Mẫu Thuyết minh chùa thầy cho hướng dẫn viên Thuyết minh trên xe Chào hỏi Lời đầu tiên, cho phép em được gửi đến bác tài, thầy giáo và các bạn lời chào trân trọng và cảm ơn chân thành vì các bạn đã có mặt ở đây ngày hôm nay. Chúc cho toàn thể chúng ta có một chuyến tham quan, lễ phật Chùa Thầy, Chùa Tây Phương thật nhiều niềm vui cũng như đọng lại thật nhiều kỉ niệm đẹp. Để cho chuyến tham quan hôm nay được diễn ra thuận lợi và thành công tốt đẹp nhất thì có một nhân vật vô cùng quan trọng, người sẽ giúp cho đoàn chúng ta di chuyển và quay về 1 cách an toàn nhất, vâng đó chính là bác tài của chúng ta, bác tên là A . Bác đã có kinh nghiệm dày dặn nhiều năm đi suốt những chặng đường trên mọi miền Tổ quốc nên các bạn chúng ta hãy cứ yên tâm ngồi vững, tin tưởng tay nghề quý báu của bác tài. Bác thì có tâm sự rằng là: “Vì thương vợ con nên bác ôm tròn tay lái Vì thương các chị gái nên bác nhè nhẹ chân ga Thông báo lịch trình Bây giờ tôi xin thông báo lịch trình của đoàn trong một ngày đi thăm quan và nếu có gì không rõ xin các bạn đừng ngần ngại hỏi tôi hoặc trưởng đoàn. Tour của chúng ta sẽ kéo dài từ 7h30 - 15h30. Giới thiệu về điểm tham quan Chùa Thầy Giới thiệu về chùa Thầy và thiền sư Từ Đạo Hạnh Hôm nay chúng ta sẽ có một chuyến đi tham quan thực tế Chùa Thầy và Chùa Tây Phương. Mình sẽ đồng hành cùng các bạn để giới thiệu những nét độc đáo của Chùa Thầy và bạn … sẽ giới thiệu về chùa Tây Phương - hai ngôi chùa l Thuyết minh trên xe Chùa Tây Phương Chùa Tây Phương, hay tên chữ
Trang 1I Thuyết minh trên xe
1 Chào hỏi
Lời đầu tiên, cho phép em được gửi đến bác tài, thầy giáo và các bạn lời chào trân trọng và cảm ơn chân thành vì các bạn đã có mặt ở đây ngày hôm nay Chúc cho toàn thể chúng ta có một chuyến tham quan, lễ phật Chùa Thầy, Chùa Tây Phương thật nhiều niềm vui cũng như đọng lại thật nhiều kỉ niệm đẹp
Để cho chuyến tham quan hôm nay được diễn ra thuận lợi và thành công tốt đẹp nhất thì có một nhân vật vô cùng quan trọng, người sẽ giúp cho đoàn chúng ta di chuyển và quay về 1 cách an toàn nhất, vâng đó chính là bác tài của chúng ta, bác tên
là A Bác đã có kinh nghiệm dày dặn nhiều năm đi suốt những chặng đường trên mọi miền Tổ quốc nên các bạn chúng ta hãy cứ yên tâm ngồi vững, tin tưởng tay nghề quý báu của bác tài Bác thì có tâm sự rằng là:
“Vì thương vợ con nên bác ôm tròn tay lái
Vì thương các chị gái nên bác nhè nhẹ chân ga
Vì thương cả đoàn chúng ta nên đường xa bác không quản ngại”
Mọi người có thể cho bác tài một tràng pháo tay để động viên cũng như gửi lời cảm ơn tới bác được không ạ Và em xin tự giới thiệu em tên là Minh Ngọc, rất vui vì ngày hôm nay được thầy giáo giao cho trọng trách khá là khó khăn, đó là đồng hành cùng lớp mình để thuyết minh về địa điểm du lịch Chùa Thầy Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ thầy giáo và đặc biệt là các bạn cổ vũ tinh thần để mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ ngày hôm nay
Và trước khi bắt đầu chương trình, Minh Ngọc xin được mời thầy giáo (trưởng đoàn) sẽ có đôi lời phát biểu cũng như nhắc nhở gửi tới toàn thể đoàn mình Vâng xin kính mời thầy ạ
Xin được cảm ơn thầy rất nhiều
2 Thông báo lịch trình
Bây giờ tôi xin thông báo lịch trình của đoàn trong một ngày đi thăm quan và nếu có gì không rõ xin các bạn đừng ngần ngại hỏi tôi hoặc trưởng đoàn Tour của chúng ta sẽ kéo dài từ 7h30 - 15h30
- Lịch trình xuất phát từ Hà Nội đến Chùa Thầy quãng đường dài khoảng 30km
và mất 1h đồng hồ
- 9h chúng ta sẽ có mặt tại Chùa Thầy và nghe thuyết minh từ HDV chuyên nghiệp
- 11h00 sẽ tập trung để lên xe di chuyển đến nhà hàng Hùng Còi
- 11h đoàn sẽ nghỉ trưa và dùng bữa đến 12h30 và tiếp tục di chuyển đến chùa Tây Phương
- 13h đoàn sẽ có mặt tại Chùa Tây Phương và tham quan thực tế
- 14h30 chúng ta sẽ tập trung để lên xe và di chuyển về Hà Nội
- Dự kiến 15h30 chúng ta sẽ có mặt tại trường ĐHKDVCN và kết thúc chuyến
Trang 2tham quan
3 Giới thiệu về điểm tham quan Chùa Thầy
Giới thiệu về chùa Thầy và thiền sư Từ Đạo Hạnh
Hôm nay chúng ta sẽ có một chuyến đi tham quan thực tế Chùa Thầy và Chùa Tây Phương Mình sẽ đồng hành cùng các bạn để giới thiệu những nét độc đáo của Chùa Thầy và bạn … sẽ giới thiệu về chùa Tây Phương - hai ngôi chùa linh thiêng và
cổ kính của Hà Nội, đã cả ngàn năm tuổi
Chùa Thầy thuộc xã Thuỵ Khuê, Quốc Oai Hà Nội Từ lâu đã nổi tiếng không chỉ ở vẻ đẹp kiến trúc mà còn những câu chuyện truyền thuyết kỳ ảo linh thiêng xung quanh thiền sư Từ Đạo Hạnh cùng lối tu hành Mật Tông Thiền sư tục gọi là Đức Thánh Láng là một thiền sư nổi tiếng thời nhà Lý Tương truyền ông tên là Từ Lộ, con của quan Đô sát Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan Quê ở làng An Lãng, Vĩnh Thuận, nay
là làng Láng, Từ Liêm Hà Nội Do cha ông bị giết bởi pháp sư Đại Điên, vì mối thù cha nên ông quyết tâm xuất gia học đạo rồi cùng ngài Giác Hải, Không Lộ sang Tây Thiên Ấn Độ cầu pháp Học được pháp thuật, thiền sư trở về núi Sài dựng gậy tích Sau khi trả thù được cho cha, thì ngừng tục lắng đọng lòng thiền mở rộng, ngài đã đi khắp nơi để tham thiền vắng đạo Lúc ngộ được tâm ấn, thiền sư trở về dạy học, giảng đạo, hái thuốc giúp dân, tổ chức những trò chơi như đá cầu, đánh vật, múa rối nước
Ý nghĩa tên Chùa Thầy có tên chính là Thiền Quốc Tự (chùa ban phúc)
Ngôi chùa Thầy có từ thế kỷ thứ 11 cách đây đã gần 1000 năm, chùa mang tên
là Chùa Thầy thờ vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, ngài chính là vị sư tổ tu đầu tiên ở chùa và cũng chính là người đã sáng lập ra ngôi chùa này Ngài tu ở chùa đây khi xưa thì ngài vừa là thầy tu, thầy lang, thầy dạy học, do đó nên người dân yêu mến ngài gọi ngài bằng Thầy nên chùa ngài tu đây mới được gọi là chùa Thầy Dân sống quanh đây được gọi là dân Thầy, đặc biệt ngài hoá thân trên núi cũng gọi là núi Thầy
Đó là một vài thông tin của chùa Thầy chút nữa sẽ tham quan Sau khi tìm hiểu thông tin trên mạng cũng như khảo sát thì mình thấy có những điểm rất thú vị làm mình tò mò ở ngôi chùa này Đó là pho tượng người thật, tương truyền rằng có thể đứng lên ngồi xuống Và đặc biệt là hang Cắc Cớ được người dân địa phương truyền tai nhau rằng: hai người nam nữ nắm tay nhau và hang Cắc Cớ thì khi đi ra sẽ trở thành một đôi
