Về khía cạnh lý luận, mặc dù đã có một số các công trình đề cập đến phát triển DN ở riêng một số địa phương thuộc tiểu vùng DHPĐ song cho đến nay, vẫn còn thiếu những công trình nghiên c
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KINH TẾ TƯ NHÂN
Nghiên cứu về vị trí, vai trò của doanh nghiệp kinh tế tư nhân
Rashed, A H., & Shah, A (2022) với bài viết “The role of private sector in the implementation of sustainable development goals” đã đánh giá các khía cạnh quan trọng về vai trò của khu vực KTTN đối với việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững Trách nhiệm xã hội của DNKTTN, nền kinh tế tuần hoàn và các sáng kiến môi trường là cần thiết để hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu này
Nghiên cứu Privatization of South Korea’s Public Enterprises của In Chun Kim
& Partners (2016) đánh giá những nỗ lực của khu vực DNKTTN đã mang lại cho nền kinh tế Hàn Quốc nhiều lợi ích Từ giữa những năm 1998, tư nhân hoá các DN thuộc quyền sở hữu chính phủ tại Hàn Quốc được xem là một phương pháp thúc đẩy hiệu quả trong phát triển nền kinh tế nhờ sự thúc đẩy tạo nên những DN cạnh tranh hơn và có trách nhiệm với xã hội Dưới sự bảo trợ của Chính phủ, các DNKTTN Hàn Quốc phát triển mạnh thành các Cheabol và tạo được nhiều lợi nhuận hơn, trong đó có thể kể đến các Chaebol đang lớn mạnh hiện nay như: Huyndai, Samsung, Daewoo, Lucky- Goldstar
Savoy.M (2017) với Private – Sector development and U.S Foreign policy đã cho thấy tầm quan trọng của khu vực DNKTTN trong phát triển kinh tế ở Hoa Kỳ Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ hướng tới khai thác và phát triển khu vực KTTN làm mục tiêu chính sách và an ninh quốc gia, giúp củng cố địa vị kinh tế quốc gia trên thế giới và duy trì sự thịnh vượng
Nhóm nghiên cứu Soriano, B., & Garrido, A (2017) với bài viết “The role of private sector in development: The relation between public-private investment in infrastructure and agricultural exports in developing countries” đã cho rằng khu vực
KTTN ngày càng hiện diện ở các nước đang phát triển và sự phát triển của khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế Các nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm giả thuyết rằng sự phát triển của các DNKTTN có tác động tích cực đến tăng trưởng nông nghiệp thông qua sử dụng phương pháp tiếp cận dữ liệu bảng bao gồm 52 quốc gia và 17 năm từ 1995 đến 2011 Các kết quả thu được đã cung cấp bằng chứng hỗ trợ ba kết luận chính của nghiên cứu Đầu tiên, phát triển KTTN đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ở các nước đang phát triển Thứ hai, tác động của việc phát triển KTTN đến tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp ở các nước thu nhập cao hơn là lớn hơn so với các nước thu nhập thấp hơn Kết luận thứ ba ủng hộ tư duy kinh tế rằng sự đóng góp của khu vực tư nhân cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc vào khả năng của mỗi nước dành sự quan tâm, đầu tư cho việc phát triển các DNKTTN ở quốc gia đó Abonyi (2013) với công trình Thailand: Private sector assessment 2013 đã chỉ ra rằng Thái Lan đã đạt được tăng trưởng bền vững đáng kể trong một thời gian dài nhờ khu vực DNKTTN đóng vai trò trung tâm của sự phát triển Tác giả cho rằng có 3 điều cơ bản dẫn đến sự thành công của khu vực DNKTTN Thái Lan trong trung và dài hạn là: (i) chi phí giảm và tăng năng suất sản phẩm nhanh chóng; (ii) sản xuất hàng hoá xuất khẩu khi thị trường toàn cầu mở cửa; (iii) dịch vụ tư nhân phát triển
Các nghiên cứu trong báo cáo Tổng quan “Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” (2016) đã làm rõ vai trò của KTTN, đồng thời đưa ra kinh nghiệm quốc tế cho thấy xu hướng tăng năng suất là một vấn đề cần quan tâm, khi con số DNKTTN tăng lên thì năng suất của DN lại giảm xuống đến mức gần như không có khoảng cách giữa năng suất lao động và tài sản trong khu vực tư nhân trong nước và khu vực DNNN.
Nghiên cứu về nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân
Martina Halaskova, Beata Gavurova & Kristina Kocisova (2022) với bài viết
“Research and Development Efficiency in Public and Private Sectors: An Empirical Analysis of EU Countries by Using DEA Methodology” đã cung cấp tiêu chí đánh giá sự phát triển năng lực khoa học công nghệ của DNKTTN dựa trên: chi phí R&D; tổng số nhà nghiên cứu và đơn xin cấp bằng sáng chế cho xuất khẩu công nghệ cao
African Development Bank Group (2022) với công trình Evaluation of the AfDB’s Private Sector Development Strategy (2013–2019) đã đánh giá các nội dung phát triển DN thuộc khu vực KTTN với các tiêu chí gồm: cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho thương nhân và phụ nữ; thiết lập các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ; hỗ trợ các chương trình và đầu tư tài chính vi mô cho phát triển tinh thần kinh doanh; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật để cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính; liên kết các DN trong nước thành chuỗi cung ứng cho các DN quốc tế; cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho các nhà sản xuất nhỏ; hỗ trợ chuyển giao công nghệ và kỹ năng thông qua đầu tư tư nhân xuyên biên giới
Ben Grozier & Jason Keene (2022) với công trình Vietnamese Development Policy: Upgrading the Domestic Private Sector Through FDI Linkages đã thiết lập 08 chỉ số phổ biến để đo lường kết quả tham gia của khu vực KTTN thông qua hợp tác phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo cơ hội cho người nghèo, tạo ra giá trị được chia sẻ và mang lại kết quả phát triển cho các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất, gồm: (1) đóng góp cho ngân sách Nhà nước; (2) số lượng, doanh thu, lợi nhuận thị trường nội địa/xuất khẩu; (3) số lượng và chi phí đào tạo nguồn nhân lực; (4) lượng tiêu hao năng lượng cho hoạt động SXKD; (5) chỉ số về hoạt động tài chính như vốn chủ sở hữu, các khoản đầu tư, các khoản nợ; (6) số lượng, chất lượng nhà ở được hỗ trợ xây dựng từ DNKTTN; (7) kết nối với các DNKTTN ở địa phương, phát triển hệ thống phân phối; (8) quản lý chất thải và ô nhiễm nguồn nước
Nasrullah, N M., & Rahim, M M (2014) với công trình CSR in private enterprises in developing countries Evidences from the ready-made garments industry in Bangladesh tập trung vào tiêu chí thực hiện Trách nhiệm xã hội (CSR) của
DNKTTN Công trình đã so sánh các xu hướng trong thực hành CSR ở cả các nước phát triển và đang phát triển, sau đó bắt tay vào thực hành CSR trong khu vực KTTN ở Bangladesh nhằm trình bày một phân tích chi tiết về CSR và các thực hành của nó trong ngành may mặc
Brigitte Spọth (2007) với nghiờn cứu Cross-section evaluation of independent evaluations in 2007 in the thematic priority area Private Sector Development (PSD) đã thực hiện 30 cuộc đánh giá độc lập được thực hiện tại 17 quốc gia để đánh giá hiệu quả phát triển DNKTTN xoay quanh các tiêu chí tổng quát như sau: (1) Mức độ thích ứng đề cập đến mức độ mà các mục tiêu của biện pháp phát triển phù hợp với nhu cầu của các nhóm đối tượng, các chính sách của các đối tác, các mục tiêu phát triển toàn cầu và định hướng cơ bản của Chính phủ Đức; (2) Hiệu suất là mức độ mà kết quả trực tiếp (mục tiêu) của sự phát triển biện pháp đang đạt được (so sánh tình hình thực tế với mục tiêu); (3) Tác động là mức độ mà dự án/chương trình đang đóng góp để đạt được kết quả bao quát dự định; (4) Hiệu quả là thước đo mức độ phù hợp của các nguồn lực đầu tư vào một biện pháp phát triển so với kết quả đạt được (tỷ lệ chi phí - lợi ích); (5)
Tính bền vững là thước đo xác suất các kết quả tích cực của biện pháp phát triển sẽ tiếp tục sau khi kết thúc hỗ trợ.
VCCI (2022) có Báo cáo Khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam năm 2022 và đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 09 - NQ/TW dựa theo Chỉ số Sức khỏe của doanh nghiệp (VBIS) (được hỗ trợ kỹ thuật bởi Quỹ Châu Á xây dựng từ năm 2010) Chỉ số VBIS được tổng hợp từ các chỉ số thành phần quan trọng như: tổng doanh thu, lượng đơn đặt hàng mới, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới, giá bán bình quân trên đơn vị sản phẩm, giá thành bình quân trên đơn vị sản phẩm, sản phẩm tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, lượng mua nguyên vật liệu đầu vào, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên Ngoài ra báo cáo còn cung cấp các tiêu chí để đánh giá đội ngũ doanh nhân như: nguồn gốc, động lực khởi sự; trình độ; vai trò; năng lực hội nhập quốc tế
CIEM, GSO, DOE (2013) có nghiên cứu Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: kết quả điều tra năm 2012 tập trung đo lường sự phát triển năng lực cạnh tranh và công nghệ của DN qua các chỉ số: (1) đầu tư, kết quả sáng tạo công nghệ; (2) lan tỏa công nghệ và (3) trách nhiệm xã hội Tiêu chí số (1) được tổng hợp từ các tiêu chí của Báo cáo Cạnh tranh Công nghiệp Việt Nam 2011 của UNIDO (giá trị gia tăng của ngành chế tạo trên đầu người, năng lực xuất khẩu sản phẩm chế tạo, thị phần thế giới về xuất khẩu sản phẩm chế tạo, tỷ trọng của ngành chế tạo trong GDP, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế tạo trong tổng xuất khẩu), Báo cáo đổi mới Khoa học và Công nghệ Châu Âu 2013 của Uỷ ban Châu Âu (chi cho nghiên cứu và phát triển, cán bộ KH&CN, số lượng và loại hình DN sáng tạo, số lượng bằng sáng chế, số lượng DN chế tạo/dịch vụ công nghệ cao), Bảng điểm Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp của OECD (chi trong nước cho R&D, số nhà nghiên cứu, cán bộ R&D, bằng sáng chế và cán cân thanh toán công nghệ), Báo cáo Năng lực cạnh tranh
2012 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (tính bền vững của môi trường/xã hội, mức độ phổ biến của Internet, chất lượng cơ sở khoa học, chi của DN cho R&D, mức độ sẵn có của các nhà khoa học/kỹ sư Tiêu chí số (2) có 3 loại tác động lan tỏa gồm lan tỏa xuôi (DN Việt Nam là khách hàng, công nghệ được chuyển giao từ nhà cung cấp), liên kết ngược (DN ở Việt Nam là nhà cung cấp, công nghệ được chuyển giao từ khách hàng), liên kết ngang (DN ở Việt Nam là đối thủ cạnh tranh, công nghệ được chuyển giao từ
DN nước ngoài/DN sở hữu nước ngoài tại Việt Nam) với các chỉ số đo lường như: mua hàng hóa công nghệ, mua công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ các thành viên trong công ty, lao động có kỹ năng Tiêu chí thứ (3) có ba cấu phần: lao động (có ký hợp đồng với lao động thường xuyên, có tổ chức Công đoàn, có trả BHXH, BHYT); quản trị (có bộ phận giám sát thực hiện trách nhiệm xã hội, có soạn thảo chính sách thực hiện trách nhiệm xã hội, có thành viên của nhóm tiêu chuẩn, có chứng chỉ, chứng nhận hay giải thưởng), cộng đồng (bảo vệ môi trường, giáo dục, phát triển hạ tầng, dịch vụ y tế, phát triển thanh niên, giảm nghèo, di sản địa phương, sự kiện thể thao)
Nguyễn Mậu Quyết (2008) với đề tài Phát triển loại hình doanh nghiệp kinh tế tư
Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân
Các chỉ tiêu tuyệt đối: số lượng DNKTTN, doanh thu, vốn SX&KD, lao động, lợi nhuận, nộp ngân sách và (2) Các chỉ tiêu tương đối: tỷ lệ DNKTTN trong tổng số DN, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và trên doanh thu, tỷ trọng giá trị tài sản cố định trong vốn kinh doanh, tỷ trọng giá trị tài sản cố định trong vốn kinh doanh, tỷ lệ vốn, doanh thu, nộp ngân sách, lao động của DNKTTN so với DN nói chung
1.3 Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân
Bài báo “Private sector development and provincial patterns of poverty: Evidence from Vietnam” của Jaax, A (2022) xem xét mối liên hệ giữa những thay đổi chính sách cấp tỉnh trong việc nâng tỷ lệ việc làm chính thức được tạo ra bởi các DNKTTN và tỷ lệ giảm nghèo ở các tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn 1999-2009 Đặc biệt kể từ năm 2000, Việt Nam đã có những bước tiến lớn hướng tới đối xử bình đẳng đối với tất cả các DN không phân biệt thành phần sở hữu Chính quyền cấp tỉnh thường được hưởng sự tự do đáng kể trong việc diễn giải các cải cách, góp phần vào các mô hình tiến bộ khác nhau ở cấp tỉnh trong phát triển khu vực KTTN Phân tích thực nghiệm kết hợp dữ liệu từ khảo sát cho thấy rằng tỷ lệ việc làm của các DNKTTN tăng lớn hơn có liên quan đến việc giảm nghèo nhiều hơn Phát hiện này chứng minh rằng việc cho phép một số khu vực phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn những khu vực khác liên quan đến cải cách điều kiện cho các DNKTTN và đầu tư trực tiếp nước ngoài có khả năng để lại dấu ấn phát triển kinh tế của quốc gia
Thompson, P., & Zang, W (2018) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa DN trong nước và DN FDI đã nhấn mạnh ý nghĩa của DN FDI đối với khả năng phát triển của
DNKTTN địa phương Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của các DN FDI đến thị trường lao động có thể giúp đổi mới kinh tế tại các khu vực ở Anh, giống với các nghiên cứu khác tại các quốc gia, như Ireland, Thụy Điển và Hungary, tuy nhiên cũng đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách địa phương tránh để việc nền kinh tế địa phương phụ thuộc quá nhiều vào những DN FDI này Do vậy đặt ra vấn đề cấp thiết là cần phải hỗ trợ khu vực DNNVV nội địa để cho phép chúng tham gia và hình thành liên kết với các FDI trong việc nâng cao năng suất, phát triển kinh tế Cùng chủ đề nghiên cứu, Tülüce, N S., & Doğan, İ (2014) trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các DN FDI đối với các DNNVV địa phương cũng đã chỉ ra rằng các DN FDI là minh chứng quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế DN FDI góp phần tạo ra các liên kết trực tiếp, ổn định và lâu dài giữa các nền kinh tế Đồng thời thông qua các DN này thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ mới giữa các quốc gia, và cung cấp cho nền kinh tế nước chủ nhà cơ hội quảng bá sản phẩm của mình rộng rãi hơn trên thị trường quốc tế Bên cạnh đó, các DN FDI cũng đem đến nguồn tài trợ bổ sung cho đầu tư và trong môi trường chính sách phù hợp, nó có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các DN vừa và nhỏ tại nước sở tại Thông qua sự có mặt của các DN FDI cũng có thể làm tăng sự cạnh tranh và buộc các DN trong nước bắt chước và đổi mới từ đó tạo ra các hiệu ứng lan tỏa có liên quan trong nền kinh tế Ahmed, O S (2017) đã làm rõ những hạn chế và trở ngại phổ biến chính đối với sự phát triển của DNKTTN ở Châu Phi là: (i) các chính sách và quy định hạn chế trong các lĩnh vực như khởi nghiệp kinh doanh, cấp đất và giấy phép xây dựng, đăng ký tài sản, giải quyết xung đột kinh doanh và mất khả năng thanh toán ; (ii) sự hạn chế khi tiếp cận vào các dịch vụ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vận tải; (iii) trình độ tay nghề thấp của lực lượng lao động dẫn đến khả năng cạnh tranh toàn cầu thấp; (iv) sự hạn chế khi truy cập vào hệ thống tài chính và tín dụng; (v), hạn chế truy cập và thậm chí phân phối ngoại hối, có xu hướng ủng hộ các DN công cộng hoặc chính phủ; (vi) thương mại và đầu tư nội khối thấp, đặc biệt ảnh hưởng đến các nền kinh tế nhỏ hơn so với các nền kinh tế có quy mô; và (vii) các vấn đề quản trị kinh tế và chính trị kém OECD (2021) có Báo cáo chính sách Doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp tại Việt Nam – Tổng quan đánh giá và kiến nghị chính sách nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DNKTTN gồm: môi trường kinh doanh và khởi nghiệp; chính sách quản trị; các chương trình hỗ trợ; liên kết DN và dịch vụ phát triển kinh doanh Đánh giá tác động của các cú sốc kinh tế đối với DNKTTN cũng là khía cạnh đáng quan tâm VCCI (2022) với Báo cáo kết quả khảo sát sức khỏe doanh nghiệp Việt Nam quý II/2022 và đánh giá tác động của giai đoạn 2 dịch Covid-19 đến doanh nghiệp và người lao động và ILO (2022) với Đánh giá nhanh tác động của đại dịch COVID-19 tới doanh nghiệp và người lao động trong một số ngành kinh tế chính: Ứng phó, điều chỉnh và khả năng phục hồi đã khảo sát với 292 người lao động và 58 DN trong các ngành du lịch, dệt may, điện tử, chế biến hải sản và chế biến gỗ trong nửa cuối tháng 4/2022 để xác định các tác động của đại dịch Covid-19 trên hai giác độ là:
(1) Tác động đối với DN: tác động kinh tế, biện pháp ứng phó, điều chỉnh về lao động, triển vọng phục hồi sau dịch và hình thức hỗ trợ DN và (2) Tác động đối với người lao động: tác động tới thu nhập và việc làm; tác động tới tinh thần, quan hệ gia đình và chi tiêu cơ bản; biện pháp ứng phó và triển vọng phục hồi Đậu Anh Tuấn, Phạm Ngọc Thạch, Lê Thanh Hà, Bùi Linh Chi và Trương Đức Trọng (2022) với công trình Thích ứng để thành công: đánh giá tác động của BĐKH đối với doanh nghiệp Việt Nam đã trả lời các câu hỏi như: Tác động của BĐKH đối với DN Việt Nam là như thế nào? Các DN Việt Nam hiện đang ứng phó với BĐKH ra sao?, bằng cách khảo sát biểu hiện của BĐKH qua góc nhìn DN, những hiện tượng BĐKH mà DN lo ngại nhất Từ đó, các nhóm nghiên cứu luận giải tác động của BĐKH đối với DN đối với hoạt động SXKD (Thời gian bị gián đoạn SXKD, Giá trị tổn thất) cũng như các hoạt động để ứng phó với BĐKH, phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại từ BĐKH
Phan Thế Công, Phạm Thị Minh Uyên và Hồ Thị Mai Sương (2019) trong bài viết “Xây dựng Nhà nước kiến tạo nhằm dỡ bỏ các rào cản phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân ở Việt Nam” đã tổng hợp các loại rào cản phát triển DNKTTN trên hai góc độ: (1) Các rào cản cấp độ vi mô: Hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính/tín dụng; Áp lực cạnh tranh theo cơ chế thị trường; Nguồn yếu tố đầu vào; Thiếu vắng niềm tin của nhân viên; Thiếu vắng sự hợp tác, năng lực quản trị; Thiếu vắng niềm tin vào các nhà khởi nghiệp và văn hóa khởi nghiệp; Thiếu đồng bộ trong cơ cấu tổ chức DN; (2) Các rào cản cấp độ vĩ mô: Rào cản về môi trường kinh doanh; Rào cản về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; Rào cản về thể chế, chính trị và hệ thống pháp luật; Rào cản về cơ sở hạ tầng; Rào cản về hệ thống thuế; Rào cản về chính sách thu nhập (tiền công, tiền lương tối thiểu); Rào cản về chi phí điện nước; Rào cản về các cú sốc kinh tế vĩ mô và chính sách; Rào cản về năng lực của chính quyền địa phương
Nghiên cứu của CIEM (2018) về “Phát triển kinh tế tư nhân và cơ cấu lại nền kinh tế trong điều kiện Cách mạng Công nghiệp 4.0” cho rằng chuyển đổi CMCN 4.0 là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến chiến lược và kế hoạch phát triển DNKTTN trong thời đại mới Tuy nhiên, đa số các DNKTTN Việt Nam đang đứng bên ngoài của CMCN 4.0; DNKTTN sản xuất công nghiệp của Việt Nam tiếp cận ở mức thấp với tất cả trụ cột của nền sản xuất thông minh; mức độ sẵn sàng của các DNKTTN Việt Nam đối với CMCN 4.0 đều đang ở mức đầu tiên, xét trên cả 6 trụ cột
Ngân hàng thế giới (2017) trong nghiên cứu về “Tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của DN vừa và nhỏ: bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế”, đã nhấn mạnh đến tầm ảnh hưởng của các chương trình thúc đẩy liên kết thượng nguồn với các DN FDI để tìm kiếm thị trường và thúc đẩy các liên doanh Các chương trình này nên khuyến khích DNNVV tập trung vào chất lượng sản phẩm, tiếp cận đầu vào nước ngoài, đào tạo nhân lực, và các nỗ lực đổi mới và sử dụng công nghệ thông tin của DN
Nghiên cứu của VCCI (2016) về “Môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” đã cho thấy bức tranh về môi trường kinh doanh, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm DNNVV thông qua kết quả điều tra PCI năm 2017 Kết quả cho thấy, DNNVV thời gian qua chưa có sự phát triển mạnh mẽ: còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong tiếp cận nguồn lực cho quá trình hoạt động (như nắm bắt thông tin chính sách, pháp luật, tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai); gánh nặng về chi phí không chính thức; chất lượng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh thấp và chưa đúng đối tượng; gánh nặng về thủ tục hành chính cũng như thanh, kiểm tra của các cơ quan nhà nước địa phương đối với các DN lại càng lớn Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để có thể thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV Việt Nam trong thời gian tới cần: thiết kế các chính sách hỗ trợ DNNVV phù hợp với các giai đoạn phát triển của
Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Thanh Nghĩa (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của chi tiêu công và ngân sách địa phương đối với sự phát triển mới của các DNKTTN Kết quả cho thấy, để thúc đẩy sự phát triển DNKTTN, nhóm nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị chính sách, tập trung vào vấn đề (1) cơ cấu lại chi tiêu công theo hướng hợp lý (tiết kiệm chi thường xuyên và giảm chi khác); (2) thúc đẩy và duy trì vấn đề tăng trưởng GDP; (3) quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và cụm liên kết ngành; (4) xây dựng chiến lược bảo vệ chăm sóc người lao động
Một số công trình nghiên cứu tác động của hội nhập KTQT đối với DN Việt Nam, trong đó có các DNKTTN được nghiên cứu với tư cách là bộ phận cấu thành của
DN Việt Nam như: Cuốn sách “WTO thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam’’ (2006), Nxb Lao động – Xã hội của nhóm nghiên cứu Nguyễn Thủy
Nguyên; Công trình nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế” (2009), Nxb CTQG của nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Thắng Những công trình này đã đề cập đến khái niệm toàn cầu hóa, hội nhập KTQT, cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước, vấn đề cạnh tranh trong quá trình toàn cầu hóa (quan niệm về cạnh tranh trước nửa đầu thế kỉ XX và nửa sau thế kỉ XX); các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DN, đo lường và các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của các DN, cơ hội và thách thức của của các DN khi tham gia hội nhập quốc tế, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các DN Việt Nam.
Nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Vũ Hùng Cường (2021) có sách chuyên khảo này khoa học cấp quốc gia Giải pháp phát triển DNKTTN vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh mới Nhóm nhóm nghiên cứu đã sử dụng các cách tiếp cận như tiếp cận hệ thống, tiếp cận phát triển bền vững, tiếp cận vùng, tiếp cận lịch sử, tiếp cận liên ngành và đa ngành, sử dụng nguồn số liệu thứ cấp của Tổng cục Thống kê, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ giai đoạn 2001-2018, đồng thời tiến hành điều tra khảo sát tại tất cả 13 tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ bao gồm điều tra bảng hỏi 936 DN, thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu 191 cán bộ quản lý ở các sở ngành, và phỏng vấn sâu một số lãnh đạo DN để xây dựng khung phân tích vai trò của DN khu vực KTTN đối với phát triển kinh tế vùng nhìn từ góc độ phát triển bền vững, xây dựng được hệ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của DN khu vực KTTN đối với phát triển kinh tế vùng, hệ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá vai trò động lực (động lực kéo, động lực đẩy) của
DN khu vực KTTN đối với phát triển KTXH vùng, xác định được khung các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phát huy vai trò động lực của DN khu vực KTTN đối với phát triển bền vững vùng Trên cơ sở khung lý luận và khung phân tích, dựa trên hệ tiêu chí và chỉ tiêu đã đề ra, sách chuyên khảo này đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DN khu vực KTTN trong nước và DN FDI vùng Tây Nam Bộ cả về lượng và về chất, đánh giá khả năng thực hiện các vai trò động lực kéo và động lực đẩy; vai trò thúc đẩy phát triển thị trường theo hướng cạnh tranh và cải thiện phúc lợi người tiêu dùng; vai trò tham gia cung cấp dịch vụ công và giúp xã hội tiếp cận các dịch vụ công với chất lượng tốt hơn; vai trò vùng đệm cho nền kinh tế trước các cú sốc trong hội nhập, các cuộc khủng hoảng kinh tế và đại dịch Covid-19; vai trò đảm bảo an ninh lương thực, gia tăng tỷ trọng sản xuất sản phẩm hàng hóa nông nghiệp Đồng thời, trên cơ sở khung các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài và bên trong đã đề ra, sách chuyên khảo này phân tích một cách sâu sắc ảnh hưởng của các yếu tố này đối với sự phát triển DN khu vực KTTN trong nước và DN FDI vùng Tây Nam Bộ thời gian qua
Từ phân tích, đánh giá thực trạng, sách chuyên khảo này chỉ ra 10 vấn đề phát triển của DN khu vực KTTN trong nước và 5 vấn đề phát triển của DN FDI vùng Tây Nam
Bộ trong mối quan hệ với phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ, phân tích và làm rõ nguyên nhân của các vấn đề phát triển này từ góc độ DN và từ phía cơ chế, chính sách của nhà nước Từ lý thuyết phát triển, các vấn đề phát triển và nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng, các yêu cầu phát triển đã phân tích, sách chuyên khảo này đưa ra một số quan điểm và định hướng chủ đạo, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DN khu vực KTTN vùng Tây Nam Bộ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, trong đó tập trung vào nhóm các giải pháp có tính đột phá cho phát triển, nhóm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN khu vực KTTN trong nước, thúc đẩy liên kết theo chuỗi và mạng sản xuất, nhóm các giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước trong xử lý các vấn đề cấp quốc gia, cấp vùng ảnh hưởng đến sự phát triển của DNKTTN và phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
VCCI & Fullbright có chuỗi Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long với các chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững” (2020),
“Chuyển đổi mô hình phát triển và Quy hoạch tích hợp” (2022) và “Các nút thắt thể chế, quản trị và liên kết vùng” (2023) Đây là chuỗi báo cáo kinh tế đầu tiên và đầy đủ nhất về một vùng kinh tế trong cả nước nhằm đánh giá lại giai đoạn phát triển 10 năm qua của ĐBSCL, triển vọng phát triển trong giai đoạn tới với bối cảnh phát triển mới của kinh tế Việt Nam ĐBSCL có vai trò và đóng góp kinh tế không thể phủ nhận trong phát triển kinh tế của cả nước, tuy nhiên việc triển khai nhiều nghị quyết, chính sách vẫn chưa theo kịp được với đòi hỏi thực tế của sự phát triển của vùng ĐBSCL Sự chậm trễ trong triển khai nghị quyết và thực thi chính sách đang là một trở ngại trong quá trình phát triển KTXH, cộng thêm tác động lớn nhất đối với vùng là BĐKH, đã đưa vùng kinh tế ĐBSCL vào một giai đoạn khó khăn, thách thức nhất trong lịch sử tồn tại của vùng và đó cũng là một thách thức chung của quốc gia
Phí Vĩnh Tường & Vũ Hùng Cường (2019) có bài viết “Sự phát triển của DNKTTN vùng Tây Nam bộ: một số vấn đề đặt ra dưới góc độ phát triển bền vững” đã nhận định: DN khu vực KTTN vùng Tây Nam bộ đã có sự thay đổi về số lượng trong giai đoạn nghiên cứu của sách chuyên khảo này (2018-2022), tuy nhiên, chất lượng
DN chưa được cải thiện nhiều, và các thước đo hiệu quả đã chỉ rõ thực trạng đó Quan trọng hơn, sự phát triển của DN khu vực KTTN vùng Tây Nam bộ chưa thực sự gắn với những tiềm năng, thế mạnh của vùng như nông nghiệp hay du lịch
Võ Hùng Dũng (2012) với bài báo “Phát triển doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã phân tích kết cấu ngành, phát triển DN, quy mô DN để xác định những khó khăn, trở ngại trong phát triển DN ở vùng ĐBSCL như: khu vực nông nghiệp, nông thôn rộng lớn, đô thị nhỏ, yếu; cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực chưa đảm bảo; thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh của vùng còn nhiều hạn chế; liên kết
DN còn thiếu và yếu
Thực tế kém phát triển về số lượng DN khu vực KTTN vùng ĐBSCL được giải thích bởi nhiều nghiên cứu Theo cách tiếp cận về cơ hội phát triển, Nguyễn Văn Trình
(2007), Vũ Hùng Cường (2016) chỉ rõ, các DN khu vực KTTN nói chung và DNKTTN vùng ĐBSCL nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất để mở rộng sản xuất và phát triển Theo cách tiếp cận ngành, Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Văn Nguyện, Ngô Thị Thanh Vân (2011), Võ Hùng Dũng (2012) đã phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của vùng ĐBSCL, kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù đã có sự gia tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ, nhưng khu vực nông nghiệp vẫn là động lực chính, điều này cũng hàm ý thách thức nâng cao năng suất lao động của vùng trong giai đoạn phát triển tới Từ góc độ vi mô, Nguyễn Văn Hiếu (2013) chỉ rõ, do thiếu sự tham gia của DN nên giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản chưa được cải thiện; Võ Thành Danh (2014) chỉ ra sự yếu kém của DN vùng ĐBSCL, với những đặc trưng như sử dụng công nghệ lạc hậu và lao động không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ chuyên môn thấp
Bạch Keo Sa Rate và Lưu Tiến Thuận (2014) trong công trình “Tác động của quản trị tri thức đến hiệu quả tổ chức của doanh nghiệp tại ĐBSCL” đã nghiên cứu tác động của quản trị tri thức đến hiệu quả tổ chức DN vùng ĐBSCL, điều tra bảng hỏi với 216 DN tại 4 tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau Kết quả nghiên cứu của nhóm nhóm nghiên cứu cho thấy nhân tố chiến lược và đặc điểm của tổ chức và nhân tố phong cách lãnh đạo có tác động tích cực đến hoạt động quản trị tri thức trong
DN Đồng thời, các nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò tích cực của quản trị tri thức đối với hiệu quả tổ chức của DN
Phan Anh Tú, Phan Thị Ngọc Khuyên, Trương Khánh Vĩnh Xuyên và Trần Thị Bạch Yến (2013) nghiên cứu vấn đề chi trả tiêu cực phí (hối lộ) của DN vùng ĐBSCL trong mối quan hệ với các đặc điểm của DN và môi trường kinh doanh trong công trình “Vì sao các doanh nghiệp kinh tế tư nhân ở ĐBSCL phải thanh toán tiêu cực phí?” Thông qua công cụ bảng hỏi (khoảng 1000 phiếu điều tra và tỷ lệ thu hồi đạt 60,6%) Số quan sát có thể đưa vào mô hình là 352 quan sát (kết quả này khá sát với tỷ lệ thu hồi phiếu của thế giới) Kết quả nghiên cứu hàm ý cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo môi trường trong sạch để khuyến khích các DN mở rộng sản xuất và đóng góp nhiều hơn cho mục tiêu phát triển KTXH của vùng
Quan Minh Nhựt (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN, tập trung vào các DN chế biến thủy sản vùng ĐBSCL năm 2007 đã thu thập thông tin hoạt động kinh doanh của 30 DN đại diện cho ngành chế biến thủy sản vùng Tây Nam bộ Trên cơ sở áp dụng phương pháp phân tích định lượng (Tobit), nhóm nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, (với mức độ quan trọng giảm dần) như độ tuổi của lãnh đạo doanh nghiệp, khả năng tiếp cận tín dụng, trình độ văn hóa của lãnh đạo DN, loại hình DN (Công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty đại chúng) và quy mô nguồn vốn của DN Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị chính sách giải quyết từng vấn đề cụ thể Đồng thời cần có chính sách, trên nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cơ chế phân bổ các nguồn lực sản xuất trên nguyên liệu hiệu quả Đỗ Phú Trần Tình, Nguyễn Văn Nên, Đỗ Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Bé Mười, Nguyễn Văn Chính, Lê Xuân Vinh, Châu Quốc An, Trần Thị Kim Đào, Nguyễn
Thanh Huyền (2022) với sách chuyên khảo này Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân thúc đẩy chương trình khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre thực hiện nghiên cứu phân tích các chính sách về phát triển KTTN và hoạt động khởi nghiệp tại tỉnh Bến Tre đã cho thấy: từ những quan điểm, chủ trương và chính sách được Bộ Chính trị, Chính phủ ban hành cụ thể, tỉnh Bến Tre đã bám sát các chủ chương, chính sách của nhà nước về phát triển khu vực KTTN và khởi nghiệp Các chính sách được ban hành của tỉnh đã thể hiện cụ thể những nội dung hỗ trợ, chính sách ưu đãi và cả thủ tục để tiếp cận các chính sách, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để các đối tượng có thể dễ dàng tiếp cận được Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm mà các văn bản, chính sách của tỉnh đã đạt được trong thời gian qua, cũng còn tồn tại một số hạn chế Sách chuyên khảo này đã chỉ ra những điểm hạn chế này nhằm làm tài liệu tham khảo quý giá cho tỉnh hoàn thiện các văn bản, chính sách trong tương lai để sớm thực hiện được mục tiêu phát triển KTTN và hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KINH TẾ TƯ NHÂN VÙNG
Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp kinh tế tư nhân
Có hai cách tiếp cận khái niệm về DNKTTN Hai cách tiếp cận này xác định phạm vi và tính chất của DNKTTN hoàn toàn khác nhau
Thứ nhất, khi dựa trên tiêu chí sở hữu, trình độ phát triển lực lượng sản xuất, yếu tố thuê mướn lao động, DNKTTN là một thành phần, một bộ phận của khu vực KTTN
Như đã chỉ ra ở phần trên, KTTN là khu vực kinh tế bao gồm hộ kinh doanh cá thể và các loại hình DN tư bản tư nhân, theo đó, DNKTTN trong cách tiếp cận này được hiểu là DN tư bản tư nhân
Theo cách tiếp cận này, có một thuật ngữ cũng liên quan đến DNKTTN là “DN khu vực tư nhân” OECD là một trong những tổ chức tiên phong, định nghĩa DN khu vực tư nhân là các DN hoạt động chủ yếu trong khu vực mà “sở hữu tư nhân là yếu tố quan trọng, nơi các yếu tố thị trường và cạnh tranh ảnh hưởng tới cung cầu sản xuất và nhà đầu tư tư nhân đưa ra sáng kiến cũng như chấp nhận rủi ro cho những hoạt động của mình” (OECD, 1995) Khu vực tư nhân bao gồm tập hợp người dân tổ chức các hoạt động SXKD, cung cấp hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường, trong quá trình đó, tạo ra công ăn, việc làm, thu nhập, của cải cho nền kinh tế Tương tự cách dùng “DN khu vực tư nhân”, Vũ Hùng Cường (2021) sử dụng thuật ngữ “DN khu vực kinh tế tư nhân” để bao hàm hai loại hình DN là DN khu vực KTTN trong nước và DN khu vực FDI vì cả hai khu vực này đều dựa trên nền tảng sở hữu tư nhân Theo định nghĩa của Học viện Tài chính doanh nghiệp Mỹ, DNKTTN là DN được sở hữu bởi một số lượng nhỏ cổ đông, các thành viên của công ty hoặc các tổ chức phi chính phủ, có thể bao gồm DN được sở hữu bởi một gia đình, DN sở hữu bởi một người, công ty hợp danh, DNNVV (SMEs) (Corporate Finance Institute, 2022)
Thứ hai, khi tiếp cận DNKTTN theo góc độ pháp lý cũng có hai cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “DNKTTN”
Một là, “DNKTTN” là loại hình DN trong đó các cá nhân hoặc nhóm cá nhân làm chủ trên 50% vốn điều lệ của DN và được tổ chức dưới các hình thức pháp lý khác nhau như công ty hợp danh, DNKTTN một chủ, công ty TNHH, CTCP
Hai là, “DNKTTN” là một trong bốn hình thức đăng ký và tổ chức kinh doanh Luật Doanh nghiệp 2014 xác định DNKTTN là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về mọi hoạt động của DN Cách hiểu này được sử dụng trở lại trong khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2022 Khái niệm DNKTTN ở đây không được dùng với nghĩa là DN do cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước làm chủ mà nó giống như các loại hình DN khác như CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh Đặc điểm lớn nhất để phân biệt DNKTTN là chỉ do một cá nhân làm chủ và phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của mình
Từ những vấn đề đã được trình bày, cách tiếp cận của nhóm nghiên cứu về DNKTTN được thể hiện qua mô hình sau:
Hình 2 1 Cách tiếp cận DNKTTN
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Như vậy, trong sách chuyên khảo này, DNKTTN là “các tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh đồng thời có vốn trong nước thuộc sở hữu tư nhân một người hoặc nhóm người” DNKTTN ở đây là một bộ phận của khu vực KTTN nằm trong
1.1 KINH TẾ NHÀ NƯỚC 1.2 KINH TẾ NGOÀI NHÀ
1.2.1 KINH TẾ TẬP THỂ (HỢP TÁC XÃ)
1.2.2.1 KINH TẾ CÁ THỂ, TIỂU CHỦ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Kinh tế ngoài Nhà nước, nó có nội hàm rộng hơn “DNKTTN” trong Luật Doanh nghiệp 2022 vì bao gồm các hình thức: DNKTTN một chủ, công ty hợp danh, công ty TNHH và CTCP Theo đó, trong phạm vi sách chuyên khảo này, có thể gọi DNKTTN là DN thuộc khu vực tư nhân hoặc DN thuộc khu vực KTTN
Với nội hàm của khái niệm DNKTTN như trên, nhóm nghiên cứu xác định và thống nhất sử dụng số liệu thứ cấp trong các Niên giám của TCTK và Cục Thống kê các địa phương như sau: (1) trong mục Tài khoản quốc gia & ngân sách Nhà nước, dùng số liệu của loại hình KTTN; (2) trong mục Đầu tư & Xây dựng, dùng số liệu Vốn của tổ chức DN ngoài Nhà nước và (3) trong mục Doanh nghiệp, dùng số liệu của loại hình DN ngoài Nhà nước Việc dùng các số liệu trên là đảm bảo phù hợp với cách tiếp cận của DNKTTN của sách chuyên khảo này
Nhiều nghiên cứu lý thuyết đã xác định DNKTTN được sở hữu, kiểm soát bởi các cá nhân và không có sự tham gia của chính phủ vào hoạt động của họ Động lực chính của các hoạt động của DNKTTN là tìm kiếm lợi nhuận (Soumya Singh, 2012) Những đặc điểm chung của DNKTTN bao gồm:
(i) Quyền sở hữu và kiểm soát bởi tư nhân: một DN thuộc khu vực tư nhân là hoàn toàn thuộc sở hữu và kiểm soát bởi các cá nhân Khi sở hữu bởi một người, nó được gọi là công ty tư nhân
(ii) Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận: Mục tiêu chính của các hoạt động của DN trong khu vực tư nhân là tạo ra lợi nhuận Lợi nhuận để bù đắp cho rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh và lợi tức bắt buộc đối với vốn đầu tư của DN
(iii) Có sự tham gia của Nhà nước trong việc sở hữu vốn nhưng không chiếm tỉ trọng kiểm soát các hoạt động của DN trong khu vực tư nhân
(iv) Tài chính của DNKTTN: vốn của một DN thuộc khu vực tư nhân được bố trí bởi chủ sở hữu của nó Trong trường hợp hợp tác, vốn do các đối tác đầu tư CTCP tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu
(v) Độc lập trong quản lý và điều hành: một DN của khu vực tư nhân do chủ sở hữu được độc lập trong quản lý Trong trường hợp công ty có một chủ sở hữu và hợp danh thì chủ sở hữu trực tiếp quản lý công ty
(vi) Mặc dù chủ yếu là quy mô nhỏ và siêu nhỏ nhưng DNKTTN lại chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và tham gia vào hầu hết các ngành trong nền kinh tế
(vii) Các DNKTTN trong cùng một ngành thường có xu hướng tập trung theo vùng địa lý
(viii) Sự phát triển của DNKTTN là một trong các thước đo chính xác nhất về trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường
Các lý thuyết về phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân vùng
Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ủng hộ tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước Những người thuộc học thuyết này cho rằng, sự vận động của nền kinh tế đơn thuần do các quy luật tự nhiên điều tiết với các khái niệm trung tâm như “con người kinh tế”, “bàn tay vô hình”, “trật tự tự nhiên” Họ cũng xác định thu nhập của nhà nước có thể từ hai nguồn là các quỹ đặc biệt của Nhà nước và thuế lấy từ thu nhập của tư nhân, Nhà nước không nên trực tiếp kinh doanh và tư bản của Nhà nước cũng không đủ trang trải chi phí quốc gia, cho nên cần khuyến khích phát triển khu vực tư nhân để tăng nguồn đóng góp cho thuế Về khía cạnh sản xuất và lưu thông hàng hóa, đặt nền tảng trên lý luận Giá trị - Lao động, học thuyết này nhấn mạnh đến bản chất của việc tăng trưởng sản phẩm hàng năm là do tăng năng suất lao động hoặc mở rộng sử dụng lao động, tăng tích lũy tư bản, mở rộng phân công lao động Từ đó, đề xuất các lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối nhằm xác định các yêu cầu giúp các nước lựa chọn mặt hàng chuyên môn hóa sản xuất Những nội dung trên của học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh đặt ra nhiều gợi ý liên quan đến việc phát triển khu vực KTTN trong bối cảnh thể chế KTTT định hướng XHCN:
(1) về bản thân các chủ thể SXKD: cần bám sát tín hiệu thị trường, liên tục tự đổi mới kỹ thuật, trang thiết bị, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động… làm cho thời gian lao động cá biệt của mình thấp hơn thời gian lao động xã hội để thu được lợi nhuận nhiều, tích lũy mở rộng sản xuất…; (2) về nhận thức mối quan hệ giữa thị trường và Nhà nước: cần có cái nhìn khách quan, khoa học về cơ chế thị trường, không nên tuyệt đội hóa vai trò của thị trường trong điều tiết nền kinh tế, sự điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những thất bại của thị trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả; (3) về các chính sách của Nhà nước: phát triển đồng bộ các loại thị trường nguồn lực, thừa nhận tự do kinh doanh, sự bình đẳng của các chủ thể trong nền kinh tế, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, có tích lũy nội bộ
Thuyết trọng tiền và trọng cung trong trào lưu chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ cũng ra sức ủng hộ thị trường tự do Thuyết trọng tiền ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh, ủng hộ chế độ tư hữu, bảo vệ quyền tự do hoạt động của DN Nhà nước không nên can thiệp nhiều vào kinh tế (chỉ giới hạn ở điều chỉnh mức cung tiền tệ, điều tiết lưu thông tiền tệ để ngăn chặn lạm phát) Thuyết trọng cung đề cao vai trò chủ động trong sản xuất của giới chủ, đề cao cơ chế tự điều tiết của thị trường tự do Theo lý thuyết này, chỉ có khu vực kinh doanh tự do của tư nhân mới có khả năng đạt được sự phát triển kinh tế ổn định Dù Chính phủ có tự đặt nhiệm vụ gì thì cũng không thể can thiệp vào kinh tế Sự kích thích tư nhân sản xuất chỉ bắt đầu từ sản xuất và do thị trường tác động điều tiết Sự ép buộc quá mức từ phía Nhà nước có thể gây ra phản ứng tiêu cực làm thui chột năng lực và tính năng động của khu vực tư nhân
Lý thuyết doanh nghiệp dựa trên nguồn lực (Resource-based theory of the Firm – RBF) nghiên cứu sự phát triển của DN dựa trên việc nghiên cứu cách thức DN xây dựng các nguồn lực và cách thức DN tạo ra nguồn lực chiến lực gồm: (i) các nguồn lực vốn vật chất; (ii) các nguồn vốn con người và (iii) các nguồn vốn tổ chức
Lý thuyết này cho rằng một DN có thể thu được lợi thế cạnh tranh nếu DN thực hiện các chiến lược (tạo ra giá trị) dựa trên nguồn lực đặc biệt mà không thể thực hiện được bởi các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm tàng của DN Lý thuyết này có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải thích (và đưa ra kiến nghị quản lý) cho sự phát triển vững mạnh và lâu bền của các tổ chức và DN Ví dụ như ở môi trường kinh doanh của Việt Nam, lý thuyết này có thể giúp giải thích tại sao một số DN không thể phát triển bền vững trong khi một số khác lại tiếp tục tăng trưởng và ổn định dù nền kinh tế có nhiều dấu hiệu trì trệ Và vì vậy, lý thuyết này khi được kiểm định ở môi trường kinh doanh Việt Nam có thể giúp đưa ra các kiến nghị quản lý
DN phù hợp cho mục tiêu phát triển DN bền vững
Lý thuyết thể chế nói tới tầm quan trọng của việc tuân thủ “luật chơi”, nâng cao mức “được chấp nhận” để tồn tại Lý thuyết này có thể tiếp cận từ góc độ kinh tế học (North, 1990) hay xã hội học (Scott, 1995) Lý thuyết này có thể áp dụng rộng rãi để nghiên cứu các “giải pháp” mà doanh nghiệp/ tổ chức ở Việt Nam sử dụng nhằm tuân thủ “luật chơi”, nâng cao mức được chấp nhận Một số nghiên cứu về sử dụng mạng lưới xã hội, tuân thủ các thực tiễn mới, v.v là ví dụ về các giải pháp này.
