1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Tác giả Nguyễn Quảng Đà
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu
Trường học Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 2,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (17)
    • 1.1.1 Tổng quan nghiên cứu (17)
    • 1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu (19)
    • 1.2 Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân trong hoạt động của NHTM (20)
      • 1.2.1 Tín dụng khách hàng cá nhân tại các NHTM (20)
      • 1.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân (27)
        • 1.2.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng (28)
        • 1.2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng (29)
        • 1.2.2.3 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng (32)
        • 1.2.2.4 Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng (33)
        • 1.2.2.5 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng (34)
        • 1.2.2.6 Quản trị rủi ro theo Basel (35)
        • 1.2.2.7 Mô hình ba tuyến phòng thủ (36)
        • 1.2.2.8 Các nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân (38)
        • 1.2.2.9 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại các NHTM (43)
  • CHƯƠNG 2 (47)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (47)
    • 2.2. Quy trình nghiên cứu (47)
    • 2.3. Xác định vấn đề nghiên cứu (49)
    • 2.4. Nội dung nghiên cứu (50)
    • 2.5. Phương pháp nghiên cứu (50)
      • 2.5.1. Phương pháp thu thập thông tin (50)
      • 2.5.2. Phương pháp phân tích (51)
        • 2.2.3.1 Tổng hợp và phân tích thông tin (51)
        • 2.2.3.2 Phân tích theo chuẩn tỷ trọng & chuẩn năm gốc và so sánh (52)
      • 2.5.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích (52)
  • CHƯƠNG 3 (55)
    • 3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) (55)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của PVcomBank (55)
      • 3.1.2. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động PVcomBank (56)
      • 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank (57)
    • 3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại (64)
      • 3.2.1. Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại (64)
        • 3.2.1.1. Các quy định về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank (64)
        • 3.2.1.2. Công tác tổ chức quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank (65)
        • 3.2.1.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank (74)
      • 3.2.2. Cơ cấu dư nợ về mảng tín dụng khách hàng cá nhân của (81)
      • 3.2.3. Kết quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank (84)
        • 3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định tính (84)
        • 3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng (85)
      • 3.2.4. Đánh giá chung về kết quả thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank (0)
        • 3.2.4.1. Thành tựu đạt được (90)
        • 3.2.4.2. Hạn chế (91)
      • 3.2.5. Nguyên nhân hạn chế (91)
        • 3.2.5.1. Nhóm nhân tố khách quan (91)
        • 3.2.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan (93)
  • CHƯƠNG 4 (97)
    • 4.1. Mục tiêu và định hướng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của PVcomBank đến 2030 (97)
      • 4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội tại Việt Nam (97)
      • 4.1.2. Về đề án tái cơ cấu PVcomBank đến 2030 (99)
      • 4.1.3. Mục tiêu và định hướng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của PVcomBank đến 2030 (100)
      • 4.1.4. Những khó khăn và thách thức trong quản trị rủi ro tín dụng (101)
        • 4.1.4.1. Thách thức (101)
        • 4.1.4.2. Khó khăn (101)
      • 4.1.5. Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại (102)
        • 4.1.5.1. Mở rộng quy mô, thị phần tín dụng khách hàng cá nhân (102)
        • 4.1.5.2. Về đào tạo & nguồn nhân lực (103)
        • 4.1.5.3. Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 94 4.1.5.4. Nâng cao hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro (104)
    • 4.2. Kiến nghị (107)
      • 4.2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (107)
      • 4.2.2. Khuyến nghị với PVcomBank (108)
  • KẾT LUẬN ................................................................................................... 100 (110)

Nội dung

Để vừa phát triển tăng quy mô, kiểm soát được rủi ro tín dụng nói chung và với khách hàng cá nhân nói riêng thì công tác quản trị rủi ro tại PVcomBank phải được tập trung nguồn lực, hỗ t

Tổng quan nghiên cứu

1.1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Ngày nay, trên thế giới đang tồn tại nhiều nghiên cứu lý thuyết và các mô hình thực nghiệm liên quan đến việc quản trị rủi ro tín dụng, cũng nhƣ các phương pháp đo lường quản trị rủi ro tín dụng Cụ thể:

Về vai trò của quản trị rủi ro tín dụng:

Nguyễn Quang Khải & Đặng Văn Cường (2022) nghiên cứu phân tích hiệu quả quản lý rủi ro trong ngân hàng của các nước ASEAN và xem xét vai trò cụ thể của quản trị rủi ro trong việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro của ngân hàng

Shams và cộng sự (2020) cho thấy lợi ích của đa dạng hóa doanh thu của ngân hàng và thông qua đa dạng hóa doanh thu có thể giảm rủi ro tín dụng đồng thời bảo toàn vốn khi đối mặt với suy thoái kinh tế

Về các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng:

YANG & SHI (2009) đề cập tới một mô hình rủi ro tín dụng để đo xắc suất vỡ nợ tín dụng cá nhân bằng thuật toán Mô hình có thể đƣợc thực hiện không chỉ trong việc dự đoán xác suất vỡ nợ cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng mà còn với cả các dịch vụ công cộng khác

Weissova và cộng sự (2015) đề cập tới rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng, đây là một trong những công cụ hữu ích để đo lường rủi ro tín dụng Xếp hạng và rủi ro tín dụng đƣợc liên kết chặt chẽ với nhau

Về hệ thống cơ sở lý luận và chuẩn mực, toàn diện về quản trị rủi ro tín dụng cũng như các mô hình đo lường quản trị rủi ro tín dụng đã được đề cập đầy đủ ở các nghiên cứu đã nêu ở trên Đây là cơ sở tạo tiền đề rất quan trọng để các Ngân hàng tại Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng phù hợp với thực tiễn, thực tế tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và của khách hàng cá nhân nói riêng

