1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYEN MINH DOAN

HÀ NỘI 2011

Trang 2

học Luật Hà Nội và Đại học Đà Lạt đã hết sức quan tâm, tao diéu kién totnhất dé em có diéu kiện tiếp thu những kiến thức trong thời gian tham giahọc tập tại trường.

Em xin gửi lời tri ân và cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn MinhĐoan cùng toàn thể quý thây, cô trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình chỉday và hướng dân em hoàn thành luận văn này.

Tác giả chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành tỉnh Lâm Đồng,Khánh Hoà và Thành phố Hỗ Chỉ Minh đã cộng tác, giúp đỡ tác giả hoàn

thiện luận văn của mình.

Em xin chán thành cảm ơn!

Trang 3

của PGS.TS Nguyễn Minh Đoan Những kết quả và số liệu trong luận vănchưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2011Tác giả

Nguyễn Văn Hùng

Trang 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢOVỆ MOI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 2-< 5< 5° se seEsEseEsessesersererserscse 51.1 Môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường .- - 5

1.1.1 .Khái niệm môi trường oo cece cccccecssecesseeceeeeeeeeeeeeeseeeneaeeeesaeeeeseeeeneaeeeneaeeees 5

1.1.2 Tầm quan trọng của môi trường - 2 5+2 +k+EE+E£EE+EE+EeExzEerkersrrered 61.1.3 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường - - 2 2+++E++E2EE+E£EeEEzEerxersrrered 8

1.2 Pháp luật bảo vệ môi frưng -os- <5 5< s91 9 H1 9.0 0008990 91.2.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường . - ¿+ +s++++<s+seereserrserres 9

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường . 2-5 2+sc++E++xzEx+xerxez 10

1.2.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường 13

1.3 Vấn đề hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam 151.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong

g1a1 đoạn hiỆn Nay - - c1 3311121111211 1 3 1119 1119111 11 1v TH ng rưy 15

1.3.2 Các nhân tô ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở

XIÊU TNA TEAS TAT CATT HIỆT TRÌY a tin nk AG is 23

Chương 2 THUC TRANG PHAP LUẬT BAO VE MOI TRUONG Ở VIET

NAM 80:00 7.7 272.1 Các quy định pháp luật liên quan đến quá trình khai thác, sử dụng các thành tố

2.4 Các quy định pháp luật liên quan đến các biện pháp khắc phục suy thoái môitrường, ô nhiễm môi trường, phòng chống sự cố môi trường - 382.5 Các quy định pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm

về môi HUONG - + + x91 21511211118112111111111111111111 1111111111 1111 xe 402.6 Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế về môi trường

Trang 5

3.1 Phuong hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện

Hoan thiện pháp luật về bảo vệ môi trường phải bao đảm kết hợp hai hoagiữa lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và của các chủ thể khác trong xã

PEIN ast can sss shi A I2 3040861152104 580 ln hh Sa SR Ra a 62

KET 080/.9005757 ÔỎ 64DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 6

Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế — xã hội ở nước ta là van đềđược Đảng và Nhà nước rất quan tâm, nhất là trong quá trình đây mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước như hiện nay Yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường luônđược dé cập trong các văn kiện của Đảng như Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn dé sống còn của nhân loại, lànhân tô dam bảo sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; gop phan quan trọngvào việc phat triển kinh tế — xã hội, ồn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc day hộinhập kinh tế quốc té của nước ta” [1, tr2] Báo cáo chính trị Ban Chấp hành trung ươngĐảng khoá X tai Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng khang định vai tròcủa sự nghiệp bảo vệ môi trường và yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môitrường “Nang cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là củacán bộ lãnh đạo các cấp về bảo vệ môi trường Khẩn trương hoàn thiện hệ thống phápluật về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử ly nghiêm cáchành vi gây 6 nhiễm môi trường Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng vatình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi; xử l nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm, khắc phụcô nhiễm và cải thiện môi trường ” [14 tr 16].

Có thé nói, bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung của toàn xã hội, đòi hỏi sựtham gia tích cực của các nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân Sự nghiệp bảo vệ môitrường ở nước ta những năm qua đã thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần gìngiữ, khai thác và sử dụng các thành tố của môi trường một cách có hiệu quả hơn Hoạtđộng bảo vệ môi trường được thực hiện thông qua nhiều công cụ với những biện pháp,cách thức khác nhau Một trong những biện pháp đó là sử dụng pháp luật để quản lý và

bảo vệ môi trường.

Pháp luật về bảo vệ môi trường là một công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệmôi trường Trong thời gian qua, pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta từng bướcđược xây dung và hoàn thiện góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh các quan hệ xãhội liên quan trực tiếp tới lĩnh vực môi trường Thực tiễn cho thấy, sự nghiệp bảo vệ môi

Trang 7

nhau; có những nơi, những lúc pháp luật về bảo vệ môi trường bị xem nhẹ vì lợi ích củacác nhóm chủ thê Việc xây dựng pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường còn chậm,thực hiện chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả thấp Môi trường ở nhiều nơi tiếp tục bị xuốngcấp, một số nơi đã đến mức báo động Thực trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ởnước ta hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có lý do từ chính bản thânhệ thông pháp luật về bảo vệ môi trường còn những bất cập, hạn chế nhất định Trongbối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, chủ động hộinhập kinh tế quốc tế và xây dựng đất nước phát triển bền vững thì việc tiếp tục xây dựng,hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết.

Nhận thức được tính cần thiết của việc nghiên cứu, đóng góp những ý kiến cótính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay, tác giảmạnh dan chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam trongđiều kiện hiện nay” làm luận án tốt nghiệp của mình Trong phạm vi của đề tài, tác giảsẽ tập trung phân tích, đánh giá cả những ưu, nhược điểm của pháp luật về bảo vệ môitrường, thực tiễn triển khai áp dụng và những nội dung cần tiếp tục được xây dựng, hoànthiện nhăm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ môi trường trong điều kiện hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về bảo vệ môi trường đã được đề cập đến trong một số công trình

nghiên cứu mà đặc biệt là trong các luận án như: “7c hiện pháp luật môi trường ở Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương “Tranh chấp môitrường và van dé giải quyết tranh chấp môi trường ” của tác giả Vũ Thu Hạnh “Pháp

luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện ` của

tac gia Nguyễn Hải Âu “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dau khí ở Việt

Nam hiện nay” của tac giả Đặng Hoàng Son.

Trên các tạp trí khoa học như tạp chí Luật học, Nhà nước và pháp luật cũng có

một số bài viết về pháp luật bảo vệ môi trường như: “Ludt Bảo vệ môi trường năm 2005và việc t6 chức thực hiện” của PGS.TS Phạm Hữu Nghị, “Pháp luật về bảo vệ tàinguyên nước ở nước ta thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện” của TS Nguyễn

Trang 8

học pháp lý thực hiện.

Các công trình nghiên cứu, các bài viết nêu trên đều đề cập đến những khía cạnhnhất định của pháp luật về bảo vệ môi trường, một văn bản quy phạm pháp luật hay vềmột thành tố môi trường Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung phân tích, đánh giápháp luật về bảo vệ môi trường một cách toàn diện về nội dung và thực tiễn triển khai ápdụng trên cơ sở đó đưa ra những định hướng nhăm từng bước hoàn thiện pháp luật bảovệ môi trường ở nước ta trong điều kiện hiện nay Vì vậy, với công trình nghiên cứu nàytác giả lựa chọn cách tiếp cận vấn đề riêng trên cơ sở tiếp thu những kết quả của các

công trình trước đó.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề tài được nghiên cứu với mục đích xác định rõ những ưu điểm, hạn chế củapháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta nhằm tìm ra một số giải pháp có thể góp phầnhoàn thiện và nâng cao hiệu quả của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiệnnay.

Với mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

- Làm rõ cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở ViệtNam hiện nay, thông qua việc phân tích khái niệm môi trường, sự cần thiết phải bảo vệmôi trường, pháp luật về bảo vệ môi trường và van đề hoàn thiện pháp luật về bảo vệ

môi trường ở Việt Nam hiện nay.

