1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Sự thức nhận văn hóa (Trường hợp: du học sinh Việt Nam hoặc người Việt Nam công tác tối thiểu 3 tháng tại Nhật Bản)

67 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................. icon vn EEE211701.11211eeeee 5 3. Mục đích nghién CỨU......................... ..- -- + 5 + t9 1T ng ng ng nung 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cỨu.....................------ + + + EE£keEeEE£Evkreeesreexee 9 5. Phương pháp nghiên ctu ..............................-- 56 + +1 3#. EEEEEEEEESEkverkserkeererreere 10 6. BỐ CỤC....................--- Sex ket EEEEeEEkererkrkee 10 )/928))9 { (11)
    • 1.1 Giới thuyết về một số khái niệm...................... -- - cssscseseescseseceeerseseestsesseeees 11 (17)
      • 1.1.1 Van héa va méi quan hệ “Con người — Van hóa — Tự nhiên”” (0)
      • 1.1.2 Con người và mối quan hệ “Tự nhiên — Con người — Văn hóa” (0)
      • 1.1.3 Sự khác biệt văn hóa — Tiểu văn hóa........................ -- 2 - xxx Ek+EzEeEsErerererree 13 (19)
      • 1.1.4 Văn hóa và Giá tị..................----¿- ¿Set v2 1121321121111 11.11111111 ckee 14 (20)
    • 1.2 Giới thiệu khái quát về đối tượng nghiên cứu .........................- 2s c+s+x+zszszzszs 17 (23)
    • 2.1 Khái niệm sự thức nhận văn hóa............................. -- -- --- 22x E3 E2 E3 sex 19 (25)
      • 2.1.1 Cá nhân với tư cách là chủ thé của sự thức nhận văn hóa (25)

Nội dung

Lịch sử vấn đề nghiên cứu icon vn EEE211701.11211eeeee 5 3 Mục đích nghién CỨU - + 5 + t9 1T ng ng ng nung 9 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cỨu + + + EE£keEeEE£Evkreeesreexee 9 5 Phương pháp nghiên ctu 56 + +1 3# EEEEEEEEESEkverkserkeererreere 10 6 BỐ CỤC - Sex ket EEEEeEEkererkrkee 10 )/928))9 {

Giới thuyết về một số khái niệm - cssscseseescseseceeerseseestsesseeees 11

1.1.1 Văn hóa và mối quan hệ “Con người — Văn hóa — Tự nhiên”

Trước khi tìm hiéu sâu về sự thức nhận văn hóa, theo chúng tôi, việc xác định cơ sở lý luận của khái niệm văn hóa là rat quan trọng.

Văn hóa (culture) với tư cách là đối tượng nghiên cứu của ngành văn hóa học, được định nghĩa là tất cả những gì con người sáng tạo ra Trong “Tuyên bố về những chính sách văn hóa” tại Hội nghị Quốc tế năm 1982 ở Mê-hi-cô, UNESCO đã định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa hôm nay có thé coi là tông thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dan thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩ mới mẻ

Và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”.

11 Ở Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa về văn hóa của GS.TSKH

Tran Ngọc Thêm — định nghĩa ma chúng tôi sẽ sử dung làm nên tang lý luận cho khóa luận của mình: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chat và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [7; tr.10] Từ định nghĩa này của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, chúng tôi xin tóm tắt lại 3 đặc điểm của văn hóa như sau:

Thứ nhất, chủ thê văn hóa: con người

Thứ hai, hoàn cảnh con người tạo ra văn hóa: trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội, qua quá trình hoạt động thực tiễn.

Thứ ba, nội dung của văn hóa: hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tỉnh thần.