1.1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về quản trị rủi ro tín dụng, cũng nhƣ tín dụng đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống các ngân hàng thương mại và tại từng ngân hàng cụ thể Tất cả đều đưa ra hệ thống các lý thuyết, các đề xuất, giải pháp để cải thiện, giảm thiểu, quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, cụ thể:

Về vai trò của quản trị rủi ro tín dung:

Lê Thị Thanh Huyền, Cù Thị Lan Anh (2021) có đề cập đến vai trò của quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng và thực trạng quản trị rủi ro tại 2 ngân hàng lớn BIDV, VietinBank – thuộc top big 4 tại Việt Nam, qua đó tác giả rút ra một số hàm ý cho các Ngân hàng thương mại trong quản trị rủi ro tín dụng

Nguyễn Thị Mỹ Yên, Nguyễn Thị Thanh Bình(2021) có đề cập đến thực trạng quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó nêu rõ về kết quả về tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn từ 2015-2020, mức độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, chiến lược, chính sách định hướng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và một số tồn tại, hạn chế Qua đó, tác giả đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro nhƣ (i) thay đổi nhận thức về quản

8 trị rủi ro, (ii) Các nhân tố để hoàn thiện thực thi nội dung quản trị rủi ro tín dụng, (iii) hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng…

Hoàng Thị Kiều Nga (2016) đã nghiên cứu về: “Các lý luận rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, những tác động trong cho vay đối với Khách hàng cá nhân tác động lên công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng thương mại” Đề tài nghiên cứu thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại AgriBank ĐăkLăk theo ngành nghề kinh tế tại địa bàn và đƣa ra các giải pháp nhận diện

& quản trị rủi ro tại chi nhánh

Về phương pháp đo lường rủi ro tín dụng và mô hình quản trị rủi ro: Đặng Thị Hồng Nhung (2021) nghiên cứu về các lý luận và một số nghiên cứu điển hình của nước ngoài (mô hình CAMELS); Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại BIDV, đánh giá thẩm quyền phê duyệt và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng cá nhân Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông qua hoàn thiện bộ máy tổ chức, hệ thống thông tin tín dụng

Cơ bản nhìn chung các nghiên cứu, bài báo trên đây góp phần quan trọng đƣa ra các lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu này, vẫn còn tồn tại một số khoảng trống và hạn chế, đặc biệt là khi tập trung vào Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, cụ thể là trong giai đoạn đối mặt với tác động của dịch Covid-19 và sau khi dịch bệnh này qua đi.

Khoảng trống nghiên cứu

Do PVcomBank là ngân hàng mới đƣợc thành lập từ năm 2013 dựa trên cơ sở sát nhập giữa 2 tổ chức tín dụng là PVFC và WesternBank nên chƣa có đề tài nào ở trên nghiên cứu một tổ chức có lịch sử hình thành khá đặc biệt và có những đặc thù riêng về vốn, tình hình chất lƣợng nợ ngay từ khi hình thành

Bên cạnh đó, cũng chƣa có công trình nghiên cứu, đề tài nào đề cập toàn diện đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trong giai đoạn từ 2018-2022, giai đoạn trước, trong và sau covid 19 cũng như đưa ra các đề xuất hệ thống, các giải pháp để tăng cường quản trị hiệu quả rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank tốt hơn nữa mà vẫn đảm bảo tăng trưởng quy mô, chất lượng tín dụng.

Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân trong hoạt động của NHTM

1.2.1 Tín dụng khách hàng cá nhân tại các NHTM

1.2.1.1 Khái niệm về tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM

 Về Tín dụng & tín dụng ngân hàng

Có nhiều khái niệm về tín dụng & tín dụng ngân hàng đã đƣợc định nghĩa theo nhiều góc nhìn khác nhau Lê Thị Thu Thủy (2016) cho rằng: “Tín dụng được phát sinh khi một bên (chủ nợ) giao cho bên kia (con nợ) sử dụng một khoản vốn nhất định, khi đến hạn trả nợ, con nợ phải trả cho chủ nợ khoản vốn đã vay kèm theo một khoản lãi suất nhất định mà hai bên đã thỏa thuận trước Vốn ở đây có thể là tiền hoặc tài sản tính bằng tiền”

Lê Thị Thu Thủy (2016) cho rằng: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc có thể cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo những thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng tín dụng với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

Hay Nguyễn Minh Kiều (2009) thì cho rằng: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định”

Mặc dù có nhiều định nghĩa và khái niệm về Tín dụng (cấp tín dụng) và tín dụng Ngân hàng, nhƣng khi tổng hợp, tín dụng Ngân hàng có thể đƣợc hiểu chung chung nhƣ một quá trình chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ

10 người sở hữu sang người sử dụng, với một thời hạn xác định và kèm theo chi phí và rủi ro

 Về khách hàng cá nhân

Trong trường hợp giao dịch với ngân hàng, đối tượng khách hàng cá nhân thường là những cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (tức là khả năng của cá nhân đó tự thiết lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự)

Trong phạm vi luận văn này và dựa trên định nghĩa tín dụng ngân hàng nêu trên, đối tƣợng khách hàng cá nhân bao gồm cả cá nhân và hộ gia đình có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cá thể

 Khái niệm về tín dụng khách hàng cá nhân

Tín dụng khách hàng cá nhân là một hình thức mà Ngân hàng đóng vai trò chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn cho khách hàng cá nhân, cho phép họ sử dụng và kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định trước, nhưng cần phải hoàn trả cả gốc và lãi về ngân hàng

1.2.1.2 Đặc điểm hoạt động Tín dụng khách hàng cá nhân

 Quy mô các món vay thường nhỏ, nhưng số lượng các món vay nhiều Trong thực tế, khách hàng cá nhân thường có hai mục đích chính khi vay tiền từ ngân hàng Mục đích đầu tiên là vay tiêu dùng, dùng để chi tiêu trực tiếp trong cuộc sống nhƣ mua nhà, mua đất, xây sửa nhà cửa, mua sắm đồ dùng gia đình, hay thậm chí du học Mục đích thứ hai là vay tiền để bổ sung vốn kinh doanh cá nhân hoặc hộ gia đình, tuy nhiên, do hạn chế về năng lực tài chính, hoạt động kinh doanh thường không có quy mô lớn