Ở đây có bạn nào chưa có người yêu không ạ? Nếu chưa thì chút nữa có thể thử nhé
4 Thuyết minh trên xe Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương, hay tên chữ “Sùng Phúc tự” là di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất Truyền thuyết kể
Trang 3lại rằng, sự ra đời của ngôi chùa gắn liền với quá trình truyền bá Phật giáo vào Việt Nam Muộn hơn vài thế kỷ, câu chuyện lại nghiêng sang một hướng khác, gắn với nhân vật Cao Biền – Tiết độ sứ thời nhà Đường (864 - 868) đã từng cai trị An Nam và đến đây xây dựng một kiến trúc tôn giáo, với ý đồ chặn long mạch xứ này
Truyền thuyết vẫn là truyền thuyết, còn chứng tích vật chất liên quan tới ngôi chùa, đó là thời Mạc Phúc Nguyên (1547 – 1561) Đây chính là thời điểm để ngôi chùa có quy mô như hiện nay Sau đó, Vua Lê Thần Tông, Chúa Tây Vương Trịnh Tạc, Vua Lê Hy Tông có tu sửa thêm, nhưng không nhiều
Chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch
sử, nó còn nổi tiếng ở cảnh quan mê hồn, bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu, đột khởi giữa vùng đồng bằng màu mỡ, với núi, non, sông, nước gắn liền với quan niệm phong thủy phương Đông Tây Phương còn nổi tiếng ở bộ tượng thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng, có thể coi là Phật điện đông đúc nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam có giá trị tiêu biểu, xuất sắc về tượng gỗ, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013
5 Kết thúc chuyến đi
Các bạn sinh viên lớp LH25.03 và 25.04 thân mến xe của chúng ta đang lăn bánh trên những con đường quen thuộc của Hà Nội và chi ít phút nữa thôi chúng ta sẽ phải chia tay nhau, kết thúc chương trình thăm quan Hà Nội- Chùa Thầy- Chùa Tây Phương một ngày, chắc hẳn các bạn cũng đang có tâm trạng như tôi lo lắng hồi hộp
hy vọng các bạn đã có một trải nghiệm tham quan thực tế nhiều kiến thức mới lạ và thay đổi không khí ở Hà Nội xô bồ, trong thời gian ngắn ngủi hướng dẫn viên cho đoàn của chúng ta các bạn đã để lại trong tâm trí tôi rất nhiều những kỷ niệm ,khó quên và tôi hy vọng các bạn cũng có nhiều kỷ niệm đẹp khó quên trong chuyến đi này
Thưa các bạn trong quá trình thực hiện chương trình du lịch chắc hẳn không tránh khỏi những sơ xuất, tôi rất mong được sự thông cảm từ các bạn và trong tương lai nếu có cơ hội được hướng dẫn cho đoàn tôi chắc chắn sẽ phục vụ tốt hơn nữa một lần nữa thay mặt cho công ty du lịch ánh dương tôi chúc các bạn sau chuyến tham có sức khỏe dồi dào học tập tốt và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống thưa các bạn ! hiện nay công ty chúng tôi đang có một số chương trình du lịch mới rất hấp dẫn và đặc biệt, chúng tôi có chính sách ưu đãi đặc biệt cho khách hàng đã từng sử dụng dịch
vụ của công ty chúng tôi đó là giảm 10 phần trăm cho tất cả các dịch vụ đăng ký, tôi xin gửi quý khách một số tập gấp trong đó có các chương trình du lịch mới và chương trình khuyến mại tôi vừa nêu và nếu cần biết thêm thông tin xin mời quý khách hãy thông tin cho chúng tôi bằng điện thoại hoặc email, tôi hy vọng rằng sẽ được phục vụ quý khách trong các chương trình sau Xin tạm biệt quý khách và hẹn gặp lại!
Thuyết minh tại điểm tham quan
1 Nhà Thuỷ Đình
Trang 4Chùa Thầy được xây dựng trên thế đất hình con rồng ở đất Hà Thành Phía trước chùa là một sân lát gạch rộng nhìn ra hồ Long Trì hệt hình hàm trên của rồng;
bờ hồ phía bên trái chính là hàm dưới Chùa Thầy nằm ở chân núi Sài Sơn, nằm
trong vị thế đắc địa của cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc chùa đã biết tận dụng địa thế đẹp hiếm có của một vùng núi đá vôi nổi lên giữa vùng đồng bằng để tạo dựng lên một không gian phật giáo linh thiêng mà vẫn gần gũi với làng xóm thôn quê
Thiền sư Từ Đức Hạnh - Tổ nghề của nghề múa rối nước ở đây Giữa hồ sẽ có
Thuỷ Đình, biểu tượng của chùa Thầy Nhà Thuỷ Đình được xây vào khoảng thời hậu lê được chia làm 2 cấp: giữa ngập trong nước còn hai bên cao bên trên mặt nước
-là nơi biểu diễn rối nước Tầng trên có những con sơn nhỏ nhổ ra đỡ mái, tạo dáng
như bông sen trên mặt nước, với những mái đao uốn cong
2 Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều
Bên khu sân chùa sẽ có hai cây cầu được thiết kế theo kiến trúc Nhật Bản
“thượng gia hạ kiều" bên trên là nhà, bên dưới là cầu Rất nhiều du khách thường
nói cây cầu này giống với cây cầu ở Hội An, tuy nhiên cây cầu này được xây dựng
trước vào năm 1602 do cụ Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan sau khi đi sứ nhà Minh về cung tiến vào chùa
- Nhật Tiên Kiều: có nghĩa là cầu đón mặt trời mọc, đi qua cây cầu này để vào
đền thờ tam phủ
- Nguyệt Tiên Kiều: có nghĩa mặt trời lặn, cây cầu này này để lên núi.
3 Gian thờ tự chính
Kiến trúc tổng quan khuôn viên chùa xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý,
thời vua Lý Nhân Tông thế kỉ thứ 11 Kiến trúc chủ yếu vẫn còn nguyên bản mẫu kiến
trúc, nội công ngoại quốc, tam cấp liền nhau Vẫn có những hành lang khép kín, dãy nhà tổ, hai bên hành lang kéo dài dọc Gác trống gác chuông nối liên Giữa có 3 cấp: Thượng, Trung, Hạ Tiền Phật, hậu Thánh phép cơ bản của văn hoá địa
phương
Khi vào trong sân nhà thờ sẽ cảm nhận được không khí rất thoáng đãng và thanh tịnh của nơi linh thiêng, ở đây có thể nhìn thấy núi, cây đại 700 năm tuổi rất lâu
đời, rất to và có thể gọi là Đại Cổ Thụ Khi vào chùa sẽ thấy xà cột của chùa khá thấp vì vóc dáng của người Việt xưa rất nhỏ bé, chính vì thế với chiều cao như thế
này đã là rất là cao so với người Việt ngày xưa rồi Đây cũng chính là một nét cổ kính của chùa
Trong này là đền thờ Tam Phủ, xây cùng niên đại với cây cầu Thờ Tam Phủ Linh Từ, thờ 3 vị thần Trời, thần Đất và thần Nước.Các mái chùa đều uốn cong,
trên mái chùa chạm khắc Lân, Ly, Quy, Phụng để đánh dấu sự trường tồn, nét đẹp, tứ linh của nhà Phật.’
Trang 5Chùa có 3 cấp Thượng Trung Hạ, du khách thường vào chùa Thượng trước
3.1 Chùa Thượng
Nơi đây thờ sư tổ của chùa, ban thờ chính thờ 3 kiếp hoá thân của thiền sư
Từ Đạo Hạnh là vi tiên, vi phật, vi quốc vương Chùa Thượng có 4 câu Đại Hùng
Bảo Điện nghĩa là điện báu thờ bậc đại hùng
- Cung Cấm thờ Báo Thân Tự nhà Ngài (Pho tượng Người)
Có 1 nét đặc biệt, khi ngài tu ở Chùa, ngài viên tịch trên núi sau 100 ngày, toàn
bộ báo thân của xác ngài sư tổ đã khô từ bên trong khô ra và tỏa ra hương thơm ngào ngạt nên dân thôn ở đây cho rằng ngài tu đắc đạo, lên trên núi rước xác ngài xuống
chùa Lấy bột gỗ cây chiên đàn thơm sau đó nghiền nhỏ thành bột, trộn với sơn ta
và đắp phong ngoài thành pho tượng người Có nghĩa bảo vệ xác nhà ngài, hiện nay
báo thân xác vị sư tổ được thờ trong khám kín ở đây, Chiếc khám này hàng ngày nhà
chùa đóng cửa theo phong tục địa phương Gọi là Báo Thân Tự nhà ngài vì bên trong
tự nhà ngài có xương cốt xá lị của ngài ở trong pho tượng Mỗi năm mở ra 1 lần vào dịp mùng 5 tháng 3 Âm Lịch, dịp lễ Mộc Dục Tương truyền, khi xưa mỗi lần mở cửa
khán ngày ra thì tượng nhà ngài từ từ đứng lên được, và khi đóng lại tượng lại từ từ
ngồi xuống nhờ 1 án lò xò tự động bên trong pho tượng Đến Tk19, có ông Cao Xuân Dục, tuần phủ Trương Sơn Tây về đây dự lễ Mộc Dục thấy cảnh tượng lạ lùng nên mới bàn với nhà chùa và các vị bô lão dân làng rằng: Thánh không phải chào người phàm tục, mà chỉ có chúng ta người trần đi lễ Thánh nên đừng để Thánh chào lại
ta mà thất kính Sau khi bàn xong thì họ mới ngắt án lò xo tự động đó, từ đó về sau ngài không tự đứng lên ngồi xuống được nữa Tuy nhiên mỗi năm vào ngày mùng 5 tháng 3 Âm Lịch, khi nhà chùa mở cửa Khán này để tắm cho tự nhà ngài bằng lá trà thơm, sau đó là thay cho ngài bộ y phục mới Nếu như ai đó xốc nách pho tượng
đứng dậy thì ngài vẫn có thể đứng lên, ngồi xuống và cử động chân tay
Có bức ảnh cho du khách tham quan chiêm ngưỡng của nhà ngài chụp bên
trong khán Bức cao 1m6, vẫn có đủ khoẻ mắt, xương yết hầu ở cổ và nhỏ như các khớp chân, khớp tay vẫn còn nguyên vẹn giống người thường Đây được gọi là pho
tượng người
- Cột gỗ Ngọc Am và Chò vểnh
Có từ thế kỉ thứ 11, đây là gỗ dùng để thử độc trong các triều đại vua chúa làm đũa khử độc Ngày nay du khách thường cầu nguyện cầu tâm tài đức và cầu xin sức khoẻ Đước các nhà khảo gỗ đánh giá cột gỗ này có thể đứng đây thêm 1-2000 năm
nữa Được ví như hai vị thần mộc, rất hiếm trong văn hoá lịch sử
- Tượng 3 vị Di Đà Tam Tôn (Bộ tượng đẹp nhất Việt Nam)
Được thờ ở chùa Thượng ở chùa Thầy, đẹp nhất VN được làm từ TK17, điêu khắc bằng gỗ mít được Bộ VH và nhà nước phong tặng là Bảo Vật Quốc Gia
Trang 63.2 Chùa Trung
Các bậc đá dẫn xuống chùa Trung được thiết kế nhỏ, với ý nghĩa là khi bước xuống thì phải bước ngang và không bị quay lưng vào hai gian thờ tự
- Nơi đây thờ ngôi Tam Bảo Phật
- Nét đặc biệt là chiêm bái tượng 2 vị Hộ Pháp Thiện Thần lớn nhất nước VN Ngài có chiều cao 4m, nặng gần 4 tấn được điêu khắc vào khoảng TK19 và được làm từ đất sét và giấy bản, bên trong có khung tre
Hai vị Hộ Pháp có nhiệm vụ bảo vụ bảo vệ Phật pháp và bảo vệ chùa Có câu Nam Mô cải ác quy thiện
+ Ông ác ngăn cản điều ác trong con người chúng ta
+ Ông Thiện luôn khiến khích làm việc thiện
- Bát bộ Kim Cương
Bài trí xung quanh chùa, hệ thống tượng của 8 vị Thiên Thần đứng trên trời cao, đứng trên các vân mây, đẹp nhất nước Việt Nam Được làm từ thạch cao
3.3 Toà Tiền Đường (chùa Hạ)
Tòa ngoài là nhà tiền tế hay còn gọi là chùa Hạ Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử đến hành hương và cũng là nơi giảng kinh của các nhà sư đắc đạo
- Bức tranh Thập Điện Diêm Vương (10 cửa dưới âm giới)
Miêu tả các cửa ngục dưới âm giới, có nghĩa trần sao âm vậy nhằm răn dạy chúng ta phải sống tốt, làm việc thiện Các cửa ngục tương ứng các tội trạng Những
ai lên chùa phỉ báng đạo phật sẽ bị rót đồng xu vào mồm Chiếc cầu vồng này dành
cho những người vô đạo,
“ những ai mắng mẹ chửi cha thác xuống âm phủ lội qua cầu vồng những ai mắng mẹ chửi chồng thác xuống âm phủ cầu vồng lội qua
có phúc thì ta sẽ vượt được qua
mà vô phúc mà trượt chân xuống đây sẽ bị chó ngao thuồng luồng xé xác ăn
thịt “ Đây là tích của bà Thanh Đề, khi xưa sống làm nhiều việc ác, có tội đánh sư chửi tăng đốt phá chùa chiền, nên khi thác xuống âm phủ bà bị đày xuống cửa ngục
Vô Gián, quanh năm ngày tháng ko thấy ánh nắng mặt trời, bưng bát cơm lên hoá thành than lửa Đức Mục Kiền Liên tôn giả, con trai bà bà Thanh Đề, lúc bấy giờ sống trên trần gian làm quan, đêm mơ thấy mẹ bị đày xuống cửa ngục Vô gián nên ngài không làm quan nữa, mà xuất gia đi tu Cầu 10 phương chư phục, cúng giàn chư tăng Ngài đã mượn gậy thần xích viên ngọc lưu ly của Đức Địa Tạng Vương ở đây
Trang 7và xuống tầng địa ngục Vô Gián để cứu mẹ Khi xuống đến nơi ngài giọng 3 gầy, cửa ngục từ từ mở ra và phóng ánh hào quang, ngài cứu tất cả mọi người và trong đó
có mẹ của Ngài Sau khi bà Thanh Đề được cứu đã giác ngộ cửa phật, ăn mày cửa phật và được lên thiên đình để tấu sớ Đây chính là tích của ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu, rằm tháng 7 xá tội vong nhân mà hàng năm mọi người thấy chính là từ tích
câu chuyện đức mục Kiền Liên Tôn Giả cứu mẹ mà ra
Hai bên là gác chuông và gác trống Nếu như bên trong chùa là không gian bề thế gác kín thì bên ngoài chùa rộng có không gian rộng lớn có non, có nước
4 Núi Thầy
Đi qua cây cầu Nguyệt Tiên Kiều bắc qua ao lên núi, kiến trúc Thượng Gia Hạ Kiều, đường lên núi Thầy Leo hơn 252 bậc cầu thang để lên núi Dốc dựng đứng, leo len bước ngắn từ từ, thở thật đều
Trên vách đá có những dấu tích, là những bài thơ của các vị tao nhân mặc khách, tham quan vãn cảnh chùa Thầy ngày xưa Như các nhà thơ nổi tiếng Hồ Xuân
Hương, cụ Cao Bá Quát đã để lại rất nhiều bài thơ trên vách đá của Chùa Thầy
Câu chuyện thú vị từ ngày xưa thời bố mẹ mình kể là, trước khi vào hang Cắc
cớ, các người bán hàng thường nói là hai người nam nữ cầm tay nhau vào hang Cắc
Cớ khi ra sẽ có tình yêu Khi cầm tay vào hang sẽ cảm thấy an tâm khi xuống hang
5 Chùa Cao
Gian nhà thờ tổ của chùa Cao hay còn gọi là chùa Đính Sơn Tự (chùa gắn với núi) được xây dựng vào TK 15, trên này cũng thờ thiên sư Từ Đạo Hạnh Đây là
dãy nhà thờ tổ, nơi thờ vị sư tổ tu ở chùa đây sau đó là các thầy viên tịch ở nhà chùa thì được thờ ở Phần hậu cung
6 Động Thánh Hóa
Có nghĩa là nơi Đức thánh tổ ngài hóa thân, hiện tại thờ Đức Thánh Tổ thờ ở
chùa chính Sau 100 ngày dân thôn ở đây lên rước xác của nhà ngài xuống tạc thành
tượng Ở đây vẫn còn dấu móng vết tay khi mà nhà ngài vận khí công Cách đây
1000 năm ngài tu môn phái Mật Tông có nghĩa là có pháp thuật, ngài vận khí vẫn còn dấu tay, bàn chân vẫn còn in vào đó Vì lực lúc bấy giờ rất mạnh Sau khi ngài hoá thân, thì 100 ngày dân thôn địa phương ở dây mới lên mới thấy xác nhà ngài khô từ trong khô ra, không có mùi hôi thối mà tỏa ra hương thơm nên dân thôn mới rước xác ngài xuống chùa để làm tượng
Hang Thiên vẫn in hình thánh hoá Cầu Chơi như đợi khách lên chơi Non xanh muốn biết ai là chủ Hỏi đá chơ chơ chẳng trả lời
Trang 8Một khung cảnh rêu phong, cổ kính tuyệt đẹp
7 Vườn Đào
Nghe như sắp lạc vào động tiên, Đây là lầu Quan Âm mới xây
Vách đá tai mèo nhọn hoắt không khác gì đang đi lên trên Cao Nguyên đá Đồng Văn
8 Hang Cắc Cớ
Rất nhiều đoàn thám hiểm và các bạn trẻ muốn khám phá xuống đáy hang
nhưng rất khó vì hang rất sâu Có lối cầu thang đi sang hang và xuống thẳng dưới hang Khi đi vào trong hang nên có đen pin vì hang khá tối và rất sâu không phải ai
cũng đi xuống đáy, đi vài ngày trời cũng không đến nơi Hang chỉ có 1 lối duy nhất vừa để lên và xuống, cần phải có đèn pin khi xuống dưới, bên dưới có hệ thống chiếu sáng của ban quản lý để du khách có thể dễ dàng di chuyển nếu quên không mang đèn
Lòng hang sẽ rộng hơn có rất nhiều nhũ đá tưởng tượng hình thù rất đẹp.
Đây là núi rỗng, chúng ra đang đi trong lòng của quả núi Chưa ai có thể đi khám phá hết hang này
- Hình cụ rùa, đặt tay lên để cầu tài cầu may, cầu học hành
- Lối nhìn lên đỉnh núi gọi là Cổng Trời, nơi có sáng duy nhất chiếu vào hang
- Phía dưới có bể xương, nơi mà thờ các nghĩa quân Lữ Gia, ngày xưa chống quân Nam Hán, các vị đã tuấn tiết bị hi sinh trong hang Dân thôn địa phương gom xương của các vị đó lại, xây thành những bể xương để thờ Nhiều người thắc mắc là bể xương có phải xương thật không hay truyền thuyết Thì đúng là xương thật, các vụ nói mình soi vào vẫn còn thấy xương đầu lâu, xương óng , nếu mang ra đến cửa hang sẽ bị oxi hoá và mủn đi
- Cây vàng cây bạc động tay để xin lộc tài, lộc làm ăn xin các vụ độ cho làm ăn phát tài sai lộc
- Thần voi
- Lúc mà xuống đây thì cũng hơi sợ, người dân địa phương chứng kiến các câu chuyện các cụ ngày xưa nói lại, các nghĩa quân tuẫn tiết ở đây nhiều không đếm nổi, các vị bị hy sinh bao vây chết đói trong này nên nhiều người họ thường mang theo gạo muối, gói bỏng để làm lễ cúng chúng sinh cho rằng các nghĩa quân bị bỏ đói lâu lắm rồi Và cần phải cúng thực như vậy để cho nghĩa quân để được cảm thấy an yên và cung kính các nghĩa quân từng hy sinh để bảo vệ nước nhà