Mẫu thuyết minh mới cập nhật và được điểm cao Giới thiệu Chào mừng các bạn đã đến với điểm thăm quan Hồ Hoàn Kiếm – Đền Ngọc Sơn ! Tôi xin tự giới thiệu, tên tôi là …………….., thuyết minh viên tại điểm. Hôm nay, tôi rất vinh dự được là người đồng hành cùng các bạn trong suốt hành trình Hà Nội xưa và nay. Nhắc đến Hà Nội, chúng ta không thể không nhắc đến Hồ Gươm với làn nước xanh êm dịu, mát lành như một tấm gương xanh biếc lung linh phản chiếu giữa lòng thành phố. Nơi đây là Long mạch của Thăng Long, là không gian thiêng, niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung. Thưa các bạn, để hành trình của chúng ta diễn ra tốt đẹp, xin các bạn hãy lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường, không dẫm lên cỏ và có phong thái nghiêm trang trong khu thờ tự. Hồ Gươm Thưa quý khách, chúng ta đang ở hồ Gươm. Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12 ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m theo hướng Đông Tây. Hồ còn có nhiều tên gọi khác nhau. Thủa xa xưa do hồ có màu nước quanh năm xanh nên còn có tên là hồ Lục Thủy (nghĩa là Nước Xanh). Chuyện kể rằng khi vua Lê Thái Tổ khởi binh chống quân Minh xâm lược, Vua có bắt được một thanh gươm, vũ khí đó theo vua suốt cuộc trường chinh mười năm và cuối cùng Vua đánh đuổi được giặc, giành lại nền độc lập. Đóng đô ở Hà Nội khi đó gọi là Thăng Long, một hôm vua dong thuyền đi chơi trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên, ngậm cây gươm mà lặn xuống nước. Từ đó vua đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm tức hồ Trả Gươm mà ngày nay chúng ta gọi tắt là hồ Gươm. Tháp Rùa Phía xa xa như quý vị đang nhìn thấy là Tháp Rùa. Gọi là tháp Rùa vì tháp được xây trên đảo rùa, là gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ làm nơi rùa hồ Gươm thường lên phơi nắng hay đẻ trứng, gò đất này các cụ vẫn gọi nó là Quy Sơn tuy chỉ cao hơn mặt nước hồ 60cm Tháp rùa được xây theo hình chữ nhật, có ba tầng và một đỉnh.
Trang 1Thuyết minh về Hồ Gươm
Minh Ngọc
1 Giới thiệu
Chào mừng các bạn đã đến với điểm thăm quan Hồ Hoàn Kiếm – Đền Ngọc Sơn !
Tôi xin tự giới thiệu, tên tôi là ……… , thuyết minh viên tại điểm Hôm nay, tôi rất vinh dự được là người đồng hành cùng các bạn trong suốt hành trình Hà Nội xưa và nay
Nhắc đến Hà Nội, chúng ta không thể không nhắc đến Hồ Gươm với làn nước xanh êm dịu, mát lành như một tấm gương xanh biếc lung linh phản chiếu giữa lòng thành phố Nơi đây là Long mạch của Thăng Long, là không gian thiêng, niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung
Thưa các bạn, để hành trình của chúng ta diễn ra tốt đẹp, xin các bạn hãy lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường, không dẫm lên cỏ và có phong thái nghiêm trang trong khu thờ tự
Hồng Anh
2 Hồ Gươm
Thưa quý khách, chúng ta đang ở hồ Gươm Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12 ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m theo hướng Đông Tây Hồ còn có nhiều tên gọi khác nhau Thủa xa xưa do hồ có màu nước quanh năm xanh nên còn có tên là hồ Lục Thủy (nghĩa là Nước Xanh) Chuyện kể rằng khi vua Lê Thái Tổ khởi binh chống quân Minh xâm lược, Vua có bắt được một thanh gươm, vũ khí đó theo vua suốt cuộc trường chinh mười năm và cuối cùng Vua đánh đuổi được giặc, giành lại nền độc lập Đóng đô ở Hà Nội khi đó gọi là Thăng Long, một hôm vua dong thuyền đi chơi trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên, ngậm cây gươm mà lặn xuống nước Từ đó vua đổi tên hồ thành
hồ Hoàn Kiếm tức hồ Trả Gươm mà ngày nay chúng ta gọi tắt là hồ Gươm
3 Tháp Rùa
Phía xa xa như quý vị đang nhìn thấy là Tháp Rùa
Gọi là tháp Rùa vì tháp được xây trên đảo rùa, là gò đất nhỏ nổi lên giữa
hồ làm nơi rùa hồ Gươm thường lên phơi nắng hay đẻ trứng, gò đất này các cụ vẫn gọi nó là Quy Sơn tuy chỉ cao hơn mặt nước hồ 60cm
Tháp rùa được xây theo hình chữ nhật, có ba tầng và một đỉnh
Trang 2- Tầng một xây trên móng cao 80cm, tầng này hình chữ nhật, mỗi mặt tháp đều có những ô cửa hình vòm, mặt chiều dài có 3 cửa, mặt chiểu rộng có
2 cửa, tổng cộng bên ngoài có 10 cửa Bên trong tháp tầng 1 còn được phân ra làm ba gian và có 4 cửa thông với nhau Vậy tổng cộng tầng một
có 14 cửa
- Tầng hai cũng tương tự nhưng diện tích nhỏ hơn
- Tầng ba nhỏ hơn nữa, chỉ có 1 cửa hình tròn ở mặt phía Đông
- Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức trên tường mặt phía Đông có
ba chữ Quy Sơn Tháp tức Tháp Núi Rùa
Thu Hiền
4 Tháp Hòa Phong
Tháp Hòa Phong nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm trước cửa nhà Bưu điện Trung ương, bên bờ hồ Hoàn Kiếm Đây là di tích cuối cùng của ngôi chùa Báo Ân do Nguyễn Đăng Giai Tổng đốc Hà Nội dựng năm 1842 Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội (1883), chúng cho phá chùa Báo Ân
để làm nhà Bưu điện và phủ Thống sứ, nhưng vẫn để lại một cửa chùa ở khoảng nhà Bưu điện bây giờ và một cái tháp ở sau chùa là tháp Hòa Phong hiện nay Năm 1898 chúng phá bỏ nốt cửa chùa, và chỉ còn lại tháp Tháp hình vuông, có tên là tháp Hòa Phong, với ý nói gió thuận bốn mùa, bởi tháp có 4 cửa nhìn ra các hướng
Đức Chính
5 Tháp bút
Xin giới thiệu với các bạn công trình kiến trúc độc đáo phía trước mặt đoàn chúng ta đây chính là Tháp Bút Tháp được Nguyễn Văn Siêu xây dựng với ý nghĩa tượng trưng cho văn hiến của nước nhà Có thể thấy được đây là một công trình hiện vật thể hiện sâu sắc tính dân tộc, có giá trị nghệ thuật và lịch sử cao Các bạn có thấy trên thân tháp còn khắc ba chữ Hán lớn đó là “Tả thanh thiên” có nghĩa là “viết lên trời xanh” Ở đây, Nguyễn Văn Siêu ý muốn nói, mượn ngọn bút này, lấy ngấn nước hồ Gươm làm mực và trời xanh làm giấy mới đủ để viết hết nỗi lòng của các chí sĩ Bắc Hà đương thời
Mời các bạn cùng hướng tầm mắt xuống bên cạnh chân tháp Bút, đó là miếu Sơn thần tức miếu thờ thần núi
Đỗ Hương
6 Đài Nghiên
Trang 3Xin giới thiệu với các bạn phiến đá đặt trên nóc cổng kia chính là Đài Nghiên Đài Nghiên nằm ở trên mái của lớp cổng thứ 3 trên đường vào đền Ngọc Sơn Đã có bút với quy mô của bút dùng để “viết lên trời xanh” thì phải
có nghiên với độ lớn tương xứng với bút
Đài Nghiên được tạc nguyên khối từ một tảng đá xanh, có hình trái đào cắt ngang theo chiều dọc và được khoét lõm vào lòng chảo Nghiên có bề dài khoảng 0.97m, chiều ngang 0.8m và cao 0.3m Đội nghiên là ba con thiềm thừ (con cóc), trên thân nghiên có khắc 64 chữ Hán của chính Thần Siêu viết, bài văn có hàm ý rất sâu sắc, với đại thể nghĩa muốn khuyên vua chúa ngày xưa nếu biết dùng người thì sẽ làm được nhiều việc
Du khách tới tham quan du lịch khu di tích đền Ngọc Sơn sẽ được chứng kiến một cảnh tượng vô cùng kỳ diệu khi mặt trời lên cao bóng của Tháp Bút đền Ngọc Sơn đổ đúng vào lòng nghiên
Bảo Minh
7 Cầu Thê Húc
Bây giờ mời các bạn qua một cây cầu với cái tên rất lạ – cầu Thê Húc để vào đền Ngọc Sơn Cũng như Hồ Gươm, Cầu Thê Húc đã làm cho ngôi đền hấp dẫn hơn đối với khách du lịch Mời Các bạn nhìn sang hai bên cầu có ghi chữ
“Thê Húc Kiều” Thê là đậu, Húc là ánh sáng ban mai, có nghĩa là cầu giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời Cầu cong lên như hình cầu vồng lại sơn đỏ cho hợp với tên gọi cũng như kết hợp với màu nước trong xanh của hồ Gươm làm nên sự hài hòa âm dương theo như quan niệm trong Kinh Dịch
Thu Hà
8 Đắc Nguyệt Lâu
Trước mặt các bạn đây là Đắc Nguyệt Lâu có nghĩa là lầu được trăng Lầu nhỏ xinh xắn có hai tầng, tầng hai có hai mái, có những cửa sổ hình tròn Bởi hình tròn tượng trưng cho dương còn nước tượng trưng cho âm Đây là sự kết hợp âm dương, chỉ sự tồn tại và phát triển
Mời các bạn nhìn sang hai bên cổng có hai bức tranh được đắp nổi gắn bằng mảnh sứ vỡ, bên phải các bạn đây là bức Long Mã Hà Đồ, bên trái kia là bức Thần Quy Lạc Thư Từ Bát quái và Cửu trù, những phát minh quan trọng
về số học, đồng thời áp dụng vào việc tính toán, mở rộng ra có thể giải thích nhiều hiện tượng trước mắt và suy đoán những việc sẽ xảy ra trong vũ trụ, nhân sinh trong tự nhiên, xã hội và liên quan tới con người
Trang 49 Đình Trấn Ba
Tiếp theo xin mời các bạn theo tôi, chúng ta sẽ vào bên trong để tham quan khu vực chính của đền Thưa các bạn, trước mắt các bạn đây chính là Đình Trấn Ba, một kiến trúc thanh thoát và đậm chất thơ Được thần Siêu cho dựng cùng với Đài Nghiên và Tháp Bút năm 1865-1866 theo quan niệm “thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát quái”
Theo đó hình thành lên kiến trúc hình vuông với 2 tầng 8 mái Theo đó, trấn Ba Đình được xây dựng với ngụ ý là đảm đương trào lưu văn hoá lớn hay còn có thể được hiểu theo một số ý kiến rằng Trấn Ba Đình như cột trụ chống lại văn hóa phức tạp giai đoạn giữa thế kỉ XIX
Lương Thảo
10 Đền Ngọc Sơn
Và bây giờ, xin mời các bạn quay lại với điểm tham quan chính của chúng ta ngày hôm nay, ẩn hiện dưới những tán cổ thụ um tùm, chính là khu trung tâm của quần thể di tích đền Ngọc Sơn Đền có 3 nếp nhà chính: nếp ngoài nơi bái đường – nơi hành lễ trước khi vào đền, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương, Quan Vũ và Lã Tổ, nếp sau là nơi thờ Trần Hưng Đạo
Các bạn thân mến! Không gian chúng ta đang đứng đây chính là nhà Đại Bái, chính giữa bái đường đặt một hương án lớn, đây là nơi hành lễ trước khi vào đền Đặc biệt, hai bên hương án có đôi chim anh vũ tức chim vẹt Theo quan niệm dân gian, thờ vẹt là cầu mong sự no đủ
Tiếp theo, xin mời các bạn theo tôi vào thăm khu trung đường Như các bạn có thể thấy phía trong cùng kia là tượng Văn Xương, vị thần này có thể cho các vị nhân sĩ khoa cử đc thuận lợi, ở giữa là Lã Tổ - một trong 8 vị tiên được đời sau thờ cúng vàg ngoài cùng là Quan Vũ Hai bên tượng Lã Tổ có tượng Thiên Khôi, Thiên Việt
Minh Ngọc
Và bây giờ xin mời các bạn vào thăm gian cuối của ngôi đền, đó là hậu cung Gian này hẹp lòng nhưng cao hơn cả là nơi thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã ba lần đại phá quân nguyên sang xâm lược nước ta ở thế kỉ 13 Phía bên phải của tượng Trần Hưng Đạo là tượng Trần Liễu, cha của ông, phía trái tượng Trần Hưng Đạo là tượng thần linh Thổ Địa Việc thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ở hậu cung – nơi thiêng liêng nhất – chứng tỏ tính trội của tín ngưỡng bản địa Chắc hẳn các bạn đều biết Trần Quốc Tuấn là nhân vật
Trang 5lịch sử đích thực, từng là Tiết chế (tổng chỉ huy quân đội) đập tan các lần giặc Nguyên xâm lược ta hồi cuối thế kỷ XIII
KẾT THÚC
Vâng thưa các bạn như vậy sau 2 giờ thăm quan tôi và các bạn chúng ta
đã cùng nhau thăm quan Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn - một trong những điểm
du lịch nổi tiếng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến tự hào của chúng ta, hy vọng với những thông tin tôi vừa giới thiệu sẽ giúp các bạn tăng thêm sự hiểu biết của minh về văn hóa lịch sử con người Việt Nam Các bạn còn có những câu hỏi nào thắc mắc không ạ? Tôi sẵn lòng trả lời các câu hỏi của các bạn trong tầm hiểu biết của mình Nếu như không có câu hỏi thắc mắc nào nữa chúng ta sẽ kết thúc buổi thăm quan tại đây
Trước khi chia thay mặt cho ban quản lí khu di tích, tôi xin chúc các bạn luôn có sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong học tập Hy vọng chúng ta sẽ được gặp nhau trong các chương trình du lịch khác Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại