1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo cấp Trường: Xu hướng, giải pháp phát triển và đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán trong bối cảnh kết hợp liên ngành, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế

513 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xu hướng, giải pháp phát triển và đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán trong bối cảnh kết hợp liên ngành, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế
Tác giả Trần Văn Thuận, Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Quỳnh Hoa, Lê Thị Tú Oanh, Đào Mạnh Huy, Bùi Thị Ngọc, Đặng Đình Tân, Hồ Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Tường Tâm, Tiêu Thị Thanh Hoa, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Quốc Thắng, Trần Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hiền, Trần Xuân Thành, Lê Thị Như Quỳnh, Trần Thị Tuyết Vân, Lý Hoàng Oanh, Hồ Hạnh Mỹ, Vũ Thị Ngọc Khánh, Võ Ngọc Kim Tuyền, Phạm Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Mai Anh Thư, Nguyễn Thị Kim Phụng, Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Đức, Nguyễn Thị Thu Trang, Huỳnh Khánh Vy, Trác Thái Ngọc, Ngô Thị Quỳnh Như, Trần Mỹ Như, Đào Ngọc Yến Nhi, Đỗ Thị Thu Hậu, Đoàn Thị Tố Quyên
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán
Thể loại Kỷ yếu hội thảo cấp Trường
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 513
Dung lượng 12,9 MB

Nội dung

Nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, giảng viên, hội nghề nghiệp, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên tham gia trao đổi và đóng góp ý kiến và cung cấp thêm các luận cứ khoa học và

Trang 2

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH

KẾT HỢP LIÊN NGÀNH, CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

XU HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

KỶ YẾU HỘI THẢO CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN CÁC BAN HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

BAN TỔ CHỨC

1 TS Đặng Đình Tân Khoa Kế toán - Kiểm toán Trưởng ban

2 TS Nguyễn Quốc Thắng Khoa Kế toán - Kiểm toán Phó Trưởng ban

3 TS Nguyễn Thị Mai Hương Khoa Kế toán - Kiểm toán Thành viên

4 TS Nguyễn Thị Kim Phụng Khoa Kế toán - Kiểm toán Thành viên

5 TS Nguyễn Thị Hằng Nga Khoa Kế toán - Kiểm toán Thành viên

6 TS Dương Nguyễn Thanh Tâm Viện NCKH & CNNH Thành viên

BAN CHỦ TRÌ

1 PGS TS Nguyễn Đức Trung Hiệu trưởng - HUB

2 TS Nguyễn Quốc Thắng Phó trưởng Khoa KTKT - HUB

3 TS Nguyễn Thị Mai Hương Phó trưởng Khoa KTKT - HUB

BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU

1 TS Nguyễn Quốc Thắng Khoa Kế toán - Kiểm toán Trưởng ban

BAN THƯ KÝ

1 TS Trần Thị Thu Thủy Khoa Kế toán - Kiểm toán Trưởng ban

2 ThS Trần Thị Tuyết Vân Khoa Kế toán - Kiểm toán Thành viên

3 ThS Nguyễn Xuân Nhật Khoa Kế toán - Kiểm toán Thành viên

4 ThS Hồ Hạnh Mỹ Khoa Kế toán - Kiểm toán Thành viên

5 TS Nguyễn Thị Kim Phụng Khoa Kế toán - Kiểm toán

2 TS Nguyễn Văn Thích Viện NCKH & CNNH Ủy viên

3 TS Nguyễn Thị Mai Hương Khoa Kế toán - Kiểm toán Ủy viên

4 TS Nguyễn Thị Hằng Nga Khoa Kế toán - Kiểm toán Ủy viên

6 TS Lương Xuân Minh Khoa Kế toán - Kiểm toán Ủy viên

Ủy viên

Trang 4

TS Nguyễn Thị Hằng Nga; TS Nguyễn Quỳnh Hoa 11

3 ỨNG DỤNG KHOA HỌC DỮ LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

PGS.TS Lê Thị Tú Oanh; TS Đào Mạnh Huy; PGS.TS Bùi Thị Ngọc 19

4 ỨNG DỤNG KHAI PHÁ DỮ LIỆU VỚI CÁC THUẬT TOÁN HỌC MÁY ĐỂ PHÁT HIỆN BẤT THƯỜNG TRONG KIỂM TOÁN

TS Đặng Đình Tân 30

5 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TÍCH HỢP MÔ HÌNH THỰC HÀNH KẾ TOÁN

MÔ PHỎNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM

Hồ Thảo Nguyên 38

6 HỢP TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC

VÀ DOANH NGHIỆP - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

ThS Nguyễn Thị Tường Tâm; ThS Tiêu Thị Thanh Hoa 48

7 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VẠN THỊNH PHÁT

Nguyễn Thị Hòa; TS Nguyễn Quốc Thắng 54

8 HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG - DOANH NGHIỆP MANG LẠI GIÁ TRỊ CHO SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN NHÂN TÀI VIỆT

ThS Trần Ngọc Khánh; ThS Nguyễn Thị Thanh Nhàn 63

9 ĐẨY MẠNH HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG NGÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

TS Nguyễn Thị Hiền 70

Trang 5

10 SỐ ƯỚC LƯỢNG NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN TRONG XÃ HỘI SỐ

Trần Xuân Thành 78

11 KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Lê Thị Như Quỳnh 87

12 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KẾ TOÁN THEO HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ

ThS Nguyễn Thị Thương; CN Nguyễn Thị Đức 121

16 NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TS Nguyễn Thị Thu Trang; Huỳnh Khánh Vy; Trác Thái Ngọc 127

17 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC LĨNH VỰC KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TS Nguyễn Thị Thu Trang; Ngô Thị Quỳnh Như; Trần Mỹ Như; Đào Ngọc Yến Nhi 136

18 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH TRONG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN

TS Nguyễn Thị Kim Phụng 145

19 KIỂM SOÁT RỦI RO KÊ KHAI ĐIỆN TỬ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TS Nguyễn Thị Mai Hương; Đỗ Thị Thu Hậu 152

20 ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

Đoàn Thị Tố Quyên 166

Trang 6

21 TIỆM CẬN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THEO HƯỚNG LIÊN NGÀNH VÀ XUYÊN NGÀNH THÍCH ỨNG VỚI BỐI CẢNH MỚI

ThS Trịnh Thị Thanh Thủy; ThS Đào Vân Anh 174

22 ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ

Đinh Đào Ngọc Ánh; Lưu Kiến Doanh; Nguyễn Vũ Hoài Đăng;

Đỗ Trần Hoàng Hưng; Cao Thị Hoàng Vy 204

25 KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ - LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

Trương Thị Hồng Ái; Đào Nguyễn Phương Nghi; Phan Trần Kiều Như;

TS Lương Xuân Minh; TS Nguyễn Thị Thu Trang; Ngô Hạnh Nhi;

Nguyễn Thanh Nhi 256

29 ỨNG DỤNG DỮ LIỆU LỚN (BIG DATA) TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

TS Lương Xuân Minh; TS Nguyễn Thị Thu Trang; Nguyễn Phùng Mỹ Linh; Lê Nguyễn

Bá Huy; Trần Mai Lệ Huyền; Nguyễn Thị Thanh Thúy; Phạm Thị Hà Văn 265

Trang 7

30 HỢP TÁC ĐÀO TẠO, KIẾN TẬP, THỰC TẬP GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Lê Thị Hồng Nguyên; Trần Thị Nhã Linh; Trần Thị Phương Mây 276

31 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN TRANG BỊ TRONG BỐI CẢNH THỜI ĐẠI SỐ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Đào Ngọc Dũng; Trịnh Xuân Như Quỳnh; Phạm Di Cát Tường;

Trần Thị Mỹ Nhân 284

32 NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

Lê Nguyễn Thanh Thuý; Nguyễn Đặng Yến Nhi; Tăng Minh Khánh 299

33 KẾT HỢP CHUỖI GIÁ TRỊ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ

Võ Thị Anh Thư; Hoàng Thanh Trúc; Võ Ngọc Thảo Châu; Lê Đình Đệ 307

34 SỬ DỤNG KHOA HỌC DỮ LIỆU ĐỂ TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

Mai Kiều Trang 321

35 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỢP TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP

ThS Nguyễn Thị Tường Tâm 329

36 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐÁP ỨNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

TS Đoàn Quỳnh Phương; Hồ Nghiêm Vũ 338

37 ỨNG DỤNG KHOA HỌC DỮ LIỆU TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

ThS Mai Hồng Chi; ThS Tiêu Thị Thanh Hoa 352

38 TỐI ƯU HÓA HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHỜ KẾT HỢP KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO

Võ Nguyễn Nguyên Trang 361

39 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

ThS Lê Hoài Ân 369

Trang 8

40 XỬ LÝ DỮ LIỆU LỚN VÀ DỮ LIỆU KHÔNG CẤU TRÚC TRONG KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO

Trương Hoàng Bảo Hân 384

41 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐ TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN

ThS Nguyễn Xuân Nhật 392

42 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH KẾ TOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI SỐ

TS Nguyễn Thị Đoan Trang; Phạm Di Cát Tường 399

43 CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỐI SỐ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

TS Nguyễn Thị Đoan Trang; Đào Ngọc Dũng; Trịnh Xuân Như Quỳnh 408

44 NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

ThS Nguyễn Phương Mai 430

47 TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ SỐ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

KẾ TOÁN

Huỳnh Nguyễn Trọng Kha; Đặng Võ Ngọc Lan; Trương Phan Thúy Loan;

Trần Ngọc Anh Thư; Nguyễn Phúc Hậu 435

48 XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ

NCS ThS Vũ Thị Chung Thủy; NCS ThS Đỗ Thị Hương 444

49 KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ - GÓC NHÌN TỪ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

ThS Đỗ Thị Hương; TS Nguyễn Thị Mai Hương 453

Trang 9

50 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHATGPT NHẰM TẠO HỨNG THÚ VÀ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG TẠI ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

ThS Nguyễn Phương Nam; ThS Đặng Hoàng Huy; ThS Trần Đức Tùng 460

51 VẬN DỤNG MÔ HÌNH SMART XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

TS Nguyễn Thị Mai Hương; Phạm Thị Khánh Huyền; Nguyễn Thị Sơn Ca;

Tô Ngọc Hồng Thanh; Lương Lê Phương Trinh 474

52 PHÂN TÍCH CƠ CẤU NỢ TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CÓ VỐN LỚN NIÊM YẾT

PGS TS Nguyễn Ngọc Quang; CN Đặng Thị Tú Anh 489

Trang 10

LỜI GIỚI THIỆU

“XU HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ ĐẢM BẢO

CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH KẾT HỢP LIÊN NGÀNH,

CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ”

PGS TS Nguyễn Đức Trung

Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!

Kính thưa các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo!

Thay mặt cho Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, tôi nhiệt liệt chào mừng sự có mặt của các vị đại biểu, các vị khách quý, các nhà khoa học

đã đến tham dự Hội thảo Lời đầu tiên, tôi xin gửi tới các vị đại biểu khách quý, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công

Kính thưa Hội thảo!

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự kết hợp liên ngành, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế không chỉ là những từ khóa mang tính thời thượng mà còn là những động lực quan trọng định hình tương lai của nhiều ngành nghề, trong đó có ngành kế toán và kiểm toán Việc sử dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động kế toán, kiểm toán đang trở thành

xu hướng phổ biến giúp tăng cường tính chính xác và minh bạch của dữ liệu kế toán, hướng đến nền quản trị thông minh, nền kinh tế số và xã hội số Để thích ứng với những sự thay đổi này, các cơ sở giáo dục đã và đang triển khai hiện thực hiện cải tiến chương trình đào tạo nói chung và ngành kế toán, kiểm toán nói riêng nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn cao, có kỹ năng tốt, thái độ đúng và tích cực với xu hướng chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng và tính chuyên nghiệp của ngành kế toán và kiểm toán

Nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, giảng viên, hội nghề nghiệp, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên tham gia trao đổi và đóng góp ý kiến và cung cấp thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn cũng như các giải pháp kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo khối ngành kinh tế, kế toán, kiểm toán, tài chính và các doanh nghiệp Việt Nam trong việc ban hành, vận dụng và đổi mới chính sách, chế độ và chiến lược phát triển cũng như đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy cho phù hợp tình hình mới, đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế, Khoa Kế toán - Kiểm toán kết hợp

với Viện NCKH&CN tổ chức hội thảo khoa học cấp trường với chủ đề: “Xu hướng, giải

pháp phát triển và đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán trong bối cảnh kết hợp liên ngành, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế”

Trang 11

Trải qua hơn hai tháng chuẩn bị và gửi thư mời viết bài tham luận, Hội thảo đã nhận được nhiều bài tham luận với các đề tài rất đa dạng, thú vị, và hữu ích của đông đảo các chuyên gia, nhà doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, các tổ chức nghề nghiệp, các giảng viên

và sinh viên trong và ngoài trường Các bài tham luận nhận về đều được thực hiện quy trình phản biện và chỉnh sửa nghiêm túc trước khi chấp nhận đăng kỷ yếu và trình bày tại hội thảo Các bài viết hướng vào các chủ đề chính sau:

- Nhu cầu nguồn nhân lực Kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro trong bối cảnh chuyển đổi số

- Nhu cầu nguồn nhân lực Kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro trong bối cảnh hội nhập quốc tế

- Chuẩn đầu ra (Kiến thức, kỹ năng…) ngành Kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế

- Xu hướng tích hợp các quy trình kinh doanh, Kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro trong điều kiện chuyển đổi số

- Ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động Kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro

- Hợp tác đào tạo, kiến tập, thực tập giữa trường đại học và doanh nghiệp cho sinh viên ngành Kế toán, kiểm toán

Thay mặt Lãnh đạo Nhà trường, Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học, các nhà quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp trong và ngoài Trường đã

về dự và báo cáo tham luận tại Hội thảo Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các tổ chức,

cá nhân, cựu sinh viên đã hỗ trợ, tài trợ cho Hội thảo, kính chúc các quý vị đại biểu, khách quý, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt,

chúc Hội thảo thành công tốt đẹp./

Trang 12

ÁP DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA

ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN

và Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, yêu cầu cần thiết đặt ra là phải xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo đại học ngành kế toán vừa mang tính hiện đại, hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam Bài viết này tập trung phân tích

ý nghĩa của việc áp dụng IFRS, thực trạng chương trình đào tạo đại học ngành kế toán và những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo đại học ngành

kế toán trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội tụ IFRS

Từ khóa: đào tạo đại học, IFRS, kế toán tài chính, kiểm toán, ngành kế toán

Abstract

Training human resources at university level in accounting is extremely important, providing economic and financial managers in general and accounting staff in particular for accounting units and the entire economy National Economy For the State, accounting officers advise, manage and supervise finance and state budget accounting; Propose plans for reasonable and effective use of state financial resources For units, accountants classify, measure, record, and report economic activities, providing economic and financial information to serve the decision-making of entities with relevant interests There are many

Trang 13

factors that affect the quality of university education in accounting, including the training program Undergraduate training programs in accounting in Vietnamese higher education institutions have long been mainly built based on Vietnamese Accounting Standards and Regimes, without really focusing on cohesion and integration of standards international accounting standards and practices Facing the trend of applying IFRS in the world, the Accounting - Auditing Strategy to 2030 and the Project on applying financial reporting standards in Vietnam, the necessary requirement is to build and complete the program University training in accounting is both modern, internationally integrated and suitable for Vietnamese conditions This article focuses on analyzing the meaning of IFRS application, the current status of undergraduate accounting training programs and the requirements for building and completing undergraduate accounting training programs in Vietnamese higher education institutions in the context of IFRS convergence

Keywords: university education, IFRS, financial accounting, auditing, accounting

industry

1 Giới thiệu

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021) Chương trình đào tạo được thiết kế và thực hiện nhằm giúp người học đạt được mục tiêu giáo dục và các chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ, trách nhiệm Chương trình đào tạo đại học

là điều kiện không thể thiếu trong việc xem xét, quyết định mở ngành đào tạo, là cơ sở để kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng cơ sở giáo dục Đối với đào tạo đại học ngành kế toán, chương trình đào tạo cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu cho người học về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phân tích hoạt động kinh tế, kiểm toán

và kiểm soát nhằm trang bị năng lực hành nghề kế toán đạt chuẩn quốc gia và quốc tế Tuy nhiên, hiện nay chương trình đào tạo đại học ngành kế toán trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam chủ yếu được xây dựng dựa trên Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam, chưa gắn kết và tích hợp nhiều với IFRS/IAS Trước xu hướng áp dụng IFRS trong kế toán của các nước trên thế giới, thực hiện cam kết của Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc đào tạo kế toán theo IFRS nói chung, xây dựng chương trình đào tạo đại học ngành kế toán hội tụ IFRS nói riêng nhằm cung cấp nguồn nhân lực kế toán theo chuẩn quốc tế có ý nghĩa hết sức thiết thực

Trang 14

2 Phương pháp nghiên cứu

Bài viết xác định mục tiêu nghiên cứu bao gồm: (1) phân tích ý nghĩa của việc áp dụng IFRS, (2) phân tích, đánh giá thực trạng chương trình đào tạo đại học ngành kế toán trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và (3) những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo đại học ngành kế toán trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính Dựa trên các thông tin thứ cấp thu được từ chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục có thâm niên đào tạo ngành kế toán, IFRS, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Bộ Tài chính, Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tác giả đã phân tích ý nghĩa của việc áp dụng IFRS, phân tích và đánh giá thực trạng chương trình đào tạo đại học ngành kế toán trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam Trên cơ sở lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam và ý nghĩa của việc đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành kế toán hội tụ IFRS, tác giả phân tích những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo đại học ngành kế toán trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam Bài viết này tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Thứ nhất, áp dụng IFRS mang lại những ý nghĩa gì?

Thứ hai, thực trạng chương trình đào tạo đại học ngành kế toán trong các cơ sở giáo

dục đại học Việt Nam như thế nào?

Thứ ba, vì sao cần xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo đại học ngành kế

toán trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hội tụ IFRS?

Thứ tư, cần đặt ra những yêu cầu nào trong việc xây dựng và hoàn thiện chương

trình đào tạo đại học ngành kế toán trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội tụ IFRS?

3 Ý nghĩa của việc áp dụng IFRS

Áp dụng IFRS là một xu hướng trên thế giới hiện nay đối với các quốc gia và doanh nghiệp Về phía Nhà nước, việc áp dụng IFRS thể hiện sự khẳng định chính sách mở cửa, hội nhập và thực hiện các cam kết hội nhập với các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán; mặt khác việc áp dụng IFRS tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn, phát triển thị trường chứng khoán, qua đó giải quyết việc làm, tăng trưởng và phát triển kinh tế Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng IFRS một mặt giúp cho việc minh bạch và nâng cao chất lượng thông tin công bố, ảnh hưởng tích cực đến việc ra quyết định của nhà đầu tư và các chủ thể có lợi ích liên quan; đồng thời áp dụng IFRS giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý, quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế Ý nghĩa cụ thể của việc áp dụng IFRS được thể hiện qua các điểm sau:

Trang 15

Một là, việc áp dụng IFRS/IAS mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan Với vai

trò là ngôn ngữ kế toán chung, việc áp dụng IFRS mang lại sự minh bạch bằng cách nâng cao khả năng so sánh quốc tế, nâng cao chất lượng của thông tin kế toán, giúp các nhà đầu

tư và các chủ thể kinh tế có lợi ích liên quan ra quyết định hợp lý Áp dụng IFRS giúp tăng cường trách nhiệm giải trình bằng cách giảm khoảng cách thông tin giữa bên cung cấp vốn

và bên sử dụng vốn IFRS giúp các nhà đầu tư xác định được cơ hội và rủi ro trên phạm vi toàn thế giới, từ đó nâng cao hiệu quả phân bổ vốn và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế Các doanh nghiệp với việc sử dụng ngôn ngữ kế toán chung và đáng tin cậy sẽ góp phần làm giảm chi phí vốn và chi phí báo cáo theo tiêu chuẩn quốc tế

Hai là, áp dụng IFRS là thể hiện sự khẳng định đường lối, chính sách mở cửa và hội

nhập của Nhà nước Việt Nam Thực hiện cam kết của Việt Nam về hội nhập kinh tế khu vực và thế giới với các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã và đang tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế, tài chính nói riêng, trong đó có lĩnh vực dịch vụ tài chính, kế toán và kiểm toán Văn bản pháp lý thể hiện sự khẳng định của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết hội nhập về tài chính, kế toán, kiểm toán là Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 23/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 và Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam

Ba là, xu hướng áp dụng IFRS/IAS trên thế giới Hiện nay, hệ thống chuẩn mực quốc

tế ảnh hưởng đến kế toán của các quốc gia bao gồm 17 IFRS và 25 IAS (www.ifrs.org) Theo thống kê của ACCA (ACCA, 2017), tính đến năm 2017, kết quả khảo sát về IFRS tại

150 quốc gia có 126 quốc gia yêu cầu các đơn vị có lợi ích công chúng áp dụng IFRS, chỉ

có 9 quốc gia không cho phép áp dụng IFRS mà áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia Trước xu hướng này, việc đào tạo kế toán cũng cần chuyển đổi sang hội tụ IFRS, giảng dạy, truyền đạt các nội dung kế toán trên nền tảng IFRS