Trong định nghĩa trên, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã chỉ rõ sự ảnh hưởng của tự nhiên và con người đến văn hóa thông qua mối quan hệ biện chứng “con người - văn hoá - tự nhiên” Ông phân tích, trong mối quan hệ “con người — văn hóa — tự nhiên”, tự nhiên là cái có trước, tự nhiên tạo ra con người, sau đó, thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sáng tạo ra văn hóa Ông khẳng định “Văn hoá là sản phẩm trực tiếp của con người và sản phẩm gián tiếp của tự nhiên Văn hoá là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” Vì vậy, “tự nhiên tồn tại trong nhận thức của con người dưới dạng những biểu trưng (biểu trưng - khái niệm, biểu trưng - từ ngữ ) do văn hoá tạo ra” [9] Tuy nhiên, xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của ngành văn hóa học là văn hóa, văn hóa được đặt làm trung tâm trong mối quan hệ này Khác với mục đích nghiên cứu của

GS.TSKH Tran Ngọc Thêm, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là sự thức nhận văn hóa đứng trên góc nhìn của cá nhân, do vậy, trên tỉnh thần tiếp thu những cơ sở lý luận về văn hóa, chúng tôi sẽ chuyển góc nhìn và tập trung xem xét mối

12 quan hé nay theo hướng “te nhiên — con người — van hóa” mà chúng tôi sé phân tích sâu hơn ở phan tiếp theo.

1.1.2 Con người và moi quan hệ “Tự nhiên — Con người — Văn hóa”

Dựa trên cơ sở lý luận về văn hóa của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, nếu xét trong mối quan hệ biện chứng “con người - văn hoá - tự nhiên”, văn hoá là sản phẩm trực tiếp của con người và sản phẩm gián tiếp của tự nhiên thì khi chuyển góc nhìn về phía con người trong mối quan hệ “tự nhiên — con người — văn hóa”, con người là sản phẩm trực tiếp của tự nhiên, con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá, và con người (sinh vật) chỉ có thé trở thành Người khi được sống trong một văn hóa Vậy nên, con người cũng chính là sản phẩm của văn hoá.

Chúng ta có thé nhận thấy rõ điều trên từ vị trí của mỗi cá nhân Mỗi đứa trẻ là sản phẩm của tự nhiên và chúng học cách ứng XỬ Với môi trường xung quanh bằng cách “học” hành động của những cá thể xung quanh chúng Thực tế đã chứng minh một đứa trẻ sinh ra không được sống trong cộng đồng người mà lớn lên trong rừng với các loài thú, nó sẽ hành xử như loài thú Tuy nhiên, cùng với sự tồn tại của rất nhiều nền văn hóa đa dạng, tùy thuộc vào môi trường văn hóa mà đứa trẻ được nuôi dưỡng, nó sẽ trở thành sản phẩm của nền văn hóa đó.

Tóm lại, việc xem xét con người trong mối quan hệ “tự nhiên — con người

— văn hóa” giúp chúng ta nhận thức rõ sự ảnh hưởng của môi trường, bao gồm môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa tới sự phát triển của con người.

1.1.3 Sự khác biệt văn hóa — Tiểu văn hóa

Trong quá trình nghiên cứu văn hóa cũng như sự thức nhận văn hóa, việc nhận thức về sự khác biệt văn hóa cũng vô cùng quan trọng Hiện nay, chúng ta có thé nhận thấy sự tổn tại của rất nhiều nền văn hóa Cùng với đó là một xu thé khẳng định bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc giúp chúng ta nhận thức

13 sâu sắc hơn về sự khác biệt văn hóa Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt văn hóa được đông đảo các nhà khoa học xác định là do sự khác biệt của điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội trong quá trình phát triển của các chủ thể văn hóa khác nhau.

Trong khi nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa, khái niệm tiểu văn hóa cũng rất cần được chú ý Tiểu văn hóa được định nghĩa là một bộ phận nằm trong nên văn hóa chung, chia sẻ những giá trị chung nhưng cũng có những nét khác biệt với nền văn hóa chung đó Trong nghiên cứu văn hóa, khi chúng ta sử dụng một số tiêu chí dé chia nhỏ một nền văn hóa, ta sẽ có các tiêu văn hóa Ví dụ: khi chia nhỏ nền văn hóa Việt Nam, theo giới hạn thời gian, ta có văn hóa Đông Sơn, văn hóa Hòa Bình ; giới hạn theo không gian, ta có văn hóa Hà Nội, văn hóa Nam Bộ ; giới hạn theo lĩnh vực, ta có văn hóa giao tiếp, văn hóa đọc Tuy nhiên, nếu ta chọn hệ quy chiếu là văn hóa Đông Nam Á và tiêu chí giới hạn theo không gian, văn hóa Việt Nam lại trở thành một tiêu văn hóa cùng với văn hóa Lào, văn hóa Thái Lan

Như đã nói ở trên, nội dung của văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do vậy, khi nói về sự khác biệt giữa các nền văn hóa chính là nói về sự khác biệt giữa hệ thống các giá trị vật chất và giá trị tỉnh thần Việc xác định một tiểu văn hóa trong một nền văn hóa chung cũng dựa trên sự khác biệt trong hệ thống giá trị giữa chúng Vì vậy, để hiểu về sự khác biệt văn hóa, việc xem xét mối quan hệ giữa văn hóa và giá trị là vô cùng cần thiết.

1.1.4 Văn hóa và Giá trị

Theo GS TSKH Trần Ngọc Thêm, tính giá trị là một trong bốn đặc trưng quan trọng của văn hóa, giúp chủ thé văn hóa phân biệt giữa “giá tri” và “phi giá trị” và lựa chọn những gì có “giá trị? để thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, tạo động lực cho sự phát triển của xã hội Văn hóa được chia làm hai dạng chính,

14 văn hóa vật chất và văn hóa tinh than “Văn hoá vật chat bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại Văn hoá tỉnh thần bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tỉnh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chuong ” Hệ giá tri văn hoá của một dân tộc, vì thế, bao gồm toàn bộ hàng triệu giá trị vật chất và tỉnh thần mà chủ thể

Giới thiệu khái quát về đối tượng nghiên cứu - 2s c+s+x+zszszzszs 17

Như đã đề cập trong phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra bảng hỏi về sự thức nhận văn hóa trên 3 nhóm đối tượng Chúng tôi nhận được 147 câu trả lời và trên cơ sở loại đi một số câu trả lời không hợp lệ, chúng tôi sẽ sử dụng 138 câu trả lời cho khóa luận của mình.

Trong 138 câu trả lời này, tỷ lệ số lượng giữa 3 nhóm đối tượng là như sau:

Nhóm 1: Người Việt Nam chưa từng sang Nhật Bản nhưng có mối giao tiếp với người Nhật: 32 người.

Nhóm 2: Người Việt Nam đã từng sang Nhật Bản du lịch: 31 người.

Nhóm 3: Du học sinh Việt Nam hoặc người Việt Nam công tác tại Nhật

Bản (tối thiểu 3 tháng): 75 người.

Trong chương một, chúng tôi đã giới thiệu cơ sở lý luận về văn hóa mà chúng tôi sẽ sử dụng để làm tiền đề cho việc tìm hiểu về sự thức nhận văn hóa ở chương tiếp theo Trong phạm vi của khóa luận này, chúng tôi sẽ nghiên cứu sự thức nhận văn hóa với trường hợp cụ thể của 3 nhóm người Việt Nam khi giao lưu đa văn hóa với người Nhật Bản, trong đó, đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là du học sinh Việt Nam hoặc người Việt Nam công tác tại Nhật Bản

SỰ THỨC NHẬN VĂN HÓA.

Khái niệm sự thức nhận văn hóa - 22x E3 E2 E3 sex 19

2.1.1 Cá nhân với tư cách là chủ thé của sự thức nhận văn hóa Đứng trên góc độ của mỗi cá nhân, từ khi sinh ra, thông qua quá trình nuôi dưỡng và giáo dục, mỗi cá nhân đều tiếp nhận văn hóa một cách tự nhiên bang cách bắt chước và làm theo mọi người xung quanh Cách mỗi cá nhân nhìn nhận và ứng xử với thế giới tự nhiên và xã hội, vì thế, đều chịu ảnh hưởng từ cộng đồng mà cá nhân là một phần trong đó Cộng đồng này chính là gia đình, nhà trường, bạn bè, đồng nghiệp, Cũng cần ghi nhớ rằng, cộng đồng mà một cá nhân cụ thể đang sinh sống cùng được tạo thành từ nhiều tiểu văn hóa Những tiểu văn hóa này mang những giá trị khác nhau nhưng không mâu thuẫn với hệ giá trị bản sắc văn hoá của dân tộc đó Vì vậy, những tiêu văn hóa này vừa góp phần định hình nên những giá trị quan đa dạng của các cá nhân đồng thời vẫn đảm bảo sự thống nhất giữa giá trị quan của cá nhân và hệ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

2.1.2 Hoàn cảnh cá nhân thức nhận văn hóa Đặt cá nhân trong mối quan hệ “tự nhiên — con người — văn hóa”, chúng ta có thể thấy, giữa cá nhân và môi trường, đặc biệt là môi trường văn hóa luôn luôn có sự tương tác Vậy, câu hỏi đặt ra là: trong môi trường văn hóa nào, sự tương tác giữa cá nhân và môi trường sẽ dẫn đến sự thức nhận văn hóa?

Mỗi môi trường văn hóa đều ẩn chứa trong nó những giá trị, tạo nên những quy tắc để vận hành xã hội Tuy nhiên, sự khác biệt cốt lõi giữa các nền

19 văn hóa nằm ở sự khác biệt trong hệ giá trị văn hóa dân tộc Con người và môi trường luôn có sự tương tác dù cho con người có nhận thức hay chưa nhận thức được sự tương tác này Sự tương tác giữa cá nhân và môi trường văn hóa mới chính là sự tương tác giữa các hệ thống giá trị Vì vậy, đặt trong sự so sánh với giá trị quan của cá nhân, có 2 loại môi trường văn hóa như sau: thứ nhất là môi trường văn hóa nơi có sự tương đồng lớn hơn sự khác biệt với giá trị quan của cá nhân và thứ hai là môi trường văn hóa nơi có sự khác biệt lớn hơn sự tương đồng với giá trị quan của cá nhân.

Trường hợp thứ nhất, trong môi trường văn hóa nơi có sự tương đồng lớn hơn sự khác biệt với giá trị quan của cá nhân, cá nhân sẽ dễ dàng thích nghỉ với môi trường đó Sự giao lưu tiếp xúc của cá nhân với các tiểu văn hóa trong nên văn hóa của mình là ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này Các tiểu văn hóa được tạo nên từ một nền văn hóa chung, chia sẻ cùng một hệ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc nhưng ngoài ra cũng có những nét khác biệt với nền văn hóa chung đó.

Vì vậy, tuy có tồn tại sự khác biệt hay bất đồng giữa các tiểu văn hóa với giá trị quan của cá nhân nhưng những khác biệt hay bat đồng về giá trị này không đủ lớn để tạo ra mâu thuẫn với nền văn hóa chung và không đủ mạnh dé khiến cá nhân phải thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận, lý giải và ứng xử với thế giới tự nhiên và xã hội Ví dụ, một người Việt Nam sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, khi xuống miền Nam, tuy có thể gặp một số khó khăn khi giao tiếp với người miền

Nam bởi tiếng địa phương hoặc văn hóa ứng xử có sự khác biệt, nhưng cuối cùng, họ vẫn có thể hòa nhập dễ dàng bởi sự tương đồng văn hóa vẫn lớn hơn sự khác biệt giữa hai tiểu văn hóa.

Trường hợp thứ hai, khi đặt cá nhân vào môi trường văn hóa nơi có sự khác biệt lớn hơn sự tương đồng với giá trị quan của cá nhân, cá nhân sẽ gặp rất nhiêu trở ngại dé thích nghi Lúc này, giữa nên văn hóa gôc của cá nhân và nền

20 văn hóa mới diễn ra sự “va chạm văn hóa” Sự khác biệt càng lớn thì “va chạm văn hóa” càng mạnh Để thích nghi với môi trường văn hóa mới nay, ban đầu, cá nhân vô thức sử dụng chính hệ thống giá tri trong nền văn hóa gốc của mình.

