này
Trang 35- Nhóm công trình nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
Tác giả Nguyễn Tiến Hùng (2020), Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
ở Việt Nam [33] kiến nghị ba giải pháp: i) Cần tăng cường xã hội hóa các cơ
chế bảo vệ QLNTD; ii) Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các
tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thực thi pháp luật về TNSP và nhận thức của NTD trong bảo vệ quyền lợi của mình; iii) Nâng cao năng lực bộ máy bảo
vệ NTD Trong khi đó, tác giả Nguyễn Trường Ngọc (2022), Trách nhiệm sản
phẩm của nhà sản xuất ở Việt Nam hiện nay [44] kiến nghị: i) Đối với nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm: Cần nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật cho chủ thể chịu trách nhiệm là các doanh nghiệp cùng các chủ thể khác có liên quan Đồng thời, áp dụng tổng thể và đồng bộ biện pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp cùng với biện pháp tiến hành xử lý nghiêm minh đối với các doanh nghiệp có hành vi không tuân thủ, tuân thủ không đầy đủ trách nhiệm đối với sản phẩm; ii) Đối với NTD: Cần nâng cao nhận thức, ý thức và thay đổi thói quen của NTD; bên cạnh đó NTD cần phải chủ động trang bị các thông tin, hiểu biết để tiêu dùng an toàn, chất lượng; iii) Đối với cơ quan nhà nước: Cần kiện toàn hệ thống cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện quy định về TNSP của doanh nghiệp; nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ phụ trách về bảo vệ QLNTD; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát trách nhiệm của doanh nghiệp về TNSP; tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành quản
lý nhà nước về bảo vệ QLNTD trong các lĩnh vực có liên quan; cần đa dạng
về hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật Ở góc độ tiếp cận khác, tác giả
Phạm Thị Hạnh (2020), Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của
doanh nghiệp theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay [28] kiến nghị: i) Cần nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong
việc THHHCKT bởi thực tiễn có nhiều trường hợp doanh nghiệp không tự nguyện thực hiện trách nhiệm THHHCKT Vấn đề này phần nào xuất phát từ nhận thức và ý thức pháp luật của doanh nghiệp; ii) Hoàn thiện các thiết chế
Trang 36đảm bảo thực thi trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp; iii) Nâng cao khả năng tự bảo vệ của NTD thông qua việc hoàn thiện một số biện pháp cụ thể như hoàn thiện các phương thức giải quyết khiếu nại, khiếu kiện các hành
vi vi phạm QLNTD nói chung; tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của NTD; tạo những ưu thế nhất định cho NTD khi tiêu dùng hàng hóa; iv) Đầu tư trang thiết bị hiện đại trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, độ an toàn của hàng hóa; v) Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tích cực triển khai một số chương trình nhằm thúc đẩy tinh thần tự giác, tự nguyện thực hiện trách nhiệm THHHCKT của doanh nghiệp như chương trình tôn vinh “Doanh nghiệp vì quyền lợi người tiêu dùng”; vi) Cần thiết lập một hệ thống thông tin tổng hợp về thu hồi Những giải pháp, kiến nghị trên về cơ bản cũng được đề cập trong công trình nghiên cứu của tác giả
Chu Đức Nhuận (2012), Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng
Về mặt lý luận: Các công trình nghiên cứu đều có sự thống nhất về các
vấn đề sau: i) TNSP là một loại trách nhiệm BTTH của chủ thể kinh doanh, phát sinh khi sản phẩm có khuyết tật đã gây thiệt hại cho NTD Tính đặc trưng của loại trách nhiệm BTTH này đó là chủ thể kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong việc tạo ra khuyết tật của sản phẩm Cơ sở pháp lý của TNSP được xây dựng dựa theo nguyên lý về trách nhiệm nghiêm ngặt, nguyên lý về sự bất cẩn và nguyên lý về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm Trong đó, học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt là nguyên lý có ảnh hưởng sâu rộng đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TNSP ở nhiều quốc gia trên thế giới; ii) HHCKT là những sản phẩm
Trang 37khuyết tật do sản xuất, khuyết tật do thiết kế, khuyết tật do không cảnh báo hoặc cảnh báo không đầy đủ hay khuyết tật do tiếp thị; iii) Chủ thể chịu TNSP được xác định là bất kỳ chủ thể nào trong chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa đến tay NTD; iv) Cấu trúc của pháp luật về TNSP bao gồm một số nội dung như chủ thể của TNSP, đối tượng của TNSP, căn cứ xác định TNSP, các hình thức TNSP, miễn TNSP
Về mặt thực tiễn: Các công trình đã có những phân tích về các bộ phận
cấu thành của Luật TNSP ở một số quốc gia trên thế giới qua đó nhấn mạnh tính cấp thiết cần phải xây dựng Luật TNSP ở Việt Nam Bên cạnh đó, các tác giả cũng đánh giá về những thành tựu đã đạt được; chỉ ra những ưu điểm mang tính nổi trội; những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế bất cập trong các văn bản pháp lý chuyên ngành có liên quan đến TNSP; làm
cơ sở, tiền đề để đưa ra phương hướng, kiến nghị, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về TNSP
Đánh giá chung về thực trạng thi hành pháp luật về TNSP, thông qua việc phân tích một số vụ việc yêu cầu BTTH do vi phạm quyền lợi của NTD
ở Việt Nam trong những năm gần đây, các tác giả đánh giá hoạt động của các
cơ quan thẩm quyền trong việc thực thi pháp luật về TNSP cũng như bảo vệ QLNTD, chỉ ra những ưu điểm cũng như những khó khăn, vướng mắc trong bảo đảm thực thi TNSP của chủ thể kinh doanh, làm cơ sở kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền và hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến TNSP của chủ thể kinh doanh
Các vấn đề còn tranh luận hoặc chưa được đề cập: Các công trình
nghiên cứu chưa có sự thống nhất trong việc xác định nội hàm khái niệm sản phẩm có khuyết tật chỉ là hàng hóa (sản phẩm hữu hình) hay bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ (sản phẩm vô hình), chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh thế nào là nhà CƯHH Ngoài trách nhiệm BTTH do sản phẩm có khuyết tật gây
ra cho NTD, thì trách nhiệm bảo hành sản phẩm có được nhìn nhận dưới góc
độ là TNSP của chủ thể kinh doanh hay không thì hiện vẫn là quan điểm gây
Trang 38nhiều tranh luận trong các công trình nghiên cứu Còn thiếu công trình khoa học nghiên cứu mang tính hệ thống về khái niệm, đặc điểm, bản chất, nội dung; thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của chủ thể kinh doanh nói chung và nhà CƯHH nói riêng
1.2.2 Những vấn đề mà luận án kế thừa
Các công trình đã có sự phân tích tương đối đầy đủ và toàn diện từ nhiều giác độ, phương diện khác nhau về khái niệm, đặc điểm của TNSP; khái niệm, đặc điểm của pháp luật về TNSP; những khái niệm có liên quan như sản phẩm, HHCKT, NTD, chủ thể chịu TNSP; cấu trúc của pháp luật về TNSP Bên cạnh đó các công trình cũng đề cập đến các cơ sở pháp lý trong việc xây dựng pháp luật về TNSP; việc quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về TNSP của chủ thể kinh doanh Kết quả nghiên cứu của một số công trình đã đề cập đến kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về xây dựng chế định TNSP nói chung, đưa ra đánh giá các quy định pháp luật về TNSP của Việt Nam đã có sự tương thích ngày càng tiệm cận với pháp luật về TNSP ở các nước phát triển Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì pháp luật về TNSP ở Việt Nam còn nhiều quy phạm pháp luật chồng chéo, chưa thực sự đầy đủ, chi tiết, khả thi dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau trong thực tiễn; pháp luật chưa có các chế tài đủ mạnh buộc chủ thể kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm, hàng hóa mà họ sản xuất, cung ứng cho NTD Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, luận án sẽ có
sự tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu trước đó
đã chỉ ra, làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn về TNSP của nhà CƯHH theo pháp luật Việt Nam hiện nay
1.2.3 Những vấn đề mà luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về lý luận, quy định pháp luật hiện hành
và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của chủ thể kinh doanh nói chung
và nhà CƯHH nói riêng ở Việt Nam để tìm ra các phương hướng, giải pháp
Trang 39nâng cao TNSP của chủ thể kinh doanh, trong đó có nhà CƯHH trong thời gian tới Các nội dung mà luận án giải quyết gồm có:
Thứ nhất, tập trung nghiên cứu khái niệm, đặc điểm TNSP của nhà
CƯHH; khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về TNSP của nhà CƯHH; nhu cầu điều chỉnh pháp luật và cơ sở pháp luật về TNSP của nhà CƯHH
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện
pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam hiện nay
Thứ ba, đề xuất các phương hướng, giải pháp cụ thể góp phần hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNSP của nhà CƯHH ở Việt Nam
1.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Một số lý thuyết sử dụng
Khi nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm sản phẩm của nhà cung ứng
hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, nghiên cứu sinh dựa vào một
số lý thuyết sau:
- Lý thuyết về sự bất cẩn
Lý thuyết về sự bất cẩn được hình thành và bắt nguồn thông qua vụ kiện nổi tiếng Donoghue v Stevenson xảy ra vào năm 1932 tại Anh Trong vụ án
cách qua đó thể hiện rằng mình muốn sản phẩm đến tay người tiêu dùng dưới hình thức mà người tiêu dùng không thể có khả năng hợp lý để kiểm tra ngay sản phẩm và người sản xuất biết rằng nếu không có sự quan tâm hợp lý trong việc sản xuất, lắp ráp sản phẩm thì sẽ có nguy cơ thiệt hại cho tài sản, sức khỏe
và tính mạng của người tiêu dùng thì có nghĩa vụ phải thể hiện sự quan tâm hợp lý này” [89]
Khi xem xét trách nhiệm của chủ thể kinh doanh đối với NTD, “bất cẩn” là một cơ sở quan trọng “Bất cẩn” được hiểu một cách đơn giản là tại thời điểm sản xuất, kinh doanh, chủ thể kinh doanh đã không có sự quan tâm cần thiết ở mức độ mà bất kỳ một chủ thể kinh doanh bình thường nào cũng phải có đối với sản phẩm mà họ sản xuất, cung ứng cho thị trường Việc xác
Trang 40định một chủ thể kinh doanh có bất cẩn hay không, cần áp dụng nguyên tắc biết và buộc phải biết qua đó làm rõ sự hiểu biết của họ về khả năng gây thiệt hại của sản phẩm Bên cạnh đó, nội dung có tồn tại nghĩa vụ quan tâm của chủ thể kinh doanh với NTD hay không là vấn đề quan trọng cũng cần phải chú ý làm rõ Nói cách khác, NTD phải chứng minh được giữa họ và chủ thể kinh doanh có mối quan hệ về nghĩa vụ quan tâm Khi đó, TNSP do bất cẩn chính là việc chủ thể kinh doanh đã vi phạm nghĩa vụ quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của NTD và sự vi phạm này đã gây thiệt hại cho NTD Như vậy,
để yêu cầu chủ thể kinh doanh chịu TNSP dựa trên sự bất cẩn, NTD phải chứng minh được 4 nội dung: i) Có tồn tại nghĩa vụ quan tâm của chủ thể kinh doanh với NTD; ii) Có sự vi phạm nghĩa vụ đó; iii) Có thiệt hại xảy ra; iv) Có mối quan hệ nhân quả giữa sự vi phạm nghĩa vụ với thiệt hại xảy ra
- Lý thuyết về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm
Lý thuyết về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm xuất hiện sau năm 1960, là một học thuyết pháp lý giúp đưa ra những cơ sở để NTD căn cứ vào đó tiến hành hoạt động khởi kiện đòi BTTH khi chủ thể kinh doanh vi phạm nghĩa vụ bảo đảm, kể cả trong trường hợp giữa chủ thể kinh doanh và NTD không trực tiếp xác lập hợp đồng với nhau [12, tr.40] Lý thuyết này được bắt nguồn thông qua một số vụ kiện điển hình như: i) Vụ Guarino kiện Công ty thiết bị
an toàn mỏ (Mine Safety Appliance) [98] Trong vụ việc này, Tòa phúc thẩm quy định nhà sản xuất (Mine Safety Appliance) phải chịu trách nhiệm đối với
những người cứu hộ theo học thuyết “nguy hiểm mời gọi giải cứu” (danger
từ những khiếm khuyết trong chiếc mặt nạ phòng độc được tạo ra bởi nhà sản xuất, và nhà sản xuất đã vi phạm nghĩa vụ bảo đảm; ii) Vụ Carpenter kiện Donohoe năm 1964 [101] Colorado đã trở thành tiểu bang đầu tiên công nhận
sự bảo đảm ngụ ý về chất lượng khi bán một ngôi nhà đã hoàn thiện Dựa theo
2 The “danger invites rescue” doctrine permits an injured rescuer to recover damages when, as a result of defendant's negligence, an emergency situation was created which imperiled his life or the lives of others The doctrine allows a rescuer to recover regardless of contributory negligence, as long as he did not act in a reckless manner “Danger invites rescue The cry of distress is the summons to relief The wrong that imperils life is a wrong to the imperiled victim; it is a wrong also to his rescuer.”