Bốn là, những lợi ích mang lại trong việc áp dụng IFRS vào giảng dạy ngành kế toán

tại các cơ sở giáo dục đại học Chương trình đào tạo đại học ngành kế toán của các cơ sở giáo dục đại học tích hợp nội dung IFRS, đặc biệt các học phần cơ sở, chuyên ngành và chuyên sâu sẽ giúp trang bị kiến thức và kỹ năng cho người học theo chuẩn quốc tế, góp phần đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán có thể hành nghề không những trong nước mà còn tham gia vào xuất khẩu nhân lực kế toán, kiểm toán Đồng thời, áp dụng IFRS vào giảng dạy ngành kế toán sẽ giúp các cơ sở giáo dục đại học xây dựng học liệu, giáo trình, đào tạo giảng viên và tăng cường hợp tác quốc tế

Trước những lợi ích, ý nghĩa của việc áp dụng IFRS, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 23/5/2022 phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán

đến năm 2030; khẳng định việc công bố và cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán theo

Trang 16

hướng tăng cường tính phù hợp giữa cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán; xây dựng khung pháp lý để áp dụng IFRS theo lộ trình phù hợp, cập nhật hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính của Việt Nam (VFRS) trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ, 2022) Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết

định số 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài

chính tại Việt Nam (Bộ Tài chính, 2020) quy định việc áp dụng IFRS tại Việt Nam chia

thành hai giai đoạn: (1) Giai đoạn áp dụng tự nguyện (2022-2025) đối với công ty mẹ của

tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn, công ty mẹ là công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất; các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài để lập báo cáo tài chính riêng, (2) Giai đoạn áp dụng bắt buộc (sau năm 2025) trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của giai đoạn áp dụng tự nguyện Để thực hiện Đề án, Bộ Tài chính yêu cầu các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo về

kế toán, xây dựng giáo trình giảng dạy phù hợp đáp ứng được nội dung đào tạo IFRS

4 Thực trạng chương trình đào tạo đại học ngành kế toán trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam

Ngành kế toán là ngành đào tạo truyền thống và mang tính thế mạnh, thâm niên trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, đặc biệt trong các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế Trong đào tạo đại học ngành kế toán, chương trình đào tạo là yếu tố không thể thiếu

và là tài liệu bắt buộc, điều kiện cần và đủ để mở ngành, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo Trên cơ sở xem xét chương trình đào tạo ngành kế toán của các trường đại học lớn, có thế mạnh về đào tạo kế toán ở Việt Nam, thực trạng chương trình đào tạo trong quan hệ với nội dung IFRS được khái quát qua các điểm sau:

Chương trình đào tạo đại học ngành kế toán của Học viện Tài chính, môn học Kế toán tài chính bao gồm 3 học phần là Kế toán tài chính 1, Kế toán tài chính 2, Kế toán tài chính 3 Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp dùng trong đào tạo của Học viện được biên soạn trên cơ sở Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhằm cung cấp cho người học kiến thức về tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp, phân loại, xử lý các nghiệp vụ kinh tế và lập báo cáo tài chính doanh nghiệp (Học viện Tài chính, 2021) Bên cạnh Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, Học viện đang sử dụng Giáo trình Chuẩn mực kế toán quốc tế - Nghiên cứu tổng hợp và tình huống phục vụ dạy và học học phần Chuẩn mực kế toán quốc tế Học phần này nhằm giúp người học nắm được các IFRS cơ bản, so sánh những nội dung chính của IFRS với các chuẩn mực

kế toán của Việt Nam về tài sản, doanh thu, chi phí và trình bày báo cáo tài chính (Học viện Tài chính, 2021)

Trang 17

Trong chương trình đào tạo ngành kế toán của Trường Đại học Thương mại, môn học

Kế toán tài chính gồm 3 học phần: Kế toán tài chính 1, Kế toán tài chính 2 và Kế toán tài chính 3 Các học phần này trang bị cho người học kiến thức lý luận, thực tế về kế toán tài sản, kế toán các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kế toán chi phí - doanh thu - kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán nguồn vốn, lập báo cáo tài chính và kế toán hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam (Trường Đại học Thương mại, 2022) Học phần Kế toán quốc tế cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về IFRS, đo lường, ghi nhận và trình bày các chỉ tiêu về tài sản, chi phí, doanh thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và trình bày thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (Trường Đại học Thương mại, 2022)

Đối với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, môn học Kế toán tài chính trong chương trình đào tạo tiếp cận theo IFRS chính thức được đưa vào giảng dạy từ năm 2021 thay cho cách tiếp cận dựa trên Chế độ kế toán doanh nghiệp Các học phần Kế toán tài chính 1, Kế toán tài chính

2, Kế toán tài chính 3 hướng đến việc trang bị cho người học các kiến thức về phân loại, đo lường, ghi nhận và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí theo IFRS; mỗi nội dung kế toán đều có liên hệ, so sánh với nội dung tương ứng theo kế toán Việt Nam (Nguyễn Hữu Ánh và cộng sự, 2020)

Chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, môn học Kế toán tài chính bao gồm 3 học phần Kế toán tài chính 1, Kế toán tài chính 2 và Kế toán tài chính 3 nhằm trang bị cho người học việc phân loại, ghi nhận và trình bày thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các loại hình doanh nghiệp trên cơ sở Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam Những nội dung cơ bản về hệ thống IAS/IFRS được giới thiệu và trình bày một cách khái quát trong học phần Kế toán quốc tế (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 2020)

Chương trình đào tạo đại học ngành kế toán của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, môn học Kế toán tài chính được thiết kế gồm 2 học phần Kế toán tài chính 1 và Kế toán tài chính 2 Các học phần này nhằm giúp người học áp dụng được nguyên tắc, phương pháp kế toán và xử lý kế toán liên quan đến các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ kinh tế đặc thù của doanh nghiệp (nghiệp vụ đầu tư tài chính, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ, nghiệp vụ thuê tài sản và các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xây lắp tại doanh nghiệp) trên cơ sở Chuẩn mực và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam Học phần Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về IFRS, tập trung chủ yếu vào khung khái niệm và một số chuẩn mực cốt lõi về đo lường và trình bày báo cáo tài chính (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, 2022)

Đối với Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình đào tạo

Trang 18

đại học chính quy chất lượng cao ngành kế toán, học phần kế toán tài chính được xây dựng

và thực hiện trên cơ sở tiếp cận Chuẩn mực và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam Những nội dung giới thiệu khuôn mẫu lý thuyết IFRS và hệ thống IFRS được đề cập trong học phần Kế toán quốc tế (Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, 2022)

Như vậy, các học phần cơ sở, chuyên ngành và chuyên sâu trong chương trình đào tạo đại học ngành kế toán ở Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên nền tảng Chuẩn mực và Chế độ kế toán doanh nghiệp để thiết kế nội dung giảng dạy, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập Nội dung về IFRS phần lớn được đề cập, trang bị và cung cấp cho người học trong học phần kế toán quốc tế, tuy nhiên phạm vi nội dung IFRS mới dừng lại ở mức độ cơ bản và chủ yếu là các IFRS phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

5 Những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo đại học ngành kế toán trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội

tụ IFRS

Trước xu hướng áp dụng IFRS trên thế giới, những lợi ích thu được từ việc áp dụng IFRS, Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030, Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam và thực trạng chương trình đào tạo đại học ngành kế toán trong các cơ

sở giáo dục đại học Việt Nam, vấn đề cần thiết đặt ra là các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam cần xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo đại học ngành kế toán hội tụ IFRS Trước hết, trên cơ sở chương trình đào tạo đại học ngành kế toán hiện hành, các cơ

sở giáo dục đại học cần rà soát toàn bộ các nội dung của chương trình đào tạo, từ mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, nội dung chương trình đến phân nhiệm chuẩn đầu ra cho các học phần trong chương trình đào tạo Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học ngành kế toán cần đề cập đến IFRS, cụ thể chuẩn đầu ra về kiến thức cần xác định người học có khả năng vận dụng IFRS trong tổ chức và thực hiện công tác kế toán của đơn vị kế toán, chuẩn đầu ra về kỹ năng cần xác định người học có kỹ năng phản biện đối với việc áp dụng IFRS trong công tác kế toán tại đơn vị kế toán

Xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo đại học ngành kế toán hội tụ IFRS thực chất là lồng ghép, tích hợp các nội dung của IFRS vào các học phần đã được phân nhiệm gắn với chuẩn đầu ra về kiến thức và kỹ năng liên quan đến IFRS Đối chiếu với chương trình đào tạo hiện hành của các cơ sở giáo dục đại học, các học phần có thể tích hợp nội dung IFRS bao gồm: Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính, Kiểm toán, Kế toán quản trị

và Phân tích báo cáo tài chính

Đối với học phần Nguyên lý kế toán là học phần trang bị và cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến những nội dung khái quát và cơ bản về kế toán,

Trang 19

là cơ sở cho người học nghiên cứu, học tập các học phần chuyên ngành và chuyên sâu Những IAS/IFRS nên xem xét tích hợp, lồng ghép trong nội dung học phần Nguyên lý kế toán là Khung khái niệm cho báo cáo tài chính, IFRS 13 (Đo lường giá trị hợp lý), IFRS 15 (Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng), IFRS 18 (Trình bày và công bố báo cáo tài chính), IAS 2 (Hàng tồn kho), IAS 7 (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ), IAS 16 (Bất động sản, nhà xưởng

và thiết bị), IAS 23 (Chi phí lãi vay), IAS 38 (Tài sản vô hình), …

Học phần Kế toán tài chính là học phần chính và đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp người học tích luỹ kiến thức, kỹ năng và đạt được các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Học phần này trang bị và cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng về phân loại, đo lường, ghi nhận, cung cấp thông tin kinh tế - tài chính về hoạt động của đơn

vị kế toán phục vụ việc ra quyết định của các chủ thể có lợi ích liên quan đến đơn vị kế toán Học phần Kế toán tài chính cần tích hợp, lồng ghép nội dung của tất cả IAS/IFRS vào trong từng nội dung giảng dạy: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo thu nhập, Báo cáo vốn chủ sở hữu, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Kế toán tiền và nợ phải thu, Kế toán hàng tồn kho,

Kế toán tài sản cố định, Kế toán nợ ngắn hạn, Kế toán nợ dài hạn, Kế toán vốn chủ sở hữu,

Kế toán các khoản đầu tư, Kế toán doanh thu, Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, Kế toán thay đổi chính sách kế toán và ước tính kế toán, … Khi giảng dạy Kế toán tài chính theo IFRS cần tính đến nội dung kế toán doanh nghiệp Việt Nam Có 2 phương án cho tình huống này: (1) giảng dạy và liên hệ, so sánh trong nội dung tương ứng theo IFRS; phương

án này cần cân nhắc thời lượng cho thực hiện học phần, (2) xây dựng học phần Kế toán doanh nghiệp Việt Nam trong chương trình đào tạo; phương án này cần cân nhắc sự ảnh hưởng đến tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo

Học phần Kiểm toán cần trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng kiểm toán dựa trên cơ sở dẫn liệu của đơn vị được kiểm toán đã áp dụng IFRS Những hiểu biết của kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán về IFRS ảnh hưởng đến công việc kiểm toán trong tất cả các giai đoạn kiểm toán: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán Kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị thực hiện kế toán theo IFRS đòi hỏi nhân lực kiểm toán phải am hiểu và thành thạo về IFRS, đặc biệt liên quan đến các công việc: xác định mức trọng yếu, thực hiện các thủ tục phân tích, các kỹ thuật ước tính, tính toán lại, … trước khi dự thảo báo cáo kiểm toán Trong giảng dạy học phần Kiểm toán, nên xây dựng các tình huống, các ví dụ và các bài tập thực hành liên quan đến dữ liệu của đơn vị đã áp dụng IFRS để giúp người học được cọ xát, làm quen, tiến tới thực hành thành thạo các công việc kiểm toán với cơ sở dẫn liệu của đơn vị được kiểm toán đã áp dụng IFRS

Học phần Kế toán quản trị là học phần trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thu thập, cung cấp thông tin sử dụng trong hoạch định, kiểm soát và ra quyết định cho các đối tượng bên trong doanh nghiệp Việc áp dụng IFRS có ảnh hưởng đến hệ thống kế toán quản trị, kỹ thuật và cách lập báo cáo nội bộ của doanh nghiệp, đồng thờiIFRS có tác động

Trang 20

không nhỏ tới việc ra quyết định thông qua các thông tin quản trị hữu dụng được cung cấp Việc sử dụng thông tin, trong đó có thông tin của kế toán tài chính, để tham mưu cho việc

ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp không thể không chịu ảnh hưởng của những kiến thức và kỹ năng liên quan đến IFRS Các nội dung về phân loại và xác định chi phí, phân tích điểm hoà vốn, phân tích chi phí - sản lượng - lợi nhuận, dự toán sản xuất kinh doanh, … đều liên quan đến IFRS Việc trang bị kiến thức và kỹ năng về IFRS trên góc độ cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định của nhà quản trị có ý nghĩa quan trọng trong chương trình đào tạo đại học ngành kế toán

Học phần Phân tích báo cáo tài chính trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng liên quan đến phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp dựa trên hệ thống báo cáo tài chính với các kỹ thuật phân tích chủ yếu là phân tích chuỗi thời gian và phân tích tỷ suất Phân tích báo cáo tài chính tập trung vào các nội dung: phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình và khả năng thanh toán, phân tích khả năng sinh lợi, phân tích dòng tiền, phân tích rủi ro và dự báo tài chính Học phần cần trang bị cho người học các kiến thức về hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp theo IFRS, cả về kết cấu, phương pháp lập từng loại báo cáo, cách xác định các chỉ tiêu, khoản mục và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, khoản mục phục vụ cho việc phân tích báo cáo tài chính

6 Kết luận

Việc xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo đại học ngành kế toán trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hội tụ IFRS mang lại nhiều lợi ích cho người học và cơ sở đào tạo Các trường đại học phải lập kế hoạch về tài chính, nhân lực và các điều kiện khác (hệ thống IFRS, chương trình đào tạo đại học ngành kế toán của các trường đại học có thứ hạng cao ở các nước đã có kinh nghiệm áp dụng IFRS) để triển khai xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo đại học ngành kế toán Căn cứ vào chương trình đào tạo đại học ngành kế toán đã được xây dựng, hoàn thiện, các cơ sở giáo dục đại học phân nhiệm chuẩn đầu ra cho các học phần trong chương trình đào tạo và xây dựng học liệu; cập nhật, hoàn thiện đề cương các học phần liên quan trong chương trình đào tạo Hy vọng với sự quan tâm của lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học, sự tâm huyết yêu nghề của đội ngũ giảng viên và sự say mê học tập, nghiên cứu của người học, chương trình đào tạo đại học ngành kế toán hội tụ IFRS sẽ được xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng phục vụ đào tạo nhân lực đại học kế toán, kiểm toán ở Việt Nam

Trang 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 ACCA (2017) Tài liệu Khóa đào tạo về IFRS/IAS

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học

3 Bộ Tài chính (2020) Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 phê duyệt Đề án

áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam

4 Học viện Tài chính (2021) Đề cương học phần năm 2021

5 Nguyễn Hữu Ánh và cộng sự (2020) Giáo trình Kế toán tài chính quyển 1 Nhà xuất

bản Đại học Kinh tế Quốc dân

6 Nguyễn Hữu Ánh và cộng sự (2020) Giáo trình Kế toán tài chính quyển 2 Nhà xuất

bản Đại học Kinh tế Quốc dân

7 Thủ tướng Chính phủ (2022) Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 23/5/2022 về việc phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030

8 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng (2022) Đặc tả Chương trình đào tạo ngành kế toán

9 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế (2020) Chương trình đào tạo ngành kế toán

10 Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (2022) Bản mô tả Chương trình đào tạo đại học chính quy chất lượng cao ngành kế toán

11 Trường Đại học Thương mại (2022) Chương trình đào tạo ngành kế toán

Trang 22

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN

VÀ KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

Từ khóa: chuyển đổi số, nguồn nhân lực, kế toán, kiểm toán, trí tuệ nhân tạo

Abstract

The revolution of science, technology and the development of artificial intelligence (AI) has had a strong impact on the future of the accounting and auditing profession The demand for accounting and auditing human resources in Vietnam is currently huge Improving the quality of accounting and auditing human resources is essential to ensure success when applying technology and adapting to the new working environment By updating curricula, creating a multidisciplinary learning environment, working closely with industry, and continuing support after graduation, higher education institutions can help prepare high-quality accounting and auditing human resources for the modern workplace

Keywords: digital transformation, human resources, accounting, auditing, artificial

intelligence

1 Nhu cầu nguồn nhân lực kế toán và kiểm toán ở Việt Nam

Nhu cầu nguồn nhân lực KTKT ở Việt Nam đang tăng lên do sự phát triển của nền kinh tế, yêu cầu từ pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế, cùng với sự chuyển đổi số và tăng cường

Trang 23

giá trị thêm trong quản lý tài chính Điều này tạo ra một cơ hội lớn cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này

Sự phát triển của doanh nghiệp: Với sự phát triển của nền kinh tế, cùng với sự gia nhập các hiệp định thương mại tự do như “Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Thái bình dương” (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP) và “Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam” (European Union-Vietnam Free Trade Agreement - EVFTA), nhiều doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và cần phải tăng cường hệ thống KTKT để đáp ứng yêu cầu quản lý và báo cáo tài chính

Yêu cầu từ pháp luật và quy định mới: Sự thay đổi và cập nhật của pháp luật, quy định về KTKT, báo cáo tài chính đòi hỏi các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt hơn, tăng cường hoạt động kiểm toán và báo cáo tài chính, dẫn đến việc gia tăng nhu cầu về số lượng nhân viên KTKT tại đơn vị

Tính toàn cầu hóa: Cùng với sự tích hợp kinh tế quốc tế, nhu cầu về KTKT theo tiêu chuẩn quốc tế cũng tăng lên, đặc biệt là từ các doanh nghiệp đa quốc gia hoặc doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường quốc tế

Đầu tư nước ngoài: Sự gia tăng của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng tăng cường nhu cầu về dịch vụ KTKT có chất lượng cao để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và quản lý rủi ro

Tăng cường giám sát và kiểm soát tài chính: Ngân hàng, tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý tài chính ngày càng chú trọng đến hoạt động kiểm toán và quản lý rủi ro tài chính, tạo ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực KTKT có chất lượng

Chuyển đổi số và công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng phần mềm KTKT đòi hỏi nguồn nhân lực trong lĩnh vực này phải có khả năng sử dụng công nghệ, làm việc với dữ liệu lớn, và hiểu biết về các công cụ phần mềm mới

Nhận thức về vai trò của công tác quản lý tài chính: Doanh nghiệp ngày càng nhận thức được giá trị mà KTKT mang lại trong việc tối ưu hóa quản lý tài chính, nâng cao hiệu suất hoạt động và thu hút đầu tư, tạo ra nhu cầu về nguồn nhân lực KTKT có chất lượng

Qua phân tích trên có thể thấy, nhu cầu về nguồn nhân lực KTKT ở Việt Nam đang tăng lên, đặc biệt là với những người có kiến thức và kỹ năng phù hợp với các yêu cầu mới của thị trường và công nghệ

2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực kế toán và kiểm toán ở Việt Nam

Hiện nay về cơ bản, nguồn nhân lực KTKT ở Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động (Hùng, 2022) Bên cạnh việc được đào tạo tại các cơ sở giáo

Trang 24

dục, các kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề còn tích cực học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, trang bị kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ Bên cạnh những ưu điểm trên, nguồn nhân lực KTKT cũng có những hạn chế nhất định, như:

Về kiến thức chuyên môn: Mặc dù có nhiều trường đại học và các trung tâm đào tạo KTKT, nhưng một số chương trình đào tạo vẫn chưa cập nhật đủ kiến thức và kỹ năng theo tiêu chuẩn quốc tế (Hà, 2023), từ đó có sự khác biệt lớn giữa lý thuyết và thực tế công việc, dẫn đến nhiều nhân viên mới ra trường vẫn thiếu hụt kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết

Về ý thức và đạo đức nghề nghiệp: Thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực KTKT, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngành

và cả hệ thống tài chính nói chung Điều này cho thấy vấn đề về ý thức và đạo đưc nghề nghiệp của những người hành nghề KTKT rất cần được quan tâm

Việc sở hữu các chứng chỉ chuyên ngành: Việc có một số chứng chỉ quốc tế như ACCA, CPA, hoặc CFA có thể là yếu tố quyết định trong việc tuyển dụng và thăng tiến trong ngành, nhưng số lượng nhân viên KTKT có chứng chỉ này vẫn còn hạn chế ở Việt Nam

Việc cạnh tranh với công nghệ: Sự phát triển của công nghệ và phần mềm kế toán đã tạo

ra áp lực cạnh tranh đối với nhân lực truyền thống Người làm công việc KTKT cần phải liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để cạnh tranh với sự phát triển của công nghệ

Nhu cầu về nhân lực kế toán ngày càng tăng tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực kế toán hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn (Nga & Hằng, 2020) Với những hạn chế trên, có thể thấy, mặc dù ngành KTKT ở Việt Nam đang phát triển, nhưng vẫn cần có những cải tiến trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng được nhu cầu của thị trường và tiêu chuẩn quốc tế

3 Tác động của trí tuệ nhân tạo đối với lĩnh vực kế toán và kiểm toán

3.1 Tác động tích cực

AI đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực KTKT, mang lại nhiều lợi ích đáng

kể cho các tổ chức và cá nhân hoạt động trong ngành này Những tác động tích cực của AI đối với lĩnh vực KTKT có thể được phân tích như sau:

