nhất quán trong đường lối đổi mới của Đảng, với phương châm nhìn thăng vào sự thật, tôn trọngsự thật, nói đúng sự thật, cùng với sự nỗ lực của các nhà lý luận, các nhà quản lý và sự hưởn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BAO CAO TONG KET
KET QUA THUC HIEN DE TAI KH&CN
CAP DAI HQC QUOC GIA
Dé tai:PHAT TRIEN THANH PHAN KINH TE TU NHANO VIET NAM (1999-2014): TU CHINH SACH DEN THUC TIEN
Mã số đề tài: QG.16.40
Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Thị Lương Diệu
Hà Nội, 5 - 2018
Trang 2PHAN I THONG TIN CHUNG
1.1 Tên đề tài: Phát triển thành phan kinh tế tư nhân ở Việt Nam (1999-2014):
Từ chính sách đến thực tiễn
1.2 Mã số: QG.16.401.3 Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT | Chức danh, học vị, họ và tên Don vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 TS Pham Thi Luong Diéu Truong Dai hoc Chu tri
KHXH&NV Thực hiện các công việc
chung của đề tài, điều phối
nghiên cứu, viết báo cáo cuối
cùng của đề tài, viết cácchuyên đề và tham gia khảo
sát, điêu tra
2 TS Phạm Thị Duyên Thảo Khoa Luật — Ủy viên
DHQGHN Viết báo cáo chuyên dé,
tham gia hội thảo
3 | NCS Phạm Nguyên Phương | Trường Dai học Bach Ủy viên
khoa Hà Nội Viết báo cáo chuyên đề,
tham gia hội thảo, điều tra,khảo sát
1.4 Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội1.5 Thời gian thực hiện: 24 tháng
1.5.1 Theo hợp đồng: từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 12 năm 20171.5.2 Gia hạn (nếu có): đến tháng 6 năm 2018
1.5.3 Thực hiện thực tế: từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 5 năm 20181.6 Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): không
(rẻ mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ý
kiên cua Cơ quan quản ly)
1.7 Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 150 triệu đồng
Trang 3PHAN II TONG QUAN KET QUÁ NGHIÊN CỨU
Viết theo cau trúc một bài báo khoa học téng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăngtrên tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần:
1 Đặt vấn đề
Công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua đã giành được nhữngthắng lợi trên nhiều mặt, tạo thé và lực tốt dé Việt Nam vững bước trên con đường xây dựng nềnkinh tế thị trường dịnh hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân
Trong thắng lợi to lớn có tính chiến lược đó phải ké đến tác động của chính sách cơ cấukinh tế nhiều thành phan nói chung và quan điểm, chính sách đối với kinh tế tư nhân nói riêng, từ
đó tạo nền tang và căn cứ dé đôi mới cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với cơ chế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế
Kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân) là mộtloại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất được đưa vàosản xuất kinh doanh Những người làm kinh tế tư nhân hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, địch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự
chủ về phân phối sản pham, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng sản xuấtkinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật của
Nhà nước Quyền sở hữu tư nhân khuyến khích các hoạt động tiết kiệm, đầu tư, tinh thần kinhdoanh trên cơ sở chấp nhận rủi ro Dựa vào chế độ sở hữu tư nhân, cơ chế cạnh tranh sẽ tạo
ra sự phân bổ nguồn lực hiệu quả Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp, dé thua lỗ kéođài sẽ bị phá sản Một mặt, hiện tượng phá sản buộc người ta phải cần trọng khi ra quyết định
Mặt khác đó là cơ chế thanh lọc những người làm ăn thiếu hiệu quả Nguồn lực xã hội sẽ dần tập
trung vào những người kinh doanh giỏi.
Nhận thức là một quá trình, ngày càng tiếp cận chân lý Nhận thức về sự cần thiết phải duy trìvà phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam cũng vậy Kinh tế tư nhân vốn là một lực lượng kinh tếđã có từ lâu, nhưng trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung - trước năm 1986, ở Việt Nam, quanniệm bao trùm trong Đảng cho rằng chỉ có sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể mới là ưu việt,chính thống, là có công với lịch sử, là có trách nhiệm với tương lai, song đó chăng qua là do chủquan, nóng vội, chưa hiểu hết về đặc điểm của nền kinh tế thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa còntồn tại nhiều hình thức, chế độ sở hữu Vì vậy, khi tiễn hành cải tạo đối với các quan hệ sản xuấtphi xã hội chủ nghĩa, thì kinh tế tư nhân bị xem nhẹ, bị tiến hành cải tạo nham xóa bỏ tận gốc
Điều đó đã làm phá vỡ sự phù hợp với lực lượng sản xuất lúc đó, dẫn đến sự sa sút về năng suấtlao động và kéo theo là khủng hoảng kinh tế
Việc thừa nhận sự tồn tại và dần khăng định vai trò của kinh tế tư nhân trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bước phát triển dài trong tư duy kinh tế của Đảng Với sự
2
Trang 4nhất quán trong đường lối đổi mới của Đảng, với phương châm nhìn thăng vào sự thật, tôn trọng
sự thật, nói đúng sự thật, cùng với sự nỗ lực của các nhà lý luận, các nhà quản lý và sự hưởng
ứng của toàn dân, cho tới nay, kinh tế tư nhân đã được hồi phục, phát triển và trở thành một lực
lượng kinh tế lớn mạnh, góp phần vào công cuộc đổi mới nhằm xây dựng nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Có thể nói, cho tới nay không còn một người nào, dù là bảo thủnhất, còn nghỉ ngờ và phủ nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở nước ta, nhưng những vướng mắcvề lý luận liên quan đến kinh tế tư nhân vẫn chưa được làm sáng tỏ, giải quyết đứt điểm Đây làvan đề không đơn giản
Ngày nay kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu
hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu Sự giàu có
và thịnh vượng của mỗi quốc gia tùy thuộc rất nhiều vào thái độ của toàn xã hội, đặc biệt là của
đảng cầm quyền, đối với khu vực kinh tế trọng yếu này Đường lối phát triển kinh tế của một
quốc gia thê hiện tư duy chiến lược và có vai trò quan trọng đối với thành công hay thất bại của
nền kinh tế Kinh tế tư nhân đang hình thành những dạng thức đa dạng và phong phú đặc trưngcho mỗi giai đoạn phát triển của đời sống xã hội Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng cónghĩa là bảo tồn tính đa dạng, phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi
sự phát triển.
Trên thực tế, kinh tế tư nhân là một trong những thành phần kinh tế quan trọng, góp phầnđắc lực vào việc phát triển nền kinh tế Ở Việt Nam, sự phát triển của thành phần kinh tế này phụthuộc vào tư duy, quan điểm của Đảng cầm quyền - Đảng Cộng sản Việt Nam Nhận thức, chủtrương của Đảng về thành phần kinh tế này là một quá trình lâu dài với từng nắc phát triển và chođến hiện tại, nhận thức, chủ trương ay van tiép tuc duoc bé sung, hoàn thiện
Cho đến nay, kinh tế tư nhân Việt Nam đã khăng định được vị trí, vai trò là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân với nhiều ưu điểm nỗi trội như: đóng góp tích cực vàotốc độ tăng trưởng kinh tế; tạo ra nhiều công ăn việc làm; đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sáchNhà nước; đây mạnh xuất khẩu; thúc đây các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dânphát triển năng động hơn; ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân cũng đang tạo ra một không gian rộngmở dé thu hút và bồi dưỡng nhân tài Song, thành phần kinh tế nay cũng còn nhiều hạn chế, yếukém như: quy mô nhỏ bé, vốn Ít, cơ sở vật chất — kỹ thuật lạc hậu; năng lực quản lý chưa cao; hiệuquả kinh tế không én định; thực hiện pháp luật chưa tốt, nạn buôn lậu, trốn thuế vẫn thường xuyênxảy ra; khả năng thích ứng với hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế còn thấp
Việc nghiên cứu về kinh tế tư nhân nhằm rút ra những mặt mạnh, những hạn chế để có sựchỉ đạo đúng đắn hơn nhằm phát huy hết tiềm năng của nó đối với việc phát triển đất nước hiệnnay và trong những năm tiếp theo là quan trọng và cấp thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn
Trang 5Nghiên cứu về kinh tế tư nhân cho đến nay có thé có những van dé còn lung túng, đụngchạm đến những vấn đề chính trị - xã hội cần tiếp tục được giải đáp, như: Định hướng xã hội chủ
nghĩa sẽ giải quyết như thế nào trong bối cảnh hiện nay? Kinh tế tư nhân tiếp tục được phát triển
mạnh và nó ngày càng đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân thì vai trò, vị trí của nó sẽ đượcxác định lại thế nào? Mối quan hệ giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân sẽ được giải quyết
như ra sao? Vấn đề bóc lột và bị bóc lột, phân hóa giàu nghèo Trên thực tế, ngày càng có nhiều
người nghiên cứu về kinh tế tư nhân, song có nhiều vấn đề chưa được thống nhất cả về phươngdiện lý luận lẫn thực tiễn Điều này đòi hỏi phải tiếp tục được nghiên cứu làm rõ
Đề góp phần làm sáng tỏ hơn về những vấn đề đang rất được quan tâm này, nhóm tác giả
chúng tôi đã tập trung sức mình vào nghiên cứu dé tài “Phat triển thành phan kinh tế tư nhân ở
Việt Nam 1999-2014): Từ chính sách đến thực tiễn ”
Công trình nghiên cứu này hy vọng đóng góp thêm được một số ý kiến về công táclý luận của Đảng, chính sách của Nhà nước hiện nay có liên quan đến kinh tế tư nhân và thực tếphát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2014, có sự so sánh với trước và saugiai đoạn này Đề tài nghiên cứu không chỉ nhằm hướng đến một cái nhìn tổng thể về sự pháttriển của kinh tế tư nhân từ năm 1999 đến năm 2014, mà còn là việc chỉ rõ các bước vận độngcủa nó từ chính sách đến thực tiễn thông qua việc ra đời của 3 Luật Doanh nghiệp 1999, 2005 và
2014 — cùng với đó là bức tranh phát triển kinh tế tư nhân trên thực tiễn sinh động của thời gian
đó Bên cạnh đó là những kiến nghị chính sách để nhằm phát triển và quản lý tốt hơn thành phầnkinh tế này
Mục tiêu của công trình này là:
- Làm rõ quá trình hình thành chính sách, chủ trương của Đảng, phát luật của nhà nước đối
với sự phát triển của thành phần KTTN tại Việt Nam từ năm 1999 đến 2014
- Làm rõ việc thực hiện chính sách trong thực tiễn, những thuận lợi và khó khăn trong quá
trình thực hiện phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam
- Chỉ ra những tác động quan trọng, nồi bật của chủ trương, chính sách, pháp luật tới thànhphần KTTN và đóng góp của thành phần KTTN đối với kinh tế Việt Nam thời thời gian qua
Mỗi hoạt động của từng nội dung chính là các chuyên đề cụ thé Việc thiết kế như vậyvừa đáp ứng các nội dung chỉ tiết của các hoạt động (bang các chuyên dé), đồng thời là bố cục
của công trình nghiên cứu này.
2 Mục tiêu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu làm rõ sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam (1999-2014) từchính sách đến thực tiễn, đồng thời nêu kiến nghị chính sách để góp phần thúc đây hơn nữa sựphát triển của khu vực kinh tế này
Trang 6Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ quá trình hình thành chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước đối
với sự phát triển của thành phần KTTN tại Việt Nam từ năm 1999 đến 2014;
- Làm rõ việc thực hiện chính sách trong thực tiễn, những thuận lợi và khó khăn trong quá
trình thực hiện phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam;
- Chỉ ra những tác động quan trọng, nổi bật của chủ trương, chính sách, pháp luật tới thành
phần KTTN và đóng góp của thành phần KTTN đối với kinh tế Việt Nam thời thời gian qua.
3 Phương pháp nghiên cứu
Cùng với việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Khoa học lịch sử, đề tài
sẽ có gắng vận dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu liên ngành; Phương
pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu so sánh; Phương pháp khảo sát, điều tra - điền dã
- Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc được sử dụng kết hợp dé làm rõ quá trình hình
thành và phát triển chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối vớithành phần kinh tế tư nhân, cũng như sự vận động phát triển của thành phần kinh tế này trên thực
tiễn
- Phương pháp dong dai và lịch đại được sử dụng khi kết hợp nghiên cứu theo diễn tiến
lịch sử và theo từng vấn đề, từng bộ phận cấu thành khu vực kinh tế tư nhân được đặt trong bốicảnh và từng giai đoạn cụ thể
- Phương pháp phân tích và tong hop được sử dụng dé khái quát, tông kết các thành tựu
nghiên cứu đã có và làm sáng rõ những vấn đề nghiên cứu: về chủ trương, chính sách và thực
tiễn phát triển kinh tế tư nhân
- Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ thực trạng hoạt động phát triển kinh tế
tư nhân: số lượng doanh nghiệp, vốn, ngành hàng
- Phương pháp chuyên gia: với những nội dung nghiên cứu phong phú, liên ngành và
không dé dàng có ngay được những nhận định mang tính logic nên sử dụng ý kiến chuyên gia là
một giải pháp rất cần thiết Đề tài dự kiến sẽ tham khảo ý kiến chuyên gia (qua các phỏng vấn
sâu) chủ trương, chính sách và quá trình hiện thực chúng trong phát triển kinh tế tư nhân
- Hội thao/toa đàm khoa học: Đề tài tổ chức các tọa đàm gắn với các nội dung nghiên cứuvà các hội thảo khoa học phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài
4 Tong kết kết quả nghiên cứu
Trong báo cáo tổng hợp này, bố cục sẽ được chia thành bốn chương.Chương thứ nhất khái quát những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế tư nhân và
những bước ngoặt pháp lý đầu tiên (1986-1999): làm rõ bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Namthời kỳ trước đôi mới: những khó khăn, khủng hoảng yêu cầu bức thiết đặt ra; đến sự tháo gỡ ràocản, đôi mới mô hình kinh tế, mở đường cho kinh tế tư nhân phát trién
Chương thứ 2 đề cập đến sự mở rộng phạm vi hoạt động và đảm bao về pháp lý cho kinh
Trang 7tế tư nhân phát triển (1999-2005) của Đảng và Nhà nước thông qua việc ban hành luật Doanh
nghiệp năm 1999 — đây được coi là bước đột phá trong chính sách, dẫn đến sự nở rộ của doanh
nghiệp tư nhân ở Việt Nam Tiếp đến là sự ra đời của Nghị quyết 14 (năm 2002) về “Tiếp tục đổi
mới cơ chế, chính sách và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” — đòn bây cho kinh tế tư nhân
phát triển
Chương thứ 3 tập trung đến van đề cải thiện môi trường pháp lý và tiếp tục thúc day kinh
tế tư nhân phát triển (2005 — 2014): với việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành, xóa di
nhiều rào cản, thúc đây kinh tế tư nhân phát triển; tiếp đến là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp2014 - bước đổi mới mạnh mẽ về chính sách và những vấn đề đặt ra trong quản lý phát triển kinhtế tư nhân
Chương cuối cùng đánh giá nhận xét về quá trình hoạch định, hiện thực hóa chủ trươngchính sách và kết quả thực tiễn (có sử dụng kết quả điều tra dé bồ trợ) — dé thấy rõ sự nhanh,chậm, hiệu quả hay chưa hiệu quả từ đường đi từ chính sách đến thực tiễn và sự tác động trở lạicủa thực tiễn đối với chính sách; qua đó tập trung chỉ rõ các van dé đặt ra và nêu các khuyến nghịchính sách để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng của chính sách đối với vẫn đề phát triển
KTTN ở Việt Nam.
Đề tài đã hoàn thành các chuyên đề thuộc 4 nội dung nghiên cứu; tổ chức hội thảo, tọađàm trong khuôn khổ dé tài; hoàn thành công bó các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học
chuyên ngành; hướng dẫn thành công 2 thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Với tinh thần “nhìn thăng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, trên cơ sở
“coi nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”1, Đại hội VI
khang định: “bằng những biện pháp thích hợp, sử dụng moi khả năng của các thành phan kinh tế
khác trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa”2 Với
quan điểm này, các thành phần kinh tế “phi XHCN” được tồn tại và hoạt động dưới sự dẫn dắt
của thành phần kinh tế XHCN Nói cách khác, bước đầu, kinh tế tư nhân được thừa nhận là một
bộ phận hữu cơ của nên kinh tế
Từ năm 1986 dần từng bước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế tư nhân đã tạo lập đượcchỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế, đóng và hoàn thành vai trò động lực của nền kinh tế,chứng minh tính ưu việt vốn có của mình trong so sánh với nhiều thành phần kinh tế khác Điềuđó càng chứng tỏ rang Đảng không thé không tiếp tục đổi mới tư duy, phát triển nhận thức đề tạo
ra cơ chế, chính sách thông thoáng, phù hợp, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho kinh tế tư nhân
tiếp tục tịnh tiến về phía trước
Trên tinh than đó, từ năm 2006 đến nay, các kỳ Đại hội của Đảng đều coi kinh tế tư nhânlà bộ phận cấu thành không thé thiếu, có vị trí quan trọng đặc biệt và ý nghĩa chiến lược trong
' Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VILL, IX), Sảd, tr.58.
> Dang Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.41.
Trang 8nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đồng thời, khuyến khích thành phần kinh tế này pháttriển mạnh mẽ hơn Cu thé như sau:
Đại hội X (4-2006) của Đảng đã coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nềnkinh tế; tiếp đó, Đại hội XI (1-2011) của Đảng tiếp tục xác định phải hoan thiện co chế, chính
sách đề phát triển mạnh kinh tế tư nhânm còn điểm mới đáng quan tâm ở Đại hội XII (1-2016) so
với các kỳ đại hội trước là sự khăng định mạnh mẽ, dứt khoát hơn khi coi kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng của nền kinh tế; đồng thời, nhấn mạnh yêu cầu cấp bách “hoàn thiện chính
sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp Khuyến khích hìnhthành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhànước”3 Xác nhận vai trò mới của kinh tế tư nhân, Đại hội XII đã mở ra những cơ hội mới đểthành phần kinh tế này tiếp tục khởi sắc
Ngày 3/6/2017, Nghị quyết số 10-NQ/TW (Hội nghị TW 5 - khóa XII) về Phát triển kinh
tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa được ban hành, với mục tiêu tổng quát: Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bềnvững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, góp phan phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sốngcủa nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước
ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đạ14.
Về mặt quản lý nhà nước, những điều kiện cho sự phát triển kinh tế tư nhân từng bước
được thé chế hóa bằng các nghị định và một số bộ luật như Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật
Công ty (1990), Luật Doanh nghiệp (1999) Riêng Luật Doanh nghiệp tồn tại song song với LuậtDoanh nghiệp nhà nước và năm 2005 được thống nhất chung thành Luật Doanh nghiệp năm2005 và đến năm 2014, Luật Doanh nghiệp tiếp tục được sửa đổi và bổ sung Năm 1992, Hiếnpháp cũng đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân; ngoài ra, các bộ luật như Luật Đấtđai, Luật Thương mại được sửa đổi, bổ sung theo hướng thống nhất về mặt pháp lý đã cùngvới Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho khu vực kinh tế tư nhânhoạt động; từ đó, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của cá nhân và tổ chức được thể chế hoá
và được pháp luật bảo vệ.
Trên cơ sở hành lang pháp lý được điều chỉnh và từng bước được hoàn thiện, kinh tế tưnhân phát trién nhanh chóng cả về chat và lượng, được tự do kinh doanh và đối xử bình dang hơnvới các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường.Nhờ đó, kinh tế tư nhân từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạtđộng đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Kinh tế tư nhân
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Dang thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VI, VIL, IX), Sdd, tr 622 — 623.
Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
351478.aspx, truy cap ngay 19-5-2018.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-quyet-10-NQ-TW-2017-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-7
Trang 9đóng góp không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; góp phần tích cực trong việc huy
động vốn, sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi trong người dân, biến các khoản tiền phân tán thành
các khoản vốn đầu tư lớn vào sản xuất, kinh doanh Kinh tế tư nhân góp phan thúc day đổi mới
thé chế kinh tế, làm cho các quan hệ sở hữu trong nên kinh tế Việt Nam trở nên đa dạng hơn, làm
gia tăng mức độ cạnh tranh, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tăng thu ngân sách nhà
nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân Kinh tế tư nhân đã góp phần không nhỏ vào
việc hiện thực hóa chủ trương xóa đói giảm nghẻo, thực hiện chính sách xã hội, xã hội hóa các
ngành văn hóa, giáo dục - đào tạo, y (Ế
Đặc biệt, sắc thái, điện mao của khu vực kinh tế này đã có sự thay đổi đáng kể về sốlượng cũng như quy mô, tham gia vào nhiều lĩnh vực, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự pháttriển kinh tế - xã hội Tỷ trong trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân duy trì ôn định khoảng 39- 40%, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế5 (bình quân cứ một giờ lại có 12doanh nghiệp ra đời) Từng bước tiến vững chắc trên con đường tự khang định mình, dưới sựtháo gỡ về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, kinh tế tư nhân ngày càng có vị thế mới,cao hơn và quan trọng hơn trong nền kinh tế
Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân vẫn còn những hạn chế, yếu kém như tốc độ tăng trưởng cóxu hướng giảm trong một vài năm gần đây; phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, trìnhđộ công nghệ thấp và chậm đôi mới; xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại còn thấp, chủyếu van là kinh tế hộ, cá thé; khả năng liên kết với các thành phan kinh tế khác và tham gia chuỗigiá trị sản xuất trong nước, khu vực vả toản cầu còn nhiều hạn chế; trình độ quản tri, năng lực taichính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh còn yếukém, chủ yếu tham gia ở phân khúc thị trường có giá trị gia tăng thấp Trên thực tế, nhiều doanhnghiệp tư nhân hoạt động thiếu 6n định, bền vững, thậm chi bị thua lỗ, giải thé, phá sản Tinhtrạng vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế, cạnh tranh không lành mạnh,gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, không quan tâm bảo đảm
lợi ích của người lao động diễn biến phức tạp, có nơi, có lúc rất nghiêm trọng Kinh tế tư nhân có
quy mô nhỏ, chủ yếu van là kinh tế hộ kinh doanh; trình độ công nghệ, trình độ quản tri, năng lựctài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp; cơ cấu ngành nghề còn bat hợp lý, thiếuliên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu Nhiều quy định
của pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm, việc tiếp cận các cơ hội kinhdoanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đăng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tếkhác Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếutrách nhiệm, lạm dụng chức quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp vẫn còn khá phổ bién.Nhiéudoanh nghiệp tư nhân ngừng hoạt động, giải thể và phá sản Nhìn chung lại, “kinh tế tư nhân
Š Nghị quyết số 10-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tw
nhân trở thành một động lực quan trọng của nên kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,https://thuvienphapluat.vn
8
Trang 10chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế”6.
Nhìn vào thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam, có thê thấy một bức tranh vớinhững gam màu sáng tối khác nhau Thành tựu nhiều, màu sáng, ánh rực rỡ nhiều, song bên cạnhđó, những mảng tối, những gam tram cũng không phải là ít Dé tăng thêm màu sáng cho bứctranh, giảm bớt, loại trừ những gam tối, những màu trầm không đáng có, thời gian tới, phát bắt
đầu từ đâu và tiếp tục làm gì?
Tiến trình đổi mới quan điểm của Đảng CSVN về vi trí, vai trò và tam quan trọng cũng
như tác dụng thực tiễn của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển kinh tế thị trường xãhội chủ nghĩa là nhất quán, phù hợp với tư tưởng/quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin về vanđề sở hữu Sự thừa nhận, nâng đỡ, khuyến khích động viên, ưu tiên phát triển khu vực kinh tế tưnhân (hay kinh tế ngoài nhà nước) là điều kiện tiên quyết, căn bản dé tạo ra sản xuất hàng hóa vàtiến đến xây dựng, phát triển kinh tế thị trường Việc chuyền từ chỗ chú trọng quá mức “cônghay tư” đến chỗ chú trọng “tốt hay xấu” trước tiên (tức là có lợi hay không có lợi cho lực lượngsản xuất phát trién, có lợi hay không có lợi cho tuyệt đại đa số nhân dân) là tiền đề quan trọnggiải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống của con người Thực hiệnđiều này cũng chính là tôn trọng và trung thành với mục tiêu, lý tưởng mà một Nhà nước do dân,vì dan, đặt nhân dân ở trung tâm theo đuổi
Thực tiễn đổi mới quan điểm về c kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cho thấy: Khởi nguồn mọi sự thay đổi quan điểm của Đảngvề khu vực kinh tế này xuất phát từ sự giải phóng tư tưởng, đặc biệt là nhận thức mới về kinh tếthị trường xã hội chủ nghĩa Khi quan điểm của Dang thay đổi theo hướng mở rộng và phát triểnkinh tế thị trường thì đồng thời kéo theo những thay đổi tư duy dẫn đến sự nâng cao nhận thứcvề vị trí, và vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong trong nền kinh tế Trong toàn bộ quá trìnhphát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam không ngừngthúc đây công cuộc cải cách chế độ sở hữu, kịp thời đưa ra lý luận mới, chính sách, điều luật vàquy định mới về phát triển kinh tế tư nhân Những thay đổi về quan điểm, chủ trương, chính sáchcủa Đảng tạo ra không gian rộng lớn và sự phát mạnh mẽ cho khu vực kinh tế này Đến lượtmình, những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội do khu vực kinh tế tư nhân mang lại trong quátrình phát triển trở thành những luận cứ vững chắc va cơ sở thực tiễn dé tiếp tục đổi mới quanđiểm và phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đó chính là điểm bắt đầu, sựtiếp nối và điểm sáng tạo thành công của Đảng trong phân tích thực tiễn, sáng tạo lý luận và vận
dụng lý luận vao thực tiễn sôi động một cách linh hoạt
Những luận lý trên đây càng cho thấy, đối với Việt Nam, xây dựng kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân, phải luôn chắt lọc, hấp thu nhữngtinh tuý thực tiễn, mọi thành quả văn minh của nhân loại, bao gồm mọi kinh nghiệm có ích dù lànhỏ nhất; đồng thời, không ngừng phát triển lý luận phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam —
Š Nghị quyết số 10-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII , T1đd.