1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa Luận tốt nghiệp -SƯ PHẠM NGỮ VĂN - đề tài - VẬN DỤNG QUY TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY - HỌC NHÓM BÀI VĂN BẢN NHẬT DỤNG (SGK NGỮ VĂN 8, TẬP 1)

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Để giải quyết vấn đề này,người dạy có thể sử dụng những hình thức dạy học khác nhau để tạo động lực cũngnhư sự hứng thú của học sinh khi tiếp cận các văn bản nhật dụng.Nhóm văn bản nhật

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HẢI VÂN NGỌC

VẬN DỤNG QUY TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY - HỌC NHÓM BÀI VĂN BẢN NHẬT DỤNG (SGK NGỮ VĂN 8, TẬP 1)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPCHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

kk

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Tiến trình dạy học theo dự án và các hoạt động chính của giáo viên và

học sinh 17

Bảng 2 Bảng kết quả khảo sát giáo viên 22

Bảng 3 Bảng kết quả khảo sát học sinh 24

Bảng 4 Danh sách học sinh lớp 8A tham gia thực nghiệm 39

Bảng 5 Danh sách và phân công công việc nhóm 1 42

Bảng 6 Danh sách và phân công công việc nhóm 2 43

Bảng 7 Danh sách phân công công việc nhóm 3 44

Bảng 8 Tiến hành làm việc của dự án 45

Bảng 9: Tiến hành trình bày sản phẩm dự án 48

Bảng 10 Kết quả đánh giá giữa các thành viên trong nhóm 49

Bảng 11 Kết quả đánh giá giữa các nhóm 50

Bảng 12: Kết quả đánh của giáo viên 50

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN 3

DANH MỤC BẢNG 4

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC NHÓM BÀI VĂN BẢN NHẬT DỤNG, SGK NGỮ VĂN 8, TẬP 1 6

1.1 Cơ sở lí luận 6

1.1.1 Những vấn đề chung về dạy học dự án 6

1.1.2 Một số điểm cơ bản về nhóm bài văn bản nhật dụng trong sách Ngữ văn 8 tập 1 18

1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 8 ở trường THCS 20

1.2 Cơ sở thực tiễn 21

1.2.1 Khảo sát thực trạng về việc vận dụng hình thức dạy học dự án trong nhóm bài văn bản nhật dụng sách Ngữ văn 8, tập 1 21

TIỂU KẾT 1 25

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUY TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC NHÓM BÀI VĂN BẢN NHẬT DỤNG, SÁCH NGỮ VĂN 8, TẬP 1 27

2.1 Vận dụng quy trình dạy học dự án trong dạy học nhóm văn bản nhật dụng Ngữ Văn 8, tập 1 27

2.1.1 Bước 1: Quyết định chủ đề dự án 27

2.1.2 Bước 2: Triển khai và hoàn hiện dự án 30

2.1.3 Bước 3:Giới thiệu sản phẩm dự án 34

2.1.4 Bước 4: Đánh giá sản phẩm của dự án 36

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 37

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 38

3.1 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm 38

Trang 5

3.1.1 Đối tượng thực nghiệm 38

3.1.2 Địa bàn thực nghiệm 40

3.1.3 Thời gian thực nghiệm 40

3.2 Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm 40

3.2.1 Nội dung thực nghiệm 40

3.2.2 Cách thức tiến hành thực nghiệm 40

TIỂU KẾT 3: 52

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 56

Trang 6

Hiện nay văn bản nhật dụng đã được đưa vào chương trình giảng dạy với cáckhối lớp 6, 7, 8, 9 với thời lượng là 13 tiết chiếm khoảng 10% số tiết học ở mỗi khốilớp bao gồm rất nhiều những lĩnh vực khác nhau như: thiên nhiên, môi trường, dân

số, quyền trẻ em, ma túy, nhà trường với học sinh, sự hội nhập và giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc… đó đều là những nội dung hết sức gần gũi, bức thiết với cuộc

sống hàng ngày của mỗi chúng ta Với mục tiêu nhằm giảm bớt tính hàn lâm, tạo cơ

hội rõ rệt hơn cho việc dạy văn phải gắn với đời sống, nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân nên các văn bản nhật dụng không phải là những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả tiêu biểu Tuy vậy vấn đề nội dung, tư tưởng của nó lại rất sâu sắc và giàu ý nghĩa nhân văn [15]

Tuy nhiên văn bản nhật dụng hầu như không được chú trọng trong việc giảngdạy ở các trường phổ thông có lẽ bởi văn bản nhật dụng thường ít khi được đưa vàocác bài kiểm tra và nội dung cũng như đề tài đều là những vấn đề mà các em họcsinh đã biết hoặc từng được nghe qua nên nó khó mà hấp dẫn được học sinh quantâm đến Chính vì vậy nếu người dạy chỉ truyền đạt những kiến thức ở trong SGK

Trang 7

thì giờ học thường nhàm chán khó thể thu hút học sinh hợp tác trong quá trìnhchuyển giao kiến thức giữa người dạy và người học Để giải quyết vấn đề này,người dạy có thể sử dụng những hình thức dạy học khác nhau để tạo động lực cũngnhư sự hứng thú của học sinh khi tiếp cận các văn bản nhật dụng.

Nhóm văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn (NV) lớp 8, tập 1 lànhóm văn bản có yếu tố thời sự cập nhật và nó có tác dụng giúp cho người học nhậnthức rõ hơn những hiểm họa đang đe dọa tới cuộc sống con người Trong đó baogồm ba văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”; “Ôn dịch, thuốc lá” và

“Bài toán dân số” Với vai trò là một sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường tôi lựa chọn

và thực hiện nghiên cứu nhóm văn bản này với quy trình dạy học dự án - một quytrình lấy người học làm trung tâm trong quá trình hình thành kiến thức và phát huytoàn bộ năng lực của người học Qua việc thực hiện quy trình của dạy học dự ánhọc sinh rèn được khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, rèn kĩ năng sống và cóphương pháp học bộ môn Ngữ văn một cách đúng đắn

Xuất phát từ những lí do trên, qua việc tìm hiểu các tài liệu, thực tế làm quenvới dạy học dự án ở nhà trường phổ thông và học tập trong quá trình rèn luyện tạitrường Đại học, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“VẬN DỤNG QUY TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY - HỌC

NHÓM BÀI VĂN BẢN NHẬT DỤNG (SGK NGỮ VĂN 8, TẬP 1 – THCS)”

2 Lịch sử vấn đề

Từ những năm 30 của thế kỉ trước J Deway và W.H Kilpatrick đã khởixướng phương pháp dạy học theo dự án trên cơ sở lí luận về tính tích cực của ngườihọc Ở đó người học sẽ được coi là trung tâm; sẽ được lĩnh hội tất cả các kĩ năng,kiến thức liên quan đến việc thực hiện dự án, xây dựng các nhiệm vụ, giải quyếtnhững vấn đề phát sinh khi thâm nhập thực tiễn Kết quả của dự án sẽ phản ánh mức

độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học Người dạy lúc này chỉ đóngvai trò là người giám sát, gợi ý các nguồn tư liệu tham khảo… cho người học

Ở Việt Nam đề tài nghiên cứu về việc áp dụng quy trình dạy học dự án tươngđối lớn với nhiều đề tài khác nhau Trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam đang từng

Trang 8

bước nghiên cứu, khai thác vấn đề này qua nhiêu góc độ khác nhau Ta có thể kểđến:

Chuyên đề: Tác giả Lê Khoa (2015) – Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán ở trườngtrung học phổ thông; Đinh Thị Hồng Minh (2012) Áp dụng dạy học theo dự ántrong bài ancol, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 12/2012; Vận dụng phươngpháp dạy học theo dự án để dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổthông của tác giả Đào Ngọc Minh (2010); Bước đầu vận dụng dạy học theo dự ántrong học phần phương pháp dạy học lịch sử của Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Hằngđược đăng trên trang chính thức của trường Đại học Khánh Hòa (2018); …

Bên cạnh những bài viết và những luận văn kể trên, có Luận văn Thạc sĩkhoa học giáo dục của tác giả Trần Thị Thùy Dung trường Đại học Vinh (2014)nghiên cứu đề tài Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Ngữ văn

9 đã đề cập đến vấn đề xây dựng quy trình vân dụng phương pháp dạy học theo dự

án cho chương trình Ngữ văn lớp 9, thiết kế một số giáo án dạy hoc Ngữ văn 9 theophương pháp dạy học dự án; đề tài đã góp phần nhận diện và khái quát về mộtphương pháp dạy học hiện đại kiểu mới đồng thời tạo ra một định hướng về quytrình dạy học dự án

Vấn đề dạy học theo hướng đi mới trong môn Ngữ Văn đã được chú ýnghiên cứu trên bình diện lí thuyết và thực hành Ngoài việc khai thác vấn đề này ởtrong các luận văn, khóa luận, tiểu luận, các bài nghiên cứu khoa học… thì vấn đềnày còn được các thầy cô đưa vào trong nhà trường phổ thông Điển hình là trườngTiểu học – THCS Pascal đã thực hiện một dự án “Sống & Viết” với chủ đề “TrungThực để Sống” (2018) do tác giả Nguyễn Thị Vĩnh Hà phụ trách đã tạo ra trong quátrình nhận thức của học sinh về tính trung thực trong cuộc sống Đây là một hoạtđộng ý nghĩa để học sinh có thể trải nghiệm nhiều hơn trong góc nhìn của mình vềmột cuộc sống “Trung Thực” Trong dự án này, các em đã được đến các làng nghềnổi tiếng, những khu chợ đông đúc, thậm chí là bệnh viện để có những trải nghiệmthực tế nhất về cuộc sống về thái độ làm việc trung thực của những người lao động,

Trang 9

những y bác sĩ để tạo ra sản phẩm cuối cùng là những bài viết về tính trung thực,những hình ảnh thực tế Từ những sản phẩm tưởng chừng như vô hình ấy mà dự ánnày mang lại – sự “trưởng thành” trong lối suy nghĩ và nhân cách của các em khitham gia dự án trải nghiệm thực tế từ nhà trường mang lại.

Trong thực tế giảng dạy ở nhà trường phổ thông hiện nay đã có rất nhiềuthầy, cô giáo sử dụng hình thức dự án đạt hiệu quả rất tốt, những kết quả ấy là độnglực giúp chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Vận dụng quy trình dạy học dự ántrong dạy học nhóm bài văn bản nhật dụng (SGK Ngữ văn 8, tập 1-THCS)” bởichúng tôi tin rằng, vận dụng dạy học theo dự án nhóm văn bản nhật dụng vẫn là một

“mảnh đất màu mỡ” nhiều tiềm năng để giáo viên có thể tiếp tục khai phá nó nhằmtìm ra những hướng đi đáp ứng được mong muốn của người dạy và người học

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu quy trình dạy học dự án trong nhóm bài văn bản nhật dụng trongchương trình Ngữ văn 8, tập 1

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu cơ sở lí luận phương pháp dạyhọc dự án, cơ sở lí thuyết, vấn đề mang tính thời sự trong các văn bản nhật dụng

Trang 10

- Phương pháp điều tra: điều tra bằng phiếu hỏi một số giáo viên dạy môn

Ngữ văn 8 và học sinh lớp 8 trong ở một trường THCS Việc thu thập thông tin trựctiếp từ GV cũng như của HS giúp tác giả khóa luận có thông tin chính xác để có thểđưa ra những đánh giá khách quan về việc nâng cao hiệu quả dạy – học các văn bảnnhật dụng

- Phương pháp quan sát: quan sát trực quan thái độ, mức độ tiếp nhận kiến

thức, rèn kĩ năng của học sinh trong quá trình thực hiện dự án

- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được dùng để làm rõ đặc

điểm, nội dung kiến thức của nhóm các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữvăn 8, Tập 1; tính thời sự của nhóm văn bản đối với thực tiễn hiện nay

- Phương pháp thống kê: thu thập và xử lí các thông tin dữ liệu qua phiếu

khảo sát và những quan sát trực quan của bản thân người thực hiện đề tài

- Phương pháp thực nghiệm: thông qua thực nghiệm sư phạm trên đối tượng

học sinh lớp 8 THCS để kiểm chứng hiệu quả của việc sử dụng hình thức dạy học

dự án trong dạy – học nhóm bài văn bản nhật dụng Sau đó, tiến hành đánh giá kếtquả thực nghiệm và rút ra những kết luận sư phạm

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì đề tài có nhữngphần sau:

 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về quy trình dạy học dự án trong dạyhọc nhóm bài văn bản nhật dụng, SGK Ngữ văn 8, tập 1

 Chương 2: Vận dụng quy trình dạy học dự án trong dạy học nhóm bài vănbản nhật dụng sách Ngữ văn 8, tập 1

 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC NHÓM BÀI VĂN BẢN NHẬT

DỤNG, SGK NGỮ VĂN 8, TẬP 1 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Những vấn đề chung về dạy học dự án

1.1.1.1 Quan niệm về dạy học dự án

a Quan niệm về dự án

Trước khi hiểu về khái niệm dạy học theo dự án ta cần hiểu khái niệm dự án

là gì? “Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh được gọi là “project”, có nguồn gốc từ

tiếng Latinh (proiectum) và ngày nay được hiểu là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế – xã hội: trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lí xã hội…

Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện, thời gian, phương tiện tài chính, nhân lực , vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đề

ra Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt.”[2]

b Quan niệm về dạy học theo dự án

“Khái niệm dự án đã đi vào từ lĩnh vực kinh tế – xã hội vào lĩnh vực giáo dục – đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng trong các trường dạy kiến trúc – xây dựng ở Ý từ cuối thế kỉ XVI Từ đó tư tưởng dạy học theo dự án lan sang Pháp cũng như một số nước châu Âu khác và

Mĩ, trước hết là trong các trường đại học chuyên nghiệp.

Đầu thế kỉ XX các nhà sư phạm Mĩ, điển hình là Kilpatrick đã xây dựng cơ

sở lí luận cho phương pháp dự án (theo Project Method) và coi đó là phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy người học là trung tâm, nhằm khắc phục những nhược điểm theo quan nhiệm dạy học truyền thống là coi người dạy là trung tâm Ban đầu, phương pháp dự án được sử dụng trong dạy học thực hành các môn kĩ thuật, về sau được dùng trong hầu hết các môn học khác như

Trang 12

các môn học xã hội Sau một thời gian phần nào bị lãng quên , hiện nay phương pháp dự án được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thôngvà đại học trên thế giới, đặc biệt ở những quốc gia phát triển.

Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về việc dạy học theo dự án Khi phân biệt giữa hình thức và phương pháp dạy học thì dạy học theo dự án là một hình thức học lớn hay một hình thức dạy học, vì khi thực hiện một dự án có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được đưa vào sử dung Tuy nhiên người ta cũng goi là phương pháp dự án, khi đó cần hiểu đó là một phương pháp dạy học phức hợp”.[2]

Bản chất của việc dạy học dự án không phải là việc người dạy truyền đạt

những kiến thức trong sách vở mà đó là việc người “học tự lực thực hiện một nhiệm

vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của dạy học dự án”[2] và hình thức tổ chức dạy học này có thể là hình thức dạy học trên lớp hoặc

theo hình thức của một tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp

Dạy học dự án theo quan điểm của cá nhân tôi thì đây là một hình thức tổchức dạy học, khi đó người học phải là người có trách nghiệm thực hiện các nhiệm

vụ học tập phức hợp có sự kết hợp của lí thuyết và thực hành để đưa ra một hoặcmột vài sản phẩm cuối cùng Và ở hình thức tổ chức dạy học này, người học có thểlàm việc một cách cá nhân độc lập hoặc làm việc dưới hình thức nhóm

1.1.1.2 Đặc điểm của dạy học dự án

“Trong các tài liệu về dạy học theo dự án, có rất nhiều đặc điểm được đưa

ra Các nhà sư phạm Mĩ đều thế kỉ XX khi xác lập cơ sở lí thuyết cho phương pháp dạy học này đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi của dạy học theo dự án: Định hướng người học, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm Có thể cụ thể hóa các đặc điểm của dạy học theo dự án như sau:

Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống Nhiệm vụ

Trang 13

dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học.

Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.

Định hướng hứng thú cho người học: Người học được tham gia chọn đề tài nội dụng học tập phù hợp với khả năngvà hứng thú cá nhân Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.

Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết vấn đề mang tính phức hợp.

Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành Thông qua đó, kiểm tra, củng cố mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hành động , kinh nghiệm thực tiễn của người học.

Tính tự lực cao của người học: Trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực và tự lực giai đoạn của quá trình dạy học Điều đó cũng đòi hỏi

và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học Giáo viên chủ yếu là người đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của người học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.

Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa người học và giáo viên cũng như với các lực lượng khác trong dự án Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.

Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra Sản phẩm của dự án không giới hạn trong thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt

Trang 14

động thực tiễn, thực hành Những sản phẩm này có thể sử dụng công bố, giới thiệu.

[2]

1.1.1.3 Phân loại dạy học dự án

Dạy học theo dự án có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau.Sau đây là một số cách phân loại dạy học theo dự án

a Phân loại theo chuyên môn:

Dự án trong một môn học: Trọng tâm nội dung nằm trong một môn học.

Dự án liên môn: Trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau.

Dự án ngoài chuyên môn: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học, ví dụ như dự án chuẩn bị các lễ hội trong nhà trường.

b Phân loại theo sự tham gia của người học

Dự án cá nhân, dự án cho nhóm người học, dự án cho một lớp, dự án dành cho một khối lớp, dự án toà trường Dự án dành cho nhóm người học là hình thức

dự án dạy học chủ yếu.

c Phân loại theo sự tham gia của giáo viên

Dự án dưới sự hướng dẫn của một giáo viên, dự án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều giáo viên.

d Phân loại theo quỹ thời gian: K.Frey phân chia như sau:

Dự án nhỏ: Thự thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 – 6 giờ học

Đặc điểm của dạy học dự án

Định hướng sản

phẩm

Định hướngthực tiễn Có ý nghĩaxã hội

Công tác

làm việc

Định hướnghứng thú

Tính tự lực

cao của hs

Đinh hướnghành động

Mang tínhphức hợp

Trang 15

Dự án trung bình: Dự án trong một số ngày (“ngày dự án”), nhưng giới hạn là một tuần học 40 giờ học.

Dự án lớn: Dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“tuần dự án”).

Cách phân chia theo thời gian này thường áp dung ở trường phổ thông Trong đào tạo đại học, quỹ thời gian lớn hơn.

e Phân loại theo nhiệm vụ

Dựa theo nhiệm viụ trong tâm của dự án, có thể phân loại các dự án theo các dạng sau:

Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.

Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.

Dự án thực hành (dự án kiến tạo sản phẩm): có trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn sáng tác.

Dự án hành động: tiến hành các hoạt động thực tiễn xã hội.

Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dang nêu trên Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt với nhau Trong từng lĩnh vực chuyên môn có thể phân loại các dạng dự án đặc thù riêng [2]

Trang 16

1.1.1.4 Quy trình của dạy học dự án

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

[10]

Trang 17

Các bước tiến hành:

a Bước 1: Quyết định chủ đề dự án

Việc người dạy lựa chọn đề tài, chủ đề cho dự án được coi là bước phát triển đầu tiên cho người học trong quá trình dạy học theo phương pháp dạy học dự án.

Có hai bước cơ bản để xác định cho đề tài được lựa chọn.

Thứ nhất, căn cứ vào việc phân tích nội dung chương trình môn học và khả năng kết hợp nội dung các bài học trong bộ môn đó.

Thứ hai, có thể căn cứ vào vấn đề thực tiễn đang được xã hội quan tâm, có khả năng trở thành một tình huống cho học sinh thực hành giải quyết (mô hình tình huống thực).

Tình huống tích cực của chủ thể người học cũng được thể hiện rõ trong bước đầu tiên này Trên thực tế, việc lựa chọn tên đề tài, chủ đề dự án có thể được người dạy tiến hành với những mức độ tham gia khác nhau của người học.

Mức 1: Giáo viên lựa chọn chủ đề, đề tài, giới thiêu và yêu cầu học sinh thực hiện như một bài tập với hình thức mới mẻ.

Mức 2: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để đi đến công việc thống nhất tên của đề tài, chủ đề của dự án Ý tưởng của học sinh sẽ là những ý tưởng cơ bản

và ở đây vai trò của giáo viên là phân tích, đóng góp ý kiến điều chỉnh sao cho phù hợp.

Mức 3: Học sinh chủ động đề xuất tên của đề tài, chủ đề của dự án và thuyết phục giáo viên ủng hộ đề tài.

Một dự án lí tưởng là khi phát huy tối đa vai trò chủ động, tính tích cực và năng lực của học sinh như ở mức 3 nêu trên Tuy nhiên, việc triển khai dạy học theo dự án trên thực tế vẫn là “một bài toán đầy thách thức” đối với người học và

cả người dạy Theo sự quan sát của cá nhân tôi, việc lựa chọn tên đề tài, chủ đề dự

án ở nhà trường phổ thông hiện nay vẫn chỉ đang dừng lại ở mức 1 và mức 2, việc học sinh lựa chọn tên đề tài và chủ đề dự án ở mức 3 thường rất ít và chỉ xuất hiện

ở các trường Quốc tế.

Xác định sản phẩm cuối cùng của dự án

Trang 18

Khái niệm sản phẩm cuối không chỉ dừng lại ở mức những sản phẩm thuần túy về bài làm của người học mà đó còn là sự trưởng thành của người học Cụ thể ở đây sau quá trình tiến hành dự án, người học không chỉ lĩnh hội được kiến thức, không chỉ tạo ra được những thành phẩm có giá trị như bài báo, video, … mà còn tích lũy được những kĩ năng nhất định cần thiết trong quá trình học tập ở trường phổ thông cũng như cho sự phát triển trong tương lai.

Như vậy, xác định sản phẩm cuối cùng là một chiến lược trọng điểm trong hình thức dạy học theo theo dự án, với việc lấy xuất phát điểm của dự án là kết quả đầu ra để định hướng cho việc xây dựng nhiệm vụ và triểu khai nhiệm vụ tiếp theo.

Những kết quả mà người dạy dạy và người học phải quan tâm đó là:

Kiến thức và kĩ năng, năng lực mà người học thu được sau khi học tập theo phương pháp dạy học theo dự án.

Những sản phẩm mà người dạy và người học thu được.

Để thực hiện bước này, người học phải tiến hành hoạt động thảo luận dựa trên sự định hướng, hỗ trợ của người dạy để đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm cuối cùng.

* Lập kế hoạch dự án

Dạy học theo dự án đòi hỏi có sự chuẩn bị và lên kế hoạch chu đáo Đây là bước đưa ra các đầu việc cần thực hiện để có thể đạt được sản phẩm Khi xây dựng các đầu việc, người dạy và người học cùng cần tham gia thảo luận để đi đến thống nhất về những công việc cần làm, phương pháp thực hiện, dự trù thời gian, dự kiến nguồn nhân lực…

Bên cạnh đó, một nội dung cũng hết sức quan trọng trong kế hoạch dự án là kế hoạch đánh giá Đây sẽ là một căn cứ khách quan, công khai, được thống nhất

và tuyên bố ngay từ đầu trong quá trình học tập, giúp học sinh xác đin được động

cơ và phương hướng học tập cho mình.

Kết quả của công đoạn này sẽ là bản kế hoạch được viếtmột cách chi tiết và công bố cho tất cả người học Kỹ năng lập kế hoạch sẽ dần được hình thành trong năng lực của người học từ ngay trong chính bước 1 này Đây là một trong những kĩ

Trang 19

năng trọng điểm của việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án vào trong quá trình dạy học Chính vì vậy giáo viên cũng có thể đánh giá kỹ năng này trong quá trình triển khai xây dựng kế hoạch.

* Lựa chọn tài nguyên cho dự án

Để có thể triển khai được dự án học sinh cần xây dựng cho mình một nguồn tài nguyên nhất đinh Nguồn tài nguyên này bao gồm: tư liệ về kiến thức, các thông tin liên quan, hỗ trợ thực hiện dự án… Công việc này đòi hỏi phải tiến hành một cách khoa học với những chiến lược thực sự phù hợp Tìm kiếm, thu thập, hệ thống hóa các dạng tài nguyên là hoạt động chính của học sinh trong bước này Vai trò của giáo viên khi đó chỉ là tham vấn, hỗ trợ, bổ sung khi cần thiết.

Nguồn tài nguyên được lựa chọn trong gia đoạn xây dựng tiền đề dự án chỉ mang tính định hướng, khởi đầu Trong quá trình triên khai dự án, nguồn tài nguyên này sẽ tiếp tục được phát triển nhiều hơn nữa.

* Tạo nhóm làm việc

Làm việc nhóm là một hình thức chủ yếu trong việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án Tùy từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà giáo viên có thể áp dụng một số cách dưới đây để chia nhóm làm việc cho học sinh:

Chia nhóm theo một trật tự đã được quy định: chẳng hạn dựa vào thứ tự danh sách lớp hoặc vị trí chỗ ngồi trong lớp học, giáo viên chia lớp thành từng nhóm theo số lượng thành viên đã ấn định.

Chia nhóm theo nhu cầu của học sinh: Học sinh chủ động tìm thành viên cho nhóm của mình và thống nhất số lượng thành viên trong nhóm.

Chia nhóm dựa trên năng lực người học: Thông qua phiếu điều tra về năng lực của học sinh, giáo viên tiến hành phân loại và sắp xếp các nhóm (đảm bảo sự đồng đều và công bằng tương đối về năng lực học tập giữa các nhóm).

Trên thực tế, khôn có cách phân nhóm nào đạt hiệu quả tuyệt đối, vừa bảo tính khách quan, công bằng, vừa đảm bảo năng lực sở trường của từng cá nhân trong quá trình học tập Tuy nhiên mục đích cao nhất của việc tạo nhóm vẫn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng cộng tác, có thể làm việc trong bất kì môi trường tập thể

Trang 20

nào, trong học tập cũng như trong đời sống xã hội Đó cũng chính là một tron những ưu điểm của phương pháp dạy học theo dự án.

b Bước 2: Xây dựng kế hoạch

Đây là giai đoạn thực hiện những ý tưởng bằng chính hoạt động của người học để nhằm tạo ra các “sản phẩm thực” Các thành viên trong nhóm thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân Cụ thể là các hoạt động:

Tiếp tục tìm kiếm thông tin, xây dựng tàu nguyên cho dự án.

Thảo luận các giải pháp triển khai nhiệm vụ dự án.

Thực hiện các vai dự án theo yêu cầu.

Tiến hành thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công (thử nghiệm)

Điều chỉnh những công đoạn, thao tác chưa hợp lí.

Hoàn thành các sản phẩm trung gian

Song song với các hoạt động mang tính tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên đóng vai trò là người điều phối, tư vấn, trợ giúp, khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động Đồng thời, đây cũng là giai đoạn để bắt đầu triển khai việc đánh giá học sinh thông qua theo dõi, quan sát hoạt động của các em.

c Bước 3: Thực hiện dự án

Đây là giai đoạn để các nhóm hoàn tất công việc Trong quá trình làm việc, học sinh thường xuyên duy trì phản hồi, báo cáo tiến độ công việc với giáo viên Thông qua đó, giáo viên sẽ cung cấp những thông tin định hướng sao cho hợp lí, giúp học sinh có thể điều chỉnh cách thức tiến hành hay suy nghĩ thêm những ý tưởng để hoàn thành sản phẩm một cách tốt nhất Giai đoạn này tiếp tục duy trì hoạt động chính của học sinh và giáo viên như giai đoạn trước, tuy nhiên yếu tố đánh giá (đánh giá đối với giáo viên và đánh giá nội bộ đối với học sinh) được nhấn mạnh hơn.

d Bước 4: Giới thiệu sản phẩm của dự án

Bên cạnh quá trình nỗ lực tạo ra sản phẩm cuối cùng thì đối với hình thức dạy học dự án thì chất lượng sản phẩm cũng vô cùng quan trọng Chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào việc trình bày sản phẩm một cách hấp dẫn và thuyết phục.

Trang 21

Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, ví dụ biểu diễn một vở kịch, tổ chức một hoạt độngnhằm tạo ra các tác động xã hội… Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm, cũng có thể được giới thiệu trong nhà trường, hay ngoài xã hội, tùy theo quy mô và mục đích của sản phẩm.

Trong giai đoạn này, học sinh vẫn là những người giữ vai trò chủ đạo, là người quyết định sự thành công của sản phẩn do chính họ tạo ra Giáo viên sẽ đóng vai trò là quan sát viên, ban giám khảo chính, người điều khiên, tổ chức quá trình thực hiện.

e Bước 5: Đánh giá dự án

Khâu đánh giá được coi là một trong những khâu trọng yếu và thể hiện tính đổi mới rõ rệt nhất trong dạy học theo dự án: thay đổi từ hình thức đánh giá truyền thống “trên giấy bút” sang đánh giá thực (đánh giá thực hiện) Kết quả đánh giá không chỉ căn cứ vào việc đánh giá xuyên suốt quá trình dạy học và được đánh giá bởi nhiều đối tượng khác nhau.

Thứ nhất: Học sinh chủ động tự nhận xét, đánh giá về năng lực học tập của mình.

Thứ hai: Các thành viên trong nhóm tư nhận xét, đánh giá lẫn nhau dựa trên tinh thần làm việc và sự thực thi các nhiệm vụ phân công

Thứ ba: Giáo viên nhận xét, đánh giá dựa trên những quan sát, ghi chép trong quá trình làm việc của học sinh Giáo viên cũng là người tổng hợp kết quả đánh giá cuối cùng về học sinh.

Việc đánh giá trên phải căn cứ vào các tiêu chí đã được thống nhất và công

bố ngay từ đầu dự án Đây chính là điểm khác biệt giữa dạy học theo dự án và dạy học theo phương pháp truyền thống.

Bên cạnh đánh giá, quá trình dạy học còn được mở rộng hơn ở việc tìm kiếm thông tin phản hồi: học sinh chia sẻ những thông tin nhận xét về việc triển khai dự

án, tự đúc kết những tri thức, kinh nghiệm trước và sau quá trình học tập, kiến nghị, đề xuất những điều chỉnh nếu có…

Trang 22

Khâu phản hồi được coi là một trong những điểm mới của dạy học theo dự

án, phát huy tính tích cực, chủ động của người học không chỉ trong việc thực thi các nhiệm vụ mà còn biết dánh giá, điều chỉnh các nhiệm vụ đó để phù hợp với nhu cầu học tập của bản thân.

Trên đây là 5 giai đoạn cơ bản trong tiến trình dạy học theo dự án Tương ứng với các giai đoạn, các bước cần thực hiện là các hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh để triển khai các công việc một cách trình tự và hệ thống [10]

Có thể tóm tắt tiến trình dạy học theo dự án với các hoạt động chính của giáo viên

và học sinh như sau:

Giai đoạn Hoạt động chính của giáo viên Hoạt động chính của học

- Phân tích lựa chọn

- Cùng tham gia thảo luận

- Tham gia thảo luận

- Định hướng, hỗ trợ

- Thảo luận chính

- “Chốt” sản phẩm cuối

Lập kế hoạch dự

án

- Gợi ý, định hướng

- Cùng tham gia thảo luận

Trang 23

1.1.2 Một số điểm cơ bản về nhóm bài văn bản nhật dụng trong sách Ngữ văn 8 tập 1

1.1.2.1 Yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực cần hình thành cho học sinh

a Yêu cầu về kiến thức, nhóm bài văn bản nhật dụng trong chương trình NV lớp 8xoay quanh những vấn đề về chủ đề môi trường như bùng nổ dân số, khói thuốc lá,

ô nhiễm trắng, rác thài sinh hoạt

 Đối với văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, đây là một vănbản thuyết minh trình bày những tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường vàvới sức khỏe của con người Đã đến lúc mỗi người trong chúng ta cần nhìn nhận lại

Trang 24

thói quen “hàng ngày” đó của mình để có những hành động thiết thực bảo vệ cuộcsống của cộng đồng và của chính chúng ta Để làm được điều đó hãy hưởng ứng lờikêu gọi “Một ngày không dùng bao ni lông” Thông điệp này chính là nội dung củatoàn bộ văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”.

 Đối với văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” là văn bản thuyết minh cung cấp chobạn đọc những thông tin về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người vàbên cạnh đó việc hút thuốc lá thường xuyên dẫn đến việc biến bản thân phụ thuộcvào thuốc, trở thành con nghiện thuốc lá có thể khiến cho bản thân người nghiện trởnên suy thoái về mặt đạo đức khi sử dụng Khói thuốc ảnh hưởng tới môi trườngsống của người hít phải Nó là nguyên nhân gây nhiều loại bệnh tật cho con người.Văn bản cảnh báo cho mỗi người về tệ nạn nghiện thuốc lá có sức tàn phá, hủy diệtsức khỏe con người, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người dù khônghút thuốc nhưng vẫn phải ngửi khói thuốc hàng ngày, gây nên các tệ nạn xã hội Từ

đó kêu gọi mọi người chung tay ngăn ngừa tệ nạn nghiện thuốc lá

 Đối với văn bản “Bài toán dân số”, từ câu chuyện vui về một bài toán cổliên hệ sang chuyện không vui về việc tăng dân số trên trái đất bằng một phép toánlogic Mục đích của văn bản này là báo động về sự bùng nổ dân số trên thế giới nó

sẽ làm thay đổi tháp dân số phá vỡ cân bằng sinh thái vốn có, tạo ra một loạt nhữngvấn đề như thiếu hụt năng lượng nghiệm trọng, thiếu nhà ở sụt giảm chất lượng y tế,giáo dục gây nên dịch bệnh do gia tăng lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày, tệ hơn là

sự nóng lên toàn cầu và khí hậu thay đổi diễn ra rất từ từ bởi sự gia tăng dân số Vìthế “Bài toán dân số” được xem như một văn bản nhật dụng phục vụ cho chủ đề

“dân số và tương lai của nhân loại” Bài toán này có ý nghĩa thời sự với các nướcnghèo nàn lạc hậu đông dân và chậm phát triển trong đó có Việt Nam

b Về kĩ năng HS được rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức của nhómvăn bản nhật dụng này, người học được rèn luyện kĩ năng như thuyết trình, tạo lậptrình bày một văn bản theo thể loại thuyết minh(kĩ năng làm bài tập làm văn)

Trang 25

c Về thái độ, người học sẽ có nhận thức đúng đắn hiểm họa môi trường và ý thứcbảo vệ môi trường sống quanh ta bằng những hành động thiết thực của cá nhâncũng như lan tỏa nó trong cộng đồng.

d Về năng lực, cần hình thành cho HS những năng lực cần thiết như năng lực hợptác, năng lực làm việc nhóm, năng lực chia sẻ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lựcsáng tạo, năng lực sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực giao tiếp …

1.1.2.2 Ý nghĩa của việc vận dụng quy trình dạy học dự án trong dạy học nhóm bài văn bản nhật dụng trong sách Ngữ văn 8, tập 1

a Ý nghĩa đối với giáo viên

Đối với việc vận dụng quy trình dạy học dự án vào dạy – học nhóm bài vănbản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 8, tập 1 thì có lẽ đây là một cáchgiúp người dạy tiếp cận văn bản theo một hướng đi khác nhằm tạo sự hứng thútrong việc học tập với bộ môn Ngữ văn ở trường THCS

Việc vận dụng quy trình dạy học dự án vào nhóm văn bản này, giáo viên cóđiều kiện làm mới bài dạy và khiến cho tiết học trở nên thú vị thu hút học sinh trongquá trình chuyển giao kiến thức để nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy của giờhọc

b Ý nghĩa đối với học sinh

Hình thức dạy học dự án giúp học sinh tiếp nhận được kiến thức cơ bản trongsách giáo khoa một cách nhẹ nhàng hơn, rèn luyện những năng lực làm việc cácnhân, làm việc nhóm; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng viết văn…

1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 8 ở trường THCS

Giai đoạn học sinh lớp 8 là giai đoạn học sinh đang dần lớn Đây là một giaiđoạn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhâncách ở trẻ em Ở tầm tuổi này tính chủ thể giữa trẻ em và người lớn khá cao và đôikhi là cao hơn mức cần thiết bởi lẽ các em có nhu cầu được tôn trọng khi giao tiếpvới người lớn Các em luôn đòi hỏi được bình đẳng, đòi hỏi được đối xử và hợp tácnhư người lớn Đôi khi các em sẽ không thích sự bó buộc theo khuôn khổ, sự ralệnh của người lớn và bằng cách này hay cách khác các em sẽ phản đối trực tiếp

Trang 26

hoặc ngấm ngầm Ở lứa tuổi này thiếu niên có sự tồn tại song song “ vừa tính trẻcon, vừa tính người lớn” điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể,điều kiện sống và sinh hoạt hàng ngày của các em Do đó việc tổ chức hoạt độngdạy học phải dựa trên những cơ tâm lí lứa tuổi để xác định phương pháp giáo dụcsao cho hiệu quả nhất.

Ở lứa tuổi này cũng là lứa tuổi phát triển chức năng học hỏi bởi lẽ các emhình thành một phần nào đó các kĩ năng xã hội, khả năng lí luận và khả năng giảiquyết vấn đề Khác với bậc học Tiểu học, lứa tuổi THCS đòi hỏi tính năng động vàsáng tạo ở mức độ cao, đồng thời chính bản thân học sinh cũng có những nhu cầuhọc tập ở mức độ sâu sắc hơn Tuy nhiên với khối lượng thời gian dành cho một tiếthọc ở trên lớp vẫn còn giới hạn nhất đinh nên hầu hết giáo viên vẫn chỉ chủ yếuthực hiện phương pháp giảng dạy kiểu cũ là cô giảng trò nghe nên hiệu quả thuđược chưa cao, học sinh vẫn chỉ dừng ở mức “biết” và “hiểu” chứ chưa thể vậndụng vào cuộc sống được Vì vậy ta có thể nói hình thức dạy học theo dự án gópphần giúp cho học sinh những hiểu biết, những kĩ năng nhất định Học sinh lớp 8 cókhả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng Khốilượng tri giác tăng lên đồng nghĩa vơi việc tri giác dần trở nên có kế hoạch, có trình

tư và hoàn thiện hơn Không những thế, các em đã có nhiều tiến bộ trong việc ghinhớ tài liệu trừu tượng, khả năng sử dụng từ ngữ và bắt đầu đưa ra những ý tưởngsáng tạo độc đáo mà người dạy không thể ngờ tới Ghi nhớ máy móc dần mất đi vànhường chỗ cho những ghi nhớ mà các em thực sự hiểu thông qua việc tìm tòi vàsáng tạo.Và điều đặc biệt nhất, các em sẽ không còn phải thuộc lòng mà các em cóthể tái hiện những điều vốn dĩ phải thuộc bằng cách tái hiện kiến thức thông qua lờinói và sự sáng tạo của các em trong tiết học

Học sinh ở lứa tuổi này rất năng động, sáng tạo Đặc điểm ở lứa tuổi này làcác em có luôn có những suy nghĩ đầy táo bạo và mong muốn được thể hiện mìnhđặc biệt biểu hiện tâm lý của các em ở lứa tuổi này là “cái tôi” cao Do đó việc dạyhọc và tổ chức cho học sinh nói chung, việc dạy học Ngữ văn nói riêng cần cần phải

Trang 27

dựa trên những đặc điểm tâm lí lứa tuổi để đưa ra những phương pháp, hình thứcgiáo dục hiệu quả nhất.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khảo sát thực trạng về việc vận dụng hình thức dạy học dự án trong nhóm bài văn bản nhật dụng sách Ngữ văn 8, tập 1

1.2.1.1 Khảo sát đối với giáo viên

a Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát gồm một số GV dạy môn Ngữ văn

của một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội.

b, Nội dung khảo sát

Mẫu phụ lục 1: Dành cho giáo viên tổ bộ môn Ngữ văn gồm 7 câu hỏi

c, Kết quả khảo sát

Với việc phát phiếu điều tra khảo sát, chúng tôi có những đánh giá kháchquan thực trạng vận dụng hình thức dạy học dự án trong môn Ngữ văn nói chung và dạy học nhóm bài văn bản nhật dụng nói riêng ở trường THCS Phiếu điều tra (Xem phụ lục 1) và kết quả như sau:

(14.3%)

1/21(4.8%)

12/21(57.1%)

5/21(23.8%)

(9.5%)

3/21(14.3%)

11/21(52.4%)

5/21(23.8%)

13/21(61.9%)

Trang 28

1/21(4.8%)

(14.3%) (4.8%)1/21 (19.0%)4/21 (61.9%)13/21

Bảng 2 Bảng kết quả khảo sát giáo viên

Qua kết quả khảo sát, thầy cô trả lời đã quen với hình thức dạy học dự ánthông qua những môn học khác nhau chiếm 57.1% ý kiến được hỏi Dạy học dự ánkhông phải là mới, thầy cô được làm quen với hình thức dạy học này khá lâu nhưngquá trình vận dụng vào thực tiễn dạy môn học NV mà mình đảm nhiệm thì vẫn cònrất dè dặt Cho thấy 11/21 ý kiến được hỏi chiếm tỉ lệ 52.4% trả lời ít khi sử dụnghình thức này Số ý kiến trả lời thường xuyên vận dụng chiếm tỉ lệ rất ít 9.5%.Thậm chí 5/21 thầy cô có ý kiến trả lời không bao giờ áp dụng dạy học dự án vàoquá trình dạy học chiếm tỉ lệ 23.8% Nếu có sử dụng hình thức dạy học dự án thìthường chỉ tập trung vào những dịp thi giáo viên dạy giỏi hay những tiết dạy chuyên

đề để đánh giá xếp loại thi đua hằng năm Ngoài ra, hình thức này cũng được cácthầy cô sử dụng trong những buổi học ngoài giờ lên lớp, chủ yếu tập trung vào sốcác thầy cô giảng dạy tại trường ở khu vực trung tâm Ở đó, HS có điều kiện thamgia tốt hơn, GV cũng có nhiều cơ hội được thể hiện hơn trong các hoạt động chuyênmôn của mình Giáo viên thường sử dụng dạy học theo hình thức dự án trongnhững giờ dạy tích hợp liên môn (Văn - Sử - Địa, Văn – Công dân …) chiếm 61.9%tương tương 13/21 phiếu, trong khi chỉ có 5/21 chiếm 23.8% thầy cô lựa chọn sửdụng dạy học dự án áp dụng vào một bài hay một nhóm bài trong môn Ngữ văn

Quan sát quá trình học tập của học sinh khi được tham gia dự án học tập,13/21 tương tương 61.9% ý kiến thầy cô cho rằng HS rất hứng thú với cách học mớinày Điều này cũng có thể tạo động lực để các thầy cô luôn tìm hướng đi mới trongbài dạy của mình nhằm đạt hiệu quả cao Trong quá trình dạy các văn bản nhậtdụng đa phần các thầy cô đều cho rằng nguồn tư liệu tham khảo chính của HS vẫntập trung ở sách giáo khoa chiếm 61.9% ý kiến được hỏi; còn giáo viên cung cấpcho học sinh từ các nguồn khác như: Intenet, sách báo chỉ chiếm 38.2% Điều này

Trang 29

cho thấy, dạy học dự án đòi hỏi sự đầu tư nhiều về thời gian, khả năng xây dựng kếhoạch hoạt động cho từng đối tượng học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, rènluyện kĩ năng thực hành để phát triển năng lực cho học sinh là một công việc không

hề đễ dàng, cho nên tỉ lệ các thầy cô chọn phương án gặp nhiều khó khăn 61.9%

Có thể nói, kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên tuy chưa toàndiện nhưng là một phần cơ sở để chúng tôi lấy làm căn cứ để thực hiện đề này; với

hi vọng, dự án học tập sẽ giúp ích cho tôi nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượnggiảng dạy của mình trong quá trình dạy học Ngữ văn 8 THCS sau này

1.2.1.2 Khảo sát đối với học sinh

a Đối tượng khảo sát: gồm 128 HS của ba lớp 8A, 8C, 8D trường THCS Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Tân Mai

b, Nội dung khảo sát

Khảo sát nhận thức của HS trong quá trình học tập nói chung và học theohình thức dự án nói riêng trong môn Ngữ văn ( phụ lục 2)

Trang 30

c Kết quả khảo sát

Phiếu khảo sát học sinh với 6 câu hỏi (phục lục 2) về mức độ nhận thức củahọc sinh với hình thức học tập dự án trong môn Ngữ văn ở khối lớp 8 trườngTHCS, kết quả thu được như sau:

(27.3%)

18/128(14.1%)

17/128(13.3%)

53/128(41.4%)

25/128(19.5%)

17/128(13.3%)

24/128

(18.8%)

Bảng 3 Bảng kết quả khảo sát học sinh

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thu được 17/128 (13.3%) ý kiến cho rằngđược làm quen với dự án học tập trong môn Ngữ văn, trong khi đối bộ môn TiếngAnh và những môn học khác cũng ý kiến này chiếm 93/128 phiếu tương 72.6%.Khi được hỏi về mức độ làm quen với dự án học tập trong môn Ngữ văn thì có53/128 (41.4%) ý kiến trả lời ít khi tham gia và thậm chí không tham gia dự án họctập chiếm 43/128 (33.6%) Đa số ý kiến cho rằng trong môn Ngữ văn, các em đượcthầy cô cho tham gia dự án học tập nhiều nhất thông qua các tiết học học tích hợpliên môn, có đến 62/128 HS chọn đáp án này chiếm tỉ lệ lớn nhất 48.5%, còn chỉ có25/128 em lựa chọn đáp án được tiếp xúc với dạy học dự án qua một nhóm bài cụthể tương ứng 19.5% Có 84/128 (65,6%) ý kiến được hỏi về mức độ hứng thú họctập đốivới nhóm bài văn bản nhật dụng đều cho rằng loại văn bản này rất khó nhớ,nhiều con số liệu, chẳng có gì thú vị không giống như học các văn bản văn họckhác Có lẽ những văn bản nhật dụng mà các em đang học đều là những vấn đề đã

Trang 31

quá quen thuộc nên không tạo cho các em mong muốn tìm hiểu các văn bản này.Chính vì vậy ở câu hỏi khảo sát số 5, tôi đặt ra một câu hỏi rằng:“Em có mongmuốn thầy (cô) đổi mới cách dạy để bài học trở nên sinh động hơn không” thì mộttín hiệu đáng mừng, có đến 94/128 em lựa chọn phương án mong muốn tiết học cácvăn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 trở nên thú vị hơn thông qua nhiềuhình thức tổ chức học tập phong phú Hơn nữa, ý kiến học sinh mong muốn đượctham gia dự án học tập khi học nhóm bài văn bản nhật dụng chiếm 74/128 (57.8%),điều này cho thấy các em luôn mong muốn có sự đổi mới trong cách dạy của thầy

cô Như vậy, kết quả khảo sát ban đầu giúp chúng tôi có thêm điểm nhìn tích cựctrong quá trình dạy học hiện nay Từ thực tiễn khảo sát trên, chúng tôi có ý tưởnglàm mới nhóm văn bản nhật dụng trong chương trình lớp 8, tập 1 thông qua hìnhthức dạy học dự án để hỗ trợ cho các tiết học về văn bản nhật dụng trên lớp, có lẽđây còn là một “mảnh đất” cần được GV và HS khai phá nhiều hơn để tạo ra sự tíchcực trong quá trình khơi nguồn cảm hứng học tập cho các em

TIỂU KẾT 1

Trong chương này chúng tôi đã thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: nghiêncứu và xây dựng hệ thống cơ sở lí luận cho đề tài; xác định được vai trò ý nghĩa củaquy trình dạy học dự án nói chung và môn Ngữ văn nói riêng; nghiên cứu mối quan

hệ giữa kiến thức của nhóm bài với về việc đưa những vấn đề từ thực tiễn cuộc sốngliên hệ đến nhóm văn bản trong chương trình Ngữ văn 8, tập 1 khảo sát thực tiễn

GV, HS về mức độ nhận thức cũng như việc vận dụng quy trình với quy trình dạyhọc dự án

Khảo sát thực trạng việc dạy học nhóm bài ở trong môn Ngữ văn ở trườngTHCS, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng tiết học Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở cáctrường cần phải đa dạng hơn để có thể đáp ứng nhu cầu phục vụ cho tiết học chínhkhóa Với việc thay đổi hình thức tiếp nhận kiến thức của HS thì chắc chắn rằng tiết

bổ trợ sẽ hấp dẫn được HS và đạt được mục đích của tiết học Hoạt động ngoài giờlên lớp Từ thực tế trên và qua những phân tích khảo sát, chúng tôi sẽ vận dụng quy

Trang 32

trình dạy học dự án để phục vụ cho nhóm bài văn bản nhật dung theo chủ đề “Môitrường” trong SGK Ngữ văn 8, tập 1.

Trang 33

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUY TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN

TRONGDẠY HỌC NHÓM BÀI VĂN BẢN NHẬT DỤNG SÁCH NGỮ

VĂN 8, TẬP 1

Quy trình dạy học dự án là một quy trình khép kín, tuần tự theo các bước Dựatrên tham khảo thực tiễn các hình thức tổ chức dạy học dự án hiện nay đang được sửdụng ở một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi vận dụng quy trình dạyhọc dự án cho học sinh lớp 8 khi học nhóm bài văn bản nhật dụng như sau:

1.3 Vận dụng quy trình dạy học dự án trong dạy học nhóm văn bản nhật dụng Ngữ Văn 8, tập 1

1.3.1 Bước 1: Quyết định chủ đề dự án

1.3.1.1 2.1.1.a.Chọn tên (đề tài, chủ đề) dự án

GV cùng HS xây dựng tên cho đề tài dự án Đây là một bước quan trọng bởitrong hình thức dạy học dự án nó được coi là bước tiền đề cho việc phát triển dự án

Trong dạy học dự án, việc lựa chọn tên đề tài và chủ đề được chia làm 3 mức

để đánh giá mức độ tích cực của người dạy và người học Với dự án này tôi lựachọn mức 1; mức cơ bản nhất để người học có thể bước đầu định hướng đượcphương cách của hình thức dạy học dự án

Căn cứ vào các vấn đề thực tiễn đang được xã hội quan tâm, căn cứ vào nộidung phân phối chương trình của sách giáo khoa hiện hành nhóm ba văn bản nhậtdụng “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”; “Ôn dịch, thuốc lá”; “Bài toán dânsố” là nhóm văn bản có nội dung liên hệ mật thiết với môi trường sống của chúng ta

vì vậy chủ đề và tên đề tài xuyên suốt trong dự án này mà tôi định hướng cho họcsinh là “Môi trường”

1.3.1.2 Xác định sản phẩm cuối

Sản phẩm trong quy trình dạy học dự án ở nhóm bài văn bản nhật dụng NV

8, tâp 1 theo chủ đề “Môi trường” mà chúng tôi định hướng cho học sinh là:

 Sản phẩm 1: Phòng tranh mini (Tranh được vẽ trên chất liệu giấy vẽ A3hoặc A4, tranh cần xoay quanh nội dung mà nhóm được giao và hướng đến chủ đề

Trang 34

lớn “Môi trường”, các em có thể vẽ tranh theo suy nghĩ; sự sáng tạo của mình Mỗinhóm có ít nhất 5 bức tranh hoặc có thể nhiều hơn)

 Sản phẩm2: 3 video về chủ đề “Môi trường” của 3 nhóm tương ứng vớinội dung của ba văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”; “Ôn dịch, thuốclá”; “Bài toán dân số” (Mỗi video dài từ 3 đến 5 phút, không giới hạn tư liệu bênngoài cũng như hình thức trình bàycủa video)

 Sản phẩm 3: Báo cáo kết quả của dự án dưới hình thức tổ chức thi thuyếttrình, ở phần này HS sẽ viết báo cáo dưới dạng văn bản thuyết minh

1.3.1.3 Lập kế hoạch dự án

Lập kế hoạch dự án là một khâu vô cùng quan trong trong dạy học dự án Và

dự án dù là ở quy mô lớn hay nhỏ thì đều cần đến sự chuẩn bị

* Mục đích của việc xây dựng kế hoạch dự án

Mục đích việc lập kế hoạch dự án chi tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp vớichủ đề “Môi trường”chính là hỗ trợ HS nắm vững những kiến thức xoay quanh chủ

đề về môi trường để phục vụ cho tiết học chính khóa với GV ở trên lớp Ở hoạtđộng này học sinh sẽ có cái nhìn thực tiễn nhất về các vấn nạn hiện nay mà conngười phải đối mặt như túi nilon, thuốc lá, bùng nổ dân số sẽ có ảnh hưởng như thếnào đến môi trường sống của chúng ta Các em sẽ hiểu rõ hơn mức độ ô nhiễm môitrường nguy hiểm đang tàn phá môi trường sống của chúng ta để từ đó có ý thứctrong việc bảo vệ mội trường sau khi đi tìm hiểu rõ thực trạng của những vấn nạntrên đang hiện hữu trong cuộc sống

* Yêu cầu đối với GV và HS

Đối với việc áp dụng quy trình dạy nhóm văn bản nhật dụng Ngữ văn 8, tập

1 vào Hoạt động ngoài giờ lên lớp, GV phải có những kiến thức cụ thể về các vấn

đề thuộc lĩnh vực môi trường, kiến thức này không chỉ còn giới hạn là kiến thức ởtrong SGK mà bản thân GV phải tự trau dồi và bồi dưỡng những kiến thức ngoài xãhội và cụ thể ở đây là những vấn đề về ô nhiễm môi trường đang diễn ra xungquanh đời sống của chúng ta Bên cạnh đó GV cần nắm vững những kĩ năng sửdụng công nghệ thông tin để có thể hỗ trợ HS khi cần thiết GV cần xác định rõ kế

Trang 35

hoạch công việc với học sinh tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc trong cả quátrình chuẩn bị đến tiến hành dự án và trình bày sản phẩm

Đối với học HS thì các em cần phải tích cực chủ động tham gia với dự án màmình được giao Có trách nhiệm với công việc được phân công, có tinh thần làmviệc nhóm, hoàn thành đúng thời hạn mà nhóm trưởng yêu cầu, bản thân nhómtrưởng cần phải đảm bảo mọi kế hoạch trong dự án được hoàn thiện trước ngàytrình bày sản phẩm

* Nội dung kế hoạch

- Thời gian: từ tuần 5 đến tuần 9 của học kì I

- Đối tượng thực hiện: Học sinh lớp 8 trường THCS

* Nội dung thực hiện: triển khai quá trình dạy học dự án đến học sinh và đặt

ra các sản phẩm mà HS cần thực hiện trong quá trình tham gia dự án bao gồm: xâydựng mô hình góc phòng tranh mini, video về 3 vấn đề: Ô nhiễm trắng, thuốc lá vàbùng nổ dân số ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến môi trường sống của conngười, tổ chức hội thi báo cáo sản phẩm của dự án

* Phương pháp thực hiện: Phương pháp quan sát, phân tích, thống kê, tổnghợp, khái quát hóa

* Điều kiện thực hiện – Cơ sở vật chất: Máy chiếu, loa, mic, máy tính, bàn ghế đủcho giáo viên và học sinh tham dự, lọ hoa, bảng, nam châm, giấy vẽ, bút màu…

* Lựa chọn tài nguyên:

- Với tài nguyên tham khảo, HS có thể tham khảo từ SGK và những môn họckhác trong nhà trường

- Bên cạnh đó các em có thể tham khảo tài liệu từ các phương tiện truyềnthông (phim, video, ảnh, báo mạng…);

- Nguồn tư liệu dựa trên sự trải nghiệm của bản thân HS về các hiện tượng tựnhiên và xã hội đang diễn ra

* Lưu ý: GV ở thời điểm này chỉ xuất hiện với vai trò của một người địnhhướng hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin chứ không làm thay để đảm bảo sản phẩm

là năng lực thật của học sinh và tính công bằng giữa các nhóm thực hiện dự án

Trang 36

1.3.1.4 Tạo nhóm làm việc

Dựa trên ba tiêu chí cơ bản khi chia nhóm làm việc:

 Dựa vào năng lực học tập

 Dựa vào khả năng tham gia các hoạt động của từng cá nhân học sinh

 Dự kiến số lượng HS trong nhóm

1.3.2 Bước 2: Triển khai và hoàn hiện dự án

Với đặc thù của nhóm bài, chúng tôi ghép với bước 2 triển khai dự án vàbước 3 hoàn thiện dự án là một nội dung trình bày xây dựng kế hoạch để triển khai

dự án và hoàn thiện sản phẩm của dự án chúng tôi ghép vào làm một

Xây dựng dự án là giai đoạn giáo viên xây dựng kế hoạch với học sinh vàcác nhóm tiến hành các hoạt động từ chính ý tưởng của mình để nhằm mục đích tạora“sản phẩm cuối cùng” Sản phẩm ở dự án này của mỗi nhóm sẽ làm 5 bức tranh

về chủ đề mà các em được nhận, tranh ảnh trong quá trình các em đi tìm hiểu thực

tế cuộc sống hàng ngày, 1 video về chủ đề được giao có độ dài từ 3 – 5 phút và cuốicùng là một bài thuyết minh cùng chủ đề để thuyết trình trước lớp cùng video

1.3.2.1 Chia nhóm thực hiện dự án

HS thực hiện dự án được chia thành 3 nhóm

Mỗi nhóm sẽ được phân công một chủ đề riêng tương ứng với một văn bảnnhật dụng trong sách giáo khoa

• Nhóm 1: Tìm hiểu về văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”

• Nhóm 2: Tìm hiểu về văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”

• Nhóm 3: Tìm hiểu về văn bản “Bài toán dân số”

Ở bước này GV sẽ xác định rõ cho học HS những thời hạn mà các em cầnthực hiện trong quá trình thực hiện dự án

1.3.2.2 Thời gian thực hiện dự án

Tuần 1: Triển khai dự án - phân công công việc theo khả năng của từngthành viên để triển khai dự án (vẽ tranh, tìm tư liệu ở các nguồn, ghép video, viếtbài văn thuyết minh, thuyết trình

Trang 37

Tuần 2: Tìm hiểu thu thập và tổng kết công việc của tuần 1, đưa ra những ýtưởng cho dự án của nhóm mình, nêu ra những khó khăn thắc mắc để các thành viêntrong nhóm cùng giải quyết vấn đề, xử lí số liệu thông tin thu thập được để ghépvideo và viết bài thuyết minh.

Tuần 3: Tổng duyệt toàn bộ dự án để chuẩn bị cho phần trình bày sản phẩm

Ngoài kế hoạch của các nhóm thì GV cũng sẽ lên kế hoạch cho tiết tổ chứchoạt động ngoài giờ lên lớp Cụ thể, giáo viên cần chọn ra một số học sinh đảmnhận trách nhiệm hậu cần, thư kí và học sinh sẽ dẫn chương trình

Giáo viên sau khi giao nhiệm vụ cho ban hậu cần, thư kí và hai bạn dẫnchương trình thì cần vạch rõ nhiệm vụ của từng bạn:

 Nhóm trang trí lên ý tưởng trang trí theo chủ đề “Môi trường”, khi trang tríbảng cần ghi thật rõ và to tên chủ đề Xung quanh tiêu đề sẽ là những hình ảnh,slogan liên quan đến ba vấn đề dân số; thuốc lá và túi nilon Tránh trang trí bảng vớinhững hình ảnh hay câu khẩu hiệu không liên quan đến chủ đề Nhóm hậu cần sẽphác thảo trang trí bảng trên giấy và nộp lại cho GV để giáo viên có thể đưa ra nhậnxét góp ý

 Nhóm hỗ trợ máy chiếu cần chủ động chuẩn bị laptop, dây nối hdmi.Trong trường hợp không chuẩn bị được cần thông báo lại cho GV để tìm phương án

Trang 38

giải quyết Ngoài việc chuẩn bị thì nhóm hỗ trợ máy chiếu cần chuẩn bị powerpointliên quan đến chủ đề “Môi trường” và thu đủ 3 video để lồng ghép vào powerpoint

để tránh trường hợp đổi máy tính để trình chiếu video Trong powerpoint cần phải

có slide chiếu tên chủ đề của tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp và tên lớp Cuốipowerpoint cần phải có một slide “Cảm ơn”

 Thư kí cần họp với giáo viên để biết chính xác nội dung ghi chép của tiếtHoạt động ngoài giờ lên lớp

 Dẫn chương trình: các bạn được giao phụ trách phần này cần lên kế hoạchcho cả chương trình kèm lời dẫn Sau khi soạn ra được bản thảo chương trình cầnđưa giáo viên duyệt và hai bạn cần phải tập luyện để khi dẫn chương trình có thểlàm việc ăn ý hơn

 Ban giám khảo: là người cho điểm các nhóm và ở tiết học này, giám khảocũng chính là giáo viên Vì vậy GV tránh không giúp đỡ học sinh và chỉ giúp đỡ HSkhi thực sự cần thiết để đảm bảo tính công bằng trong việc cho điểm

Để lên kế hoạch cho một chương trình Hoạt động ngoài giờ lên lớp kết hợpvận dụng quy trình dạy học dự án là không hề dễ dàng bởi nhiều yếu tố tác động sẽchi phối làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án vì vậy, khi xác định làm dự

án cho học sinh giáo viên cần lên một kế hoạch cụ thể chi tiết để dự án được hoànthành trọn vẹn

Thực hiện dự án là giai đoạn các nhóm thực hiện và hoàn tất công việc củanhóm mình Trong quá trình làm việc, các nhóm trưởng cần duy trì việc báo cáo chogiáo viên quá trình các bạn làm việc nhóm Để làm được điều này nhóm trưởng cầnsát sao với công việc của nhóm mình, nhanh nhẹn trong việc nắm bắt thông tin từcác thành viên trong nhóm Bất kì khó khăn hay khúc mắc trong quá trình triển khai

dự án, các thành viên cần trực tiếp trao đổi với nhóm trưởng để nhóm trưởng có thểtổng hợp được tình hình báo cáo GV chỉ đạo dự án

Với chủ đề “Môi trường” cùng với 3 nội dung được giao, các nhóm bắt đầutiến hành những kế hoạch đã đề ra ở bước 2 – “Xây dựng kế hoạch”

Trang 39

 Mỗi thành viên cần tự giác hoàn thành nhiệm vụ của mình, những học sinhphụ trách tìm tư liệu cần sớm hoàn thiện công việc để những công việc tiếp theođược diễn ra đúng tiến độ Thông tin, số liệu có thể tham khảo ở nhiều nguồn khácnhau với những thông tin có số liệu cụ thể cần ghi rõ năm Sau khi thu thập thôngtin từ nhiều nguồn các em cần tổng hợp lại những ý chính quan trọng mà mình sẽ sửdụng trong dự án Tránh tham kiến thức để dẫn tình trạng không biết phải làm gì.Lựa chọn thông tin ngắn gọn có độ chính xác cao từ các nguồn tin cậy, không nêndùng những số liệu thu thập trên mạng xã hội vì tính chuẩn xác không cao dễ dẫnđến sai thông tin.

 Về phần vẽ tranh, HS cần triển khai vẽ theo đúng yêu cầu mà GV đặt ra.Ghi rõ họ tên người vẽ, nội dung của nhóm mình, tên của bức tranh Tranh cần đúngchủ đề, có ý nghĩa và thông điệp nhân văn

 Về việc làm video, các em cần làm đúng thời gian quy định và có phụ đề

để các nhóm khác dễ theo dõi Cách làm video các em có thể tham khảo trênyoutube để dễ hoàn thành sản phẩm

 Thành viên thuyết trình sau khi nhận video cùng các tư liệu thu đượcnhanh chóng viết bài thuyết trình dưới hình thức văn bản thuyết minh và luyện nóitrôi chảy

Mọi khó khăn, thắc mắc mà các thành viên gặp phải sẽ được nhóm trưởngthông tin lại với giáo viên để từ đó giáo viên có thể kịp thời hỗ trợ các em Quátrình này cần sự “vận động” linh hoạt giữa các thành viên trong nhóm với nhómtrưởng, nhóm trưởng với giáo viên Việc làm này sẽ tạo ra rất nhiều những thuận lợitrong quá trình thầy cô theo dõi tiến độ của các tiểu dự án

Các nhóm ở bước này dần hình thành “sản phẩm” của nhóm mình, nhómtrưởng đôn đốc các thành viên trong nhóm hoàn thành trước thời hạn đã công bố ởbước 2, yêu cầu các thành viên cùng chạy thử “sản phẩm” để nhìn lại thành quả củanhóm cũng như khắc phục các nhược điểm của “sản phẩm” sao cho hoàn thiện nhất.Việc tập dượt này có thể diễn ra nhiều lần để bảo đảm không có sai sót, HS cũng cóthể nhờ GV tham dự và đưa ra những góp ý cho nhóm

Trang 40

Các em thường sẽ hay ngại ở bước này và sẽ có trường hợp học sinh khôngtập dượt cũng như tổng duyệt hoặc làm qua loa cho có, GV cần nhắc nhở và lưu ýcác em Để tránh trường hợp này, giáo viên có thể yêu cầu nhóm trưởng ghi lại thờigian, địa điểm, các thành viên tham dự, các thành viên vắng mặt (lí do vắng mặt) đểcoi đây là một trong những căn cứ cho điểm các thành viên trong nhóm Đây cũng

là một đầu điểm nên có trong thang điểm chấm bởi lẽ nó thể hiện sự tích cực củahọc sinh trong quá trình thực hiện dự án nói chung và quá trình làm việc nhóm nóiriêng Và tất nhiên đây là một trong những đầu điểm cần phải công bố công khaitrước toàn thể học sinh để các em có động lực và trách nhiệm với “đứa con tinhthần” mà các em dồn hết tâm sức thực hiện

“Sản phẩm” của các nhóm trước khi được đưa ra trình bày thì cần có sự điềuchỉnh của những thành viên cốt cáng mà giáo viên đã lựa chọn ở bước thứ 2 Để làmnên một buổi công chiếu “sản phẩm” thành công thì nên có sự phân công nhân sựtheo dõi quá trình tổng duyệt của cả chương trình từ đó có hướng tạo điều kiện giúp

đỡ để chương trình thuận lợi hơn

1.3.3 Bước 3:Giới thiệu sản phẩm dự án

Kết quả cuối cùng của dạy học án là sản phẩm cụ thể của người học Trong

dự án này sản phẩm là phòng tranh mini và học sinh trình bày sản phẩm dự án dướidạng hình thức thi thuyết trình kèm video trong tiết Hoạt đông ngoài giờ lên lớp.Trong một thời gian dài các em tích cực chuẩn bị, thì giờ đây các em sẽ được thểhiện “sản phẩm” của mình trước các thành viên trong lớp Một “sản phẩm” dù tốt,

dù sáng tạo đến đâu đi chăng nữa thì cũng cần có sự kết hợp của việc trình bày sảnphẩm một cách hấp dẫn và thuyết phục đến người xem

Ở phần thi này, giáo viên sẽ là ban giám khảo Bên cạnh đó sẽ có thêm haihình thức cho điểm, đó là điểm các nhóm chấm cho nhau và điểm các thành viêntrong cùng một nhóm chấm cho nhau Để đạt được hiệu quả tối đa khi trình bày sảnphẩm ngoài việc trình bày tốt “sản phẩm” của mình, học sinh cần lưu ý nắm bắtđược tiêu chí chấm điểm của giáo viên, quy định về thời gian, nếu có sử dụng đếnpower point các em cần đảm bảo đã gửi power point cho bạn phụ trách mảng điện

Ngày đăng: 01/10/2024, 03:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w