2.2.2 Các lý thuyết nhấn mạnh vai trò xã hội của doanh nghiệp kinh tế tư nhân
Khác với học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, học thuyết kinh tế tiểu tư sản cho rằng, hạnh phúc của con người cũng như của xã hội không phải là ở chỗ phát triển sản xuất và phát triển LLSX mà ở chỗ phân phối đúng đắn những của cải vật chất tạo nên Do vậy, để có hạnh phúc chung, thì thu nhập phải tăng lên cùng lúc với tư bản, mức tăng dân số không vượt quá việc tăng thu nhập; bởi phân phối lợi nhuận một cách bất công, nên máy móc đã trở thành một tai nạn đối với những người nghèo trong nền kinh tế tư bản Từ đó, các nhà kinh tế theo lý thuyết này đã lý tưởng hóa chế độ gia trưởng (nền sản xuất nhỏ) và phê phán sự thắng lợi của chế độ công xưởng như là mối đe dọa đối với người thợ thủ công và tiểu thương Có thể thấy rằng, các đại diện tiêu biểu của trường phái này quan tâm bênh vực những người sản xuất nhỏ, những người nghèo khổ trong chủ nghĩa tư bản Đặc biệt họ chú trọng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và nâng cao lợi ích xã hội của người lao động Các vấn đề xã hội và con người mà các học giả tiểu tư sản đề cập ngày càng có ý nghĩa lớn đối với việc phân tích khía cạnh trách nhiệm xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người lao động trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển khu vực KTTN nói riêng, nhất là ở các nước đang phát triển
Kế thừa và phát triển các lý thuyết kinh tế tư sản cổ điển cũng như phê phán học thuyết kinh tế tiểu tư sản, kinh tế chính trị Mác – Lênin đã phân tích những biểu hiện của quyền sở hữu trong phương thức sản xuất tư bản và khẳng định về phía nhà tư bản, quyền sở hữu thể hiện ra là quyền chiếm hữu lao động không công của người khác, hay sản phẩm lao động của người đó, còn về phía người công nhân thì quyền đó lại là việc không thể chiếm hữu được sản phẩm của chính mình Do đó, giai cấp vô sản chỉ có thể giải phóng mình nếu họ xóa bỏ quan hệ sở hữu tư sản Vì vậy, trong các tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đã tuyên bố cần xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản
Tuy nhiên, các ông cũng khẳng định rằng không thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được, cũng như không thể làm cho LLSX hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu Các ông viết: “sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu” (Các Mác và Ph Ăngghen, 1996, tập 4, tr.469) và “Như vậy là chỉ với công nghiệp lớn, mới có khả năng xóa bỏ được sở hữu tư nhân” (Các Mác và Ph Ăngghen, 1996, tập 3, tr.95) Luận điểm này đòi hỏi cần phải nhận thức rằng, trong TKQĐ lên XHCN do tính chất, trình độ của LLSX đa dạng nên nội dung kinh tế và nội dung pháp lý của sở hữu cũng vận động đa dạng, do đó tất yếu sẽ tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau Vận dụng quan điểm trên, trong quá trình chuyển biến của nền kinh tế Xô viết từ giai đoạn “chủ nghĩa cộng sản thời chiến” sang giai đoạn “Chính sách Kinh tế mới”, Lênin đã chuyển nền kinh tế Xô viết từ phi tư hữu – phi thị trường sang nền kinh tế đa thành phần (đa sở hữu) – sản xuất hàng hóa, tôn trọng KTTN và kinh tế tư bản nhà nước Lênin nhận định: “Tìm cách ngăn cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của trao đổi tư nhân, của chủ nghĩa tư bản, chính sách ấy là dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn áp dụng nó” (Lênin toàn tập, tập 43, 2005, tr.276) Trên thực tế, Chính sách Kinh tế mới cho phép sự quay trở lại của tiểu thương và nông nghiệp tư nhân, hồi phục nền sản xuất hàng hóa nhỏ, thu hút và phát triển “kinh tế tư bản nhà nước” Những yếu tố đó đã hồi sinh và đem lại cho nền kinh tế Liên Xô bị tàn phá một sức sống mới và triển vọng tích cực
Trong hệ thống lý thuyết về kinh tế thị trường xã hội , các nhà kinh tế học Đức đã luận giải nền KTTT xã hội là một nền KTTT kết hợp tự do cá nhân, năng lực hoạt động kinh tế với công bằng xã hội Đây là nền KTTT kích thích mạnh mẽ sáng kiến cá nhân và lợi ích toàn xã hội, đồng thời phòng tránh được các khuyết tật lớn của thị trường, chống lạm phát, giảm thất nghiệp, quan tâm thực hiện công bằng xã hội Các quyết định kinh tế và chính trị của Nhà nước được hoạch định trên cơ sở chú ý đến những nhu cầu và nguyện vọng cá nhân Mô hình này theo đuổi các mục tiêu, bao gồm: (i) Bảo đảm và nâng cao tự do về vật chất cho mọi công dân bằng cách bảo đảm cơ hội kinh doanh cá thể bằng một hệ thống an toàn xã hội; (ii) Thực hiện công bằng xã hội theo nghĩa là công bằng trong khởi nghiệp và phân phối; và (iii) Bảo đảm ổn định bên trong của xã hội (khắc phục khủng hoảng kinh tế, mất cân đối) Theo đó, tư tưởng trung tâm của mô hình là tự do thị trường, tự do kinh doanh, không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tính độc lập kinh tế và chịu trách nhiệm của chủ DN, thừa nhận vai trò nhất định của Nhà nước (để đảm bảo phối hợp sự tự do kinh tế với các quy tắc và chuẩn mực xã hội) Những nguyên tắc này có nhiều giá trị tham khảo cho khung khổ phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
2.2.3 Các lý thuyết phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân gắn với phát triển vùng
Lý thuyết cực tăng trưởng vùng do Perroux (1950) khai sinh và được phát triển bởi Hirschmann (1958), Friedmann (1966) và Boudeville (1966) với sự nhấn mạnh đến tác động lan tỏa của cực tăng trưởng trong vùng thông qua LKV
Perroux (1950) quan niệm sự phát triển vùng không thể đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ mà trong quá trình phát triển sẽ có xu hướng phân hóa, một số lãnh thổ với điều kiện thuận lợi sẽ phát triển hơn các nơi khác Thông qua nghiên cứu chuỗi đô thị của Pháp, Perroux quan niệm các đô thị là các cực Các cực tạo thành một hệ thống có sức lan tỏa đến các vùng lân cận và có sự tương tác với nhau Trong hệ thống đó, có các đô thị đã phát triển gọi là cực phát triển, có các đô thị đang trong quá trình phát triển gọi là cực tăng trưởng Các cực phát triển có vai trò quan trọng trong tạo lực hút về lao động, sản xuất hàng hóa và dịch vụ, nói cách khác, các cực phát triển như những động lực kéo theo sự phát triển của các cực tăng trưởng Căn cứ vào đặc điểm của các cực này mà người ta tiến hành kiến thiết lãnh thổ để tạo sự phát triển hài hòa nhất bằng việc đặt thêm một số đô thị mới trong hệ thống
Về mặt thực tiễn, lý thuyết cực tăng trưởng phục vụ trực tiếp cho việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm và đã được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Á, nhất là các quốc gia ASEAN Sự hình thành và phát triển các lãnh thổ trọng điểm làm động lực cho toàn bộ nền kinh tế là phương tiện phù hợp với điều kiện hạn chế về nguồn lực của các nước nghèo, đang phát triển, cần kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam đã áp dụng lý thuyết này để xây dựng bốn vùng KTTĐ như là những “đầu tàu” về KTXH
Về lý thuyết liên kết phát triển cụm ngành , theo Porter (1990), CLKN là “sự tập trung về mặt địa lý của các DN, các nhà cung ứng và các DN có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (cấp chính quyền, trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau” Khái niệm này của Porter nhấn mạnh đến hai nội dung: thứ nhất, vai trò của “sự tập trung về mặt địa lý” trong hoạt động kinh tế, sự tập trung này cho thấy vai trò của vị trí đối với lợi thế so sánh; thứ hai, “tính liên kết” và “liên quan”: cấu thành một CLKN không phải là tập hợp các công ty bất kỳ rời rạc mà phải là các DN và các định chế hỗ trợ được kết nối với nhau một cách chặt chẽ bởi dòng hàng hoá, dịch vụ và dòng liên kết của chúng với phần còn lại của nền kinh tế Porter (1990) cho rằng, NLCT phụ thuộc rất nhiều vào CLKN, bởi yếu tố quyết định NLCT là năng suất mà năng suất được liên tục cải thiện nhờ vào tính liên kết trong cụm ngành Đồng thời, đến lượt nó, CLKN phát triển giúp kinh tế của vùng mà nó tồn tại bên trong đó được tăng trưởng và phát triển nhờ tính gắn kết bởi sự tương hỗ và tính cộng hưởng có được do tác động lan tỏa tích cực trong cụm
Theo đó, trong một CLKN, các DN có thể liên kết với nhau bằng nhiều cách Jacobs & Deman (1996) đã dựa vào nội dung liên kết mà phân thành các kiểu sau: (1) Liên kết chia sẻ thị trường hoặc nhà cung cấp (liên kết ngang); (2) Tham gia vào mỗi công đoạn trong chuỗi giá trị (liên kết dọc); (3) Liên kết với các ngành có liên quan (liên kết liên ngành); (4) Liên kết chia sẻ công nghệ; (5) Liên kết trong đó một DN đóng vai trò trung tâm Koschatzky & Lo (2007), dựa theo phạm vi không gian mà chia thành: CLKN trong phạm vi một địa phương, CLKN trong phạm vi một vùng và CLKN liên vùng Trong đó, CLKN cấp độ địa phương được coi như giai đoạn hình thành trong chu kỳ sống của CLKN, thường chỉ bao gồm các DN cạnh tranh của cùng một ngành hay cùng một công nghệ, do đó NLCT của cụm thấp CLKN cấp vùng là giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành trong chu kỳ sống của CLKN, ở giai đoạn này, chính sự hợp tác giữa các thành viên của cụm sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho cụm, lúc này cụm sẽ có NLCT ở cấp quốc gia CLKN liên vùng là giai đoạn phục hưng trong chu kỳ sống của CLKN, giai đoạn này cụm có NLCT ở cấp quốc tế.
Tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân vùng
Thiết lập hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển DNKTTN không chỉ là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu mà còn là nhiệm vụ cần thiết của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ Qua thời gian, hệ thống tiêu chí đã có những điều chỉnh, cập nhật, bổ sung phù hợp với mục tiêu phát triển và thực tiễn thay đổi của bối cảnh KTXH Theo đó, sự phát triển DNKTTN thường được đánh giá trên các tiêu chí như:
Thứ nhất, hiệu quả KTXH với các chỉ tiêu: đóng góp cho ngân sách Nhà nước; số lượng và chi phí đào tạo nguồn nhân lực; số lượng, chất lượng nhà ở được hỗ trợ xây dựng từ DNKTTN (Ben Grozier & Jason Keene, 2022; Nguyễn Mậu Quyết, 2008); trách nhiệm xã hội (CSR) (Nasrullah, N M., & Rahim, M M., 2014); huy động ngày càng nhiều nguồn vốn cho SXKD; tạo việc làm; tăng thu cho ngân sách nhà nước; nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người lao động (Phạm Văn Sơn, 2008); trách nhiệm xã hội: lao động (có ký hợp đồng với lao động thường xuyên, có tổ chức Công đoàn, có trả BHXH, BHYT); quản trị (có bộ phận giám sát thực hiện trách nhiệm xã hội, có soạn thảo chính sách thực hiện trách nhiệm xã hội, có thành viên của nhóm tiêu chuẩn, có chứng chỉ, chứng nhận hay giải thưởng), cộng đồng (bảo vệ môi trường, giáo dục, phát triển hạ tầng, dịch vụ y tế, phát triển thanh niên, giảm nghèo, di sản địa phương, sự kiện thể thao) (CIEM, GSO & DOE, 2013); tỷ lệ thu nhập bình quân của người lao động so với mức lương tối thiểu vùng/người/tháng theo quy định hiện hành của Nhà nước; ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, xây dựng tổ chức Công đoàn; khoản chi cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện tại địa phương (UBND TP.HCM, 2022)
Thứ hai, năng lực cạnh tranh và công nghệ với các chỉ tiêu: số lượng, doanh thu, lợi nhuận thị trường nội địa/xuất khẩu; các chỉ số về hoạt động tài chính như vốn chủ sở hữu, các khoản đầu tư, các khoản nợ; kết nối với các DNKTTN ở địa phương, phát triển hệ thống phân phối (Ben Grozier & Jason Keene, 2022); doanh thu, vốn SXKD, lao động, lợi nhuận; tỷ lệ DNKTTN trong tổng số DN, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và trên doanh thu, tỷ trọng giá trị tài sản cố định trong vốn kinh doanh, tỷ trọng giá trị tài sản cố định trong vốn kinh doanh, tỷ lệ vốn, doanh thu, lao động của DNKTTN so với DN nói chung (Nguyễn Mậu Quyết, 2008); chi phí R&D; tổng số nhà nghiên cứu và đơn xin cấp bằng sáng chế cho xuất khẩu công nghệ cao (Martina Halaskova, Beata Gavurova & Kristina Kocisova, 2022); tổng doanh thu, lượng đơn đặt hàng mới, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới, giá bán bình quân trên đơn vị sản phẩm, giá thành bình quân trên đơn vị sản phẩm, sản phẩm tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, lượng mua nguyên vật liệu đầu vào, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên (Qũy Châu Á, 2010); sự chuyển đổi phát triển giữa các hình thức pháp lý từ thấp đến cao; sự gia tăng về vốn, công nghệ; mở rộng thị trường đầu ra; nâng cao chất lượng nguồn lao động; cải thiện năng lực đội ngũ các nhà DN và hoàn thiện môi trường kinh doanh (Trần Thị Hạnh, 1995); có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong DNKTTN theo hướng tiến bộ, hiệu quả; nâng cao trình độ trang thiết bị, công nghệ; trình độ lao động, quản lý trong DNKTTN; nâng cao hiệu quả SXKD và năng lực cạnh tranh (Phạm Văn Sơn, 2008); giá trị gia tăng của ngành chế tạo trên đầu người, năng lực xuất khẩu sản phẩm chế tạo, thị phần thế giới về xuất khẩu sản phẩm chế tạo, tỷ trọng của ngành chế tạo trong GDP, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế tạo trong tổng xuất khẩu (Báo cáo Cạnh tranh Công nghiệp Việt Nam 2011 của UNIDO), chi cho nghiên cứu và phát triển, cán bộ KHCN, số lượng và loại hình DN sáng tạo, số lượng bằng sáng chế, số lượng DN chế tạo/dịch vụ công nghệ cao (Báo cáo đổi mới Khoa học và Công nghệ Châu Âu 2013 của Uỷ ban Châu Âu); chi trong nước cho R&D, số nhà nghiên cứu, cán bộ R&D thuộc chính phủ, DN và giáo dục bậc cao, bằng sáng chế và cán cân thanh toán công nghệ (Bảng điểm Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp của OECD); tính bền vững của môi trường/xã hội, mức độ phổ biến của Internet, chất lượng cơ sở khoa học, chi của DN cho R&D, mức độ sẵn có của các nhà khoa học/kỹ sư (Báo cáo Năng lực cạnh tranh 2012 của Diễn đàn Kinh tế thế giới); lan tỏa công nghệ: mua hàng hóa công nghệ, mua công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ các thành viên trong công ty, lao động có kỹ năng (CIEM, GSO & DOE, 2013); áp dụng thương mại điện tử (có website đang hoạt động, có doanh thu từ thương mại điện tử), có khoản chi phí đầu tư mua máy móc, thiết bị với công nghệ tiên tiến hơn (UBND TP.HCM, 2022)
Thứ ba, thân thiện với môi trường có các chỉ tiêu như lượng tiêu hao năng lượng cho hoạt động SXKD; quản lý chất thải và ô nhiễm nguồn nước (Ben Grozier & Jason Keene, 2022); đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường, hoặc Cam kết bảo vệ môi trường và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, có những hoạt động thiết thực đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường ở địa phương hoặc có sáng kiến vệ bảo vệ môi trường hoặc có bằng khen giải thưởng về môi trường; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy trong DN (UBND TP.HCM, 2022)
Thứ tư, thay đổi về số lượng, quy mô, cơ cấu với sự tăng lên về số lượng, quy mô
(cả về vốn, lao động) đối với các hình thức tổ chức hoạt động SXKD (Phạm Văn Sơn, 2008; Nguyễn Mậu Quyết, 2008)
Trên tinh thần kế thừa các tiêu chí và chỉ tiêu như trên, với mục tiêu thống nhất trong việc đánh giá sự phát triển DN, ngày 26/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 1255/QĐ- TTg phê duyệt Đề án xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển DN Bộ chỉ tiêu này được dùng làm căn cứ đánh giá một cách đầy đủ kết quả, hiệu quả và chất lượng phát triển DN của cả nước và từng địa phương Các chỉ tiêu bao gồm:
- Mức độ phát triển về số lượng DN: Số DN thực tế đang hoạt động; số DN hoạt động/1000 dân; số DN đăng ký thành lập mới; số DN ngừng hoạt động; tỷ lệ DN thành lập mới/DN ngừng hoạt động; số DN tạm ngừng, quay trở lại hoạt động; số DN hoàn thành thủ tục giải thể, phá sản
- Mức độ phát triển về lao động: Số lao động thực tế làm việc; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo; tỷ lệ lao động theo giới tính và theo trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật; tỷ lệ chủ DN theo giới tính, trình độ học vấn; tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển
- Mức độ thu hút vốn đầu tư và tài chính: Nguồn vốn SXKD; tổng số vốn đăng ký thành lập mới, mở rộng sản xuất; vốn đầu tư; tỷ lệ vốn chủ sở hữu; tài sản cố định và đầu tư dài hạn; trang bị vốn bình quân một lao động; trang bị tài sản cố định bình quân một lao động
- Chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, tham gia các chương trình hỗ trợ của Nhà nước
- Kết quả, hiệu quả phát triển DN: Doanh thu, thu nhập của người lao động, giá trị gia tăng, lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách Nhà nước: thu nhập bình quân 01 lao động; năng suất lao động; chỉ số quay vòng vốn; tỷ lệ DN kinh doanh có lãi hoặc lỗ; tỷ suất lợi nhuận
Như vậy, để đánh giá sự phát triển của DNKTTN, qua tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu khoa học và văn bản pháp luật, cũng như cân nhắc nguồn dữ liệu có được, nhóm nghiên cứu hệ thống bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của DNKTTN như sau:
2.3.1 Tiêu chí đánh giá về mặt lượng
Sách chuyên khảo này đánh giá sự phát triển của DNKTTN về mặt lượng trên các nhóm chỉ số thống kê như sau:
2.3.1.1 Số lượng, tỉ trọng và cơ cấu Đánh giá quy mô, số lượng, cơ cấu là đánh giá bên ngoài, đánh giá tổng quát, mặc dù chưa đi sâu vào tình hình phát triển của DNKTTN nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp một quan sát tổng thể, dễ tiếp cận Số lượng DN là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế Sự biến động của số lượng DN, nhất là gia tăng số lượng DN hoạt động trong nền kinh tế theo thời gian, phản ánh năng lực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc gia hoặc của một vùng cụ thể (Vũ Hùng Cường & cộng sự, 2021) Tỷ trọng DNKTTN trong tổng số DN đang hoạt động trong nền kinh tế của địa phương, của vùng, của quốc gia là một chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia, đóng góp của DNKTTN đối với phát triển KTXH của vùng, quốc gia Các chỉ tiêu về cơ cấu DNKTTN phân theo lĩnh vực kinh tế và loại hình DN cũng như phân theo quy mô DN sẽ cho thấy sâu hơn về sự phát triển của DNKTTN
Trên thế giới, số DN trên 1000 dân thường được sử dụng như thước đo đánh giá sự phát triển của một nền kinh tế và chỉ tiêu này càng cao, cho thấy sự phát triển của nền kinh tế càng cao Đối với một nền kinh tế quốc gia hoặc vùng, sự biến động của số lượng DN, nhất là gia tăng số lượng DN hoạt động trong nền kinh tế theo thời gian, phản ánh năng lực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế hay của một vùng cụ thể Đối với một ngành kinh tế, tốc độ tăng trưởng số DN phản ánh sự thay đổi của tính chất ngành, theo hướng tiến dần đến trình trạng cạnh tranh hoàn hảo và do đó thúc đẩy cạnh tranh giữa các DN, nâng cao mức độ hưởng lợi của các chủ thể tham gia thị trường
Tài sản hoặc nguồn vốn của DN giúp cho các cơ quan quản lý và những nhà nghiên cứu nắm rõ hơn quy mô của DN cũng như quy mô huy động nguồn vốn của DNKTTN Đây là một trong hai chỉ tiêu được nhiều quốc gia và Việt Nam sử dụng để phân loại DN theo quy mô vốn, hơn nữa, khi DN có sự tăng (giảm) tài sản/nguồn vốn theo thời gian chính là biểu hiện thực tế của việc mở rộng hoặc thu hẹp quy mô SXKD
Khi lượng hóa chỉ tiêu này cụ thể hơn ở dạng tài sản/nguồn vốn bằng tiền, bằng thiết bị máy móc, nhà xưởng… còn có thể đánh giá chính xác hơn về sự phát triển của
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân vùng
Sự phát triển của DNKTTN trong vùng kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố, có nhiều cách phân loại những yếu tố này tùy theo các cách lĩnh vực tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, có thể thấy hai nhóm yếu tố phổ biến nhất:
2.4.1 Nhóm yếu tố vĩ mô bên ngoài
Tầm quan trọng của nhóm yếu tố vĩ mô đã được nhiều nghiên cứu khẳng định Simpson và cộng sự (2004) định nghĩa môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố tác động tới DNKTTN theo hướng hỗ trợ hoặc ngăn cản sự phát triển của DNKTTN trong vòng đời của mình Cùng quan điểm, Dahlqvist và cộng sự (2000) cho rằng những yếu tố này mang lại cơ hội, thách thức và thông tin ảnh hưởng tới tất cả các DNKTTN trong môi trường kinh doanh, bất kể nền tảng kinh doanh hoặc trình độ nhân viên là gì Mazzarol và cộng sự (1999) và Viviers và cộng sự (2001) chỉ ra rằng những yếu tố môi trường vĩ mô không thể bị kiểm soát và thành công của các DNKTTN phụ thuộc vào khả năng của ban lãnh đạo trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh từ các yếu tố này
Vậy, cụ thể yếu tố vĩ mô bên ngoài là gì? Theo Guzman và Santos (2001), đó là nhân khẩu học, thị trường, văn hóa, kinh tế, chính trị, thể chế, pháp lý, hiệu quả, công nghệ, cơ sở hạ tầng và các yếu tố khác Hart, M và Gudgin, G (1994) cho rằng tỷ lệ lao động có tay nghề, lao động quản trị trong tổng dân số địa phương và chính sách phát triển DN mới có quy mô ở địa phương là những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự ra đời của các DN mới Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Bùi Trung Nghĩa (2008) khi luận giải cho những hạn chế của DNKTTN đã nhấn mạnh các yếu tố như: môi trường kinh doanh chậm được cải thiện, khoảng cách giữa các quy định của luật pháp và thực tế thực hiện của công chức còn xa; khoảng cách thực hiện các chính sách đối với DN giữa các địa phương cũng còn lớn; tính công khai, minh bạch về thông tin kinh tế còn kém; vẫn còn những ưu đãi với các tập đoàn và DNNN chưa phù hợp với nguyên tắc đối xử bình đẳng với các DN trong nước và đối xử bình đẳng với các DN có vốn nước ngoài Đỗ Quang Vinh (2005) đã xác định tâm lý xã hội, cơ chế chính sách của Nhà nước và trình độ tổ chức quản lý của bộ máy Nhà nước là những yếu tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của DNKTTN Phan Thị Huê (2019) khi xem xét phát triển KTTN trong nông nghiệp đã đặc biệt chú ý đến các nhân tố vĩ mô như: cơ chế chính sách và tổ chức quản lý nhà nước; sự liên doanh, liên kết giữa KTTN trong nông nghiệp với các DN chế biến và thị trường tiêu thụ; nhận thức xã hội và tác động của các tổ chức hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với KTTN trong nông nghiệp; tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với KTTN và nhóm các nhân tố khác: điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Nguyễn Mậu Quyết
(2008) trong khi nghiên cứu về phát triển DNKTTN trong công nghiệp, trên góc độ tiếp cận theo hướng quản lý kinh tế và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, đã xác định các yếu tố ảnh hưởng gồm: chính trị, chính sách và pháp luật của Nhà nước; KTXH; công nghệ và kỹ thuật; điều kiện tự nhiên Phạm Văn Sơn (2008) khi đánh giá thực trạng phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN và tác động của nó đến củng cố quốc phòng ở nước ta, đã nhấn mạnh đến những yếu tố vĩ mô gồm: định hướng XHCN đối với phát triển KTTN; môi trường điều kiện kinh doanh, hệ thống pháp luật và các chính sách của Nhà nước; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta Chu Thanh Hải (2017) khi đề cập đến vấn đề đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại đã chỉ định hai nhóm nhân tố vĩ mô: các nhân tố thuộc quốc gia và quốc tế (trình độ phát triển của nền kinh tế; tư duy, nhận thức và quan điểm; mức độ hoàn thiện của hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước đối với phát triển thương mại tư nhân; các cam kết quốc tế); các nhân tố thuộc về địa phương (thực trạng và mục tiêu phát triển KTXH của địa phương; năng lực cạnh tranh của các DN và hàng hóa trên địa bàn; kết cấu hạ tầng; bộ máy tổ chức quản lý; nhân lực và nguồn nhân lực; cơ sở vật chất kĩ thuật) Với VCCI (2022) khi thực hiện báo cáo khảo sát động thái DN Việt Nam năm 2022 và đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 09- NQ/TW đã xác định các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển của DN như: Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển KTXH; Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân; Tính minh bạch, rõ ràng của hệ thống pháp luật và chính sách; Môi trường kinh doanh được cải thiện; Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội kinh doanh; Tác động của tiến bộ KHCN; Tác động của giáo dục đào tạo; Môi trường xã hội - văn hóa ngày càng tiến bộ; Sự tôn trọng, tôn vinh doanh nhân của xã hội; Sự hình thành và phát triển của các tổ chức đại diện và hỗ trợ phát triển DN
Từ các kết quả nghiên cứu trên, trong Sách chuyên khảo này này, nhóm nghiên cứu xem xét các yếu tố vĩ mô bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển DNKTTN gồm:
2.4.1.1 Chủ trương và chiến lược phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân
Quan điểm, chủ trương, cách nhìn nhận của Đảng và Nhà nước về vai trò, vị trí đối với từng khu vực kinh tế sở hữu có tác động lớn đến sự phát triển của các DN thuộc các khu vực kinh tế sở hữu đó Ở Việt Nam, khu vực KTTN được xác định là một bộ phận, là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển Theo đó, Nhà nước sẽ cho phép và tạo mọi điều kiện để thúc đẩy, kích thích các DNKTTN đăng ký kinh doanh và hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế
Các chính sách pháp luật, quy hoạch, định hướng phát triển ngành, phát triển vùng lãnh thổ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển của các DNKTTN Theo mục tiêu phát triển của địa phương và cơ chế phân cấp quản lý, dựa trên chủ trương và chiến lược phát triển DN theo thành phần kinh tế ở cấp quốc gia, mỗi vùng/địa phương có những cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút và khuyến khích DNKTTN đầu tư vào ngành, lĩnh vực theo định hướng phát triển; có các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp, thúc đẩy liên kết theo cụm ngành để hỗ trợ các DNNVV phát triển
2.4.1.2 Hệ thống chính sách, pháp luật phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân
Các lý thuyết cũng như thực tiễn phát triển kinh tế quốc gia/vùng đều nhấn mạnh rằng: cơ chế chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau sẽ là nhân tố quan trọng để thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN, trong đó có DNKTTN Về bản chất, các DNKTTN không đòi hỏi phải có cơ chế ưu tiên, ưu đãi mà họ cần sự bình đẳng, công bằng trong môi trường kinh doanh, trong tiếp cận các nguồn lực đầu vào, trong tiếp cận các hợp đồng dịch vụ công
Trong các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, những vấn đề được DNKTTN quan tâm nhất là chính sách khởi nghiệp, hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực (tín dụng, đất đai, nguồn nhân lực); chính sách phát triển các sản phẩm chủ lực; chính sách đất đai, thuế phí; quy trình và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; quy trình và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; hoạt động xúc tiến đầu tư (các hoạt động, chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh; các hoạt động hỗ trợ DN) Các chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển DN được xây dựng và triển khai đồng bộ sẽ là cơ sở vững chắc để các DNKTTN khởi nghiệp và phát triển xứng đáng với vai trò động lực của nền kinh tế
2.4.1.3 Các nguồn lực đầu vào sẵn có
Về cơ bản, các nguồn lực đầu vào thường được tiếp cận đến khi đầu tư, khởi nghiệp như: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý; Cơ sở hạ tầng; Thị trường lao động tại chỗ và Thị trường tiêu thụ…
Các quốc gia, vùng có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp chịu sự phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý Hơn nữa, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương sẽ giúp DN nâng cao được khả năng liên kết nội vùng và liên vùng, giảm chi phí vận chuyển, do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn DN các địa bàn khác
Kết cấu hạ tầng giao thông có chất lượng (kết nối tốt và thời gian ngắn) là điều kiện để DN tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, bãi và chi phí tiếp cận thị trường Bên cạnh đó, hiện nay, hạ tầng viễn thông cũng góp phần rất lớn trong việc giúp DN tiếp cận thị trường và đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng
Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực tại chỗ đảm bảo số lượng và chất lượng luôn là yếu tố chủ chốt tác động đến quyết định đầu tư, năng lực phát triển bền vững của DNKTTN Điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với những vùng chậm phát triển, điều kiện sống kém lợi thế hơn so với các trung tâm đô thị, thị trường lao động chưa phát triển
Thị trường tiêu thụ hay chính xác hơn là nhu cầu thị trường (vùng, quốc gia, quốc tế) chính là động lực để DNKTTN khởi nghiệp và mở rộng SXKD với bản chất đặc trưng của khu vực KTTN là linh hoạt, nhạy bén, năng động, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của người dân để đem lại lợi nhuận
2.4.1.4 Cơ chế liên kết, hợp tác kinh tế vùng
Theo Nguyễn Chí Hải và cộng sự (2022), để tạo ra lợi thế so sánh cho các ngành kinh tế, tạo động lực cho DNKTTN tham gia, cần nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ quy mô cấp ngành, nhờ liên kết và hợp tác trong một phạm vi địa lý nhất định Sự phát triển của các cụm liên kết ngành là hình thức cao hơn trong quá trình hợp tác và được xem là điều kiện để các DN hợp tác phát triển Bên cạnh đó, với đặc thù lợi thế tương đồng hoặc bổ sung cho nhau giữa các tỉnh nội vùng, tiểu vùng trong nội vùng và với các vùng lân cận, việc hình thành được cơ chế hợp tác, liên kết, chia sẻ lợi ích theo phương thức chuỗi giá trị, phân công lao động theo chuyên môn hóa sâu sẽ tránh được sự chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, phát huy được thế mạnh mỗi tiểu vùng và vùng Đối với sự phát triển của các DNKTTN, sự kết nối sản xuất trong liên kết chuỗi giá trị biểu hiện ở điều kiện thuận lợi trong kết nối với các DN lớn trong ngành tại tỉnh, thuận lợi kết nối với các DN lớn cùng ngành tại các địa phương lân cận, thuận lợi kết nối với các DN lớn cùng ngành tại các địa phương trong cả nước là điều kiện hết sức cần thiết
2.4.2 Những yếu tố vi mô bên trong
Kinh nghiệm quốc tế về phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân vùng
Vùng Giang Tô có những đặc điểm tương đồng với tiểu vùng DHPĐ ĐBSCL như đại bộ phận lãnh thổ là đồng bằng phù sa hạ du Trường Giang và Hoài Hà, địa thế toàn tỉnh nhìn chung là khá thấp và bằng phẳng với hệ thống các sông và kênh rạch dày đặc Thế mạnh của vùng Giang Tô là nông nghiệp với danh tiếng “ngư mễ chi hương” - vùng đất của cá và gạo, vùng đất giàu có; các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, công nghiệp thực phẩm, điện tử, máy móc, dệt may, hóa dầu, vậy liệu xây dựng và du lịch thắng cảnh Đặc trưng của liên kết phát triển DNKTTN ở tỉnh Giang Tô là tỷ lệ lớn DNKTTN trong cụm là DN FDI Các nhà đầu tư Nhật Bản rất thích đầu tư vào Giang
Tô và Thượng Hải (ngay phía nam Giang Tô) Có thể nói, các DN FDI giữ vai trò đầu tàu ở tỉnh Giang Tô Bên cạnh đó, các DNKTTN mà gốc gác là DNNN được cổ phần hóa cũng giữ vai trò quan trọng Ngành nghề ở đây là những ngành công nghiệp nhẹ hiện đại hơn, vừa thâm dụng lao động vừa thâm dụng vốn, có cả những ngành công nghệ cao Sản phẩm nhiều chi tiết hơn và hiện đại hơn như tấm pin năng lượng mặt trời, các sản phẩm công nghệ sinh học Vì thế, liên kết cung ứng giữa các DN trong cụm phát triển hơn Một đặc trưng nữa là các sáng kiến phát triển DNKTTN ở Giang
Tô phần lớn là của địa phương và Trung ương (Bellandi & Lombardi, 2012) Đặc biệt, để thu hút FDI vào xây dựng các cụm DN công nghệ cao, Giang Tô còn thành lập các KCN chuyên ngành như KCNC chuyên sản xuất màn hình LCD Côn Sơn, KCN quang điện Vô Tích và KCN công nghệ điện gió Vô Tích
2.5.2 Trường hợp vùng ven biển Đông Nam Thái Lan
Về vị trí địa lý, vùng Đông Nam Thái Lan nằm gần với vùng ĐBSCL và các tỉnh miền Đông Campuchia Thời gian qua, ba vùng này đã có những kết nối về kinh tế với nhau thông qua chương trình tour “Một điểm đến, một sản phẩm du lịch đặc thù” với những sáng kiến về các tuyến du lịch đường bộ và đường biển Vùng Đông Nam Thái Lan có đặc điểm địa lý là các dãy núi ngắn xen kẽ với các lưu vực nhỏ của các sông ngắn chảy vào vịnh Thái Lan Cây ăn quả là một mảng chính của nông nghiệp trong vùng và du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Vị trí ven biển của vùng đã giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là thu hút phát triển công nghiệp ô tô với sự liên kết phát triển các cụm DN
Hội tụ DN công nghiệp ô tô ở vùng ven biển Đông Nam Thái Lan bắt đầu từ đầu thập niên 1970 khi các hãng ô tô Nhật Bản được cấp phép mở nhà máy ở vùng này Họ được Chính phủ Thái Lan tạo điều kiện bằng cách ưu đãi khi đặt nhà máy ở các KCN Ladkrabang và Bangchan (Bangkok), Samrong (tỉnh Samutprakam) Khi các DN ô tô Nhật Bản, vì nhiều lý do khác nhau, tiếp tục đến Thái Lan đầu tư, họ đã chọn những nơi có sẵn khách hàng và sẵn có DN ô tô đồng hương Vì thế, Bangkok và Samutprakam ngày càng có thêm nhiều DN ô tô và linh kiện ô tô Nhật Bản hiện diện Những DN đến sau tìm đến các tỉnh lân cận, khiến cho vùng hội tụ ngành công nghiệp ô tô ngày một mở rộng, sang cả hai tỉnh Ayuthaya và Pathumthani Sự mở rộng này một phần là nhờ chính phủ Thái Lan đã có những đầu tư lớn cho phát triển kết cấu hạ tầng, tạo nên những KCN hiện đại ở hai tỉnh Aythaya và Pathumthani Khi chính phủ Thái Lan khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các tỉnh phía Đông, cũng bằng chính sách ưu đãi và chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, một cụm DN ngành ô tô mới hình thành ở hai tỉnh Chonburi và Rayong từ đầu thập niên 1990 Chonburi là nơi hội tụ của hãng ô tô Nhật Bản như Mitsubishi và các nhà cung ứng cho hãng này Còn Rayong là nơi hội tụ của các hãng ô tô châu Âu và Mỹ như AAT, GM, BMW cũng như các hãng chế tạo linh kiện ô tô Âu - Mỹ như Visteon, TRW và Dana Một số hãng chế tạo linh kiện ô tô của Nhật Bản cũng đến Rayong nhằm mục đích cung ứng cho các hãng ô tô Âu - Mỹ
Nghiên cứu của Mongkhonvanit (2008) cho thấy các liên doanh cũng như các
DN 100% vốn trong nước trong ngành ô tô Thái Lan đều có liên kết không chính thức lẫn chính thức đối với các trường ĐH Liên kết không chính thức là quan hệ cá nhân giữa các lãnh đạo DN với các chuyên gia ở trường ĐH Các công ty xuyên quốc gia có liên kết chính thức với các trường ĐH dưới các hình thức như hợp đồng tư vấn và hợp đồng thí nghiệm Các liên doanh có liên kết chính thức với các trường ĐH dưới hình thức hợp đồng thí nghiệm và thỏa thuận thực tập dành cho sinh viên bậc ĐH Các DN 100% vốn trong nước thì liên kết với các trường ĐH dưới hình thức hợp đồng tư vấn và hợp đồng thí nghiệm (Anbumozhi, 2009)
2.5.3 Trường hợp vùng Gyeongnam Hàn Quốc
Một trường hợp nổi bật cho việc thúc đẩy phát triển DNKTTN ở Hàn Quốc là xây dựng cụm ngành đóng tàu vùng Gyeongnam Cụm được hình thành dựa trên những lợi thế như: đây là vùng nước sâu, không có các bãi cát, hơn nữa trong vùng lại có các ngành công nghiệp nặng khác hỗ trợ, cùng với đó là sự chủ trì và hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ, Uỷ ban Quản lý Hàng Hải đặc biệt (Porter & cộng sự, 2010) Cụm có 80 cơ sở đóng tàu, trong đó có 9 cơ sở đóng tàu trọng tải lớn, độ phức tạp cao và 71 cơ sở còn lại là DN vừa và nhỏ 9 cơ sở đóng tàu trọng tải lớn này chiếm 95% tổng sản lượng tàu đóng mới của cả nước, riêng 3 công ty lớn nhất là Huyndai Heavy Industries, Deawoo Shipbuilding & Marine Engineering và Samsung Heavy Industries chiếm đến 58.4% Các cơ sở của nhà nhà máy đóng tàu chủ yếu nằm ở các quận Ulsan, Busan và Geoje
Các DNKTTN trong cụm thực hiện liên kết theo các hình thức sau: (1) Liên kết dọc giữa DN sản xuất với các DN phụ trợ thông qua quan hệ thầu phụ; (2) Liên kết ngang bằng cách tham gia các hiệp hội như: hiệp hội đóng tàu KOSHIPA, hiệp hội Thiết bị Hàng hải Hàn Quốc và hiệp hội Công nghiệp Đóng tàu Hàn Quốc; (3) Liên kết hỗ trợ với các trường đại học và Viện nghiên cứu như: Đại học Hàng hải Hàn Quốc (Busan), Viện Nghiên cứu thiết bị Hàng hải Hàn Quốc nằm trong vùng Gyeongnam, Đại học Quốc gia Seoul và Viện Khoa học & Công nghệ cao Hàn Quốc, Cao đẳng Bách khoa Ulsan, Cao đẳng Bách khoa Changwon, Viện nghiên cứu thiết bị hàng hải Hàn Quốc và hiệp hội Kiến trúc Hải quân Hàn Quốc
2.5.4 Bài học cho tiểu vùng Duyên hải phía Đông
Từ thực tiễn về phát triển DNKTTN trong và ngoài nước, sách chuyên khảo này rút ra một số bài học về phát triển DNKTTN cho tiểu vùng DHPĐ như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và cải thiện năng lực bộ máy chính quyền
Nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận về chủ trương thu hút đầu tư là yếu tố quyết định đến sự phát triển KTXH Trước hết là nâng cao nhận thức và đồng thuận trong nhận thức của các nhà lãnh đạo từ cấp tỉnh, các Sở, ngành, UBND các cấp về thu hút đầu tư để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ, tạo ra sự đồng thuận trong nhận thức về vai trò của thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư để phát triển KTXH Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một đầu mối trong cấp giấy chứng nhận đầu tư, giải quyết đất đai, xây dựng Cần giảm tối đa những thủ tục không cần thiết ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, quá trình SXKD, nhất là các thủ tục xin thuê đất, giao đất
Thứ hai, tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực
Cần làm tốt công tác quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng Tập trung làm tốt công tác quy hoạch, bao gồm cả quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng, quy hoach đô thị, đặc biệt là quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp để tạo quỹ đất sạch thu hút các dự án đầu tư Đồng thời, cần nâng cao chất lượng công vụ và chất lượng nguồn nhân lực Chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, phục vụ DN Hỗ trợ xây dựng nguồn nhân lực có trình độ cao: chú trọng đổi mới chương trình các trường đại học đáp ứng yêu cầu việc làm của doanh nghiệp, các doanh nghiệp hình thành các quỹ học bống và việc làm; hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân lực
Thứ ba, nghiên cứu ban hành các chính sách khuyến khích DNKTTN phát triển phù hợp với điểm mạnh của địa phương và tận dụng các xu hướng thời đại
Xây dựng chiến lược phát triển các DNKTTN trên địa bàn, chú trọng tạo điều kiện cho các DNNVV Trên cơ sở đó tiến hành hoàn thiện chính sách phát triển KTXH nói chung và phát triển DNNVV nói riêng thông qua việc xây dựng những chính sách đặc thù, đặc biệt là hỗ trợ DN ra đời, ứng dụng công nghệ hiện đại và chuyển đổi số trong quản trị Song song đó, cần hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo gắn với yêu cầu của CMCN 4.0 Xây dựng chiến lược, kế hoạch, lộ trình chi tiết về việc tiếp cận với cuộc CMCN 4.0, làm cơ sở pháp lý cho các startup chủ động thông tin khởi nghiệp Hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ cho các startup trẻ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư Bên cạnh đó, tích cực giúp đỡ cho các startup trẻ tìm kiếm các quỹ hỗ trợ đầu tư từ nước đang “săn” ý tưởng kinh doanh Gắn chính sách phát triển DNKTTN với chiến lược tăng trưởng của nền kinh tế theo từng giai đoạn phát triển
Xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa công nghệ cao là một trong những động lực chính đối với phát triển kinh tế địa phương và quốc gia; gắn sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; lấy công nghệ là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Từ đó, tập trung hỗ trợ vốn bằng việc thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ Phát triển công nghiệp địa phương, Quỹ Bảo lãnh tín dụng, khuyến khích các tổ chức tài chính tư nhân đầu tư mạo hiểm Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ nâng cao trình độ công nghệ: thiết kế các giải thưởng cho doanh nghiệp chiến thắng công nghệ, xây dựng các công viên khoa học, vườn ươm công nghệ, thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu Ngoài ra, có thể tăng cường ưu đãi thuế và phi thuế; phát triển nền kinh tế số, đầu tư R&D để nền tảng môi trường công nghệ cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh; hạn chế lĩnh vực hoạt động của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn để không chèn ép các DNNVV
Thứ tư, kinh nghiệm từ Thái Lan đã nhấn mạnh đến việc thúc đẩy và tăng cường hiệu quả các liên kết phát triển kinh tế liên kết cụm ngành, liên kết địa phương, liên kết các trường Đại học – Viện nghiên cứu Các liên kết kinh tế này có tác động rất lớn đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chuyển giao KHCN, kinh nghiệm, kiến thức quản trị; mở rộng thị trường, gia tăng cơ hội SXKD
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KINH TẾ TƯ NHÂN TIỂU VÙNG DUYÊN HẢI PHÍA ĐÔNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tổng quan tiểu vùng Duyên hải phía Đông
Xét trên yếu tố tự nhiên và đặc thù văn hóa, xã hội, không gian du lịch, vùng ĐBSCL có thể chia thành 4 tiểu vùng: Vùng Đồng Tháp Mười gồm Long An, Đồng Tháp; Vùng Tứ Giác Long Xuyên gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang; Vùng bán đảo Cà Mau gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Vùng duyên hải phía Đông gồm Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh Tiểu vùng DHPĐ nằm ở vùng Duyên hải cửa sông của hệ thống sông Cửu Long đổ ra biển Đông và là vùng có đặc trưng về sinh thái ven biển cửa sông Tổng diện tích của Tiểu vùng khoảng 8.788,9 km 2 , chiếm 21,5% tổng diện tích vùng ĐBSCL
Bảng 3 1 Quy mô GDRP tiểu vùng DHPĐ 2017-2022 Đvt: tỷ đồng 2017 2018 2019 2022 2021 Sơ bộ
Tứ giác Long Xuyên 155328 166091 177022 189003 201159 205873 Đồng Tháp Mười 102354 107238 117616 128337 138286 143440
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê các địa phương năm 2022
Xét về quy mô GDRP, từ số liệu bảng 3.1 có thể thấy, tiểu vùng DHPĐ xếp thứ 2 trong 4 tiểu vùng ĐBSCL, tính đến 2022, GDRP DHPĐ đạt 165.022 tỷ đồng, chiếm 26,6% GDRP ĐBSCL Trong giai đoạn 2017-2022, tỷ trọng GDRP tiểu vùng DHPĐ so với ĐBSCL không có nhiều thay đổi nổi bật, chỉ dao động trong khoảng 26-27% và luôn là xếp vị trí thứ 2 trong 4 tiểu vùng
Trong khi đó, xét trong nội bộ tiểu vùng, năm 2022, Bến Tre là tỉnh có quy mô GDRP thấp nhất trong 4 địa phương thuộc tiểu vùng DHPĐ, GDRP của Bến Tre chỉ đạt 32.408 tỷ đồng, chiếm 19,6% GDRP tiểu vùng DHPĐ Có một sự thay đổi đáng lưu ý về tỷ trọng GDRP của Bến Tre và Trà Vinh trong giai đoạn 2017-2022 Năm 2017, GDRP của Bến Tre đạt 25.171 tỷ đồng, chiếm 21%, con số này là cao hơn so với Trà Vinh
(24744 tỷ đồng-20,6%) nhưng từ năm 2016 đến 2022, quy mô và tỷ trọng GDRP của Bến Tre luôn thấp hơn Trà Vinh, đồng thời khoảng cách chênh lệch luôn được gia tăng qua mỗi năm (bảng 3.1) Mặt khác, nhìn ở góc độ tổng thể, ở giai đoạn 2017-2022 trong khi tỷ trọng GDRP của Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long đều có xu hướng giảm thì Trà Vinh lại tăng Đây là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm vì nó cho thấy hầu hết các địa phương thuộc tiểu vùng DHPĐ đều chưa phát huy tốt tiềm năng của mình và thành tích nổi bật của Trà Vinh cũng là kinh nghiệm quý giá cho các địa phương khác trong nội bộ tiểu vùng tham khảo, đặc biệt là Bến Tre
Bảng 3 2 Cơ cấu GDRP tiểu vùng DHPĐ 2017-2022 Đvt: % 2017 2018 2019 2020 2021
Sơ bộ Prel.2022 Duyên hải phía Đông 26,2% 26,5% 26,9% 26,8% 26,8% 26,6%
Tứ giác Long Xuyên 33,9% 34,1% 33,8% 33,4% 33,3% 33,2% Đồng Tháp Mười 22,4% 22,0% 22,4% 22,7% 22,9% 23,1%
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê các địa phương năm 2022 Ở khía cạnh tăng trưởng GDRP, bảng 3.3 so sánh tốc độ tăng trưởng GDRP của DHPĐ, ĐBSCL và cả nước cho thấy xu hướng chung là đều giảm sâu trong giai đoạn 2018-2022 Cụ thể, DHPĐ giảm từ 7,5% năm 2018 xuống còn 1,9% năm 2022, tương tự, ĐBSCL là 6,4% năm 2018 và 2,5% năm 2022, cả nước là 6,2% năm 2012 và 2,9% năm
2022 Tốc độ tăng trưởng GDRP năm 2022 so với 2021 của DHPĐ là thấp nhất, chỉ đạt 1,9% Sự giảm sút này xuất phát từ việc thay đổi cách tính GDRP và ảnh hưởng từ đại dịch Covid 2019
Bảng 3 3 Tăng trưởng GDRP (%) tiểu vùng DHPĐ 2018-2022
Duyên hải phía Đông 7,5% 9,4% 7,3% 6,9% 1,9% ĐBSCL 6,4% 7,7% 7,8% 7,0% 2,5%
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam và NGTK các địa phương năm
Xét cơ cấu kinh tế, thế mạnh của tiểu vùng là phát triển nông nghiệp, được thiên nhiên ưu đãi với gần 70% diện tích đất phù sa, chiếm 21,5% tổng diện tích đất tự nhiên, 20% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn vùng ĐBSCL, trong đó có tới trên 85% diện tích đất là dùng trong sản xuất nông nghiệp Tiểu vùng DHPĐ cũng đã chủ động xây dựng, thực hiện các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất lúa, chiến lược phát triển nông thôn, chương trình nông thôn mới… Tiểu vùng DHPĐ thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu ĐBSCL về sản lượng cây ăn trái, sản lượng thủy sản nuôi trồng, và giá trị xuất khẩu hàng nông thủy sản Trong công cuộc CNH-HĐH, lĩnh vực công nghiệp của tiểu vũng cũng có những sự phát triển nổi bật Năm 2022, tốc độ tăng trưởng khu vực Công nghiệp và Xây dựng của Tiểu vùng là khá ấn tượng, đặc biệt là tỉnh Trà Vinh (tăng 34,37%, đóng góp 71,31% vào tăng trưởng chung), Tiền Giang (tăng 10,2%, đóng góp 42,66% vào tăng trưởng chung) và Vĩnh Long (tăng 11,32% và đóng góp 2,1 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung), cao hơn mức trung bình của ĐBSCL
Hình 3 1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (%) tiểu vùng DHPĐ 2017-2022
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê các địa phương năm 2022 Chú thích: DHPĐ: Duyên hải phía Đông; TGLX: Tứ giác Long Xuyên; ĐTM: Đồng Tháp Mười; BĐCM: Bán đảo Cà Mau
Về dịch chuyển cơ cấu kinh tế, hình 3.1 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2022, xu hướng chung của 4 tiểu vùng là giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ, tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, riêng trường hợp tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên, lĩnh vực Dịch vụ lại có sự tăng trưởng dù là rất nhỏ Lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng ở tiểu vùng DHPĐ có sự tăng trưởng mạnh nhất (30%), đây là kết quả của việc giảm tỷ trọng mạnh nhất ở lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp (22%) Một điểm đáng lưu ý về dịch chuyển cơ cấu kinh tế, như Vũ Hùng Cường (2021) đã chỉ ra, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm đầu đổi mới, tiểu vùng DHPĐ nói riêng và ĐBSCL nói chung là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, tuy nhiên, cùng với quá trình mở cửa nhanh chóng của nền kinh tế với trọng tâm từ dựa vào nông nghiệp sang công nghiệp hóa khiến vùng này ngày càng tụt hậu so với các vùng còn lại Với quyết tâm chuyển dịch cơ cấu chung nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH, công nghiệp là lĩnh vực được các tỉnh trong tiểu vùng chú trọng phát triển, trong đó chú trọng đi vào khai thác thế mạnh về chế biến nông sản và phục vụ sản xuất nông nghiệp – nông thôn Mặc dù những thành tựu đạt được trên lĩnh vực công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng hiện có nhưng hiện tại cũng đáp ứng một phần lớn nhu cầu phục vụ canh tác và chế biến nông sản
Hình 3 2 Mức tăng (USD) và tốc độ tăng trưởng bình quân GDRP bình quân đầu người (%) tiểu vùng DHPĐ 2017-2022
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam & NGTK các địa phương năm
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp nâng cao thu nhập của người dân Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của DHPĐ là 1555 USD, đến năm 2022, đạt mức 2315 USD, tuy nhiên, mức thu nhập này chỉ xếp thứ 3 trong 4 tiểu vùng, thấp hơn mức của ĐBSCL (2390 USD) và cả nước (2778 USD) Phân tích về mức tăng và tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người ở DHPĐ trong giai đoạn 2017-2022, hình 3.2 cho thấy, DHPĐ có mức tăng và tốc độ tăng cao hơn ĐBSCL và cả nước nhưng con số của Bến Tre thì không được khả quan, mức tăng đạt thấp nhất trong 4 tỉnh thuộc tiểu vùng và thấp hơn cả mức chung của DHPĐ và ĐBSCL
3.1.2 Vốn đầu tư, thương mại và hạ tầng kinh tế - kỹ thuật
Hình 3.3 cho biết tình hình vốn đầu tư Nhà nước và tư nhân trong sự so sánh giữa 4 tiểu vùng thuộc ĐBSCL giai đoạn 2017-2022 Như chúng ta đã biết, vốn đầu tư của Nhà nước có vai trò nền tảng đối với sự phát triển kinh tế của một địa phương hoặc một vùng nói chung, nó cung cấp những hạ tầng và dịch vụ công cộng cần thiết để thu hút khu vực tư nhân SXKD Đối với tiểu vùng DHPĐ nói riêng và ĐBSCL nói chung, khi những lợi thế về điều kiện tự nhiên ngày càng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hiện tượng BĐKH thì vốn đầu tư Nhà nước thực sự vô cùng cần thiết Tuy nhiên, vốn đầu tư Nhà nước ở 4 tiểu vùng ĐBSCL không có sự ổn định, riêng tiểu vùng DHPĐ, mức đầu tư lớn thứ hai trong
4 tiểu vùng nhưng liên tục suy giảm trong giai đoạn 2017-2021, đến năm 2022 thì lại tăng đột biến ngang bằng với mức đầu tư năm 2017 Điều này ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển kinh tế của tiểu vùng trong giai đoạn tới Trong khi đó, vốn đầu tư từ khu vực tư nhân có xu hướng tăng ổn định, nhưng con số năm 2022 đáng suy nghĩ, trong khi các tiểu vùng khác đều tăng thì DHPĐ lại giảm
Hình 3 3 Vốn đầu tư Nhà nước và tư nhân tiểu vùng DHPĐ 2017-2022
Quy mô vốn đầu tư Nhà nước tiểu vùng
Quy mô vốn đầu tư tư nhân DHPĐ
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê các địa phương năm 2022
Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, DHPĐ và ĐBSCL đã tích cực tham gia mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ và tích cực cải cách hệ thống chính sách theo hướng hội nhập Theo đó, tình hình thu hút FDI cũng có nhiều chuyển biến tích cực, liên tục gia tăng về cả số dự án và vốn đăng ký trong giai đoạn từ 2010 đến nay Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong môi trường đầu tư nên đầu tư trực tiếp nước ngoài vào DHPĐ và ĐBSCL vẫn rất hạn chế và chưa tương xứng với những lợi thế so sánh động của khu vực
Bảng 3 4 Tình hình thu hút FDI tiểu vùng DHPĐ lũy kế đến 2022
Số dự án Tỷ trọng dự án (%)
Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ trọng vốn (%)
Cả nước 33062 100 386,233 100 ĐBSCL 1779 5,38 28,519 7,38 Tiền Giang 126 0,38 2,745 0,71 Bến Tre 62 0,19 1,612 0,42 Trà Vinh 42 0,13 3,332 0,86 Vĩnh Long 62 0,19 818 0,21 DHPĐ 292 0,88 8,507 2,20 TGLX 195 0,59 6,341 1,64 ĐTM 1252 3,79 8,671 2,25 BĐCM 40 0,12 5,000 1,29
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê các địa phương năm 2022
Số liệu từ bảng 3.4 cho thấy, tính lũy kế đến năm 2022, ĐBSCL có 1779 dự án FDI tương đương 5.38% cả nước và 28,519 triệu USD tương đương 7.38% cả nước Kết quả này nếu xét riêng ĐBSCL, đây là một dấu hiệu tích cực nhưng nếu đặt trong tổng thể cả nước, so sánh với các vùng khác, rõ ràng còn rất nhiều vấn đề đáng lo Trong nội bộ ĐBSCL, Đồng Tháp Mười là tiểu vùng có số dự án FDI lớn nhất và bỏ xa các tiểu vùng còn lại, DHPĐ mặc dù xếp thứ 2/4 nhưng số lượng dự án chỉ xấp xỉ 1/5 so với tiểu vùng Đồng Tháp Mười Mặc dù có sự chênh lệch lớn về số dự án nhưng số vốn đăng ký giữa hai tiểu vùng này tương đương nhau, nghĩa là quy mô trung bình vốn đăng ký các dự án FDI ở DHPĐ lớn hơn Đồng Tháp Mười Xét trong tiểu vùng DHPĐ, Tiền Giang và Bến Tre lần lượt là 2 tỉnh dẫn đầu về số lượng dự án FDI nhưng Trà Vinh lại là tỉnh có quy mô vốn đăng ký lớn nhất, chiếm 0,86% vốn đăng ký cả nước
Tình hình thương mại của tiểu vùng DHPĐ có nhiều chuyển biến tích cực Theo NGTK các địa phương năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành của DHPĐ tăng từ 126843 tỷ đồng năm 2017 lên 205545 tỷ đồng năm 2022 Trong vùng ĐBSCL, DHPĐ xếp thứ 2 về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ nhưng chỉ bằng khoảng ẵ mức của tiểu vựng xếp thứ 1 – Tứ giỏc Long Xuyên Tương tự, Bến Tre cũng xếp thứ 2 trong 4 tỉnh thuộc tiểu vùng DHPĐ nhưng vẫn có cách biệt xa với Tiền Giang là tỉnh xếp thứ nhất về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (số liệu từ NGTK 2022 các địa phương cho thấy, năm 2022, trong khi quy mô của Bến Tre chỉ là 47468 tỷ đồng thì Tiền Giang đã đạt 73815 tỷ đồng)
Phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân tiểu vùng Duyên hải phía Đông
Tứ giác Long Xuyên -6.6 -5.9 -4.1 -5.3 -8.4 -13.3 Đồng Tháp Mười -4.7 -4.5 -4.5 -4.3 -3.9 -3.3
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê các địa phương năm 2022
Bên cạnh đó, những thách thức về môi trường, những áp lực từ tình trạng BĐKH cũng như tác động của hệ thống các đập thủy điện trong lưu vực Mê Kông đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nông nghiệp và chất lượng cuộc sống của người dân tiểu vùng DHPĐ Để phát huy tiềm năng và hạn chế các điểm yếu, tiểu vùng DHPĐ đã công bố tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030 và định hướng chiến lược cho tiểu vùng DHPĐ Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh của 4 tỉnh tiểu vùng đã ký kết 8 nội dung liên kết gồm: phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực; kết cấu hạ tầng, giao thông thủy bộ, logistic, thủy lợi; quy hoạch vùng sản xuất; khai thác và quản lý hiệu quả tài nguyên; xúc tiến mời gọi đầu tư; xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin đề xuất cơ chế, chính sách; xây dựng các chương trình, dự án chung của tiểu vùng liên quan đến thích ứng BĐKH; liên kết phát triển nguồn nhân lực
3.2 Phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân tiểu vùng Duyên hải phía Đông
3.2.1 Thực trạng phát triển về lượng
3.2.1.1 Số lượng, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu
Số liệu tính toán từ NGTK Việt Nam và NGTK các địa phương 2022 cho thấy, số lượng DNKTTN tiểu vùng DHPĐ đã tăng liên tục qua từng năm: Năm 2018 lần lượt là
7824 và 1884 DN, năm 2019 là 8821 và 2046 DN, năm 2020 là 9612 và 2302, năm 2021 là 10414 và 2629, năm 2022 là 11537 và 3142 Vị trí số lượng DNKTTN của DHPĐ có sự tương đồng nhau, trong nội bộ ĐBSCL, DHPĐ là tiểu vùng xếp thứ 2 sau Tứ giác Long Xuyờn nhưng chỉ bằng ẵ số lượng DNKTTN của vựng này (năm 2022, số lượng DNKTTN lần lượt của 2 tiểu vùng này là 11537 và 21634 DN); trong nội bộ tiểu vùng
DHPĐ, Bến Tre xếp vị trí thứ 2 nhưng có sự chênh lệch lớn so với Tiền Giang (năm
2022, số lượng DNKTTN của hai địa phương này là 3142 và 4437 DN)
Hình 3 4 Tốc độ tăng trưởng DNKTTN (%) tiểu vùng DHPĐ 2019-2022
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam và NGTK các địa phương 2022
Xét về tốc độ tăng trưởng DNKTTN giai đoạn 2019-2022, số liệu từ hình 3.4 cho thấy, xu hướng của tiểu vùng DHPĐ và cả nước là tương tự nhau, từ 2019 đến 2021 đều giảm nhưng từ 2021 đến 2022 lại tăng, song mức đạt được năm 2022 vẫn còn thấp xa hơn tốc độ năm 2019 Dẫu vậy, đây là kết quả khả quan của các chính sách, đề án thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển DNKTTN của Đảng bộ và chính quyền các tỉnh DHPĐ trong những năm vừa qua
Bảng 3 8 Mật độ DNKTTN trên 1000 người lao động tiểu vùng DHPĐ Đvt: doanh nghiệp 2018 2019 2020 2021 2022
Tứ giác Long Xuyên 4.3 5.5 6.2 6.3 7.1 Đồng Tháp Mười 3.2 3.6 4.3 4.5 4.6
Bán đảo Cà Mau 3.0 3.2 3.8 4.1 4.3 Đồng bằng sông Cửu Long 3.3 3.8 4.4 4.6 5.0
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam và NGTK các địa phương 2022
Tuy vậy, mật độ DNKTTN/1000 người lao động của DHPĐ không được khả quan
Từ năm 2018 đến 2022, mật độ này của DHPĐ đều tăng nhưng khi so sánh với các tiểu vùng khác và cả nước đều thấp hơn Cụ thể, bảng 3.8 cho thấy, năm 2022, mật độ
DNKTTN/1000 người lao động của DHPĐ là 3.6 thấp nhất trong 4 tiểu vùng và thấp hơn cả mức của ĐBSCL Điều này đặt ra vấn đề về thu hút và sử dụng nguồn lực lao động ở tiểu vùng DHPĐ và sự khó khăn trong việc giải quyết tình trạng di cư của người dân khi số lượng DNKTTN thực sự khá thấp
Hình 3 5 Cơ cấu và tăng trưởng DNKTTN tiểu vùng DHPĐ theo ngành
Cơ cấu DNKTTN (%) tiểu vùng DHPĐ theo khu vực kinh tế năm 2019 Tốc độ tăng trưởng DNKTTN (%) tiểu vùng
DHPĐ theo khu vực kinh tế
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê các địa phương năm 2022 Chú thích: KVI: Nông, lâm, thủy sản; KVII: Công nghiệp & Xây dựng; KVIII: Dịch vụ
Xét về cơ cấu DNKTTN theo khu vực kinh tế, có thể thấy từ hình 3.5, DNKTTN thuộc KVI chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,7%), kế đến là DNKTTN thuộc KVII (31,1%) và lớn nhất là DNKTTN trong KVIII (65,2%) So với tổng thể vùng ĐBSCL, DNKTTN thuộc KVI và KVIII ở DHPĐ cao hơn nhưng DNKTTN thuộc KVII lại thấp hơn So với các tiểu vùng còn lại, DNKTTN thuộc KVI của DHPĐ có tỷ lệ cao nhất, DNKTTN thuộc KVII xếp sau Đồng Tháp Mười và DNKTTN thuộc KVIII xếp sau Bán đảo Cà Mau và
Tốc độ tăng trưởng DNKTTN theo khu vực kinh tế cũng có những đặc điểm đáng lưu ý Trước hết là sự đồng nhất xu hướng tăng giảm liên tục của DNKTTN thuộc KVI ở DHPĐ (đường biểu diễn trên hình 3.5 là song song với nhau): năm 2019, tốc độ tăng trưởng của DNKTTN thuộc KVI ở DHPĐ đều ở mức âm, lần lượt là -1,9% và -2,7%, đến
2020, con số tiếp tục giảm sâu xuống -4,7% và -7,1% nhưng đến 2021 thì lại tăng đột biến lên 13,1% và 10,8% để đến năm 2022 thì lại giảm còn 8,9% và 6,7% Đối với DNKTTN thuộc KVII, số liệu của tiểu vùng DHPĐ tăng ở năm 2020 nhưng sau đó giảm dần, tốc độ tăng trưởng ở DHPĐ giảm mạnh từ 2019 dến 2021 nhưng cũng tăng mạnh ở năm 2022
Bảng 3 9 Số lượng, cơ cấu DNKTTN tiểu vùng DHPĐ theo loại hình
Số lượng (DN) Cơ cấu %
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê các địa phương năm 2022 Chú thích: (1): DNKTTN một chủ; (2) Công ty hợp danh; (3) Công ty TNHH; (4) CTCP có vốn Nhà nước; (5) CTCP không có vốn Nhà nước
Về DNKTTN theo 5 loại hình, trong giai đoạn 2018-2022, ở DHPĐ, hai loại hình chiếm số lượng nhiều nhất là DNKTTN một chủ và Công ty TNHH nhưng có sự thay đổi cơ cấu trái ngược nhau giữa hai loại hình này Số liệu từ bảng 3.9 cho thấy ở tiểu vùng DHPĐ, trong khi DNKTTN một chủ ngày càng giảm từ 54% năm 2018 xuống 38,3% năm 2022 thì Công ty TNHH tăng từ 42,2% năm 2018 đến 62,6% năm 2022 Như đã trình bày ở phần đặc điểm các loại hình DNKTTN, Công ty TNHH có những đặc trưng thuận lợi cho chủ DNKTTN hoạt động SXKD, do vậy, số lượng đăng ký loại hình này ngày càng tăng là điều phù hợp Ở những loại hình khác, bảng 3.9 cũng cho thấy, trong giai đoạn 2018-2022, loại hình CTHD tuy có sự tăng lên về số lượng nhưng cơ cấu không thay đổi, vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất; loại hình CTCP có vốn Nhà nước ngày càng giảm trong khi CTCP không có vốn Nhà nước tăng mạnh Điều này phù hợp với định hướng cơ cấu lại vốn Nhà nước trong các tổ chức SXKD, hơn nữa cũng thể hiện sự phát triển về quy mô DNKTTN để đáp ứng các yêu cầu thay đổi của tình hình SXKD trong nước lẫn quốc tế
Hình 3 6 Cơ cấu DNKTTN tiểu vùng DHPĐ theo quy mô lao động năm 2022
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê các địa phương năm 2022
Một điểm đáng chú ý khác từ hình 3.6 là hầu hết DNKTTN DHPĐ đều là DN siêu nhỏ và nhỏ (lần lượt chiếm đến 95,8% và 96,1%), một tỷ lệ rất nhỏ còn lại là DNKTTN vừa và lớn Đây là cơ cấu chung của 4 tiểu vùng thuộc ĐBSCL, nhưng riêng DHPĐ, tỷ lệ DNKTTN siêu nhỏ là cao nhất (79,2%), DNKTTN nhỏ là thấp nhất (16,9%) cho thấy câu chuyện phát triển DNKTTN ở tiểu vùng DHPĐ vẫn cần phải có những nỗ lực lớn để cải thiện không chỉ về số lượng DNKTTN mà còn ở khía cạnh quy mô DNKTTN Các DNKTTN siêu nhỏ và nhỏ này chắc chắn sẽ gặp nhiều bất lợi khi phải đối mặt với những cú sốc kinh tế hoặc sẽ không có đủ năng lực để giành ưu thế trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay Điều này liên hệ trực tiếp đến số liệu ở bảng 3.10 khi tỷ lệ DNKTTN tạm dừng SXKD và giải thể so với DNKTTN thành lập mới ở DHPĐ là khá cao
Bảng 3 10 Tỷ lệ DNKTTN tạm dừng, giải thể so với thành lập mới ở tiểu vùng DHPĐ
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam và NGTK các địa phương 2022
Về tỷ lệ DNKTTN giải thể so với DNKTTN thành lập mới, giai đoạn 2014-2017, số liệu của DHPĐ là 41.8% cao hơn cả nước (11,2%) và ĐBSCL (28,3%); năm 2018, con số này giảm xuống còn 16,7%, thấp hơn ĐBSCL (21%) và DHPĐ (38,7%) nhưng vẫn cao hơn cả nước (38.7%); năm 2019 tiếp tục giảm còn 27.6% và năm 2022 giảm còn 25.1% nhưng những con số này đều cao hơn so với tỷ lệ của cả nước và ĐBSCL Đây là vấn đề đáng lo ngại dẫu biết rằng năm 2022 chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Trong
4 tiểu vùng thuộc ĐBSCL, ở giai đoạn 2014-2017, DHPĐ có tỷ lệ DNKTTN giải thể so với DNKTTN thành lập mới chỉ sau Bán đảo Cà Mau (41,8%), dù cho trong giai đoạn 2018-2022, tỷ lệ này đều giảm xuống qua các năm, từ 38.7% năm 2018 còn 25.1% nhưng với con số đó thì vẫn còn cao so với mặt bằng chung của 4 tiểu vùng
Tỷ lệ DNKTTN tạm dừng so với DNKTTN thành lập mới là đáng báo động bởi ở DHPĐ có tỷ lệ cao và tăng đều qua mỗi năm, đến năm 2022, tỷ lệ của DHPĐ là 24.8% - cao nhất trong 4 tiểu vùng Đây là vấn đề cần lưu ý đánh giá kỹ lưỡng trong bối cảnh của tiểu vùng DHPĐ, ảnh hưởng của đại dịch là một phần nhưng nội lực chưa thực sự mạnh mẽ của DNKTTN là câu chuyện cốt lõi
3.2.1.2 Vốn của doanh nghiệp kinh tế tư nhân
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân tiểu vùng Duyên hải phía Đông
3.4.1 Các yếu tố bên ngoài
3.4.1.1 Chủ trương và chiến lược phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân Ở Việt Nam, chủ trương và chiến lược phát triển DN KTTN chịu ảnh hưởng của các quan điểm của Đảng, thể hiện tập trung trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nghị quyết chuyên đề của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương với 3 mốc quan trọng: đại hội VI (thừa nhận chính thức về nền kinh tế nhiều thành phần), đại hội X (KTTN là một trong những động lực của nền kinh tế) và đại hội XII (KTTN là động lực quan trọng của nền kinh tế) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 của Đảng có những nhận thức mới về vai trò của KTTN, nền kinh tế nhiều thành phần đã được thừa nhận chính thức trong văn kiện Đảng Đại hội X (2006) có bước đột phá thứ hai với nhận thức mới về KTTN là một trong những động lực của nền kinh tế Đại hội X đánh giá:
“KTTN có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” Đây là bước đột phá trong nhận thức lý luận của Đảng ta về vai trò KTTN trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta Có thể nói đến Đại hội X, lý luận về phát triển KTTN của Đảng ta đã được hoàn thiện, bổ sung khá đầy đủ, toàn diện về cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở pháp lý cho KTTN ở nước ta hình thành và phát triển Đại hội XII có bước đột phá thứ ba với quan điểm “KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế” So với Đại hội X, XI, Đại hội XII đã bổ sung thêm tính từ “quan trọng” vào vai trò, vị trí của KTTN Điều quan trọng nữa là, để bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thực tế, Đại hội XII yêu cầu “mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và luật”; “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh KTTN ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp Khuyến khích hình thành các tập đoàn KTTN đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước” Để hiện thực hóa chủ trương của Đại hội XII về phát triển KTTN, Nghị quyết số 10 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) về phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được ban hành ngày 03/6/2017
Kế thừa các đại hội trước, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục làm rõ và sâu sắc hơn nhiều vấn đề mới về phát triển KTTN Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định, phát triển mạnh mẽ khu vực KTTN cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, “thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân…” Đây là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng vừa thúc đẩy KTTN tiếp tục phát triển; vừa phát huy vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trong tình hình mới Khẳng định vai trò, động lực quan trọng của thành phần KTTN trong hội nhập quốc tế KTTN đã góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh du lịch, khu đô thị, sản xuất ô tô, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ Hiệu quả nổi bật của các tập đoàn KTTN gần đây thể hiện khá rõ điều này Đây là một trong những điểm mới nhất của Văn kiện Đại hội XIII Bài viết
“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã giải đáp sâu sắc về nhiều vấn đề mấu chốt của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong đó có việc phát triển KTTN Bài viết khẳng định: KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế
Như vậy, quan điểm của Đảng về KTTN đã liên tục được phát triển, hoàn thiện dần qua các kỳ Đại hội kể từ Đại hội VI, từ chỗ chỉ là thành phần kinh tế có thể được sử dụng và cần cải tạo bằng những bước đi thích hợp đến chỗ có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được khuyến khích phát triển; từ chỗ là một trong những động lực của nền kinh tế trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế Khi Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định KTTN là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn KTTN mạnh là thông điệp vô cùng quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng làm giàu của toàn xã hội Từ đó, tạo cơ sở cho việc huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị KTTN đang phát triển rất tốt, phải công bằng, phải xoá bỏ mọi kỳ thị, định kiến với KTTN, phong tặng danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân làm ăn giỏi Theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng, vai trò, vị thế của KTTN ở nước ta đã được nâng lên, coi đó là động lực của nền kinh tế Cần tiếp tục hoàn thiện về thể chế, nhất là chỉ đạo tổ chức thực tiễn để thực hiện đúng đường lối, chính sách, phát huy hơn nữa tiềm năng của KTTN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và con người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trên cơ sở quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, Chính phủ thể hiện những cam kết của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về Chính phủ kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp đặc biệt là DNKTTN phát triển; Nghị quyết số 98/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XU; Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với mục tiêu tổng quát là “thúc đẩy doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng trưởng chất lượng và hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững” Để triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực KTTN trên cả nước nói chung và ở vùng Tây Nam Bộ (trong đó có tiểu vùng DHPĐ) nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần lồng ghép các nội dung, giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực KTTN với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, các chương trình mục tiêu của các Bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đầu mối tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được phát triển trên nền tảng công nghệ số; nghiên cứu và xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động của công ty Fintech trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính và cắt giảm chi phí sử dụng dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019 Đối với vùng Tây Nam Bộ, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 989/QĐ-TTg ngày 19/07/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020; Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 04/06/2014 ban hành quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 2220/QĐ-TTg ngày 17/11/2016 Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 04/06/2014 về quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020; Đặc biệt, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH trong đó có nhẩn mạnh giải pháp “Ban hành các cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách, nhất là vốn trong khối tư nhân; những việc, lĩnh vực mà tư nhân có thể thực hiện cần được tạo điều kiện cho tư nhân” Đây là nghị quyết khung đặc biệt quan trọng để triển khai các chiến lược, chính sách phát triển cụ thể đối với ngành, lĩnh vực, chủ thể của nền kinh tế
Những chiến lược, quy hoạch tổng thể, chương trình phát triển của vùng Tây Nam
Bộ là cơ sở, căn cứ để các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ ban hành chính sách cụ thể và thực hiện các chiến lược, quy hoạch tổng thể và chương trình phát triển của tình, thành trong đó có lồng ghép các nội dung phát triển bền vững doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN của địa phương Để thực hiện các chiến lược, quy hoạch chung của cả nước cũng như của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đã có các quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của từng tỉnh Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các tình có đề cập đến chính sách phát triển doanh nghiệp nói chung và một số chính sách đặc biệt cho doanh nghiệp khu vực KTTN Bên cạnh các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy/Thành ủy và UBND các tình, thành vùng Tây Nam Bộ cũng ban hành các Kế hoạch thực hiện Nghị quyết SỐ 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ và Chương trình số 17- CTr/TU ngày 04/10/2017 của tỉnh/thành ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/ TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Các bản Kế hoạch này cụ thể hóa các mục đích, yêu cầu và giải pháp của Đảng và Nhà nước về phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
3.4.1.2 Hệ thống chính sách và phát luật phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân
Xuất phát từ việc đáp ứng ba trụ cột trong chính sách phát triển KTTN gồm (1) tạo dựng thị trường cho khối doanh nghiệp khu vực KTTN, (2) tạo ra môi trường đầu tư và hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp và (3) phát triển hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp, trong giai đoạn 2017-2022, Đảng bộ và chính quyền các tỉnh thuộc tiểu vùng DHPĐ đã ban hành và thực thi nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển KTTN Các chủ trương, chính sách này khá đa dạng, tác động hầu hết đến các yếu tố vĩ mô và vi mô có ảnh hưởng tới quá trình phát triển DNKTTN như tạo dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm; cải thiện các nguồn lực đầu vào của địa phương; hỗ trợ kết nối sản xuất trong liên kết chuỗi giá trị và tăng cường các chính sách cho sự phát triển của DNKTTN (chính sách khởi nghiệp; chính sách phát triển các sản phẩm chủ lực; chính sách đất đai, thuế phí; quy trình và chi phí thực hiện thủ tục hành chính); đồng thời nhấn mạnh đến khía cạnh khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh cũng như tiếp cận các mẫu hình kinh tế mới phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và Cách mạng Công nghiệp 4.0 Ở khía cạnh thúc đẩy tinh thần doanh nhân, hỗ trợ chương trình khởi nghiệp, nhiều chính sách đã được ban hành và thực thi, điển hình như ở Bến Tre, ba văn bản quan trọng là Chương trình số 10-CTr/TU ngày 28/4/2016 về Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển
DN tỉnh Bến Tre; Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND ngày 17/07/2017 về chính sách khuyến khích DN khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre và Kế hoạch số 1041/KH-UBND ngày 20/3/2017 về hợp tác với các tổ chức, địa phương triển khai chương trình Đồng Khởi, khởi nghiệp và phát triển DN tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017 – 2022 Theo đó, tỉnh xác định mục tiêu: đến năm 2022, phát triển ít nhất 500 DN khởi nghiệp và 2.500 DN các loại; nâng tổng số DN các loại hình lên khoảng 5.500 DN; nâng số hộ kinh doanh cá thể lên gấp đôi số đang hoạt động hiện nay Để đạt được mục tiêu trên, các chính sách được thiết kế tập trung vào các vấn đề sau: (i) truyền thông khởi nghiệp trong nhân dân, thanh niên, học sinh, sinh viên; (ii) tổ chức các lớp đào tạo về khởi nghiệp và phát triển DN; (iii) tập trung hoạt động hỗ trợ DN khởi nghiệp (hỗ trợ kinh phí, tư vấn hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính cho DN; ưu đãi, miễn/giảm chi phí đăng thông tin giới thiệu, quảng bá DN trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Khởi nghiệp; giới thiệu tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi; hỗ trợ miễn/giảm chi phí cho DN có nhu cầu thực hiện dịch vụ kê khai, báo cáo, quyết toán thuế; đào tạo miễn phí hoặc giảm học phí các khoá đào tạo kỹ năng, kiến thức theo nhu cầu của DN; hỗ trợ kinh phí cho các DN nghiên cứu phát triển công nghệ, ứng dụng và thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý) ; (iv) tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp; (v) thành lập các tổ chức tác động khởi nghiệp như: Hội đồng tư vấn khởi nghiệp, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển DN, Quỹ đầu tư khởi nghiệp, Quỹ hợp tác công tư (vi) hợp tác với các tổ chức, địa phương đã có liên kết như: các hiệp hội trong các tỉnh; Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ kinh doanh; Hội DN hàng VN chất lượng cao; Câu lạc bộ DN dẫn đầu; hợp tác với đại học Nguyễn Tất Thành; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; (vii) Hợp tác với các tổ chức tiềm năng như: Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Tp.HCM; Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ kinh doanh; các viện, trường và các trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ DN; Trung tâm sáng tạo và Ươm tạo DN
Thơi gian qua, với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, tham gia tích cực của nhân dân và cộng đồng DN đã hình thành được hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh Các địa phương tiểu vùng DHPĐ đã kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, khơi dậy tinh thần doanh nhân của người dân, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp Các chỉ số PCI, PAPI luôn tăng hạng, nằm trong top đầu cả nước từ khi triển khai thực hiện Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển DN
Công tác liên kết, hợp tác với các tổ chức, địa phương để triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp được triển khai hiệu quả Các địa phương đã kết nối với các đơn vị: Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), mạng lưới khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (MSN) tổ chức các hoạt động ươm tạo, kết nối, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, góp phần định hình hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp có hiệu quả Qua khảo sát thực tế tại các địa phương, năm 2022, công tác tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn các tỉnh được triển khai rộng khắp, hiệu quả, chủ yếu tập trung vào các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng
Trong hoạt động kết nối, hỗ trợ vốn cho khởi nghiệp, ước cho vay 2.500 lượt DN với tổng số tiền 15.000 tỷ đồng, trong đó cho vay 350 DN khởi nghiệp với số tiền 560 tỷ đồng Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ các tỉnh đã hỗ trợ cho vay được 40 dự án với số vốn 90 tỷ đồng Đa số các dự án khi được hỗ trợ đều phát huy hiệu quả tốt, góp phần tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Công tác vận động hộ kinh doanh chuyển lên DN tiếp tục được quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức Kết quả, có 254 hộ kinh doanh chuyển đổi lên các loại hình DN; lũy kế từ khi thực hiện Chương trình đến nay có 1384 hộ kinh doanh chuyển đổi lên DN Đến thời điểm hiện tại, có 1439 DN thành lập mới và 1474 đơn vị trực thuộc; lũy kế đến nay có 14.862 DN với vốn đăng ký 142.017 tỷ đồng
Công tác hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong DN được tập trung thực hiện, đã công nhận 10 DN KHCN mới; lũy kế đến nay có 17 DN KHCN Đến thời điểm hiện tại, có 13.612 hộ kinh doanh thành lập mới, toàn vùng hiện có 251.888 hộ kinh doanh đang hoạt động Từ 2018, đã thành lập mới 74 Hợp tác xã, đến nay toàn tiểu vùng DHPĐ có
459 Hợp tác xã Đã thực hiện tư vấn, hỗ trợ cho hơn 4.780 lượt doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp, tiếp nhận 3780 ý tưởng, dự án khởi nghiệp và hỗ trợ cho 1269 ý tưởng, dự án đạt; trong đó, có 8221 ý tưởng, dự án phát triển thành các hợp tác xã, doanh nghiệp khởi nghiệp Chính quyền các tỉnh hỗ trợ 4.761 tỷ đồng vốn cho 4.554 dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp Thông qua các diễn đàn đối thoại doanh nghiệp như “Bàn tròn khởi nghiệp”,
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KINH TẾ TƯ NHÂN TIỂU VÙNG DUYÊN HẢI PHÍA ĐÔNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
Bối cảnh hiện nay tác động đến phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân
Từ năm 2015 đến 2019, nền kinh tế thế giới đã lấy lại được đà tăng trưởng kinh tế sau cuộc khủng hoảng 2007-2008 Tuy nhiên, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới đã bị chặn đứng bởi đại dịch Covid-19 Không chỉ chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-
19, bản thân quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2015-2019 chứa đựng trong nó những yếu tố gây bất ổn Đó là vấn đề nợ công, vấn đề khủng hoảng tiền tệ của một số quốc gia ở một số khu vực trên thế giới, hay vấn đề nợ nước ngoài của các quốc gia Trong bối cảnh đó, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa dân tuý đã và đang cản trở quá trình toàn cầu hoá, thậm chí dẫn tới quá trình phản toàn cầu hoá Những rủi ro của thưorng mại quốc tế, xuất phát từ quan điểm thắng thế của chủ nghĩa bảo hộ nền kinh tế đã và đang tăng lên, cùng với sự thắng thế của chủ nghĩa dân tộc Bối cảnh kinh tế thế giới cho thấy, dù xu hướng toàn cầu hoá vẫn được xem là xu hướng chủ đạo, nhưng trong giai đoạn ngắn và trung hạn, phản toàn cầu hoá hay sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc là những yếu tố sẽ cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, gia tăng chi phí cho các sản phẩm xuất khẩu, hướng đến các thị trường tiêu thụ chính của thế giới Bên cạnh các rào cản thưong mại (do sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc), là sự gia tăng của các hàng rào kỹ thuật (gắn liền với các vấn đề dịch bệnh, các quan điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)
Các hiệp định thưong mại tự do, đặc biệt là CPTPP, EVFTA cùng với xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng đòi hỏi các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm theo, tiêu chuẩn, hệ thống bảo quản kho lạnh và dịch vụ, cơ sở dữ liệu, đòi hỏi doanh nghiệp muốn xuất khẩu phải thay đổi mạnh phương thức sản xuất và kinh doanh
Kể từ năm 2018, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại thế giới cũng như đến hoạt động đầu tư sản xuất ở các khu vực vốn là công xưởng của thế giói Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng không nhỏ tới các quyết định chiến lược kinh doanh của các tập đoàn, công ty đa quốc gia Bên cạnh lợi ích của các cổ đông (các nhà đầu tư), các công ty đa quốc gia đã và đang phải đối mặt với sức ép chính trị từ chính quốc, trong việc điều chỉnh mạng sản xuất toàn cầu, và do đó, trong việc điều chỉnh sự phân chia lợi nhuận trong chuỗi giá trị toàn cầu, tìm kiếm điểm đến khác để dịch chuyên đầu tư ra khỏi Trưng Quốc Tuy nhiên, việc tìm kiếm các nguồn vốn tổ chức thay thế các nguồn vốn tổ chức đã hình thành và tồn tại trong cấu trúc sản xuất là việc làm khó khăn, không thể giải quyết được trong ngắn hạn (dưới 5 năm) Chính vì vậy, các công ty đa quốc gia sẽ phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh từ từ Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy những kết quả đạt được của các gọi là Trung Quốc +1 là khá hạn chế Vì vậy, kỳ vọng nhiều vào sự điều chỉnh của các công ty đa quốc gia do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc để phát triển doanh nghiệp trong nước là một điều không khả thi Việc phát triển doanh nghiệp nên dựa vào những nền tảng ở bên trong nền kinh tế và sự hỗ trợ, bổ sung từ những bên ngoài nền kinh tế
Bên cạnh đó, xung đột quân sự giữa Nga-Ukraine từ gần một năm rưỡi qua đã và đang gây ra những tác động làm thay đổi cục diện thế giới Từ góc độ kinh tế, chiến sự Nga-Ukraine không chỉ trực tiếp làm gián đoạn các chuỗi cung ứng liên quan, mà còn là khởi nguồn cho cuộc đối đầu không ngừng nghỉ giữa các nước phương Tây và Nga với nhiều biện pháp trừng phạt lẫn nhau, gây hệ quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu Thời gian gần đây các nền kinh tế dường như đã bình tĩnh hơn, với những biện pháp để ổn định và thích nghi dần với bối cảnh này Mặc dù vậy, một khi chiến sự Nga-Ukraine vẫn tiếp tục phức tạp và các biện pháp trả đũa về kinh tế vẫn leo thang, triển vọng kinh tế thế giới vẫn là rất khó đoán định Điều này tác động nặng nề tới hoạt động kinh tế, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm từ 6,1% vào năm 2021 xuống chỉ còn 3,4% vào năm 2022, con số này thấp hơn nhiều so với dự đoán 5% vào thời điểm trước khi bùng phát chiến sự Thậm chí, trước những dấu hiệu cho thấy cuộc chiến sẽ chưa sớm chấm dứt, tổ chức này còn dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục giảm trong năm
2023, chỉ đạt 2,8% Cùng với đó, chiến sự Nga-Ukraine cũng gây ra sức ép dẫn tới lạm phát tăng phi mã ở hầu hết các nền kinh tế Cũng theo IMF, lạm phát toàn cầu năm 2022 là 8,8%, tăng gần gấp đôi so với mức lạm phát 4,7% của năm 2021 Các nền kinh tế có liên quan trực tiếp đến cuộc chiến cả quân sự và trả đũa kinh tế là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất Với khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), sau hàng loạt những lệnh trừng phạt mà EU áp lên Nga, khu vực phải đối mặt với mức lạm phát chưa từng có là 9,2% vào năm 2022, cao gấp 3 lần so với mức lạm phát 2,9% năm 2021 Lạm phát trung bình của Nga cũng tăng từ 6,7% năm 2021 lên 11,9% năm 2022 (đỉnh điểm là 17,8% vào tháng 4/2022) Lạm phát phi mã trong năm 2022, nhất là ở EU và Nga, xuất phát chủ yếu từ tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều mặt hàng quan trọng sau một loạt các lệnh trừng phạt của EU, trong đó năng lượng và lương thực được đánh giá là hai lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Về năng lượng, Nga là quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai toàn cầu trong khi EU là khách hàng đặc biệt lớn của Nga Sau các lệnh trừng phạt mạnh mẽ với Nga (ví dụ thỏa thuận cấm tới 90% lượng dầu nhập khẩu, quyết định áp giá trần với dầu thô nhập khẩu của Nga…), EU phải tìm tới các nguồn cung thay thế trong khi thế giới chưa có sự chuẩn bị nào cho điều này, dẫn tới giá khí đốt tự nhiên và giá dầu thô trên thế giới bị đẩy lên mức kỷ lục trong năm vừa qua Giá dầu Brent đã có lúc đạt 123 USD/thùng (tháng 3/2022), tăng gần 30% so với thời điểm trước khi xảy ra chiến sự, và vẫn duy trì ở mức trên 100 USD/thùng trong một vài tháng sau đó (statista.com) Khí đốt tự nhiên cũng tăng giá mạnh, có thời điểm tăng gấp đôi so với trước xung đột, chạm mức 9,4 USD/triệu BTU vào tháng 8/2023 (Trading Economics) Giá lương thực cũng tăng phi mã dưới ảnh hưởng của chiến sự Thời điểm mới xảy ra xung đột, việc Nga phong tỏa hoàn toàn các cảng ở biển Đen của Ukraine và việc EU cấm vận Nga khiến cho chuỗi cung lương thực thế giới về lúa mì, ngô, lúa mạch, dầu ăn… bị gián đoạn, đẩy giá nhiều mặt hàng lương thực tăng vọt Tình hình bị đẩy lên nghiêm trọng hơn khi hàng loạt các quốc gia mạnh về nông nghiệp sau đó ban hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu với lý do bảo vệ an ninh lương thực trong nước
Khoa học công nghệ đã có những bước phát triển vượt bậc, đem đến các cơ hội phát triển mới cho con người Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra những sản phẩm công nghệ mới, được ứng dụng trong đời sống, xã hội cũng như trong các hoạt động sản xuất, tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của con người
Những công nghệ mới, những ngành công nghiệp mới - sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - như công nghiệp rô-bốt, công nghệ in 3D, công nghệ Blockchain, công nghệ sinh học đã và đang thay đổi phương thức sản xuất của thế giới, thay đổi quy trình sản xuất trong mỗi doanh nghiệp, thay đổi quy trình phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng cuối cùng, thay đổi cách thức tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng cuối cùng Nền tảng mạng toàn cầu (internet) băng thông rộng tạo điều kiện kết nối con người với con người, con người với sự vật một cách thuận tiện hon, và sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo đã và đang đẩy nhanh quá trình kết nối cũng như hiệu quả của sự kết nối đó Đối với ngành nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả và hiệu suất của hoạt động nông nghiệp Ở Việt Nam, cũng như nhiều nơi trên thế giới, đã triển khai các hệ thống giám sát, theo dõi thông tin về quá trình chăn nuôi (bò sữa, bò thịt ) hay quá trình trồng trọt (tưới nhỏ giọt, theo dõi sự phát tán dịch bệnh ) Đối với ngành công nghiệp, các tiến bộ công nghệ cho phép con người tạo ra các vật liệu mới trong chế tạo sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng; cho phép ứng dụng các công nghệ tự động kết họp với trí tuệ nhân tạo để thay thế con người trong các công đoạn sản xuất, từ giản đơn đến phức tạp, cho phép các doanh nghiệp thu thập thông tín người tiêu dùng để tạo ra các sản phẩm hướng đối tượng, phù hợp với cá nhân người tiêu dùng thay vì sản xuất quy mô lớn như trước đây Công nghệ sinh học giúp con người tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt hơn, có năng lực chống chịu dịch bệnh cũng như chống chịu tác động của BĐKH Nhiều loại cây trồng đã có khả năng phát triển trên sa mạc, trên những vùng đất bị nhiễm mặn
Tiến bộ công nghệ không chỉ mang lại cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong các ngành chế biến chế tạo, mà còn mang lại cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng, một chiều cạnh của môi trường kinh doanh, của các doanh nghiệp chế biến chế tạo Với các thành tựu trong công nghệ chế tạo vật liệu, các vật liệu mới, công nghệ thi công mới, và với nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo sự phát triển của vùng TNB thích ứng với BĐKH và nước biển dâng, phát triển doanh nghiệp xây dựng, trọng tâm là các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng ở vùng TNB sẽ có nhiều cơ hội Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 cũng cho thấy mặt trái của khoa học công nghệ, khi chúng được sử dụng hết công suất để khai thác tài nguyên thiên nhiên, phục vụ nhu cầu ngày một tăng của con người Cho đến nay, công nghệ sản xuất trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, cùng với các công nghệ được sử dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải, được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính Trong lĩnh vực nông nghiệp, gia tăng canh tác lúa nước không chỉ đẩy nhanh quá trình tiêu hao nước ngọt nhiều hơn, mà còn là nguyên nhân thúc đẩy hiệu ứng nhà kính, gây ra sự ấm lên toàn cầu và băng tan Hệ quả, những tầng băng vĩnh cửu tan chảy khiến nguy cơ phát tán các loại virus mới, gây hại cho con người và động vật Gia tăng các nguy cơ bệnh tật ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp do thiếu hụt lực lượng lao động hoặc do điều kiện nhà xưởng để duy trì sản xuất phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới
Hợp tác phát triển vẫn là xu thế chung của ASEAN và của các nền kinh tế tiểu vùng sông Mekong mở rộng Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác và phát triển đó, một số nguồn lực đã và đang bị chiếm hữu bởi một hoặc một số quốc gia, dẫn tới tình trạng xung đột lợi ích giữa các quốc gia liên quan đến khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đó
Khai thác nước của các dòng sông chảy qua nhiều quốc gia là ví dụ điển hình cho mâu thuẫn lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc dẫn tới xung đột trong khu vực Trong sản xuất nông nghiệp, Thái Lan và Lào có xu hướng tiếp tục mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng Để phục vụ sự phát triển của nông nghiệp vùng Đông-Bắc Thái Lan và vùng Thượng Lào, nhu cầu sử dụng nước dự báo sẽ ở mức cao
Trong công nghiệp, việc phát triển thuỷ điện của Lào và Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng lớn đến môi trường nước nói chung, môi trường đất vùng hạ lưu sông Mekong cũng như sinh kế của người dân vùng hạ lưu, trong đó có vùng ĐBSCL của Việt Nam Số liệu viễn thám cho thấy, hiện có 176 hồ chứa nước thuỷ điện trên lưu vực sông Mekong ngoài lãnh thổ Việt Nam
Mặc dù có xung đột, nhưng xu hướng hợp tác phát triển kinh tế giữa các nền kinh tế trong GMS vẫn khả quan Điều này bắt nguồn từ thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông - đường bộ và đường sắt - liên kết vùng
Hành lang giao thông đường bộ liên kết GMS đã phát triển Năm 2016, ADB đã hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng du lịch vùng GMS (dành cho bốn nước CLMV, với ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng nước sạch, các hạ tầng đô thị khác và phát triển dịch vụ) Song song với sự phát triển kết cấu hạ tầng cứng, kết cấu hạ tầng mềm liên kết GMS cũng đã được hoàn thiện, với việc triển khai hiệp định thương mại qua biên giới (CBTA) Bối cảnh đó tạo ra các cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành logistics phát triển
4.1.3 Bối cảnh trong nước và vùng
Nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng kể từ năm
2011 đến nay Chính phủ luôn thúc đẩy và tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, và sự phát triển của DNKTTN Trên quan điểm phát triển bền vững vùng và phát triển kinh tế của quốc gia, chính phủ đã và luôn khẳng định chức năng quan trọng của vùng ĐBSCL (trong đó có tiểu vùng DHPĐ) trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Sự cam kết đó là cơ sở để dự báo những ngành, những lĩnh vực có xu hướng được ưu tiên phát triển trong vùng ĐBSCL (trong đó có tiểu vùng DHPĐ), là cơ sở để tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các công trình quan trọng cho phát triển kinh tế của vùng nhằm không bị tụt hậu so với các vùng phát triển khác Điều này tạo ra các cơ hội cho doanh nghiệp vùng ĐBSCL (trong đó có tiểu vùng DHPĐ) xác định được xu hướng ưu tiên đầu tư phát triển doanh nghiệp Chính sách của chính phủ, điều kiện cơ sở hạ tầng, đặc điểm nền đất yếu cho thấy kinh doanh trong các ngành công nghiệp nặng sẽ kém lợi thế hơn kinh doanh trong các ngành công nghiệp liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp hay du lịch sinh thái
Những yêu cầu đối với phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân tiểu vùng Duyên hải phía Đông trong điều kiện hiện nay
4.2.1 Định vị lại vai trò của vùng, tiểu vùng đối với nền kinh tế Việt Nam
Vai trò/chức năng đảm bảo an ninh lương thực: vùng ĐBSCL (trong đó có tiểu vùng DHPĐ) với diện tích đất trồng lúa hơn 3,2 triệu ha, hằng năm đóng góp hơn 50% sản lượng lúa và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu Với năng lực sản xuất gạo như vậy, vùng không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước mà còn khẳng định được vai trò, vị thế xuất khẩu gạo tốp đầu thế giới của Việt Nam Việc chỉ khoanh vùng với vai trò/ chức năng đảm bảo an ninh lương thực là làm hạn chế năng lực cung cấp cũng như động lực đổi mới sáng tạo, đầu tư công nghệ và giống mới của vùng để tạo ra sản phẩm gạo có chất lượng cao hơn, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của các thị trường khó tính Đồng thời, việc hạn chế trong vai trò/chức năng đảm bảo an ninh lương thực làm giảm hiệu quả khai thác, sử dụng đất nông nghiệp đối với các tiểu vùng trồng lúa không hiệu quả, không khuyến khích chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang trồng các loại cây và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa Cần quy hoạch chi tiết tiểu vùng nào cần duy trì diện tích đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực, tiểu vùng nào có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Vai trò/chức năng hợp, tác liên kết liên vùng theo phân công chức năng giữa các vùng trong nước: Tiểu vùng DHPĐ có một số tỉnh tiếp giáp với TPHCM và vùng Đông Nam Bộ là những trung tâm phát triển kinh tế và thương mại lớn của Việt Nam và khu vực, đặc biệt là có tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Cần hình thành chính thức các hợp tác liên kết trong các tiểu vùng, nội vùng và giữa vùng với TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Một số tỉnh giáp TPHCM có thể xác định phát triển theo mô hình thành phố vệ tinh của TPHCM Xác định rõ các cực tăng trưởng của tiểu vùng và vùng, từ đó xác định vai trò/chức năng của các tỉnh, thành là động lực phát triển, là hạt nhân liên kết của tiểu vùng và toàn vùng ĐBSCL, cũng như là hạt nhân trong hợp tác liên kết của vùng với TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời phân công chức năng cho các tiểu vùng, các tỉnh, thành trong vùng theo lợi thế từng tiểu vùng
Vai trò/Chức năng hợp tác phát triển tiểu vùng GMS: ba trong bốn địa phương thuộc tiểu vùng DHPĐ giáp biển Đông gồm: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh; 2 tỉnh nằm trong trung tâm đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long gồm Bến Tre, Vĩnh Long, vì vậy, tiểu vùng DHPĐ có vị thế không chỉ trong hợp tác giao thương với các quốc gia trong tiểu vùng sông Mekong, mà còn chịu ảnh hưởng lớn bởi khai thác tài nguyên nước từ thượng nguồn sông Mekong Chính vì vậy, vai trò/chức năng của các tỉnh, thành tiểu vùng DHPĐ không chỉ họp tác với tiểu vùng sông Mekong để hội nhập quốc tế mà còn có ý nghĩa quyết định đối với phát triển bền vững của các tỉnh, thành và của vùng
4.2.2 Định vị lại vai trò của doanh nghiệp kinh tế tư nhân trong phát triển vùng
Từ thực trạng phát triển các DNKTTN tiểu vùng DHPĐ và định hướng phát triển của vùng, trên cơ sở xác định đúng vai trò của khu vực KTTN là động lực quan trọng của nền kinh tế như trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, cần định vị rõ vai trò của từng chủ thể trong khu vực KTTN để có cơ chế chính sách riêng, để từng chủ thể phát huy được vai trò, vị thế của mình Cần khẳng định rằng, tiểu vùng DHPĐ không thể có sự phát triển bứt phá nếu thiếu vắng các nhà đầu tư “cá mập”, những tập đoàn kinh tế lớn của quốc tế và trong nước hoạt động trong vùng sẽ là nhân tố cải cách mạnh thể chế môi trường kinh doanh theo hướng đột phá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương thức sản xuất của các ngành thế mạnh, mũi nhọn, là đầu tàu của những liên kết dọc và ngang, tạo thành những trung tâm kinh tế như cực tăng trưởng lan tỏa phát triển cho các khu vực lân cận chậm phát triển Cần định vị rõ vai trò “động lực kéo” của doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp quy mô lớn trong nước, hướng đầu tư vào các ngành dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công nghệ mới, Các doanh nghiệp quy mô vừa, các doanh nghiệp qui mô nhỏ và siêu nhỏ có lợi thế hoạt động bao phủ gần như toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế nên nếu liên kết chặt chẽ, chuyên môn hóa sâu sẽ là nền tảng liên kết, là
“động lực đẩy” của nền kinh tế Ở đây cần đặc biệt lưu ý vai trò của các doanh nghiệp qui mô vừa trong tham gia chuỗi cung ứng, kết nối giữa doanh nghiệp DNNN, doanh nghiệp
FDI, DNKTTN trong nước quy mô lớn với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ lại xây dựng quan hệ hợp tác liên kết với các HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình để trở thành đối tác cung ứng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm trung gian cho doanh nghiệp quy mô vừa Với việc định vị rõ vai trò của từng chủ thể một cách cụ thể như vậy sẽ hình thành được mạng lưới liên kết chặt chẽ, tầng lớp với phân công chức năng rõ ràng trong nền kinh tế, sẽ tránh được tình trạng doanh nghiệp lớn “chèn ép” doanh nghiệp nhỏ hơn, doanh nghiệp “chèn ép” hộ khi cùng sản xuất kinh doanh trong cùng lĩnh vực, đồng thời sẽ định vị được chính sách của Nhà nước đối với từng đối tượng cụ thể
4.2.3 Phân tích SWOT đối với phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân tiểu vùng Duyên hải phía Đông
Trong bối cảnh mới của hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0, sự thay đổi của làn sóng đầu tư nước ngoài, điều chỉnh phân công lao động quốc tế sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, điều chỉnh của thị trường xuất khẩu và thị hiếu tiêu dùng trong nước, có một số điểm mạnh và cơ hội chính đối với phát triển DNKTTN tiểu vùng DHPĐ như sau:
Quyết tâm và cam kết chính trị đối với việc phát triển kinh tế tư nhân đã liên tục được tái khẳng định Văn kiện Đại hội XIII tiếp tục đặt ra nhiệm vụ phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN Đây là nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian tới
Song song với cam kết chính trị, nền tảng tăng trưởng kinh tế được duy trì vững chắc, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế đang được thực thi quyết liệt và các nỗ lực nhằm cải cách thể chế sẽ tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện rõ ràng là một môi trường tốt cho các doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng và phát triển Chính phủ ngày một thể hiện vai trò “kiến tạo” và tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước khởi nghiệp, hoạt động và phát triển thịnh vượng Trong những năm gần đây, nhiều nghị quyết của Chính phủ đã được ban hành, Luật Hỗ trợ DNNVV đã được thông qua với quyết tâm cải thiện rõ nét về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia Ở cấp địa phương, nhiều tỉnh đã trở nên tích cực hơn trong các nỗ lực và sáng kiến nhằm phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân Cải cách thường diễn ra nhanh nhất, quyết liệt nhất tại các tỉnh nơi chính quyền địa phương hiểu rõ và sâu sắc những vấn đề mà khu vực kinh tế tư nhân đang gặp phải và sẵn sàng hành động nhằm đáp ứng yêu cầu và giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải
Quyết tâm và các nỗ lực của Chính phủ trong việc thoái vốn khỏi các DNNN và cải cách khu vực DNNN cũng mang lại nhiều cơ hội cho khu vực tư nhân Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 về việc phê duyệt Đề án
“Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 – 2025” với mục tiêu Chính phủ sẽ chỉ nắm sở hữu toàn bộ vốn đối với 103 doanh nghiệp sau giai đoạn này Có nhiều khả năng là hàng tỷ USD về vốn, tài sản sẽ thay đổi chủ sở hữu và được chuyển sang khu vực kinh tế tư nhân trong những năm tới, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân của Việt Nam tăng trưởng và mở rộng Theo đó, cơ hội đối với khu vực kinh tế tư nhân cũng sẽ được mở rộng khi các công trình công cộng, các dự án cơ sở hạ tầng vốn thường chỉ được dành cho DNNN giờ đây cũng được dành cho khu vực tư nhân Gần đây, các doanh nghiệp tư nhân đã tham gia đầu tư phát triển các dự án sân bay, đường cao tốc, cầu cảng, nhà máy điện Với tổng nhu cầu vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng lên tới 680 tỷ USD cho tới năm 2023, các khoản đầu tư tư nhân sẽ là nguồn quan trọng để đáp ứng nhu cầu này do Ngân sách Nhà nước chỉ có thể đáp ứng được một phần ba nhu cầu đó Nếu như các doanh nghiệp tư nhân tham gia tích cực vào các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn và các công trình công cộng, các tác động mang tính lan tỏa đối với các DNNVV trong khu vực tư nhân cũng sẽ rất đáng kể
Hội nhập quốc tế, động thái làn sóng đầu tư nước ngoài dời khỏi Trung Quốc, chủ trương sàng lọc và tái cơ cấu thu hút đầu tư của TPHCM và vừng kinh tế trọng điểm phía Nam là cơ hội đón nhận đầu tư nếu các tình, thành tiểu vùng DHPĐ chuẩn bị được các điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là vấn đề hạ tầng và nguồn nhân lực, cùng với những đột phá trong đổi mới cơ chế chính sách thu hút đầu tư Các hiệp định thương mại tự do với lộ trình giảm thuế làm gia tăng cơ hội cho sản phẩm của tiểu vùng tiếp cận nhiều hơn thị trường quốc tế Thứ tư, vị trí địa lý của Việt Nam cũng như quá trình gia nhập các hiệp định thương mại khu vực và quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mới được ký kết gần đây cũng sẽ mang lại những cơ hội vô cùng lớn về mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam Đồng thời, các hiệp định này cũng mang lại những thách thức quan trọng mà các doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân cần phải vượt qua Đầu tư nước ngoài được duy trì ở mức cao và mức độ nhận thức ngày một tăng về tính cấp thiết và về lợi ích của tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam được coi là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất về thu hút đầu tư nước ngoài trong khu vực Châu Á – Thái Bình dương, chủ yếu là nhờ các lợi thế về chi phí nhân công giá rẻ, các điều kiện thuận lợi về dân số, vị trí địa lý thuận lợi và sự ổn định chính trị Nguồn vốn FDI tăng tạo ra những cơ hội hết sức quy giá để các doanh nghiệp trong nước nâng cao tính kết nối với khu vực FDI, và với các chuỗi cung ứng toàn cầu Định hướng chính sách phát triển tiểu vùng DHPĐ, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp cơ bản đã rõ ràng (giữa diện tích trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực; quy mô, sản lượng của nhiều mặt hàng nông nghiệp hoặc các sản phẩm từ nông nghiệp đảm bảo cho sản xuất hàng hóa), hay các cam kết chính sách liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, có nhiều động thái cho thấy bắt đầu có nhiều doanh nghiệp lớn quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đây là thế mạnh của tiểu vùng DHPĐ, là cơ hội thu hút đầu tư vào các tỉnh, thành có lợi thế
Quy mô dân số, cùng sự phát triển của tầng lớp trung lưu Việt Nam, kết hợp với sự phục hồi nhanh chóng của các hoạt động kinh tế - xã hội đem đến một thị trường tiêu dùng nội địa ổn định và có nhiều tiềm năng phát triển Trong bối cảnh thị trường thế giới bị thu hẹp do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, hàng hóa Việt Nam khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường thế giới, đồng thời hàng ngoại khó vận chuyển vào thị trường Việt Nam, người tiêu dùng buộc phải có điều chỉnh về thị hiếu mua sắm, thị trường nội địa mở ra cơ hội phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tiểu vùng DHPĐ nói riêng
Cách mạng công nghiệp 4.0 với những thành tựu khoa học công nghệ mang lại nhiều cơ hội đầu tư công nghệ hiện đại cho các DNNVV khởi nghiệp đầu tư chuyên môn hóa sâu, đi vào các ngách của chuỗi cung ứng, đặc biệt là khai thác các tiềm năng nông nghiệp và thủy sản của vùng, đồng thời hiện đại hóa quản trị doanh nghiệp Internet, công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số sẽ mang lại những cơ hội to lớn cho các những người khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ trong khu vực tư nhân ở Việt Nam Ngành công nghiệp 4.0 và nền kinh tế nền tảng cung cấp cơ hội quý giá và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát minh, đổi mới, sáng tạo và áp dụng mô hình kinh doanh, dịch vụ và sản phẩm chưa từng có tiền lệ và tiếp cận được tới các nguồn vốn có tính chất sáng tạo hơn là chỉ từ nguồn mang tính truyền thống là ngân hàng Yêu cầu về việc một doanh nghiệp phải có nhiều vốn và có nguồn tài chính dồi dào để gia nhập thị trường toàn cầu như thường thấy cách đây một vài thập kỷ đã trở nên ít quan trọng Doanh nghiệp tư nhân sẽ có cơ hội tốt để tiến thẳng tới nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức và sáng tạo, và trở thành những công ty ở tầm quốc gia và quốc tế trong một thời gian ngắn hơn mà không cần phải dựa quá nhiều vào vốn trong giai đoạn đầu Cơ hội này thậm chí còn quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô vốn nhỏ và rất hạn chế
Tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân Việt Nam tăng mạnh, và được hỗ trợ tích cực bởi một môi trường kinh doanh ngày một cải thiện và bởi các chương trình thông tin, truyền thông Sự cải thiện về tinh thần khởi nghiệp, nếu như tiếp tục được hỗ trợ bởi các sáng kiến của Chính phủ và bởi một môi trường kinh doanh thuận lợi, sẽ là yếu tố quan trọng nhằm phát huy tiềm năng vô cùng to lớn của khu vực kinh tế tư nhân, và để hàng tỷ USD vốn đang nằm trong khu vực tư nhân được đưa vào sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ sự phát triển mạnh mẽ hơn của nền kinh tế
Bối cảnh mới đem lại nhiều cơ hội nhưng phát triển DNKTTN tiểu vùng DHPĐ cũng phải đối mặt với nhiều điểm yếu và thách thức:
Quan điểm và định hướng phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân tiểu vùng Duyên hải phía Đông
Quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH nhấn mạnh:
“Thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch gắn với chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp Các sản phẩm nông nghiệp không chỉ để bảo đảm an ninh lương thực mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, phục vụ công tác phòng, chữa bệnh tạo nên những thương hiệu nổi tiếng Khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bảo đảm sự gắn kết hữu cơ trong nội vùng cũng như sự liên kết chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tiểu vùng sông Mekong”
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của các Nghị quyết quan trọng về phát triển vùng Tây Nam Bộ, Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như từ thực tiễn nghiên cứu, khảo sát thực tế và yêu cầu phát triển đã nêu, chúng tôi đưa ra một số quan điểm chủ yếu đối với phát triển DNKTTN tiểu vùng DHPĐ dưới yêu cầu phát huy vai trò động lực đối với phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh mới như sau:
Thứ nhất, phát triển DNKTTN ở tiểu vùng DHPĐ phải đặt trong chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều thành phần KTTN (trong đó có DNKTTN) là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền KTTT định hướng XHCN KTTN cùng với kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác phát triển lâu dài, quan hệ bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh KTTN liên kết, liên doanh ngày càng sâu rộng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể Đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về vai trò động lực quan trọng của khu vực KTTN; định hình rõ vai trò của DNKTTN trong nước và doanh nghiệp FDI trong mối quan hệ với DNNN và các chủ thể khác của nền kinh tế đối với tăng trưởng và phát triển bền vững vùng Tậy Nam Bộ để xây dựng các cơ chế chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển của vùng Với thế mạnh về vổn, công nghệ và trình độ quản trị hiện đại, cần thu hút đầu tư FDI trong những ngành dựa trên công nghệ và lao động kỹ thuật, tạo động lực kéo cho phát triển doanh nghiệp trong nước và ngành công nghiệp hỗ trợ Với lợi thế hoạt động rộng khắp các lĩnh vực của nền kinh tế, chú trọng hỗ trợ phát triển DNNVV để phát triển về quy mô và công nghệ, tạo động lực đẩy cho phát triển kinh tế vùng Đặc biệt, kinh tế vùng TNB không thể có những phát triển bứt phá nếu thiếu vắng các tập đoàn kinh tế lớn của quốc tế và trong nước
Thứ hai, cần tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách đột phá của Nhà nước và chính quyền địa phương các tỉnh, thành trong vùng nhằm thu hút được các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn của thế giới và trong nước đầu tư vào vùng; cần nâng cao hiệu quả và tính khả thi của các chính sách hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ mở rộng qui mô phát triển thành doanh nghiệp quy mô vừa; các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp quy mô vừa tham gia vào các chuỗi cung ứng đế đảm bảo phát huy vai trò “động lực kéo” và “động lực đẩy” của khu vực KTTN Tập trung giải quyết các nút thắt, rào cản đối với sự phát triển và phát huy vai trò động lực của DNKTTN tiểu vùng DHPĐ, đặc biệt là vấn đề hạ tầng giao thông, thể chế môi trường kinh doanh và quy hoạch để thúc đẩy sự tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng, mạng liên kết nội vùng, liên vùng và khu vực
Thứ ba, phát triển DNKTTN ở tiểu vùng DHPĐ phải đặt trong môi trường cạnh tranh lành mạnh Quan điểm của Đảng ta là KTTN cùng với kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác phát triển lâu dài, quan hệ bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Nhà nước chủ trương không phân biệt đối xử đối với các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế Xoá bỏ sự phân biệt đối xử, tạo sự bình đẳng giữa thành phần kinh tế, để phát huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và phục vụ tốt đời sống nhân dân là yêu cầu của việc phát triển nền KTTT định hướng XHCN
Thứ tư, phát triển DNKTTN ở tiểu vùng DHPĐ với quy mô và phân bố hợp lý trên các địa bàn Từng bước tổ chức lại mạng lưới sản xuất, kinh doanh, cần chú trọng quy hoạch, xây dựng lại mạng lưới sản xuất, kinh doanh của các DN vừa và nhỏ; tổ chức mạng lưới sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với quy mô và trình độ tổ chức DNKTTN; phải đảm bảo đủ diện tích sản xuất, kinh doanh theo những khu tập trung, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở đó ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường Thúc đẩy và tạo điều kiện để các DNKTTN quy mô vừa và nhỏ tăng khả năng cạnh tranh, đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp phát triển KTXH của tiểu vùng DHPĐ Khuyến khích DNKTTN thành lập các DN có quy mô lớn để có khả năng mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài nước Bên cạnh đó, tiểu vùng DHPĐ cần định hướng DNKTTN phát triển ở những khâu, những lĩnh vực mà DNNN không cần thiết phải nắm giữ Những định hướng đó phải gắn với việc hỗ trợ chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng để tránh tình trạng DNKTTN phát triển tự phát, manh mún, mất cân đối DNKTTN tiểu vùng DHPĐ phải phát triển các ngành, lĩnh vực trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng, bao gồm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp, du lịch gắn với các chuỗi giá trị và chuỗi cung ting; phải có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để không chỉ bảo đảm an ninh lương thực mà còn phát triển thị trường hàng hóa sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, có thương hiệu của vùng
Thứ năm, phát triển DNKTTN ở tiểu vùng DHPĐ gắn với phát triển kinh tế số, thúc đẩy chuyển đổi số với mục tiêu hướng đến lợi ích của người dân, DN, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế địa phương; ưu tiên chuyển đổi số trên các lĩnh vực: quản lý hành chính, y tế, giáo dục, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải và logistics
Thứ sáu, phát triển DNKTTN ở tiểu vùng DHPĐ cần quán triệt sâu sắc các quan điểm về thích ứng BĐKH và liên kết vùng Việc chuyển đổi mô hình phát triển phải dựa trên hệ sinh thái, đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người và các quy luật tự nhiên; kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, hiện đại với tri thức, kinh nghiệm truyền thống, đảm bảo tính ổn định và sinh kế của người dân, trong đó người dân và DN đóng vai trò trung tâm, Nhà nước đóng vai trò định hướng, dẫn dắt; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Tiếp cận tổng thể, tích hợp phát triển KTXH toàn vùng ĐBSCL; tăng cường hợp tác liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng với TP.HCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các vùng khác trong cả nước, giữa Tây Nam Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Việt Nam với các nước, trước hết là các nước thuộc tiểu Vùng sông Mê Công Mọi hoạt động đầu tư phải được điều phối thống nhất, bảo đảm tính liên vùng, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình hợp lý, trong đó trước mắt tập trung ưu tiên các công trình cấp bách, các công trình có tính chất động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng, các công trình thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân DNKTTN vùng Tây Nam Bộ phải phát triển và hội nhập trên cơ sở tham gia sâu trong chuỗi cung ứng, đẩy mạnh liên kết giữa các chủ thể của nền kinh tế, đặc biệt là khai thác lợi thế của doanh nghiệp FDI trong kết nối với thị trường thế giới
Phát triển DNKTTN của tiểu vùng DHPĐ đồng bộ, phù hợp với những mục tiêu phát triển KTXH trong quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tiểu vùng DHPĐ nói riêng và toàn vùng ĐBSCL nói chung đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Phát huy thế mạnh của vùng để phát triển kinh tế, phát triển DNKTTN phải nhanh và bền vững, phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính bền vững trong hoạt động của các DNKTTN Phát triển DN nói chung và DNKTTN nói riêng gắn liền với quy mô, trình độ phát triển sản xuất của các tỉnh, cả nước trong thời kỳ thực hiện CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế
Kết hợp hài hòa giữa phát triển thương mại nội địa và quốc tế, giữa thị trường thành thị và nông thôn, giữa truyền thống và hiện đại trong phát triển DNKTTN Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng cao
Phát triển mạnh mẽ KTTN trên địa bàn các tỉnh thuộc tiểu vùng DHPĐ theo hướng từng bước chuyển các hộ kinh doanh cá thể có quy mô lớn trở thành DNKTTN, các DN có quy mô nhỏ trở thành các DN có quy mô lớn và vừa, liên kết giữa các DN các tỉnh với các DN trong và ngoài nước để xây dựng một số DN có quy mô, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất và kinh doanh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển hài hòa, đồng bộ, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với DNKTTN, đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh trong tiểu vùng DHPĐ với các tỉnh trong toàn vùng ĐBSCL và cả nước để tạo điều kiện ổn định thị trường, bảo vệ môi trường sinh thái
Tập trung phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có thế mạnh của tiểu vùng DHPĐ đồng thời chuyển dịch mạnh cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến và có giá trị gia tăng cao, tăng tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ, khuyến khích và đẩy mạnh thu hút đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu hoặc thay thế mặt hàng nhập khẩu Duy trì tốc độ tăng trưởng nhóm sản phẩm có lợi thế, có giá trị gia tăng cao, thị trường xuất khẩu ổn định, tỷ trọng kim ngạch lớn Đẩy mạnh khai thác các thị trường mới có tiềm năng Nâng cao năng lực hoạt động xuất khẩu đối với KTTN, khu vực KTTN ngày phải chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển Hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa trong nước sản xuất được, hàng xa xỉ Có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu Khu vực KTTN phải tham gia sâu rộng trong lĩnh vực nhập khẩu, góp phần quan trọng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong tiểu vùng
Phát triển kinh tế số, chuyển đổi số đến năm 2030, xác định trở thành tiểu vùng đi đầu chuyển đổi số của khu vực ĐBSCL, phát triển công nghiệp nội dung số, thử nghiệm công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, hình thành hệ sinh thái công nghệ thông tin và truyền thông địa phương, kết nối hiệu quả vào hệ sinh thái quốc gia Đến năm 2030, kinh tế số của tiểu vùng chiếm 10% GRDP và 30% vào năm 2045, trong đó tỷ lệ kinh tế số của từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 5% (mục tiêu năm 2030 là tối thiểu 15%), năng suất lao động bình quân hàng năm tăng tối thiểu 7% (mục tiêu năm
2030 là tối thiểu 8%), chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đạt nhóm dẫn đầu cả nước
Các giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân tiểu vùng Duyên hải phía Đông
4.4.1 Giải pháp từ các chính quyền địa phương thuộc tiểu vùng Duyên hải phía Đông
Thứ nhất, đổi mới tư duy phát triển DNKTTN gắn với thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp Để phát huy được tiềm năng thế mạnh trong việc phát triển và đẩy mạnh hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trước hết, tiểu vùng DHPĐ cần tập trung thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các hoạt động thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Xây dựng và duy trì hoạt động chuyên mục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên trang thông tin các Sở KHCN, liên kết, giới thiệu và chia sẻ thông tin với Cổng thông tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, nhằm cung cấp kịp thời thông tin KHCN và kết nối hoạt động chuyển giao công nghệ cho cộng đồng khởi nghiệp trên địa bàn tiểu vùng DHPĐ Thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu và điểm cung cấp thông tin về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp có ý tưởng, dự án khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận với các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà khoa học, công nghệ mới, sản phẩm mới, thông tin về thị trường, sở hữu trí tuệ, kết nối cung - cầu công nghệ, chuyển giao công nghệ, trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Định kỳ thực hiện chuyên đề, phóng sự, bài viết về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phổ biến các gương điển hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công của tiểu vùng DHPĐ, trong nước và ngoài nước Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp KHCN, sở hữu trí tuệ cho các cá nhân, nhóm cá nhân khởi nghiệp, học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng; nhân viên các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đổi mới phương thức hoạt động trong lĩnh vực khởi nghiệp của các cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình ở ngành, địa phương mình phụ trách Quan tâm tìm kiếm, phát hiện, bồi dưỡng, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp ngay từ khi mới có ý tưởng hình thành Kiện toàn Hội đồng khởi nghiệp và phát hiện doanh nghiệp, sắp xếp lại các đầu mối trực thuộc Hội đồng theo hướng tinh, gọn, hiệu quả; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và khởi nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu, phù hợp với tình hình thực tế của các tỉnh; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ sinh thái khởi nghiệp; tăng cường hỗ trợ hoạt động cho cấp huyện, xã
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, kiến tạo môi trường khởi nghiệp thực chất, thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp Nâng cao năng lực, đạo đức, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chuyển đổi tư duy “quản lý” sang “phục vụ, hỗ trợ” Củng cố và nâng chất hoạt động Quỹ Đầu tư khởi nghiệp; quan tâm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp trên lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật cao, dự án đổi mới sáng tạo và dự án du lịch; thực hiện tốt công tác kết nối, bảo lãnh cho dự án và doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, các nhà đầu tư
Khẩn trương thành lập, vận hành có hiệu quả các trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm tham gia hỗ trợ khởi nghiệp, các dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm Nghiên cứu, ban hành những chính sách khuyến khích và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp mới, nhất là các dự án ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi mô hình kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển
Tập trung triển khai Đề án phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo bền vững có hiệu quả Quan tâm tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp; tích cực vận động chuyển hộ kinh doanh đủ điều kiện lên doanh nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, thực hiện gắn kết chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ; chú trọng sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn an toàn, có truy xuất nguồn gốc; đa dạng hóa hoạt động của hợp tác xã theo hướng dịch vụ
Xây dựng bộ tiêu chí và gắn nhãn hiệu sản phẩm “Đồng khởi khởi nghiệp” đối với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Chương trình Mở rộng thị trường cho các sản phẩm khởi nghiệp thông qua các chương trình hỗ trợ như Đề án mỗi xã một sản phẩm, các chương trình xúc tiến thương mại, các phiên chợ khởi nghiệp
Thứ hai, nâng cao hiệu quả xây dựng và thực thi chính sách phát triển DNKTTN
Tiểu vùng DHPĐ cần đẩy mạnh nghiên cứu và ban hành chính sách đồng bộ, phù hợp với cam kết quốc tế cũng như các chính sách của Trung ương, phù hợp với điều kiện địa phương nhằm tạo thuận lợi để các DNKTTN tham gia cạnh tranh, phát triển sản xuất, kinh doanh nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu Theo đó cần tập trung vào các vấn đề sau:
Một là, cần đổi mới chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu và phát triển sản xuất, kinh doanh nội địa Những hỗ trợ trực tiếp hiện nay không còn phù hợp cần phải thay thế bằng các biện pháp mới phù hợp Đó là các biện pháp hỗ trợ gián tiếp, ví dụ chính sách ưu đãi tín dụng đối với sản xuất hàng xuất khẩu tập trung vào việc cho vay vốn và ưu đãi lãi suất đối với đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; phát triển hệ thống Marketing và hỗ trợ các DN áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất quản lý kinh doanh Hay các biện pháp đầu tư của Nhà nước nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm thương mại ở trong nước và nước ngoài; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, chế biến xuất khẩu, xây dựng hệ thống kho bãi
Hai là, tiểu vùng DHPĐ cần rà soát các cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính phù hợp với cam kết quốc tế và yêu cầu của hội nhập Chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác cấp địa phương đối với các đối tác nước ngoài, tham gia các chương trình hợp tác cấp tiểu vùng, tích cực đàm phán ký kết và phát triển hiệu quả, thực chất các thỏa thuận hợp tác cấp địa phương Chủ động đề xuất các biện pháp tăng cường liên kết giữa các địa phương nhằm phát huy, bổ sung cho nhau các lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về nguồn hàng, về quy mô sản xuất
Ba là, xây dựng đồng bộ các chính sách hỗ trợ đối với các DNKTTN, tập hợp các quy định, các chính sách này một cách có hệ thống, thuận tiện cho việc quản lý của các cơ quan Nhà nước và cho họat động của các DNKTTN
Trong những năm vừa qua, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đã được các tỉnh rất quan tâm Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển thì công tác này vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế kể cả trong khâu xây dựng và thực thi Do vậy, tiểu vùng DHPĐ cần tăng cường cho công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện Trước hết cần xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển DNKTTN của các tỉnh trong từng giai đoạn, trong đó có các chiến lược về xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển thị trường nội địa, chiến lược phát triển các ngành nghề, mặt hàng…
Nâng cao chất lượng công tác lập qui hoạch, kế hoạch đối với sự phát triển của DNKTTN trên địa bàn các tỉnh Cần đổi mới tư duy trong xây dựng quy hoạch quy hoạch mang tính nguyên tắc, định hướng, khoa học và phù hợp với quy luật KTTT, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương nhưng phải linh hoạt trong thực hiện Cần đổi mới tư duy, phương pháp và cách thức thực hiện trong vấn đề xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển DNKTTN trong thời gian tới
Tăng cường công tác quản lý thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển DNKTTN là một trong những giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KTTN Theo đó cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng DN, người dân về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển DNKTTN Thực hiện công khai, minh bạch các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển DNKTTN
Công tác tuyên truyền có hiệu quả sẽ góp phần hạn chế việc phát sinh các vi phạm trong thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, giảm áp lực giải quyết cho các cơ quan chức năng và giảm thiệt hại về vật chất cho xã hội, góp phần phát triển DNKTTN trên địa bàn các tỉnh theo hướng bền vững Do đó việc tuyên truyền phải được thường xuyên, liên tục Hình thức cần đa dạng, phong phú Nội dung cần tập trung vào việc công bố chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các quy định về việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, việc xử lý vi phạm của các cấp có thẩm quyền,
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành chức năng trong thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển DNKTTN Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ngành chức năng trong tổ chức thực thi chiến lược, quy hoạch Nâng cao năng lực, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương, giữa các địa phương trong vùng Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển DNKTTN trên địa bàn