Tuy nhiên, cả hai mục đích vay này đều bị giới hạn bởi những điều kiện từ phía ngân hàng, nhƣ đảm bảo tính hợp lý của nhu cầu vốn và khả năng trả nợ, cũng nhƣ tài sản đảm bảo

11 Điều đáng chú ý là số lƣợng các món vay cho khách hàng cá nhân là rất đa dạng Điều này xảy ra do đối tƣợng của loại hình vay này là các cá nhân trong xã hội, từ người có thu nhập thấp, trung bình đến cao Nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân cũng rất đa dạng và phong phú, bởi chất lƣợng cuộc sống và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao Điều này thúc đẩy người ta vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống của mình

 Gây tốn kém nhiều chi phí

Căn cứ vào những đặc điểm trên, việc tiếp cận và thu hút khách hàng cá nhân đòi hỏi ngân hàng phải đầu tƣ nhiều chi phí vào việc mở rộng mạng lưới, quảng cáo và tiếp thị Các chi phí này là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và gặp gỡ các đối tƣợng khách hàng cá nhân tại từng địa bàn, khu vực, ngành nghề hoặc lĩnh vực Bên cạnh đó việc phát triển nhân sự đầy đủ để đảm bảo phục vụ chính xác, nhanh chóng, tiếp cận hồ sơ & thẩm định chính xác, dẫn đến quyết định cho vay, giải ngân thu nợ, kiểm tra sau cho vay, định kỳ…sẽ dẫn tới các chi phí như văn phòng phẩm, điện nước, điện thoại, công tác phí

Vì thông tin về nhân thân, lai lịch và tình hình tài chính của khách hàng cá nhân thường không được cung cấp đầy đủ và khó thu thập, việc xác định và thẩm định cho vay tốn nhiều chi phí cho ngân hàng Điều này làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng khi tiến hành quá trình xét duyệt và đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng

Chính vì những khó khăn này, lãi suất cho tín dụng khách hàng cá nhân thường cao hơn so với tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp

 Rủi ro cao hơn so với tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Trong quá trình thẩm định cho vay, thông tin về bản thân khách hàng đóng vai trò quan trọng, bên cạnh tính hợp lý và hợp pháp của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo Tuy nhiên, việc đánh giá nhân thân,

12 nguồn trả nợ và mục đích sử dụng vốn thường gặp khó khăn trong việc thu thập đầy đủ và chính xác thông tin Điều này dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng, khiến cho quá trình thẩm định trở nên thiếu chính xác Ngân hàng phải đối mặt với khả năng thông tin không đầy đủ, không rõ ràng và có thể không chính xác từ phía khách hàng, điều này có thể tạo ra sự không cân xứng trong quá trình đánh giá tài chính của khách hàng và dẫn đến quyết định cho vay không chính xác hoặc gây ra rủi ro lớn trong việc cho vay.Nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân sẽ đến từ thu nhập ổn định tại thời điểm hiện tại, do vậy nếu người vay gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hay biến cố bất ngờ nhƣ tai nạn thất nghiệp, bi kịch gia đình….sẽ ảnh hưởng tới thu nhập sẽ gây khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng

Do số lƣợng khoản vay lớn và nhu cầu cấp tín dụng nhanh chóng, ngân hàng đôi khi đối mặt với áp lực đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh Điều này có thể dẫn đến việc thẩm định hồ sơ tín dụng trở nên chủ quan và lỏng lẻo, đồng thời có thể xuất hiện sơ hở trong quản lý và các quy định của ngân hàng

Thiết kế nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu từ lúc sát nhập từ 2 tổ chức tín dụng là PVFC và

Western Bank để hình thành PVcomBank thì đã phát triển ra sao Và trong xu hướng hiện nay thì bán lẻ là một mô hình hiện đại, mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, thu thuần của ngân hàng

Và đến nay sau 10 năm hình thành và phát triển với mục tiêu mở rộng quy mô và cải thiện dần lợi nhuận, doanh thu thì việc quản trị rủi ro tín dụng nói chung và đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân luôn đƣợc Ngân hàng đánh giá rất quan trọng, thường xuyên điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với định hướng kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo không quá mạo hiểm dẫn tới tăng nhanh nợ xấu, nợ quá hạn, quay lại vết xe đổ của Western Bank ngày trước

Chính vì vậy mà nghiên cứu đề cập tới “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam” Do vậy, để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu đã xây dựng quy trình nghiên cứu với lựa chọn các phương pháp phân tích phù hợp, kết hợp với các phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu để từ đó đưa ra những đánh giá và các giải pháp góp phần quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank.

Quy trình nghiên cứu

Để đảm bảo đầy đủ các nội dung và tài liệu cũng nhƣ nhận xét, đánh giá sát với nội dung nghiên cứu, tác giả đã dùng nhiều phương pháp tiếp cận, nghiên cứu …để làm sáng tỏ các hiện tƣợng, tìm cách giải quyết… Kết quả của nghiên cứu phụ thuộc vào rất nhiều quy trình nghiên cứu mà tác giả đặt ra và tuân thủ, cụ thể:

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu đề tài

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, xây dựng Để thực hiện được quy trình này, tác giả đã đặt thành từng bước và mỗi bước xác định, nhiệm vụ, nội dung cụ thể để tránh lan man, không đi vào trọng tâm của vấn đề Cụ thể:

Bước 1: Chọn đề tài nghiên cứu: Đây là bước rất quan trọng, nó đòi hỏi phải gắn liền với thực tiễn công việc của tác giả đang thực hiện hàng ngày Từ đó đề tài mới có tính ứng dụng

Chọn đề tài nghiên cứu

Xác định câu hỏi về vấn đề nghiên cứu

Xây dựng khung lý thuyết

Nghiên cứu thực trạng Đánh giá kết quả Đề xuất các giải pháp

Bước 2: xác định câu hỏi về vấn đề nghiên cứu: Sau khi xác định được đề tài, thì tác giả sẽ phải xác định đƣợc vấn đề nổi cộm ở đây là gì? Sẽ phải trả lời những câu hỏi nào để giải quyết đƣợc các vấn đề trên

Bước 3: Xây dựng khung lý thuyết: Từ xác định được câu hỏi cần phải trả lời, tác giả sẽ đi nghiên cứu về các cơ sở lý thuyết đã đƣợc nghiên cứu, giảng dạy, hay đƣợc luật hóa trong cuộc sống Để từ đó bám theo khung lý thuyết để trả lời câu hỏi nghiên cứu

Bước 4: Thu thập số liệu: Sau khi xây dựng xong khung lý thuyết, tác giả sẽ thu thập số liệu thực tế, thông tin của vấn đề cần nghiên cứu thông qua các kênh báo chí, báo cáo thường niên, báo cáo kiểm toán

Bước 5: Nghiên cứu thực trạng: Sau đó tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng của vấn đề thông qua các số liệu tìm đƣợc Số liệu có phản ánh đúng thực trạng của vấn đề hay không?

Bước 6: Đánh giá kết quả: sau đó dựa trên các phương pháp phân tích số liệu nhƣ phân tích theo chuẩn tỷ trọng, chuẩn năm gốc, phân tích tổng hợp và so sánh để đánh giá kết quả của vấn đề cần nghiên cứu

Bước 7: Đề xuất các giải pháp: Trên cơ sở kết quả, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, những nguyên nhân hạn chế, từ đó tác giả sẽ đề xuất các giải pháp để cải thiện vấn đề/ chủ đề nghiên cứu.

Xác định vấn đề nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về các mô hình quản trị rủi ro tín dụng cũng nhƣ vai trò của quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, nên nghiên cứu xác định đối tƣợng nghiên cứu là “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam” Các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau:

- Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank sau giai đoạn hợp nhất đến nay nhƣ thế nào?

- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank là gì?

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam” được thực hiện trong giai đoạn 5 năm, từ 2018 tới 2022 Theo đó, nghiên cứu sẽ trả lời chủ yếu các câu hỏi nghiên cứu chính nhƣ sau:

- Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của PVcomBank đƣợc triển khai nhƣ thế nào?

- Kết quả quản trị rủi ro tín dụng của PVcomBank trong giai đoạn từ

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở xác định vấn đề nghiên cứu và nội dung nghiên cứu, từ đó xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp truyền thống bao gồm tổng hợp và phân tích thông tin, phân tích theo chuẩn tỷ trọng & chuẩn năm gốc và so sánh cùng hệ thống các chỉ tiêu phân tích Với việc sử dụng phối hợp các phương pháp giúp cho nghiên cứu thấy đƣợc sự thay đổi, kết quả quản trị rủi ro giữa các năm của PVcomBank

2.5.1 Phương pháp thu thập thông tin

Một là, nguồn thu thập dữ liệu: do một phần đặc thù PVcomBank là một trong các Ngân hàng thuộc đề án tái cơ cấu nên việc có các báo cáo tài chính kiểm toán là khó khăn Tác giả thu thập đƣợc trên các thông tin đại chúng nhƣ các trang web cophieu68.vn, vietstock.vn, hoặc trang chủ của PVcomBank là pvcombank.com.vn là các báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng, hoặc các tài liệu từ đại hội cổ đông và các báo cáo thường niên đƣợc đăng trên các website trên

Vậy nên đề tài nghiên cứu sẽ lấy nguồn thông tin thứ cấp qua việc khai thác từ các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề và từ kho dữ liệu của Ngân hàng thương

40 mại cổ phần Đại chúng Việt Nam Cụ thể: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo kiểm toán, các báo cáo nội bộ về chất lƣợng nợ của PVcomBank trong các giai đoạn từ 2018 – 2022 (nếu có/ nếu thu thập đƣợc)

Dữ liệu liên quan đến quản trị rủi ro trong ngành ngân hàng và các ngân hàng thương mại trên địa bàn có thể thu thập từ các báo cáo do Ngân hàng Nhà nước công bố tại tỉnh, cũng như từ trực tiếp các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thông tin và dữ liệu từ nguồn Internet và các tài liệu khác để bổ sung kiến thức

Hai là về phương pháp thu thập dữ liệu, do dữ liệu là số liệu thứ cấp và đƣợc công bố rộng rãi, việc thu thập dễ dàng thông qua tải từ những trang web đã được trình bày Đồng thời, kết hợp phương pháp nghiên cứu tại bàn để lựa chọn các thông tin có liên quan từ các báo cáo, hội nghị tổng kết chuyên ngành

Ba là khi đã có dữ liệu, việc xử lý sẽ được thực hiện bằng cách lưu trữ dữ liệu báo cáo tài chính hợp nhất (hoặc kiểm toán) từ năm 2018 đến 2022 của PVcomBank dưới dạng file Excel theo từng năm Sau đó, sẽ sử dụng các phương pháp tính toán, so sánh tỷ trọng, năm gốc để đánh giá sự tăng giảm và tốc độ tăng trưởng, cũng như so sánh với trung bình ngành để có cái nhìn tổng quan về tình hình quản trị rủi ro trong ngân hàng

2.2.3.1 Tổng hợp và phân tích thông tin

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự việc

Trước hết tác giả sẽ phân tích toàn cảnh, tổng thể về tình hình của đối tƣợng nghiên cứu (ở đây là PVcomBank), từ góc độ điều kiện hoàn cảnh, bối cảnh, thực trạng của PVFC và Western Bank, những thách thức và cơ hội khi sát nhập Qua đó tìm ra đƣợc những yếu tố, nguyên nhân và động lực phát triển của PVcomBank

Bước tiếp của phân tích sẽ là tổng hợp Từ công tác tổng hợp sẽ hỗ trợ lại cho công tác phân tích để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cái riêng, cái chung, cái khái quát về đối tƣợng và nội dung của nghiên cứu

2.2.3.2 Phân tích theo chuẩn tỷ trọng & chuẩn năm gốc và so sánh

Phương pháp so sánh là một trong những cách phân tích được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế nói chung và nghiên cứu tài chính nói riêng Mục tiêu của việc so sánh là để hiểu rõ các sự khác biệt và đặc điểm riêng biệt của các đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm ra xu hướng và quy luật biến động Qua phương pháp này, người nghiên cứu có cơ sở để đưa ra các kết luận và đề xuất các giải pháp cụ thể dựa trên sự hiểu biết chính xác về các đặc trưng và tương quan giữa các yếu tố

Phân tích theo chuẩn tỷ trọng & năm gốc cũng thường được sử dụng trong phân tích tài chính, việc sử dụng các tỷ lệ, tỷ trọng để cho thấy những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu so với chính nó để tìm ra xu hướng theo thời gian, từ đó có những nhận định tương đối chính xác Hoặc so sánh với các tiêu chuẩn của ngành, qua đó cho thấy vấn đề nghiên cứu đang nằm ở đâu so với thị trường Từ đó có cái nhìn đa dạng & đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu

2.5.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Với cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng cá nhân nói riêng cùng các chỉ số để đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng nói chung thì tác giả dự kiến sẽ sử dụng các bộ chỉ số định lƣợng để phân tích, cụ thể:

Tỷ lệ nợ của các nhóm nợ theo thông tƣ số 11/2021/TT-NHNN về nợ nhóm 1, nợ nhóm 2, nợ xấu và nợ quá hạn

Ngoài ra sẽ đánh giá thêm về tỷ lệ trích lập Dự phòng rủi ro để nắm rõ đƣợc tình hình phân loại nợ và khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của Ngân hàng sẽ ra sao khi rủi ro tín dụng xảy ra

Tỷ lệ dƣ nợ cho vay có tài sản đảm bảo (là bất động sản, động sản hay các chứng từ có giá) trên tổng dƣ nợ vay, để xem xét cơ cấu dƣ nợ của Ngân hàng có an toàn, đảm bảo thu hồi gốc và lãi khi phát mại tài sản trong trường hợp khách hàng không trả đƣợc nợ

Khái quát về Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank)

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PVcomBank

PVcomBank, tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam, đƣợc thành lập dựa trên Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Từ ngày 01/10/2013, ngân hàng này chính thức hoạt động sau quá trình hợp nhất giữa hai thực thể là Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (WesternBank)

Vào thời điểm hợp nhất, vốn điều lệ của PVcomBank là 9.000 tỷ đồng, và vốn chủ sở hữu là 9.694 tỷ đồng

 Cơ cấu cổ đông của PVcomBank

Bảng 3.1 Cơ cấu cổ đông của PvcomBank

STT Cổ đông Cổ phần sở hữu Tỷ lệ sở hữu

3 Cổ đông tổ chức trong nước 79.737.860 8.86%

4 Cổ đông tổ chức nước ngoài 11.297.260 1.26%

5 Cổ đông cá nhân trong nước 277.852.714 30.86%

6 Cổ đông cá nhân nước ngoài 2.384.972 0.27%

Nguồn: Từ báo cáo thường niên PVcomBank 2022

3.1.2 Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động PVcomBank

 Cơ cấu tổ chức của PVcomBank:

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của PVcomBank

Nguồn: Từ báo cáo thường niên PVcomBank 2022

 Mạng lưới hoạt động của PVcomBank

Hình 3.2: Mạng lưới hoạt động của PVcomBank

Nguồn: Từ báo cáo thường niên PVcomBank năm 2022

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank

 Bảng Cân đối kế toán của PVcomBank, trong đó cơ cấu tài sản nhƣ sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu tài sản của PVcomBank giai đoạn 2018-2022 ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Tính toán của tác giả lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất của

Trong 5 năm từ 2018 đến 2022 có thể chia làm 3 giai đoạn, trước Covdi

19 (năm 2018-2019), trong Covid 19 (năm 2020 -2021) và sau Covid (năm

2022) Tuy nhiên có thể thấy khoản mục Cho vay khách hàng (tín dụng) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản Trước covid 19, dư nợ tín dụng luôn chiếm 48.9% tương ứng là 68.717 tỷ, năm 2019 dư nợ tín dụng đạt 77.321 tỷ tương ứng là 47.1% Trong giai đoạn Covid mặc dù giá trị tuyệt đối dƣ nợ có tăng nhƣng tỷ trọng chỉ chiếm 45.4% đến 45.7% cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn Covid bị ảnh hưởng, phát triển tín dụng cũng khó khăn Trong năm 2020, dƣ nợ cho vay là 82.827 tỷ đồng chiếm 45.7% ; sang năm 2021 tín dụng tăng trưởng lên 87.033 tỷ đồng chiếm 45.3% Sang năm 2022, Covid đã đƣợc ở lại phía sau, mặc dù tỷ trọng tín dụng chỉ chiếm 45.06% tương ứng giá trị tuyệt đối là 105.953 tỷ đồng nhưng có mức tăng trưởng 22% so với năm 2021

Chỉ tiêu Cân đối kế toán Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng Năm 2020 Tỷ trọng Năm 2021 Tỷ trọng Năm 2022 Tỷ trọng

I Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 596.57 0.4% 524.92 0.3% 526.79 0.3% 575.65 0.3% 697.41 0.3%

II Tiền gửi tại NHNN 3,779.44 2.7% 3,703.74 2.3% 6,625.64 3.7% 4,979.33 2.6% 2,863.45 1.2% III Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác 10,475.59 7.5% 16,814.63 10.2% 14,740.46 8.1% 18,433.29 9.6% 27,317.89 11.6%