Tuy nhiên, trong môi trường văn hóa mới này, cá nhân nhận ra những giá trị trong nền văn hóa gốc của mình giờ không còn phù hợp nữa Từ đó, cá nhân nhận thức sâu sắc sự ảnh hưởng của văn hóa đối với cách cá nhân nhìn nhận, lý giải và ứng xử với thé giới tự nhiên và xã hội bấy lâu nay.

2.1.3 Nội dung của sự thức nhận văn hóa

Trong cuốn Deep Culture: The Hidden Challenges of Global Living,

Joseph Shaules có trích dan dinh nghia về sự thức nhận văn hóa (cultural awareness) của Jan Gaston như sau: “the recognition that culture affects perception and that culture influences values, attitudes and behaviour” (tam dich: sự nhận ra (rằng) văn hóa tác động đến nhận thức, văn hoa ảnh hưởng đến

(việc định thang) giá tri, cũng như thái độ và hành vi) [14; tr.99].

Từ định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng cần phải giải thích rõ hơn sự khác nhau giữa khái niệm “sự nhận thức văn hóa” và “sự thức nhận văn hóa” Theo trải nghiệm của bản thân, khi chúng tôi sống ở Việt Nam, không cần phải có sự va chạm với nền văn hóa mới, chúng tôi cũng có sự nhận thức về nền văn hóa

Việt Nam thông qua các phong tục truyền thống, bên cạnh đó, còn qua các bài giảng trên lớp vì chúng tôi có cơ hội được học tập tại khoa Việt Nam học Tuy nhiên, chỉ đến khi chúng tôi sang Nhật, sống trong một môi trường văn hóa mới, chúng tôi mới có sự thức nhận về một nền văn hóa Việt Nam tổn tại ngay trong chính bản thân chúng tôi Trước tiên, đó là từ những nhu cầu vật chất như thèm các món ăn Việt Nam, cho đến việc mỗi lần nhìn thấy mưa là nhớ tới Việt Nam, hay đến việc mất khá nhiều thời gian để quen với việc đi bộ bên tay trái ở

Nhật Sau đó, dan dan, trong giao tiếp với người Nhật, trước mỗi sự khác biệt

21 abe văn hóa ứng xử, chúng tôi đều có sự so sánh và đánh giá Như sự phân tích

vàmói quan hệ “tự nhiên — con người — văn hóa” ở trên, có thé nói, sự nhận thức văn hóa là khi cá nhân nhìn nhận văn hóa với tư cách là sản phẩm sáng tạo của đen người còn sự thức nhận văn hóa là khi cá nhân nhận ra con người là sản phẩm của văn hóa Vì vậy, một mặt, sự thức nhận văn hóa giúp cá nhân tìm thấy văn hóa ngay trong chính bản thân mình, giúp cá nhân nhận ra ẩn sau cách cá nhân suy nghĩ, cảm nhận, hành động, ứng xử là sự ảnh hưởng của các giá trị văn hóa Mặt khác, sự thức nhận văn hóa cũng giúp cá nhân nhận ra yêu cầu tìm hiểu và lý giải hệ thống giá trị của một nền văn hóa mới Trong giao lưu đa văn hóa, nếu sự nhận thức văn hóa giúp cá nhân nhìn thấy sự khác biệt trong các nền văn hóa thì sự thức nhận văn hóa giúp cá nhân lý giải sự khác biệt văn hóa Ví dụ, một người Việt Nam khi đến Nhật du lịch, anh ta nhận thấy trên các phương tiện công cộng người Nhật đều giữ im lặng, không nói chuyện với nhau, trong khi ở

Việt Nam, điều này hoàn toàn ngược lại Nếu anh ta chỉ dừng ở việc nhận thức sự khác biệt văn hóa này, sự thức nhận văn hóa vẫn chưa diễn ra Chỉ đến khi anh ta hiểu rằng vì văn hóa người Nhật tôn trọng sự riêng tư của người khác, giữ im lặng là thái độ thể hiện sự tôn trọng đó, đặc biệt là ở nơi đông người Đến lúc này, anh ta mới có sự thức nhận văn hóa.

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN