1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và doanh nghiệp cung ứng HBUT

7 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và doanh nghiệp cung ứng HBUT
Chuyên ngành Quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và doanh nghiệp cung ứng
Thể loại Seminar
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 12,11 KB

Nội dung

SEMINAR KIỂM TRA Môn: Quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và doanh nghiệp cung ứng Câu 1. Phân tích tất yếu khách quan của phát triển quan hệ phối hợp và hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch Việt Nam với các doanh nghiệp du lịch các nước. Đặc điểm của phát triển thị trường du lịch: - Đặc điểm phát triển thị trường du lịch là cung và cầu có khoảng cách về không gian và thời gian, nghĩa là cùng một nơi cố định không thể di chuyển còn cầu ở mọi miền đất nước và thế giới và luôn luôn vận động không ngừng theo xu hướng gia tăng hàng năm với tốc độ nhanh cùng với sự phát triển kinh tế từng quốc gia và toàn cầu và vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam đến du khách quốc tế: Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch để thu hút khách quốc tế: -Tài nguyên - Lợi thế về Kinh tế - chính trị- an ninh….. Sự phát triển nhu cầu du lịch của Việt Nam đi ra nước ngoài: Như chúng ta đều biết, nhu cầu du lịch ở Việt Nam ngày nay trở thành hiện tượng xã hội, trong đó nhu cầu đi du lịch ra nước ngoài của người dân Việt Nam có xu hướng tăng nhanh vì những lẽ sau: - Nhu cầu du lịch là một bộ nhu cầu Câu 2. Phân tích thiết lập quan hệ phối hợp và hợp tác với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài là nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Vị trí của quan hệ phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành các nước: Các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài cũng giống các doanh nghiệp lữ hành trong nước giữ vị trí quan trọng đối với phát triển ngành du lịch, đặc biệt phát triển các nguồn khách du lịch. Vì vậy, thiết lập quan hệ phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành nước Câu 3. Phân tích vai trò của hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch đối với nâng cao trách nhiệm các bên phục vụ khách. Hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ là cơ sở đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ khách: Nâng cao chất lượng phục vụ khách để thu hút khách là mục tiêu chiến lược kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lich. Một trong những biện pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải thiết lập quan hệ với nhau thông qua các hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ du khách. Xác lập hợp đồng cung ứng các sản phẩm dịch vụ giữa các doanh nghiệp du lịch mà nội dung cơ bản của n Câu 4. Phân tích những nội dung cơ bản của hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch. Theo quy định của pháp luật, tất cả những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ phải được thể hiện bằng các điều khoản. 1. Điều khoản quy định các đối tác tham gia ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch: Tuy đây là điều khoản quy định chung, nhưng có ý nghĩa về pháp lý và trách nhiệm pháp lý của cá

Trang 1

SEMINAR KIỂM TRA Môn: Quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và doanh nghiệp cung ứng

Câu 1 Phân tích tất yếu khách quan của phát triển quan hệ phối hợp và hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch Việt Nam với các doanh nghiệp du lịch các nước

Đặc điểm của phát triển thị trường du lịch:

- Đặc điểm phát triển thị trường du lịch là cung và cầu có khoảng cách về không gian và thời gian, nghĩa là cùng một nơi cố định không thể di chuyển còn cầu ở mọi miền đất nước và thế giới và luôn luôn vận động không ngừng theo

xu hướng gia tăng hàng năm với tốc độ nhanh cùng với sự phát triển kinh tế từng quốc gia và toàn cầu và vượt ra khỏi biên giới quốc gia

- Xuất phát từ đặc điểm trên, thị trường du lịch của mỗi quốc gia vừa là thị trường nhận khách vừa là thị trường gửi khách Phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, thị trường du lịch giữa các quốc gia phát triển theo xu hướng liên kết, phối hợp và hợp tác phục vụ khách du lịch quốc tế

- Sự phát triển thị trường du lịch vừa chịu sự chi phối của xu thế phát triển của thời đại, vừa chịu sự chi phối của quy luật phát triển thị trường du lịch:

+ Thị trường thế giới phát triển theo hướng tự do hoá toàn cầu Tự do hoá toàn cầu có tác động thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế – dịch vụ của các quốc gia phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời tự do hoá phát triển thị trường cũng phát sinh nhiều bất lợi đối với các nước đang phát triển trong cuộc cạnh tranh ác liệt của nền kinh tế thị trường, các nước đang phát triển chịu trách nhiệm cạnh tranh với các nước phát triển và kiềm hãm sự phát triển kinh tế

+ Thị trường du lịch phát triển theo hướng tập đoàn hóa từng quốc gia, từng khu vực và thế giới Để bảo đảm phục vụ các du khách tốt nhất và bảo vệ lợi ích của du khách, kinh doanh lữ hành, điểm và khu du lịch, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp du lịch, trong những năm cuối thế

kỷ thứ XX nhiều tập đoàn khách sạn và kinh doanh lữ hành xuyên quốc gia và quốc tế đã được hình thành và phát triển Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch của các quốc gia thiết lập quan hệ phối hợp và hợp tác phục vụ du khách tốt nhất

Tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam đến du khách quốc tế:

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch để thu hút khách quốc tế: -Tài nguyên

- Lợi thế về Kinh tế - chính trị- an ninh…

Trang 2

Sự phát triển nhu cầu du lịch của Việt Nam đi ra nước ngoài:

Như chúng ta đều biết, nhu cầu du lịch ở Việt Nam ngày nay trở thành hiện tượng xã hội, trong đó nhu cầu đi du lịch ra nước ngoài của người dân Việt Nam có xu hướng tăng nhanh vì những lẽ sau:

- Nhu cầu du lịch là một bộ nhu cầu của nhân dân, khi nhu cầu cơ bản gồm ăn, mặc, ở, đi lại và học hành đã được thoả mãn thì nhu cầu du lịch xuất hiện và ngày càng cao phát triển Sự phát triển nhu cầu nói chung và nhu cầu du lịch nói riêng phụ thuộc trực tiếp vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế Sự phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu cơ bản thì nhu cầu du lịch (tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng) xuất hiện và ngày càng phát triển

Thiết lập quan hệ phối hợp với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài là nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

- Ngành du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 1990, sau khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước Vì vậy, tuy những năm qua ngành du lịch Việt Nam đã phát triển khá nhanh, song chưa đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, so với các nước còn kém xa

về cơ sở vật chất kỹ thuật, về trình độ năng lực quản lý hoạt động du lịch, trình

độ nghiệp vụ của cán bộ và nhân viên còn thấp chưa tiến kịp với trình độ nghiệp

vụ của du lịch các nước trong khu vực và thế giới Từ đó, phát triển quan hệ hợp tác phát triển ngành du lịch Việt Nam với các nước có ý nghĩa quan trọng

Câu 2 Phân tích thiết lập quan hệ phối hợp và hợp tác với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài là nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Vị trí của quan hệ phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành các nước:

Các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài cũng giống các doanh nghiệp lữ hành trong nước giữ vị trí quan trọng đối với phát triển ngành du lịch, đặc biệt phát triển các nguồn khách du lịch Vì vậy, thiết lập quan hệ phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch Việt Nam được thể hiện trên các mặt sau:

- Thiết lập quan hệ phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài giữ vị trí quan trọng để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam Các doanh nghiệp

lữ hành nước ngoài là người tổ chức và thực hiện các chuyến đi của khách quốc

tế đến Việt Nam, nếu quan hệ này càng phát triển và càng chắc chắn, thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng gia tăng

- Thiết lập quan hệ đối với các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài là cầu nối giữa khách quốc tế với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, cầu nối giữa các

Trang 3

doanh nghiệp du lịch Việt Nam với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài, cầu nối giữa khách du lịch Việt Nam với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài Các mối quan hệ ngày càng phát triển tạo điều kiện để phát triển quan hệ giữa ngành

du lịch Việt với ngành du lịch các nước càng phát triển

- Thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài tạo điều kiện để nhân dân các nước hiểu biết sâu rộng về đất nước con người Việt Nam thông qua hợp tác về quảng cáo và xúc tiến du lịch để khai thác thị trường khách du lịch tiềm tàng của các nước đến Việt Nam

Nội dung thiết lập quan hệ phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài với tư cách đại diện thị trường du lịch gửi khách (Việt Nam là thị trường nhận khách).

Các doanh nghiệp lữ hành với tư cách đại diện thị trường gửi khách là một doanh nghiệp bán các chương trình du lịch và tổ chức thực hiện chuyến đi của du khách Thiết lập quan hệ phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành này theo những nội dung sau:

- Quan hệ phối hợp trong lĩnh vực quảng cáo và xúc tiến du lịch Các doanh nghiệp lữ hành thực hiện các chức năng môi giới trung gian giữa khách

du lịch với các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm; sản xuất bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán; khai thác phát triển thị trường khách tiềm năng Với thực hiện các chức năng nay, các doanh nghiệp lữ hành có điều kiện và phải quan tâm đến thực hiện chiến lược quảng cáo và xúc tiến du lịch

Vì mục đích của quảng cáo và xúc tiến du lịch là đẩy mạnh bán các chương trình du lịch

Nội dung thiết lập quan hệ phối hợp với doanh nghiệp lữ hành các nước với tư cách đại diện thị trường du lịch nhận khách (Việt Nam thị trường gửi khách):

Các doanh nghiệp du lịch lữ hành nước ngoài với tư cách đại diện thị trường nhận khách là các doanh nghiệp lữ hành tiếp nhận khách các nước thông qua đi theo đoàn do các doanh nghiệp lữ hành các nước tổ chức chuyến đi Vì vậy, nội dung quan hệ phối hợp và hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành này như sau:

- Phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài thực hiện quảng cáo

du lịch của các nước có quan hệ phối hợp theo kế hoạch chương trình quảng cáo

mà hai bên đã thống nhất

- Khách Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài bằng nhiều con đường, song con đường chủ yếu là thông qua con đường theo chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trong nước và ngoài nước

Trang 4

Câu 3 Phân tích vai trò của hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch đối với nâng cao trách nhiệm các bên phục vụ khách.

Hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ là cơ sở đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ khách:

Nâng cao chất lượng phục vụ khách để thu hút khách là mục tiêu chiến lược kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lich Một trong những biện pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải thiết lập quan hệ với nhau thông qua các hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ du khách

Xác lập hợp đồng cung ứng các sản phẩm dịch vụ giữa các doanh nghiệp

du lịch mà nội dung cơ bản của nó là xác định trách nhiệm của các bên tham gia

ký kết hợp đồng Vì vậy, hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ cho du khách nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và vì lợi ích của các bên tham gia trong việc phục vụ khách với chất lượng cao

Hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ cho du khách là cơ sở để các doanh nghiệp định hướng và thực hiện chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh.

Như phần trên đã phân tích, tất cả các doanh nghiệp du lịch cùng thiết lập quan hệ phối hợp để phục vụ khách thông qua các hợp đồng cung ứng dịch vụ phục vụ khách Chính đây là cơ sở để định hướng phát triển kinh doanh và kế hoạch kinh doanh Nếu các doanh nghiệp du lịch không thiết lập quan hệ kinh doanh, đơn độc kinh doanh tất nhiên sẽ góp nhiều khó khăn, thiếu cơ sở để định hướng kế hoạch kinh doanh

Trên thực tế đã chứng minh rất rõ vấn đề trên, nền doanh nghiệp lữ hành

A thiết lập quan hệ chặt chẽ với khách sạn B bằng các hợp đồng kinh doanh mà chủ yếu hợp đồng đưa khách đến khách sạn và cùng nhau phục vụ khách thì tất yếu tạo ra sức mạnh để phát triển kinh doanh, kinh doanh càng phát triển, quan

hệ hợp đồng càng gắn bó và cũng là cơ sở định hướng kế hoạch kinh doanh của

cả hai doanh nghiệp và thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh

Hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ du lịch là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên ký kết hợp đồng.

Theo quy định của Pháp luật, hợp đồng kinh tế là cơ sở Pháp lý để giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện những điều khoản ghi trong hợp đồng của các bên tham gia ký kết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên ký kết hợp đồng

Trang 5

Như chúng ta đều biết, trên thực tế đa số các doanh nghiệp du lịch tham gia ký kết các hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch có ý thức nghiêm tục, thực hiện những điều khoản ghi trong hợp đồng đã ký, nhưng cũng có một số ít doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc các điều khoản ghi trong hợp đồng đã

ký kết là do nhiều lý do khác nhau, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến lợi ích, kiện ra toà án hành chính hoặc trọng tài kinh tế đối với các doanh nghiệp vi phạm các điều khoản ghi trong hợp đồng đã ký kết

Câu 4 Phân tích những nội dung cơ bản của hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch.

Theo quy định của pháp luật, tất cả những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ phải được thể hiện bằng các điều khoản

1 Điều khoản quy định các đối tác tham gia ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch:

Tuy đây là điều khoản quy định chung, nhưng có ý nghĩa về pháp lý và trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia ký kết hợp đồng nội dung, điều khoản này bao gồm:

- Đại diện bên A (bên bán): chức danh, tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ, số tài khoản ở ngân hàng

- Đại diện bên B (bên mua): chức danh, tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ, số tài khoản ở ngân hàng

Đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch:

- Đại diện bên A (bên cung ứng dịch vụ): chức danh, tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ, số tài khoản ở ngân hàng

Đại diện bên B bao gồm các doanh nghiệp lữ hành, đại diện các đoàn khách tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ, số tài khoản ở ngân hàng

- Đại diện bên A và bên B tiến hành thảo luận cụ thể từng điều khoản trong hợp đồng, nếu hai bên đã thống nhất thì tiến hành ký kết hợp đồng, nếu hai bên đã thống nhất thì tiến hành ký kết hợp đồng Người đại diện bên A và B nếu không phải là Giám đốc, mà người khác đại diện phải có giấy uỷ quyền của doanh nghiệp và xuất trình chứng minh nhân dân

2 Các điều khoản về sản phẩm dịch vụ, chất lượng và giá cả sản phẩm dịch vụ:

Nội dung của các điều khoản này là xuất phát điểm và chi phối tất cả các điều khoản khác của hợp đồng, cung ứng sản phẩm dịch vụ du lịch Khi soạn thảo nội dung của từng điều khoản cần chú ý những vấn đề sau:

Trang 6

a Điều khoản về sản phẩm dịch vụ du lịch cung ứng cho du khách: Cần ghi rõ số lượng khách và số lượng sản phẩm dịch vụ, thời gian khách sử dụng sản phẩm dịch vụ, định mức tiêu dùng bình quân đầu khách một ngày Tất tả những nội dung này quyết định số lượng sản phẩm dịch vụ và tổng giá trị của dịch vụ cần cung ứng phục vụ chuyến du lịch của khách Nếu chuyến du lịch đi theo đoàn thì tất cả sản phẩm dịch vụ và giá trị của nó được thể hiện trong chương trình du lịch đã bán khách

b Điều khoản về chất lượng sản phẩm dịch vụ Chất lượng sản phẩm dịch

vụ quy định cụ thể rất khó Vì vậy, chỉ quy định khái quát về chất lượng lưu trú, tiện nghi phục vụ và bảo đảm vệ sinh; về chất lượng các sản phẩm ăn uống thường quy định tổ chức cho ăn theo thực đơn đã thống nhất, đảm bảo chất lượng từng món ăn và đảm bảo vệ sinh

c Điều khoản về giá theo giá từng loại dịch vụ và hai bên thống nhất về mức giá: giá cho thuê buồng thường khách sạn đã quy định sẵn bảng giá; giá các món ăn và bữa ăn cho khách quyết định; giá các dịch vụ bổ sung cũng quy định sẵn của khách sạn, v.v

d Các dịch vụ bổ sung cũng được quy định thành điều khoản trong hợp đồng Cơ sở cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ cũng bàn bạc thống nhất xác định các loại dịch vụ bổ sung và mức giá từng loại dịch vụ, thời gian

sử dụng dịch vụ

3 Các điều khoản về thanh toán:

Thanh toán là điều khoản thỏa thuận của các bên về thời gian thanh toán, địa điểm và phương thức thanh toán:

- Thời gian thanh toán các sản phẩm dịch vụ thường là sau khi kết thúc hợp đồng hoặc sau khi ký kết hợp đồng và bắt đầu sử dụng dịch vụ: Ví dụ: hợp đồng sử dụng các dịch vụ ở khách sạn thường thanh toán sau khi sử dụng các dịch vụ (kết thúc hợp đồng), các dịch vụ tham quan ở các điểm và khu du lịch

có thể thanh toán trước khi sử dụng dịch vụ và cũng có thể thanh toán sau khi sử dụng dịch vụ

- Phương thức thanh toán có thể chuyển qua ngân hàng, hoặc bằng Séc du lịch, hoặc bằng tiền mặt

4 Quy định các điều khoản ràng buộc các bên để thực hiện hợp đồng:

Trong tất cả các loại hợp đồng kinh tế nói chung, hợp đồng mua bán hàng hoá - dịch vụ nói riêng đều ghi các điều khoản ràng buộc các bên để bảo đảm thực hiện hợp đồng

Trang 7

Trong hợp đồng hai bên cần thống nhất các điều khoản ràng buộc trách nhiệm thực hiện hợp đồng, xác định rõ trách nhiệm bên cung ứng sản phẩm dịch

vụ và trách nhiệm bên sử dụng sản phẩm

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên nào vi phạm những điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng, thì phải quy định chế tài xử lý vi phạm theo hướng sau:

- Bên vi phạm phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả cho bên kia và trong quá trình khắc phục có những khoản chi phí phát sinh thì bên vi phạm phải chịu chi phí đó

- Bên vi phạm hợp đồng làm tổn hại đến phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh cho bên kia thì phải quy định mức phạt tiền đền bù thiệt hại

- Trong quá trình xử lý vi phạm có ảnh hưởng đến lợi ích của khách phải mời khách cùng tham gia và mức đền bù cần bàn thống nhất

- Trường hợp vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ hai bên thỏa thuận về hành vi vi phạm, hình thức và chế tài xử lý vi phạm, nếu các bên không thống nhất thì đưa ra toà án kinh tế hoặc trọng tài kinh tế xử lý

Ngày đăng: 28/09/2024, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w