IV Chứng khoán kinh doanh 3,465.69 2.5% 7,515.42 4.6% 4,407.90 2.4% 12,679.47 6.6% 11,366.12 4.8%

V Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác - 0.0% - 0.0% - 0.0% - 0.0% 213.06 0.1%

VI Cho vay khách hàng 68,717.92 48.9% 77,321.01 47.1% 82,827.52 45.7% 87,033.98 45.4% 105,953.65 45.1% VII.Hoạt động mua nợ 51.01 0.0% 21.54 0.0% 14.57 0.0% 14.37 0.0% 14.85 0.0% VIII Chứng khoán đầu tư 26,209.55 18.6% 23,427.64 14.3% 37,170.53 20.5% 30,994.00 16.1% 40,733.67 17.3%

IX Góp vốn, đầu tư dài hạn 83.69 0.1% 25.73 0.0% 72.98 0.0% 93.11 0.0% 110.40 0.0%

XI Tài sản "Có" khác 26,470.69 18.8% 34,146.31 20.8% 34,210.60 18.9% 36,353.58 18.9% 45,090.41 19.2%

Tài sản ô cú ằ khỏc là danh mục thứ 2 chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản khi luôn chiếm từ 18.8% đến 19.18% qua các năm Số tuyệt đối cũng tăng từ 26.470 tỷ lên 45.090 tỷ ở năm 2022 Đây là một phần các khoản phải thu, lãi phải thu liên quan tới đề án tái cấu trúc của PVcomBank trong giai đoạn

2016 – 2020 và đang trình thủ tướng để xin tiếp tục gia hạn tới 2030

Mục đứng thứ 3 là chứng khoán đầu tƣ khi luôn chiếm tỷ trọng từ 20% giảm dần đến 17.3% Số tuyệt đối có sự giảm tùy từng năm nhƣng tỷ trọng luôn ở mức cao Thời điểm cao nhất là năm 2020 khi đạt 37.170 tỷ chiếm 20% Thấp nhất là năm 2019 đạt 23.427 tỷ chiếm 14.3% Nếu gộp cả chứng khoán kinh doanh thì việc PVcomBank đầu tƣ chứng khoán trong tổng tài sản chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tổng tài sản Đầu tƣ là khoản mục mang lại lợi nhuận cho PVcombank chỉ sau khoản mục tín dụng Việc đầu tư vào chứng khoán một phần là do lịch sử từ PVFC ngày trước đã có một danh mục đầu tƣ rất lớn & tại thời điểm 2006-2008 là giai đoạn cổ phần hóa rất mạnh Bên cạnh đó việc đầu tƣ chứng khoán làm đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, tối ƣu hóa các nguồn vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn Nhƣng Ngân hàng cũng nên cân nhắc để cơ cấu hợp lý trong điều kiện thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid và kinh tế thế giới sau hậu Covid

Trong năm 5 năm các khoản mục trong tổng tài sản của PVcomBank đều có sự tăng trưởng và phát triển Nhìn một cách tổng quát thì ta có thể thấy cơ cấu tài sản của PVcomBank khá hợp lý Các khoản mục sinh lời đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản Tuy nhiên có một khoản mục lớn không sinh lời là Tài sản ô cú ằ khỏc – đõy là một bộ phận tài sản khụng sinh lời và nằm trong danh mục thuộc diện theo dõi đặc biệt của đề án tái cơ cấu của PVcomBank Đây là một khoản mục làm ảnh hưởng lớn tới doanh thu/ lợi nhuận của PVcomBank qua nhiều năm Nếu PVcomBank không sớm giải quyết dứt điểm thì việc phải phân bổ nguồn lực huy động cho việc xử lý

48 những tài sản không sinh lời này sẽ làm PVcomBank phát triển chậm lại so với những Ngân hàng khác trong cùng hệ thống

Ngoài ra để đảm bảo tăng trưởng và phát triển hiệu quả, PVcomBank nên tập trung vào nâng tỷ trọng Tín dụng trong tổng tài sản đồng thời với việc đó là nâng cao chất lƣợng tín dụng để không tăng nợ nhóm 2 trở lên, tránh trích lập dự phòng rủi ro cụ thể cho từng nhóm nợ

 Bảng Cân đối kế toán của PVcomBank, trong đó cơ cấu nguồn vốn nhƣ sau:

Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn của PVcomBank giai đoạn 2018-2022 ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Tính toán của tác giả lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất của

Trong giai đoạn 2018 – 2022 nguồn vốn của PVcomBank luôn có sự tăng trưởng, nguồn vốn năm sau luôn cao hơn năm trước và tốc độ tăng khá đều, đặc biệt năm 2022 có sự tăng vƣợt bậc về huy động từ tiền gửi của Khách hàng Năm 2020, 2021 do Covid nên tỷ trọng tiền gửi của khách hàng cũng chiếm đến 78%-80% trong tổng nguồn vốn Năm 2021 tổng nguồn vốn là 191.914 tỷ thì đến 2022 đã đạt 235.151 tỷ đồng tăng 23%

Tổng nguồn vốn tăng mạnh đồng hành cùng với tổng tài sản tăng lên cho thấy PVcomBank tăng trưởng và phát triển Với số vốn hiện có PVcomBank đã xây dựng cho mình cơ cấu tài sản & nguồn vốn khá hợp lý

Chỉ tiêu Cân đối kế toán Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng Năm 2020 Tỷ trọng Năm 2021 Tỷ trọng Năm 2022 Tỷ trọng

B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 140,545.39 164,172.54 181,421.43 191,914.84 235,151.72

I Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 3,910.81 2.8% 174.17 0.1% 149.78 0.1% 124.93 0.1% 9,477.27 4.0%

II Tiền gửi và vay các TCTD khác 17,683.51 12.6% 30,311.84 18.5% 12,083.25 6.7% 15,332.79 8.0% 25,767.79 11.0% III Tiền gửi của khách hàng 102,915.59 73.2% 113,854.41 69.4% 145,248.88 80.1% 149,634.43 78.0% 164,870.26 70.1%

IV Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 83.83 0.1% 66.72 0.0% 13.93 0.0% 48.21 0.0% - 0.0%

V Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro 0.25 0.0% 0.68 0.0% 0.64 0.0% 0.60 0.0% 0.57 0.0%

VI Phát hành giấy tờ có giá 0.02 0.0% 4,281.23 2.6% 7,566.10 4.2% 8,257.48 4.3% 16,624.73 7.1% VII Các khoản nợ khác 5,733.64 4.1% 5,086.74 3.1% 5,866.05 3.2% 7,935.96 4.1% 7,777.72 3.3%

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 130,327.64 92.7% 153,775.78 93.7% 170,928.61 94.2% 181,334.39 94.5% 224,518.34 95.5% VIII Vốn và các quỹ 10,217.75 7.3% 10,396.76 6.3% 10,492.82 5.8% 10,580.45 5.5% 10,633.38 4.5%

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 140,545.39 100% 164,172.54 100% 181,421.43 100% 191,914.84 100% 235,151.72 100%

49 trong đó mảng tín dụng và đầu tƣ chứng khoán chiếm 2 tỷ trọng lớn trong tổng tài sản Còn nguồn vốn thì việc huy động tiền gửi của Khách hàng (Cá nhân & tổ chức) chiếm 70%-80% cho thấy PVcomBank có uy tín, thương hiệu tốt trên thị trường Bên cạnh đó, nếu đi vào chi tiết thì trong cơ cấu huy động tiền gửi thì Tổ chức kinh tế và tiền vay từ TCTD chiếm đến tới 30% trong tổng nguồn vốn, cho thấy PVcomBank không quá lệ thuộc vào nguồn vốn từ cá nhân – đây là nguồn vốn mà có chi phí cao, biến động mạnh theo thị trường dẫn tới khó kiểm soát chi phí, giảm lợi nhuận của Ngân hàng

 Kết quả kinh doanh qua 5 năm của PVcomBank:

Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh PVcomBank giai đoạn 2018-2023 ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Từ báo cáo tài chính hợp nhất của PVcomBank giai đoạn 2018-2022

Nhìn tổng quát từ năm 2018 đến 2022 tổng lợi nhuận trước thuế cao nhất là năm 2019 – năm mà Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid, sau đó sụt giảm mạnh năm 2020 do dịch Covid và bắt đầu có xu hướng tăng trở lại nhưng vẫn chưa bằng mức năm 2019 Tuy nhiên mức lợi nhuận trước thuế chưa tương xứng với quy mô tài sản nguồn vốn của PVcomBank Nguyên nhân từ việc đó là có thể do các vấn đề sau:

Chỉ tiêu Kết quả kinh doanh Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Thu nhập lãi các khoản thu nhập tương tự 8,076 9,845 11,223 12,194 13,853 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 7,063 8,107 9,584 10,490 10,796 Thu nhập lãi thuần 1,013 1,738 1,640 1,704 3,057 Lãi/ (Lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ 86 215 232 288 318 Lãi/ (Lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (66) (111) (121) (64) (59) Lãi/ (Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 99 42 184 172 296 Lãi/ (Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 873 645 813 1,517 64 Lãi/ (Lỗ) thuần từ hoạt động khác 36 (104) (43) (156) 190 Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 116 246 90 118 16 Chi phí hoạt động 1,842 2,106 2,349 2,835 3,199 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 315 565 446 743 684Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 227 383 378 642 581Tổng lợi nhuận trước thuế 88 182 68 101 103Lợi nhuận sau thuế 87 180 67 88 85Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng/cp) 94 197 69 82 72

Thứ nhất: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của PVcomBank rất thấp, với tổng tài sản 140.545 tỷ đồng lên tới 235.151 tỷ đồng mà thu nhập từ lãi chỉ rơi vào 8.076 tỷ từ 2018 lên 13.853 tỷ chỉ dao động từ trong khoảng 6%

Thứ hai: Tốc độ tăng trưởng thu thuần so với tốc độ tăng chi phí hoạt động không có sự khác biệt Bình quân chi phí hoạt động tăng 15% trong khi đó tốc độ tăng thu thuần chỉ đạt 16% Điều đó làm cho thu thuần/ lợi nhuận không có sự tăng đột phá

Thứ ba: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao đột biến ở các năm

2021 và có giảm 1 phần 2022 khi tăng 70% và giảm 9% Điều đó cũng hợp lý, một phần năm 2020 và 2021 vẫn bị ảnh hưởng bởi Covid 19 và do phần tài sản ô cú ằ khỏc cũng tăng ở phần tổng tài sản, làm cho trớch lập tăng và tài sản không sinh lãi tăng, dẫn tới ảnh hưởng tới thu nhập và lợi nhuận trước thuế của PVcomBank bị sụt giảm

Ngoài ra, xét về tỷ trọng thu thuần từ các hoạt động thì PVcomBank thu thuần đến từ 2 hoạt động chính là tín dụng và đầu tƣ chứng khoán kinh doanh Điều đó cũng phù hợp khi trong tổng tài sản thì đây là 2 khoản mục có tỷ trọng cao nhất

Tuy nhiên với tổng quan tình hình tài chính của PVcomBank dưới góc nhìn của tác giả thì cần phải cân nhắc các vấn đề sau:

Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại

Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của PVcomBank có xu hướng tăng qua các năm nhƣng vẫn duy trì đƣợc tỷ lệ nợ xấu trong quy định (

Ngày đăng: 01/10/2024, 15:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Hoàng Thị Kiều Nga, 2016. Quản trị rủi ro tín dụng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Đăk Lăk. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tín dụng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Đăk Lăk
6. Lê Thị Thu Thủy, 2016. Pháp Luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp Luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
14. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
15. Nguyễn Quang Hiện, 2016. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội. Luận văn Tiến sĩ, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
17. Phan Thị Thu Hà, 2019. Quản trị rủi ro. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
22. Trần Thị Vân Anh và các cộng sự, 2018. Ngân hàng Quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
1. Alexander J. McNeil, B. et al, 2005. Quantitative Risk Management. Princeton University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quantitative Risk Management
2. Ivana Weissova, B. et al, 2015. Rating as a Useful Tool for Credit Risk Measurement. Procedia Economics and Finance, pp. 278-285 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Procedia Economics and Finance
4. Nafisa Ovi, B. et al, 2020. Do the business cycle and revenue diversification matter for banks’ capital buffer and credit risk: Evidence from ASEAN banks. Journal of Contemporary Accounting &Economics Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Contemporary Accounting &
6. Yu YANG,Xiu-hong SHI, 2009. Personal Credit Risk Measurement: Bilateral Antibody Artificial Immune Probability Model. Systems Engineering - Theory & Practice, pp. 88-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Systems Engineering - Theory & Practice
5. Lê Thị Thanh Huyền và Cù Thị Lan Anh, 2021. Quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. <https://tapchitaichinh.vn/quan-tri-rui-ro-tin-dung-trong-he-thong-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam.html>. [Ngày truy cập: 21 tháng 08 năm 2023] Link
1. Báo điện tử chính phủ, 2023. Thủ tướng dự Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023. <https://baochinhphu.vn/thu-tuong-du-hoi-nghi-so-ket-hoat-dong-ngan-hang-6-thang-dau-nam-2023- Khác
3. Đông Hải, 2023. Ngành Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023. <https://vn.investing.com/news/stock-market-news/nganh-ngan-hang-6-thang-dau-nam-2023- Khác
7. Lê Thị Thùy Vân, 2017. Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra.<https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM108229>. [Ngày truy cập: 21 tháng 08 năm 2023] Khác
8. Ngân hàng Nhà nước, 2016. Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài Khác
9. Ngân hàng Nhà nước, 2021. Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài Khác
10. Ngân hàng thế giới, 2023. WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023.<https://baochinhphu.vn/wb-nang-du-bao-tang-truong-kinh-te-toan-cau-nam-2023-1022306071103074.htm>. [Ngày truy cập:07 tháng 06 năm 2023] Khác
12. Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022. Báo cáo tài chính hợp nhất Khác
13. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, 2022. Báo cáo thường niên 2022 của PVcomBank Khác
16. Nguyễn Thị Mỹ Yên và Nguyễn Thị Thanh Bình, 2021. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam.<https://tapchitaichinh.vn/giai-phap-hoan-thien-hoat-dong-quan-tri-rui-ro-tin-dung-tai-cac-ngan-hang-viet-nam.html>. [Ngày truy cập: 20 tháng 06 năm 2021] Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Các loại rủi ro tín dụng theo tiêu thức rủi ro - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Hình 1.1 Các loại rủi ro tín dụng theo tiêu thức rủi ro (Trang 29)
Hình 1.2: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Hình 1.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng (Trang 34)
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu đề tài - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu đề tài (Trang 48)
Bảng 3.1 Cơ cấu cổ đông của PvcomBank - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.1 Cơ cấu cổ đông của PvcomBank (Trang 55)
Hình 3.2: Mạng lưới hoạt động của PVcomBank - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Hình 3.2 Mạng lưới hoạt động của PVcomBank (Trang 56)
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của PVcomBank - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của PVcomBank (Trang 56)
Bảng 3.2: Cơ cấu tài sản của PVcomBank giai đoạn 2018-2022 - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.2 Cơ cấu tài sản của PVcomBank giai đoạn 2018-2022 (Trang 57)
Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn của PVcomBank giai đoạn 2018-2022 - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.3 Cơ cấu nguồn vốn của PVcomBank giai đoạn 2018-2022 (Trang 59)
Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh PVcomBank giai đoạn 2018-2023 - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.4 Kết quả kinh doanh PVcomBank giai đoạn 2018-2023 (Trang 60)
Bảng 3.5:  Một số chỉ tiêu tài chính PVcomBank giai đoạn 2018-2022 - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.5 Một số chỉ tiêu tài chính PVcomBank giai đoạn 2018-2022 (Trang 62)
Bảng 3.6: Chỉ số trung bình 3 Ngân hàng cùng quy mô PVcomBank giai - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.6 Chỉ số trung bình 3 Ngân hàng cùng quy mô PVcomBank giai (Trang 63)
Hình 3.3: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng với 3 tuyến phòng vệ - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Hình 3.3 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng với 3 tuyến phòng vệ (Trang 68)
Hình 3.4: Quy trình cấp tín dụng tại PVcomBank - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Hình 3.4 Quy trình cấp tín dụng tại PVcomBank (Trang 75)
Bảng 3.7: Thang điểm XHTD nội bộ - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.7 Thang điểm XHTD nội bộ (Trang 77)
Bảng 3.8: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.8 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (Trang 79)
Bảng 3.10: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo thời gian vay của PVcombank - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.10 Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo thời gian vay của PVcombank (Trang 82)
Bảng 3.11: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo sản phẩm của PVcombank - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.11 Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo sản phẩm của PVcombank (Trang 83)
Bảng 3.12: Chất lƣợng nợ của PVcomBank - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.12 Chất lƣợng nợ của PVcomBank (Trang 85)
Bảng 3.13: Phân loại nợ  của tín dụng khách hàng cá nhân - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.13 Phân loại nợ của tín dụng khách hàng cá nhân (Trang 86)
Bảng 3.16:  Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.16 Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (Trang 88)
Bảng 3.18:  Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.18 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (Trang 89)
Bảng 3.17:  Hệ số rủi ro tín dụng - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tcmp Đại chúng việt nam
Bảng 3.17 Hệ số rủi ro tín dụng (Trang 89)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN