TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty Mekoong nên tác giả chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH Truyền Thông V
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA : 2020-2024
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 2TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty Mekoong nên tác giả chọn đề tài: “Giải pháp hoàn
thiện hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ
Mekoong” Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã khái quát một số lý thuyết liên quan đến
Digital Marketing, các công cụ Digital Marketing (SEO, Email Marketing, Content
Marketing, Social Media Marketing, SEM, Online Advertising, Affiliate Marketing), mô
hình STP và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Digital Marketing của công ty Mekoong
Từ những tài liệu thứ cấp được công ty cung cấp và những tài liệu sơ cấp tác giả thu thập
trực tiếp qua các mẫu khảo sát khách hàng của công ty Tác giả thực hiện phân tích và đánh
giá thực trạng hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ
Mekoong
Cuối cùng tác giả căn cứ vào thực trạng và chiến lược của công ty để đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Digital Marketing góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
cho công ty, giúp công ty thu hút thêm nhiều khách hàng và phát triển hơn nữa trong thị
trường ngành hàng đồ gia dụng tại Việt Nam
Từ khóa: digital marketing; tiếp thị kỹ thuật số; đồ gia dụng; ngành hàng đồ gia dụng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh và các quý thầy cô của khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình chỉ dạy, hỗ trợ và hướng dẫn cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong khoảng thời gian được học tập tại trường để tôi có thêm hành trang vững chắc trên con đường phát triển
sự nghiệp của bản thân sau này
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ, chỉ bảo, giải đáp những thắc mắc trong thời gian thực hiện bài khóa luận vừa qua để tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này một cách tốt nhất có thể Đồng thời tôi xin cảm
ơn ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên thuộc Phòng Kinh Doanh- Marketing của công
ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong đã cung cấp những thông tin, dữ liệu để tôi
có thể hoàn thành bài khóa luận suôn sẻ
Vì thời gian thực hiện có hạn, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi còn rất nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý của thầy cô để tôi có thể hoàn thiện bài khóa luận của mình một cách tốt nhất, cũng như có thêm nhiều bài học, kỹ năng kinh nghiệm để bản thân ngày một phát triển hơn
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trịnh Thúy Hằng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong bài nghiên cứu khóa luận này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong nội dung báo cáo khóa luận là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Sinh viên
(Chữ ký)
Trịnh Thúy Hằng
Trang 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: Lê Nguyên MSGV: 01028034
Xác nhận sinh viên: Trịnh Thúy Hằng MSSV: 20011281
Sinh viên đã hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên lms.iuh.edu.vn trong lớp học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:
1 Nhập thông tin về tên đề tài, tóm tắt, từ khóa, dạng đề tài và các hồ sơ liên quan theo yêu cầu của khóa luận tốt nghiệp
2 GVHD đã hỗ trợ kiểm tra Turnitin và góp ý chỉnh sửa về tỉ lệ trùng lắp phần nội dung đầy đủ
3 Nộp dữ liệu và các minh chứng liên quan (cài đặt mật khẩu dữ liệu và minh chứng) Sinh viên đã thống nhất mật khẩu dữ liệu và minh chứng với GVHD
TP HCM, ngày 01 tháng 5 năm 2024 Giảng viên hướng dẫn xác nhận (Chữ ký và ghi rõ họ tên)
Trang 8CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Kính gửi: Khoa Quản trị kinh doanh
Họ và tên sinh viên: Trịnh Thúy Hằng Mã học viên: 20011281
Hiện là học viên lớp: DHQT16A Khóa học: 2020 -2024
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Hội đồng: 12
Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
Giải pháp hoàn thiện hoạt động digital marketing của công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong
Sinh viên đã hoàn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản
biện Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải
trình bảo lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến của
hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình (Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về các nội dung góp ý của hội đồng trước khi chỉnh sửa hoặc giải trình)
1 Bổ sung đối tượng khảo sát
2 Bổ sung từ viết tắt
3 Bổ sung bảng thiết kế thang đo, mã hóa,
nguồn thang đo
4 Bổ sung tình hình nhân sự công ty
5 Bổ sung cách phát phiếu khảo sát
6 Điều chỉnh lại phần trích dẫn tài liệu tham
khảo theo chuẩn APA 7th
7 Kiểm tra chính tả, kỹ thuật trình bày, đánh
số trang, canh lề
1 Đã bổ sung đối tượng khảo sát
2 Đã kiểm tra và bổ sung từ viết tắt trong danh mục từ viết tắt
3 Đã bổ sung bảng thiết kế thang đo, mã hóa, nguồn thang đo
4 Đã bổ sung tình hình nhân sự công ty trong chương 2 mục 2.1.5
5 Đã kiểm tra và bổ sung cách phát phiếu khảo sát trong chương 2 mục 2.5.1
6 Đã kiểm tra và điều chỉnh phần trích dẫn tài liệu tham khảo theo chuẩn APA 7th
7 Đã kiểm tra và điều chỉnh
Trang 9;: ;~····r··· q :>•···-· , ••••••••••••••••••
90/l(f Ll • f/~.c J° ;·x .,.11fl l,1r1 /'\(Jr, Q ,-r ~e1.1l1
0 V.Ol eJA;Jr.\ l(lh; ••• M'~'fl •• a ) ; ~ ••••••
• • • • •
• • •
• • • •
•
Gling vien hUO'llg din
(Ky va ghi ro h() ten)
ll"/
ThS Le Nguy en
Tp H6 Chi Minh, ngay 24 thang 5 nam 2024
(Ky va ghi ro h() ten) /jf.,,J-/
Trang 10MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu bài khóa luận tốt nghiệp 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Ý nghĩa đề tài 4
8 Bố cục đề tài 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1 Khái niệm về Digital Marketing 6
1.2 Các Kênh Digital Marketing 6
1.2.1 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search engine optimization - SEO) 6
1.2.2 Tiếp thị thư điện tử (Email Marketing) 7
1.2.3 Tiếp thị nội dung (Content Marketing) 7
1.2.4 Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) 7
1.2.5 Tiếp thị công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing - SEM) 8
1.2.6 Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising) 9
1.2.7 Quảng cáo liên kết (Affiliate Marketing) 9
1.3 Các khái niệm có liên quan 10
1.3.1 Khái niệm STP 10
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp 11
1.4 Các Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước Có Liên Quan 13
1.4.1 Các nghiên cứu trong nước 13
1.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài 14
1.5 Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu 15
Trang 111.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 15
1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 16
1.6 Quá Trình Xây Dựng Bảng Câu Hỏi Khảo Sát 16
1.6.1 Nội dung bảng câu hỏi 16
1.6.2 Quá trình xây dựng bảng câu hỏi 17
1.7 Phương pháp chọn mẫu và xác định kích thước mẫu 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ DỊCH VỤ MEKOONG 20
2.1 Tổng Quan Về Công Ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong 20
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 20
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh 21
2.1.3 Sơ đồ tổ chức của công ty 21
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 21
2.1.5 Ngành nghề kinh doanh của công ty 22
2.2 Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh 23
2.3 Tình hình nhân sự của công ty 24
2.4 Phân Tích Mô Hình STP 25
2.4.1 Phân khúc thị trường 25
2.4.2 Xác định thị trường mục tiêu 27
2.4.3 Định vị thương hiệu 29
2.5 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong 31
2.5.1 Môi trường vĩ mô 31
2.5.2 Môi trường vi mô 34
2.6 Thực Trạng Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong 36
2.6.1 Mô tả mẫu khảo sát 36
2.6.2 Đặc điểm mẫu khảo sát 37
2.6.3 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) 39
Trang 122.6.4 Tiếp thị thư điện tử (Email Marketing) 43
2.6.5 Tiếp thị nội dung (Content Marketing) 44
2.6.6 Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) 47
2.6.7 Công cụ Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing – SEM) 50
2.6.8 Tiếp thị công cụ Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising) 50
2.6.9 Tiếp thị trên công cụ Quảng cáo liên kết (Affiliate Marketing) 51
2.7 Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Digital Marketing Công Ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong 52
2.7.1 Ưu điểm 52
2.7.2 Nhược điểm 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ DỊCH VỤ MEKOONG 56
3.1 Mục Tiêu Định Hướng Phát Triển Của Công Ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong 56
3.1.1 Mục tiêu kinh doanh trong giai đoạn 3 năm tới từ 2025 - 2027 56
3.1.2 Định hướng hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2024 – 2026 58
3.2 Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Digital Marketing 59
3.2.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 59
3.2.2 Giải pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO 60
3.2.3 Giải pháp công cụ E-mail Marketing 61
3.2.4 Giải pháp Content Marketing 65
3.2.5 Giải pháp Social Media Marketing 66
3.2.6 Giải pháp Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm - SEM 68
3.2.7 Giải pháp Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising) 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 13DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2 1 Doanh thu từ năm 2021 đến năm 2023 của công ty Mekoong 23Bảng 2 2 Cơ cấu nhân sự Công ty Mekoong tính đến tháng 3/2024 24Bảng 2 3 Bảng kết quả phản hồi của khách hàng về công cụ SEO 42Bảng 2 4 Bảng thống kê kết quả hoạt động Email Marketing trong các năm 2021- 2023 43Bảng 2 5 Bảng kết quả phản hồi của khách hàng về công cụ Email Marketing 44Bảng 2 6 Bảng kết quả phản hồi của khách hàng về công cụ Content Marketing 47Bảng 2 7 Bảng kết quả phản hồi của khách hàng về công cụ Social Media Marketing 49Bảng 2 8 Thống kê ý KH kiến về Công cụ Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing - SEM) có cần thiết hay không 50Bảng 2 9 Thống kê ý KH kiến về Tiếp thị trên công cụ Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising) có cần thiết hay không 51Bảng 2 10 Thống kê ý KH kiến về Tiếp thị trên công cụ Quảng cáo liên kết (Affiliate Marketing) có cần thiết hay không 52
Trang 14DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2 1 Logo Công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong 20
Hình 2 2 Sơ đồ tổ chức nhân sự của Công ty Mekoong 21
Hình 2 3 Sơ đồ định vị thương hiệu giữa Mekoong và các đối thủ cạnh tranh 30
Hình 2 4 Hình ảnh thương hiệu phân phối ủy quyền của Mekoong 35
Hình 2 5 Bài viết liên kết với từ khóa của công ty Mekoong 40
Hình 2 6 Google Search Console - Sơ đồ kết quả tìm kiếm trong 3 tháng gần nhất (01/2024-3/2024) 40
Hình 2 7 Thống kê các bài viết đạt tiêu chuẩn SEO của công ty Mekoong 41
Hình 2 8 Thống kê lượt tương tác về nội dung các bài viết trên fanpage công ty 45
Hình 2 9 Thống kê lượt tiếp cận thông qua công cụ tiếp thị nội dung tại fanpage 46
Hình 2 10 Các bài viết có nội dung nổi bật trên trang fanpage của công ty 46
Hình 2 11 Bài viết truyền thông trên fanpage công ty 48
Hình 2 12 Thống kê số lượng người tiếp cận trên social media 49
Trang 15SPSS : Statistical Package for the Social Sciences STP : Segmentation, Targeting, Positioning
Trang 16MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số ngày càng phát triển và hiện đại hơn, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức khác nhau để có thể hội nhập với sự phát triển của thế giới Hiện nay các công ty trên toàn cầu đều phát triển hoạt động Digital Marketing vào mô hình kinh doanh của mình để có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm
và dịch vụ vào thị trường Mục tiêu chính của Digital Marketing là thu hút khách hàng và tạo điều kiện cho khách hàng có thể tương tác với thương hiệu thông qua các thiết bị kỹ thuật số hiện đại (Yasmin & cộng sự, 2015) Dube và Rossi (2019) đã phân tích lợi ích của Digital Marketing so với các công cụ tiếp thị truyền thống, đặc biệt là việc giảm chi phí thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu của khách hàng Việc sử dụng Digital Marketing giúp giảm bớt năm loại chi phí, bao gồm chi phí tìm kiếm, chi phí nhân rộng, chi phí vận chuyển, chi phí theo dõi và chi phí xác minh mong muốn của khách hàng đối với danh tiếng của công ty
Digital Marketing có nhiều ưu điểm hơn so với tiếp thị truyền thống như: không bị ràng buộc bởi giới hạn địa lý, tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng, được điều chỉnh chiến dịch theo các tiêu chí cụ thể Với ưu điểm này, nhiều nghiên cứu của James (2020), Omondi (2017), Mutanu (2017), Onyango (2016), Yasmin & các cộng sự (2015), đã chứng minh các công cụ digital marketing có tác động tích cực đến doanh số bán hàng và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Đầu năm 2024, trên toàn thế giới có khoảng 5,35 tỷ người dùng truy cập kết nối Internet, tương đương khoảng 66% dân số thế giới và có khoảng 6,84 tỷ người sử dụng điện thoại thông minh.(Forbes, 2024) Theo thống kê của Siteefy số lượng website trên Internet đã phát triển đến hơn 1,2 tỷ trang web, chiếm khoảng 15% dân số toàn cầu Mặc dù số trang web hoạt động thực sự chỉ có 17,83%, tương đương với khoảng 200 triệu trang web nhưng đây vẫn là một con số lớn, khiến việc sử dụng website để kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt (Siteefy, 2024)
Ngày nay, hành vi mua hàng của người tiêu dùng trên tất cả các lĩnh vực, mọi sản phẩm bị rất nhiều yếu tố chi phối Đặc biệt khi thương mại điện tử và truyền thông kỹ thuật số ngày càng phát triển và phổ biến, xu hướng mua hàng của người tiêu dùng cũng đang dần chuyển đổi từ phương thức mua hàng truyền thống sang phương thức tìm kiếm thông tin trực tuyến
Trang 17và thực hiện mua sắm qua Internet thì việc phát triển hoạt động Digital Marketing là điều không thể thiếu trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua các nền tảng
kỹ thuật số, xây dựng lòng tin và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Theo Wordstream (2022) Digital Marketing sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu với tốc độ tăng trưởng lên đến 9% và lợi nhuận mà Digital Marketing mang lại có thể lên tới 786,2 tỷ đô la vào năm 2026
Để phát triển và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Công ty TNHH Truyền thông
và Dịch vụ Mekoong cũng đã thực hiện hoạt động Digital Marketing Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế trong hoạt động Digital Marketing của công ty Tỉ lệ tìm kiếm- SEO của công ty chỉ xếp thứ 26 trên bảng xếp hạng tìm kiếm từ khóa các sản phẩm đồ gia dụng Trang mạng xã hội công ty đang sở hữu có lượt tiếp cận và tương tác trung bình các bài viết còn khá thấp Số lượng khách hàng liên hệ qua website của công ty thông qua hoạt động Digital Marketing không đạt được như mong đợi khi chỉ còn 692 lượt, giảm 29.3%
so với quý vừa qua Xuất phát từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài “ Giải pháp hoàn thiện hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
2 Mục tiêu bài khóa luận tốt nghiệp
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá về thực trạng hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền thông và Dịch vụ Mekoong từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Digital Marketing của công ty
Trang 183 Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền thông và Dịch vụ Mekoong?
Thực trạng hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền thông và Dịch vụ Mekoong như thế nào?
Những giải pháp nào giúp cải thiện hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền thông và Dịch vụ Mekoong?
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền thông và Dịch vụ Mekoong
Đối tượng khảo sát: Các khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Công ty TNHH Truyền thông và Dịch vụ Mekoong
6.2 Phương pháp định lượng
Ở phương pháp này, tác giả kết hợp dữ liệu sơ cấp thu thập được từ công ty và dữ liệu thứ cấp từ khảo sát để có thể thực hiện phân tích đánh giá kết quả hoạt động Digital Marketing của công ty, phát hiện những hoạt động chưa hiệu quả mà công ty cần khắc phục Sau đó
Trang 19đưa ra một số nhận xét và đề xuất giúp hoàn thiện hoạt động Digital Marketing của Công
Ty TNHH Truyền thông và Dịch vụ Mekoong
6.3 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Tác giả thực hiện việc phân tích, so sánh các số liệu thu thập được từ lý thuyết đến thực tế
để chỉ ra sự khác biệt về hiệu quả triển khai các hoạt động Digital Marketing nhằm có được những kết quả phục vụ cho đề tài nghiên cứu
6.4 Phương pháp thống kê
Thu thập dữ liệu kinh doanh ba năm gần nhất (2021 – 2023), dữ liệu Digital Marketing trong thời gian gần nhất (tháng 1/2024- tháng 3/2024) để đưa ra nhận xét và đề xuất các giải pháp phù hợp cho công ty
6.5 Phương pháp chọn mẫu và điều tra
Đề tài nghiên cứu chọn mẫu thuận tiện để phù hợp với các đặc điểm của khách hàng đã và đang mua hàng tại Công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong Quy mô cỡ mẫu dùng phân tích phải bằng 4 đến 5 lần các số biến quan sát được để có thể nhận xét kết quả điều tra có ý nghĩa Số biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu của đề tài này có 16 biến quan sát: qui mô mẫu là 16 x 5 = 80 Để quá trình khảo sát tốt hơn, số liệu chính xác hơn, tác giả sẽ khảo sát 110 khách hàng
6.6 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Số liệu khảo sát được mã hóa, thống kê và thực hiện các bước tính toán trên máy tính dựa trên phần mềm thống kê SPSS 20.0 để phân tích thống kê mô tả
7 Ý nghĩa đề tài
Đề tài nghiên cứu đưa ra những lý luận căn bản về lý thuyết của Digital Marketing dựa trên những nghiên cứu có liên quan để xây dựng và phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền thông và Dịch vụ Mekoong Sau đó khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động Digital Marketing thực tế để nắm bắt và hiểu rõ thực trạng hoạt động Digital Marketing của công ty Từ đó, đề xuất những giải pháp phù hợp giúp công ty hoàn thiện hoạt động Digital Marketing
Trang 208 Bố cục đề tài
Bố cục của đề tài bài khóa luận ”Giải pháp hoàn thiện hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong” bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Tác giả trình bày tóm tắt các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài khóa luận Sau
đó, tác giả đề cập đến các bài nghiên cứu có liên quan và phương pháp thu thập dữ liệu
Chương 2: Thực trạng về hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền thông
và Dịch vụ Mekoong
Tác giả giới thiệu sơ lược về công ty, tình hình kinh doanh của công ty Tiếp đến, tác giả phân tích mô hình STP và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Digital Marketing của công ty Sau đó, thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền thông và Dịch vụ Mekoong
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền thông và Dịch vụ Mekoong
Đề xuất một số giải pháp dựa trên thực trạng hiện tại, các mục tiêu định hướng của công
ty trong những năm sắp tới Sau đó, tích hợp với nguồn lực của công ty để đề có thể đề ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền thông và Dịch vụ Mekoong
Trang 21CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm về Digital Marketing
Có nhiều định nghĩa khác nhau về Digital Marketing đã được thảo luận và đưa ra bởi nhiều học giả khác nhau Theo Ryan & Jones (2012), Digital Marketing là việc các doanh nghiệp tạo ra và phát triển các mối quan hệ kết nối với khách hàng thông qua trải nghiệm trên các thiết bị công nghệ kỹ thuật số Ngoài việc hiểu rõ về công nghệ doanh nghiệp cũng phải hiểu rõ về con người, thái độ, và nhận thức của khách hàng để có thể thu hút và giữ chân khách hàng trung thành với doanh nghiệp Ngoài ra theo Kotler & cộng sự (2017) Digital Marketing là phương pháp tiếp cận Marketing kết hợp giữa các tương tác trực tuyến và trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, kết hợp giữa phong cách và giá trị thực tế trong quá trình xây dựng thương hiệu và đặc biệt nhất là sự bổ trợ cho nhau giữa kết nối máy - máy và tiếp xúc trực tiếp người - người nhằm tăng cường cam kết gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp
Tuy có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm Digital Marketing nhưng ta có thể hiểu khái quát là Digital Marketing là việc sử dụng các công cụ, các thiết bị công nghệ kỹ thuật số, tính năng trên mạng Internet cho mục đích tiếp thị, xây dựng quảng bá thương hiệu, sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng cáo, truyền thông để năng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ của công ty
1.2 Các Kênh Digital Marketing
1.2.1 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search engine optimization - SEO)
SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization, có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Đây là kênh Digital Marketing mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp mà không cần mất quá nhiều chi phí Theo Bala (2018) SEO là quá trình điều chỉnh hoàn thiện website của doanh nghiệp nhằm tăng khả năng hiển thị website của doanh nghiệp trên các trang tìm kiếm thông tin, thu hút nhiều khách hàng truy cập hơn Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) bao gồm: sự xuất hiện của từ khóa trong trang web và trên Google, việc cập nhật nội dung bài viết thường xuyên, liên kết đến trang web, lưu lượng truy cập và uy tín của tên miền (Kritzinger & Weideman, 2013) Đối với SEO, việc xây dựng và cập nhật các nội dung mới thường xuyên rất quan trọng, nhất
Trang 22là quản lý mối liên kết và tăng cường uy tín của tên miền để tạo ra ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng trực tuyến
1.2.2 Tiếp thị thư điện tử (Email Marketing)
Email Marketing là một hình thức tiếp thị doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử cụ thể là thư điện tử để gửi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thông điệp thương mại đến khách hàng của doanh nghiệp (Salehi & Mirzaei, 2012) Một số khách hàng lớn có thể ít khi đọc email mà doanh nghiệp gửi đến do họ đã có thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và dịch vụ của doanh nghiệp Điều này cho thấy tiếp thị qua email có thể không hiệu quả đối với những khách hàng này vì họ ít quan tâm đến email được gửi đến Ngược lại, một số khách hàng nhỏ hơn có thể quan tâm các thông tin qua email và mở nó thường xuyên Tuy những khách hàng này cập nhật email thường xuyên nhưng cơ hội chuyển đổi họ thành khách hàng thường xuyên mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là rất thấp Lợi ích của phương thức này là sự tiết kiệm thời gian, đơn giản và chi phí thấp, cung cấp khả năng gửi thông điệp đến nhiều người nhanh chóng Đồng thời, nó cũng đảm bảo tính bảo mật thông tin khi truyền đạt (Zhang & các cộng sự, 2017)
1.2.3 Tiếp thị nội dung (Content Marketing)
Content Marketing là một quy trình Marketing, kinh doanh nhằm tạo ra và phân phối truyền đạt nội dung, thông điệp của sản phẩm và thương hiệu Content Marketing tạo ra giá trị để thu hút, tương tác với khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến, thúc đẩy hành vi tiêu dùng có lợi của khách hàng (Baltes, 2015)
Từ đây, ta có thể hiểu khái quát Content Marketing là quá trình tạo và phân phối nội dung hấp dẫn, hữu ích để thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu Đây là một kênh Digital Marketing rất hiệu quả vì nó giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng và giữ chân khách hàng Để thực hiện Content Marketing, doanh nghiệp cần tạo và phân phối những nội dung hấp dẫn, có giá trị ảnh hưởng tới khách hàng dưới các dạng như: bài viết blog, video, hình ảnh, podcast Doanh nghiệp cần phân phối nội dung của mình trên các nền tảng khác nhau như: website, mạng xã hội, email marketing
1.2.4 Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing)
Tiếp thị truyền thông mạng xã hội có thể được định nghĩa là một công cụ nhằm kết nối, hỗ trợ tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng hiện tại và tiềm năng của mình (Yaday,
Trang 23Rahman, 2017) Theo Deshwal (2016) Phương tiện truyền thông mạng xã hội đã trở thành một công cụ quảng cáo hiệu quả cho các nhà quảng cáo Trong nhiều năm qua Facebook
đã tạo ra quảng cáo trong môi trường di động, nơi mà hầu hết người dùng thế giới đều truy cập Việc đăng các bài quảng cáo trên Facebook không chỉ đưa thông điệp đến người hâm
mộ mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách thu hút sự quan tâm của nhiều người dùng khác Các ưu đãi doanh nghiệp lan truyền được người dùng chấp nhận và chia sẻ với bạn
bè giúp mang đến hình ảnh tích cực cho thương hiệu Điều này chỉ là một phần nhỏ của những tiềm năng mà phương tiện truyền thông xã hội mang lại Trong tương lai hình thức tiếp thị này dự kiến sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển lợi nhuận vô cùng lớn
Tóm lại, tiếp thị truyền thông mạng xã hội là việc sử dụng các nền tảng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter… để kết nối tương tác với khách hàng, quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tiếp cận đến lượng lớn khách hàng tiềm năng Để thực hiện hình thức tiếp thị này hiệu quả doanh nghiệp cần lên kế hoạch, chiến lược quản lý các trang mạng xã hội của mình với các bài đăng có nội dung hấp dẫn, phù hợp với khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải tương tác thường xuyên khách hàng để xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng
1.2.5 Tiếp thị công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing - SEM)
Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM) không chỉ là một chiến lược quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến mà còn là một phương tiện hiệu quả để đưa doanh nghiệp và sản phẩm của họ đến gần với khách hàng tiềm năng Để thực hiện chiến lược SEM hiệu quả những nhà tiếp thị và quản trị viên web phải sử dụng một loạt các kỹ thuật để đảm bảo rằng trang web của họ nằm ở vị trí khách hàng dễ tìm thấy nhất trên kết quả tìm kiếm của các trang tìm kiếm thông tin hàng đầu như Google, Microsoft Edge, Bing, AlltheWeb và Altavista (Paraskevas & cộng sự, 2011)
Công cụ tìm kiếm đóng vai trò quan trọng nhất khi người ta cần truy cập thông tin hoặc đọc một bài viết Không chỉ những khách hàng mới cần thực hiện bước này để tiếp cận thông tin, mà ngay cả những chuyên gia quản trị marketing có kinh nghiệm cũng không thể bỏ qua quá trình này trước khi khám phá nội dung trên một trang web Điều này giúp
Trang 24đảm bảo rằng trang web của doanh nghiệp luôn giữ vững vị trí cao trong các kết quả tìm kiếm trên Internet (Abou & cộng sự, 2012)
1.2.6 Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising)
Quảng cáo trực tuyến là một trong những chiến lược lâu đời nhất trên thế giới nền tảng kỹ thuật số với biểu ngữ đầu tiên xuất hiện từ năm 1994 Hiện nay, quảng cáo trực tuyến không chỉ giới hạn ở biểu ngữ mà còn bao gồm nhiều định dạng khác nhau, đặc biệt là video với nhiều nội dung đa dạng Năm 2012 quảng cáo trực tuyến đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn chỉ sau quảng cáo trên TV do sự giảm giá và cải thiện chất lượng video Vì vậy thị trường quảng cáo trực tuyến ngày nay càng trở nên phổ biến hơn đối với các doanh nghiệp Khoảng 40% người sử dụng Internet thích xem quảng cáo video trực tuyến, điều này khích lệ các công ty giới thiệu thương hiệu của họ qua video Các nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng việc hiển thị thương hiệu qua video giúp nâng cao độ nhận diện của thương hiệu với khách hàng (Lammenett, 2014)
Theo Sheehan và Doherty (2001) Quảng cáo trực tuyến thường hiển thị dưới dạng banner, tuân theo kích thước chuẩn hoá Quảng cáo này thường xuất hiện với các hình thức đa dạng như: văn bản, biểu tượng, hình ảnh, đường liên kết và các yếu tố truyền thông đa phương tiện Ngoài ra, nó còn bao gồm nội dung tương tác, khuyến khích sự tham gia tích cực từ phía người nhận quảng cáo
1.2.7 Quảng cáo liên kết (Affiliate Marketing)
Affiliate marketing là việc bên thứ ba nhận quảng bá sản phẩm, dịch vụ thay cho doanh nghiệp để được trả phí hoa hồng theo thỏa thuận hợp đồng trước đó Nhờ đó, doanh nghiệp
có thể giảm bớt các chi phí về nhân lực, thời gian nhưng số lượng khách hàng tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp vẫn tăng cao (Stokes, 2010)
Quảng cáo liên kết cho phép nhà bán lẻ giảm chi phí quảng cáo để bán hàng hơn so với các phương tiện truyền thống Mối quan hệ giữa nhà bán và đối tác liên kết là khi đối tác quảng cáo sản phẩm hoặc nhận dịch vụ từ nhà bán Các chi nhánh có thể đặt biểu ngữ hoặc liên kết trực tiếp từ trang web của người bán lên trang web của mình để thu hút khách hàng (Birkner, 2012)
Trang 251.3 Các khái niệm có liên quan
1.3.1 Khái niệm STP
STP là cụm từ viết tắt từ chữ cái đầu tiên của: Segmentation (Phân đoạn thị trường), Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu) và Positioning (Định vị thị trường) STP là phương pháp Marketing tập trung vào những nhóm khách hàng sở hữu chung đặc tính mua sắm và tiêu dùng thay vì phân tán cho toàn bộ phạm vi thị trường lớn
Segmentation – Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là việc phân chia một thị trường tổng thể thành các đoạn thị trường nhỏ hơn sao cho mỗi đoạn thị trường là những khách hàng có sự tương với nhau, nhu cầu
và hành vi mua giống nhau Quá trình phân đoạn thường diễn ra theo 5 bước lần lượt là phân tích và miêu tả phân đoạn, đánh giá mức độ hấp dẫn của phân đoạn, lựa chọn mục tiêu phân đoạn, phân bổ nguồn tài nguyên cho các phân đoạn và thực hiện tìm kiếm khách hàng tiềm năng (R Development Core Team, 2010)
Targeting – Lựa chọn thị trường mục tiêu
Xác định thị trường mục tiêu là việc đánh giá sự hấp dẫn của mỗi phân khúc thị trường và chọn lựa một hoặc hai phân khúc mục tiêu để thâm nhập (R Development Core Team, 2010) Quá trình xác định thị trường mục tiêu bao gồm 2 bước Đầu tiên là đánh giá sức hấp dẫn của đoạn thị trường dựa theo các tiêu chuẩn về quy mô và tiềm năng tăng trưởng của thị trường; cơ cấu thị trường; mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp Cuối cùng là quyết định số lượng đoạn thị trường Doanh nghiệp có thể tập trung vào một đoạn thị trường hoặc lựa chọn nhiều đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu tùy theo mục tiêu, khả năng
và tiềm lực của doanh nghiệp
Positioning – Định vị thị trường
Định vị là quá trình hoạch định cho sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp một vị trí đặc biệt nhắm tới tâm trí và tiềm thức của khách hàng mục tiêu (Philip Kotler & Keller, 2015) Định vị thị trường có vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến lược tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việc định vị thị trường tốt sẽ mang lại bản sắc riêng cho thương hiệu và giúp doanh nghiệp tăng mức độ tin tưởng dành cho mình Quá trình định vị thị trường thường bao gồm những hoạt động: thiết kế sản phẩm, xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của khách hàng; xác định vị thế sản phẩm và thương
Trang 26hiệu trên thị trường mục tiêu; tạo ra điểm nhấn và sự khác biệt cho sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp
1.3.2.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô được chia thành nhiều yếu tố Các yếu tố này tác động một cách khách quan đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp Doanh nghiệp không thể kiểm soát được các yếu tố này, mà chỉ có thể đưa ra các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng các cơ hội đến từ môi trường này
Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá, thất nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu… Các yếu tố này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực cho các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích nghi tạo ra cơ hội phát triển hoặc giảm các nguy cơ gây thiệt hại cho doanh nghiệp
Môi trường tự nhiên bao gồm những nguồn lực tự nhiên là đầu vào cần thiết của quá trình
Marketing hoặc những nguồn lực tự nhiên bị ảnh hưởng bởi các hoạt động Marketing bao gồm: các điều kiện khí hậu, địa hình, các tài nguyên và các yếu tố tự nhiên khác
Môi trường công nghệ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty Đầu tư
vào công nghệ giúp công ty tiết kiệm được thời gian, chi phí khi tạo ra sản phẩm mới và tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường so với những sản phẩm cũ không được áp dụng những công nghệ tiên tiến
Môi trường chính trị là tập hợp các yếu tố liên quan đến luật pháp, cơ quan chính phủ,
nhóm áp lực ảnh hưởng và tiết chế các tổ chức, cá nhân trong xã hội Môi trường chính trị bao gồm các bộ luật và quy định do nhà nước ban hành để bảo vệ doanh nghiệp, người tiêu dùng Môi trường chính trị có thể tác động theo nhiều hướng khác nhau, nó có thể tạo ra
cơ hội hoặc gây hạn chế các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường văn hóa bao gồm hệ thống giá trị xã hội, quan niệm, niềm tin về tôn giáo, đức
tin, những truyền thống của dân tộc, cách sống, lối sống, các chuẩn mực xã hội Những yếu
tố văn hóa xã hội này có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tiêu dùng và hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp
Trang 27Môi trường vĩ mô có tác động lên tất cả các công ty đang hoạt động trên thị trường Những yếu tố tạo nên môi trường này vừa là cơ hội để phát triển cho công ty cũng vừa là một thách thức đối với các nhà quản trị Thay vì đi ngược lại với những đặc điểm đã sẵn có, người làm Marketing cần nương theo những điểm mạnh phù hợp với cũng như lường trước những nguy cơ có thể đe dọa đến sản phẩm hiện đang kinh doanh, từ đó, đưa ra một kế hoạch Marketing phù hợp nhất
1.3.2.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô (môi trường cạnh tranh): Là môi trường bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, thành công và tồn tại của doanh nghiệp Bao gồm các yếu tố:
Đối thủ cạnh tranh: Là yếu tố vừa ảnh hưởng tích cực vừa ảnh hưởng tiêu cực đối với
hoạt động Marketing của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải phân tích các đối thủ cạnh tranh, phân tích thị trường, nghiên cứu hành vi mua của khách hàng để có thể cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp, xây dựng những chiến lược phù hợp giúp phát triển giá trị sản phẩm trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ Ngược lại, nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt các kế hoạch, chiến lược công ty sẽ mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh, gây ra ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty: Gồm các bộ phận trong công ty như ban lãnh đạo, tài chính, nghiên cứu và phát
triển, cung ứng, sản xuất, kế toán Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp, ví dụ như nguồn tài chính của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chi phí cho hoạt động Marketing, nguồn nhân lực sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn và hiệu suất thực hiện các chiến lược Marketing
Nhà cung cấp: Có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào như: nguyên
vật liệu, linh kiện, lao động,… cần thiết cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Các nguyên vật liệu đầu vào được cung cấp cho doanh nghiệp có ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng sản phẩm, giá bán và quỹ hoạt động chung của doanh nghiệp
Trung gian Marketing: Là những cá nhân hoặc tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong việc
quảng bá, bán hàng và phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng Sự phát triển của các trung gian Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoạt động Marketing và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trang 28Khách hàng: Bao gồm khách hàng trong thị trường người tiêu dùng, thị trường doanh
nghiệp, thị trường chính phủ và thị trường quốc tế Khách hàng là yếu tố tạo động lực cho công ty phát triển sản phẩm, dịch vụ dựa trên nhu cầu và thói quen tiêu dùng của họ Những ảnh hưởng từ môi trường vi mô trong Marketing có tác động trực tiếp và thường xuyên ảnh hưởng đến doanh nghiệp Mỗi ngành hàng sẽ có những đặc điểm riêng trong tính chất cạnh tranh, vì vậy, công ty cần cập nhật thường xuyên các thông tin về các yếu tố trong môi trường này để có được những chiến lược Marketing phù hợp với thị trường
1.4 Các Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước Có Liên Quan
1.4.1 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Lê Thị Tuyết Thanh & cộng sự (2023) về đề tài “Tác động của Digital
Marketing đến hiệu quả kinh doanh của cá thể kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh”
Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh với 340 cá nhân kinh doanh
đã sử dụng các công cụ Digital Marketing Kết quả phân tích chỉ ra 4 yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh: truyền thông mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, trang web/blog và quảng cáo hiển thị Trong đó yếu tố quảng cáo hiển thị có ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả kinh doanh Nghiên cứu này cung cấp những thông tin quan trọng để phân bổ nguồn ngân sách và tận dụng các công cụ Digital Marketing để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh
Nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Trang, Lê Thị Tầm (2023) với đề tài “Hoàn thiện và thúc
đẩy sự phát triển của Digital marketing ở các doanh nghiệp hiện nay” Trong nghiên cứu
này nhóm tác giả đã nêu ra các cơ sở lý luận về các hình thức Digital Marketing bao gồm: SEO, PPC, Content Marketing, Social Media Marketing, Affiliate Marketing, Mobile Marketing, Video Marketing và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing Sau đó, nhóm tác giả thực hiện phân tích thực trạng phát triển hoạt động Digital Marketing dựa trên số liệu khảo sát 167 doanh nghiệp Việt Nam, những báo cáo tài liệu có liên quan
Từ đó, đưa ra được tầm quan trọng của Digital Marketing trong hiện tại và tương lai Ngoài
ra, nhóm tác giả cũng đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp ứng dụng hoạt động
Digital Marketing vào kinh doanh hơn trong tương lai
Nghiên cứu Nguyễn Thị Phụng, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2021) với đề tài “Các yếu tố
Digital Marketing tác động đến hành vi mua căn hộ chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh”
Trang 29Nghiên cứu thực hiện phân tích các yếu tố Digital Marketing tác động đến hành vi mua căn
hộ chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh qua dữ liệu khảo sát 265 khách hàng về “Tác động
Digital Marketing đến hành vi mua căn hộ chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh” đến từ
các công ty bất động sản Kết quả phân tích của nghiên cứu cho thấy có 06 yếu tố tác động đến hành vi mua căn hộ chung cư bao gồm: Social Media Marketing; Content Marketing; Search Engine Marketing; Online Public Relations; Affiliate Marketing; Email Marketing Trong đó yếu tố Social Media Marketing có tác động mạnh nhất đến hành vi mua căn hộ chung cư của khách hàng Từ đó, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất giúp các doanh nghiệp phát triển hoạt động digital marketing để thúc đẩy hành vi mua căn hộ chung cư của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
1.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Caitlin de la Roche, Tiago de Barros (2022) với đề tài “Một Nghiên cứu
về quan điểm của Người tiêu dùng về Tiếp thị qua Email và Mạng Xã hội: Một Trường hợp Quảng cáo tại Nam Phi.” Nghiên cứu thực hiện khảo sát nhận thức của người tiêu dùng
về email và tiếp thị trên mạng xã hội thông qua một trường quảng cáo tại Nam Phi Trong nghiên cứu này nhóm tác giả tập trung phân tích tỷ lệ email mở, tỷ lệ bấm, và đánh giá thái
độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo thương mại qua email hoặc mạng xã hội Nhóm tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc phân phát bảng câu hỏi cho những người tham gia bằng cách kết hợp phương pháp thu thập mẫu thuận tiện và kết quả cầu tuyết Nghiên cứu đã tìm hiểu cách người tiêu dùng nắm bắt thông điệp qua email và mạng xã hội trong ngữ cảnh quảng cáo tại Nam Phi Bài luận đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa rủi ro nhận thức và thái độ của người tiêu dùng là yếu nhất và mối quan hệ giữa ý định mua hàng và hành vi sau mua là mối quan hệ mạnh nhất Từ đây, ta thấy được động cơ mua sắm lặp lại có vai trò rất quan trọng trong quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Nghiên cứu của Kingsley Iyimoga Onana (2021) với đề tài “Ảnh hưởng của Digital
Marketing đối với giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp nhỏ ở Nigeria” Nghiên cứu
tìm hiểu tác động của các kênh Digital Marketing đối với giá trị thương hiệu thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng với 400 mẫu khảo sát từ khách hàng của các doanh nghiệp nhỏ Kết quả của nghiên cứu chỉ ra các công cụ tiếp thị qua email, SEO và PPC là những chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ ở Nigeria
Trang 30Tiếp thị qua mạng xã hội và tiếp thị trên thiết bị di động cũng có tác động tích cực nhưng không đáng kể Tiếp thị giải pháp web có tác động tiêu cực nhưng không ảnh hưởng quá nhiều Dựa trên những phát hiện này, nghiên cứu khuyến nghị tiếp tục sử dụng các chiến lược tiếp thị qua email, SEO và PPC Bên cạnh đó tác giả cũng khuyến nghị cải thiện tiếp thị trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, giải pháp web và tiếp thị trên thiết bị di động để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy giá trị thương hiệu tích cực
Nghiên cứu của Ahmad Mulyana, Rizki Briandana, Endi Rekarti (2020) với đề tài: “ICT
và Mạng Xã Hội như một nền tảng truyền thông tiếp thị để tạo điều kiện cho sự hòa nhập
xã hội trong thời đại kỹ thuật số Tạp chí Quốc tế về đổi mới” Nhóm tác giả thực hiện
nghiên cứu nhằm làm rõ vấn đề về "Công nghệ thông tin và truyền thông xã hội như một nền tảng truyền thông thị trường để tạo điều kiện cho sự tham gia của xã hội trong một số nguyên tắc" Bài luận đã hệ thống hóa các lý thuyết và khái niệm liên quan đến phương tiện truyền thông mới, mạng xã hội, tương tác và truyền thông tiếp thị Nghiên cứu này tập trung vào việc cách Helpster đã tìm ra phương thức giao tiếp thích hợp để hỗ trợ việc tiếp thị ứng dụng tìm kiếm việc làm, và cách họ quản lý phương tiện truyền thông xã hội để tạo tương tác xã hội với người dùng ứng dụng Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu này là nghiên cứu trường hợp, phương pháp này có thế mạnh trong việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau hoặc bằng chứng có sẵn để tìm ra các vấn đề được nghiên cứu Các nguồn dữ liệu thu thập bao gồm tài liệu, phỏng vấn và quan sát, nhằm cung cấp cái nhìn đa dạng về vấn đề được nghiên cứu (Yin, 2013) Nghiên cứu giúp ta hiểu rõ về cách Helpster xây dựng tương tác xã hội, quan sát dấu hiệu, hành vi và thái độ của người dùng thông qua việc tiếp cận thông tin được cung cấp bởi họ
1.5 Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các dữ liệu báo cáo kinh doanh, các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing được thu thập thông qua Công ty TNHH Truyền Thông và Dịch Vụ Mekoong từ các công cụ Google Research Console, Meta Business Suite
Trang 31Ngoài ra tác giả còn thu thập thông tin qua các nghiên cứu, bài báo có liên quan được thu thập từ các trang tìm kiếm Google Scholar, Google thông qua các từ khóa: digital marketing, marketing trực tuyến, SEO, tiếp thị thư điện tử, tiếp thị truyền thông xã hội
1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dựa vào các nghiên cứu trước, tham vấn lãnh đạo, quản lý các phòng ban và nhân viên phòng Marketing để đưa ra bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ Căn cứ vào dữ liệu được thu thập được tác giả điều chỉnh và thiết kế một bảng câu hỏi hoàn chỉnh Sau đó tiến hành khảo sát khách hàng dựa trên bảng câu hỏi chính thức và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Nội dung của bảng câu hỏi khảo sát: Tập trung về việc đánh giá hoạt động hoạt động Digital Marketing của Công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong
Đối tượng khảo sát: Các khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của Công
ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong Tác giả thu thập dữ liệu bằng cách trực tiếp khảo sát các khách hàng có mặt tại cửa hàng Ngoài ra tác giả gửi mẫu khảo sát trực tuyến trên Google Form cho các khách hàng mua qua các kênh trực tuyến để có thể thu được kết quả khảo sát cách tốt nhất
1.6 Quá Trình Xây Dựng Bảng Câu Hỏi Khảo Sát
1.6.1 Nội dung bảng câu hỏi
Đầu tiên là phần giới thiệu về thông tin cá nhân, tên đề tài, mục đích của cuộc nghiên cứu
và lời mời tham gia khảo sát thì gồm có 2 phần chính
Phần 1: Trong phần này, người tham gia khảo sát sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của họ và thực hiện trả lời các câu hỏi sàng lọc Những thông tin này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thống kê mô tả và cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những thông tin chính
Phần 2: Phần này là nội dung chính của bảng câu hỏi khảo sát, bao gồm các câu hỏi được thiết kế dưới dạng mô hình thang đo Người tham gia sẽ được yêu cầu chọn câu trả lời mà
họ cho là phù hợp nhất với mức độ ý kiến của họ đối với từng phát biểu Điều này giúp chúng ta thu thập thông tin chi tiết và đánh giá ý kiến của người tham gia một cách cụ thể
và có cấu trúc
Trang 32Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng thang đo Likert của Rennis Likert 1932 (nhà tâm
lý học người Mỹ) Thang đo truyền thống này có 5 mức độ được sử dụng để đánh giá mức
độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động Digital Marketing của công ty Mekoong, mức độ thấp nhất là 1 rất không đồng ý đến 5 là rất toàn đồng ý:
1 Hoàn toàn không đồng ý
2 Không đồng ý
3 Phân vân
4 Đồng ý
5 Hoàn toàn đồng ý
1.6.2 Quá trình xây dựng bảng câu hỏi
Các bước xây dựng bảng câu hỏi
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ dựa trên phần cơ sở lý luận, các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan, tham khảo thêm ý kiến của các quản lý, nhân viên trong công ty, ý kiến của các khách hàng, tác giả đã đề xuất nội dung bảng câu hỏi Marketing trực tuyến như sau:
SEO
SEO1
Anh/Chị dễ dàng tìm thấy các bài viết về sản phẩm của Mekoong khi tìm kiếm từ khóa
Lê Thị Tuyết Thanh & cộng sự (2023) SEO2 Anh/Chị thường thấy link website
liên kết của Mekoong
SEO3 Các tiêu đề bài viết của công ty tạo
sự thu hút với anh chị SEO4
Anh/Chị cảm thấy website của công
ty dễ dàng thao tác khi tìm kiếm thông tin sản phẩm trên website
Trang 33Nhân tố Mã hóa Câu hỏi Điều chỉnh theo nguồn
(2021) EM2 Anh/Chị dễ dàng liên hệ qua email
của công ty khi có nhu cầu mua hàng
EM3 Anh/Chị cảm thấy hài lòng về thời
gian phản hồi thư của công ty EM4
Anh chị cảm thấy hứng thú muốn tìm hiểu thông tin sản phẩm khi xem email công ty gửi đến
Content
Marketing
CM1 Anh/Chị cảm thấy nội dung các bài
viết/blog chia sẻ của công ty hữu ích
Nguyễn Thị Phụng, Nguyễn Thị Hồng Nhung
(2021) CM2
Nội dung cung cấp về các sản phẩm, thương hiệu đáp ứng đủ mong muốn của anh/chị
CM3 Anh/Chị thấy Mekoong luôn cập
nhật thông tin thường xuyên
CM4 Nội dung các bài viết ảnh hưởng tích
Nguyễn Thị Phụng, Nguyễn Thị Hồng Nhung
(2021) SM2
Anh/Chị cảm thấy hài lòng với những thông tin được cập nhật trên trang mạng xã hội của công ty
SM3 Anh/Chị cảm thấy hài lòng khi
được hỗ trợ tư vấn qua mạng xã hội SM4
Tốc độ phản hồi thông tin trên mạng xã hội của công ty nhanh chóng
Trang 34Bước 2: Tham vấn, phỏng vấn ý kiến của các lãnh đạo, quản lý, nhân viên tại phòng Marketing để điều chỉnh bảng câu hỏi chính thức
Bước 3: Bắt đầu khảo sát chính thức các đối tượng
Bước 4: Thu thập dữ liệu và phân tích
1.7 Phương pháp chọn mẫu và xác định kích thước mẫu
Phương pháp chọn mẫu
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Đây là phương pháp chọn mẫu mà nhà nghiên cứu lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng Ưu điểm của phương pháp chọn mẫu này là việc chọn mẫu khảo sát sẽ thuận tiện,
dễ tiếp cận và dễ lấy thông tin Phương pháp này thường được sử dụng phố biển khi bị giới hạn về thời gian và chi phí để thực hiện nghiên cứu
Kích thước mẫu
Phương pháp chọn mẫu được thực hiện như sau: Theo như nghiên cứu của Hair và ctg (1998) thì số lượng mẫu phải lớn hơn gấp 5 lần so với số nhân tố biến phân tích N ≥ 5k Trong bài nghiên cứu này tác giả đưa ra được 11 mẫu câu hỏi nghiên cứu nên ta có số mẫu như sau:
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ DỊCH VỤ MEKOONG
2.1 Tổng Quan Về Công Ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công Ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong
Tên thường gọi: Mekoong
Địa chỉ: 76, Nguyễn Giản Thanh, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Người đại diện pháp luật:
Hình 2 1 Logo Công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong
Nguồn: Công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong
Công ty TNHH Truyền Thông và Dịch Vụ Mekoong là một công ty chuyên kinh doanh và cung cấp các sản phẩm đồ gia dụng, gốm sứ, được thành lập từ năm 2020 tại Thành phố
Hồ Chí Minh Kể từ khi thành lập đến nay Mekoong được nhiều khách hàng biết đến là
Trang 36công ty chuyên cung cấp các mặt hàng gia dụng chính hãng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm Sau hơn 4 năm hình thành và phát triển công ty Mekoong vẫn luôn không ngừng
nỗ lực hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ, cập nhật xu hướng thị trường nhằm mang đến cho khách hàng và đối tác trải nghiệm đa dạng về sản phẩm, dịch vụ tốt nhất có thể Trong tương lai công ty sẽ tiếp tục thực hiện tầm nhìn sứ mệnh cốt lõi của chính mình, đem sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng làm mục tiêu trọng tâm hàng đầu hướng đến
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh
Tầm nhìn: Mekoong luôn hướng đến sự phát triển bền vững và hợp tác lâu dài với phương
châm “TRÁCH NHIỆM – UY TÍN – TẬN TÂM” Để xây dựng sự gắn kết lâu dài và niềm tin với các khách hàng công ty luôn không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình phù hợp với thị trường, nhu cầu khách hàng nhằm giữ được sự tin tưởng của khách hàng khi mua sản phẩm, dịch vụ tại công ty
Sứ mệnh: Với mục tiêu đặt khách hàng làm trọng tâm phát triển Mekoong đang nỗ lực phấn
đấu trên con đường phát triển thương hiệu, trở thành nhà cung cấp đồ gia dụng hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung
2.1.3 Sơ đồ tổ chức của công ty
Hình 2 2 Sơ đồ tổ chức nhân sự của Công ty Mekoong
Nguồn: Công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc: Chịu trách nhiệm các hoạt động kinh doanh chính, điều hành doanh nghiệp Là
người đại diện theo pháp luật của công ty, ký kết các hợp đồng và phê duyệt thông báo cho các dự án phòng ban cấp dưới Có quyền hạn bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển hay cách chức nhân sự trong công ty
GIÁM ĐỐC
P Kế toánP.Hành chính –
Nhân sự
P Kinh Doanh– Marketing Bộ phận Kho
Trang 37Phòng Hành chính – Nhân sự: Thực hiện các công tác quản lý và tuyển dụng nhân sự cho
công ty Các hoạt động nội bộ, thủ tục giấy tờ, văn phòng cho doanh nghiệp Bên cạnh đó,
bộ phận nhân sự cũng có nhiệm vụ lên kế hoạch cho các hoạt động định hướng và đào tạo kiến thức cho nhân viên trong công ty
Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Có nhiệm vụ sắp xếp, ghi chú công của người lao động và quản lý lao động chi tiết, giám sát việc thực hiện quỹ tiền lương và hình thức trả lương cho người lao động, thực hiện các chính sách theo quy định chế độ hiện hành đối với người lao động, tính toán ngân sách, thu chi Đảm bảo cho hoạt động tài chính của công ty được hoạt động ổn định, xuyên suốt
Phòng Kinh Doanh – Marketing: Đây là bộ phận thực hiện xây dựng, triển khai các chiến
lược bán hàng, tìm kiếm khách hàng, xây dựng công tác bán hàng một cách hiệu quả góp phần gia tăng doanh thu cho công ty Ngoài ra thực hiện các công việc truyền thông, lập
kế hoạch tiếp thị và bán sản phẩm theo tuần, tháng, quý, năm Theo dõi các đơn đặt hàng, nhắc nhở bộ phận kho thực hiện đúng thời gian mua bán và triển khai các đơn đặt hàng của khách hàng đúng tiến độ Nghiên cứu mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng mới
Bộ phận Kho: Nhiệm vụ chính của bộ phận này là nhận hàng, sắp xếp hàng hóa trong kho,
vận chuyển hàng hóa từ kho công ty đến khách hàng, đối tác của công ty, theo dõi hàng hoá tồn kho, đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho
2.1.5 Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong kinh doanh và phân phối các mặt hàng về đồ gia dụng, đồ gốm sứ, thiết bị dụng cụ nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh là chủ yếu Ngoài các khách hàng cá nhân, công ty còn phân phối số lượng lớn sản phẩm cho các nhà hàng, quán cà phê trong phân khúc tầm trung đến cao cấp theo dạng hợp đồng lớn Hiện nay, công ty Mekoong đang hoạt động chủ yếu tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh bên cạnh đó công ty vẫn luôn sẵn sàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên khắp cả nước thông qua các trang bán hàng thương mại điện tử và trang website chính thức của công ty
Trang 382.2 Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh
Bảng 2 1 Doanh thu từ năm 2021 đến năm 2023 của công ty Mekoong
Chênh lệch 2022/2023
Giá trị Giá trị Giá trị Chênh
lệch Tỉ lệ %
Chênh lệch Tỉ lệ %
Chi phí Digital
Nguồn: Phòng kế toán công ty Mekoong
Doanh thu của doanh nghiệp tăng 47% từ tỉ đồng trong năm 2021 lên tỉ đồng trong năm 2022 Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 Các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đều tăng trưởng tốt, nhu cầu tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp cũng tăng cao giúp cho doanh thu của doanh nghiệp phát triển hơn Chênh lệch năm 2022/2023 tăng 27,5% từ tỉ đồng trong năm 2022 lên tỉ đồng trong năm 2023 Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp tăng cao
Chi phí của doanh nghiệp cũng tăng 55,2% từ tỉ đồng trong năm 2021 lên tỉ đồng trong năm 2022 Chi phí của doanh nghiệp cũng tăng 23,92% từ tỉ đồng trong năm
2022 lên tỉ đồng trong năm 2023 Công ty Mekoong đã đẩy mạnh nhập đa dạng các mặt hàng hơn nhằm tiếp cận và mở rộng thị trường Ngoài ra, trong năm 2023 Mekoong còn thay đổi thiết kế bao bì túi đựng hàng nhằm làm tăng sự hài lòng và trải nghiệm mua hàng của các khách hàng khi mua sản phẩm, dịch vụ tại Mekoong
Trang 39Chi phí Digital Marketing của doanh nghiệp tăng 66,7% từ triệu đồng trong năm 2021 lên triệu đồng trong năm 2022 Sự tăng trưởng này là do doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư vào các kênh Digital marketing như: SEO, SEM, social media để tiếp cận và mở rộng thị trường Từ số liệu ở trên, có thể thấy rằng chi phí Digital marketing của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ trong cả hai năm 2021 và 2022 Cụ thể, chi phí Digital Marketing tăng 66,7% trong năm 2022 và 30% trong năm 2023 Sự tăng trưởng này là do doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Digital Marketing để tìm kiếm và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số phát triển như hiện nay Digital Marketing có vai trò rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và tiếp cận với khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả
2.3 Tình hình nhân sự của công ty
Theo dữ liệu từ phòng hành chính- nhân sự của công ty Mekoong thống kê số nhân sự hiện tại của công ty năm 2024 được phân theo trình độ chuyên môn, giới tính và phòng ban làm việc, được trình bày ở bảng 2.2 như sau:
Bảng 2 2 Cơ cấu nhân sự Công ty Mekoong tính đến tháng 3/2024
Trang 40Qua số liệu trên bảng ta thấy số lao động nam và nữ của công ty có tỷ lệ chênh lệch nhau không quá nhiều, số lượng lao động nam chiếm 41.3%, nữ chiếm 58.7% Điều này cho ta thấy sự bình đẳng giới trong công ty, môi trường làm việc ổn định Ngoài ra, qua bảng số liệu trên ta còn thấy công ty có nguồn nhân sự chất lượng cao với hơn 80% tổng số lao động có trình độ Đại học, chiếm đa số lực lượng lao động, đây là một ưu thế về nguồn lực con người của công ty
2.4 Phân Tích Mô Hình STP
2.4.1 Phân khúc thị trường
2.4.1.1 Phân khúc theo khu vực địa lý
Công ty TNHH Truyền Thông Và Dịch Vụ Mekoong chủ yếu tập trung và phân phối tại các quận huyện trong nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh Công ty có cửa hàng tại đường Cách mạng tháng 8, quận 10 thuận lợi về thương mại, giao thông, dễ dàng vận chuyển cung cấp hàng hóa đến các khách hàng của công ty
2.4.1.2 Phân khúc theo nhân khẩu học
Theo thu nhập
Dựa vào các mức thu nhập cá nhân được chia thành các nhóm trong bảng cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của bộ Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, tác giả phân khúc các mức thu nhập như sau:
Dưới 5 triệu: Thu nhập thấp, chỉ đủ chi trả cho những nhu cầu sinh hoạt cơ bản hàng ngày,
ít khi mua sắm đồ gia dụng cho gia đình
Trên 5 đến 10 triệu: Thu nhập trung bình, có thể chi trả cho những món đồ gia dụng cần thiết cho gia đình, quan tâm đến giá cả và thông tin sản phẩm tuy nhiên tần suất mua không thường xuyên
Trên 10 triệu đến 18 triệu: Thu nhập khá, có nhu cầu quan tâm và có thể chi trả cho những sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, mức độ sử dụng khá cao, quan tâm đến chất lượng sản phẩm và giá cả