Vì vậy cùng với việc tìm hiểu và nhận thức đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, sự vận dụng sáng tạo những quan điểm đó của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Đoàn Nam Hương
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại, con người đã mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp, tự do Xã hội ngày càng phát triển thì những mơ ước ấy ngày càng trở thành những khát vọng hiện thực và thể hiện sinh động thông qua hoạt động thực tiễn của con người Đó là cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức bất công, chống lại sự nô dịch giữa người với người, nhằm giải phóng mình, đồng thời giải phóng cả nhân loại, giải phóng cả những năng lực sáng tạo bị ràng buộc bởi những quan hệ xã hội trói buộc mình Dân chủ là sản phẩm của cuộc đấu tranh lâu dài ấy Với ý nghĩa trên, ngoài tính chính trị, dân chủ còn có ý nghĩa xã hội và giá trị nhân văn sâu sắc, dân chủ do con và vì con người
Trong chế độ xã hội ta dân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, là nhu cầu không thể thiếu của từng cá nhân, cũng như của cả cộng đồng, của xã hội Dân chủ có vai trò rất to lớn trong việc thúc đẩy con người hoạt động sáng tạo, tác động tới mọi lĩnh vực của hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người
Với tính cách là chế độ chính trị, nền dân chủ ở Việt Nam đã được xác lập từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 Một xã hội dân chủ là điều kiện tiên quyết, bền vững để đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, đồng thời khơi dậy mọi tiềm năng trí tuệ, năng lực sáng tạo của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước…
Trang 3Ngỏôỉc laỉi vi phaỉm daân chuũ seõ daãn ựeán vi phaỉm quyeàn con ngỏôụi, laụm maát loụng tin cuũa nhaân daân ựoái vôùi cheá ựoả, ựoái vôùi ứaũng, xaâm haỉi ựôụi soáng tinh thaàn xaõ hoải, laụm oâ nhieãm moâi trỏôụng laụnh maỉnh trong ựôụi soáng nhaân daân Vi phaỉm daân chuũ cuõng coù theă daãn ựeán vieảc buoâng loũng heả thoáng quaũn lyù xaõ hoải, cuụng vôùi noù laụ teả quan lieâu, tham nhuõng xuaát hieản vaụ loảng haụnh, laụm aũnh hỏôũng trỏỉc tieáp tôùi taêng trỏôũng kinh teá, thaảm chắ daãn ựeán khuũng hoaũng xaõ hoải, huũy hoaỉi nhỏõng giaù trò xaõ hoải maụ bieát bao theá heả ựaõ daụy coâng xaây ựaép Baụi hoỉc veà sỏỉ suỉp ựoă tỏụ moâ hình chuũ nghóa xaõ hoải taỉi Lieân xoâ và đông Âu phaũi traũ giaù ựaõ theă hieản sinh ựoảng ựieàu ựoù
Quaù trình caùch maỉng Vieảt Nam ựaõ ghi nhaản nhỏõng thaụnh tỏỉu cuũa ứaũng ta, cuũa nhaân daân ta treân maẻt traản daân chuũ caũ veà lyù luaản cuõng nhỏ thỏỉc tieãn Thỏỉc chaát cuũa vaán ựeà daân chuũ ôũ nỏôùc ta laụ xaùc laảp quyeàn laụm chuũ cuũa nhaân daân lao ựoảng, xaây dỏỉng nhaụ nỏôùc phaùp quyeàn xaõ hoải chuũ nghóa, xaùc nhaản quyeàn lôỉi, nghóa vuỉ ựắch thỏỉc cuũa nhaân daân trong coâng cuoảc caũi taỉo vaụ xaây dỏỉng xaõ hoải môùi Tuy nhieân, ôũ nôi naụy nôi khaùc việc thực hiện daân chuũ vaãn coụn nhieàu khieám khuyeát, baát caảp, vieảc trieăn khai nhỏõng chữ thò, nghò quyeát, quy cheáẦ cuũa ứaũng vaụ nhaụ nỏôùc coụn chaảm hoaẻc thieáu tắnh ựoàng boả, thoùi beụ phaùi, cuỉc boả, tham nhuõng, cỏũa quyeàn, quan lieâu coi thỏôụng quaàn chuùngẦ vaãn coụn toàn taỉi khoâng ắt Vaên kieản Nghò quyeát ứaỉi hoải laàn thỏù VII cuũa ứaũng nhaán maỉnh: Ộứaùnh giaù moảt neàn daân chuũ khoâng chữ caên cỏù vaụo khaău hieảu, maụ phaũi xem daân chuũ ựỏôỉc thỏỉc hieản nhỏ theá naụo trong thỏỉc teá, phaũi xem daân chuũ thỏỉc chaát hay daân chuũ giaũ hieảuỢ [23,200] ứeă thỏỉc hieản toát nhỏõng noải dung cuũa daân chuũ xaõ hoải chuũ nghóa, thaùng 2/1998 Boả chắnh trò ựaõ ra chữ thò 30 CT/TW veà trieăn khai Quy cheá daân chuũ ôũ cô sôũ vôùi phỏông chaâm: daân bieát, daân baụn, daân laụm, daân kieăm tra Trong hai ngaụy 28 vaụ 29/9/2004, taỉi Haụ Noải Ban chaáp haụnh Trung ỏông ứaũng ựaõ toă chỏùc hoải nghò toaụn quoác toăng keát 6 naêm thỏỉc hieản
Trang 4Quy chế dân chủ cơ sở Theo đánh giá của đồng chí Nông Đức Mạnh - Tổng bí thư của Đảng thì “thực trạng dân chủ cơ sở chưa làm chúng ta hài lòng”[12,1]
Vì vậy cùng với việc tìm hiểu và nhận thức đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, sự vận dụng sáng tạo những quan điểm đó của Đảng ta để xây dựng một nền dân chủ thực sự, hợp ý Đảng, lòng dân, thực hiện thành công Quy chế dân chủ cơ sở, đặc biệt ở một số địa phương cụ thề trong cả nước là điều hết sức cần thiết Đề tài luận án quan tâm làm sáng tỏ một số yếu tố, khía cạnh trên Người thực hiện luận án lấy Tây Ninh - một tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam bộ, giàu tiềm năng, trong kháng chiến là căn cứ địa của cách mạng, trong xây dựng hoà bình cũng đạt được những thành tựu lớn lao trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng bảo vệ vững chắc miền biên cương của đất nước, cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả việc vận dụng khá thành công Quy chế dân chủ cơ sở - làm đơn vị nghiên cứu, khảo sát với mong muốn góp phần nhỏ vào vịệc xây dựng và hoàn thiện lý luận cũng như kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của quá trình thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung và thực hịên Quy chế dân chủ cơ sở nói riêng ở nước ta hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ngay từ thời cổ đại, những triết gia nổi tiếng của Hy Lạp như Đêmôcrít (460 - 370), Platôn (427-347 TCN) Arixtốt (384-322 TCN) về dân chủ và thực hiện dân chủ Nếu Đêmôcrít ủng hộ nhiệt thành nền dân chủ, xem nó là chế độ chính trị ưu việt trong thế giới cổ đại thì Platôn và Arixtốt lại phê phán dân chủ từ lập trường của giới quý tộc chủ nô Sau hơn hai mươi thế kỷ bị lãng quên, tư tưởng dân chủ được phục hồi và hoàn
Trang 5thiện bởi các tư tưởng lớn thời cận đại Tây Âu, từ Lốccơ (1632 - 1704) đến các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, mà điển hình là Môngtécxơkiơ (1689-1755) và Rúttxô (1712-1778) - những nhà lý luận tiên phong của dân chủ tư sản
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ khác về chất so với những nền dân chủ trước nó Tính ưu việt hơn hẳn của dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện ở bản chất của dân chủ, lần đầu tiên trong lịch sử đây là nền dân chủ rộng rãi nhất, dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động
Quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển những tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh nước ta, cũng là quá trình hoàn thiện những nội dung cơ bản của của một nền dân chủ trên cả hai lĩnh vực lý luận và thực tiễn Đặc biệt Chỉ thị 30/CT của Bộ Chính trị về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là sự vận dụng sáng tạo có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta hiện nay Để góp phần hoàn thiện về mặt lý luận của quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này
Trước tiên phải kể đến cuốn “Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Văn Sáu, GS Hồ Văn Thông chủ biên Trong đó các nhà nghiên cứu lý luậân ở nước ta hiện nay đã phân tích hết sức sâu sắc những lý luận chủ yếu về dân chủ, về đổi mới hệ thống chính tri, về những nội dung và phương hướng phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay… Đây có thể coi là tài liệu tham khảo rất quan trọng cho việc nghiên cứu về dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn Việt Nam hiện nay
Trang 6Cuốn “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội
ở nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền Bắc nước ta”
do Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên), trong đóù tác giả xem xét thực trạng, tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn miền núi trước yêu cầu của quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, xem xét những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện dân chủ, nêu lên những phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và phương thức hoạt dộng của hệ thống chính trị cơ sở
Cuốn sách chuyên khảo của GS,TS Hoàng Chí Bảo “Xây dựng cơ chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn ở nước ta hiện nay”, trong đó tác giả đề cập tới vai trò của dân chủ đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội, vai trò của cơ chế dân chủ và chính sách tạo động lực đối với hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt là lý luận, phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò của nó trong tiến trình đổi mơi, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay theo lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liện với chủ nghĩa xã hội
Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước“Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền” của GS,TS Đỗ Nguyên Phương và PGS,TS Trần Ngọc Đường, đã làm rõ một số vấn đề lý luận về dân chủ và mối quan hệ của việc thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa với việc hoàn thiện hệ thống chính trị dưới chế độ xã hội ta