- Đánh giá tổng quan thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam,những thành tựu và hạn chế, khiếm khuyết của pháp luật trong lĩnh vực này.

- Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong pháp luật bảo vệ môitrường để trên cơ sở đó nêu lên các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảovệ môi trường cho phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta.

4 Pham vi nghiên cứu của đề tài

Bảo vệ môi trường là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Đề sự nghiệpbảo vệ môi trường có kết quả cần có nhiều công cụ, biện pháp tác động mà pháp luật về

bảo vệ môi trường là một trong sô các công cụ ây Trong khuôn khô của một luận văn

Trang 9

của pháp luật về bảo vệ môi trường, quá trình triển khai áp dụng pháp luật bảo vệ môitrường vào thực tiễn; những tồn tại, vướng mắc đòi hỏi cần phải được tháo gỡ và các giảipháp nhăm từng bước xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường toàn diện,đồng bộ va phù hợp với điều kiện kinh tế — xã hội của nước ta hon.

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác — Lêninvà quan điểm, đường lối của Dang cộng sản Việt Nam, được thé hiện trong các văn kiện,nghị quyết của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thé được sử dung dé làm sáng tỏ các nội dungcơ bản của dé tài bao gồm tập hợp hoá pháp luật, phân tích, so sánh, tổng hợp kết hợpvới phương pháp khảo sát, đánh giá thực tế tình hình triển khai thực hiện pháp luật vềbảo vệ môi trường ở Tây Nguyên, duyên hai Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ dé tìmhiểu những tồn tại, hạn chế của pháp luật bảo vệ môi trường hiện nay.

6 Những kết quả đạt được của luận văn

- Luận văn làm sáng tỏ một số van đề lý luận về môi trường, pháp luật về baovệ môi trường và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Luận văn đánh giá được thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước tathời gian qua, xác định được ưu điểm, hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này, chỉ rađược nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Luận văn đã nêu lên phương hướng và giải pháp dé hoàn thiện pháp luật về

bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.

- Luận văn có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy,

học tập, nghiên cứu khoa học pháp lý và trong việc hoàn thiện pháp luật môi trường ở

nước ta hiện nay.

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở dau, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn gồm 03 chương với 11 mục.

Trang 10

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM1.1 Môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

1.I.I Khái niém moi trường

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về môi trường, môi trường là một kháiniệm có nội hàm rộng Môi trường gồm toàn bộ những điều kiện tự nhiên và xãhội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ vớicon người hay sinh vật khác Như vậy, môi trường là tổng hợp các điều kiện bênngoài có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của con người Đó là điều kiện vật

lý, tác nhân hóa học, sinh học hay xã hội học bao quanh con người có ảnh hưởng

tới sự sông, sự tồn tại phát triển của con người trên phương diện từng cá thể haycộng đồng người nói chung Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên là tổng thêcác yếu tô sinh quyên, thủy quyền, thạch quyền, khí quyên; môi trường xã hộigồm tong thé các mỗi quan hệ xã hội giữa con người với nhau và môi trường nhântạo do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người như văn phòng, công

sở, bệnh viện Theo định nghĩa trong Chương trình môi trường của UNESCO

(1981) thì: “Môi trường bao gôm toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thong docon người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hỗ chứa ) và những cái vô hình(tập quán, nghệ thuật ) trong đó con người sống bằng lao động của mình, họkhai thác các nguôn tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn nhu cau

cua minh” [40, tr 6].

Một cách hiểu khác về môi trường mà không thé không dé cập là khái niệmmôi trường dưới giác độ pháp lí Khái niệm này được thé hiện tại khoản 1 Điều 3của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005: “ôi rường bao gom cácyếu tô tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có anh hưởng đến đờisống, sản xuất, sự tôn tại, phát triển của con người và sinh vat’.

Như vậy, môi trường là một khái niệm có nội hàm rất rộng, nó có thê chỉ

môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn hay môi trường nhân tạo Tuy

Trang 11

Theo nghĩa nay, môi trường chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạobao quanh con người và có ảnh hưởng đến sự hình thành, tồn tại, phát triển củacon người và các loài sinh vật khác Các yếu tô tự nhiên là những thành tố cơ bảncủa môi trường như môi trường đất, nước, sinh vật, tài nguyên rừng, tài nguyênkhoáng sản Vật chất nhân tạo là những hiện vật tồn tại bên ngoài thế giới tựnhiên mà bằng lao động và trí tuệ của con người kết hợp với các nguồn nguyênvật liệu sẵn có tạo thành Ví dụ, về vật chất nhân tạo như các công cụ, tư liệu sảnxuất, các công trình kiến trúc

1.1.2 Tam quan trọng của môi trường

Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế — xã hội của batkỳ một quốc gia nào, bởi vì:

- Môi trường là không gian sống, tồn tại của con người và các loài sinh vật.Chúng ta đã tiếp cận khái niệm môi trường bao gồm “các yếu tổ tự nhiên và vậtchất nhân tao bao quanh con người ” Vì vậy, môi trường có vai trò là khônggian sống, là địa bàn cho con người tiễn hành tất cả các hoạt động kinh tế, văn hoáxã hội Dù thực hiện bất cứ hoạt động nao cũng đều phải diễn ra ở những không

gian và thời gian xác định.

- Môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho quátrình phát triển kinh tế - xã hội của con người Tất cả các nguồn tài nguyên màcon người có được dé phục vụ cho mục dich của minh đều lay từ tự nhiên hoặckết hợp với khoa học công nghệ để tạo ra những dạng vật liệu mới Các nguồn tàinguyên thiên nhiên là những nguồn nguyên liệu đầu vào không thể thiếu được củanên sản xuất, trong đó nhiều dang tài nguyên là các nguồn nguyên liệu, nănglượng, khoáng sản mà không phải ngày một ngày hai chúng ta có thé thay théđược Có thé nói một quốc gia có nguồn tài nguyên déi dào là nhân tố hết sức cơbản và thuận lợi cho sự phát triển kinh tế — xã hội.

- Môi trường là nơi chứa đựng các phé thải trong sản xuất và sinh hoạt của

con người Đây có thê coi là một chức năng đặc biệt của môi trường, thông qua

Trang 12

dạng chất vô cơ, hữu cơ để trở về với môi trường sông Chính vì vậy, đối với đờisống sản xuất và sinh hoạt của con người, môi trường có một chức năng kỳ diệu,

đó là khả năng tự làm sạch của môi trường Tuy nhiên, khả năng tự làm sạch này

chỉ trong giới hạn là sức chịu đựng của môi trường; nếu vượt quá giới hạn này sẽdẫn đến những tác động tiêu cực như gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.

- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin hữu ích cho con người.Chính nhờ chức năng này của môi trường mà chúng ta có cơ sở đánh giá về cuộcsông và những thành tựu của con người từ nhiều thế hệ trước Các thông tin, dữliệu có ích cho con người được lưu giữ trong các yếu tố, thành phần cơ bản củamôi trường như các lớp đất đá trong những điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau.

Các thông tin này sẽ mai một cùng thời gian, tuy nhiên nhờ chức năng đặc biệt

này mà chúng ta có thé khám phá nhiều thông tin hữu ích, là cơ sở cho nhiều

ngành khoa học hiện đại của con người.

Đối với Việt Nam trong Chương trình nghị sự 21 đã khang định: nguyêntắc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là yếu tố không thétách rời trong quá trình phát triển Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng takhang định quan điểm phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hóa — hiện đạihóa đất nước tại Nghị quyết số 41-NQ/TW: “phát triển nhanh hiệu quả và bênvững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiễn bộ, công bằng xã hội và bảo vệmôi trường ” [2, tr 8] Từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, có thê khang dinh bao vémôi trường là tiền dé dé phát triển kinh tế - xã hội, môi trường được bao vệ tốt sẽtạo điều kiện cho kinh tế - xã hội sẽ phát triển.

Môi trường được bảo đảm sẽ kích thích sự phát triển của kinh tế - xã hội.Điều này lý giải vì sao ở những nước phát triển công tác bảo vệ môi trườngthường được dat ở vi trí hàng dau, vì họ xác định tam quan trọng của môi trường -môi trường yếu tố cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội Vẫn đề là kinh tế - xãhội muốn phát triển thì môi trường phải được đảm bảo, cần chú trọng và có biệnpháp bảo vệ môi trường một cách thích hợp Kinh tế - xã hội phát triển mà không

Trang 13

tới sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sự cô môi trường, ô nhiễm môi trường tramtrong; đây chính là một nhân tố không đảm bao cho sự phát triển bền vững Kinhtế - xã hội chỉ phát triển bền vững trong điều kiện môi trường được bảo đảm vìbảo vệ môi trường là một trong ba nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững.1.1.3 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là công việc chúng ta đã, đang và còn tiếp tục phải làm.Việc bảo vệ môi trường là rất cần thiết vì môi trường là không gian sống, tồn tạicủa con người và các loài sinh vật; là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiênnhiên cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của con người; là nơi chứa đựng cácphế thải trong sản xuất và sinh hoạt của con người; là nơi lưu trữ và cung cấp

thông tin hữu ích cho con người.

Chúng ta còn cần thiết phải bảo vệ môi trường vì thực trạng vấn đề môitrường hiện nay ở nước ta đang rất đáng lo ngại Trên phạm vi cả nước, tình trạngsuy kiệt các nguồn tài nguyên, nhất là các nguồn tài nguyên không thé phục hồiđược là một vẫn đề chúng ta cần phải giải quyết nhằm đảm bảo mục tiêu pháttriển bền vững Bên cạnh đó, van dé 6 nhiễm, suy thoái môi trường diễn ra phổbiến nhất là ở tại các đô thị lớn; nhiều nơi nhân dan ta tiếp tục phải sống trongđiều kiện môi trường thấp kém, quyền sống trong một môi trường trong lành chưađược bảo vệ và thực hiện tốt Các sự cỗ môi trường xảy ra với tính chất và mức độngày càng nghiêm trọng hơn Vì vậy, chúng ta cần tích cực thực hiện các biệnpháp nhằm bảo vệ môi trường sống là tài sản chung của cộng đồng và có ảnhhưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của mỗi cá nhân.

Các biện pháp bảo vệ môi trường đã và đang được thực hiện mang lại

những hiệu quả thiết thực Từ biện pháp tuyên truyền giáo dục nhằm nâng caonhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường Biện pháp mang tính chấtchính trị ở nước ta thé hiện sự quan tâm của Dang va Nhà nước đối với sự nghiệpbảo vệ môi trường Biện pháp mang tính kinh tế và khoa học công nghệ cần tiếptục được phát huy, nhất là trong điều kiện xây dựng nên kinh tế thị trường định

Trang 14

nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

1.2 Pháp luật bảo vệ môi trường

1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường

Pháp luật bảo vệ môi trường là một bộ phận của hệ thống pháp luật ViệtNam, gồm hệ thống các quy định do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảmthực hiện, có tính bắt buộc chung dé điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trựctiếp đến hoạt động khai thác, quản ly và bảo vệ các yếu t6 môi trường.

Các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ta ban hành - nguồn chínhcủa pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta khá phong phú, có thé don cử một sốvăn bản chủ yếu sau: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Bảo vệ và pháttriển rừng năm 2004, Luật Tài nguyên nước năm 1998, Luật Khoáng sản năm2010, Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, LuậtThuế tài nguyên năm 2010

Bên cạnh đó, các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường do Nhà nước ta ký kết,tham gia cũng là một loại nguồn quan trọng và ngày càng quan trọng Hiện nay, ViệtNam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về môi trường như:

- Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang đã nguy cấp (Côngước CITES), Việt Nam ký kết tham gia năm 1973.

- Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thé giới (Việt Nam kýkết tham gia ngày 19/10/1982).

- Công ước Viên về bảo vệ tầng Ozon, (Việt Nam ký kết tham gia năm 1985).- Công ước Basel về kiểm soát vận chuyên qua biên giới các phế thải nguy hiểmvà việc tiêu huỷ chúng (Việt Nam ký kết tham gia ngày 13/5/1995).

- Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự có hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xaIAEA, (Việt Nam ký kết tham gia ngày 29/9/1987).

- Công ước về sự biến đổi môi trường, (Việt Nam ký kết tham gia ngày

26/8/1991).

Trang 15

- Công ước về ngăn ngừa 6 nhiễm từ tàu biển (MARBOL), (Việt Nam ký kết

tham gia ngày 29/8/1991).

- Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, (Việt Nam ký kết tham

gia ngày 25/7/1994).

- Công ước Khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, (Việt Nam ký kết

tham gia ngày 16/11/1994).

- Công ước quốc tế về Da dang sinh học (Việt Nam ký kết tham gia ngày

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường

Pháp luật về bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệxã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các thành tố môitrường Pháp luật bảo vệ môi trường có những đặc điểm cơ bản sau:

- Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với các lĩnh vực

pháp luật khác Có thể nói trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì pháp luật bảo vệ môitrường là lĩnh vực mới nhất Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến điều đó là do

Trang 16

van đề môi trường mới thực sự được đặt ra như một thách thức từ khi chúng ta tiễn hànhcông cuộc Đổi mới đến nay Trước khi tiến hành công cuộc Đồi mới, van dé bảo vệ môitrường không được đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng, các văn bản quy phạmpháp luật của Nhà nước Nguyên nhân chính là do quy mô nền kinh tế của chúng ta cònnhỏ bé, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ đạo, khả năng tác động vào môi trường chưathật sự mạnh mẽ như giai đoạn hiện nay Vì vậy, những van đề suy thoái, 6 nhiễm môitrường, cạn kiệt tài nguyên chưa thực sự tram trong; yéu cau phải có pháp luật bảo vệmôi trường chưa thực sự bức thiết Mặt khác, điều kiện lịch sử của đất nước trong giaiđoạn này không cho phép chúng ta chú ý nhiều đến khía cạnh bảo vệ môi trường và hệthống pháp luật Việt Nam trước năm 1986 chưa thực sự là một hệ thống pháp luật toàn

Các quy định của pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnh bảo vệ môi trườngxuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước Các quy định này chưa thực sự nhằm trực tiếpvào việc bảo vệ các yếu tô môi trường Các quy định về môi trường hoặc liên quan đếnmôi trường nằm rải rác trong các văn bản pháp luật đơn hành nhằm điều chỉnh các quan

hệ xã hội khác nhau với mục tiêu là đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước Khía

cạnh bảo vệ môi trường chỉ là phần thứ yếu, phái sinh trong các văn bản đó Chính vìvậy, cách tiếp cận mang tính bảo vệ môi trường chưa thê hiện rõ nét trong các quy định

của pháp luật Mặt khác, các quy định pháp luật bảo vệ môi trường được ban hành chủ

yêu bằng hình thức văn bản dưới luật Ngoại trừ Điều 36 Hiến pháp năm 1980 quy định:

“Cac cơ quan nhà nước, xí nghiệp, họp tac xã, đơn vị vii trang nhán dân và công dan

đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ cải tạo và tải sinh các nguôn tài nguyênthiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường sống ” Các quy định còn lại đều được ban hànhtrong các nghị định, nghị quyết, chỉ thị, thông tư của Chính phủ.

- Pháp luật bảo vệ môi trường có sự phát triển nhanh chóng và ngày càng hoànthiện hơn Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã mang lại những thànhtựu to lớn cho đất nước; tuy nhiên nó cũng đặt đất nước ta trước những thách thức tolớn về môi trường và sự phát triển bền vững Bảo vệ môi trường đã trở thành mộtnhiệm vụ chiến lược và là một nghĩa vụ mang tính hién dinh theo Hién phap nam

1992 Sự ra doi của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Luật Bao vệ môi trường nam

Trang 17

2005 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành, các điều ước quốc tế về môi trườngđã chứng minh sự phát triển vượt bậc đó.

Các quy định pháp luật bảo vệ môi trường đã có nội dung cụ thể và trực tiếphơn trước Các quy định này đã xác định cụ thể, chỉ tiết quyền và nghĩa vụ của tô chức,cá nhân trong bảo vệ môi trường Các chính sách phát triển kinh tế — xã hội đều đượcgan với khía cạnh bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững Nội dungpháp luật bảo vệ môi trường đã mang tính toàn diện và hệ thống hơn Các quy địnhpháp luật đã dé cập đến hầu hết các yếu tố, các van dé bảo vệ môi trường, đã chú trọngtới khía cạnh toàn cầu của van dé môi trường, đưa pháp luật bảo vệ môi trường củaViệt Nam xích lại gần hơn với các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường Mặt khác,

hiệu lực các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường được nâng cao do việc chúng

được thể hiện trong các văn bản luật nhéu hơn trước Day là điều kiện thuận lợi choviệc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động bảo vệ môi trường Vì vậy,

các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường đã phát huy được những tác dụng tích

cực của chúng trên thực tế.

- Pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhànước về môi trường và nhiều lĩnh vực pháp luật khác của Việt Nam Do hoạt động khaithác, quan lý và bảo vệ các thành tố môi trường đều có liên quan đến hoạt động quản lynhà nước về môi trường do các chủ thé có thâm quyền thực hiện Hoạt động bảo vệmôi trường hướng tới việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội Nhànước là chủ thê thay mặt nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ những lợi ích chung củacộng đồng Vì vậy, nói đến pháp luật bảo vệ môi trường là nói đến sự quản lý của cáccơ quan nhà nước đối với các hoạt động bảo vệ môi trường dé ngăn chặn những hànhvi vi phạm pháp luật và bảo vệ môi trường, khiến cho lĩnh vực này mang đậm dấu ấncủa quyền lực nhà nước.

Pháp luật bảo vệ môi trường liên quan đến nhiều nhóm quan hệ xã hội, ví dụ,quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, giữa các cơ quan quản lý vàcác tô chức, cá nhân hay giữa các tô chức, cá nhân với nhau liên quan đến hoạt độngbảo vệ môi trường Do sự đan xen các nhóm quan hệ xã hội và việc điều chỉnh củapháp luật bảo vệ môi trường có liên quan đến lợi ích của nhiều nhóm chủ thê trong xã

Trang 18

hội nên khi giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật, các tranh chấp môi trường, cáccơ quan nhà nước có thâm quyền phải vận dụng rất nhiều các văn bản quy phạm phápluật trong các lĩnh vực khác nhau Ví dụ, giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trườngcần thiết phải vận dụng chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật Dânsự năm 2005, hay xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi huỷ hoại rừngthì phải đối chiếu với Chương XVII Bộ luật Hình sự năm 1999 phần các tội phạm về

môi trường

- Pháp luật bảo vệ môi trường chiu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế vềmôi trường Đây là một đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta Do tínhthống nhất của môi trường, các yếu tố, thành phần môi trường của Việt Nam vừa là đốitượng tác động của pháp luật trong nước vừa là đối tượng tác động của các điều ướcquốc tế về môi trường mà Việt Nam đã là thành viên Vì vậy, pháp luật bảo vệ môitrường ở Việt Nam cũng được xây dựng cho hài hoà với các điều ước quốc tế về môitrường và chịu sự tác động của các điều ước đó Về nguyên tắc, trong trường hợp điềuước quốc tế về môi trường có quy định khác pháp luật bảo vệ môi trường của ViệtNam thì ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế Hiện nay, các điều ước quốc tế về môitrường đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác quốc tế về môi trường và sự

nghiệp bảo vệ môi trường ở nước ta.

Pháp luật bảo vệ môi trường ra đời muộn hơn so với các ngành, lĩnh vực pháp

luật khác và có những đặc điểm riêng biệt Chính những đặc điểm này quy định quátrình phát triển và những yêu cầu hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường vẫnđang tiếp tục được đặt ra Quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo vệ môitrường nhằm có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh và có tính khả thihơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay.

1.2.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta được đánh giá là có tốcđộ phát triển tương đối nhanh Hiện nay, pháp luật về bảo vệ môi trường đã cómặt và điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến quá trình khai thác, quản lý

và bảo vệ các yêu tô, thành phân môi trường.

Trang 19

Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của các cơ quan, ban ngành ở trung ương và địa phương trong lĩnhvực này Việc xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường luôn thê hiệnsự phối hợp liên ngành, phù hợp với điều kiện của nước ta và xu thế chung của thếgiới, đặc biệt là trong tiễn trình hội nhập kinh tế quốc tế Hoạt động xây dựng vàban hành pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua được tiến

hành theo các hướng chính sau:

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi

hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

- Xây dựng và ban hành các văn bản về bảo vệ từng yêu tố của môi trườngnhư Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật Tài

nguyên nước năm 1998, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Thuy sản nam 2003,Luật Đa dạng sinh học năm 2008

- Lồng ghép các quy định, các yêu cầu về bảo vệ môi trường, ké cả các

hành vi xâm hại môi trường vào trong các văn bản của các ngành luật khác như

chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2005; chươngXVI phần các tội phạm về môi trường trong Bộ luật Hình sự 1999

- Nội luật hoá các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã ký kếtvà tham gia như Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng Ozon, Nghị định thưKyoto năm 1997 về việc cắt giảm các khí thải gây hiệu ứng nhà kính

Thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệmôi trường hiện nay, có thé thấy, nội dung chủ yếu của pháp luật về bảo vệ môitrường ở nước ta hiện nay tập trung vào những vấn đề sau:

+ Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cô môi trường.+ Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Pháp luật về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến

Trang 20

+ Pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấpvề môi trường.

+ Thực thi các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam, thực thicác điều ước quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.

Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường déu théhiện một cách nhất quán về vai trò của các yếu tố, thành phần môi trường, nhắnmạnh yêu cầu, trách nhiệm bảo vệ môi trường của toàn xã hội Pháp luật về bảovệ môi trường cũng khăng định chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường,khuyến khích các biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả và ngăn chặn nhữnghành vi tác động tiêu cực vào môi trường Có thê nói, những nội dung cơ bản củapháp luật Việt Nam về môi trường cũng tương đối phù hợp với luật môi trường

của các quôc gia có điêu kiện phát triên tương đương với chúng ta.

1.3 Vấn đề hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam

1.3.1 Sự can thiết phải hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay

Pháp luật về bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp luật còn nhiềumới mẻ ở nước ta, song trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh mẽ.Một trong những thành tựu của pháp luật về bảo vệ môi trường là đã đượcthé hiện trong một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ hoạtđộng khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố, thành phần môi trường Đếnnay, hầu hết các yếu tố, thành phần môi trường đã có văn bản pháp luậtđiều chỉnh và phát huy vai trò, tác dụng rõ rệt trong quản lý, bảo vệ môitrường Môi trường là tài sản chung của cộng đồng và có ảnh hưởng trựctiếp đến quyền và lợi ích của mọi thành viên trong xã hội Hệ thống phápluật về bảo vệ môi trường của nước ta đã góp phan triển khai thực hiện cóhiệu qua các mục tiêu kinh tế — xã hội của đất nước Tuy nhiên, quá trìnhtriển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường cho thấy pháp luật

Trang 21

trong lĩnh vực nay cần phải được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện vi những

lý do sau:

a Một số quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường ở

nước ta đã bộc lộ một sô điêm bát cập

Pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay, đã quy địnhtương đối đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình khaithác, quản lý, bảo vệ các thành tố môi trường và có những tác động rat tíchcực đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường Song vẫn còn tổn tại một số điểm

hạn chê sau:

Thứ nhất, các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiệnhành về bảo vệ môi trường còn mâu thuẫn với nhau Ví dụ: khoản 1 vàkhoản 2 của Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2005 mâu thuẫn với nhau Cụthé, điểm a khoản | Điều này xác định điều kiện phế liệu được phép nhậpkhẩu là đã được phân loại, làm sạch thì tại mục b lại cho phép phế liệu cóthé chứa những tạp chất không nguy hại Điều 43 khoản 1 mục b quy định:"không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hạibị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển" Như vậy, có thé hiểu rằng,trước khi "bi rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển" thì các tap chấtnày lẫn trong phế liệu và như vậy các phế liệu nhập khẩu được phép chứamột số những tạp chất không nguy hại Khang định này còn được củng cốbởi quy định tại Điều 43 khoản 2 mục b về điều kiện của tổ chức, cá nhânnhập khẩu phế liệu là: "có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phếliệu nhập khẩu" Nêu phê liệu đáp ứng đầy đủ yêu cau là được làm sạch thìviệc pháp luật quy định bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phếliệu phải có năng lực xử lý tạp chất là không cần thiết Và nếu điều này làcần thiết nhằm bảo vệ môi trường chung thì rõ ràng pháp luật đã cho phépphế liệu chứa những tạp chất không nguy hại, ít nhất được hiểu là chứamột tỉ lệ nhất định những tạp chất này Mặc dù trong quy định về điều kiện

Trang 22

đối với phế liệu nhập khẩu không khang định rõ sự cho phép nhập khẩunhững phế liệu có lẫn những tạp chất không nguy hại nhưng với nhữngphân tích ở trên chúng ta thấy rõ sự cho phép đó Như vậy, các quy địnhnêu trên có tính chất loại trừ lẫn nhau Quy định như trên rất dé dẫn đếnnhững cách hiểu mâu thuẫn với nhau và đó là nguyên nhân gây ra những

khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật.

Theo Điều 24 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, cơ sở sản xuất,kinh doanh, dich vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không thuộc quy địnhtại Điều 14 và Điều 18 của Luật này phải có bản cam kết bảo vệ môitrường Như vậy, những chiến lược, chính sách, kế hoạch không thuộcĐiều 14, ví dụ như các quy hoạch sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấphuyện, thì khi quy hoạch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải lập bản cam kếtrồi lại nộp cho Ủy ban nhân dân huyện dé đăng ký theo quy định tại Điều25 Đây là việc làm không hề có ý nghĩa và giá trị về quản lý môi trường.Cùng một chủ thé (Uy ban nhân dân huyện) vừa là đối tượng phải thực

hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường vừa là chủ thê quản lý.

Thứ hai, trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trườngcòn tồn tại những quy định chưa phù hợp cả về mặt lý luận lẫn thực tiễntheo xu hướng không kiểm soát được thì cắm mà không chú ý tới nhữngảnh hưởng của quy định này đối với sự phát triển kinh tế Chăng hạn, Điều42 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: cam nhập khâu phươngtiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá đỡ Theo quy định này, cácloại tầu cũ, bất kế loại tàu đó có chứa chất thải nguy hại và làm phát sinhchất thải nguy hại sau quá trình phá đỡ hay không đều bị cam nhập khẩu.Dưới góc độ lý luận, pháp luật chỉ cắm nhập khẩu những hàng hoá gây ảnhhưởng xấu đối với môi trường Vì thế, những hàng hoá (trong đó cóphương tiện giao thông đã qua sử dụng) không chứa những yếu tố nguy hạicho môi trường thì không cần cam nhập khâu Trong trường hợp này, pháp

Trang 23

luật nên lựa chọn hình thức cho phép có kiểm soát Thực tế cũng cho thấy,không phải mọi tàu cũ đều chứa chất thải với tỉ lệ cao Trong số tàu cũ vẫncó những loại tàu không hoặc chứa rất ít chất thải, hoặc không còn chấtthải nguy hại sau khi phá dỡ thì hoàn toàn có thé cho nhập nếu đảm bao sự

có lợi về kinh tê.

Thứ ba, trong lĩnh vực môi trường thì có đến khoảng 300 văn bảnpháp luật khác nhau đang còn hiệu lực Nếu ké cả các văn bản pháp luật docác cấp chính quyền địa phương ban hành thì con số này sẽ rất lớn Hơnnữa, do có quá nhiều loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng lạithiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật nên mâu thuẫn vàchồng chéo là khó tránh khỏi Tính công kénh, sự tồn tại các bat cập vàmâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trởnên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng Mặt khác, pháp luật bảo vệ môitrường thường xuyên thay đổi Thực tế này là hệ quả tất yếu của việcchuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thi trường.Trong quá trình thể chế hoá các yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội,có không ít các quan điểm e ngại với những vấn đề mới, chỉ chấp nhậnnhững van dé đã chin mudi, có sự déng thuận cao, do đó khó tạo ra nhữngđột pha và từ đó, có sự 6n định cần thiết Thực tế này có nguyên nhân ở sựthiếu vắng tầm nhìn và quan điểm chiến lược cho sự phát triển các lĩnh vựckinh tế — xã hội cụ thé và từ đó, của cả hệ thông pháp luật Chính vì vậy,

nhiều văn bản pháp luật “tuổi thọ” rất ngắn, thậm chí mới ban hành đãphải tạm hoãn thực hiện hoặc phải sửa đổi, bổ sung Pháp luật thườngxuyên bị thay đối, dẫn đến những khó khăn đáng kể trong việc thực hiện vàtác động xấu đến sự ồn định của các quan hệ xã hội, nhất là đối với các

quan hệ xã hội phức tạp.

Thứ tw, rat nhiều văn bản pháp luật môi trường có tính quy phạmthấp, tức là thiếu những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện Có

Trang 24

những văn bản chứa đựng những quy định mang tính tuyên ngôn hơn là

quy phạm pháp luật Nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội đòi hỏi phải được điềuchỉnh cụ thé, chi tiết thì pháp luật lại là văn bản pháp luật “khung” hay vănban pháp luật “ống” Phan lớn các văn bản luật như vậy giao cho Chínhphủ ban hành nghị định để cụ thể hoá Nhiều nghị định của Chính phủ lạigiao cho bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thực tế này đã dẫnđến tình trạng nảy sinh không ít mâu thuẫn giữa văn bản hướng dẫn và vănbản được hướng dẫn thi hành Ví dụ sự thiếu đồng bộ giữa Nghị định

32/2006/NĐ-CP và Luật Da dang sinh học năm 2008 là một ví dụ Việc

triển khai thực hiện pháp luật theo cách này thiếu kịp thời, khó mang lại

hiệu quả cao.

Thứ năm, tính minh bạch của hệ thông pháp luật môi trường còn hạnchế Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng, cả hệ thống chính trị vàxã hội đã có nhiều cô gang tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật Tuynhiên, vẫn còn nhiều cách hiểu, áp dụng pháp luật khác nhau giữa các chủthể Chính hạn chế này khiến các chủ thể thực sự lúng túng khi thực hiệnhay áp dụng pháp luật Mặt khác, quy trình xây dựng pháp luật vẫn chưatạo được cho công chúng những tiếp cận và tham gia cần thiết Các ý kiến

của chuyên gia, của các nhà khoa học nói riêng và nhân dân nói chung

chưa thực sự được cân nhắc và tiếp thu Việc xây dựng pháp luật môitrường chưa gắn với quản lý thi hành pháp luật và do đó, khó tránh khỏihậu quả pháp luật xa rời thực tiễn, không những không phản ánh đầy đủthực tại, mà còn khó có khả năng dự báo, đi trước sự phát trién của quan hệ

xã hội.

Thứ sáu, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môitrường không phải là ít nhưng đối với những yếu tố thành phần môi trườngquan trọng, nhạy cảm thì lại thiếu những văn bản chuyên biệt để điềuchỉnh Ví dụ, chúng ta vẫn chưa có một văn bản luật điều chỉnh về hoạt

Trang 25

động bảo vệ môi trường không khí, luật về bảo vệ môi trường biển Trongkhi đây là những thành tố môi trường rất quan trọng có liên quan đến nhiềungười Vì vậy, chúng ta cần sớm ban hành những văn bản pháp lý còn thiếunhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến nhữngthành phần môi trường quan trọng.

Những tôn tại, khiếm khuyết của pháp luật về bảo vệ môi trường đãlàm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, gây ra những khó khăn nhấtđịnh cho các chủ thé khi triển khai áp dụng và thực hiện pháp luật, khiếnpháp luật thiếu tính khả thi Vì vậy, chúng ta cần khan trương khắc phụcnhững tồn tại, hạn chế nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của

pháp luật vê bảo vệ môi trường.

b Hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi truong

ở nước ta con tháp.

Hoàn thiện pháp luật không chỉ dừng lại ở việc ban hành hệ thốngvăn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, thống nhất, đáp ứng kịp thời các đòihỏi mang tính khách quan mà còn cần đảm bảo cho các quy phạm đó thựcsự đi vào cuộc sống, có tính khả thi, phát huy giá trị điều chỉnh các quanhệ xã hội một cách tích cực Đây chính là vấn đề hoàn thiện pháp luật ởkhâu tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế Công tác tô chức thực hiệnpháp luật về bảo vệ môi trường đang đặt ra những yêu cầu bức xúc cầnhoàn thiện bởi vì hiệu quả công tác tô chức thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường thực tế còn thấp Điều này thể hiện ở chỗ nhiều vụ việc viphạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn chưa được phát hiện và xử lýtriệt để Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường rất phức tạpvới nhiều hành vi, hình thức vi phạm, đó có thé là hành vi thực hiện khôngđúng, không đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong đánh giá môitrường chiến lược, đánh giá tác động môi trường hay cam kết bảo vệ môitrường; vi phạm trong quá trình khai thác, quản lý, bảo vệ các nguồn tài

Trang 26

nguyên Theo thống kê của Cục Cảnh sát môi trường Việt Nam từ thang06/2007 đến hết năm 2009, trên địa bàn cả nước, lực lượng cảnh sát môitrường đã phát hiện 2.000 vụ vi phạm pháp luật, trong đó có nhiều vụ việcphức tạp cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự vì tính chất phức tạp,

gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như các hành vi buôn bán động thực vật

rừng hoang dã quý hiếm, hành vi đốt phá rừng trái phép và các hành vi đồtrộm chất thải nguy hại ra môi trường Nhóm hành vi thực hiện khôngđúng, không đầy đủ các nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong đánh giá môitrường và cam kết bảo vệ môi trường rất phổ biến do có đến gần 70% cáckhu công nghiệp tập trung của Việt Nam chưa có hệ thống xử lý nước thảitập trung nên hành vi xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường vẫn

tôn tại.

Hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường vẫn còn thấp donhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do cơ chế kết hợp giữa cáclực lượng tham gia bảo vệ môi trường còn nhiều vẫn đề cần tháo gỡ Vaitrò của chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường còn rathạn chế, một số địa phương tỏ ra bất lực trước thực trạng phá rừng, khaithác khoáng sản trái phép gây ô nhiễm môi trường Đội ngũ cán bộ làmcông tác bảo vệ môi trường nhất là ở cấp cơ sở còn rất mỏng, trang thiết bịhỗ trợ làm việc còn thiếu và chưa đồng bộ đã gây ra những trở ngại lớn chocông tác bảo vệ môi trường Ví dụ lực lượng kiểm lâm phải bảo vệ rừng ởnhững địa bàn rộng, số lượng cán bộ mỏng, trang bị chưa đầy đủ lại chưađược phép sử dụng súng khi bị lâm tặc tấn công tạo nên tâm lý coi thường

của các lực lượng huỷ hoại rừng.

Công tác tổ chức khắc phục, xử lý môi trường, xác định thiệt hạithực tế va tôn thất lâu dai do hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môitrường còn rất nhiều lúng túng Điều này gây cản trở công tác giải quyếttranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,

Trang 27

không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực tới công tác bảo vệ môi trường mà còngây ảnh hưởng xâu tới việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của một bộ

phận dân cư trong cộng đồng.

Từ những phân tích trên, có thể thấy việc tô chức thực hiện pháp luậtvề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn ché, hiệu qua củacông tác này trong thực tế còn thấp, nhiều quy phạm pháp luật chưa pháthuy vai trò của mình Do đó cần phải có thay đổi căn bản trong công tácnày nhăm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

c Quá trình hội nhập quốc té và sự vận động, phat triên cua các quanhệ kinh tê — xã hội trong đời song đặt ra yêu cau can hoàn thiện pháp luật

về bảo vệ môi trường.

Quá trình hội nhập của Việt Nam đã và đang đặt ra những yêu cầunhất định đối với việc hoàn thiện pháp luật trong đó có pháp luật về bảo vệmôi trường Tiến trình hội nhập đòi hỏi phải có sự hội nhập quốc tế toàndiện về nhiều mặt, trong đó hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường là tất yếubởi vì đây là vấn đề vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính khu vực và cóảnh hưởng quan trọng tới đời sống kinh tế — xã hội và môi trường của nướcta Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế quantrọng về môi trường và vẫn đang tiếp tục xem xét để trở thành thành viêncủa các công ước về bảo vệ môi trường Van dé đặt ra là trong xu thé hộinhập, chúng ta cần xem xét sửa đổi pháp luật cho phù hợp hơn với thông lệquốc tế và các cam kết về môi trường mà Việt Nam là thành viên Bêncạnh đó, chúng ta phải có cơ chế, lộ trình thực hiện các cam kết quốc tếvừa có lợi cho xu thế hội nhập vừa có lợi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường

ở nước ta.

Pháp luật là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng phản ánh sự

vận động, phát triên của các quan hệ xã hội và luôn có xu hướng lạc hậu

Trang 28

hon so với các quan hệ xã hội Do đó, néu pháp luật không được bé sung,sửa đối kịp thời sẽ gây ra hậu quả tiêu cực đối với xã hội Pháp luật về bảovệ môi trường muốn thực sự phát huy được hiệu quả của mình thì cần luônphù hợp với đời sống xã hội, phản ánh va đáp ứng kịp thời các yêu cầu về

bảo vệ môi trường của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, trên

thực tế có những yêu cầu mới nảy sinh trong các quan hệ về bảo vệ môitrường mà pháp luật hiện hành của chúng ta chưa đáp ứng tốt Chăng hạnnhư yêu cầu bảo vệ môi trường không khí, một thành tố rất cơ bản, quantrọng của môi trường thì chúng ta vẫn chưa điều chỉnh; hay yêu cầu truycứu trách nhiệm hình sự đối với các pháp nhân là chủ thể của hành vi viphạm pháp luật về bảo vệ môi trường đặc biệt nghiêm trọng ở Việt Nam

Thực trạng trên đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải nghiên cứu débảo đảm ngày càng tốt hon sự phù hợp giữa pháp luật với đòi hỏi thực tếcủa đời sống, dé xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống các văn bản quyphạm pháp luật về bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, làm cho pháp luậtthực sự là công cụ có vai trò quan trọng đối với van đề bảo vệ môi trườnghiện nay Chúng ta cũng cần xác định rõ, sự vận động, phát triển của cácquan hệ xã hội là không ngừng và rất phức tạp; do đó yêu cầu hoàn thiệnpháp luật là van dé cần được thực hiện thường xuyên, liên tục chứ khôngchỉ dừng lại ở một thời điểm nhất định.

1.3.2 Các nhân tô ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường

ở Việt Nam trong giai doan hiện nay

Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Namtrong điều kiện hiện nay chịu sự chi phối của nhiều nhân tố Các nhân t6 này cónhững tác động cả thuận lợi lẫn bất lợi đối với quá trình hoàn thiện pháp luật,những nhân tô đó là:

a Sức ép của quá trình phát triển kinh tế — xã hội.

Sự phát triển kinh tế — xã hội của nước ta trong những năm vừa qua đã gópphần nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập cho người dân Yêu cầu phát

Trang 29

triển kinh tế — xã hội cũng đặt ra yêu cầu quản lý nhà nước ngày càng phải đượcnâng cao cho tương xứng Pháp luật về bảo vệ môi trường là công cụ quản lý hữuhiệu của Nhà nước đồng thời cũng tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ môitrường ở nước ta Sự phát triển kinh tế — xã hội khiến các quan hệ xã hội thêmphong phú, đa dạng hơn; quy mô các dự án lớn hơn, thành phần các chủ thể thamgia phong phú, đa dạng hơn và nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường cũng rõ

rệt hơn Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở nước ta khoảng hơn 20 năm vừa

qua đã tạo ra sức ép rất lớn đến môi trường làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên,hiện tượng 6 nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng phô biến, nhất là ở các đô thịlớn Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở nước ta đang bước vàogiai đoạn day manh Hién nay, dang xuất hiện hai van dé tại các địa phương cầnphải giải quyết; một là phải dam bảo phát triển kinh tế với giải quyết van đề môitrường nhằm mục tiêu phát triển bền vững Vì vậy, pháp luật về bảo vệ môitrường cần thiết phải được sửa đổi, bố sung cho phù hợp với yêu cầu phát triểnkinh tế — xã hội của đất nước.

b Quan điểm của Đảng trong Nghị quyết 48/NO-TW về Chiến lược xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đếnnăm 2020 Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ day mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hai văn kiện quan trọng trên đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối vớicác vấn đề và chính sách về bảo vệ môi trường Các văn bản trên mang tính chỉ đạo, địnhhướng cho hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường và thực thipháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta Nghị quyết 41-NQ/TW nêu rõ 05 quan điểmcủa Đảng về vấn đề bảo vệ môi trường là:

Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tốđảm bảo sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào sựphát triển kinh tế — xã hội; ôn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đây hội nhập kinhtế quốc tế.

Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản của

phát trién bền vững, phải được thể hiện trong chiến lược, kế hoạch, dự án phát triển kinh

Trang 30

tế — xã hội của từng ngành, từng địa phương Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triểnkinh tế mà coi nhẹ bảo vệ môi trường Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho pháttriển bên vững.

Bảo vệ môi trường là quyền lợi, nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình va củamỗi người, là biểu hiện của nếp song van hoa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hộivăn minh và là sự tiếp nối truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của

ông cha ta.

Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lẫy phòng ngừa và hạn chế tác độngxâu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý 6 nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiệnmôi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với day mạnhhuy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệhiện đại với phương pháp truyền thống.

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành vàliên vùng rất cao Vì vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sựquan lý thông nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoànthé nhân dân.

Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiệnhệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cũng đã khăngđịnh việc hoàn thiện pháp luật về tài nguyên và môi trường theo nguyên tắc quản lý chặtchẽ, phát triển bền vững, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng và bảo vệ tàinguyên thiên nhiên Chính những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo mang tính định hướngnêu trên đã có ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về

bảo vệ môi trường ở nước ta.

c Ý thức pháp luật của chủ thé áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường vàngười thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

Như chúng ta đã biết, ý thức pháp luật của chủ thể áp dụng pháp luật có vaitrò rất quan trọng góp phan thực hiện triệt để pháp luật về bảo vệ môi trường Ýthức của người thực hiện pháp luật góp phần làm cho pháp luật được tôn trọng vàthực hiện tốt Trong điều kiện hiện nay, ý thức pháp luật nói chung của một bộ

Trang 31

phận nhân dân ta còn thấp và ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường của nhân dânta cũng không nằm ngoài thực trạng đó Vì vậy, vai trò giáo dục của pháp luật vềbảo vệ môi trường cần được đề cao trong quá trình hoàn thiện pháp luật Pháp luậtcần lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích và các biệnpháp chế tài nghiêm khắc mà Nhà nước dự liệu áp dụng đối với các chủ thé vi phạm.

d Yêu câu hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng phát triển bên vững cũng chi phốiviệc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và toàncầu Vì vậy, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về bảo vệ môi trường nói riêng cầnđược hoàn thiện theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế của ViệtNam Đây là xu hướng buộc chúng ta phải thực hiện dé hội nhập kinh tế quốc tế cũng làcách dé chúng ta nâng cao uy tín, chất lượng của sản phâm trong nước Ví dụ, mặt hàngtôm đông lạnh của Việt Nam muốn vào được thị trường EU thì cần phải đáp ứng yêu cầuvề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của EU, nếu một lô hàng của ta có dư lượngthuốc kháng sinh lớn hơn mức cho phép, thì chúng ta không thê xuất lô hàng đó và phảichịu rất nhiều thiệt hại.

Định hướng xây dựng nên kinh tế — xã hội phát trién nhanh, bền vững cũng đặt rayêu cầu cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường Yếu t6 phát triển bền vữngđòi hỏi pháp luật bảo vệ môi trường phải được xây dựng theo một hướng nhất quán lànham bảo đảm sự khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, chútrong sử dụng các nguồn năng lượng thay thé đi đôi với cải tạo, phục hồi môi trường Bêncạnh đó cần đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và các chủ thêkhác trong quá trình khai thác, hưởng dụng và bảo vệ các thành t6 môi trường.

Trang 32

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆMÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Cũng như các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt

Nam cũng có quá trình hình thành và phát triển riêng Giai đoạn trước năm 1993,pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta chưa thực sự phát triển và ít được chútrọng Trong giai đoạn này, rất thiếu vắng các văn bản pháp luật về bảo vệ môitrường chủ yếu là các văn bản đơn hành nhằm khai thác, quản lý các nguồn tàinguyên như Pháp lệnh Bảo vệ rừng năm 1972, Quyết định số 88/HDBT năm 1981về thành lập quỹ nuôi rừng, Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1990 của Hội đồngNhà nước, Nghị định 06/HĐBT ngày 07/01/1991 hướng dẫn Pháp lệnh thuế tàinguyên Số lượng các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia về bảovệ môi trường cũng hạn chế như Công ước quốc tế về buôn bán các loài độngthực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES), Việt Nam ký kết tham gia năm1973 Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thé giới (Việt Namký kết tham gia ngày 19/10/1982) Công ước Viên về bảo vệ tầng ozon, (ViệtNam ký kết tham gia năm 1985) Công ước về sự biến đổi môi trường (Việt Namký kết tham gia ngày 26/8/1991) Công ước về ngăn ngừa 6 nhiễm từ tàu biển(MARBOL), (Việt Nam ký kết tham gia ngày 29/8/1991).

Trong giai đoạn này, pháp luật về bảo vệ môi trường chưa thực sự đượcquan tâm một phan do vấn đề về môi trường chưa thực sự bức xúc Van dé quản

lý, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức và thường được xem là một

hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước đơn thuần Việc thực thicác điều ước quốc tế về môi trường chưa thực sự chủ động, chủ yếu chúng ta nhậnđược sự trợ giúp về kỹ thuật, phương pháp bảo vệ môi trường nhưng sự trợ giúpnày cũng không liên tục và chưa có chương trình cụ thê.

Kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 được ban hành thì pháp luậtvề bảo vệ môi trường ở Việt Nam có bước phát triển khá mạnh mẽ và khôngngừng được bổ sung, hoàn thiện Tính đến thời điểm này, Nha nước ta đã ban

Trang 33

hành khoảng 300 văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc có liênquan tới bảo vệ môi trường Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước tađược đánh giá là một lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh chóng vào bậc nhất ởnước ta Pháp luật về bảo vệ môi trường đã có mặt ở tất cả các lĩnh vực có liênquan đến quá trình khai thác, quản ly và bảo vệ các yếu tô, thành phần môi trườngnhư: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật Tài nguyên nước năm 1998,

Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Thuy san năm 2003, Luật Di sản văn hoá năm

2001 và Luật sửa đôi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá năm 2009,Luật Thuế tài nguyên năm 2010, Luật Da dang sinh học năm 2008, Luật An toànthực pham năm 2010 và hệ thống các văn bản hướng dan thi hành.

Ngay sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ra đời thay thế Luật Bảovệ môi trường năm 1993, hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã được banhành, góp phần đưa hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường vào cuộc sống nhưNghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường: Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcbảo vệ môi trường Các văn bản nói trên đã từng bước cụ thể hoá các quy địnhcủa Luật Bảo vệ môi trường, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ

quan, ban ngành ở trung ương và địa phương.

Số lượng các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam gia nhập cũngnhiều hơn, chúng ta đã có lộ trình, chương trình hành động nhằm thực thi các camkết quốc tế một cách chủ động, hiệu quả hơn.

Bên cạnh những thành tựu nhất định, pháp luật về bảo vệ môi trường ởnước ta thời gian qua vẫn còn một số điểm hạn chế, bất cập Muốn đánh giá đượcthực trạng pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay thì can phải xem xétthực trạng quy định của pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể sau.

2.1 Các quy định pháp luật liên quan đến quá trình khai thác, bảo vệ cácthành tố môi trường

Trang 34

Các thành tổ môi trường là những yếu tố cơ ban của môi trường sốngbao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người vàcó ảnh hưởng đến quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của con ngườivà các loài sinh vật Các yếu t6 tự nhiên là những bộ phận của tự nhiên baogồm đất, nước, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên Như vậy, các yếu tố tựnhiên bao gồm cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh luôn tồn tại xung quanhcon người và có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành, tồn tại, pháttriển của con người và các loài sinh vật Vật chất nhân tạo được hiểu lànhững hiện vật tồn tại xung quanh con người mà bằng bàn tay lao động, trítuệ con người kết hợp với các dạng vật chất ngoài tự nhiên tạo thành Đó là

các công trình xây dựng, dén đài, miêu mạo, công cụ sản xuat

Pháp luật về bảo vệ môi trường chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trực tiếp từ hoạt động khai thác, quản ly và bảo vệ các thành tốmôi trường, có nghĩa pháp luật về bảo vệ môi trường chỉ điều chỉnh cácquan hệ xã hội phát sinh trực tiếp từ hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệcác yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnhhưởng đến quá trình hình thành, ton tại, phát triển của con người và các

loài sinh vật.

Pháp luật về quá trình quản lý, khai thác và bảo vệ các thành tố môi

trường là những nội dung cơ bản của pháp luật môi trường ở nước ta Bởi

vì pháp luật môi trường thực chất quy định về hoạt động quản lý, quyên,nghĩa vụ pháp lý của các chủ thé liên quan đến quá trình quản lý, khai thácvà bảo vệ các yêu tố môi trường Nội dung các văn bản quy phạm pháp luậtcủa Việt Nam về vẫn đề khai thác, quản lý và bảo vệ các thành tố môitrường gồm những nội dung chính sau:

- Nhân mạnh vị trí, vai trò của các thành tô môi trường đôi với sựphát triên kinh tê — xã hội va khang định chính sách của Nhà nước đôi vớivân đê khai thác, quản lý và bảo vệ các thành tô môi trường.

Trang 35

- Đưa ra các nguyên tắc, quan điểm mang tính định hướng cho quátrình khai thác, quản lý và bảo vệ các thành tố môi trường Ví dụ Điều 4 về

5 nguyên tac bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

- Khang định về chế độ sở hữu, các chủ thé quan lý đối với các thànhtố môi trường Về nguyên tắc, các thành tố môi trường thuộc phạm vi chủquyền của Việt Nam là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thốngnhất quản lý Các chủ thé tham gia quản lý là các tổ chức, cá nhân, chínhquyền các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác các thành tổ môi trường phục vụ

mục tiêu phát triên kinh tê — xã hội và ôn định đời sông nhân dân.

- Nội dung chủ yếu của pháp luật trong van dé này là quy định quyềnvà nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình khai thác, quản lý và bảo vệcác thành tố môi trường cũng như trách nhiệm của các cấp chính quyên,

các tô chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn liên quan.

- Nội dung chủ yếu của các Điều ước quốc tế có liên quan đến hoạtđộng quan lý, khai thác và bảo vệ các thành tố môi trường là nhân mạnh vitrí, vai trò của các thành tố môi trường Các cam kết quốc tế quy định tráchnhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia đối với các thành tố môi trường cần đượcbảo vệ; cơ chế phối kết hợp giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế đối

với vân đê này.

Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốctế có liên quan đến việc quản lý, khai thác và bảo vệ các thành tố môitrường đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần bảo vệ, khai thác hiệu quảcác thành t6 môi trường Có thể nói, pháp luật của chúng ta về lĩnh vực nàyđang từng bước được hoàn thiện, song hiện tại vẫn còn thiếu những vănbản pháp ly để quan lý, bảo vệ những thành t6 môi trường quan trọng nhưkhông khí, bién Số lượng các điều ước quốc tế chúng ta gia nhập ngày

Trang 36

càng nhiều hơn nhằm bảo vệ, sử dung có hiệu qua các thành tố môi trường.Tuy nhiên, cơ chế phối hợp thực hiện và các công cụ, biện pháp triển khaithực hiện của ta còn chưa đủ mạnh, nguon nhan vat luc tham gia hop tacquốc tế về môi trường của chúng ta còn thiếu va chưa đồng bộ, rất cần

được điêu chỉnh, bô sung.

2.2 Các quy định pháp luật bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố cơ bản của môi trường sống, theotừ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 4, năm 2005 đưa ra định nghĩa về tài nguyênthiên nhiên như sau: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất săn cótrong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khaithác và sử dung trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sựtôn tại của xã hội và loài Hgười `.

Có nhiều cách phân loại nguồn tài nguyên khác nhau, người ta có thể phânloại cụ thể, trực tiếp bằng cách liệt kê ra từng loại tài nguyên như: Tài nguyênrừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không

khí Khoa học môi trường chia tài nguyên thành tài nguyên vô hạn và tai nguyên

hữu hạn Cách phân loại phổ biến hiện nay ở nước ta, người ta phân chia tàinguyên thiên nhiên ra thành 03 loại: Tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi, ví dụtài nguyên rừng, tài nguyên thuỷ sản Tài nguyên không thé phục hồi đó là cácdạng tài nguyên khoáng sản Nhóm tài nguyên thiên nhiên vô tận đó là nguồn

năng lượng gid, năng lượng mặt trời và năng lượng địa nhiệt

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinhtế — xã hội của quốc gia Tài nguyên thiên nhiên cung cấp những nguồn nguyênliệu thiết yếu cho nền kinh tế như nguồn khoáng sản, nguồn tài nguyên rừng, tàinguyên nước Pháp luật về bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng chínhlà bảo vệ những thành tổ cơ bản của môi trường Hiện nay, một số văn bản pháp

lý của Việt Nam và các điêu ước quôc tê vê bảo vệ các nguôn tài nguyên bao

Trang 37

gồm: Luật Bao vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật Tai nguyên nước năm 1998,Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Thuy sản năm 2003, Luật Thuế tài nguyên năm2010, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Luật Đất đai năm 2003 và các văn bảnhướng dẫn thi hành Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoangdã nguy cấp (Công ước CITES), (Việt Nam ký kết tham gia năm 1973) Công ướcquốc tế về Đa dạng sinh học (Việt Nam ký kết tham gia ngày 16/11/1994) Côngước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt là nơi cư trúcủa các loài chim nước (Công ước Ramsar), (Việt Nam ký kết tham gia ngày

Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về vấn đề khai

thác, quản ly và bảo vệ các nguôn tài nguyên gôm những nội dung chính sau:

- Nhân mạnh vi trí, vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sựphát triển kinh tế — xã hội và khang định chính sách của nhà nước đối với van đềkhai thác, quản ly và bảo vệ các nguồn tai nguyên Khang định yêu cầu khai tháchợp lý, tiết kiệm các nguồn tài nguyên đặc biệt là những nguồn tài nguyên khôngthé phục hồi.

- Đưa ra các nguyên tắc, quan điểm mang tính định hướng cho quá trìnhkhai thác, quản lý và bảo vệ các nguôn tài nguyên Ví dụ: Điều 9 về nguyên tắcbảo vệ và phát triển rừng của Luật Bảo vệ phát triển rừng năm 2004 “Bao vệrừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhán Hoạt động

bao vệ va phat triên rừng phải dam bảo nguyên tac quan lý rừng bên vững ”

- Khang định về chế độ sở hữu, các chủ thé quản lý đối với các nguồn tàinguyên Về nguyên tắc các nguồn tài nguyên thuộc phạm vi chủ quyên của ViệtNam là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý Các chủ thétham gia quản lý là các tổ chức, cá nhân, chính quyền các cấp trong phạm vi chức

năng, nhiệm vụ quyên hạn của mình có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác

Ngày đăng: 27/05/2024, 12:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w