Tăng cường hiệu suất và giảm chi phí: AI có thể tự động hóa nhiều công việc KTKT, giúp giảm thiểu thời gian và công sức mà con người phải bỏ ra cho các công việc đơn điệu

và lặp lại Điều này không chỉ tăng cường hiệu suất mà còn giảm chi phí vận hành cho các

tổ chức

Phân tích dữ liệu mạnh mẽ: AI có khả năng phân tích và xử lý lượng lớn dữ liệu tài

Trang 25

chính một cách nhanh chóng và chính xác Điều này giúp các chuyên gia KTKT phát hiện

ra các mẫu và xu hướng trong dữ liệu, từ đó đưa ra dự báo và quyết định chiến lược hiệu quả hơn

Phát hiện gian lận và sai sót: AI có thể được sử dụng để phát hiện ra các dấu hiệu của gian lận và sai sót trong dữ liệu tài chính một cách tự động và hiệu quả hơn Điều này giúp tăng cường tính minh bạch và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính và quản lý rủi ro

Hỗ trợ ra quyết định: AI cung cấp thông tin phân tích và dự báo dựa trên dữ liệu cho các nhà quản lý và nhà kế toán, giúp họ ra quyết định thông minh hơn về chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính, và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động kinh doanh

Tự động hóa quá trình kiểm toán: AI có thể được sử dụng để tự động hóa quá trình kiểm toán, từ việc thu thập và phân tích dữ liệu cho đến việc tạo ra báo cáo kiểm toán Điều này giúp tăng cường hiệu quả và chính xác trong quá trình kiểm toán và giảm thiểu nguy

cơ sai sót

Tăng cường quản lý rủi ro: AI có thể được sử dụng để phân tích rủi ro tài chính và đề xuất các biện pháp kiểm soát và quản lý rủi ro phù hợp Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ

và tác động tiêu cực của các biến động tài chính đối với tổ chức

Do đó, tác động của AI đối với lĩnh vực KTKT là rất tích cực, mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường hiệu suất, đáng tin cậy và minh bạch trong quản lý tài chính và kiểm soát nội bộ của các tổ chức Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến các thách thức và rủi ro có thể phát sinh trong quá trình triển khai và sử dụng công nghệ AI trong lĩnh vực này

Cạnh tranh từ công nghệ tự động hóa: Sự tự động hóa nhiều công việc trong lĩnh vực KTKT có thể gây ra lo ngại về việc mất việc làm cho một số người Các công nghệ như tự động hóa quy trình dựa trên máy tính (Robotic Process Automation - RPA) và AI có thể thay thế một phần công việc truyền thống, làm cho người làm KTKT phải tìm cách thích nghi và cải thiện kỹ năng để giữ vững vị trí của mình

Bảo mật và quyền riêng tư: Sự chuyển đổi số cũng đi kèm với nhiều rủi ro bảo mật

và quyền riêng tư Các dữ liệu tài chính và thông tin quan trọng phải được bảo vệ một cách

Trang 26

an toàn và tuân thủ các quy định pháp lý về quyền riêng tư Điều này đặt ra thách thức đối với người làm KTKT trong việc đảm bảo tính bảo mật và tuân thủ pháp luật cho các dữ liệu

mà họ xử lý

Tăng cường kiến thức về công nghệ: Để thích nghi với sự chuyển đổi số, người làm KTKT cần phải có kiến thức sâu rộng về công nghệ Điều này đòi hỏi họ phải dành thời gian và nỗ lực

để học hỏi về công nghệ mới và hiểu rõ cách sử dụng chúng trong công việc của mình

Thay đổi trong vai trò và phong cách làm việc: Sự chuyển đổi số có thể yêu cầu thay đổi trong vai trò và phong cách làm việc của người làm KTKT Họ cần phải trở thành người lãnh đạo trong việc áp dụng công nghệ mới và thúc đẩy sự thay đổi trong tổ chức của họ Như vậy, trong bối cảnh chuyển đổi số, nguồn nhân lực KTKT phải đối diện với rất nhiều thách thức, nhưng cũng mang lại cho họ nhiều cơ hội phát triển và tiến bộ Để vượt qua những thách thức này, họ cần phải linh hoạt, sẵn sàng học hỏi và thích nghi với những thay đổi công nghệ và tổ chức

4 Giải pháp

Trong bối cảnh chuyển đổi số, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KTKT là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công trong áp dụng công nghệ và thích nghi với môi trường làm việc mới Dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này:

Đào tạo và phát triển kỹ năng mới: Cung cấp các chương trình đào tạo và huấn luyện

để giúp nhân viên KTKT hiểu rõ về công nghệ mới, như AI, machine learning, blockchain,

và phân tích dữ liệu Đồng thời, cung cấp cơ hội cho họ để phát triển và áp dụng những kỹ năng này trong công việc hàng ngày

Khuyến khích sáng tạo và tư duy linh hoạt: Thúc đẩy môi trường làm việc sáng tạo

và tư duy linh hoạt, khuyến khích nhân viên KTKT đề xuất các giải pháp mới và cách tiếp cận mới để tận dụng công nghệ và cải thiện quy trình làm việc

Tạo ra môi trường học tập liên tục: Khuyến khích việc học tập liên tục và tự phát triển bản thân trong môi trường làm việc Cung cấp các nguồn lực và công cụ để nhân viên có thể tiếp tục học hỏi và cập nhật kiến thức về công nghệ mới và xu hướng trong ngành

Xây dựng văn hóa công ty ủng hộ sự thay đổi: Tạo ra một văn hóa tự tin và ủng

hộ sự thay đổi trong công ty, khuyến khích sự sẵn lòng thích nghi và học hỏi mới Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động viên nhân viên tham gia vào quá trình chuyển đổi số

Thúc đẩy hợp tác và giao tiếp: Tăng cường giao tiếp và hợp tác giữa các bộ phận

Trang 27

trong công ty, đặc biệt là giữa KTKT và các bộ phận công nghệ thông tin Sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận giúp đẩy nhanh quá trình triển khai công nghệ mới và đảm bảo sự hiệu quả trong việc sử dụng công nghệ

Tạo ra cơ hội thăng tiến: Tạo ra cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp cho nhân viên KTKT có kỹ năng về công nghệ và sẵn lòng học hỏi Điều này giúp giữ chân và thu hút nhân tài có khả năng trong lĩnh vực KTKT

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KTKT trong bối cảnh chuyển đổi số đòi hỏi sự đầu tư và cam kết từ các tổ chức Bằng cách tạo ra một môi trường làm việc hỗ trợ

sự học hỏi và phát triển, các tổ chức có thể đảm bảo rằng nhân viên của họ sẽ có khả năng thích nghi và thành công trong môi trường làm việc mới Tuy nhiên, trong số các giải pháp nói trên, giải pháp liên quan đến giáo dục và đào tạo vẫn giải pháp căn cơ, gốc rễ Phần tiếp theo, bài viết trình bày các kiến nghị đối với cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KTKT

5 Kiến nghị đối với các cơ sở giáo dục

Trong bối cảnh chuyển đổi số, cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KTKT Dưới đây là một số kiến nghị đối với cơ

sở giáo dục đại học nhằm trang bị cho người học đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ, đáp ứng nhu cầu công việc trong lĩnh vực KTKT

5.1 Cập nhật chương trình đào tạo:

Cơ sở giáo dục cần cập nhật chương trình đào tạo để phản ánh các xu hướng và công nghệ mới trong lĩnh vực KTKT, bao gồm AI, machine learning, blockchain, và phân tích

dữ liệu Sinh viên cần được trang bị kiến thức và kỹ năng mới này để có thể thích nghi và thành công trong môi trường làm việc mới Các môn học mà các trường đại học có thể bổ sung vào chương trình đào tạo, bao gồm:

Trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning: Môn học này giúp sinh viên hiểu về các

khái niệm cơ bản của AI và machine learning và cách áp dụng chúng trong lĩnh vực KTKT, bao gồm tự động hóa công việc, dự báo tài chính, và phát hiện gian lận

Blockchain và tiền điện tử: Môn học này cung cấp kiến thức về công nghệ blockchain

và cách nó ảnh hưởng đến lĩnh vực KTKT, bao gồm quản lý tài chính và kiểm soát nội bộ, xác thực giao dịch, và phát hiện gian lận

Phân tích dữ liệu và khai phá dữ liệu: Môn học này giúp sinh viên hiểu về các công

cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu để tạo ra thông tin có ích từ dữ liệu tài chính, bao gồm phân tích dữ liệu tài chính, dự báo tài chính, và phát hiện xu hướng

Trang 28

Quản lý dự án và quy trình kỹ thuật số: Môn học này giúp sinh viên hiểu về cách

quản lý dự án và quy trình kỹ thuật số trong lĩnh vực KTKT, bao gồm sử dụng công nghệ

để tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng cường hiệu suất

Bảo mật thông tin và quyền riêng tư: Môn học này giúp sinh viên hiểu về các nguy

cơ bảo mật thông tin và quyền riêng tư trong lĩnh vực KTKT và cách áp dụng các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu tài chính và thông tin quan trọng

Bằng cách bổ sung các môn học này vào chương trình đào tạo, các trường đại học có thể đảm bảo rằng sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích nghi và thành công trong môi trường làm việc đang chuyển đổi nhanh chóng và phát triển

5.2 Tăng cường thực hành và áp dụng:

Cơ sở giáo dục cần đảm bảo rằng sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức của họ trong môi trường thực tế thông qua các dự án, thực tập, tọa đàm chuyên môn và các hoạt động thực hành, kiến tập Việc này giúp họ phát triển kỹ năng thực tế và hiểu rõ hơn về cách áp dụng kiến thức trong công việc thực tế

Cơ sở giáo dục đại học có thể hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và tổ chức trong ngành để đảm bảo rằng chương trình đào tạo phản ánh nhu cầu thực tế của thị trường lao động Việc này giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với những dự án thực tế và có thể học hỏi

từ kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia

5.3 Tạo ra môi trường học tập đa ngành:

Cơ sở giáo dục cần tăng cương sự hợp tác giữa các khoa và ngành khác nhau trong trường đại học, như kết nối với khoa hệ thống thông tin, khoa khoa học dữ liệu,… Điều này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách công nghệ và KTKT có thể tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong môi trường làm việc

5.4 Tiếp tục hỗ trợ học tập sau tốt nghiệp:

Cơ sở giáo dục cần cung cấp các chương trình học tập liên tục và phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp để giúp sinh viên tiếp tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới trong suốt sự nghiệp của họ

6 Kết luận:

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KTKT là rất có ý nghĩa, nhằm đảm bảo sự thành công trong áp dụng công nghệ và thích nghi với môi trường làm việc mới Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KTKT

Trang 29

Bằng cách cập nhật chương trình đào tạo, tạo ra môi trường học tập đa ngành và hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, tiếp tục hỗ trợ sau tốt nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có thể giúp chuẩn bị nguồn nhân lực KTKT có chất lượng cao cho môi trường làm việc hiện đại

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đinh, T Hùng (2022) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán đáp

ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế Kiểm toán

2 Nguyễn, T Nga & Trương, T Hằng (2020) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực kế toán

chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập cách mạng 4.0 Nghiên cứu và đào tạo Kế toán,

kiểm toán Nhà xuất bản Lao động - xã hội

3 Trần, N Hà (2023) Phát triển nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán phục vụ giai đoạn

phát triển mới Tài chính

Trang 30

ỨNG DỤNG KHOA HỌC DỮ LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG

KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Từ khóa: khoa học dữ liệu, ứng dụng, kế toán

Abstract

In the current era of rapidly developing information technology, data science is becoming an important tool in many fields, including the field of accounting In Vietnam, the development of data science has begun to be widely used in accounting activities, to optimize accounting processes and increase the accuracy and transparency of accounting data This article will analyze the current situation and propose solutions to enhance the application of data science in accounting activities in Vietnam today

Keywords: data science, applications, accounting

1 Giới thiệu

Khoa học dữ liệu (Data Science) là một lĩnh vực học thuật liên ngành, kết hợp các nguyên lý, phương pháp và kỹ thuật từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm khai thác tri thức và thông tin hữu ích từ các tập dữ liệu lớn, phức tạp và đa dạng Trước hết, có thể hiểu rằng khoa học dữ liệu không phải là một lĩnh vực mới, mà là sự kết hợp và phát triển của nhiều

Trang 31

lĩnh vực truyền thống như toán học, thống kê, khoa học máy tính, học máy (machine learning), khai phá dữ liệu (data mining), kho dữ liệu (data warehousing), minh họa dữ liệu (data visualization) và nhiều lĩnh vực khác Khoa học dữ liệu kế thừa và phát triển các nguyên lý, phương pháp từ các lĩnh vực này để giải quyết những vấn đề liên quan đến thu thập, quản lý, phân tích và trích xuất thông tin hữu ích từ dữ liệu lớn và phức tạp Theo định nghĩa của Tổ chức Khoa học Dữ liệu Quốc tế (INSDIS), khoa học dữ liệu là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành về các nguyên lý, lý thuyết, phương pháp, công nghệ và ứng dụng của việc phân tích dữ liệu lớn và phức tạp Điều này cho thấy khoa học dữ liệu không chỉ tập trung vào các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu, mà còn bao gồm cả các khía cạnh lý thuyết, nguyên lý và ứng dụng thực tế Theo quan điểm của Viện Nghiên cứu Dữ liệu của Đại học California Berkeley: Khoa học dữ liệu là sự kết hợp của các lĩnh vực học như thống kê, học máy, khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực khác để hiểu và phân tích các hiện tượng thực tế thông qua dữ liệu Định nghĩa này nhấn mạnh tính liên ngành của khoa học dữ liệu và mục tiêu cuối cùng là hiểu và phân tích các hiện tượng thực

tế thông qua dữ liệu Hiểu một cách đơn giản, khoa học dữ liệu tập trung vào việc khai thác thông tin và tri thức có giá trị từ các tập dữ liệu lớn, phức tạp và đa dạng Các nhà khoa học

dữ liệu sử dụng các phương pháp và kỹ thuật từ nhiều lĩnh vực khác nhau để thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích và trình bày dữ liệu một cách hiệu quả, nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định và giải quyết các vấn đề trong thực tế

Quá trình khai thác tri thức từ dữ liệu trong khoa học dữ liệu bao gồm nhiều bước bao gồm:

- Thu thập và tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau

- Làm sạch, chuẩn hóa và tiền xử lý dữ liệu

- Khám phá dữ liệu, phát hiện mẫu và quan hệ

- Xây dựng mô hình phân tích và dự đoán

- Trực quan hóa và trình bày kết quả phân tích

- Triển khai và áp dụng các mô hình phân tích vào thực tế

Với khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn, phân tích và dự đoán chính xác, khoa học

dữ liệu đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, y tế, giao thông vận tải, thương mại điện tử, quản lý chuỗi cung ứng và nhiều lĩnh vực khác Khoa học dữ liệu giúp các tổ chức khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên dữ liệu của mình,

hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện nay

Như vậy có thể thấy khoa học dữ liệu là một lĩnh vực liên ngành, kết hợp các nguyên

lý và kỹ thuật từ nhiều lĩnh vực khác nhau để khai thác tri thức và thông tin hữu ích từ các tập dữ liệu lớn và phức tạp Với vai trò ngày càng quan trọng trong kỷ nguyên dữ liệu hiện

Trang 32

nay, khoa học dữ liệu đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức

2 Ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động kế toán tại Việt Nam

2.1 Về sự phát triển của khoa học dữ liệu tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, khoa học dữ liệu đã có sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam Theo một khảo sát của Tổ chức Giáo dục & Khoa học Công nghệ thuộc Liên Hiệp Quốc (UNESCO) năm 2021, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về số lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, với khoảng 12.000 chuyên gia Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của thị trường

Ngày càng có nhiều trường đại học và cơ sở đào tạo đã đưa khoa học dữ liệu vào chương trình đào tạo, cả ở bậc đại học và sau đại học Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022, có khoảng 30 trường đại học trên cả nước đào tạo các chuyên ngành liên quan đến khoa học dữ liệu Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên hầu hết vẫn là các doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ số Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (VINASA) năm 2022, có khoảng 25% doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam đang ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2 Về lĩnh vực ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán tại Việt Nam

Ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động kế toán đang dần trở thành xu thế tất yếu tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ Với khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn, phân tích và dự đoán chính xác, khoa học dữ liệu mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành kế toán, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện quá trình ra quyết định kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Một số lĩnh vực ứng dụng tiêu biểu của khoa học dữ liệu trong hoạt động

kế toán tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

Phân tích dữ liệu tài chính và báo cáo kế toán:

Một trong những ứng dụng quan trọng của khoa học dữ liệu trong kế toán là phân tích dữ liệu tài chính và báo cáo kế toán Các kỹ thuật phân tích dữ liệu, học máy và trực quan hóa dữ liệu giúp các doanh nghiệp khai thác sâu hơn các báo cáo tài chính, phát hiện

xu hướng, mẫu và quan hệ tiềm ẩn trong dữ liệu, từ đó hỗ trợ quá trình ra quyết định và hoạch định chiến lược kinh doanh

Dự báo doanh thu, chi phí và lợi nhuận:

Trang 33

Khoa học dữ liệu cũng được ứng dụng trong việc dự báo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp Các mô hình dự báo dựa trên dữ liệu lịch sử kinh doanh, thông tin thị trường và các yếu tố môi trường kinh doanh khác giúp các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình kinh doanh trong tương lai, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp

về chiến lược kinh doanh, quản lý chi phí và nguồn lực Một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng tại Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng các mô hình dự báo dựa trên

dữ liệu lịch sử kinh doanh và các yếu tố môi trường như điều kiện thời tiết, xu hướng thị hiếu người tiêu dùng,

Phân tích rủi ro và quản lý rủi ro:

Phân tích và quản lý rủi ro là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kế toán và kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Các kỹ thuật khoa học dữ liệu như học máy, khai phá

dữ liệu, phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics) giúp các doanh nghiệp nhận diện và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn một cách chính xác và kịp thời hơn, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro phù hợp

Phát hiện gian lận và bất cập trong hệ thống kế toán:

Ứng dụng học máy và khai phá dữ liệu giúp phát hiện các giao dịch đáng ngờ, có khả năng gian lận hoặc bất cập trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Các mô hình phân tích dựa trên dữ liệu lịch sử giao dịch, hành vi của nhân viên và khách hàng sẽ cảnh báo các giao dịch bất thường, từ đó giúp doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại

Tự động hóa quy trình kế toán và kiểm soát nội bộ:

Các công cụ phân tích dữ liệu và học máy cũng được ứng dụng để tự động hóa một

số quy trình kế toán và kiểm soát nội bộ, giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực và nâng cao độ chính xác Các quy trình như ghi nhận và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế, đối chiếu số liệu, kiểm tra tuân thủ các quy định, phân loại và lập báo cáo, có thể được tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn dựa trên các mô hình phân tích dữ liệu

Như vậy có thể thấy ứng dụng khoa học dữ liệu trong lĩnh vực kế toán đã có những dấu hiệu khởi đầu tích cực Tuy nhiên, nhìn chung, mức độ ứng dụng vẫn còn khá hạn chế

và chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp lớn, có nguồn lực về công nghệ và nhân lực

3 Những khó khăn, thách thức khi triển khai ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động kế toán ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù việc ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động kế toán đang dần trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức cần vượt qua Trong

Trang 34

quá trình triển khai ứng dụng khoa học dữ liệu cho hoạt động kế toán, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải những khó khăn sau đây:

Thứ nhất, thiếu nhân lực có kỹ năng phân tích dữ liệu chuyên sâu

Một trong những rào cản lớn nhất đối với việc ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán tại Việt Nam là thiếu hụt nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng phân tích dữ liệu chuyên nghiệp Đa số các nhân viên kế toán tại Việt Nam hiện nay vẫn chỉ được đào tạo về kiến thức kế toán truyền thống, chưa được trang bị các kỹ năng về khoa học dữ liệu như thống kê, lập trình, học máy và phân tích dữ liệu nâng cao Những nhân viên này gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen và vận hành các công cụ, mô hình phân tích dữ liệu tiên tiến

Họ cũng chưa có khả năng khai thác sâu dữ liệu để rút ra những thông tin, xu hướng hữu ích cho hoạt động kinh doanh và ra quyết định Mặc dù các trường đại học tại Việt Nam đã bắt đầu tích hợp khoa học dữ liệu vào chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp Việc đào tạo lại đội ngũ nhân viên kế toán hiện tại cũng là một thách thức lớn do phải tốn nhiều thời gian và chi phí