Đề tài nghiên cứu “Về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở” của Hội Nông dân Việt Nam năm 2002 được tiến hành với quy mô tương đối lớn, trên rất nhiều địa phương cả nước để xem xét nhiều yếu tố, nhiều khía cạnh của việc thực hiện quy chế dân chủ, và vai trò của nhân dân trong
Trang 7việc thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, theo tinh thần của Quy chế dân chủ ở cơ sở
Cuốn “Dân chủ và việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở” của TS Lương Gia Ban (Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2003) là công trình nghiên cứu tương đối cơ bản về một số tư tưởng dân chủ, về dân chủ xã hội chủ nghĩa, những nguyên tắc, lý luận, quan điểm của Đảng ta về dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Hà Nội và một số địa phương ở miền Bắc
Cuốn sách “Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay” của TS Đỗ Trung Hiếu (Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2003) nêu lên những khía cạnh cơ bản của vấn đề dân chủ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về xây dựng nền dân chủ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở nước ta hiện nay, cũng như phương hướng chủ yếu nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong quá trình xây dựng nền dân chủ Bài viết của PGS,TS Trương Giang Long: "Nét đặc thù của quá trình xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam" (Tạp chí Khoa học chính trị, Hà nội, số 13-2003) thể hiện tính khái quát và tư duy khoa học sâu sắc của tác giả, khi xem xét những định hướng trong việc thực hiện nền dân chủ ở nước ta hiện nay
Cuốn sách của TS Nguyễn Trọng Thóc “Biện chứng của việc xây dựng nhà nươc pháp quyền Việt Nam với phát huy dân chủ của nhân dân” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) đề cập tới bản chất, đặc trưng cũng như xu hướng phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, cũng như những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Trang 8Công trình nghiên cứu năm 2004 của tập thể tác giả PGS,TS Trần Ngọc Khuê và TS Lê Kim Việt chủ biên cùng rất nhiều nhà khoa học có
uy tín ở Việt Nam như GS,TS Hoàng Chí Bảo, PGS,TS Mạch Quang Thắng… có nhan đề “Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở” đã đề cập tương đối tổng quan về những yếu tố tâm lý xã hội về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời xem xét mối quan hệ giữa tâm lý và những yếu tố cơ bản khác trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Ngoài ra còn có rất nhiều những bài viết, những công trình nghiên cứu khác về nội dung trên Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có những công trình nghiên cứu cụ thể, có hệ thống về quá trình nhận thức và thực hiện dân chủ ở khu vực Đông Nam bộ Luận án tiến sĩ “Quan điểm mác-xít về dân chủ và việc thực hiện Quy chế dân chủû cơ sở trong điều kiện hiện nay tại Tây Ninh” khẳng định lại tính đúng đắn của những
tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng ta về vấn đề dân chủ, đồng thời hướng quá trình nghiên cứu tới một số vấn đề cụ thể, xem xét những yếu tố tác động tới việc thực hiện Quy chế dân chủ ở một số địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, bước đầu xây dựng những bài học mang tính giải pháp cho việc thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1 Mục đích của luận án:
Làm rõ quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, quan điểm của Đảng ta về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, phân tích quá trình thực hiện quy chế này ở Tây Ninh
Trang 9và luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến quá trinh đó, từ đó rút ra những bài học mang tính định hướng cho việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở nước ta hiện nay
3.2 Để thực hiện mục đích đó luận án thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhấât, làm rõ những vấn đề lí luận chung về dân chủ, đặc biệt là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
- Thứ hai, phân tích quan điểm Đảng ta về việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở , quá trình thực hiện quy chế này ở Tây Ninh hiện nay và luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ấy
- Thứ ba, rút ra những bài học mang tính dịnh hướng cho việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở nước ta hiện nay từ việc phân tích và luận giải quá trình thực hiện quy chế này ở Tây Ninh
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ Luận án cũng kế thừa, chọn lọc những công trình nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu gần với đề tài, cũng như những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như phân tích và tổng hợp, lô gich và lịch sử, để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu Đặc biệt luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và các chất liệu sống động của thực tiễn, khái quát thành vấn đề lý luận phục vụ cho đề tài
5 Điểm mới về mặt khoa học của luận án
Một là, trên cơ sở khảo sát thực tế việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở những địa phương khác nhau, luận án làm rõ những yếu tố tác động và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện dân chủ
Trang 10Hai là, từ việc xem xét những yếu tố đó nêu lên những ưu nhược
điểm trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở đồng thời rút ra
những bài học mang tính định hướng góp phần hoàn thiện nền dân chủ xã
hội nói chung và việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở nói riêng
Từ hai điểm trên luận án góp phần làm sâu sắc thêm bản chất của
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam
6 Ýù nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Những bài học, những định hướng mà luận án rút ra qua nghiên cứu
là những cơ sở góp phần tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở
những năm qua, đồng thời qua đó để phát huy những mặt tích cực, hạn
chế mặt tiêu cực, rút ra những giải pháp khoa học cho việc thực hiện Quy
chế dân chủ cơ sở trong công cuộc đổi mới của ta hiện nay
- Luận án có thể dùng làm đề tài tham khảo, nghiên cứu và giảng
dạy triết học, lý luận về dân chủ, cũng như một số chuyên đề của chủ
nghĩa xã hội khoa học
7 Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương, 8 tiết, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và danh mục các công trình nghiên cứu khoa học của
tác giả
Trang 11PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VÀ TƯ TƯỎNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN CHỦ
1.1.1 Bảảảản chấấấất và nộộộội dung của dân chủ
Phạm trù dân chủ từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau trong hệ thống khoa học xã hội nhân văn Ở cấp độ lý luận và phương pháp luận chung, dân chủ là đối tượng nghiên cứu của triết học, đặêc biệt là triết học xã hội Ở cấp độ chuyên biệt, dân chủ là đối tượng nghiên cứu của chính trị học và các khoa học về chính trị, luật học, tâm lý học, xã hội học, đạo đức học
Theo nghĩa chung nhất dân chủ là người dân làm chủ, tức mọi quyền lực thuộc về nhân dân và nhân dân sử dụng các quyền lực đó trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Dân chủ là khái niệm chính trị, đồng thời cũng là thuật ngữ khoa học, vì vậy vấn đề dân chủ thu hút được sự quan tâm nghiên cứu đông đảo của các nhà học giả, các nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau Thuật ngữ dân chủ xuất hiện đầu tiên từ Hy Lạp cổ đại được Hêrôdốt sử dụng khi xem xét các thể chế chính trị trong lịch sử Theo ông dân chủ chính là một thể chế quyền lực thuộc về nhân dân thông qua con đường bầu cử và hòa nhập sức mạnh của công dân với pháp luật
Xét về mặt ngữ nghĩa, dân chủ (Demokratia) trong tiếng Hy Lạp cổ là từ ghép, được cấu thành từ hai từ gốc là dêmos = nhân dân và kratos =
Trang 12cai trị Nếu dịch sát nghĩa thì Demokratia sẽ là một mệnh đề hoàn chỉnh = nhân dân cai trị Các nhà chính trị học thường lược giản mệnh đề đó thành
“quyền lực thuộc về nhân dân” Như vậy thuật ngữ dân chủ chỉ xuất hiện trước khi có sự tồn tại của ba yếu tố: nhân dân, quyền lực công cộng và mối quan hệ giữa nhân dân với quyền lực ấy
Nội dung trên của khái niệm dân chủ về cơ bản vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay Điểm khác biệt giữa cách hiểu dân chủ thời xưa và thời hiện đại ở tính trực tiếp của mối quan hệ với quyền lực và sử dụng quyền lực ấy, nhấn mạnh dân chủ như là một thiết chế chính trị, Trong Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 1) nêu rõ: “Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức là thiết chế chính trị nhất định”[93,653]
Như vậy với các diễn đạt khác nhau, các định nghĩa dân chủ đều khẳng định những nội dung cơ bản của dân chủ - đó là quyền lực thuộc về nhân dân, thừa nhận quyền tự do bình đẳng và thiểu số phục tùng đa số Trên thực tế bất cứ nền dân chủ nào với tư cách là một tổ chức chính trị của xã hội, xét đến cùng đều do các quan hệ xã hội trong một xã hội quyết định
Đối với nhân loại, dân chủ xuất hiện như một định hướng giá trị, nó tồn tại và phát triển gắn liền với đời sống con người Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm dân chủ ngày càng được mở rộng với nhiều nội dung phong phú sinh động hơn Trong ngôn ngữ hiện đại dân chủ có thể được hiểu là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, là nguyên tắc tổ chức, quản lý xã hội, là tính chất của các mối quan hệ giữa cả cộng đồng dân cư xã hội, là ý tưởng giải phóng con người, là khả năng vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình của nhân dân lao động, là thước
Trang 13đo đánh giá nền văn minh xã hội Như vậy từ góc độ đương đại và lịch đại, có thể thấy dân chủ thấm vào tất cả các mặt của đời sống con người, từ cá nhân đến cộng đồng sắc tộc, dân tộc, quốc gia trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học Dân chủ là kết tinh của văn minh nhân loại, là sự hoà hợp, tác động qua lại của rất nhiều yếu tố nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của con người, nó biểu hiện tôn vinh các giá trị bình đẳng, tự do, hòa hợp và thống nhất trong tính đa dạng ấy Với ý nghĩa như vậy, dân chủ là một đề tài rộng lớn, hệ thống các lớp quan hệ xoay quanh hoạt động của con người trong xã hội, định hương và lựa chọn các giá trị phát triển của con người, xây dựng các thể chế, tìm kiếm các cơ chế vận hành, trước hết là thể chế kinh tế và thể chế chính trị Để thấu hiểu bản chất của phạm trù dân chủ cần phải có cách tiếp cận toàn diện và đúng đắn, đổi mới và không ngừng sáng tạo về bản thân nó
Xem xét bản chất của phạm trù dân chủ tức là xem xét nguồn gốc, quá trình hình thành nền dân chủ xuất hiện từ khi nào trong lịch sử nhân loại, tính giai cấp của dân chủ, mối quan hệ giữa dân chủ với chuyên chính, dân chủ có phải là phạm trù vĩnh viễn, hay là phạm trù lịch sử Nội hàm của khái niệm này đã được GS,TS Hoàng Chí Bảo phân tích khá sâu sắc trong cuốn: “Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn hiện nay”[83,41]
Với tư cách là một giá trị xã hội, dân chủ không tự nhiên mà có, mà là sản phẩm của cuộc đấu tranh lâu dài của quần chúng chống áp bức, là kết quả của một quá trình lịch sử mà con người và các cộng đồng đạt được thông qua lao động và sáng tạo để tự biểu hiện vai trò và sức mạnh của mình, tự khẳng định vị thế của mình trong đời sống hiện thực Là giá trị xã hội, dân chủ là thành quả của con người qua đấu tranh cải biến tự nhiên
Trang 14và quá trình cải tạo xã hội, Cuộc đấu tranh để giành dân chủ chính là cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bất công để giải phóng con người thoát khỏi những quan hệ ràng buộc về chính trị, kinh tế , tha hoá, … để vươn tơi tự do và dân chủ, đó là nhu cầu, là khát vọng của con người ở mọi thời đại Như vậy từ khi trong xã hội hình thành các giai cấp đối kháng, cuộc đấu tranh vì dân chủ gắn liền với cuộc đấu tranh vì quyền con người và tiến bộ xã hội
Trong bản chất của nó dân chủ đối lập với chuyên chế, cũng trong bản chất của nó dân chủ gắn liền với tự do, bình đẳng, công bằng xã hội trong quan hệ của con người, là điều kiện giải phóng năng lực sáng tạo cho cá nhân con người, trở thành nhu cầu thiết thực, nội tại của đời sống con người cũng như của toàn xã hội Những nhu cầu, những giá trị ấy hình thành những lý tưởng, những lý tưởng, đạt đến sự hài hoà trong sự phát triển năng lực và trí tuệ, biến những khả năng, lý tưởng ấy thành hiện thực Nhìn từ phương diện này, dân chủ là một giá trị xã hội bền vững, cho mọi thời đại, kể cả xã hội cộng sản văn minh như C.Mác dự báo tổ chức đời sống xã hội của thời đại đó là tự quản với hình thức một thể liên hiệp của cộng đồng của những con người tự do
Tính giai cấp của dân chủ là một thực tế lịch sử Trong lịch sử xã hội loài người chừng nào còn tồn tại giai cấp và nhà nước thì bản chất giai cấp của chế độ dân chủ vẫn còn tồn tại Điều đó giải thích vì sao khi nghiên cứu về chế độ dân chủ nào cũng phải làm rõ chế độ dân chủ đó thuộc quyền lực của giai cấp nào, nó hướng tới lợi ích của ai, cho ai và vì
ai trong xã hội Là một quan hệ quyền lực và lợi ích nên chế độ dân chủ và chế độ nhà nước của xã hội sẽ giải quyết vấn đề nhân quyền và dân quyền theo quan điểm chính trị, hệ tư tưởng và lợi ích của giai cấp cầm quyền Nói tới bản chất giai cấp của dân chủ là để cập trực tiếp tới dân
Trang 15chủ chính trị, vào thể chế, chế độ dân chủ được xây dựng, được bảo vệ Từ sự phân tích trên có thể rút ra vài kết luận sau :
Dân chủ là một phạm trù mang bản chất nhiều thứ bậc, là một giá trị xã hội, giá trị của văn minh và văn hoá, của tiến bộ và phát triển Nhìn từ phương diện này, từ lát cắêt này, dân chủ có mặt và tồn tại cùng với con người và nhân loại, đồng thời với lịch sử hoạt động của nóù thể hiện khát vọng tự do, nhu cầu giải phóng, vươn tới trình độ phát triển, sáng tạo và làm chủ của con ngừơi, còn xét về phương diện giá trị, dân chủ thuộc phạm trù vĩnh viễn [83,42]
Thể chế dân chủ (hay chế độ dân chủ) với tư cách là chế độ nhà nước, chế độ chính trị, là một hình thức lịch sử tất yếu trong việc tổ chức và thực thi quyền lực trong khi còn tồn tại các giai cấp Đó là một quá độ lịch sử lâu dài để từng bước con người tiến tới tự do và làm chủ trong chế độ cộng sản chủ nghĩa văn minh Khi nói tới nhà nước tự tiêu vong, V.I.Lênin từng cho rằng khi chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn, tức là một xã hội hoàn bị, văn minh đã được xác lập thì dân chủ cũng trở nên thừa Về phương diện này, dân chủ là sản phẩm có tính lịch sử, nó thuộc phạm trù lịch sử Chế độ dân chủ luôn thể hiện trong thực tiễn phải trở thành hiện thực, biểu hiện thông qua chế độ nhà nước, song không phải chế độ nhà nước nào cũng đồng thời và đương nhiên là chế độ dân chủ Có nhà nước phù hợp với dân chủ nhưng cũng có nhà nước đối lập với dân chủ, đó là những nhà nước chuyên chế, độc tài, phát xít hoá, phản dân chủ Muốn cho chế độ dân chủ phù hợp với chế độ nhà nước, xã hội phải thường xuyên chống lại tệ quan liêu tham nhũng tự do vô chính phủ…Trong lịch sử đã có nhiều chế độ dân chủ (nền dân chủ) phù hợp ở mức độ khác nhau giữa chế độ dân chủ và chế độ nhà nước
Trang 16Hàng triệu năm trong thời kỳ nguyên thủy, xã hội chưa phân thành giai cấp Trong xã hội mà nền sản xuất chưa phát triển, con người sống dựa vào thiên nhiên và dựa vào nhau, dựa vào cộng đồng để tồn tại Trong xã hội sơ khai ấy chưa có khái niệm dân chủ, nhưng đã hình thành một hình thức làm chủ tự phát mang tính cộng đồng Mọi hoạt động của cá nhân và cộng đồng đều hướng vào tính tổ chức và trật tự nhằm đạt được sự ổn định, duy trì sự sống của xã hội thị tộc lúc bấy giờ Morgan gọi đây là “nền dân chủ quân sự” Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin trong các tác phẩm của mình gọi nó là nền dân chủ nguyên thủy - dân chủ sơ khai, hình thức dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại
Dân chủ quân sự là một thể chế xã hội tự quản dựa trên những điều kiện kinh tế xã hội còn sơ khai, chưa phát triển, con người còn lệ thuộc trực tiếp tự nhiên vào cộng đồng thị tộc và bộâ lạc, nhưng quyền lực thuộc về nhân dân, và tổ chức cộng đồng đã sử dụng quyền lực ấy trong công cuộc quản lý xã hội Nhận xét về nền dân chủ này Ph.Ăngghen viết:
“Không có quân đội hiến binh và cảnh sát, không có quý tộc, vua chúa, tổng đốc, tổng quan và quan tòa, không có những vụ xử án”.[1,54] Trong xã hội chiếm hữu nô lệ,để chống lại sự phản kháng của giai cấp nô lệ, bắt người nô lệ phải phục tùng những điều kiện do mình đặt ra, giai cấp chủ nô đã thiết lập một bộ máy bạo lực đặc biệt, tức nhà nước, để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp cầm quyền Trong nền dân chủ chủ nô giai cấp chủ nô nắm hết mọi đặc quyền, đặc lợi Các quyền tự do, bình đẳng thực chất chỉ có ở giai cấp chủ nô và một số ít công dân tự do Người nô lệ không có bất cứ quyền hành gì cả, thậm chí cả quyền sống, quyền làm người Họ chỉ là thứ “công cụ biết nói” trong tay gia đình ông chủ Trong lịch sử giai cấp nô lệ đã tiến hành những cuộc đấu tranh quyết liệt để giành dân chủ, nhưng khả năng giành thắng lợi của họ không nhiều
Trang 17Chế độ chiếm hữu nô lệ là bước tiến dài về mặt lịch sử, nhưng lại là bước thụt lùi về việc thực hiện nền dân chủ xã hội
Xã hội phong kiến ra đời thay thế cho xã hội chiếm hữu nô lệ Mặc dù trong xã hội này quyền lực xã hội tập trung trong tay vua và các lãnh chúa phong kiến, nhưng là một bước tiến so với dân chủ thời chủ nô Với
tư cách là tầng lớp bị trị, nhân dân lao động, ngay cả những người nông nô, đã có ít nhiều quyền sống, quyền làm người để hưởng thụ những thành quả lao động của mình, trên thực tế được giải phóng khỏi những quan hệ trói buộc quyền tự do, bình đẳng và cả những năng lực sáng tạo của cá nhân họ Nhưng với phương thức chuyển giao quyền lực trong gia đình “cha truyền con nối” nhân dân lao động không bao giờ nắm được quyền lực nhà nước Nhiều cuộc đấu tranh xuất phát từ nhân dân hay những thế lực cấp trên trong tầng lớp quý tộc đã biết dựa vào dân, gần dân để giành thắng lợi Nhưng khi họ giành được quyền lực, thì sự quyến rũ của quyền lực trong xã hội tập quyền phong kiến khiến họ phản bội lại lợi ích của quần chung nhân dân, thậm chí quay lại đàn áp nhân dân, thủ tiêu quyền dân chủ trong nhân dân Triều đình phong kiến này sụp đổ thì triều đình khác lên thay, bao triều đại kế tiếp nhau trị vì thiên hạ, còn nhân dân lao động vẫn không có quyền lực gì
Phong trào văn hóa Phục hưng (từ thế kỷ XIV - XVI) là bước mở đầu cho trào lưu tư tưởng mang tính dân chủ hình thành Trong phong trào này những “nhà văn hóa và khoa học vĩ đại, hay theo cách gọi của Ph.Ăngghen là những người khổng lồ” như Côpecnic, Sếchxpia, Lêona đờ vanhxi… đã nêu cao yêu cầu tự do tư tưởng, dân chủ trong văn hóa khoa học, chống chủ nghĩa kinh viện nhà thờ và chủ nghĩa thần học thầy
tu Đó là những tư tưởng đấu tranh cho quyền sống của con người, vì con
Trang 18người, thoát khỏi sự ràng buộc bởi những lực lượng siêu nhiên… Những yêu cầu của họ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Sau phong trào văn hóa Phục hưng, phải kể đến trào lưu triết học duy lý với đại biểu xuất sắc là Đêcáctơ (1596 - 1650) và trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII với các đại biểu như Vôntê (1694 - 1778) Rútxô (1712
- 1778) Đirơxô (1713 - 1784) Các trào lưu triết học này đã để cao vai trò của tư duy, lý trí, coi trọng vai trò của nhận thức lý tính, yêu cầu xóa bỏ tình trạng tối tăm, ngu muội của chủ nghĩa kinh viện thầy tu Từ những trào lưu này tư tưởng về một nhà nước cộng hòa dân chủ mở đường cho những năng lực trí tuệ của cá nhân con người phát triển đã xuất hiện Đó cũng là sự chuẩn bị tư tưởng cho các cuộc cách mạng tư sản, mà trước hết là cuộc cách mạng tư sản Pháp
Các cuộc cách mạng tư sản lần lượt giành thắng lợi, đã thiết lập quyền lợi chính trị của giai cấp tư sản, đồng thời nhà nước tư sản được tổ chức theo hình thức chỉnh thể cộng hòa, đặc biệt cách mạng tư sản Pháp
1789 với sự ra đời của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền vĩ đại Đó là cái mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời và phát triển của một nền dân chủ - dân chủ tư sản
Sự ra đời của dân chủ tư sản có thể coi là bước nhảy vọt mang tính cách mạng của sự phát triển các hình thức dân chủ trong lịch sử xã hội loài người Mặc dù vẫn nằm trong khuôn khổ của chế độ tư hữu, vẫn duy trì các quan hệ bóc lột, song cách mạng tư sản đã phá tan cái trật tự chuyên chế thời trung cổ, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, cho sự phát triển xã hội Nền dân chủ tư sản đã xác lập chế độ công dân thay cho xã hội thần dân và xây dựng nhà nước pháp quyền với hệ thống pháp luật tư sản thay thế cho nhà nước phong kiến tập quyền, quan liêu, độc đoán, và tạo nên sự phù hợp phần nào giữa nó với chế độ nhà nước Đánh
Trang 19giá về nền dân chủ tư sản, V.I.Lênin nhận định: dân chủ tư sản đánh dấu bước tiến bộ to lớn về mặt lịch sử so với chế độ Nga hoàng, với chính thể chuyên chế, với chế độ quân chủ, với tất cả những tàn tích của chế độ phong kiến chuyên chế
Mặt khác, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khi mới ra đời đòi hỏi sự tự do cạnh tranh, còn về mặt xã hội thì yêu cầu mở rộng dân chủ, đảm bảo quyền bình đẳng tự do của con người Vì vậy ngay từ đầu dân chủ tư sản đã khơi dậy được tiềm năng trí tuệ của con người, từng ngủ quên trong “đêm trường trung cổ” và lôi cuốn quần chúng vào công cuộc cải tạo xã hội Về điểm này C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận xét: chỉ trong một thời gian ngắn chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một lực lượng sản xuất khổng lồ bằng tất cả các lực lượng sản xuất của các thời đại trước [59,603]
Tuy nhiên tất cả những nền dân chủ nói trên, kể cả dân chủ tư sản, đều là nền dân chủ cho thiểu số, không phải là nền dân chủ cho nhân dân lao động Điều này đã được V.I.Lênin phân tích rất rõ trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng Để đạt được một nền dân chủ nhất, hoàn thiện nhất, nhân loại đang hướng tới một nền dân chủ mới, “dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản” - đó chính là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Những hạn chế trên của dân chủ tư sản được khắc phục triệt để trong chủ nghĩa xã hội, trong việc xác lập và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bởi chính chủ nghĩa xã hội là hiện thân của một nền dân chủ mới khác về chất so với dân chủ tư sản Công cuộc xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở đầu khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành chính quyền nhà nước và trở thành giai cấp thống trị Công xã Pari là hình ảnh đầu tiên về nhà nước dân chủ 46 năm sau với thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917 nhà nước
Trang 20đầu tiên với nền dân chủ kiểu mới, dân chủ vô sản ra đời và sau này hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở khắp năm châu đã xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Với đầy đủ tính ưu việt của nó, dân chủ xã hội chủ nghĩa có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, tuy còn mang tính giai cấp nhưng đây là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhân loại, dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động, là sự đảm bảo về quyền lực, lợi ích và nghĩa vụ của mọi công dân, đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ có trình độ xã hội hóa cao
Thứ hai, dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo sự giải phóng thực sự cho nhân dân lao động với cơ sở kinh tế là nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, với hình thức sở hữu cơng cộng các tư liệu sản xuất chủ yếu, và cơ sở chính trị là nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Thứ ba, trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chế độ nhà nước phù hợp và thống nhất với chế độ dân chủ Nhà nước trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không còn nguyên nghĩa của nó, là nhà nước quá độ tiến đến một nhà nước không có giai cấp, trao quyền quản lý xã hội vào tay nhân dân Thứ tư, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng và vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ Nó vừa là nguyên tắc chính trị của Đảng Cộng sản, vừa là nguyên tắc quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Mục đích cao nhất của nó là thực hiện và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân
Như vậy sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự phát triển mang tính cách mạng về dân chủ Dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời cũng là sự kế thừa những giá trị dân chủ trong lịch sư,û nhưng là sự phát triển hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn để đạt tới một nền dân chủ mới về chất Đồng thời dân chủ chính là bản chất của chủ nghĩa xã hội Tư tưởng cốt lõi của chủ
Trang 21nghĩa Mác - Lênin là giải phóng con người, điều đó phù hợp với cuộc đấu tranh để xây dựng một xã hội thực sự dân chủ, văn minh, công bằng và nhân đạo Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa biến nhà nước thành cơ quan hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội, và chính nhân dân đã tạo ra một nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng của cộng đồng, phục vụ lợi ích của nhân dân
Cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng là bước tiến cơ bản về dân chủ, bởi mục tiêu của cách mạng là giành dân chủ cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhân dân làm chủ và kiểm soát lực lượng sản xuất, đó chính là xu hướng của tiến bộ xã hội của sự nghiệp giải phóng con người Xây dựng xã hội chủ nghĩa là tiến tới một xã hội tự do, công bằng, một xã hội mà sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho phát triển của tất cả mọi người
Nội dung của dân chủ được phản ánh ở các lĩnh vưc hoạt động của con người và trong đời sống tổ chức xã hội của con người Đó là dân chủ trong chính trị, dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong văn hoá, bao gồm cả lĩnh vực tư tưởng, hoạt động khoa học, sáng tạo nghệ thuật và đời sống tình thần nói chung Xét về mặt quan hệ xã hội, đó còn là dân chủ cá nhân - công dân và dân chủ cộng đồng, thể hiện ở mối quan hệ quyền lực và nghĩa vụ giữa lợi ích và trách nhiệm Xét về mặt cấp độ dân chủ được thực hiện từ những đơn vị cơ sở hình thành cộng đồng, xã hội đó là gia đình, nhà trường, các tổ chức, các cơ quan đến từng địa phương làng xã khác nhau trong một quốc gia, tác động đến hoạt động sống của con người trong xã hội, trong cộng đồng đó
Trong thực hiện dân chủ, ý thức về dân chủ phải đi liền với năng lực thực hành dân chủ và những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển cả ý thức và năng lực đó ở mỗi cá nhân và cộng đồng dân cư Thực hành dân chủ là
Trang 22một sự liên kết xã hội để phát triển trong sự tác động qua lại giữa quyền và nghĩa vụ Trong những nội dung đó trước hết phải đảm bảo dân chủ về kinh tế mà hạt nhân của nó là lợi ích Lợi ích phải được thực hiện bởi lao động, việc làm hữu ích cho xã hội, cho bản thân mỗi người, tuân theo nguyên bằng trong phân phối lợi ích và sự kiểm soát của pháp luật, sự điều tiết của xã hội
Lao động, việc làm, lợi ích và những thành quả do lao động của con người sản sinh ra là nội dung vật chất của dân chủ, đây là chỗ gắn bó mật thiết giữa dân chủ và công bằng xã hội Còn việc tham gia vào những hoạt động quản lý gắn liền với các cơ quan nhà nước, vào đời sống chính trị xã hội mà mình là một thành viên phù hợp với bản chất của thể chế, với những quy định pháp lý, đó là dân chủ chính trị của mỗi công dân trong tư cách con người chính trị của nó Đây là nội dung bảo đảm quyền, và thể hiện quyền uy của nhân dân trong thực hiện dân chủ Nội dung dân chủ về văn hoá là tự do tư tưởng, giải phóng tinh thần và ý thức xã hội, giải phóng năng lực sáng tạo trong khoa học, nghệ thuật, tôn trọng nhân cách của công dân trong tranh luận, phê bình, trong việc tiếp cận thông tin và tìm tòi chân lý, trong việc biểu hiện các nhu cầu tinh thần lành mạnh trong đời sống xã hội Đây là lĩnh vực thể hiện rõ quan hệ giữa dân chủ với bình đẳng, tự do, sáng tạo nhìn từ phương diện văn hoá dân chủ[82,42] Dân chủ còn có mối quan hữu cơ với pháp luật Một luật pháp tiến bộ thì trong bất cứ quốc gia nào mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, tính khoa học và hiệu quả của nó biểu hiện trong việc hiểu và thực hiện nghiêm minh của công dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Có thể hiểu pháp luật là một trong những phương tiện quản lý then chốt của nhà nước Pháp luật cũng là một trong những yếu tố cấu thành nội dung dân chủ, nó thuộc về cấu trúc nội tại của dân chủ, ở ngay trong dân chủ chứ
Trang 23không ở ngoài dân chủ Nó dảm bảo cho dân chủ được thực hiện theo đúng những mục tiêu, những nhiệm vụ đã được đặ ra, đảm bảo cho dân chủ không bị biến dạng, lệch khỏi các chuẩn mực xã hội Nhưng cũng cần hiểu rằng dù pháp luật có hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa cũng chỉ là những điều kiện cần, chứ chưa đủ để giải quyết mọi những vấn đề, những tình huống của đời sống xã hội, của quá trình thực hiện dân chủ Pháp luật phải được bổ xung bằng sức mạnh của dư luận xã hội, đạo đức và văn hoá
Trong mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, có thể nói không có pháp luật thì không có dân chủ, pháp luật xác định hành lang vận dộng của dân chủ, của công dân cũng như của xã hội, của cả bản thân nhà nước Pháp luật giới hạn dân chủ trong các thể chế nhà nước, quy định những cái được làm, cái không được làm, chỉ dẫn cho công dân những bước đi trong thực hành dân chủ, bảo vệ và đấu tranh cho sự phát triển lành mạnh của dân chủ
1.1.2 Phương thức thực hiện dân chủ
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin nhấn mạnh nguyên tắc tập trung dân chủ, còn Hồ Chí Minh gọi đó là nguyên tắc dân chủ tập trung theo một nghĩa đồng nhất với tập trung dân chủ Đó là nguyên tắc của sự lãnh đạo tập thể và sinh hoạt chính trị của Đảng Cộng sản, cũng là nguyên tắc quản lý của nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Trong mối quan hệ giữa dân chủ với tập trung thì dân chủ là cơ sở và mục đích, tập trung là phương thức, là điều kiện tất yếu để thưc hiện dân chủ Không xuất phát từ dân chủ và hướng theo những mục đích của dân chủ thì tập trung sẽ biến thành tập trung quan liêu, xảy ra những hiện tượng vi phạm quyền dân chủ như lạm quyền, lộng quyền, tách rời quyền lợi và nghĩa vụ, hay lảng tránh trách
Trang 24nhiệm của người được uỷ quyền Mặt khác, không có tập trung thì dân chủ cũng không thể được thực hiện, nó sẽ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát của tổ chức, của cơ sở pháp lý, của quy chế và có nguy cơ biến dạng phản dân chủ Trong mối quan hệ này, tập trung là cần thiết chứ không đối lập với dân chủ, nó chỉ đối lập với thói tự do vô chính phủ, phường hội, cục bộ… mà thôi, cũng như vậy dân chủ cần thiết cho tập trung, không đối lập với tập trung, nó chỉ đối lập với chuyên chế, độc tài, quan liêu, coi thường quần chúng Nói về mối quan hệ này V.I.Lênin xác định, tập trung dân chủ vừa xa lạ với tập trung quan liêu, vừa xa lạ với tập trung vô chính phủ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách, kết hợp giữa hai yếu tố đó thành dân chủ và tập trung Điều quan trọng là vận dụng nó, thể chế hoá, cụ thể hoá nó để thực hiện đầy đủ nhất, sinh động nhất trong đời sống hịên thực, trong thực hành dân chủ Dân chủ đại diện là hình thức dân chủ chung nhất nếu xét từ góc độ
cơ chế thực hiện quyền lực của nhân dân, là chế độ, trong đó việc ra những quyết định chủ yếu thuộc thẩm quyền của hội nghị những người đại diện (ví dụ: các đại biểu quốc hội) những người này là chủ thể quyền lực được bầu ra và lập nên Chủ thể quyền lực giữ cho mình quyền được kiểm tra, giám sát và tác động vào hoạt động của cơ quan đại diện Như vậy dân chủ đại diện là một hình thức dân chủ tiến bộ, biểu hiện thường qua những nội dung mang tính tích cực, trong việc bảo đảm quyền của cá nhân, con người trong xã hội
Hình thức đầu tiên của dân chủ đại diện là chế độ đại nghị tư sản, ra đời trong lòng của chế độ quân chủ, đẳng cấp, như là một công cụ đấu tranh chính trị hữu hiệu chống lại chế độ phong kiến tập quyền Ở Việt Nam ta hiện nay, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là hình thức chủ yếu của chế độ dân chủ đại diện thể hiện sự tập trung, ý chí và quyền
Trang 25lực của nhân dân ta (điều 83 và 119 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam )
Dân chủ trực tiếp biểu hiện ở chỗ, chủ thể quyền lực, tức nhân dân trực tiếp bàn về những vấn đề quan trọng nhất, về những nội dung cơ bản của một nền dân chủ, do đó bộ máy của chủ thể quyền lực chỉ đơn thuần đóng vai trò tổ chức, và bảo đảm các điều kiện để thực hiện ý chí đó Ở đây có sự đồng nhất giữa người quản lý với người chịu sự quản lý, giữa vị trí của người có vai trò tổ chức với người thực hiện Chủ thể của quyền lực tự mình giải quyết các vấn đề chung về lập pháp, về hành chính và quản lý về tư pháp Hình thức sớm nhất của dân chủ trực tiếp là Hội nghị nhân dân tại Aten (HyLạp) và Quốc hội rại Florenxia (Ý) Dân chủ trong xã hội công xã nguyên thủy cũng có thể coi là biểu hiện của chế độ dân chủ trực tiếp Ngày nay những hình thức phổ biến nhất của dân chủ trực tiếp gồm trưng cầu ý dân (trong phạm vi toàn quốc) thực hiện những sáng kiến pháp luật, bầu cử quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, hoạt động của các tổ chức xã hội, các hiệp hội quần chúng và nghề nghiệp, vùng lãnh thổ, các hình thức tự quản trong sinh hoạt và sản xuất và cơ sở địa phương Hiệu quả của việc thực hiện dân chủ trực tiếp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bản chất, trình độ văn minh của chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng giai đoạn lịch sử nhất định và thậm chí cả truyền thống văn hóa xã hội của dân tộc Ở nước ta việc thực hiện dân chủ trực tiếp chính là thể hiện giữa hệ thống chính trị cơ sở với vai trò của quần chúng nhân dân trong việc quản lý nhà nước
Về cơ chế thực hiện dân chủ, mỗi một nền dân chủ, dù là sơ khai nhất, đều vận hành theo một cơ chế xã hội nhất định, như vậy có thể hiểu
cơ chế thực hiện dân chủ là một cơ chế xã hội Cơ chế này được tổ chức và vận hành bởi một hệ thống các tổ chức, các bộ phận và các quan hệ xã
Trang 26hội Thông qua các tổ chức và các quan hệ xã hội mà giá trị dân chủ được thể chế hóa Khi nói đến cơ chế thực hiện dân chủ trong xã hội là phải đề cập đến hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội, mối quan hệ giữa các tổ chức đó phù hợp với vị trí, vai trò và bản chất của chúng Sự hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội dựa trên cơ sở giữ vững nguyên tắc trong mối liên hệ, bảo đảm cho các giá trị dân chủ được thực hiện Có thể hiểu
cơ chế là một chỉnh thể các chi tiết được liên kết với nhau theo một lôgíc nhất định, nhờ vậy hệ thống thể hiện đến quan hệ giữa các yếu tố, sự sắp đặt và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong một hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo sự vận hành của hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định Vậy cơ chế chính là cách thức tổ chức hoạt động của một hệ thống theo đó một quá trình được thực hiện một cách hiệu quả Muốn hiểu được cơ chế phải hiểu được cả hệ thống vận hành cơ chế đó, hiểu được đặc điểm, vị trí, chức năng của mỗi bộ phận, mỗi yếu tố trong hệ thống và các nguyên tắc chi phối quan hệ giữa chúng
Trong quá trình vận hành các yếu tố, bộ phận của hệ thống có quan hệ phụ thuộc nhau, quy định và tác động lẫn nhau, mỗi một phần tử là một khâu trong quá trình vận động của cơ chế đó
Cơ chế xã hội vừa mang tính khách quan, vừa mang tính xã hội Tính khách quan của cơ chế được quy định bởi sự tồn tại khách quan của hệ thống, của các nguyên tắc quan hệ trong hệ thống, phù hợp với vị trí, chức năng, bản chất của cơ chế và tính quy luật trong quan hệ qua lại giữa các thành tố ấy Vì vậy muốn thay đổi cơ chế phải thay đổi vị trí, chức năng nguyên tắc và quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống của cơ chế Hơn nữa nó bảo đảm tính phù hợp với sự phát triển xã hội, với bản chất của xã hội ấy Nếu sự sai lệch vị trí, chức năng giữa các yếu tố dẫn đến sự biến dạng của cơ chế, làm cho cơ chế không thực hiện được
Trang 27Như vậy, có thể phân biệt cơ chế thực hiện dân chủ với Quy chế dân chủ cơ sở Cơ chế dân chủ là những nguyên tắc, tổ chức hoạt động và sự tác động qua lại giữa các thành tố bảo đảm sự hoạt động của tổ chức xã hội nhằm thực hiện quyền dân chủ của nhân dân lao động Dân chủ cơ sở là một khái niệm dùng để xác định hình thức, mức độ thực hiện dân chủ đạt được trong thực tế đối với người dân ở cấp thấp nhất nhưng rộng rãi nhất Thực chất dân chủ ở cơ sở là dân chủ đối với người dân, được đánh giá qua chính quyền và hệ thống chính trị ở cơ sở, các tổ chức, đơn vị kinh tế, xã hội Quy chế dân chủ cơ sở là một chủ trương, một phương thức mang tính sáng tạo trong thực hiện dân chủ của các tổ chức trong hệ thống
cơ chế, và biểu hiện mối quan hệ của các bộ phận trong cơ chế trong việc thực hiện dân chủ trực tiếp, đảm bảo cho việc thực hành dân chủ trên phạm vi cả nước nói chung và ở từng cơ sở nói riêng có hiệu quả cao nhất, đảm bảo việc thực sự trao quyền cho nhân dân ngay từ cấp cơ sở Vì vậy bản thân quy chế bao giờ cung có cấu trúc, nội dung, phương châm và những mục tiêu cụ thể
Bất cứ một nền dân chủ nào bao giờ cũng tồn tại và được thể hiện qua một cơ chế nhất định, một hình thức dân chủ trong lịch sử có một cơ chế đặc trưng để các giá trị dân chủ tương ứng ở giai đoạn lịch sử đó trở thành hiện thực trong đời sống xã hội, mỗi một cơ chế thực hiện dân chủ đều có quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong Trong lịch sử đã tồn tại những cơ chế thực hiện dân chủ khác nhau
1.2 QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ SÁNG LẬP CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ DÂN CHỦ
1.2.1 Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăng ghen về dân chủ
Trang 28Bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học, do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện vào những năm 40 của thế kỷ XIX, đã khắc phục không chỉ tính phiến diện của chủ nghĩa duy vật trước đó, xác lập hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mà còn thể hiện những nguyên lý của nó vào tiến trình lịch sử xã hội, trong đó có lĩnh vực chính trị Tuy nhiên triết học Mác không xuất hiện một cách biệt phái, như cành bên của thân cây lịch sử, như một số nhà Mác học phương Tây nhận định, mà là sự kế thừa có chọn lọc và phát triển những tư tưởng tiến bộ trong lịch sử, nâng nó lên tầm cao mới gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và các lực lượng tiến bộ vì những giá trị nhân văn và dân chủ đích thực
Tính kế thừa này có thể tìm thấy ngay trong tác phẩm "Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, được C.Mác viết vào mùa hè năm 1843 Trong tác phẩm đó C.Mác đã phê phán quan điểm duy tâm thần bí và mang tính chất dung hòa chính trị của Hêghen về nhà nước, đồng thời đưa ra quan điểm về một nền dân chủ triệt để Nếu Hêghen trong quan điểm pháp quyền của mình nhìn đâu cũng thấy sự trùng hợp của nhà nước (trong trường hợp này là nhà nước quân chủ Phổ) và xã hội công dân, xem xã hội công dân chỉ làsự triển khai của “ý niệm” nhà nước, thì C.Mác, ngược lại, xem nhà nước là kết quả tất yếu của phát triển xã hội So sánh nhà nước dân chủ và nhà nước quân chủ như những chế độ chính trị đối lập nhau, C.Mác viết: “Dưới chế độ quân chủ, tổng thể, tức nhân dân bị đặt vào một trong những phương thức tồn tại của họ, tức chế độ chính trị của họ Còn trong chế độ dân chủ thì bản thân chế độ nhà nước thể hiện ra là một trong những tính quy định, cụ thể là sự tự quy định của nhân dân… Chế độ dân chủ là câu đố đã được giải đáp của mọi hình thức chế độ nhà nước ngày càng hướng tới cơ sở hiện thực của nó, tới con
Trang 29người hiện thực, nhân dân hiện thực và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân Chế độï nhà nước ở đây xuất hiện với tính cách là sản phẩm tự do của con người”[56.350] C.Mác lúc ấy còn đứng trên quan điểm dân chủ cách mạng, chưa chuyển sang lập trường của chủ nghĩa xã hội khoa học, nhưng đã thể hiện tư tưởng dân chủ triệt để khi ông bày tỏ thiện cảm đối với cách mạng Pháp, khẳng định rằêng chính cách mạng Pháp đã chấm dứt quá trình tha hóa chính trị C.Mác so sánh cách mạng Pháp với thực trạng của nước Đức, xem nước Đức hiện tại như những nấc thang thấp của sự phát triển lịch sử tại châu Âu, qua đó ông phê phán thái độ chính trị nửa vời của những người thị dân Đức
Từ năm 1844, cùng với việc xác lập những luận điểm nền tảng đầu tiên của chủ nghĩa duy vật biện chứng và quan niệm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học, từ đó quan điểm dân chủ cũng được phát triển lên một bướùc mới Chế độ dân chủ, theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăghghen, là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản Trong một loạt tác phẩm như “Hệ tư tưởng Đức”, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”,
“Phê phán cương lĩnh Gô ta”, “Chống Đuyrinh”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” vấn đề dân chủ đã được hình thành với những nội dung cơ bản, đóng vai trò định hướng đối với cuộc cách mạng vô sản và sự nghiệp xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở các nước trên thế giới
Tìm hiểu những tư tưởng cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen, có thể nhận thấy một số nội dung cơ bản sau
Thứ nhất, tính tất yếu lịch sử của sự thay thế dân chủ tư sản bằng dân chủ kiểu mới, tức dân chủ vô sản, hay sau này gọi là dân chủ xã hội chủ nghĩa Giai cấp tư sản đã từng đóng vai trò tích cực trong lịch sử, song giờ
Trang 30đây, khi đã trở thành giai cấp thống trị, giai cấp đó cũng đánh mất tính cách mạng tiên phong của mình Nhà nước pháp quyền tư sản bảo vệ lợi ích của thiểu số giai cấp thống trị, mâu thuẫn với đại đa số quần chúng nhân dân C.Mác và Ph.Ăngghen nhận thấy, cũng như các xã hội có giai cấp, xã hội tư sản chẳng những không thể khắc phục mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của nền sản xuất và sự chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, mà còn làm cho mâu thuẫn ấy trở nên trầm trọng hơn Trong “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” Ph.Ăngghen vạch ra mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp bóc lột và những ngừơi vô sản, còn trong “Bản thảo kinh tế triết học năm 1844” C.Mác phân tích tình trạng “lao động bị tha hoá” của những người công nhân, phản ánh sự tích lũy diễn ra ở hai đối cực của xã hội tư sản - sự tích luỹ của cải và sự “tích luỹ” bần cùng (hiện tượng bần cùng hoá) Thượng tầøng kiến trúc của xã hội tư sản, trong đó có nhà nước và hệ tư tưởng, ra sức khuếch trương các giá trị dân chủ, nhân văn, biện hộ cho sự tồn tại của xã hội đó, song về thực chất xã hội đó, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, xét theo quy luật tiến hóa của lịch sử, không phải là sự lựa chọn cuối cùng của nhân loại Thông điệp về một xã hội mới thay thế cho xã hội hiện tại, đã vang lên trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” như cương lĩnh của giai cấp vô sản hướng tới một “liên hiệp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”[59,628] Tính tất yếu của sự thay thể dân chủ tư sản, xã hội
tư sản nói chung, được C.Mác và Ph.Ăngghen phân tích trên cơ sở thực tiễn, xem thực tiễn xã hội là cơ sở để hình thành lý luận khoa học về tiến trình lịch sử Nói khác đi, chính quan niệm duy vật và lịch sử là định hướng thế giới quan đối với sự nhận thức về tính tất yếu đó Vạch ra bản chất của nhà nước tư sản, nền dân chủ tư sản, C.Mác viết : “Nền dân chủ
tư sản chưa thể khắc phục được sự tha hóa về con người, bởi lẽ nó tạo ra
Trang 31một nô dịch mới, thay thế cho sự nô dịch phong kiến, đó là sự nô dịch của ông chủ tư bản với người công nhân làm thuê Nhà nước tư sản đã thể chế hóa sự nô dịch ấy bằng hệ thống pháp luật của mình Để khắc phục sự tha hóa điều cần thiết trước tiên là phải tuân thủ trên cơ sở hình thành tha hóa ấy”[63,168]
Thứ hai, chuyên chính vô sản là chế độ chính trị của giai cấp vô sản, là sự thay thế nhà nước tư sản, chế độâ dân chủ tư sản bằng dân chủ dành cho quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản – tổ chức tiền phong của giai cấp công nhân Việc thực hiện chuyên chính vô sản có quan hệ hữu cơ với luận điểm đập tan bộ máy nhà nước tư sản Trong bài viết “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 - 1950” C Mác lần đầu tiên sử dụng khái niệm “chuyên chính vô sản” thay cho cụm từ “giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị”, “sự thống trị chính trị của giai cấp vô sản” mà C.Mác và Ăngghen từng nêu ra trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Khái niệm “Chuyên chính vô sản” phản ánh đáng đắn thực chất nhà nước vô sản C.Mác nhấn mạnh: “chuyên chính giai cấp của giai cấp vô sản, coi đó là giai đoạn quá độ tất yếu để đi đến xóa bỏ những sự khác biệt nói chung, xóa bỏ tất cả những quan hệ sản xuất làm cơ sở cho những sự khác biệt ấy, xóa bỏ tất cả những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ xã hội đó, để đi đến cải biến tất cả những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó [59,48] Chuyên chính vô sản cũng tạo nên một môi trường chính trị dân chủ cho nông dân - liên minh tự nhiên với giai cấp công nhân C.Mác khẳng định: “Chế độ công hữu dân chủ - xã hội, tức là chế độ cộng hòa, đó là nền chuyên chính của những người bạn đồng minh của nông dân”[61,118]
Công xã Pari, sự thể nghiệm đầu tiên nhà nước chuyên chính vô sản, đã đem đến quyền lực thực sự cho giai cấp công nhân Tổng kết những
Trang 32bài học từ công xã Pari, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đẽ đem đối lập trực tiếp chuyên chính vô sản với chuyên chính tư sản, giữa quyền lực của giai cấp vô sản, mà lợi ích của nó phù hợp với lợi ích của quần chúng nhân dân, và quyền lực của sự thống trị giai cấp “Công xã Pari là một cuộc cách mạng chống lại bản thân nhà nước, cái quái thai siêu tự nhiên ấy của xã hội; đó là việc nhân dân vì lợi ích của bản thân mà đoạt trở lại đời sống xạ hội cho bản thân mình Đó không phải là một cuộc cách mạng để chuyển giao quyền lực ấy từ tay một bộ phận của giai cấp thốgn trị này sang tay một bộ phận khác, mà là một cuộc cách mạng để đập tan chính ngay bộ máy ghê tởm đó của sự thống trị giai cấp [61,115] Vào những năm 90 của thế kỷ XIX, trước sự chia rẽ của phong trào công nhân, trong đó nổi lên xu hướng cải lương, xét lại, xu hướng dân chủ tư sản, Ph.Ăngghen, tiếp tục sự nghiệp của C.Mác, căn cứ vào thực tiễn sống động của lịch sử, đã khẳng định sự cần thiết phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản, xác lập chuyên chính vô sản, như nhà nước dân chủ kiểu mới (mặc dù, như ta đã biết thuận ngữ “Nhà nước dân chủ kiểu mới” lúc ấy chưa xuất hiện) Chống lại sự sùng bái dân chủ tư sản, Ph.Ăngghen chỉ rõ:
“Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác, điều đó, trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ” [65,290] Như vậy, Ph.Ăngghen đã vạch trần bản chất giai cấp của nền dân chủ tư sản, qua đó chứng minh một luận điểm quan trọng của lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, đó là: chừng nào còn tồn tại giai cấp đối kháng, chừng ấy mọi sự cải tổ về chính trị, dù dưới hình thức nào, vẫn chưa thể khắc phục tình trạng áp bức giai cấp Giai cấp tư sản bề ngoài trương lên những khẩu hiệu về quyền con người và quyền công dân, song trên thực tế lại bảo vệ quyền lợi của mình thông qua nhà nước pháp quyền tư sản Do đó, giai cấp công nhân
Trang 33dành được chính quyền sẽ không thể tiếp tục sử dụng bộ máy nhà nước cũ để quản lý Quan điểm sùng bái chế độ dân chủ tư sản và chế độ đại nghị không thể đứng vững được
Thứ ba, chuyên chính vô sản, với tính cách là chế độ dân chủ chân chính của nhân dân, do giai cấp công nhân thiết lập nên trong sự liên minh với nông dân và các tầng lớp xã hội tiến bộ khác, chẳng qua là bước quá độ đi đến dân chủ toàn diện, đi đến thủ tiêu nhà nước như công cụ thống trị của một giai cấp Đây là tiên đoán của C.Mác và Ph Ăngghen xuất phát từ quy luật vận động của lịch sử nhân loại Tiên đoán đó không phải là sự tưởng tượng, mà dựa trên quy luật xã hội phổ biến, dựa trên sự vận động của chính phương thức sản xuất xã hội Chuyên chính vô sản chẳng qua là bước quá độ đi đến thủ tiêu sự đối lập giai cấp, do đó xóa bỏ tính hình thức của nền dân chủ, gắn liền với nhà nước pháp quyền tư sản Trong “Phê phán cương lĩnh Gôta”, (1875) C.Mác chỉ rõ: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” [63,47] Chuyên chính vô sản tạo môi trường hợp lý nhất cho gia cấp công nhân và nông dân lao động thể hiện quyền làm chủ của mình Khi mà đối tượng cần áp bức không còn nữa thì bản thân nhà nước cũng sẽ không còn cần thiết nữa Ph.Ănghen nhận định: “Nhà nước cũng chỉ là một tai họa mà giai cấp vô sản chiến thắng trong cuộc đấu tranh dành quyền thống trị giai cấp đã thừa hưởng cũng như công xã trước kia, giai cấp vô sản giành chiến thắng sẽ không thể tức khắc tước bỏ những mặt nguy hại nhất của tai họa đó, cho đến khi một thế hệ lớn lên trong những điều kiện xã hội mới và tự do, có đủ sức vứt bỏ tất cả cái thứ đồ cũ là nhà nước trước kia đi” [65,291]
Trang 34Trong “Chống Đuyrinh”, Ph Ăngghen đã phê phán quan điểm của Đuyrinh về “nhà nước nhân dân tự do”, đồng thời vạch ra những điều kiện kinh tế của sự đảm bảo dân chủ trong xã hội mới, từ đó xác lập luận chứng về sự tiêu vong nhà nước Xã hội mới ra đời, cũng như kết quả tất yếu của cách mạng vô sản, là thủ tiêu sự thống trị của giai cấp tư sản, cũng có nghĩa là giải quyết mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của nền sản xuất và sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất Giai cấp vô sản giành chính quyền nhà nước từ trong tay giai cấp tư sản và biến tư liệu sản xuất trước hết thành sở hữu nhà nước: “nhưng chính vì thế mà nó cũng xóa bỏ sự mọi sự phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp, và nó cũng xóa bỏ nhà nước với tư cách là nhà nước”[2,606] Với cách hiểu như thế có thể nói đặc trưng quan trọng và là khả năng đầu tiên của xã hội tương lai, là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, song đó là chế độ công hữu đã ở trình độ hoàn thiện cao, mang trên mình nó những kinh nghiệm lịch sử đã được tích lũy từ các giai đoạn lịch sử đã qua Điều này đưa dến sự thay đổi hoàn toàn tính chất của nhà nước ; nhà nước từ chỗ là công cụ áp bức của một giai cấp đối với giai cấp khác, nay đã trở thành đại diện chính thức của toàn thể xã hội Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng chính là hình thưc nhà nước cuối cùng trong lịch sử, là tiền đề cho sự tiêu vong nhà nuớc Hành động đầu tiên - chiếm lấy các tư liệu sản xuất cho xã hội, lại đồng thời là hành động cuối cùng của nó với tính cách là nhà nước
Việc xã hội chiếm lấy tư liệu sản xuất sẽ làm cho “tình trạng vô chính phủ của sản xuất xã hội sẽ được thay thế bằng một sự điều tiết sản xuất có kế hoạch trên quy mô xã hội theo những nhu cầu của toàn xã hội nói chung cũng như của mỗi thành viên”[2,605] Việc xã hội chiếm lấy tư liệu sản xuất không những gạt bỏ những sự kìm hãm nhân tạo đối với sản
Trang 35xuất, mà còn xóa bỏ được sự lãng phí và sự phá hoại trực tiếp những lực lượng sản xuất và sản phẩm do quá trình ấy tạo ra Nền sản xuất xã hội phát triển, với một hệ thống quản lý và phân phối lấy việc phục vụ toàn thể nhân dân làm mục đích của mình, có khả năng đảm bảo cho mọi thành viên một đời sống vật chất đầy đủ và đời sống tinh thần phong phú hơn Đảm bảo cho họ phát huy tiềm năng sáng tạo tự do trong lĩnh vực nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội Như vậy trong xã hội mới cuộc đấu tranh vì mục đích sinh tồn của nhân dân chấm dứt, thay vào đó là không gian xã hội rộng mở cho những cá nhân tự do thể hiện năng khiếu thể hiện trí và lực của mình, “Lần đầu tiên, - Ph.Ăngghen nhấn mạnh,- con người tách hẳn theo một nghĩa nào đó - khỏi thế giới thú vật, chuyển từ điều kiện sinh tồn của thú vật sang điều kiện sinh tồn thật sự của con người… những quy luật hoạt động xã hội của họ, cho đến nay vẫn đối lập với họ như những quy luật của tự nhiên, xa lạ và thống trị họ, thì lúc đó sẽ được con người vận dụng một cách hoàn toàn hiểu biết và do đó sẽ chịu sự thống trị của con người Tổ chức xã hội của con người, từ trước đến nay vẫn đối lập với con người như những cái do tự nhiên và lịch sử áp đặt cho con người thì giờ đây đã biến thành hành động tự do của bản thân con người Những lực lượng khách quan xa lạ từ trước đến nay vẫn thống trị lịch sử thì sẽ do con người kiểm soát”[2,612] Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, nền dân chủ mới không chỉ khắc phục những mâu thuẫn đối kháng giữa các lực lượng xã hội, mà còn khắc phục sự tha hóa ý thức, sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa nông thôn và thành thị, khắc phục mọi sự biểu hiện của tha hóa chính trị, tạo nên sự đồng thuận và thống nhất về lợi ích giữa các tầng lớp nhân dân Nói khác đi lần đầu tiên trong lịch sử, với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, chế độ xã hội thống nhất với chế độ dân chủ
Trang 36Như vậy dân chủ trong xã hội chủ nghĩa là bước quá độ tiến đến xóa bỏ nhà nước với tư cách là công cụ chuyên chính của một giai cấp, trao sự quản lí xã hội vào tay các tổ chức nhân dân Trong "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" Ph Ăngghen chỉ rõ: hình thức cao nhất của nhà nước, tức là chế độ cộng hòa dân chủ (nhà nước của giai cấp vô sản), một hình thức nhà nước đang ngày trở thành một tất yếu không thể tránh khỏi, một hình thức nhà nước trong cuộc chiến đấu quyết định cuối cùng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản mới có được tiến hành đến cùng chừng nào mà giai cấp vô sản càng trưởng thành để có thể tự giải phóng mình thì họ sẽ được tổ chức thành một đảng riêng biệt, bầu
ra những đại biểu của riêng mình chứ không phải những đại biểu của các nhà tư sản
Với ý nghĩa như vậy, nhà nước tồn tại không phải mãi mãi; từ ngàn xưa đã có những xã hội không cần đến nhà nước, không có một khái niệm nào về nhà nước và chính quyền nhà nước cả Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, giai đoạn tất nhiên phải gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp thì nhà nước mới xuất hiện Và khi nào sự phát triển của nền sản xuất xã hội ở trình độ cao, lúc đó sự tồn tại của những giai cấp không những không còn là một tất yếu, mà còn là một trở ngại trực tiếp cho nền sản xuất, những giai cấp đó không tránh khỏi biến mất Giai cấp tiêu vong thì nhà nước cũng không tránh khỏi tiêu vong Từ đây xã hội sẽ tổ chức lại nền sản xuất trên cơ sở liên hợp tự do và bình đẳng giữa những người sản xuất, sẽ đem lại toàn thể bộ máy nhà nước xếp cái vị trí thật sự của nó lúc bấy giờ vào viện bảo tàng đồ cổ bên cạnh cái xe kéo sợi và cái rìu bằng đồng”[63,255]
Tóm lại những tư tưởng trên của C.Mác và Ph.Ăngghen đã trở thành
cơ sở nền tảng cho việc xây dựng lý luận về nhà nước và nền dân chủ xã
Trang 37hội chủ nghĩa của chúng ta ngày nay Những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về dân chủ sau này đã được V.I.Lênin phát triển bằng hệ thống những quan điểm mới phù hợp với quá trình cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong những trong những điều kiện lịch sử mới
1.2.2 Quan niệm của V.I.Lênin về dân chủ
Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, phong trào công nhân thế giới phát triển mạnh từ Tây Âu sang Đông Âu Kế thừa những tư tưởng về dân chủ của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong hoàn cảnh lịch sử mới, V.I.Lênin đã phân tích những điều kiện, những đặc trưng tiêu biểu của thời đại mình, đặc biệt tình hình
ở nước Nga đầu thế kỷ XX, nơi tập trung các mâu thuẫn của thời đại, là khâu yếu nhất trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc Tại đây giai cấp công nhân tuy ra đời muộn nhưng sớm trưởng thành, biến nước Nga trở thành trung tâm của cách mạng thế giới Trong bầu không khí nước Nga lúc bấy giờ, cùng một lúc xuất hiện nhiều lực lượng đấu tranh cách mạng, bên cạnh đó cũng đã xuất hiện những phần tử cơ hội có nguy cơ xuyên tạc học thuyết Mác V.I,Lênin đã bảo vệ sự trong sáng của học thuyết Mác và phát triển học thuyết đó lên một tầm cao mới bằng hệ thống những quan điểm khoa học và cách mạng mới, trong đó có những quan điểm về dân chủ
Thứ nhất, trong khi xuất phát từ những đánh giá khách quan đối với nền dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản, Lênin không ngần ngại thừa nhận những thành quả nhất định mà chủ nghĩa tư bản và nền dân chủ tư sản mang lại: Chủ nghĩa tư bản đã để lại những nguyện vọng dân chủ trong quần chúng, tạo ra những thiết chế dân chủ Là những người theo chủ nghĩa Mác, chúng ta phải biết rằng giai cấp vô sản và nông dân
Trang 38không có và không thể có con đường nào khác dẫn tới tự do chân chính ngoài con đường tự do tư sản và tiến bộ tư sản Song V.I.Lênin cũng vạch rõ, dân chủ tư sản tư sản cũng chỉ là dân chủ của một thiểu số và cho một thiểu số người có của, dân chủ của bọn nhà giàu, nó bảo vệ và củng cố chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, duy trì chế độ người bóc lột người vì vậy giai cấp công nhân và đảng của nó phải tiến hành cuộc đấu tranh giành lấy dân chủ Trong khi sử dụng những hình thức dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân và công nhân lao động ngày càng ý thức được vị trí lịch sử của mình, ý thức ngày càng sâu sắc sự không thể hòa hợp giữa lợi ích của giai cấp tư sản bóc lột với lợi ích của quần chúng cần lao, quy tụ sức mạnh của bản thân mình đấu tranh cho nền dân chủ chân chính Bởi V.I.Lênin cho rằng: “Giai cấp vô sản không thể giành được thắng lợi bằng cách nào khác hơn là thông qua chế độ dân chủ, nghĩa là bằng cách thực hiện chế độ dân chủ triệt để và đem những yêu sách dân chủ được đề ra một cách kiên quyết nhất gắn liền với từng cuộc đấu tranh của họ” [53.78] Đấu tranh cho dân chủ trở thành lá cờ quy tụ lực lượng cách mạng của chủ nghĩa xã hội
Thứ hai, xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà nước dân chủ là một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng của V.I.Lênin về dân chủ Dân chủ với tư cách là hình thái nhà nươc, vì vậy nhà nước và nền dân chủ là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau Nhà nước dân chủ là sự biểu hiện của một nền dân chủ, hình thức và sự hoạt động của nó sẽ quy định mức độ, và nội dung của một nền dân chủ cụ thể Đặc biệt trong xã hội xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Trong cuộc đời hoạt động của mình V.I.Lênin đã dành nhiều tâm huyết để suy nghĩ, tìm tòi con đường và biện
Trang 39pháp để xây dựng nhà nước dân chủ kiểu mới, một nhà nước mà tổ chức hoạt động của nó thể hiện được quyền lực của nhân dân, khơi dậy được động lực sáng tạo, đem đến tự do, bình đẳng cho mọi người dân trong xã hội Những nguyên tắc cơ bản, có tính phương pháp luận về xây dựng nhà nước của Người là một trong những di sản cực kỳ quý báu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta, đặc biệt trong việc thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Từ sau Cách mạng Tháng Mười, trong rất nhiều trường hợp V.I.Lênin đã khẳng định rằng: “Các xô viết công nhân và nông dân là kiểu mới về nhà nước, một kiểu mới và cao nhất về dân chủ đó là hình thức cao nhất của chuyên chính vô sản… lần đầu tiên ở đây, chế độ dân chủ phục vụ, phục vụ người lao động, nó không còn là dân chủ của bọn nhà giàu”[39,20]
V.I.Lênin xem Cộng hòa Xô viết là một kiểu nhà nước vô địch, là hình thức duy nhất bảo đảm thực hiện thắng lợi, bước chuyển từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội Nhà nước Cộng hòa Xô viết tập hợp được tuyệt đại đa số quần chúng, giác ngộ được họ, để họ có đủ năng lực để
“sáng tạo lịch sử” Nhà nước ấy gắn bó mật thiết với quần chúng, chăm lo lợi ích cho quần chúng và được “đại đa số nhân dân đồng tình một cách đầy đủ và tận tâm nhất”[44,415] V.I.Lênin cho rằng những người cộng sản, dù là ưu tú nhất, tài năng nhất cũng không thể thực hiện thành công được sự nghiệp của mình nếu không được sự đồng tình và ủng hộ của quần chúng, suy cho cùng những người cộng sản chỉ là một giọt nước trong đại dương nhân dân Chủ nghĩa xã hội sinh động và sáng tạo là sự nghiệp của quần chúng, sức mạnh của nhà nước là ở nhân dân, ở văn hóa chính trị và văn hóa dân chủ của quần chúng “Những người lao động sẽ thực hiện thành công nghĩa vụ lịch sử vĩ đại đó, vì họ mang trong bản thân
Trang 40những lực lượng to lớn của cách mạng, của sự phục hưng và sự đổi mới”[45,349]
Trong khi khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tham gia tổ chức và xây dựng nhà nước dân chủ, Người luôn coi đó là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa sống còn của nhà nước xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin còn chỉ ra một nhiệm vụ không kém phần quan trọng để bảo vệ và củng cố chính quyền Xô viết, đó chính là cuộc đấu tranh chống tình trạng tha hóa, quan liêu, làm trong sạch bộ máy nhà nước Chính vì vậy ngay từ năm 1919 trong Dự thảo cương lĩnh của Đảng Cộng sản Nga, V.I.Lênin đã xác định rằng muốn tiếp tục công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa có kết quả thì việc cần thiết và cấp bách là phải đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng Người yêu cầu bất cứ biểu hiện nào của thái độ quan liêu, hành vi tham nhũng, hối lộ, dù nhỏ đến đâu, cũng phải thẳng tay trừng trị Theo Người, có như vậy mới làm trong sạch được bộ máy lãnh đạo nhà nước, mới trở thành bộ máy hoàn toàn mới, lành mạnh hoạt động vì chính quyền của công, nông theo những tôn chỉ mục đích cao cả mà Người đã vạch ra Dân chủ thể hiện bản chất của một chế độ xã hội, mặt trận chống tệ quan liêu, tham nhũng, hối lộ lại thể hiện bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bởi nền dân chủ thực sự, tiến bộ không thỏa hiệp với bất cứ tệ nạn nào có lợi cho lợi ích cục bộ, cá nhân chủ nghĩa, đi ngược lại lợi ích chính đáng của nhân dân lao động
Về vấn đề này trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, V.I.Lênin chỉ rõ: “Chế độ dân chủ vô sản là chế độ thi hành ngay lập tức những biện pháp để chặt tận gốc rễ chế độ quan liêu và sẽ có thể thi hành những biện pháp ấy tới cùng, tới chỗ hoàn toàn phá hủy chế độ quan liêu, tới chỗ hoàn toàn xây dựng một chế độ dân chủ cho nhân dân”[43,22] Đồng thời, theo V.I.Lênin, để xây dựng một nhà nước kiểu mới, nhà nước dân chủ