1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam

96 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Tác giả Khổng Thị Phương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kế toán
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,11 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT (15)
    • 1.1. Lý luận chung về mô hình “Công ty mẹ - Công ty con” (15)
      • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm tổ chức quản lý (15)
      • 1.1.2. Các mối quan hệ chủ yếu giữa Công ty mẹ và Công ty con (18)
      • 1.1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu (20)
    • 1.2. Quy trình lập và tình bày BCTC hợp nhất (34)
      • 1.2.1. Xác định phạm vi lập và trình bày BCTC hợp nhất (34)
      • 1.2.2. Thu thập, kiểm tra các BCTC đơn lẻ và các dữ liệu liên quan phục vụ (35)
      • 1.2.3. Các kỹ thuật cơ bản để lập BCTC hợp nhất (37)
    • 1.3. Lập và trình bày BCTC hợp nhất (41)
      • 1.3.1. Kỹ thuật lập BCTC hợp nhất (41)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
    • 2.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu (45)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (45)
      • 2.2.1 Phương pháp định tính (45)
      • 2.2.2 Phương pháp định lượng (47)
    • 3.1 Tổng quan về THQ Holdings (50)
      • 3.1.1 Giới thiệu chung về nhóm công ty (50)
      • 3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Nhóm công ty (51)
      • 3.1.3 Đặc điểm kinh doanh của Công ty (52)
    • 3.2 Các đặc điểm ảnh hưởng đến công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất của THQ Holdings (53)
      • 3.2.1 Đặc điểm về hình thức sở hữu (53)
      • 3.2.2 Đặc điểm về kinh doanh và giao dịch liên kết (53)
      • 3.2.3 Đặc điểm về tổ chức và bộ máy kế toán tại nhóm công ty THQ (54)
    • 3.3 Thực trạng việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tại THQ Holdings (55)
      • 3.3.1 Cơ cấu sở hữu (55)
      • 3.3.2 Lợi thế thương mại và kế toán các khoản đầu tư từ công ty mẹ vào công (56)
      • 3.3.3 Lợi ích của cổ đông không kiểm soát (56)
      • 3.3.4 Thực trạng việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tại THQ Holdings (56)
    • 3.4 Đánh giá thực trạng việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tại THQ (81)
      • 3.4.1 Ưu điểm (81)
      • 3.4.2 Các bất cập còn tồn tại (83)
      • 3.4.3 Nguyên nhân của các bất cập (84)
  • CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN VÀ NÂNG (14)
    • 4.1 Định hướng phát triển của nhóm các công ty (87)
    • 4.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc lập và trình bày BCTC (89)
  • KẾT LUẬN (44)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (94)

Nội dung

Để hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp thì việc xem xét thông qua BCTC là con đường nhanh nhất, chính vì vậy các thông tin được trình bày trên BCTC của doanh nghiệp

TỔNG QUAN VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

Lý luận chung về mô hình “Công ty mẹ - Công ty con”

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tổ chức quản lý:

Khái niệm về “Công ty mẹ - Công ty con hay” hay “nhóm Công ty” có một số định nghĩa như sau:

Mối quan hệ công ty mẹ - con là một quan hệ sở hữu trong đó công ty mẹ sở hữu ít nhất 50% cổ phần của công ty con Công ty mẹ có quyền kiểm soát và ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của công ty con thông qua việc nắm giữ cổ phần đa số hoặc quyền biểu quyết trong công ty con

Quan hệ mẹ - con có thể tồn tại trong các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia hoặc đa quốc gia, khi một công ty mẹ có hoạt động kinh doanh ở một hay nhiều quốc gia và sở hữu các công ty con hoạt động độc lập tại một hoặc các quốc gia khác nhau Mối quan hệ này thường xuyên xảy ra trong ngành công nghiệp và thị trường có quy mô lớn, nơi các công ty nhóm công ty muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và tận dụng lợi thế cạnh tranh

Mối quan hệ công ty mẹ - con có sự liên kết chặt chẽ và yêu cầu công ty mẹ thực hiện quản trị và kiểm soát công ty con để đảm bảo sự hợp nhất và tăng cường giá trị của cả hệ thống công ty Quan hệ này cũng đặt ra nhiều thách thức về quản trị, quản lý rủi ro và quyền lợi của các bên liên quan

Trong nghiên cứu "Tác động của mối quan hệ công ty mẹ - công ty con đến cấu trúc tài chính của các công ty đa quốc gia/ The Impact of Parent-

Subsidiary Relationship on the Financing Structure of Multinational Corporations) năm 2018, công ty mẹ - công ty con được định nghĩa như sau:

Công ty mẹ - công ty con là một quan hệ sở hữu trong đó công ty mẹ (parent company) sở hữu một phần cổ phần hoặc toàn bộ cổ phần của công ty con (subsidiary company) Công ty mẹ có quyền kiểm soát và quản lý công ty con thông qua việc nắm giữ cổ phần hoặc quyền biểu quyết Các công ty con hoạt động độc lập và thường được thành lập trong các quốc gia khác nhau để tận dụng lợi thế kinh doanh và thị trường

Theo Wikipedia thì nhóm công ty được định nghĩa là “là tập hợp các Công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau:

Công ty mẹ - công ty con

Nhóm công ty kinh tế

Doanh nghiệp nhà nước (quốc doanh)

Tại Việt Nam, có thể tìm thấy định nghĩa về nhóm công ty trong một số văn bản pháp luật như:

Căn cứ Khoản 1, Điều 195, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về các trường hợp được coi là công ty mẹ như sau: a Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó; b Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; c Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó Như vậy, với quy định trên thì Công ty con thì được hiểu là một pháp nhân/doanh nghiệp được sở hữu bởi một pháp nhân/ doanh nghiệp khác Ở góc độ tài chính kế toán thì công ty con là đơn vị có tư cách pháp nhân, có hạch toán độc lập và chịu sự kiểm soát của một công ty khác gọi là công ty mẹ Quyền kiểm soát là quyền chi phối chính sách tài chính, kế toán và các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động kinh doanh đó Quyền kiểm soát của công ty mẹ với công ty con được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (có thể sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp qua công ty con khác), trừ trường hợp xác định quyền sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát

Tổng kết lại ta có thể thấy, mặc dù có nhiều hình thức khác nhau, sự liên kết trong hoạt động kinh doanh có thể nhiều hoặc ít thì nhóm các Công ty có các đặc điểm chung như sau:

Bao gồm ít nhất hai công ty, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, trong đó có một công ty có quyền kiểm soát tất cả các công ty còn lại, cũng có thể có thêm một hoặc nhiều hơn một công ty có quyền kiểm soát đối với một hoặc một vài công ty còn lại trong nhóm các công ty này

Mối quan hệ công ty mẹ - công ty con thường dựa trên cơ sở công ty mẹ đầu tư tài chính vào công ty con Từ nên tảng đầu tư tài chính, công ty mẹ sẽ có quyền kiểm soát đối với công ty con và từ đó tiến hành chi phối, kiểm soát và định hướng hoạt động kinh doanh và các quyết định về tài chính của công ty con để đạt được các mục đích về kinh doanh, tài chính, của công ty mẹ

Nhóm các công ty mẹ - công ty con có thể được tổ chức theo cấu trúc đơn giản hoặc hỗn hợp, cụ thể như sau:

Cấu trúc đơn giản: chỉ có sự đầu tư thuận chiều từ trên xuống dưới, không có sự sở hữu đồng thời lẫn nhau giữa các công ty đồng cấp, không có sự đồng sở hữu đối với công ty con, không có sở hữu ngược chiều

Sơ đồ 1.1 Cấu trúc đơn giản của nhóm mẹ - Công ty con

Cấu trúc hỗn hợp: trường hợp này sẽ xuất hiện sự sở hữu chéo lẫn nhau giữa các công ty đồng cấp, đồng sở hữu, sở hữu ngược chiều,

Sơ đồ 1.2 Cấu trúc phức tạp của nhóm mẹ - Công ty con

1.1.2 Các mối quan hệ chủ yếu giữa Công ty mẹ và Công ty con

● Phương thức hình thành nhóm công ty mẹ - công ty con:

Dựa theo lịch sử hình thành và phát triển của hình thái tổ chức tên gọi là “công ty” thì nhóm công ty mẹ - công ty con được hình thành thông qua một số cách thức phổ biến như sau:

Mua lại: Công ty mẹ mua lại hoặc sáp nhập với công ty con để sở hữu hoặc kiểm soát công ty con Quá trình mua lại có thể diễn ra thông qua mua cổ phần hoặc tài sản của công ty con

Chia tách: Công ty mẹ quyết định tách rời một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình thành một công ty con độc lập Công ty con có thể được hoạt động độc lập hoặc tiếp tục hoạt động dưới sự quản lý của công ty mẹ Đầu tư: Công ty mẹ đầu tư vào một công ty con mà nó không sở hữu hoặc kiểm soát hoàn toàn Điều này có thể xảy ra khi công ty mẹ muốn tận dụng tiềm năng phát triển của công ty con hoặc tạo ra mối quan hệ đối tác chiến lược

Xây mới: Công ty mẹ thành lập một công ty con hoàn toàn mới từ đầu Công ty con này có thể được thành lập để khai thác một thị trường mới, phân chia công việc hoặc quản lý rủi ro kinh doanh

Quy trình lập và tình bày BCTC hợp nhất

1.2.1 Xác định phạm vi lập và trình bày BCTC hợp nhất

● Phạm vi lập BCTC hợp nhất được xác định dựa trên các nguyên tắc và quy định kế toán Đối với việc lập BCTC hợp nhất, phạm vi bao gồm tất cả các công ty con, chi nhánh, liên doanh, liên kết và các đơn vị kinh doanh khác mà công ty mẹ có quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng quyết định

Cụ thể, để xác định phạm vi lập BCTC hợp nhất, cần xem xét các yếu tố sau:

Sở hữu cổ phần: Công ty mẹ thường được coi là có quyền kiểm soát công ty con khi nắm giữ hơn 50% cổ phần của công ty con Tuy nhiên, trong một số trường hợp, công ty mẹ có thể có quyền kiểm soát dù không nắm giữ đủ 50% cổ phần, như khi có thỏa thuận đặc biệt giữa các bên hoặc quyền biểu quyết bổ sung

Quyền biểu quyết: Công ty mẹ thông qua sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết trong các cuộc họp cổ đông của công ty con Quyền biểu quyết này cho phép công ty mẹ tham gia vào việc ra quyết định quan trọng tại các cuộc họp, bao gồm bầu chọn thành viên Hội đồng quản trị và phê duyệt các quyết định kinh doanh quan trọng

Quản lý và ảnh hưởng quyết định: Công ty mẹ thông qua quyền sở hữu và sự ảnh hưởng đến công ty con có thể quản lý và tham gia vào quá trình ra quyết định của công ty con Điều này bao gồm quyền chỉ đạo, giám sát và can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty con

Quyền tuyển dụng và bổ nhiệm lãnh đạo: Công ty mẹ có quyền tuyển dụng và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quan trọng trong công ty con Việc này cho phép công ty mẹ có ảnh hưởng đến hướng đi và phát triển của công ty con Một số trường hợp công ty mẹ - công ty con không phải lập BCTC hợp nhất:

Công ty mẹ đồng thời cũng là công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ và trong trường hợp được sự đồng ý của các cổ đông không kiểm soát của công ty thì không cần lập BCTC hợp nhất

Công ty mẹ chỉ có quyền kiểm soát tạm thời đối với công ty con

Quyền kiểm soát không xảy ra: Trong một số trường hợp, mặc dù công ty mẹ sở hữu một phần lớn cổ phần của công ty con, nhưng quyền kiểm soát thực tế không xảy ra Điều này có thể xảy ra khi các quyền và quyết định kinh doanh quan trọng thuộc về các bên khác không liên quan đến công ty mẹ Một công ty là công ty con sẽ không bắt buộc phải lập BCTC hợp nhất nếu xuất hiện một vài đặc điểm sau:

Hoạt động của công ty con này khác biệt hẳn so với các công ty khác trong nhóm công ty

Công ty con không có tầm quan trọng đối với công ty mẹ: Trong trường hợp công ty con không góp phần đáng kể vào hoạt động kinh doanh và kết quả tài chính của công ty mẹ, việc lập BCTC hợp nhất có thể không bắt buộc Công ty con đang tái cấu trúc, đang tiến hành phá sản hoặc công ty mẹ đang trong quá trình thoái vốn Trong trường hợp công ty mẹ đang tiến hành quá trình thoái vốn hoặc sắp tách ra khỏi công ty con, việc lập BCTC hợp nhất có thể không được yêu cầu

1.2.2 Thu thập, kiểm tra các BCTC đơn lẻ và các dữ liệu liên quan phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất

● Thu thập thông tin từ các công ty con:

BCTC các công ty con: Đây là nguồn thông tin đầu tiên và quan trọng nhất phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất, nó cũng để đánh giá tình hình tài chính của công ty con Báo cáo tài chính bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo tài sản và nguồn vốn

Thông tin về cấu trúc tổ chức và quản lý: Công ty con cần cung cấp thông tin về cấu trúc tổ chức, bao gồm danh sách các cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Điều này giúp xác định quyền kiểm soát và ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con

Thông tin về giao dịch nội bộ: Các giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con, giữa các công ty con với nhau cần được báo cáo chi tiết Điều này bao gồm các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, cho vay, thu nợ, thuế và các giao dịch khác

Thông tin về các sự kiện quan trọng: Công ty con cần cung cấp thông tin về các sự kiện quan trọng như mua bán công ty, sáp nhập, chia tách hoặc tái cơ cấu tổ chức Những sự kiện này có thể ảnh hưởng đến BCTC hợp nhất của công ty mẹ

Thông tin pháp lý và thuế: Công ty con cần cung cấp thông tin về các vấn đề pháp lý và thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình Điều này bao gồm thông tin về các tranh chấp pháp lý, các khoản phải trả thuế và các cam kết pháp lý khác

Chính sách kế toán: Nắm bắt chính sách kế toán được áp dụng trong từng công ty thành viên Điều này quan trọng để đảm bảo sự đồng nhất trong việc lập BCTC hợp nhất

Các thông tin khác: bảng chi tiết và tổng hợp công nợ phải thu - phải trả, hàng tồn kho, chi tiết các khoản vay nợ, chi tiết biến động vốn chủ sở hữu, chi tiết doanh thu, chi phí hoạt động tài chính, doanh thu và chi phí khác, … Để thu thập được các thông tin có chất lượng tốt nhất, Công ty mẹ cần xây dựng và ban hành các quy định chung về biểu mẫu, cách thức lập BCTC cho tất cả các công ty trong nhóm công ty của mình, các thông tin cần được thu thập một cách thống nhất với nhau, thời gian và chất lượng thông tin đáp ứng theo các tiêu chí mà công ty mẹ đã xây dựng

● Kiểm tra thông tin từ các công ty con:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Luận văn này được sử dụng hai nguồn dữ liệu là nguồn sơ cấp và nguồn thứ cấp:

Nguồn dữ liệu sơ cấp: là nguồn dữ liệu về BCTC, sổ kế toán, … được lấy trực tiếp từ đơn vị làm việc và các công ty trong nhóm THQ Holdings Ngoài ra còn có nguồn thông tin thu được qua thực hiện phỏng vấn trực tiếp thực trạng lập và trình bày BCTC hợp nhất tại một số đơn vị và phỏng vấn đơn vị độc lập thứ 3

Nguồn dữ liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu liên quan đến các công trình nghiên cứu trong nước, các tài liệu tra cứu trên các website chuyên ngành, các bài viết liên quan.

Phương pháp nghiên cứu

Là các phương pháp nghiên cứu tập trung vào việc thu thập và phân tích các thông tin chủ yếu liên quan đến việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tại nhóm các công ty THQ Holdings, mục đích là để hiểu rõ hơn về cách thức vận dụng IFRS vào việc lập và trình bày BCTC hợp nhất

Phương pháp định tính được sử dụng trong luận văn này là phân tích tài liệu: mục đích của phương pháp này để tìm hiểu chi tiết về các chính sách, quy trình, hướng dẫn và cách thức vận dụng các chuẩn mực kế toán vào việc thực hiện lập và trình bày BCTC hợp nhất tại nhóm các công ty TNHQ Holdings Tài liệu được thu thập từ các đối tượng là kế toán viên các công ty, người lập và trình bày BCTC đơn nhất, người lập và trình bày BCTC hợp nhất, người sử dụng BCTC đơn nhất và hợp nhất cho các mục đích khác nhau (thuế, ngân hàng, )

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở phân loại, lựa chọn, đánh giá các tài liệu nghiên cứu của các tác giả đã từng nghiên cứu về đề tài này/ hoặc có liên quan, các thông lệ, chuẩn mực, thông tư,… có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC hợp nhất để tiến hành phân tích, tổng hợp và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến lập và trình bày BCTC hợp nhất

Phương pháp điều tra: Học viên sử dụng phương pháp phỏng vấn để khảo sát và thu thập thông tin Đối tượng phỏng vấn bao gồm các Công ty trong nhóm Công ty THQ Holdings và chuyên gia Nội dung phỏng vấn được chia như sau:

Phần 1: thông tin cơ bản về người trực tiếp lập BCTC đơn nhất và hợp nhất và các thông tin về đặc thù doanh nghiệp;

Phần 2: thông tin liên quan đến việc lập và trình bày BCTC đơn nhất tại

Công ty và hợp nhất tại Công ty mẹ/ nhóm các công ty;

Phần 3: sự khác biệt nào được quan tâm nhiều nhất và doanh nghiệp thu được lợi ích gì từ việc lập và trình bày BCTC hợp nhất theo IFRS Đối tượng phỏng vấn:

Nhóm 2: đơn vị kiểm toán

Nhóm 3: các đơn vị khác hoàn toàn không liên quan và có thực hiện hợp nhất BCTC

Nội dung phỏng vấn được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tế của học viên, dựa trên nền tảng lý thuyết được nghiên cứu ở phần lý luận chung, lấy ý kiến của một số đối tượng như: giảng viên, người quản lý doanh nghiệp, các cá nhân là người trực tiếp lập và trình bày BCTC đơn nhất và hợp nhất để đánh giá mức độ khả thi của nội dung khảo sát trước khi thực hiện

Nội dung phỏng vấn được chia thành hai phần:

Phần 1: Thông tin cơ bản về doanh nghiệp bao gồm các câu hỏi liên quan đến đối tượng nghiên cứu và đối tượng điều tra, chính sách kế toán của doanh nghiệp, định hướng và kế hoạch tài chính, cách thức huy động vốn của doanh nghiệp, từ đó xác định được mục đích chính của BCTC hợp nhất là cung cấp thông tin cho đối tượng nào Các câu hỏi này được dành cho nhóm thuộc Ban lãnh đạo và Giám đóc tài chính các Công ty trong nhóm

Phần 2: Thông tin chuyên sâu về bao gồm các câu hỏi về công tác kế toán nói chung và các câu hỏi về việc lập và trình bày BCTC hợp nhất Đối tượng của mảng thông tin khảo sát này là các Kế toán trưởng, kế toán viên - những người trực tiếp lập và quản lý các biểu mẫu, báo cáo tại các công ty đơn lẻ và những người trực tiếp lập và trình bày BCTC hợp nhất

Phần 3: Thông tin từ các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm các kiểm toán viên và chuyên gia tư vấn tài chính của doanh nghiệp Nội dung khảo sát sẽ bao gồm: đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách kế toán mà nhóm công ty đang áp dụng, đánh giá mức độ hoàn thiện của BCTC hợp nhất được lập theo IFRS, đánh giá các thông tin được trình bày trên BCTC hợp nhất của doanh nghiệp

Trong quá trình thực hiện khảo sát thông tin, do thời gian có hạn và do yếu tố khách quan là không phải toàn bộ các đối tượng được phỏng vấn đều có thể/sẵn sàng trả lời cặn kẽ các nội dung được đưa ra nên kết quả của khảo sát có một số hạn chế nhất định

Là những phương pháp được sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến việc thực hiện lập và trình bày BCTC hợp nhất theo VAS và theo IFRS Phương pháp này bao gồm các bước sau:

Xác định các chỉ tiêu khác biệt cơ bản: Chọn ra các chỉ tiêu quan trọng để đo lường mức độ khác biệt khi sử dụng hai chuẩn mực khác nhau để lập và trình bày BCTC hợp nhất Các chỉ tiêu điển hình được so sánh tại BCTC hợp nhất của nhóm công ty này là: giá trị tài sản đánh giá lại, thu nhập toàn diện của công ty mẹ

Thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu: thu thập và phân tích dữ liên quan đến BCTC hợp nhất và các chỉ số đã chọn; lập bảng so sánh để thể hiện sự khác biệt trong các năm nghiên cứu Đánh giá kết quả và đưa ra nhận xét cá nhân: dựa trên kết quả phân tích, học viên đưa ra những nhận xét cá nhân về các điểm khác biệt, lợi ích và khó khăn khi lựa chọn lập BCTC hợp nhất theo IFRS thay cho theo VAS

Thông qua việc làm rõ phương pháp nghiên cứu của đề tài giúp cho các thông tin được trình bày ở chương sau về việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tại nhóm các Công ty THQ Holdings được rõ ràng hơn.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC

HỢP NHẤT TẠI THQ HOLDINGS

Tổng quan về THQ Holdings

3.1.1 Giới thiệu chung về nhóm công ty

Nhóm các công ty Trần Hồng Quân được biết đến là một nhóm các công ty tư nhân, được thành lập từ năm 2000 Với 19 năm xây dựng và phát triển, hiện Công ty sở hữu và hoạt động với 03 mảng kinh doanh và đầu tư chính, cụ thể với các công ty sau:

Công Ty TNHH Trần Hồng Quân Holdings được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 22/09/2010 Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là "Hoạt động tư vấn quản lý" - là công ty mẹ trực tiếp sở hữu 95% vốn của Công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân

Dự án điện phân nhôm Đắk Nông do Công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 688 triệu USD, với tổng diện tích khoảng 180ha, trong đó sử dụng đất của toàn bộ nhà máy là 128 ha, công suất thiết kế là 450.000 tấn nhôm/năm Do hiện nay, sản lượng nhôm tại Việt Nam đang được nhập khẩu 100% tại nước ngoài nên đây sẽ là dự án đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam dự kiến đến năm 2028 sẽ cung cấp sản phẩm nhôm cho thị trường nội địa

Khách sạn Hyatt Regency West Hà Nội - khách sạn 5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế, do Công ty TNHH TM Trần Hồng Quân là chủ đầu tư, được vận hành bởi tập đoàn chuyên vận hành khách sạn cao cấp Hyatt tại Mỹ Tổ hợp khách sạn gồm tòa Khách sạn 24 tầng và tòa căn hộ dịch vụ cao cấp với

Công ty TNHH Dầu Khí Trần Hồng Quân (trước đây thuộc Công ty TNHH Thương Mại Trần Hồng Quân) được biết đến là một trong những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối khí hóa lỏng lớn nhất miền Bắc, với 9 chi nhánh đặt tại 9 tỉnh thành phía Bắc Công ty đang sở hữu thương hiệu gas dân dụng nổi tiếng Hồng Hà Gas, là nhà phân phối LPG hàng đầu ở miền Bắc Việt Nam (chiếm ~ 30% tổng thị phần)

Công ty Cổ phần HNC: được biết đến là nhà thầu chính cho dự án Luyện kim, hoạt động trong lĩnh vực xây lắm và cung cấp các máy móc, vật liệu trong xây dựng công nghiệp

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Nhóm công ty

Tổ chức nhóm các Công ty Trần Hồng Quân như sau:

Sơ đồ 3.1 Tổ chức nhóm các Công ty THQ Holdings

THQ Holdings: là công ty mẹ sở hữu trực tiếp của Luyện Kim THQ, thuộc sở hữu của 2 cá nhân là ông T.H.Q (80%) và bà N.B.T (20%), Công ty này được thành lập ra với mục đích chính là trở thành chủ đầu tư của dự án luyện kim

Thương Mại THQ: thuộc sở hữu của 2 cá nhân là ông T.H.Q (80%) và bà N.B.T (20%)

Dầu khí THQ: thuộc sở hữu của các cá nhân là ông T.H.Q sở hữu 80%; bà N.B.T sở hữu 10%; cổ đông khác sở hữu 10%

Do vậy, thực chất đây là nhóm Công ty thuộc sở hữu và quyền kiểm soát của hai cá nhân là ông T.H.Q và bà N.B.T

3.1.3 Đặc điểm kinh doanh của Công ty

Luyện kim THQ: Dự án đặt tại Khu công nghiệp Nhân Cơ của tỉnh Đắk Nông Dự án được Chính phủ phê duyệt từ năm 2015 Dự án dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất trong năm 2028 với tổng mức đầu tư tương đương

688 triệu USD Dự án điện phân nhôm sử dụng 20% vốn tự có của chủ đầu tư và 80% vốn vay thương mại Phần vốn vay thương mại gồm vay tín dụng xuất khẩu (không được Chính phủ bảo lãnh) và vay tín dụng trong nuớc (chủ yếu để nhập khẩu thiết bị công nghệ), hiện tại đã được thu xếp xong Dự kiến với công suất 450 ngàn tấn nhôm/năm, chia thành 3 phân kỳ với công suất tương ứng là 150 ngàn tấn/năm, 300 ngàn tấn/năm và 450 ngàn tấn/năm, doanh thu hàng năm ước đạt 1,35 tỷ USD Sản phẩm của nhà máy là phôi nhôm: nhôm thỏi và nhôm hợp kim thanh tròn chủ yếu cung cấp cho nhu cầu trong nước Tính cho đến thời điểm hiện tại, Luyện kim THQ được biết đến là dự án luyện kim nhôm lớn nhất tại Việt Nam

Thương Mại THQ: là chủ đầu tư của Tổ hợp Crown Plaza tọa lạc tại số

36 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội Tổ hợp bao gồm 03 tòa tháp: Khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế Crowne Plaza Wets Hanoi, Khu căn hộ du lịch cao cấp Crowne Plaza West Hanoi Residence và Tòa tháp Văn phòng Công ty có tiềm năng phát triển trở thành một trong những doanh nghiệp thương mại dịch vụ lớn tại Việt Nam Doanh nghiệp này hiện tại có chiến lược lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ với thương hiệu Hồng Hà Mart và đã có siêu thị đầu tiên tại Hà Nội cuối năm 2022, năm 2023 dự định mở rộng chuỗi tại Vĩnh Phúc

Ngoài ra, Thương Mại THQ còn có chi nhánh hoạt động tại Hà Nội, lĩnh vực kinh doanh chính là kinh doanh vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài

Dầu khí THQ: là một trong những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng lớn nhất miền Bắc Trải qua 12 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đang sở hữu thương hiệu gas dân dụng nổi tiếng Hồng Hà Gas

HCN: được biết đến là một công ty thành viên của THQ hoạt động trong lĩnh vực xây lắp Tuy nhiên, xét về tính trọng yếu thì đây không được tính là một Công ty con của THQ Holdings.

Các đặc điểm ảnh hưởng đến công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất của THQ Holdings

3.2.1 Đặc điểm về hình thức sở hữu

Thứ nhất, xét về hình thức sở hữu: chỉ có THQ Holdings được tính là công ty mẹ của Luyện kim THQ, chiếu theo các chuẩn mực của VAS thì nhóm các công ty này không hợp nhất BCTC với nhau

Tuy nhiên xét về mức độ kiểm soát thì đây hoàn toàn đáp ứng nhu cầu là một nhóm công ty có liên quan đến nhau và chiếu theo chuẩn mực kế toán IFRS thì các công ty đủ điều kiện để hợp nhất BCTC

3.2.2 Đặc điểm về kinh doanh và giao dịch liên kết

Xét về các giao dịch giữa các công ty trong nhóm: Trong quá trình hoạt động, giữa các công ty có sự lưu chuyển về dòng tiền, doanh thu, hàng tồn kho, sở hữu lẫn nhau trong quá trình hoạt động, … dẫn tới khó khăn trong việc bóc tách và điều chỉnh các chỉ tiêu khi lập BCTC hợp nhất Cộng thêm với việc các công ty có thể hình thành một chuỗi cung ứng lẫn nhau nên việc bóc tách giao dịch nội bộ, giao dịch liên kết khá phức tạp

Xét về loại hình kinh doanh: Các Công ty đều kinh doanh ngành nghề khác nhau hoàn toàn: holdings; công nghiệp nặng; xây lắp; thương mại, bán lẻ, casino; LPG; nên ngoài việc bị chi phối bởi luật doanh nghiệp nói chung còn phải tuân thủ các luật và quy định của ngành kinh doanh đặc thù như liên quan đến casino, LPG, … Hơn nữa do đặc điểm và vòng đời của các sản phẩm không giống nhau cũng dẫn tới việc ghi nhận doanh thu, chi phí, tài sản, có sự khác biệt giữa các Công ty

3.2.3 Đặc điểm về tổ chức và bộ máy kế toán tại nhóm công ty THQ

THQ Holdings có bộ máy kế toán khá phức tạp và điều này thể hiện qua cơ cấu như sau:

Bảng 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán nhóm công ty

Các công ty và chi nhánh thuộc công ty đều hạch toán độc lập và được hợp nhất về công ty mẹ, tuy nhiên tất cả đều chịu sự kiểm soát của các thành viên tại công mẹ Công ty mẹ chịu sự kiểm soát của Kế toán nhóm công ty, khi cần thiết Kế toán nhóm công ty có thể kiểm soát trực tiếp đến các Chi nhánh của Công ty thành viên trong nhóm Điều này làm cho công việc bị chồng chéo, hơn nữa việc quản lý kế toán vừa phân tán vừa tập trung rất khó khăn, đặc biệt là khi chỉ có 02 nhân sự tại Holdings chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề về thuế cho cả 05 công ty trong nhóm

BCTC hợp nhất của nhóm được lập theo hình thức gián tiếp, vì vậy có thể dẫn tới việc khi lập BCTC hợp nhất lần cuối sẽ phải kiểm tra lại BCTC hợp nhất của các công ty khác trong nhóm, điều này khá mất thời gian công sức.

Thực trạng việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tại THQ Holdings

Nhóm các Công ty có tỷ lệ sở hữu như sau tại ngày 31/12/2022:

Sơ đồ 3.2 Tỷ lệ sở hữu nhóm các Công ty THQ Holdings

Như vậy, ông THQ và bà TBT là các bên liên quan và kiểm soát 100% nhóm các Công ty này (ngoại trừ một tỷ lệ nhỏ của HCN do các cổ đông thiểu số khác kiểm soát - giá trị cần loại trừ từ lợi ích của cổ đông không kiểm soát gần như bằng không)

3.3.2 Lợi thế thương mại và kế toán các khoản đầu tư từ công ty mẹ vào công ty con

Do tại thời điểm các Công ty trong nhóm có xuất hiện giao dịch mua - bán lẫn nhau nhưng không tiến hành đánh giá lợi thế thương mại và thời điểm cuối kỳ đã chuyển giao hết phần sở hữu cho Công ty Holdings nên không xuất hiện lợi thế thương mại trên BCTC hợp nhất cuối kỳ cho nhóm công ty này Khoản đầu tư của THQ Holdings vào Luyện kim THQ đã được loại trừ ra khỏi vốn chủ sở hữu Trên thực tế, nhóm các Công ty này thuộc sở hữu và quyền kiểm soát của cá nhân, chứ không có công ty mẹ cho tất cả nhóm này Tuy nhiên khi hợp nhất theo IFRS lựa chọn THQ Holdings làm công ty mẹ và tất cả các khoản đầu tư vào Công ty con được loại trừ ra khỏi BCTC

3.3.3 Lợi ích của cổ đông không kiểm soát

Thực tế trong nhóm các Công ty, chỉ có THQ Holdings và Luyện Kim THQ được tính là mẹ - con, còn lại hình thức chính xác sẽ là nhóm các công ty có cùng chủ sở hữu, chỉ có một phần nhỏ của cổ đông không kiểm soát tại HCN - không tính là trọng yếu Do vậy, Lợi ích của cổ đông không kiểm soát cũng không xuất hiện trên BCTC hợp nhất cuối kỳ Hơn nữa, do thời kỳ thực hiện BCTC hợp nhất HCN không phát sinh nhiều doanh thu (do ảnh hưởng của dịch covid không thể tiến hành nhập khẩu máy móc và xây dựng được) và xét thấy không trọng yếu nên HCN không được hợp nhất cho BCTC hợp nhất thời kỳ này

3.3.4 Thực trạng việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tại THQ Holdings

● Lý do bắt buộc phải hợp nhất theo IFRS mà không theo VAS:

Hình thức mẹ - con được xác định thông qua tỷ lệ sở hữu của công ty này đối với công ty kia; IFRS mở rộng hơn theo cả tiêu chí về quyền kiểm soát

Thêm nữa, VAS thường không ghi nhận khoản đánh giá lại giá trị tài sản, mà ghi nhận giá trị tài sản theo giá gốc, điều này sẽ làm giảm đáng kể giá trị tài sản của nhóm các công ty THQ Việc ghi nhận thu nhập toàn diện sẽ làm cho THQ Holdings chứng minh được năng lực tài chính của mình, điều này giúp THQ huy động được nguồn tài chính đúng hạn cho dự án Luyện kim Để thấy rõ hơn về sự khác biệt về BCTC hợp nhất khi lập và trình bày theo hai chuẩn mực khác nhau có thể xem đến số liệu trình bày như sau:

● BCTC hợp nhất cho nhóm các công ty THQ:

Bảng 3.1 Báo cáo tài chính

Bảng 3.2 Báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác

Bảng 3.3 Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu

Bảng 3.4 Báo cáo thặng dư đánh giá tài sản

Bảng 3.5 Báo cáo thặng dư đánh giá lại bất động sản đầu tư

Bảng 3.6 Báo cáo tài chính

Bảng 3.7 Quyền sử dụng tài sản ( giá gốc đánh giá lại)

Bảng 3.8 Bất động sản đầu tư ( đánh giá lại)

* Các thuyết minh chính của BCTC hợp nhất:

BCTC hợp nhất được lập và trình bày bằng Đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các chuẩn mực IFRS và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC hợp nhất

Phân loại ngắn hạn và dài hạn: tài sản được phân loại là ngắn hạn khi:

(i) Đơn vị dự kiến thu hồi tài sản hoặc dự tính bán hay sử dụng tài sản đó cho một chu kỳ kinh doanh bình thường; (ii) Đơn vị nắm giữ tài sản chủ yếu cho mục đích thương mại; (iii) Đơn vị dự kiến thu hồi tài sản trong vòng 12 tháng sau ngày kết thúc năm báo cáo; (iv) Tài sản là tiền hoặc tương đương tiền trừ khi tài sản này bị cấm không được trao đổi hoặc sử dụng để thanh toán một nghĩa vụ nợ ít nhất 12 tháng sau ngày kết thúc năm báo cáo Tất cả các tài sản khác được phân loại là dài hạn