Thứ hai, chất lượng dữ liệu chưa đáp ứng yêu cầu

Chất lượng dữ liệu là một yếu tố quyết định đến hiệu quả của các mô hình, công cụ phân tích dữ liệu Tuy nhiên, thực tế tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng dữ liệu

kế toán vẫn chưa đạt yêu cầu để có thể ứng dụng các giải pháp khoa học dữ liệu một cách triệt để Các vấn đề phổ biến về chất lượng dữ liệu bao gồm: dữ liệu không chính xác, không nhất quán; dữ liệu bị thiếu hoặc trùng lặp; định dạng dữ liệu không đồng nhất; không có dữ liệu mô tả đầy đủ (metadata) Những vấn đề này khiến cho việc tích hợp, làm sạch và khai thác dữ liệu trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chất lượng dữ liệu kém là do các hệ thống quản lý dữ liệu và quy trình nhập liệu của doanh nghiệp còn yếu kém, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ Nhiều

dữ liệu quan trọng vẫn được nhập và lưu trữ thủ công trên giấy tờ hoặc file Excel riêng

lẻ, dễ dẫn đến sai sót và mất dữ liệu

Thứ ba, chi phí đầu tư ban đầu cao

Việc ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư một khoản chi phí ban đầu khá lớn, điều này khiến nhiều doanh nghiệp e ngại, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chi phí đầu tư bao gồm chi phí xây dựng hạ tầng công nghệ như hệ thống lưu trữ dữ liệu, nền tảng phân tích dữ liệu; chi phí mua các công cụ, phần mềm phân tích dữ liệu chuyên dụng; chi phí đào tạo, tuyển dụng nhân lực phân tích dữ liệu;

và chi phí triển khai, vận hành ban đầu Đối với nhiều doanh nghiệp, khoản đầu tư này có thể lên đến hàng tỷ đồng, trong khi lợi ích mà khoa học dữ liệu mang lại chưa rõ ràng và khó đánh giá ngay được hiệu quả đầu tư Điều này khiến họ đôi khi còn phải cân nhắc và thận trọng trong việc quyết định đầu tư ứng dụng khoa học dữ liệu vào hoạt động kế toán

Trang 35

Thứ tư, thách thức trong việc tuân thủ pháp lý về quản lý và bảo mật dữ liệu

Khoa học dữ liệu đòi hỏi phải có sự chia sẻ, tích hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả dữ liệu nhạy cảm về khách hàng, giao dịch tài chính Điều này đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý về quản lý, bảo mật và bảo vệ dữ liệu Tại Việt Nam, các quy định pháp lý liên quan đến quản lý, xử

lý và bảo mật dữ liệu vẫn chưa hoàn thiện và còn nhiều lỗ hổng Luật An toàn thông tin mạng mới chỉ ban hành năm 2018 và chưa đề cập đến vấn đề quản lý dữ liệu trong bối cảnh phát triển của khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong cùng một doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp khác nhau để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và phân tích dữ liệu Tình trạng thiếu vắng các quy định chuẩn mực khiến các doanh nghiệp e ngại trong việc khai thác, tích hợp và chia sẻ dữ liệu, lo ngại vi phạm các quy định về bảo mật hoặc xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng, đối tác

Thứ năm, thiếu hệ thống quản trị dữ liệu tập trung

Liên quan đến vấn đề chất lượng dữ liệu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tích hợp, quản lý và khai thác dữ liệu từ nhiều hệ thống khác nhau do thiếu một hệ thống quản trị dữ liệu tập trung và đồng bộ Dữ liệu kế toán, tài chính thường được lưu trữ trên các hệ thống nghiệp vụ riêng biệt như phần mềm kế toán, ERP, CRM mà chưa

có sự liên kết và tích hợp dữ liệu Ngoài ra, nhiều dữ liệu quan trọng vẫn được lưu trữ trên các file Excel, giấy tờ riêng lẻ khiến việc truy xuất, tích hợp và khai thác dữ liệu trở nên rất khó khăn Việc thiếu một hệ thống quản trị dữ liệu tập trung, chuẩn hóa dữ liệu từ nhiều nguồn khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt toàn cảnh, phân tích

và khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu của mình Điều này ảnh hưởng đáng kể đến việc ứng dụng khoa học dữ liệu vào hoạt động kế toán

Thứ sáu, nhận thức và cam kết chưa cao từ lãnh đạo

Một trong những trở ngại lớn khác đối với việc ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán là nhận thức và cam kết chưa cao từ phía lãnh đạo doanh nghiệp Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của khoa học dữ liệu và chuyển đổi số đối với hoạt động kinh doanh Họ chưa tin tưởng hoặc chưa thực sự cam kết

để đầu tư đúng mức cho việc ứng dụng công nghệ mới này Việc đầu tư ứng dụng khoa học

dữ liệu đòi hỏi phải có cam kết mạnh mẽ từ lãnh đạo cấp cao để dành nguồn lực về nhân

sự, tài chính và thay đổi quy trình hoạt động Nhiều doanh nghiệp thường chỉ đầu tư lưng chừng, chưa triệt để dẫn đến hiệu quả thấp hơn so với kỳ vọng Sự chần chừ, thiếu quyết tâm từ lãnh đạo cũng là một nguyên nhân khiến nhiều dự án ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán bị đình trệ hoặc gián đoạn Điều này càng làm tăng thêm sự e dè từ phía doanh nghiệp về hiệu quả của việc đầu tư vào khoa học dữ liệu

Trang 36

Thứ bảy, khó khăn trong quản lý thay đổi và làm quen với cách làm việc mới

Việc ứng dụng khoa học dữ liệu vào hoạt động kế toán đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn trong quy trình làm việc và cách thức vận hành của doanh nghiệp Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản lý quá trình thay đổi này Đội ngũ nhân viên

kế toán thường đã quen với phương pháp làm việc truyền thống, nên việc chuyển sang sử dụng các công cụ, mô hình phân tích dữ liệu tiên tiến là một thách thức lớn Họ gặp khó khăn trong việc làm quen với giao diện và cách thức vận hành mới, đồng thời cũng có tâm

lý e ngại thay đổi Do đó, các doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều nỗ lực hơn vào đào tạo, hướng dẫn để giúp nhân viên nắm vững quy trình và công nghệ mới Quá trình chuyển đổi cần phải được quản lý và triển khai từng bước, có sự hỗ trợ liên tục để nhân viên dần làm quen và hình thành thói quen làm việc hiệu quả hơn với khoa học dữ liệu

Thứ tám, hội nhập và tích hợp dữ liệu khó khăn

Một thách thức nữa mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải trong việc ứng dụng khoa học dữ liệu cho kế toán là khó khăn trong việc hội nhập và tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau Dữ liệu kế toán, tài chính thường được lưu trữ trên nhiều hệ thống khác nhau như phần mềm kế toán, ERP, CRM, các file Excel riêng lẻ Mỗi hệ thống này có cấu trúc dữ liệu, định dạng khác nhau khiến việc kết nối, tích hợp dữ liệu trở nên cực kỳ phức tạp Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc thu thập, truy xuất dữ liệu từ các đối tác, nhà cung cấp do sự khác biệt về công nghệ và cấu trúc dữ liệu Điều này khiến cho quá trình hội nhập để xây dựng các kho dữ liệu thống nhất gặp nhiều trở ngại Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách xây dựng hệ thống chuẩn hóa, ETL (Extract, Transform, Load) dữ liệu hoặc sử dụng các nền tảng Data Lake

4 Giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động kế toán ở Việt Nam hiện nay

Ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động kế toán đang dần trở thành xu hướng tất yếu tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, song chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua bằng các giải pháp phù hợp Dưới đây là một số giải pháp then chốt nhằm thúc đẩy và tăng cường ứng dụng khoa học dữ liệu trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam hiện nay:

Thứ nhất, đầu tư phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp về phân tích dữ liệu

Nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng về khoa học dữ liệu là yếu tố then chốt để triển khai thành công các dự án ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán Do đó, cần phải

có những đầu tư phù hợp để phát triển lực lượng nhân lực này Trước hết, các trường đại học và cơ sở đào tạo tại Việt Nam cần nâng cao chất lượng đào tạo về phân tích dữ liệu cho

Trang 37

sinh viên ngành kế toán, kiểm toán Ngoài những kiến thức kế toán truyền thống, sinh viên cần được trang bị các kiến thức về lập trình, phân tích thống kê, học máy, trực quan hóa dữ liệu và các kỹ năng liên quan đến khoa học dữ liệu Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực hiện có, giúp họ nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu một cách bài bản và chuyên nghiệp Các khóa đào tạo có thể kết hợp cả lý thuyết và thực hành, giúp nhân viên vận dụng ngay các kiến thức và công cụ phân tích vào công việc Đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp về phân tích dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích của khoa học dữ liệu trong lĩnh vực kế toán, từ tự động hóa quy trình, phân tích báo cáo, quản trị rủi ro đến hỗ trợ các quyết định kinh doanh quan trọng

Thứ hai, xây dựng hệ thống quản trị dữ liệu tập trung và chuẩn hóa

Để khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu phục vụ cho việc phân tích và ứng dụng khoa học

dữ liệu trong kế toán, các doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống quản trị dữ liệu tập trung, chuẩn hóa dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau Hệ thống này có thể là một Data Warehouse hoặc Data Lake, cho phép tích hợp, lưu trữ dữ liệu từ các hệ thống khác nhau như phần mềm kế toán, ERP, CRM, dữ liệu từ đối tác, nhà cung cấp Bên cạnh đó, cũng cần có các quy trình và công nghệ ETL (Extract, Transform, Load) để làm sạch, chuẩn hóa và tải dữ liệu lên hệ thống trung tâm này Việc xây dựng hệ thống quản trị dữ liệu sẽ giúp giải quyết vấn đề phân tán, thiếu tính nhất quán của dữ liệu hiện nay, tạo ra một nguồn dữ liệu đồng nhất, toàn vẹn và chất lượng cao để phục vụ cho các hoạt động phân tích và ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán

Thứ ba, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong quản lý dữ liệu

Để nâng cao chất lượng dữ liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng khoa học dữ liệu, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, xử lý dữ liệu Trước hết, doanh nghiệp cần từng bước số hóa tất cả các tài liệu, chứng từ kế toán, tránh tình trạng phải nhập dữ liệu thủ công từ giấy tờ vào hệ thống Kế toán điện tử, hóa đơn điện tử cần được ứng dụng để tạo ra dữ liệu số ngay từ đầu, giảm thiểu nguy cơ sai sót Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần nâng cấp và tích hợp các hệ thống phần mềm quản lý như ERP, CRM để đảm bảo dữ liệu được tập trung, cập nhật và lưu trữ đầy đủ trên những hệ thống này Đồng thời cũng cần xây dựng các quy trình kiểm soát chặt chẽ để dữ liệu được nhập vào hệ thống một cách chính xác Chuyển đổi số

và ứng dụng công nghệ sẽ giúp nâng cao chất lượng dữ liệu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc ứng dụng các công cụ, mô hình khoa học dữ liệu trong hoạt động kế toán của doanh nghiệp

Thứ tư, hợp tác với các tổ chức chuyên nghiệp về khoa học dữ liệu

Để rút ngắn thời gian và tận dụng kinh nghiệm triển khai từ các chuyên gia, các doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp hợp tác với các tổ chức, công ty chuyên cung

Trang 38

cấp giải pháp về phân tích và khoa học dữ liệu Các tổ chức này không chỉ có đội ngũ chuyên gia phân tích dữ liệu giàu kinh nghiệm, mà còn sở hữu các nền tảng, công nghệ phân tích dữ liệu hiện đại như Machine Learning, AI, Big Data Họ có thể tư vấn, thiết

kế và triển khai các giải pháp phân tích dữ liệu, ứng dụng khoa học dữ liệu một cách chuyên nghiệp cho từng doanh nghiệp Mô hình hợp tác này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn với công nghệ cao, đồng thời tiết kiệm được chi phí và thời gian đào tạo nhân lực nội bộ hay xây dựng hạ tầng phân tích Đặc biệt, với kinh nghiệm triển khai tại nhiều doanh nghiệp khác, họ có thể mang lại những giải pháp hiệu quả hơn cho ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán

Thứ năm, xây dựng chiến lược và quy trình cụ thể

Để đảm bảo quá trình triển khai ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán diễn ra thành công, doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược và quy trình thực hiện một cách cụ thể và rõ ràng Chiến lược ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán cần được xác định rõ ràng về mục tiêu, phạm vi, lộ trình triển khai, đầu tư nguồn lực và cách thức vận hành Ngoài ra, cũng cần có các hướng dẫn, tiêu chuẩn về thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu phục

vụ cho các hoạt động phân tích Các quy trình triển khai ứng dụng khoa học dữ liệu cho từng chức năng kế toán như quản lý rủi ro, phân tích báo cáo, dự báo tài chính cần được xác định và tuân thủ một cách nghiêm ngặt Điều này giúp đảm bảo tính nhất quán, hiệu quả của quá trình ứng dụng khoa học dữ liệu, tránh sự dàn trải và lãng phí nguồn lực Ngoài

ra, doanh nghiệp cũng cần có các chính sách rõ ràng trong việc quản lý, sử dụng, bảo mật

dữ liệu và tuân thủ các quy định pháp lý liên quan Điều này sẽ giúp quá trình ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán diễn ra thông suốt, hiệu quả và an toàn hơn

Thứ sáu, đảm bảo sự cam kết từ lãnh đạo cấp cao

Sự cam kết và quyết tâm của lãnh đạo cấp cao là một trong những yếu tố quyết định

sự thành công của việc ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động kế toán tại doanh nghiệp Lãnh đạo cấp cao cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán, từ đó chỉ đạo và cam kết đầu tư đúng mức các nguồn lực cần thiết bao gồm nhân lực, tài chính, công nghệ và nguồn lực khác Đồng thời, lãnh đạo doanh nghiệp cần chủ trì các hoạt động quản lý thay đổi, vạch ra tầm nhìn và cam kết lâu dài trong việc triển khai ứng dụng khoa học dữ liệu cho kế toán Họ phải luôn theo dõi, giám sát quá trình triển khai và có những điều chỉnh kịp thời để đạt được mục tiêu đề ra Sự cam kết của lãnh đạo thể hiện qua việc phân bổ nguồn lực đầy đủ, tạo môi trường làm việc phù hợp và khuyến khích sự thay đổi Điều này sẽ tạo động lực lớn và niềm tin cho các nhân viên trong quá trình chuyển đổi sang ứng dụng khoa học dữ liệu

Thứ bảy, hợp tác và chia sẻ dữ liệu với đối tác

Để khai thác tối đa lợi ích và tiềm năng của khoa học dữ liệu trong kế toán, các doanh

Trang 39

nghiệp cần mở rộng hợp tác và chia sẻ dữ liệu với các đối tác kinh doanh như nhà cung cấp, đối tác bán hàng, ngân hàng Việc hợp tác và chia sẻ dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp có được nguồn dữ liệu phong phú hơn, đa dạng hơn để phục vụ cho hoạt động phân tích và ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán Đồng thời, cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể

so sánh, đối chiếu dữ liệu để đảm bảo tính chính xác, toàn vẹn của thông tin Tuy nhiên, để hợp tác chia sẻ dữ liệu diễn ra hiệu quả và an toàn thì cần phải có một nền tảng công nghệ phù hợp, đồng thời có các chuẩn mực và quy định về chia sẻ, quản lý dữ liệu giữa các bên liên quan Hợp tác và chia sẻ dữ liệu không chỉ giới hạn với các đối tác kinh doanh, mà có thể mở rộng đến việc chia sẻ các mô hình, công cụ phân tích dữ liệu giữa các doanh nghiệp cùng ngành, từ đó nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí đầu tư Ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động kế toán là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số Việc ứng dụng khoa học dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện độ chính xác và hỗ trợ ra quyết định Để thúc đẩy ứng dụng khoa học dữ liệu trong ngành kế toán, cần có sự phối hợp của các bên liên quan, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo

5 Kết luận

Ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động kế toán tại Việt Nam hiện nay đang trở thành một xu hướng tất yếu Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và kỹ thuật số, khối lượng dữ liệu ngày càng tăng lên đòi hỏi các kỹ năng xử lý và phân tích dữ liệu hiệu quả Khoa học dữ liệu cung cấp những công cụ và phương pháp tiên tiến để khai thác các thông tin hữu ích từ dữ liệu, giúp đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn Trong lĩnh vực kế toán, ứng dụng khoa học dữ liệu mang lại nhiều lợi ích đáng kể Trước hết, nó giúp tối ưu hóa quá trình ghi chép, lưu trữ và xử lý dữ liệu kế toán Các thuật toán máy học và trí tuệ nhân tạo có thể tự động hóa nhiều công việc lặp đi lặp lại, giảm thiểu khả năng xảy ra sai sót do yếu tố con người Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả và độ chính xác của công việc kế toán mà còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể Bên cạnh đó, khoa học dữ liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong phân tích tài chính và dự báo Với khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn và áp dụng các mô hình phân tích phức tạp, các nhà kế toán có thể nhận diện xu hướng, mô hình và cơ hội kinh doanh mới dễ dàng hơn Điều này giúp họ đưa ra các báo cáo và đánh giá chính xác hơn, hỗ trợ ban lãnh đạo ra quyết định chiến lược phù hợp Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học dữ liệu trong kế toán tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua Một trong những rào cản lớn nhất là việc thiếu nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về khoa học dữ liệu và kế toán Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải cập nhật chương trình học phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động Ngoài ra, vấn đề an ninh và bảo mật dữ liệu cũng là một mối quan tâm lớn khi áp dụng khoa học dữ liệu trong kế toán Các doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ

Trang 40

thống an ninh mạng mạnh mẽ và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý về bảo vệ dữ liệu Tóm lại, ứng dụng khoa học dữ liệu trong hoạt động kế toán tại Việt Nam là một xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả, tính minh bạch và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, để thực hiện thành công, các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư phù hợp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đảm bảo an ninh bảo mật dữ liệu Với sự chuẩn

bị kỹ lưỡng, khoa học dữ liệu sẽ trở thành một công cụ quan trọng để hỗ trợ ngành kế toán đáp ứng các yêu cầu ngày càng phức tạp của nền kinh tế số

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ðỗ Tất Cường (2020) Dự báo những xu hướng thay đổi trong lĩnh vực kế toán, kiểm

toán Tạp chí Tài chính, số tháng 04/2020

2 Nguyễn Lộc (2021) Chuyển đổi số và nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán

Báo Kiểm toán, số 38/2021

3 Nguyễn Văn Bảo (2020) Cơ hội và thách thức đối với kế toán - kiểm toán Việt Nam

trong bối cảnh mới Tạp chí Tài chính, tháng 12/2019

4 Quốc hội (2015) Luật Kế toán số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015

5 Trần Thị Ngọc Anh (2019) Tác động của Cuộc CMCN 4.0 đến lĩnh vực kế toán Tạp

chí Tài chính, tháng 9/2019

6 Vũ Ðức Chính (2020) Triển khai chiến lược kế toán, kiểm toán Việt Nam: Kết quả và

định hướng đến năm 2030 Tạp chí Tài chính, số tháng 4/2020

Ngày đăng: 29/09/2024, 18:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bandiyono, A., & Husna, M. C. (2020). Service E-filing and E-biling to incrernational increase tax compliance and acceptance. Dinasti International Journal of Education Management And Social Science, 1(2):208-223 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinasti International Journal of Education Management And Social Science
Tác giả: Bandiyono, A., & Husna, M. C
Năm: 2020
2. Bananuka, J., & Night, S. (2020). The mediating role of adoption of an electronic tax system in the relationship between attitude towards electronic tax system and tax compliance. Journal of Economics, Finance and Administrative Science. ISSN: 2218- 0648 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Economics, Finance and Administrative Science
Tác giả: Bananuka, J., & Night, S
Năm: 2020
3. Đoàn Ngọc Bảo Trâm. (2023). Nghiên cứu các yếu tố quyết định lựa chọn khai thuế qua mạng, Tạp chí Công Thương, số 7. Tháng 3/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công Thương
Tác giả: Đoàn Ngọc Bảo Trâm
Năm: 2023
4. Đàm Thị Hải Âu, Nguyễn Thị Minh Đức và Nguyễn Ý Nguyên Hân. (2019). Đánh giá khả năng nhận diện và kiểm soát rủi ro về thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công Thương, chỉ số ISN 0866 – 7756 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công Thương
Tác giả: Đàm Thị Hải Âu, Nguyễn Thị Minh Đức và Nguyễn Ý Nguyên Hân
Năm: 2019
6. Mạc Thị Hải Yến. (2022). Thuế điện tử và tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2016 – 2020 và bài học kinh nghiệm. Tạp chí Công Thương, chỉ số ISN 0866 – 7756 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công Thương
Tác giả: Mạc Thị Hải Yến
Năm: 2022
8. Pranoto, A. (2023). An Empirical Research on The Success of E-filing Tax Online Reporting During COVID-19 Pandemic in Indonesia. In E3S Web of Conferences (Vol.426, p. 02137). EDP Sciences Sách, tạp chí
Tiêu đề: E3S Web of Conferences
Tác giả: Pranoto, A
Năm: 2023
9. Prawati, L. D., Millenia, S., & Kristianti, T. (2022). The Success Factors of e-Filing Tax Reporting in Indonesia: An Empirical Analysis Using the DeLone & McLean IS Success Model. Association for Computing Machinery New York, NY, United States.ISBN: 9781450387422 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Association for Computing Machinery New York, NY, United States
Tác giả: Prawati, L. D., Millenia, S., & Kristianti, T
Năm: 2022
10. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2023), Kế hoạch Số: 5465/KH-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2023, Triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch Số: 5465/KH-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2023
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
Năm: 2023
11. Vũ Thị Phương Dung (2023), Thu thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp hiện nay: Những bất cập và giải pháp. Tạp chí Công Thương, số 6. Tháng 4/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công Thương
Tác giả: Vũ Thị Phương Dung
Năm: 2023
5. Hamzah, A. (2022). Examining the Factors Influencinh E-Tax Declaration Usage among Academics Taxpayers in Jordan. Informatics, 9(4), 92 -107 Khác
7. Oluka, A., & Nomlala, B. (2021). Tax Compliance Costs and the use of e-filing by SMME: Tax Compliance Costs and the use of e-filing by SMMEs. The Journal of Accounting and Management Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w