Một khoản nợ phải trả được phân loại là ngắn hạn khi: (i) Đơn vị dự kiến thanh toán khoản nợ phải trả này trong một chu kì kinh doanh bình thường; (ii) Đơn vị nắm giữ khoản nợ chủ yếu vì mục đích kinh doanh; (iii) Khoản nợ phải trả đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc ra báo cáo; (iv) Đơn vị không có quyền trì hoãn vô điều kiện việc thanh toán khoản nợ phải trả ít nhất 12 tháng kể từ trong ngày kết thúc năm báo cáo Tất cả các khoản nợ phải trả khác được phân loại là dài hạn

Tài sản cố định hữu hình:

Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế và/hoặc các khoản suy giảm giá trị lũy kế (nếu có) Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng để ghi giảm giá trị phải khấu hao của tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích ước tính Khấu hao được tính dựa trên nguyên giá của tài sản được ghi nhận theo đơn vị tiền tệ hiện hành không phải là nguyên giá chuyển đổi của tài sản

Khấu hao tài sản không chấm dứt Khi tài sản đó trở nên nhàn rỗi hoặc ngừng sử dụng trừ khi tài sản được khấu hao hết theo khung khấu hao quy định

Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích và giá trị còn lại được xem xét và điều chỉnh nếu cần thiết tại ngày kết thúc năm tài chính để đảm bảo rằng số tiền, phương pháp và thời gian khấu hao phù hợp với các ước tính trước đó và mô hình tiêu dùng dự kiến mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai trong các hạng mục của tài sản, nhà máy và thiết bị

Tài sản cố định hữu hình được ghi giảm khi xử lý hoặc khi không có lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng nó Bất kỳ khoản lãi hoặc lỗ nào phát sinh từ việc không ghi nhận tài sản đều được đưa vào báo cáo lãi hoặc lỗ và các khoản thu nhập toàn diện khác trong năm tài sản được xóa sổ

Sau khi được ghi nhận là tài sản tài sản cố định hữu hình (chẳng hạn như đất đai, tài sản, nhà cửa…) có giá trị hợp lý có thể đo lường được một cách đáng tin cậy được ghi nhận theo giá đánh giá lại, bằng giá trị hợp lý của tài sản đó tại ngày đánh giá lại trừ giá trị khấu hao lũy kế phát sinh và các khoản suy giảm giá trị tài sản sau đó Việc đánh giá lại được thực hiện với mức độ thường xuyên đủ để đảm bảo rằng giá trị thực tế không khác biệt trọng yếu với giá trị ghi sổ sẽ được đo lường theo giá trị hợp lý vào ngày kết thúc năm tài chính và toàn bộ tài sản cố định cùng loại đó đều được đánh giá lại

Khi giá trị ghi sổ của tài sản tăng lên do đánh giá lại, phần tăng thêm được ghi nhận vào thu nhập toàn diện khác và được ghi nhận vào thặng dư đánh giá lại tài sản trên vốn chủ sở hữu trừ khi phải tăng này được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ trong năm khi nó đảo ngược việc đánh giá giảm của cùng một tài sản đã ghi nhận lãi hoặc lỗ trước đó Khi giá trị ghi sổ của một tài sản giảm đi, khoảng giảm giá này được ghi nhận vào thu thập toàn diện khác trong phạm vi dư có trong thặng dư đánh giá lại đối với tài sản đó Sự sụt giảm được ghi nhận vào thu nhập toàn diện khác làm giảm số tiền tích lũy trên thặng dư đánh giá lại trong vốn chủ sở hữu Thặng dư đánh giá lại tài sản trong vốn chủ sở hữu được chuyển thẳng vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối khi tài sản được ghi nhận giảm Đối với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vỏ bình ga được ghi nhận là tài sản cố định thuộc nhóm máy móc thiết bị Giá trị sử dụng làm cơ sở đánh giá lại của vỏ bình ga tại cuối mỗi năm tài chính bằng giá bán bình ga bình quân cho khách hàng trên thị trường trừ đi phần ký quỹ mà công ty nhận được từ việc đặt cọc của bình ga từ các đại lý

Quyền sử dụng tài sản:

Quyền sử dụng tài sản được ghi nhận vào ngày bắt đầu hợp đồng thuê Quyền sử dụng tài sản được đo lường theo giá gốc, bao gồm khoảng thanh toán tiền thuê phải trả ban đầu được chỉnh cho bất kỳ khoản thanh toán tiền thuê nào được thự hiện vào hoặc trước ngày bắt đầu sử dụng trừ các khoản ưu đãi thuê nhận được, mọi chi phí trực tiếp ban đầu phát sinh và trừ ước tính phát sinh để tháo dỡ và phá hủy, khôi phục địa điểm hoặc tài sản

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN VÀ NÂNG

Định hướng phát triển của nhóm các công ty

Với 23 năm hình thành và phát triển, nhóm các công ty Trần Hồng Quân tập trung phát triển ở các mảng sau:

Dự án điện phân nhôm Đắk Nông do Công ty TNHH luyện kim Trần

Hồng Quân làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư gần 800 triệu USD, với tổng diện tích khoảng 180ha Đây là dự đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam trong khoảng 05 năm nữa sẽ cung cấp sản phẩm nhôm cho thị trường nội địa, thay thế sản phẩm nhôm nhập khẩu Việc xây dựng nhà máy có ý nghĩa quan trọng đặc biệt với ngành công nghiệp luyện kim cả nước và đặc biệt đem theo nhiều lợi ích cho tỉnh Đắk Nông Theo tính toán ban đầu của dự án, khi đi vào vận hành thương mại, dự án sẽ đóng góp cho GDP của tỉnh Đắk Nông khoảng 700 triệu USD/năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước bình quân khoảng 120 triệu USD/năm và giúp các doanh nghiệp trong nước giảm đáng kể chi phí so với nhập khẩu từ nước ngoài

Công ty TNHH thương mại Trần Hồng Quân là chủ khách sạn Hyatt

Regency West Hà Nội (tiền thân là khách sạn Crowne Plaza) là khách sạn 5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được vận hành bởi tập đoàn Hyatt (tập đoàn quản lý khách sạn danh tiếng hàng đầu thế giới) tại Hà Nội Tổ hợp khách sạn gồm tòa Khách sạn 24 tầng và tòa căn hộ dịch vụ cao cấp với 390 phòng các loại

Chi nhánh Macau với ngành nghề kinh doanh trò chơi có thưởng cho người nước ngoài tại VN hoạt động ổn định và là nguồn thu đáng kể của Công ty này

Chiến lược của Công ty TM là lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ với thương hiệu Hồng Hà Mart, bắt đầu được triển khai vào cuối năm 2022 và dự định tăng lên 30-40 điểm trong năm 2023

Nhìn chung, đây chính là đơn vị cung cấp dòng tiền mặt ổn định cho nhóm các công ty

Công ty TNHH Dầu Khí Trần Hồng Quân được biết đến là một trong những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối khí hóa lỏng lớn nhất miền Bắc, với 12 chi nhánh đặt tại 10 tỉnh thành phía Bắc Công ty đang sở hữu thương hiệu gas dân dụng nổi tiếng Hồng Hà Gas, là nhà phân phối LPG hàng đầu ở miền Bắc Việt Nam (chiếm ~ 30% tổng thị phần), trong dài hạn công ty này có thể tài trợ số vốn tương đối lớn cho dự án luyện kim

Công ty HNC được biết đến là nhà thầu chính của dự án Luyện Kim, ngoài ra còn thực hiện các hoạt động xây lắp và dịch vụ sửa chữa khác cho cả hệ thống Công ty dầu khí, tổ hợp Khách sạn và khu căn hộ cao cấp,… cùng các đối tác bên ngoài khác Tuy nhiên, chiến lược của HCN là trở thành đơn vị xây dựng, sửa chữa và vận hành cho các Công ty còn lại trong nhóm

4.2 Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi kế toán sang IFRS của nhóm các Công ty

Tất cả các công ty trong nhóm đã chuyển đổi sang IFRS kể từ ngày 01/01/2020 và dự kiến sẽ có thể tự kiểm soát kế toán và lập BCTC hợp nhất theo IFRS kể từ năm 2025 Để có thể đáp ứng được lộ trình này, kế toán của nhóm công ty sẽ được đào tạo dần từ kiểm soát kế toán nhóm công ty và các kế toán trưởng, sau đó đến kế toán tổng hợp và các kế toán viên Các thành viên trong ban lãnh đạo các công ty cũng được đào tạo về cách đọc và sử dụng các thông tin trong BCTC theo IFRS.

Ngày đăng: 01/10/2024, 16:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Bộ tài liệu “Similarities & Diffirences – A comparision of International Financial Reporting Standards (IFRS) and Vietnamese GAAP” phát hành bởi PWC Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Similarities & Diffirences – A comparision of International Financial Reporting Standards (IFRS) and Vietnamese GAAP
16. Các tài liệu tại website https://www.ey.com/ Link
17. Các tài liệu tại website https://www.kpmg.us/ Link
1. Bộ Tài chính, 2014. Thông tư số: 200/2014/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành ngày 22/12/2014 Khác
2. Bộ Tài chính, 2014. Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất, ban hành ngày 22/12/2014 Khác
3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07: Các khoản đầu tư vào công ty liên kết, ban hành ngày 31/12/2003 Khác
4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 08: Thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh, ban hành ngày 31/12/2003 Khác
5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11: Hợp nhất kinh doanh, ban hành ngày 28/12/2005 Khác
6. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25: BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào Công ty con, ban hành ngày 31/12/2003 Khác
8. Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 3: Hợp nhất kinh doanh Khác
9. Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 10: BCTC hợp nhất Khác
10. Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 11: Giao dịch liên doanh Khác
11. Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 12: Thuyết minh về lợi ích trong các đơn vị khác Khác
13. Nghiên cứu "Chuyển giao kiến thức trong doanh nghiệp đa quốc gia Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc đơn giản của nhóm mẹ - Công ty con - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc đơn giản của nhóm mẹ - Công ty con (Trang 18)
Sơ đồ 1.2. Cấu trúc phức tạp của nhóm mẹ - Công ty con - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Sơ đồ 1.2. Cấu trúc phức tạp của nhóm mẹ - Công ty con (Trang 18)
Sơ đồ 3.1. Tổ chức nhóm các Công ty THQ Holdings - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Sơ đồ 3.1. Tổ chức nhóm các Công ty THQ Holdings (Trang 51)
Bảng 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán nhóm công ty - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Bảng 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán nhóm công ty (Trang 54)
Sơ đồ 3.2. Tỷ lệ sở hữu nhóm các Công ty THQ Holdings - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Sơ đồ 3.2. Tỷ lệ sở hữu nhóm các Công ty THQ Holdings (Trang 55)
Bảng 3.2. Báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Bảng 3.2. Báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác (Trang 60)
Bảng 3.3. Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Bảng 3.3. Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu (Trang 61)
Bảng 3.4. Báo cáo thặng dư đánh giá tài sản - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Bảng 3.4. Báo cáo thặng dư đánh giá tài sản (Trang 62)
Bảng 3.5. Báo cáo thặng dư đánh giá lại bất động sản đầu tư - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Bảng 3.5. Báo cáo thặng dư đánh giá lại bất động sản đầu tư (Trang 63)
Bảng 3.6. Báo cáo tài chính - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Bảng 3.6. Báo cáo tài chính (Trang 64)
Bảng 3.8. Bất động sản đầu tư ( đánh giá lại) - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Bảng 3.8. Bất động sản đầu tư ( đánh giá lại) (Trang 65)
Bảng 3.7. Quyền sử dụng tài sản ( giá gốc đánh giá lại) - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Bảng 3.7. Quyền sử dụng tài sản ( giá gốc đánh giá lại) (Trang 65)
Bảng 3.11. Thặng dư đánh giá lại bất điộng sản đầu tư - Sự khác biệt của việc lập và trình bày bctc hợp nhất của nhóm các công ty thq holdings khi vận dụng chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực việt nam
Bảng 3.11. Thặng dư đánh giá lại bất điộng sản đầu tư (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w