1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định và hành vi trong khởi sự kinh doanh vai trò của các yếu tố cá nhân và bối cảnh

286 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định và hành vi trong khởi sự kinh doanh: vai trò của các yếu tố cá nhân và bối cảnh
Tác giả Lê Thị Loan
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thu Thủy
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 286
Dung lượng 1,48 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khởisựkinhdoanh,ýđịnhvàhànhvikhởisựkinhdoanh (14)
    • 1.1.1. Khởisựkinhdoanh(Entrepreneurship) (14)
    • 1.1.2. Ý địnhkhởisựkinh doanh(Entrepreneurial intention) (15)
    • 1.1.3. Hànhvikhởisựkinhdoanh(Entrepreneurialbehaviour) (16)
  • 1.2. Tổngquannghiêncứuvềkhởisựkinhdoanh (17)
    • 1.2.1. Cáchtiếpcậntheođặcđiểm,tínhcáchdoanhnhân (17)
    • 1.2.2. Cáchtiếpcậnhànhvi (18)
    • 1.2.3. Cáchtiếpcậnnhậnthức (19)
    • 1.3.2. ỨngdụngLý thuyếthànhvicókếhoạch trongkhởi sựkinhdoanh (30)
  • 1.4. Khoảngtrốngnghiêncứu (32)
  • 2.1. Cácyếutốảnhhưởngtớimốiquanhệýđịnh–hànhvikhởisựkinhdoanh.28 1. Kinhnghiệmkinhdoanh(Priorbusinessexperience) (36)
    • 2.1.2. Nền tảngkinh doanhgia đình (Familybusiness background) (37)
    • 2.1.3. Losợthấtbại(FearofFailure) (38)
    • 2.1.4. Sựhốitiếcđoánđịnh(Anticipatedregret) (39)
    • 2.1.5. Tínhchủđộng(Proactivepersonality) (40)
    • 2.1.6. Giáodục/đàotạokhởisựkinhdoanh(Entrepreneurialeducation) (41)
    • 2.1.7. Môitrườngkhởisựkinhdoanh(Entrepreneurialenvironment) (42)
  • 2.2. Giảthuyếtvàmôhìnhnghiêncứu (44)
    • 2.2.1. Mốiquanhệgiữacácbiếntronglýthuyếthànhvicókếhoạch (44)
    • 2.2.2. Vaitròcủacácyếutốcánhân (49)
    • 2.2.3. Vaitròcủacácyếutốbốicảnh (55)
  • 3.1. Thiếtkếnghiêncứu (61)
    • 3.1.1. Phươngphápnghiêncứu (61)
    • 3.1.2. Quytrìnhnghiêncứu (61)
  • 3.2. Thangđo (64)
  • 3.3. Chọnmẫuvàthuthậpdữliệu (74)
    • 3.3.1. Kíchthướcmẫuvàphươngphápchọnmẫu (74)
    • 3.3.2. Phươngphápvàthờigianthuthậpdữliệu (77)
  • 3.4. Phươngphápphântíchsốliệu (78)
  • 4.1. Thốngkêmôtảmẫunghiêncứu (84)
  • 4.2. Kếtquảkiểmđịnhthangđo (87)
    • 4.2.1. Tínhphânphốichuẩnvàđộtincậycủabiến (87)
    • 4.2.2. Kếtquảkiểmđịnhthangđobằngphươngphápphântíchyếutốkhámphá(E FA) (96)
    • 4.2.3. Kiểmđịnh thang đobằngphân tích yếutố khẳng định (CFA) (103)
  • 4.3. Kếtquảkiểmđịnhmôhìnhnghiêncứuvàcácgiảthuyếtnghiêncứu (109)
    • 4.3.1. Kếtquảkiểmđịnhmôhìnhnghiêncứu (109)
    • 4.3.2. Kiểmđịnhcácgiảthuyếtnghiêncứu (111)
  • 4.4. So sánh mô hình nghiên cứu theo vùng miền bằng phương pháp cấu trúcđanhóm (119)
  • 5.1. Thảoluậnkếtquảnghiêncứu (123)
    • 5.1.1. Thảoluậnvềcácmốiquanhệtrongmôhìnhlýthuyếthànhvicókếhoạch(TPB) (123)
    • 5.1.2. Thảoluậnvềvaitròđiềutiếtcủacácyếutốcánhân (124)
    • 5.1.3. Thảoluậnvềvaitròđiềutiếtvaitròcủacácyếutốbốicảnh (127)
  • 5.2. Kiếnnghịtừkếtquảnghiêncứu (129)
    • 5.2.1. ĐốivớicơquanquảnlýNhànước (129)
    • 5.2.2. Đốivớicáctrườngđạihọc (132)
  • 5.3. Mộtsốđónggópcủaluậnán (134)
    • 5.3.1. Đónggópvềmặtlýluận (134)
    • 5.3.2. Đónggópvềmặtthựctiễn (135)
  • 5.4. Hạnchếcủanghiêncứuvàhướngnghiêncứutiếptheo (135)

Nội dung

Khởisựkinhdoanh,ýđịnhvàhànhvikhởisựkinhdoanh

Khởisựkinhdoanh(Entrepreneurship)

Trong nhiều thập kỷ, khởi sự kinh doanh là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọngcủacáchọcgiảvàcácnhànghiêncứu,nhữngngườiquantâmđếnviệctìmhiểucácyếutố cơ bản dẫn tới sự phát triển của hoạt động khởi sự kinh doanh Lĩnh vực nghiên cứunày ngày càng được chú ý do tầm quan trọng của nó trong việc giúp tăng trưởng

GDPquốcgia,tạorahàngtrămvàhàngnghìnviệclàm(Birley,1987;Reynolds,1999),cũngnhư tăng doanh thu của chính phủ, doanh thu xuất khẩu, và tăng năng suất chung củađấtnước(LowvàMacMillan,1988).

Khởisựkinhdoanhvẫnđượccoilàmộtkháiniệmtươngđốimớimặcdùsựxuấthiện của nó có thể bắt nguồn từ giữa thế kỷ XVII khi thuật ngữ này được nhà kinh tếhọc Richard Cantillon phát triển lần đầu tiên vào năm 1755 (Mcstay, 2008) Kể từ đókháiniệmnàyđãcónhiềupháttriển,tuynhiênvẫncórấtnhiềutranhcãivềvấnđềnày.Cácđịnhnghĩ avềkhởisựkinhdoanhnhìnchungxuấtpháttừcácquanđiểmkhácnhaubaogồmcácquanđiểmkinhtế ,xãhội,nhậnthứcvàhànhvi.Nhữngquanđiểmnàytậptrungvàocácđặcđiểmkhácnhaucầnthiếtđểhì nhthànhkhởisựkinhdoanh.

Một số học giả đã định nghĩa khởi sự kinh doanh là một quá trình tạo ra, đánhgiá và khai thác các cơ hội cho hàng hóa hoặc dịch vụ mới (Shane và cộng sự, 2003).Những người khác lại cho rằng khởi sự kinh doanh được thiết lập với quyền sở hữu cơsởtàisảnvốn;suynghĩnàyvượtrangoàikháiniệmvềviệctạoradoanhnghiệpmớivàtập trung vào việc tạo ra tài sản vốn để tăng trưởng kinh tế (Foss và cộng sự, 2008;GEM, 2015; Gửksel và Aydintan, 2011).

Khởi sự kinh doanh cũng được định nghĩa từgócđộhànhvi,vìnhiềunhànghiêncứuchorằngkhởisựkinhdoanhlàhànhvicủamộtdoanhnhân(Ab ouzeedan vàcộngsự,2010).

Với vô số định nghĩa về khởi sự kinh doanh, việc tìm kiếm một định nghĩa duynhất có thể là vô ích (Gartner, 1988; Fiet, 2002) Tuy nhiên, có vẻ như hiện tượng khởisựkinhdoanhcóthểkhácnhauđángkểgiữacácbốicảnhkhácnhau,dođóviệcxácđịnhcáchsửdụngt huậtngữkhởisựkinhdoanhtrongmỗinghiêncứulàrấtquantrọng.Trongluận án này, tác giả kế thừa định nghĩa của Shane và Venkataraman (2000), định nghĩakhởisựkinhdoanhlàviệcthànhlậpmộtdoanhnghiệpmới.Tácgiảtinrằngđịnhnghĩanàycóýngh ĩanhấtđốivớicảhọcgiảvàcácnhàthựctiễn.Theoquanđiểmcủacácnhà thực tiễn, việc tạo ra các dự án kinh doanh mới có thể tăng việc làm và dẫn đến pháttriển kinh tế Từ quan điểm của giới học thuật, khái niệm khởi sự kinh doanh là việcthành lập một doanh nghiệp mới phù hợp với phần lớn các nghiên cứu về khởi sự kinhdoanhhiệncó.

Ý địnhkhởisựkinh doanh(Entrepreneurial intention)

Ýđịnhđượcđịnhnghĩalàmộttrạngtháitâmlýhướngsựchúýtớimộtđốitượng,mục tiêu hoặc một quá trình cụ thể nào đó nhằm đạt được kết quả mong muốn (Bird,1988).Ýđịnhphảnánhcácyếutốđộnglựcảnhhưởngtớihànhvivàlàmộtchỉsốđángtincậyđánh giámứcđộsẵnsàngcốgắngvànỗlựcđểthựchiệnhànhvicủamộtngười(Ajzen,1991).Vìvậy,ýđịnh đượcxemlàyếutốdựđoánmạnhmẽvềhànhvicủamộtngười,đặcbiệtlàtrongtrườnghợphànhvicó mụcđích,cókếhoạchvàhướngtớimụctiêu(Bagozzivàcộngsự,1989).

Trongkhởisựkinhdoanh,ýđịnhcóthểgiúpgiảithíchđượclýdomộtngườilênkế hoạch thành lập doanh nghiệp trước khi họ tìm kiếm cơ hội kinh doanh (Krueger vàcộngsự,2000;Wangvàcộngsự,2016)vàlàyếutốtiênquyếtđểdựđoánhànhvikhởisự kinh doanh (Krueger, 1993; Bird, 1988; Thompson, 2009) Bird (1988) định nghĩa ýđịnh khởi sự kinh doanh là một trạng thái tâm lý định hướng doanh nhân thực hiện cáchành vi để phát triển các nội dung kinh doanh mới Krueger và cộng sự

(1993) địnhnghĩa ý định khởi sự kinh doanh chính là cam kết của một người về việc bắt đầu mộtcông việc kinh doanh mới Trong khi đó, Doan Winkel và cộng sự (2011) xác định ýđịnh khởi sự kinh doanh đơn giản là mong muốn và quyết tâm của một cá nhân trongviệcthamgiavàoviệctạoramộtdoanhnghiệpmới. Định nghĩa ý định khởi sự kinh doanh thường được hình thành dựa trên ý tưởngrằng ý định thể hiện niềm tin rằng một người sẽ thực hiện một hành vi cụ thể (Kruegervàcộngsự,2000)vàkhởisựkinhdoanhlà‘quátrìnhtạolậpdoanhnghiệpmới’(Shanevà Venkataraman, 2000) Luận án tiếp tục kế thừa ý tưởng này Đồng thời luận án kếthừa định nghĩa của Thompson

(2009) - “ý định khởi sự kinh doanh là sự tự thừa nhậncủa một người về việc họ dự định thiết lập một doanh nghiệp mới và có ý thức lên kếhoạch làm như vậy vào thời điểm nào đó trong tương lai” Đây được coi là định nghĩathựctế và phùhợp nhất(Ernst,2011).

Tómlại,trongluậnánnày,ýđịnhkhởisựkinhdoanhlàsựtựthừanhậncủamộtngười về việc họ dự định thiết lập một doanh nghiệp mới và có ý thức lên kế hoạch làmnhưvậyvàothờiđiểmnàođótrongtươnglai.

Hànhvikhởisựkinhdoanh(Entrepreneurialbehaviour)

Khởisựkinhdoanhlàmộtquátrình(KesslervàFrank,2009).Quátrìnhnàybắtđầu khi một cá nhân phát triển và được định hướng bởi ý định tham gia vào các hoạtđộng kinh doanh (Lee và Wong, 2004; Shook và cộng sự, 2003; Wurthmann, 2014) vàkết thúc khi cá nhân đó tạo ra và bắt đầu điều hành một doanh nghiệp Doanh nghiệpnày có thể có vô số hình thức, bao gồm cả việc tự kinh doanh hoặc trở thành đối táctrong một doanh nghiệp đã thành lập trước đó Nói một cách ngắn gọn, hành vi kinhdoanh đề cập đến việc bắt đầu một công việc kinh doanh thay vì làm việc cho nhữngngười khác (Kolvereid, 1996a). Hành vi của doanh nhân rất khó khám phá và đo lường(Auteri, 2003; Brown và cộng sự, 2001) và nó thường được coi là hành vi có chủ đíchhướng tới một sự kiện cụ thể Đáng chú ý, cho đến nay vẫn thiếu một định nghĩa chungvềhànhvi khởi sự kinh doanh.

Thậtvậy,Gieurevàcộngsự(2020,trang542)đãđịnhnghĩahànhvikhởisựkinhdoanhlàkhảnăn g,nănglựcvàkiếnthứcvềcácyếutốcấuthànhnênmộtdoanhnghiệp.Hành vi khởi sự kinh doanh phản ánh kiến thức và bí quyết kinh doanh giúp một ngườithực hiện một hoạt động khởi sự kinh doanh Do đó, hành vi khởi sự kinh doanh chothấynhữngkỹnăng,khảnăngvànănglựccóđượcsẽthúcđẩymộtdoanhnhânnontrẻthành lập và quản lý một công ty (Kautonen và cộng sự, 2015a) Việc một người pháthiện ra bản thân có khả năng thực hiện các hành vi khởi sự kinh doanh nhất định hoặcthậmchíquantâmđếncáchoạtđộngkhởisựkinhdoanhphảnánhkhảnănghọsẽhànhđộng theo ý định ban đầu và tham gia vào hành vi khởi sự kinh doanh Những hành vinày diễn ra trước khi thành lập một doanh nghiệp mới (Gieure và cộng sự, 2020).Tuynhiên, định nghĩa này không hoàn toàn nhận được sự đồng tình từ các nghiên cứu gầnđây (ví dụ: Duong và cộng sự, 2022; Calza và cộng sự, 2020; Le và cộng sự, 2021).Meoli và cộng sự (2020) cũng chỉ ra rằng mặc dù có những cách tiếp cận và đo lườngkhác nhau thang đo “hành vi khởi sự kinh doanh” cũng như có những định nghĩa khácnhau về biến phụ thuộc này, song nó cần phản ánh chính xác hơn hành vi liên quan tớiviệctạolậpmộtdoanhnghiệpmới,vídụnhưđãnghiêncứuthịtrườnghoặcđãviếtmộtbảnkế hoạch kinhdoanh.

Theo Mair (2002, trang 1), hành vi của doanh nhân trong các tổ chức hiện tại là“ mộttậphợpcáchoạtđộngvàthựchànhtrongđócáccánhânởnhiềucấpđộ,tựđộngtạo ra và sử dụng các kết hợp nguồn lực sáng tạo để xác định và theo đuổi cơ hội ”.Trong khi Gartner và cộng sự (1992) định nghĩa hành vi khởi sự kinh doanh là vô sốhìnhthứchoạtđộngkhácnhaumàcáccánhânthamgiakhihọtạoramộtdoanhnghiệp mới,vànhữnghoạtđộngnàytráingượcvớilàmthuêchongườikhác.Ngoàira,hànhvikhởi sự kinh doanh còn được định nghĩa là một loạt các hành động phát hiện, đánh giávàkhámphácáccơhộikinhdoanh(ShanevàVenkataraman,2000).

Theo Shirokova và cộng sự (2016), hành vi khởi sự kinh doanh đề cập đến khảnăng của cá nhân để biến ý tưởng thành hành động dẫn đến việc tạo ra doanh nghiệpmới Bất kỳ loại hành vi nào cũng bao gồm một loạt các hành động được thực hiện bởicác cá nhân kết hợp với sở thích cá nhân và các điều kiện bên ngoài Các nhà nghiêncứu cho rằng sự xuất hiện của mọi tổ chức kinh doanh đều là quá trình được tạo thànhtừ nhiều hoạt động khởi sự kinh doanh (Carter và cộng sự, 1996; Gartner và cộng sự,2004) Càng nhiều hoạt động được thực hiện, một doanh nhân càng tiến gần đến việctạo lập một doanh nghiệp mới (Alsos và Kolvereid, 1998; Carter và cộng sự, 1996).Trongluậnánnày,tácgiảkếthừađịnhnghĩacủaShirokovavàcộngsự(2016),hànhvikhởisự kinhdoanhlàmộtloạtcáchoạtđộngkhởisựkinhdoanhmàmộtngườiđãthựchiệntrênconđườngtạo lậpdoanhnghiệpmới.Sốlượngcáchoạtđộngkhởisựmàmộtcá nhân tham gia xác định mức độ tiến gần của người đó đối với việc bắt đầu một côngviệckinhdoanhmới.

Tổngquannghiêncứuvềkhởisựkinhdoanh

Cáchtiếpcậntheođặcđiểm,tínhcáchdoanhnhân

Một thách thức trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh là xác định những người cókhả năng trở thành doanh nhân trong toàn bộ dân số chung Các học giả đã nhấn mạnhvai trò của đặc điểm, tính cách và sự ảnh hưởng của nó đối với hành vi của doanh nhân(EspírituvàSastre,2015).Theocáchtiếpcậnnày,cácđặcđiểmtínhcáchlàyếutốquyếtđịnhcủahànhvi,k hiếnmộtngườithựchiệnhànhvimộtcáchtươngđốinhấtquántrongcáchoàncảnhkhácnhau.Cáchtiếp cậnđặcđiểmtínhcáchcánhângiảđịnhdoanhnhân làmộtnhâncách,mộttrạngtháitồntạicốđịnh,mộttậphợpcácđặcđiểmnhấtđịnhmôtảthực thể - doanhnhân(Gartner,1988).

Một số lượng lớn các đặc điểm tính cách đã được xác định để xem xét sự khácbiệt giữa doanh nhân và những người không phải là doanh nhân Những đặc điểm tínhcách này bao gồm khả năng tự kiểm soát cao, nhu cầu thành đạt cao (Lau và Busenitz,2001; Espíritu và Sastre, 2015), khả năng chấp nhận sự mơ hồ cao (Lau và Busenitz,2001;EspírituvàSastre,2015),thiênhướngchấpnhậnrủirocao(BaronvàTang,2011;Stewa rdvàRoth,2001),nhucầutựchủvàđộclập,… v.v Năm1985,môhìnhđặcđiểmtínhcáchnămyếutố(FiveFactorModel)xuấthiệnvàcungcấpmộtkh uônkhổlýthuyếttươngđốitoàndiệnchocáchtiếpcậnnày(McCraevàCosta,1987).Nămđặcđiểmnà ybao gồm tính hướng ngoại (extraversion), sự dễ chịu (agreeableness), sự tận tâm(conscientiousness), sự cởi mở hay sẵn sàng trải nghiệm (openness to experience), vàtâm lý bất ổn (neutroticism) Các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận này cho rằng mộtcấu trúc đặc điểm tính cách thay vì một đặc điểm độc lập có thể áp dụng tốt nhất chonghiêncứukhởisựkinhdoanh(Schmitt-Rodermund,2004,2007).

Mặc dù đặc tính cá nhân là một cách tiếp cận thu hút nhiều nhà nghiên cứu và làmộtbướcpháttriểnđángkểtronglĩnhvựckhởisựkinhdoanh,nhưngkếtquảcủanhữngnghiên cứu này không thực sự thành công, không giải thích được sự không đồng nhấtcủa đa số doanh nhân, cũng như không đạt được giá trị dự đoán cao (Brockhaus, 1982;Begley và Boyd, 1987; Low và MacMillan, 1988) Cách tiếp cận này thường xuyên bịchỉ trích nặng nề (Fayolle, 2007; Stokes và cộng sự, 2010) Phần lớn sự chỉ trích tậptrungvàobảnchấttĩnhcủacáchtiếpcậnnàyvìkhôngquantâmđếnquátrìnhpháttriển,họchỏivàtha yđổicủadoanhnhânkhihọthựchiệncáchoạtđộngkinhdoanhcủamình(Stokes và cộng sự, 2010) Một vấn đề lớn khác ở cách tiếp cận này là tính xác định.Chúng ta có thực sự mong đợi mối liên hệ chặt chẽ giữa các đặc điểm tính cách, nhânkhẩuhọcvàhànhvikhởisựkinhdoanhkhông? Theoýnghĩatiêucực,điềunàycónghĩalà doanh nhân là những người máy được lập trình sẵn từ những đặc điểm nhất định vàkhông có sự lựa chọn riêng (Autio và cộng sự, 2001) Thực tế, hành vi được xác địnhbởicácphảnứngcụthểđốivớihoàncảnhchứkhôngphảibởimộttậphợpcácđặcđiểmnhất định(Katz, 1992).

Cáchtiếpcậnhànhvi

Hạn chế của cách tiếp cận đặc tính cá nhân đã mở ra một hướng nghiên cứu mớivề tính năng động của khởi sự kinh doanh Cách tiếp cận hành vi, gắn với quan điểmcủaSchumpeter(1934)vềkhởisựkinhdoanh, đềcậpđếnviệcthànhlậpcácd oanh nghiệp mới Quan điểm này tập trung vào những việc doanh nhân làm hơn là họ là ai(Gartner, 1988) Do đó, mục tiêu chính của cách tiếp cận này là giải thích “các chứcnăng, hoạt động và hành động gắn liền với việc nhận thức các cơ hội và tạo ra các tổchứcđểtheođuổichúng"(BygravevàHofer,1991)

Cáchtiếpcậnhànhviđốivớikhởisựkinhdoanhtậptrungvàoviệcnhậnbiếtcơhội và khai thác cơ hội (Venkataraman, 1997) Cơ hội khởi sự kinh doanh là sự kết hợpgiữaýniệmvàviệclậpkếhoạchtrongviệchìnhthànhhànghóavàdịchvụtrongtươnglai, đặc biệt khi thị trường vẫn chưa tồn tại loại sản phẩm/ dịch vụ này (Sarasvathy vàcộng sự, 2003) Việc thành lập một doanh nghiệp mới là một quá trình năng động liênquan đến việc một cá nhân (với tư cách là doanh nhân) tham gia mua nguyên vật liệu,thành lập pháp nhân, xây dựng quy trình sản xuất và thu hút nguồn nhân lực phù hợp(Shane,2007).Chínhvìvậy,lậpkếhoạchlàmộtphầnkhôngthểthiếuđốivớiviệcthànhlập mộtdoanhnghiệp mới.

Cách tiếp cận hành vi nhấn mạnh đến hành vi cụ thể liên quan đến việc khởi sựkinh doanh từ các tổ chức khác nhau vì vậy cũng tạo ra nhiều luồng nghiên cứu khácnhau về khởi sự kinh doanh Cách tiếp cận hành vi và đặc tính cá nhân đã kêu gọi cácnhànghiêncứuvềkhởisựkinhdoanhgiảiquyếtnhữngphứctạpcủakhởisựkinhdoanhthôngquacác câuhỏivàphươngphápnghiêncứuphùhợp(Gartner,1988).Tuynhiên,Audretsch (2012) cho rằng cách tiếp cận này nhìn chung không thể đo lường các cấutrúcbaogồmpháthiệncơhộikinhdoanh,nhậnbiếtvàtậndụngcơhộikinhdoanhmộtcáchhiệuqu ảvìcầnphảicómộtbộdữliệurấtlớn.Ngoàira,Amit(1993)cũngkếtluậnrằngcáchtiếpcậnhànhvithiếu sựrõràngvềtìnhtrạngkhởisựkinhdoanhvàcáchtiếpcậnnàykhôngthểchỉrađượcsựkhácnhaugiữ adoanhnhânvànhàquảnlý.Venkataraman (1997) đã mô tả một cách ngắn gọn vấn đề định nghĩa của khởi sự kinhdoanh thông qua các cách tiếp cận đặc điểm và hành vi, ông cho rằng hai cách tiếp cậnnàychỉmớigiảiquyếtcáckhíacạnhcủakhởisựkinhdoanhmàkhônggiảiquyếtđượcbức tranh toàn cảnh về khởi sự kinh doanh Hơn nữa, Venkataraman (1997) cũng chorằng phương pháp tiếp cận đặc điểm và hành vi đã bỏ qua các yếu tố quan trọng kháckhácliênquanđếncácđặcđiểmnhânkhẩuhọcnhưgiớitính,trìnhđộhọcvấn,quátrìnhnhậnthức và ảnh hưởng từ giađình vàxã hội.

Cáchtiếpcậnnhậnthức

Trảlờicâuhỏi"ailàdoanhnhân",cáchtiếpcậnđặcđiểmtínhcáchtậptrungvàotínhcáchcủamộ tdoanhnhânlàgì.Tuynhiên,Gartner(1988)chorằngcácnghiêncứunênđitheohướng hiểu“doanhnhânlàmgì”,khôngphảivề đặcđiểmtính cáchcủahọ.

Vì vậy, các nghiên cứu về khởi sự kinh doanh dần chuyển trọng tâm từ con người sangquá trình (cách tiếp cận hành vi) Ngược lại với quan điểm này, Shaver và Scott (1991)chorằngconngườilàmộtyếutốquantrọngtrongkhởisựkinhdoanhvàvaitròcủahọkhông thể bị bỏ qua, vì họ là người tích hợp tất cả các nguồn lực để có thể tiến hànhthànhlậpmộtdoanhnghiệpmới.Từnhữnghạnchếcủacáccáchtiếpcậntrước,cácnhànghiên cứu đã dần chuyển đổi sang cách tiếp cận nhận thức, chủ yếu là nghiên cứu cáctiền nhân khác nhau của hành vi khởi sự kinh doanh và các khái niệm liên quan đếnnhậnthứcvàđộngcơ(SivarajahvàAchchuthan,2013).Cáchtiếpcậnnàykhácvớicáchtiếp cận đặc điểm ở chỗ nó nhấn mạnh vào nhận thức của doanh nhân chứ không phảiđặc điểm tính cách của họ Do đó, đối tượng của cách tiếp cận này là con người cụ thể,khôngphảitínhcáchcụthể(ShavervàScott,1991).Mitchellvàcộngsự(2002)đãgiảithíchvaitrò képcủatâmlýhọcnhậnthứctrongviệcgiúphiểuhànhvicủadoanhnhân,cũngnhưcácquátrìnhtâmlý củadoanhnhânliênquanđếnsựtươngtácvớimôitrườngvànhững người khác.

Các nhà nghiên cứu trong cách tiếp cận nhận thức cho rằng ý định là yếu tố tiênđoánquantrọngnhấtđốivớihànhvi(Bagozzivàcộngsự,1989),đặcbiệtđốivớihànhvi khó quan sát, liên quan đến thời gian trễ không thể đoán trước và hiếm gặp (Katz vàGartner,1988;KruegervàBrazeal,1994).Khởisựkinhdoanhlàmộttrongnhữnghànhvi có kế hoạch như vậy, do đó, ý định kinh doanh là một quá trình thiết yếu trong khởisự kinh doanh vì nó là quá trình đầu tiên trong một chuỗi các hành động để hình thànhdoanh nghiệp (Bird, 1988) Lập luận này đã thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà nghiêncứuvàtrở thànhmộtchủđềnghiêncứulớntronglĩnhvựckhởisựkinhdoanh.

Cho đến nay, nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh rất đa dạng Nhưng nhìnchung, các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh có thể nhóm thành 3 hướng tiếpcậnchính,cụthểnhưsau:

1.2.3.1 Kiểmđịnhvàpháttriểncácmôhình vềýđịnhkhởisựkinhdoanh Ở hướng tiếp cận này, các nhà nghiên cứu cố gắng kiểm định các mô hình gốchoặcmởrộngmôhìnhvềýđịnhkhởisựkinhdoanhxoayquanhcáclýthuyếtnềntảng.Mặcdùcó nhiềulýthuyếtvềýđịnhkhởisựkinhdoanh,nhưngcácnghiêncứuchủyếuxoanh quanh ba lý thuyết nền tảng là Lý thuyết sự kiện khởi sự (EEM-

EntrepreneurialEventModel)củaShaperovàSokol(1982);Lýthuyếtýtưởngkhởisự(EIM- entrepreneurial intention model) của Bird (1988) và Lý thuyết hành vi có kế hoạch(Theory of Planned Behavior-TPB) của Ajzen (1991) Cho đến nay, đã có nhiều bằngchứngthựcnghiệmủnghộkhảnăngápdụngmôhìnhcủaShaperovàlýthuyếthànhvi có kế hoạch trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh, tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứuthựcnghiệmnàokiểmđịnhđộtincậycủamôhìnhýtưởngkhởisựcủaBird.Lýthuyếtsựkiệnkh ởisự(EEM)chorằngcácyếutốảnhhưởngđếnýđịnhkhởisựkinhdoanhlàcảm nhận mong muốn (perceived desirable), tiềm năng hành động (potential to act) vàcảm nhận tính khả thi (perceived feasibility) (Shapero và Sokol, 1982) Trong khi môhình TPB của Ajzen (1991) cho rằng các yếu tố dẫn tới ý định khởi sự kinh doanh làthái độ đối với hành vi (attitude to behaviour), chuẩn chủ quan (subjective norms) vàcảm nhận khả năng kiểm soát hành vi (perceived behaviour control) Cả hai mô hìnhEEMvàTPBgầnnhưtươngtựnhau,trongđócảmnhậnmongmuốnđượccoilàtươngtự với thái độ đối với hành vi và cảm nhận tính khả thi được coi là gần với cảm nhậnkhả năng kiểm soát hành vi (Autio và cộng sự, 2001) Sự khác biệt chính giữa hai môhình là tiềm năng hành động và chuẩn chủ quan (áp lực xã hội để thực hiện hoạt độngkinhdoanh).Mặcdùcónhữngđặcđiểmgiốngnhau,lýthuyếtTPBđượcứngdụngrộngrãihơndo đượcchứngminhlàmộtlýthuyếtcóđộtincậycaovàdựđoántốtýđịnhthựchiệnhànhvithựctếtrongnhiều lĩnhvựckhácnhau,trongđócókhởisựkinhdoanh.

Ngoàiviệckiểmđịnhmôhìnhgốc,cácnghiêncứutheohướngtiếpcậnnàycũngmở rộng mô hình bằng việc bổ sung thêm các biến số mới để giải thích ý định khởi sựkinh doanh tốt hơn Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cho rằng một số biến động lực có thểkhôngảnhhưởngtrựctiếptớiýđịnhkhởisựkinhdoanhn h ư n g tácđộnggiántiếpthôngquacáctiềnt ốcủacáclýthuyếtnềntảngtrên.Đểchứngminhlậpluậnnày,mộtsốbiếnnhưsựsángtạo(Bellòvàcộn gsự2018);kiếnthứckinhdoanh(Royvàcộngsự,2017);các rào cản môi trường nội sinh, môi trường ngoại sinh (Trivedi, 2017); và môi trườngdự đoán xung quanh (Zapkau và cộng sự 2015) đã được giới thiệu để mở rộng mô hìnhnghiên cứu.

Một phương pháp hiện tại thường được các nhà nghiên cứu sử dụng là kiểm tracáctácđộngtrunggianvàđiềutiếtcủacáctiềntốtrongcáclýthuyếtnềntảngtrên.Kếtquảnghiênc ứuđãchothấynhiềuđiềuthúvị,vídụnhưtháiđộvớihànhvikhởisựkinhdoanhvàcảmnhậnkhảnăngki ểmsoátcóvaitròđiềutiếttrongmốiquanhệgiữasựtựtin vào năng lực khởi sự và ý định khởi sự kinh doanh( T s a i v à c ộ n g s ự , 2 0 1 6 ) ; s ự t ự tinvàonănglựckhởisựlàtrunggiantrongmốiliênhệgiữanhậnthứccơhộikinhdoanhvà ý định khởi sự kinh doanh (Loan và cộng sự, 2021); trình độ học vấn điều tiết mốiquan hệ giữa định hướng và ý định khởi sự kinh doanh(Botha và Bignotti, 2017) Tấtcả đều đóng góp thêm nhiều kiến thức mới cho lĩnh vực khởi sự kinh doanh Việc bổsung biến và điều chỉnh mô hình đã làm tăng khả năng dự đoán một cách rõ ràng, cảithiệnmôhìnhđángkểdựatrênnhữnglýthuyếtnềntảng(SchlaegelvàKoenig,2014).

Tuynhiên,mặcdùđượccoilàmộtcáchquantrọngđểmởrộngcácmôhìnhvàđượcápdụng phổ biến trong các lĩnh vực nghiên cứu khác như y tế và giáo dục (Kellar vàHankins 2013), phương pháp này vẫn chưa được kiểm định nhiều trong ý định khởi sựkinh doanh(Donaldson, 2019).

Bêncạnhhướngnghiêncứukiểmđịnhvàpháttriểncácmôhìnhvềkhởisựkinhdoanh,cácnhà nghiêncứucòncốgắngtìmhiểu,khámpháthêmcácyếutốkháccóảnhhưởng tới ý định khởi sự kinh doanh Nhìn chung, các nghiên cứu theo hướng tiếp cậnnày chủyếu khámpháhai nhómyếu tố sau:

Phần lớn các nghiên cứu về nhóm yếu tố cá nhân từ trước tới nay liên quan tớiviệc xác định các đặc điểm, tính cách đặc trưng của một người để trở thành một doanhnhân Từ giữa thế kỷ 20, nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của doanh nhân đã đượcthực hiện nhằm trả lời câu hỏi: Doanh nhân là ai? Một doanh nhân thường có đặc điểmnào? Cho đến hiện tại, một số đặc điểm tính cách nổi trội đã thu hút phần lớn sự chú ýcủa các học giả như năm đặc điểm tính cách (Big-5 personality) với tính cởi mở đượcxácđịnhlàcóảnhhưởngnhấtđốivớiýđịnhkhởisựkinhdoanh (Antoncicvàcộngsự,2015), trong khi khả năng tự kiểm soát được xác nhận là không có ảnh hưởng và thiênhướng chấp nhận rủi ro có ảnh hưởng tích cực tới ý định khởi sự kinh doanh (Nasip vàcộng sự,

2017) Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng biến số nhân khẩu họcbao gồm tuổi, giới tính, kinh nghiệm kinh doanh và nền tảng gia đình có tác động tới ýđịnh khởi sự kinh doanh của một người (ví dụ Prodan và Drnovsek, 2010; Karlsson vàWigren,2012;D’EstevàPatel,2007;TartarivàBreschi,2012).Hầuhếtcácnghiêncứuchỉrarằngna mgiớicóýđịnhkhởisựkinhdoanhcaohơnsovớinữgiới(Zhaovàcộngsự,2005;Hendiehvàcộngsự,2019),nhữngngườicóđộtuổicaothườngcóýđịnhkhởisựkinhdoanhíthơndohọítsẵnsàngđầutưvà ocáchoạtđộngmấtnhiềuthờigianvớithời gian hoàn vốn không chắc chắn (Fung và cộng sự, 2001; Hatak và cộng sự,2015)và những người có nền tảng gia đình kinh doanh sẽ có ý định khởi sự kinh doanh caohơn (Wang và Wong, 2004; Carr và Sequeria, 2007) Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũngchứng minh rằng kinh nghiệm kinh doanh cũng là yếu tố quan trong ảnh hưởng tới ýđịnh khởi sự kinh doanh (Barral và cộng sự, 2018; Hsu và cộng sự, 2018; Liguori vàcộng sự, 2018; Miranda và cộng sự, 2017; Peng và cộng sự, 2015) Tuy nhiên, gần đâylĩnhvựckhởisựkinhdoanhđangchứngkiếnsựnổilêncủacácyếutốthaythếmớinhưbảnsắckhởi sựkinhdoanh(entrepreneurialidentity)(Newberyvàcộngsự,2018)và các quan niệm đối ngẫu về các đặc điểm tích cực như lạc quan và những đặc điểm tiêucực như “Bộ ba đen tối - Dark Trial” (Hmieleski và Lerner 2016) Một hướng nghiêncứumớilạkháclànghiêncứuvềcáctriệuchứngrốiloạntăngđộnggiảmchúý(ADHD),những phát hiện ban đầu cho thấy những cá nhân có triệu chứng rối loạn này có xuhướngk h ở i s ự k i n h d o a n h n h i ề u h ơ n ( V e r h e u l v à c ộ n g s ự , 2 0 1 5 ; D o a n h v à c ộ n g sự,2021).

Một chủ đề khác trong nhóm yếu tố này cũng được nhiều nhà nghiên cứu quantâmlàđộnglựccánhân.RyanvàDeci(2000)chorằngýđịnhkhởisựkinhdoanhlàkếtquả của sự kết hợp các động lực hoặc lợi ích bên trong và bên ngoài mà cá nhân mongmuốn đạt được Cách tiếp cận này đã tạo ra một hiểu biết sâu rộng về động lực khởi sựkinh doanh, cụ thể là những vấn đề liên quan đến động lực về kết quả kinh doanh đạtđược,vídụ:lợinhuận(Baumol,1968;Carlandvàcộngsự,1984;DuttavàRadner,1999;Simons và Åstebro, 2010) và tăng trưởng (Delmar và Wiklund, 2008; Wiklund vàShepherd, 2003); kết quả cá nhân phi tài chính, ví dụ: độc lập / tự chủ (Gelderen,

2016;Shirvàcộngsự,2019)vàtâmlýhạnhphúc(HaynievàShepherd,2011;Uyvàcộngsự,2013;Wik lundvàcộngsự,2019);vàgầnđâylàkếtquảlợiíchxã hội(vídụ:Austinvàcộng sự, 2006; Bacq và Alt , 2018; Grant và Berry, 2011; Mair và Marti, 2006; Millervà cộng sự, 2012) Ngoài ra, sự đổi mới từ lâu đã được công nhận là một yếu tố độnglực giúp các cá nhân thực hiện khởi sự kinh doanh

(Drucker, 1985; Nambisan và cộngsự,2019;Schumpeter,1934;DouglasvàPrentice,2019;Lassovàcộngsự,2018;YivàDuval- Couetil,2018).

Bên cạnh các yếu tố cá nhân, các yếu tố thuộc về môi trường cũng được cho làcó tác động tới ý định khởi sự kinh doanh của một người thông qua việc họ cảm nhậnvề những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện khởi sự kinh doanh (Franke và Lüthje,2004),từđóhìnhthànhsựngăncảnhoặcthúcđẩycácquátrìnhkhởisựkinhdoanh.

Nhiềunghiêncứutrướcđâyđãpháthiệnracácyếutốmôitrườngtácđộngtớiýđịnh khởi sự kinh doanh bao gồm khả năng tiếp cận vốn (Franke và Lüthje, 2004;Schwarz và cộng sự, 2009); bối cảnh khu vực (Dohse và Walter, 2012), môi trường thểchế chính thức và phi chính thức (Engle và cộng sự, 2011) và giáo dục/đào tạo khởi sự(Liủỏn, 2008; Martin và cộng sự, 2013; Zhang và cộng sự, 2014) Một số nhà nghiêncứukhẳngđịnhcầnphảixemxétcáckhíacạnhkhácnhaucủabốicảnhcóthểảnhhưởngtớiýđịnhvàhà nhvikhởisựkinhdoanh(FayollevàLiủỏn,2014;Finivàcộngsự,2012;Welter, 2011) Mức độ phỏt triển kinh tế, khả năng cung cấp vốn tài chính và các quyđịnhcủachínhphủnằmtrongsốcácyếutốđó.Ngoàira,bốicảnhđịaphương,baogồm cơsởhạtầngvậtchất(NiosivàBas,2001),dịchvụhỗtrợdoanhnhân(Foovàcộngsự,2005)vàcáccơc hếhỗtrợtrườngđạihọccụthể,chẳnghạnnhưvănphòngchuyểngiaocông nghệ và vườn ươm đại học (Mian,

1997) đã được chứng minh là rất quan trọngtrongviệcthúcđẩyquátrình khởisựkinh doanh.

Mộtđiềuđángchúýtrongnhữngnămgầnđây,ngàycàngcónhiềuhọcgiảquantâm đến kết quả của giáo dục/đào tạo khởi sự (Amjad và cộng sự, 2020; Matlay, 2006,2008; Otache và cộng sự, 2019; Westhead và Solesvik, 2016) khi chính phủ của nhiềuquốc gia đã quyết định đầu tư đáng kể vào chúng nhằm thúc đẩy các hoạt động khởi sựkinh doanh (Walter và Block, 2016) Hoàng và cộng sự (2020) cho rằng giáo dục/đàotạo khởi sự được thực hiện như một công cụ chính sách để thúc đẩy hoạt động khởi sựkinh doanh và tăng ý định khởi sự kinh doanh của các cá nhân Tuy nhiên, kết quả củacác nghiên cứu trước đây về vai trò của giáo dục/đào tạo khởi sự trong việc thúc đẩyquá trình khởi sự kinh doanh là không nhất quán (Walter và Block,

ỨngdụngLý thuyếthànhvicókếhoạch trongkhởi sựkinhdoanh

Lý thuyết hành vi có kế hoạch đã trở thành một trong những lý thuyết được sửdụng nhiều nhất trong việc giải thích và dự đoán hành vi (Lortie và Castogiovanni,2015) Lý thuyết này có thể được áp dụng cho bất kỳ hành vi nào đòi hỏi phải lập kếhoạch và đã liên tục được chứng minh là có độ tin cậy cao trong việc dự đoán hành vivà ýđịnh ởnhiều lĩnhvựcnghiêncứukhác nhau.

Trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh, lý thuyết hành vi có kế hoạch là một trongnhữnglýthuyếttâmlýnổibậtvàđượcsửdụngnhiềunhấtvìnódựđoánđượccáchànhvi có kế hoạch của con người cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm Trong lĩnh vực này,thái độ đối với hành vi phản ánh mức độ mà một người đánh giá việc trở thành doanhnhânlàthuậnlợihaykhôngthuậnlợi(Autiovàcộngsự,2001).Đánhgiánàycàngtíchcực, thái độ của họ đối với hành vi khởi sự kinh doanh càng tích cực và do đó, ý địnhkhởisựkinhdoanhcủahọcàngmạnhmẽhơn.Chuẩnchủquanliênquanđếnnhậnthứccủamộtngư ờivềýkiếncủacácnhómthamkhảoxãhội(chẳnghạnnhưgiađìnhvàbạnbè) về việc liệu người đó có nên khởi sự kinh doanh hay không Ý kiến của nhóm thamkhảocàngtíchcựcthìngườiđócàngnhậnđượcsựủnghộtừnhómthamkhảonàyvàýđịnh khởi sự kinh doanh của người đó càng cao Cảm nhận khả năng kiểm soát hành viđượccoilànhậnthứcvềviệckhởisựkinhdoanhlàdễdànghaykhókhănhaynóicáchkhác là nhận thức về sự thành công của việc trở thành một doanh nhân Khi một ngườicảmnhận việc khởi sựkinhdoanhlà không khó, họ sẽcó ý địnhkhởisựcaohơn.

Qua hơn 30 năm, các nhà nghiên cứu đã ứng dụng và mở rộng mô hình TPB đểgiải thích và dự đoán các ý định và hành vi khác nhau trong khởi sự kinh doanh.Tuynhiên,như nội dung đã trình bày ở mục 1.1, phần lớn các nghiên cứu ứng dụng và mởrộng lý thuyết TPB dùng để giải thích ý định khởi sự kinh doanh Các nghiên cứu nàychủyếubổsungcácyếutốmớivàomôhìnhTPBđểnângcaokhảnăngdựđoánýđịnhkhởi sự kinh doanh Theo như hiểu biết tốt nhất của tác giả, có rất ít nghiên cứu về mốiquanhệgiữaýđịnh– hànhvitrongmôhìnhTPB.Bêncạnhđó,mộtphântíchtổnghợpvềlýthuyếthànhvicókếhoạch(Ajzen

Mặc dù vậy, tính hợp lệ của TPB trong việc dự đoán các ý định và hành vi khởisựkinhdoanhđượchỗtrợbởinhiềuphântíchtổnghợp(Gorgievskivàcộngsự,2017).Thật vậy, TPB đặc biệt liên quan đến khởi sự kinh doanh vì một số lý do (Ahmed vàcộng sự, 2020; Dao và cộng sự, 2021;

Tung và cộng sự, 2020).Thứ nhất, TPB có thểđượcápdụngchobấtkỳhànhvinàođòihỏiphảilậpkếhoạchnhấtđịnh.Trongkhiđó,khởisựkinh doanhthườngđượccoilàmộthànhvicókếhoạch,mộthànhvikhôngxảyra một cách tự phát (Krueger và cộng sự,

2000).Thứ hai, khác với các lý thuyết khác,môhìnhTPBxemxétyếutốchuẩnchủquan,điềunàythểhiệnđượcvaitròcủathểchếphi chính thức Qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm, các nhà nghiên cứu cho rằng việcxemxétyếutốáplựcxãhộigiúpdựbáotốthơnvềhànhvikhởisựkinhdoanh(Spencervà Gomez, 2004).Cuối cùng, TPB đã liên tục được chứng minh là một mô hình có độtin cậy cao trong việc dự đoán hành vi và ý định trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khácnhau,chẳnghạnnhưchămsócsứckhỏe(giảmcân,bỏhútthuốc),antoàn(sửdụngdâyan toàn), tiếp thị (sử dụng phiếu giảm giá) (Ajzen, 1987; Ajzen và Fishbein , 1980;Sheppard và cộng sự, 1988), và lựa chọn nghề nghiệp (Kolvereid, 1996b,

Krueger,2000).Chínhvìnhữnglýdonày,lýthuyếthànhvicókếhoạchTPBvẫnlàmộtlýthuyếthữu ích trongnghiên cứuvề khởisự kinh doanh.

Khoảngtrốngnghiêncứu

Thứ nhất, lý thuyết hành vi có kế hoạch được coi là một lý thuyết hữu ích nhấtđể nghiên cứu các yếu tố nhận thức hình thành nên hành vi và xác định ý định là yếu tốdựbáochínhcủanhiềuhànhvikhácnhau.Tuynhiên,phầnlớncácnghiêncứuvềkhởisự kinh doanh áp dụng mô hình TPB trước đây chỉ tập trung vào khám phá các yếu tốtác động tới ý định khởi sự kinh doanh, rất ít nghiên cứu giải thích được mối quan hệ ýđịnh- hànhvithựctế.Trongcácnghiêncứuvềýđịnh-hànhvikhởisựkinhdoanhhiệnnay, mối liên kết giữa các ý định và hành vi được cho là không hoàn hảo, mối tươngquan giữa hai yếu tố này hiếm khi vượt quá 30% và phương sai riêng của chúng cũngchỉ khoảng 10% (Shirokova và cộng sự, 2016) Khởi sự kinh doanh là một quá trìnhphức tạp bao gồm nhiều hoạt động, liên quan đến rủi ro và sự không chắc chắn cao, vàđược miêu tả bằng độ trễ kéo dài giữa thực hiện hành vi và kết quả của hành vi(Shirokovavàcộngsự,2016).Dođó,mốiliênkếtgiữaýđịnhvàhànhvitrongbốicảnhkhởi sự kinh doanh có thể yếu hơn so với nhều bối cảnh khác (Van Gelderen và cộngsự,2015).Điềunàygợiýrằngchỉriêngýđịnhkhởisựkinhdoanhkhôngphảilàyếutốdựbáolýt ưởngchohànhvikhởisựkinhdoanh.Cácbáocáonghiêncứugầnđâycho thấy 69% doanh nhân tiềm năng không thực hiện các hoạt động liên quan tới khởi sựkinh doanh trong những năm tiếp theo sau khi có ý định tham gia khởi sự kinh doanh(Meoli và cộng sự, 2020) Những kết quả này đặt ra câu hỏi về điều gì ảnh hưởng đếnkhoảngcáchýđịnh–hànhvicủadoanhnhân.Tạisao mộtsốdoanhnhõntiềmnănglạihành động theo ý định ban đầu của họ, tại sao những người khỏc thỡ khụng? Fayolle vàLiủỏn

(2014) cũng gợi ý rằng sự hiểu biết của chúng ta về các cơ chế tác động của tháiđộvà ýđịnhkhởi sựkinhdoanh tới hànhvikhởi sựkinhdoanhcòn hạnchế.

Thứhai,mặcdùmốiliênhệgiữabayếutốthúcđẩytrongTPB,baogồmtháiđộđối với khởi sự kinh doanh, chuẩn chủ quan, cảm nhận khả năng kiểm soát và ý địnhkhởisựkinhdoanh,đãđượckiểmtrathựcnghiệmtrongmộtnhómcácnghiêncứutrướcđây(vídụ:Ota chevàcộngsự,2019),tuynhiên,mốitươngquangiữayếutốchuẩnchủquanvàýđịnhkhởisựkinhdo anhvẫnkhôngđạtđượcsựnhấtquán.Mộtsốnghiêncứutrướcđâychorằngchuẩnchủquancótươngqua nđángkểvớiýđịnhkinhdoanh(vídụ:Ahmedvàcộngsự,2020;Mareschvàcộngsự,2016),trongkhic ácnghiêncứukháclạicho rằng mối tương quan này không có ý nghĩa thống kê (ví dụ: Otache và cộng sự,2019; Tung và cộng sự, 2020; Dao và cộng sự, 2021) Vì vậy, cần có thêm các nghiêncứu về cách thức tác động của chuẩn chủ quan đến ý định khởi sự kinh doanh (Dao vàcộng sự, 2021; Otache và cộng sự, 2019) Bên cạnh đó, mặc dù được xác định là mộtyếu tố quan trọng trong việc dự đoán hành vi thực tế, tuy nhiên, các nghiên cứu trướcđây mới chỉ tập trung đến ý định khởi sự kinh doanh, mối quan hệ giữa cảm nhận khảnăng kiểm soát hành vi và hành vi khởi sự kinh doanh thực tế hầu như chưa được xemxét(Gieurevàcộng sự,2020).

Từ tổng quan nghiên cứu và khoảng trống đã được đưa ra, luận án mong muốnlấp đầy khoảng trống bằng cách mở rộng mô hình TPB và kết hợp với các phát hiệntrướcđó theo một sốhướng tiếp cận mới.

Thứ nhất,các nhà nghiên cứu hiện tại báo cáo rằng ý định khởi sự kinh doanhchỉcóthểgiảithíchđược30%sựkhácbiệttronghànhvicủadoanhnhân(Shirokovavàcộng sự,

2016) Điều này hàm ý rằng mối tương quan giữa ý định và hành vi khởi sựkinhdoanhcóthểbịảnhhưởngbởicácyếutốđiềutiết.Mặcdùýđịnhcànglớnthìcàngcó nhiều khả năng xảy ra hành vi, người ta cũng thừa nhận rằng việc thiếu các kỹ năngvàkhảnăngcầnthiết,hoặcsựhiệndiệncủacáchạnchếvềmôitrườngcóthểngăncảnmọingười hànhđộngtheoýđịnhcủahọ(FishbeinvàAjzen,2010).Vìvậy,mứcđộmàmọi người có thể thực hiện hành vi thực tế phụ thuộc vào khả năng của họ để vượt quacác rào này, đồng thời phụ thuộc vào sự thúc đẩy của các yếu tố khác như kinh nghiệmtrongquákhứvàsựtrợgiúpcủanhữngngườixungquanhAjzen(2020).Dođó,đểdự đoán và hiểu đầy đủ về hành vi, chúng ta không chỉ đánh giá các ý định mà còn phảiđánhgiátớicácyếutốkhácnhưcáckỹnăngvàkhảnăngliênquan,cácràocảnvàđộnglực thúc đẩy thực hiện hành vi Shirokova và cộng sự (2016) cũng cho rằng ảnh hưởngcủaýđịnhtớihànhvikhởisựkinhdoanhcóthểphụthuộcvàonềntảngcánhânvàmôitrườngxung quanhcủamộtngười.Vìvậy,đểlấpđầykhoảngcáchýđịnh- hànhvitrongkhởisựkinhdoanh,tácgiảmởrộnglýthuyếthànhvicókếhoạch(Ajzen,1991)vàxemxét ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố là yếu tố cá nhân và yếu tố bối cảnh đến mối quanhệ ý định - hành vi khởi sự kinh doanh.

Cụ thể, yếu tố cá nhân bao gồm kinh nghiệmkinh doanh, nền tảng kinh doanh của gia đình, lo sợ thất bại, sự hối tiếc đoán định vàtính cách chủ động; yếu tố bối cảnh bao gồm giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh vàmôi trường khởi sự kinhdoanh.

Thứhai,sựkhôngđồngnhấtgiữacáckếtquảtrongtácđộngcủachuẩnchủquantới ý định khởi sự kinh doanh hàm ý rằng tồn tại yếu tố trung gian trong mối quan hệnày (Baron và Kenny, 1986) Trong lý thuyết hành vi có kế hoạch, thái độ, chuẩn chủquan và cảm nhận khả năng kiểm soát, mặc dù độc lập về mặt khái niệm, có thể tươngquanvớinhauvìchúngcóthểdựamộtphầnvàocùngmộtthôngtin(AjzenvàFishbein,2005) Điều này có nghĩa, ba yếu tố thúc đẩy trong TPB không độc lập mà có mối liênhệtươngtácvớinhau.Mộtsốnghiêncứuchothấychuẩnchủquancóthểđóngmộtvaitrò quan trọng trong việc dự đoán thái độ đối với khởi sự kinh doanh và cảm nhận khảnăngkiểmsoáthànhvi(Daovàcộngsự,2021;UsmanvàYennita,2019),trongkhicảmnhận khả năng kiểm soát hành vi có thể làm tăng thái độ đối với khởi sự kinh doanh(Tsai và cộng sự, 2016) Do đó, ngoài kiểm định tác động trực tiếp của ba yếu tố thúcđẩytrongmôhìnhTPBtớiýđịnhkhởisựkinhdoanh,luậnáncònxemxétmốiquanhệtương quan giữa ba yếu tố này Cụ thể là mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan, cảm nhậnkhảnăngkiểmsoáthànhvivàtháiđộđốivớikhởisựkinhdoanh.Bêncạnhđó,luậnáncũng khám phá thêm mối quan hệ giữa cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi và hànhvi khởi sự kinh doanh thực tế nhằm cung cấp thêm những bằng chứng thực nghiệm vàhiểu biết vềmối quanhệ này.

Trong chương 1, trước hết, tác giả đã trình bày tổng quan các công trình nghiêncứu về khởi sự kinh doanh Nhìn chung, các nghiên cứu trước kia về khởi sự kinhdoanh được chia thành ba hướng tiếp cận chính: (1) tiếp cận theo đặc điểm, tính cáchdoanh nhân, (2) tiếp cận theo hành vi và (3) tiếp cận theo nhận thức Bên cạnh đó, tácgiả cũng đã trình bày nội dung của Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và ứng dụngcủa nó trong nghiên cứu về khởi sự kinh doanh Tác giả cũng đã chỉ ra lý do

Lý thuyếthành vi có kế hoạch là một lý thuyết hữu ích có thể áp dụng để nghiên cứu về hành vikhởi sự kinh doanh Cuối cùng, từ kết quả của tổng quan nghiên cứu và những hạn chếcủa lý thuyết hành vi có kế hoạch, tác giả đã chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu còntồn tại trong nghiên cứu về khởi sự kinh doanh và đưa ra các hướng giải quyết cáckhoảng trốngnày.

Cácyếutốảnhhưởngtớimốiquanhệýđịnh–hànhvikhởisựkinhdoanh.28 1 Kinhnghiệmkinhdoanh(Priorbusinessexperience)

Nền tảngkinh doanhgia đình (Familybusiness background)

Nềntảngkinhdoanhgiađìnhđềcậpđếnnhữngngườicóchamẹhoặccácthànhviên trong gia đình tham gia vào hoạt động kinh doanh tự do(Bae và cộng sự, 2014).Lớn lên trong một gia đình có nền tảng kinh doanh là đại diện cho một bối cảnh cụ thểmà ở đó ý định nghề nghiệp được hình thành Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trongnhững gia đình này thường được tiếp xúc với các thách thức và cơ hội liên quan đến sựnghiệp kinh doanh (Chua và cộng sự, 1999) Những trải nghiệm đầu đời này đóng mộtvai trò quan trọng trong việc hình thành niềm tin, thái độ, tính cách và ý định của mộtcánhân(Bronfenbrenner,1986).Ngườitachorằngnếuchamẹđóngvaitròlàhìnhmẫutích cực, thì con cái từ các gia đình kinh doanh sẽ có động lực hơn để thành lập doanhnghiệpcủariênghọ(tứclàtrởthànhnhữngngườisánglậpcóchủđích)hơnnhữngđứatrẻ không có nền tảng này (Kolvereid, 1996b) Bên cạnh đó, nền tảng kinh doanh giađình còn có thể liên quan đến sự hỗ trợ của gia đình về các nguồn lực cần thiết để khởiđộng một công ty hoặc nâng cao nhận thức về việc làm chủ những thách thức liên quanđến sự nghiệp kinh doanh và do đó nâng cao cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi củamộtngười(Carsrud vàcộng sự,2007).

Từ những lập luận trên, một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng sinh viêncó nền tảng kinh doanh gia đình xuất phát từ bối cảnh gia đình cụ thể có thể ảnh hưởngđến ý định nghề nghiệp tương lai của họ (Laspita và cộng sự, 2012; Zellweger và cộngsự, 2011) Một số nghiên cứu khác cũng xác nhận tác động đáng kể của kinh nghiệmkinhdoanhcủachamẹđốivớiýđịnhkinhdoanhvàhànhvicủatrẻem(Bowen và

Hirsch, 1986; Carr và Sequeira, 2007; Dubini, 1989; Scott và Twomey, 1988; Van vàcộngsự,2006).

Tươngtựnhưkinhnghiệmkinhdoanh,tácgiảchorằngngoàitácđộngtớiýđịnhkhởisựkinhdoa nh,nềntảngkinhdoanhgiađìnhcóảnhhưởngtớiquátrìnhchuyểnđổitừ ý định sang hành vi khởi sự kinh doanh của một người Vì vậy, nền tảng kinh doanhđượcđưavàomôhìnhnhưmộtbiếnđiềutiếtmốiquanhệýđịnh- hànhvikhởisựkinhdoanh.Cơchếtácđộngcủanềntảngkinhdoanhtớimốiquanhệnàyđượctácgiảt rìnhbày cụ thểở mục2.2.

Losợthấtbại(FearofFailure)

Câu hỏi tại sao nhiều doanh nhân non trẻ ban đầu rất tự tin lại rút lui khỏi kếhoạch thành lập doanh nghiệp có liên quan rất lớn về mặt lý thuyết và thực tiễn, nhưngcho đến nay phần lớn vẫn chưa được trả lời (Khan và cộng sự, 2014; Hsu và cộng sự,2016; Davidsson và Gordon,

2016) Luận án này cho rằng lo sợ thất bại chính là chìakhóađểgiảithíchviệcrútluikhỏihoạtđộngkhởisựkinhdoanhcủacácdoanhnhân.

Mộtsốhọcgiảchorằnglosợthấtbạilàlýdocơbảnkhiếnmọingườitránhviệcbắtđầumộtcôn gviệckinhdoanh(vídụ,AreniusvàMinniti,2005;MinnitivàNardone,2007) Bên cạnh đó, những học giả khác lại coi nó như một trạng thái cảm xúc tiêu cựckhiếncácdoanhnhâncócáinhìnkémtíchcựchơnvềcáccơhộikinhdoanh(vídụ:Li,2011; Welpe và cộng sự, 2012) hoặc xem nó như kinh nghiệm của các doanh nhân (vídụ, Cacciotti và cộng sự, 2016; Mitchell và Shepherd, 2011) Trong tài liệu tâm lý học,lo sợ thất bại được định nghĩa như là động lực để tránh thất bại thay vì động lực để đạtđược thành công (Cacciotti và cộng sự, 2016) Atkinson (1966, tr.13) lần đầu tiên địnhnghĩa lo sợ thất bại là “khả năng tránh thất bại và/hoặc khả năng trải qua sự xấu hổ vàsỉnhụcdohậuquảcủathấtbại”,sauđóAtkinsonvàLitwin(1973,trang146)địnhnghĩalạilosợthấtbạil à“việcmộtngườitrởnênlolắngvềthấtbạidướiáplựcvềthànhtích”.Trong luận án này, tác giả kế thừa định nghĩa của

Cacciotti và cộng sự (2020), địnhnghĩanàychorằnglosợthấtbạilàmộtphảnứngtìnhcảmtiêucựcdựatrêncảmnhậnđánhgiávề khảnăngthấtbạitrongbốicảnhhoạtđộngkhôngchắcchắnvàmơhồcủakhởi sự kinh doanh Định nghĩa này tách biệt phản ứng cảm xúc tiêu cực của lo sợ thấtbại với các khuynh hướng cảm nhận hành vi và cho rằng lo sợ thất bại có thể thúc đẩycũngnhưứcchếhànhvi.

Lo sợ thất bại là một phần vốn có của trải nghiệm khởi sự kinh doanh(Cacciottivàcộngsự,2016;MitchellvàShepherd,2011;Weber,2012)vìnóliênquanmậtthi ết đến sự không chắc chắn và ngại rủi ro Lipshitz và Strauss (1997) cho rằng sự khôngchắc chắn là một dạng nghi ngờ cảm tính có thể cản trở hoặc trì hoãn sự xuất hiện củahành vi Do đó, những bất ổn trong quá trình khởi sự kinh doanh có thể dẫn đến sự dodự và trì hoãn, điều này rất bất lợi cho hành vi khởi sự kinh doanh của doanh nhân.Trong nỗ lực bắt đầu và phát triển các doanh nghiệp mới, một người phải đối mặt vớinỗi sợ hãi và phấn khích khi đứng trước một loạt nhiệm vụ có thể dẫn đến thất bại, baogồm tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới, làm việc để có vốn, nỗ lực phát triển và duytrìcácmốiquanhệvớicáckháchhàng,cốgắngđạtđượctỷsuấtlợinhuậncầnthiếtchosựbềnvữngki nhtế,v.v.(Baronvàcộngsự,2013;CacciottivàHayton,2015).Dovậy,trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm đến việc tìm hiểuvai trò của lo sợ thất bại trong khởi sự kinh doanh (Arenius và Minniti, 2005; Cacciottivà Hayton, 2015; Langowitz và Minniti, 2007; Minniti và Nardone, 2007; Mitchell vàShepherd,2011;Woodvàcộngsự,2014).

Trong các nghiên cứu gần đây, lo sợ thất bại của doanh nhân chủ yếu được xácđịnh là một tiền đề tâm lý khiến các cá nhân không muốn thành lập và điều hành mộtdựánkinhdoanh(Cacciottivàcộngsự,2016;Kollmannvàcộngsự,2017).Nócũnglàmột rào cản lớn đối với các hoạt động khởi sự kinh doanh nói chung cũng như việcchuyển đổi từ ý tưởng kinh doanh, thái độ kinh doanh và ý định thành hành vi khởi sựkinh doanh thực tế (Cacciotti và cộng sự, 2020; Kong và cộng sự, 2020; Tsai và cộngsự, 2016 ) Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng lo sợ thất bại của doanh nhân gây ratácđộngtiêucựcđếnhoạtđộngkhởisựkinhdoanh(vídụ:DuttavàSobel,2021;Hanifvàcộngsự,2 021;Tsaivàcộngsự,2016).Tuynhiên,hầuhếtcácnghiêncứunàychỉtậptrung vào tác động trực tiếp hoặc trung gian của lo sợ thất bại (Cacciotti và cộng sự,2020; Kong và cộng sự, 2020; Ng và Jenkins, 2018), trong khi bỏ qua thực tế là lo sợthất bại có thể đóng vai trò như một chất xúc tác tiêu cực cho quá trình khởi sự kinhdoanh (Wyrwich và cộng sự, 2016) Điều đó có nghĩa là lo sợ thất bại không chỉ ảnhhưởng tiêu cực và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh mà còn có khả năng làm suy yếukhả năng chuyển đổi từ ý định khởi sự kinh doanh thành hành vi khởi sự kinh doanhthựctế.Vìvây,tácgiảxácđịnhmộttrongnhữngmụctiêucủaluậnánnàylàkiểmđịnhvaitròđiều tiếtcủalosợthấtbạitrongmốiquanhệýđịnh-hànhvikhởisựkinhdoanh.

Sựhốitiếcđoánđịnh(Anticipatedregret)

Hối tiếc thường được xác định là một cảm xúc tiêu cực mà một người trải quakhi suy ngẫm về kết quả của tình huống hiện tại có thể tốt hơn như thế nào nếu ngườiđóquyếtđịnhhoặchànhđộngkhácđi(Zeelenberg,1999).Mặcdùcảmgiáchối tiếc thường xảy ra khi xem xét lại một quyết định, nhưng sự hối tiếc đoán định sẽ xảy ratrước khi đưa ra lựa chọn, khi một cá nhân hình dung ra sự hối tiếc mà anh ta có thể sẽcảm thấy nếu anh ta đưa ra một quyết định khác (Somasundaram và Diecidue, 2017;Wong và Kwong, 2007) Cụ thể, hối tiếc đoán định được định nghĩalà niềm tin về việcliệu có hay không cảm giác hối tiếc hoặc buồn bã sau khi không hành động(Abrahamvà Sheeran, 2003) Đây là một phản ứng cảm xúc tiêu cực mà cá nhân trải qua do sosánhkếtquảdựđoántrướcquyếtđịnhkhônghànhđộngcủahọvớikếtquảmàhọđánglẽphảitrảiq uanếuhọhànhđộng(LoewensteinvàLerner,2003).

Lý thuyết quy định hối tiếc -Regret regulation theory(Zeelenberg và Pieters,2007)chorằngconngườikhôngthíchsựhốitiếcvàluôncốgắngđiềuchỉnhsựhốitiếccủa họ để tối đa hóa kết quả trong lâu dài Theo đó, sự hối tiếc có thể thay đổi theo thờigian: trong ngắn hạn, các cá nhân hối hận về hành động của mình,nhưng về lâu dài, họcó thể cảm thấy hối tiếc dữ dội hơn về việc không hành động (Zeelenberg và Pieters,2007) Do đó, sự hối tiếc đoán định biểu hiện như một cảm giác muốn làm - bằng cáchthúcđẩycáccánhânhànhđộngđểtránhcảmthấyhốitiếcphátsinhtừviệckhôngthựchiện hành động (Roese và cộng sự, 2007; Zeelenberg và Pieters, 2007) Đặc biệt trongbối cảnh mà kết quả không chắc chắn nhưng quan trọng về mặt xã hội, chẳng hạn nhưkhởi sự kinh doanh, sự hối tiếc đoán định có thể hoạt động như một hành vi thúc đẩy(Roese,2005)hướngtớiviệcthamgiavàocáchoạtđộngsơkhaicủakhởisựkinhdoanh.Các cá nhân thường tránh hối tiếc xảy ra bằng cách cải thiện hành vi của họ Do đó,nhữngcánhânlườngtrướcđượcsựhốitiếccóthểxảyrakhikhônghànhđộngliênquanđến nguyện vọng kinh doanh của họ sẽ có xu hướng hành động để bắt đầu một côngviệc kinh doanh mới như một phương tiện giảm thiểu xác suất gặp phải sự hối tiếc khikhông hành động Dựa trên những lập luận này, có thể cho rằng hối tiếc đoán định làmột yếu tố quan trọng tác động tới việc thực hiện hành vi theo ý định ban đầu của mộtngười Vì vậy, trong luận án này, tác giả xem xét ảnh hưởng của hối tiếc đoán định tớimốiquanhệýđịnh- hànhvikhởisựkinhdoanhcủahọcviêncaohọcViệtNam.

Tínhchủđộng(Proactivepersonality)

Tính cách chủ động là một khuynh hướng ổn định mô tả khả năng của một cánhânkhôngbịảnhhưởngbởihoàncảnhmàchủđộngảnhhưởngđếnmôitrườngxungquanh họ(Bateman và Crant, 1993) Các cá nhân có tính cách chủ động có nhiều khảnăng tìm kiếm cơ hội và hành động, kiên trì cho đến khi họ đạt được mục tiêu bất kểgặp phải các tình huống không lường trước (Crant, 2000) Ngược lại, những cá nhânkhôngcótínhcáchchủđộngthườngkhôngxácđịnhvànắmbắtđượccơhội,h ọbị động và có xu hướng thích thích nghi với hoàn cảnh hơn là mong muốn thay đổi chúng(Crant,2000).

Tínhcáchchủđộnglàmộtyếutốquantrọngquyếtđịnhhànhvicủamộtcánhânvì những cá nhân có mức độ chủ động cao không dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môitrường (Fuller và cộng sự, 2006) Ngoài ra, tính cách chủ động cũng được cho là mộtđặcđiểmquantrọnggiúptăngcườngkhảnăngsángtạocủamộtngười(Seibertvàcộngsự, 2001). Crant (1996) cho rằng tính cách chủ động của các cá nhân gắn liền với xuhướng tham gia vào hoạt động khởi sự kinh doanh của họ Bên cạnh đó, Prieto

(2011)cũngxácđịnhrằngtínhcáchchủđộnglàmộtyếutốảnhhưởngđếnviệcthànhlậpdoanhnghiệpmới. Nhữngcánhânsởhữuđặcđiểmnàycókhảnăngthayđổimôitrườngxungquanh, tích cực phát triển các nguồn lực và do đó trở nên thành công hơn so với nhữngcánhâncótínhcáchkémchủđộng.Trongkhicácnghiêncứuhiệncótậptrungvàomốiquanhệcủatí nhcáchchủđộngvớiýđịnhkhởisựkinhdoanh(Chipeta,2015;DellevàAmadu, 2015; Prieto, 2011) hoặc kết quả hoạt động của nhân viên (Bakker và cộng sự,2012;Livàcộngsự,2010),sựtươngtáccủatínhcáchchủđộngvớimốiliênkếtgiữaýđịnh và hành vi khởi sự kinh doanh thực tế có thể sẽ cung cấp những hiểu biết mới Vìvậy, luận án này sẽ xem xét ảnh hưởng của tính cách chủ động tới việc thực hiện hànhvi khởi sựkinh doanhtheo ýđịnh banđầu.

Giáodục/đàotạokhởisựkinhdoanh(Entrepreneurialeducation)

Các nghiên cứu liên quan đến giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh đã tăng lờnđỏngkểtrongnhữngnămgầnđõy(Apariciovàcộngsự,2019;LiủỏnvàFayolle,2015).Mặc dự vậy, định nghĩa về giáo dục/ đào tạo khởi sự kinh doanh vẫn chưa đạt được sựthốngnhất(Liủỏn,2004;Mwasalwiba,2010;PittawayvàCope,2007).Fayollevàcộngsự (2006, trang

702) cho rằng giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh liên quan đến

“bấtkỳchươngtrìnhsưphạmhoặcquátrìnhgiáodụcnàovềtháiđộvàkỹnăngkinhdoanh”.Giáodục/ đàotạokhởisựkinhdoanhcũngđượcmôtảlàcácchươngtrìnhgiáodụcbaogồm các kỹ năng, kiến thức thiết yếu và đạo đức cần thiết được trang bị cho sinh viênđể tạo ra doanh nghiệp của riêng họ (Adam và Fayolle,

2016) Bae và cộng sự (2014,trang 219) đơn giản hóa định nghĩa giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh trong nghiêncứu của họ bằng cách nói rằng “bằng giáo dục/ đào tạo khởi sự kinh doanh, chúng tôiđang đề cập đến giáo dục cho thái độ và kỹ năng kinh doanh” Trong luận án này, tácgiả kế thừa và điều chỉnh từ định nghĩa của Alberti và cộng sự (2005), định nghĩagiáodục/đào tạo khởi sự kinh doanh là việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng và thái độ đối vớikhởi sự kinh doanh mà người học cần có để chuyển các ý tưởng khởi sự kinh doanhthànhýđịnhvàhànhvikhởisựkinhdoanhthựctế.

Giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh có thể được phân thành ba loại khung sau:giáodục/đàotạovềkhởisựkinh doanh (educationaboutentrepreneurship),giáodục/đào tạo cho khởi sự kinh doanh (education for entrepreneurship) và giáo dục/đàotạo trong khởi sự kinh doanh (education in entrepreneurship) (Hoang và cộng sự, 2020;Piperopoulos và Dimov, 2015) Giáo dục/đào tạo về khởi sự kinh doanh tập trung vàocáchtiếpcậnlýthuyếtvềthànhlập,vậnhànhvàquảnlýmộtdoanhnghiệp,đượcgọilàphươngpháp đàotạotruyềnthống.Lýthuyếtkhởisựkinhdoanhđượcsửdụngnhưmộtphương tiện giáo dục để truyền đạt kiến thức kinh doanh cho sinh viên và giúp họ hiểuđược kết quả của các hoạt động khởi sự kinh doanh (Nowinski và cộng sự, 2019) Giáodục/đào tạo cho khởi sự kinh doanh tập trung vào phương pháp tiếp cận thực tế để thiếtlập và điều hành một doanh nghiệp Cách tiếp cận này mang lại cho người học nhữngkỹ năng và kiến thức thực tế cần thiết để tham gia vào công việc kinh doanh của chínhhọ (Piperopoulos và Dimov, 2015) Điều này gắn liền với phương pháp giảng dạy dựatrên hoạt động, trong đó thực hành và hành động được sử dụng để thúc đẩy niềm đammê khởi sự kinh doanh, tìm kiếm thông tin thị trường và nhận ra các cơ hội kinh doanh(Harmeling và Sarasvathy, 2013) Giáo dục/đào tạo trong khởi sự kinh doanh có liênquan đến đào tạo cho các doanh nhân đã thành danh trong một số lĩnh vực nhất định,chẳng hạn như tiếp thị và bán doanh nghiệp, chiến lược cho các công ty kinh doanh vàphát triển sản phẩm mới, nhằm đảm bảo sự tồn tại và thúc đẩy sự phát triển của doanhnghiệp của họ Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cách tiếp cận này không chỉ giới hạn đối vớicácdoanhnhâncókinhnghiệmmàcònmởrộngchonhữngngườisẽtạoradoanhnghiệpcủariêngh ọtrongtươnglai(Nowinskivàcộngsự,2019).

Mặc dù là chủ đề đang thu hút nhiều sự quan tâm, vai trò của giáo dục/đào tạokhởisựđốivớisựhìnhthànhýđịnhvàhànhvikhởisựkinhdoanhvẫnchưađượcthốngnhất.Trongluậ nánnày,tácgiảchorằnggiáodục/ đàotạokhởisựkinhdoanhkhôngcótácđộngtrựctiếptớiýđinhvàhànhvikhởisựkinhdoanh,màyế utốnàyđiềutiếtmốiquan hệ giữa ý định và hành vi Vì vậy, một trong những mục tiêu của luận án là kiểmđịnhvaitròđiềutiết củayếutốnày trong liênkết ý định– hànhvi khởi sựkinh doanh.

Môitrườngkhởisựkinhdoanh(Entrepreneurialenvironment)

Trong luận án này, khái niệm môi trường khởi sự kinh doanh được bắt nguồn từlýthuyếtthểchếdướigócđộxãhộihọc.Lýthuyếtnàytậptrungvàocáchcácquátrìnhxã hội ảnh hưởng đến cấu trúc và hành động của tổ chức cũng như cách các tổ chức cóđược tính hợp pháp cần thiết cho sự tồn tại của mình (North, 1990; Scott, 1995).

Scott(1995)địnhnghĩathểchếbaogồmcácràngbuộcvàhànhđộngthuộcnhậnthức,chuẩnmực,v àluậtlệnhằmtạorasựổnđịnhvàýnghĩacủahànhvixãhội.Theođịnhnghĩa này,Scott(1995)chorằngbakhíacạnhchínhcủathểchếbaogồmkiểmsoát(regulatorydimension), nhận thức (cognitive dimension) và chuẩn mực (normative dimension) Từgóc nhìn này, Busenitz và cộng sự (2000) đã sử dụng ba khía cạnh này (gọi chung làmôi trường khởi sụ kinh doanh) để giải thích mức độ khởi sự kinh doanh khác nhau ởcác quốc gia Cụ thể, ba khía này này trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh được miêu tảnhư sau:

Môi trường cơ chế chính sách của Chính phủ đề cập đến luật, quy định và chínhsách của chính phủ nhằm cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới, giảm rủi ro chocác cá nhân bắt đầu thành lập doanh nghiệp mới và tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗlực của doanh nhân để có được nguồn lực (Busenitz và cộng sự, 2000) Các doanhnghiệp có thể tận dụng các nguồn lực sẵn có thông qua các chương trình do chính phủtài trợ và hưởng các đặc quyền bắt nguồn từ các chính sách ưu đãi của chính phủ dànhchodoanhnhân(RondinellivàKasarda,1992).

Môi trường nhận thức xã hội về kinh doanh bao gồm kiến thức và kỹ năng củangười dân ở một quốc gia liên quan đến việc thành lập và vận hành một doanh nghiệpmới Ở một số quốc gia, kiến thức và thông tin liên quan đến khởi sự kinh doanh đượcchia sẻ rộng rãi và có sẵn Ở một số quốc gia khác, những kiến thức và thông tin nhưvậycó thểlại khanhiếm(Busenitzvàcộngsự,2000).

Môi trường văn hoá và xã hội về kinh doanh đề cập đến mức độ mà người dâncủa một quốc gia ngưỡng mộ và coi trọng tư duy kinh doanh và các hoạt động đổi mới(Busenitzvàcộngsự,2000).Môitrườngvănhoávàxãhộivềkinhdoanhđóngmộtvaitrò quan trọng trong việc hướng dẫn và định hình hành vi khởi sự kinh doanh Sine vàDavid(2003)lậpluậnrằngmôitrườngvănhoávàxãhộivềkinhdoanhảnhhưởngđếnquyếtđịnhtr ởthànhmộtdoanhnhân,nghĩalàaisẽvàaisẽkhôngtrởthànhdoanhnhân.

Từ quan điểm của lý thuyết thể chế, hành vi của doanh nhân được giải thích làphảnứngcủacánhânđốivớisựhỗtrợchínhthức/khôngchínhthứcvànhữngràngbuộccủa bối cảnh thể chế cụ thể mà các cá nhân đó đang tham gia (Contractor và cộng sự,2007; Scott, 1995) Vì vậy, môi trường khởi sự kinh doanh có quan hệ mật thiết vớihànhvikhởisựkinhdoanhcủamộtngười.Cácdoanhnhânbịảnhhưởngmạnhmẽbởicácđiều kiệnxungquanhhọ,điềunàysẽtácđộngđếnviệckhámphácơhộivàviệc thực hiện hành vi khởi sự kinh doanh Một số nhà nghiên cứu cho rằng khởi sự kinhdoanh có thể được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ của chính phủ, cơ cấu thuế và văn hóa xã hội(O’Neillvàcộngsự,2009).

Các nghiên cứu hiện nay cho rằng việc khởi sự kinh doanh không chỉ bị ảnhhưởngbởicácyếutốnhậnthức,nócònphảnánhmôitrườngcụthểmàcácdoanhnhântham gia (Autio và cộng sự, 2013) Điều này phù hợp với logic nhân quả tương hỗ màcác đặc điểm nhận thức của cá nhân và các yếu tố môi trường tương tác với nhau vàcùng hình thành hành vi của con người (Wood và Bandura, 1989) Trong khi các đặcđiểm nhận thức của doanh nhân là quan trọng trong hành vi kinh doanh, thì những đặcđiểm này lại bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh họ (Zahra và cộng sự, 2005).Chính vì vậy, tác động của yếu tố môi trường không thể bị bỏ qua trong quá trình pháttriểncácýđịnhvàhànhvikhởisựkinhdoanh.Cácnghiêncứutrướckiachorằngngoàicác đặc điểm tính cách, các yếu tố về môi trường có ảnh hưởng tới ý định khởi sự kinhdoanhvàhànhvikhởisựkinhdoanhsaunày(Sesen,2013).Cácyếutốmôitrườngnàycó thể là khả năng tiếp cận vốn (Lüthje và Franke, 2003; Schwarz và cộng sự, 2009),bối cảnh khu vực (Dohse và Walter, 2012),và giáo dục khởi sự kinh doanh (Linan,2008; Martin và cộng sự, 2013; Zhang và cộng sự, 2014) Tuy nhiên, như một số họcgiảkhẳngđịnhcầnphảikiểmtracáckhíacạnhkhácnhaucủabốicảnhcóthểảnhhưởngđếncácýđịnh vàhànhvikhởisựkinhdoanh(FayollevàLinan,2014;Finivàcộngsự,2012; Welter, 2011; Zahra và Wright,

2011) Mức độ phát triển kinh tế, khả năng cungcấp vốn tài chính và các quy định của chính phủ nằm trong số các yếu tố đó Ngoài ra,bối cảnh địa phương, bao gồm cơ sở hạ tầng vật chất (Niosi và Bas, 2001), dịch vụ hỗtrợdoanhnhân(Foovàcộngsự,2005),vănphòngchuyểngiaocôngnghệvàvườnươmđạihọc(Mian,1997)đãđượcchứngminhlàrấtquantrọngtrongviệcthúcđẩyquátrìnhkhởi sự kinh doanh Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng bối cảnh vănhóa có thể hình thành thái độ và hành vi của doanh nhân(Mitchell và cộng sự, 2002;Shinnar và cộng sự, 2012) Vì vậy, trong luận án, tác giả cho rằng môi trường khởi sựkinh doanh có tác động điều tiết tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi Việc bổ sungyếu tố này vào mô hình hành vi có kế hoạch sẽ giúp tác giả khám phá vai trò của biếnsốmôitrườngtrongquanhệýđịnh- hànhvikhởisựkinhdoanh.

Giảthuyếtvàmôhìnhnghiêncứu

Mốiquanhệgiữacácbiếntronglýthuyếthànhvicókếhoạch

 Mối quanhệ giữaýđịnhkhởisự kinhdoanhvàthái độđốivớihànhvi,chuẩnchủquan,cảmnhậnkhả năng kiểm soát

Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, yếu tố quyết định chính của ý định hành vichínhlàtháiđộ.Tháiđộđốivớihànhviđượcmiêutảlàýkiếnnóichungcủamộtngườivềviệctánthàn hhaykhôngtánthànhđốivớihànhvicụthểnàođó(AjzenvàFishbein,1980) Một người tin rằng nếu kết quả của việc thực hiện hành vi có giá trị tích cực thìhọ sẽ có thái độ tích cực đối với hành vi đó Do đó, thái độ được coi là một yếu tố quantrọng trong việc dự đoán và mô tả hành vi của con người Trong lĩnh vực khởi sự kinhdoanh, thái độ đối với khởi sự kinh doanh phản ánh mức độ một người nghĩ tích cực(hoặc tiêu cực) về việc thực hiện khởi sự kinh doanh (Autio và cộng sự, 2001) Đánhgiá này càng tích cực, thái độ của họ đối với hành vi khởi sự kinh doanh càng tích cựcvàdođó,ýđịnhkhởisựkinhdoanhcủahọcàngmạnhmẽhơn.Dựatrêncơsởlýthuyếthành vi có kế hoạch (Ajzen 1991), nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng thái độ tích cựcđối với các hoạt động khởi sự kinh doanh có thể đóng góp đáng kể vào việc hình thànhý định trở thành doanh nhân của một người (ví dụ: Ashraf và cộng sự, 2021; Duong,2021;Zaremohzzabiehvàcộngsự,2019).

‘Chuẩn chủ quan’ trong khởi sự kinh doanh liên quan đến nhận thức của mộtngười về ý kiến của các nhóm tham khảo xã hội (chẳng hạn như gia đình và bạn bè) vềviệc liệu người đó có nên thực hiện khởi sự kinh doanh hay không Ý kiến của nhómtham khảo càng tích cực thì họ càng nhận được sự ủng hộ từ nhóm tham khảo này và ýđịnhkhởisựkinhdoanhcủangườiđócàngmạnhmẽ.TheoTPB,chuẩnchủquanlàyếutố dự báo hành vi cụ thể thông qua ý định hành vi Tuy nhiên, các kết quả về mối quanhệ giữa chuẩn chủ quan và ý định khởi sự kinh doanh vẫn chưa có sự thống nhất Mộtsố nghiên cứu trước đây cho thấy chuẩn chủ quan có tương quan đáng kể với ý địnhkhởi sự kinh doanh (ví dụ: Ahmed và cộng sự, 2020; Maresch và cộng sự, 2016), trongkhi một vài nghiên cứu khác lại cho thấy mối tương quan này không có ý nghĩa thốngkê(vídụ:Otachevàcộngsự,2019;Tungvàcộngsự,2020;Daovàcộngsự,2021).

Thuật ngữ ‘cảm nhận khả năng kiểm soát' phản ánh mức độ dễ dàng hoặc khókhăn mà một người nhận thức khi thực hiện hành vi Nó dựa trên việc người đó có tinrằng có thể tập hợp được các nguồn lực cần thiết hay không và có tồn tại các cơ hội đểthực hiện hành vi hay không (Bandura, 1986) Theo Ajzen (2002, trang 667), “mức độcảm nhận khả năng kiểm soát hành vi cao sẽ củng cố ý định thực hiện hành vi của mộtngười, đồng thời tăng cường nỗ lực và sự kiên trì của họ” Trong lĩnh vực khởi sự kinhdoanh,cảmnhậnkhảnăngkiểmsoáthànhviđượccoilànhậnthứcvềviệckhởisựkinhdoanh là dễ dàng hay khó khăn hay nói cách khác là nhận thức về sự thành công củaviệc trở thành một doanh nhân Do đó, nó là một khái niệm khá giống với sự tự tin vàonănglựccủabảnthânvàcảmnhậntínhkhảthi(ShaperovàSokol,1982).Cảbakhái niệmđềuđềcậpđếnýthứcvềnănglựcliênquanđếnviệcthựchiệncáchànhvitạolậpdoanhnghiệp.K himộtngườicảmnhậnviệckhởisựkinhdoanhlàkhôngkhó,họsẽcóý định khởi sự cao hơn Mối quan hệ tích cực này đã được ủng hộ trong nhiều nghiêncứu (Duong, 2021; Haddad và cộng sự, 2022; Barba- Sánchez và cộng sự, 2022; Virasavàcộng sự,2022; Daovà cộngsự,2021).

Cho tới hiện nay, đã có nhiều kết quả thực nghiệm khẳng định mối quan hệ tíchcực giữa thái độ đối với hành vi, cảm nhận khả năng kiểm soát và ý định khởi sự kinhdoanh Tuy nhiên, kết quả về mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan và ý định khởi sự kinhdoanh vẫn chưa có sự đồng nhất Vì vậy, mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan và ý địnhkhởi sự kinh doanhvẫn cần phảinghiên cứusâu hơn.

Từ những lập luận và bằng chứng thực nghiệm trên, luận án đưa ra các giảthuyếtsau:

H1a Thái độ đối với khởi sự kinh doanh có tác động tích cực tới ý định khởi sựkinhdoanh

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã cho thấy rằng ba tiền tố của ý địnhkhởi sự kinh doanh (thái độ đối với khởi sự kinh doanh, chuẩn chủ quan và cảm nhậnkhảnăngkiểmsoáthànhvi)cóvaitròkhácnhauởcácbốicảnhkhácnhau.Đốimộtsốbối cảnh, thái độ đối với khởi sự kinh doanh quan trọng hơn các tiền tố khác, trong khivới các bối cảnh khác, chuẩn chủ quan hoặc cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi lạiquan trọng hơn Theo Ajzen và Fishbein (2005), ba tiền tố cơ bản của ý định có thể bổtrợchonhau.Mộtsốnhànghiêncứuđãlậpluậnrằngtháiđộđốivớikhởisựkinhdoanh,chuẩn chủ quan và cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi có mối quan hệ tương quanvớinhau(Daovàcộngsự,2021;UsmanvàYennita,2019,Duong,2021).

Chuẩnchủquanđượccholàcóảnhhưởngtớitháiđộvớihànhvicủamộtngười.Có nghĩa là, thái độ của một người đối với một hành vi có thể bị ảnh hưởng bởi nhữngngười khác Tác động nhân quả của chuẩn chủ quan lên thái độ đối với khởi sự kinhdoanh có thể được giải thích bằng lý thuyết thuyết phục (Persuasion theory- Eagly vàChaiken,1993)vàlýthuyếtbấthòanhậnthức(cognitivedissonancetheory-F e s t i n g e r , 1957).

Lý thuyết thuyết phục giả định rằng giao tiếp thuyết phục ảnh hưởng đến niềmtinvàtháiđộhiệncócủamộtngườibằngcáchtạoraniềmtinmới(EaglyvàChaiken,

1993) Theo nghĩa này, con người có thể tiếp thu ý kiến và lời khuyên của người khácvà dần dần thay đổi thái độ ban đầu của họ đối với một hành vi Những thông điệp vàthông tin nhận được từ người khác không nhất thiết phải đưa ra quyết định tức thì củamột người, nhưng chúng sẽ ảnh hưởng đến quyết định hoặc hành động trong tương laicủa người đó bằng cách trở thành một phần ký ức Lý thuyết bất hòa nhận thức cũngchorằngmộtngườicókhảnăngthayđổiquyếtđịnhhoặchànhvicủamìnhđểtìmkiếmsựnhấtqu ánvềnhậnthứckhitồntạisựkhôngnhấtquán(Festinger,1957).Dođó,mộtngười có thể thay đổi thái độ của mình đối với một hành vi để cảm thấy gắn bó vớinhữngngười quan trọng của mình.

Xét về khía cạnh khởi sự kinh doanh, việc trở thành một doanh nhân hay khônglàmộtquyếtđịnhquantrọngvìnóảnhhưởngtớisựnghiệpsaunày,vìvậycáccánhânthường tham khảo ý kiến của những người quan trọng xung quanh Khi những ngườixung quanh cho rằng khởi sự kinh doanh là một hướng đi đúng và sẽ giúp tạo thu nhậpnhiềuhơnsovớilàmcôngănlương,điềunàysẽgiúpxâydựngniềmtinchocáccánhânrằngkếtquảc ủaviệckhởisựkinhdoanhlàtíchcực,vìvậytháiđộđốivớihànhvikhởisự kinh doanh của họ sẽ là tích cực Điều này đặc biệt đúng đối với những người chưacóđịnhhướng,thiếukinhnghiệmvàsựtựtinvàoquyếtđịnhlựachọnnghềnghiệpcủamình (Misoska và cộng sự, 2016) Đã có một vài nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra mốiquanhệtíchcựcgiữachuẩnchủquanvàtháiđộvớikhởisựkinhdoanh(vídụ:Entrialgovà Iglesias, 2016; Farooq và cộng sự, 2018; Doanh, 2021) Kết quả của những nghiêncứu này hỗ trợ lập luận rằng chuẩn chủ quan có thể ảnh hưởng tới thái độ đối với hànhvicủa một người.

H2(a) Chuẩn chủ quan có tác động tích cực tới thái độ đối với hành vi khởi sựkinhdoanh

Khởisựkinhdoanhlàmộtquátrìnhphứctạpvàđầytháchthức,baogồmnhữngbất ổn và rủi ro Để thành công, một người cần có kỹ năng, năng lực, sự tự tin và cácnguồnlựccầnthiếtđểđốiphóvớinhữngbấtổnvàkiểmsoátcáchoạtđộngkinhdoanh.Một người có cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi cao sẽ có đánh giá tích cực hơn vềkết quả thực hiện hành vi khởi sự kinh doanh (tức là thực hiện thành công hành độngkinh doanh) Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, đánh giá hành vi khởi sự kinh doanhcủa doanh nhân là niềm tin về kết quả mong đợi của hoạt động khởi sự kinh doanh

(tứclàniềmtinvềhànhvi),phảnánhtháiđộcủamộtngườiđốivớikhởisựkinhdoanhkinh doanh (Ajzen, 1991; 2005) Một người tin rằng hành động kinh doanh sẽ thành công(tức là kết quả tích cực) sẽ có thái độ thuận lợi trong việc thực hiện hành động kinhdoanh Nói cách khác, khi các kết quả của hành vi khởi sự kinh doanh được đánh giá làtíchcựchoặcđángmongđợi,ngườiđósẽcó mộttháiđộthuậnlợiđốivớihànhvikhởisựkinhdoanh.Điềunàyđượchỗtrợbởilýthuyếtkỳvọng(t heexpectancytheory),khikết quả của một hành vi được mong đợi, đánh giá hoặc thái độ tích cực sẽ được tạo ra(EaglyvàChaiken,1993;Feather,1982).Theonghĩanày,cảmnhậnkhảnăngkiểmsoáthành vi của một người càng cao, thì thái độ đối với hành vi khởi sự kinh doanh của họcàngtích cực vìkỳvọngkếtquảcàng cao (Misoskavàcộng sự,2016).

 Mối quan hệ giữa ý định, cảm nhận khả năng kiểm soát và hành vi khởisựkinhdoanh Ý định khởi sự kinh doanh được định nghĩa là việc cam kết bắt đầu một côngviệc kinh doanh mới (Krueger, 1993), và chúng đóng vai trò là tiền đề chính của hànhvi khởi sự kinh doanh Bất kỳ loại hành vi nào cũng bao gồm một loạt các hành độngđượcthựchiệnbởisựkếthợpcủacácsởthíchcánhânvàcácđiềukiệnbênngoài.VanGelderen và cộng sự (2008) đã áp dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch và chứng minhrằng ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên và hệ quả là hành vi khởi sự kinh doanhcủa họ được hình thành bởi thái độ của họ đối với khởi sự kinh doanh Nói cách khác,các hành vi nhằm mục đích bắt đầu một công việc kinh doanh mới là có chủ đích chứkhôngphảitựphátvàđượcquyếtđịnhbởitháiđộcủacánhân,phátsinhdokếtquảcủanhiều ảnh hưởng, chẳng hạn như đặc điểm cá nhân và các yếu tố tình huống (Ajzen,1991;Kruegervàcộngsự,2000).

Cácnghiêncứuthựcnghiệmtrướcđâytrongnhiềulĩnhvựckhácnhau,baogồmcả khởi sự kinh doanh, đã cung cấp các bằng chứng hỗ trợ khả năng dự đoán ý định vềhànhvi.Trongnghiêncứucủamình,ArmitagevàConner(2001)nhậnthấyrằngýđịnhgiải thích 27% sự khác biệt trong hành vi Một phân tích tổng hợp khác của Sheeran(2002) cũng cho thấy rằng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, ý định dự đoán trung bình28% phương sai của các hành vi tiếp theo.

Kautonen và cộng sự (2013) đã chứng minhtínhmạnhmẽvàphùhợpcủalýthuyết TPBtrongviệcdựđoáncácýđịnhkhởis ựkinh doanh và hành vi tiếp theo dựa trên dữ liệu khảo sát dọc Một vài nghiên cứu gầnđâycủaKautonenvàcộngsự(2015a,2015b);Shinnarvàcộngsự(2018);Shiroko va và cộng sự (2016) cũng cho thấy ý định là một yếu tố dự báo quan trọng về hành vikhởisựkinhdoanh.

Ngoài ý định, cảm nhận khả năng kiểm soát cũng có ảnh hưởng trực tiếp đếnhành vi Theo Ajzen (1991), ý định cùng với cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi cóthể dự đoán trực tiếp hành vi của một người Nói cách khác, khi giữ ý định không đổi,khả năng bắt đầu và hoàn thành hành vi của một người sẽ tăng lên theo cảm nhận khảnăng kiểm soát hành vi của họ Khi một người cảm nhận việc thực hiện hành vi là dễdàng, họ sẽ có nhiều động lực để thực hiện hành vi và khả năng bắt đầu hành vi sẽ caohơn.Trongnghiêncứucủamình,Ingramvàcộngsự(2000)pháthiệnrarằngcảmnhậnkhả năng kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi khởi sự kinh doanh Ngoài ra,Kautonenvàcộngsự(2013)nhậnthấyrằngcảmnhậnkhảnăngkiểmsoáttácđộngtrựctiếptớihành vinhiềuhơntácđộnggiántiếpcủanótớihànhvithôngquaýđịnh.

H3a.ÝđịnhkhởisựkinhdoanhcótácđộngtíchcựctớihànhvikhởisựkinhdoanhH3b.Cảm nhậnkhảnăngkiểmsoáthànhvicótácđộngtíchcựctớihànhvikhởi sựkinh doanh.

Vaitròcủacácyếutốcánhân

Kinh nghiệm kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình khởi sựkinhdoanhcủamộtngười(Singer,1995).Nhiềunghiêncứuđãchỉrarằngkinhnghiệmkinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành nhận thức của các doanh nhântiềm năng về khả năng và tính khả thi của khởi sự kinh doanh (Krueger và

Carsrud,1993;KruegervàBrazeal,1994;Zhangvàcộngsự,2014).Tácgiảchorằngkinhnghiệmkin h doanh của một người có thể điều tiết mối quan hệ ý định - hành vi khởi sự kinhdoanh từhai khía cạnh.

Thứ nhất, các sự kiện không lường trước là một trong những yếu tố cản trở mộtngười hành động theo ý định ban đầu của mình (Ajzen, 2020) Do đó, những bất ổntrong quá trình khởi sự kinh doanh có thể dẫn đến sự do dự và trì hoãn ý định, điều nàyrấtcóhạichohànhvicủadoanhnhân.Nhữngkhókhănnày(tứclàsựkhôngchắcchắn,phức tạp, khó lường trước) của quá trình khởi sự kinh doanh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đếnquátrìnhthựchiệnýđịnhhànhvicủamộtngười.Kinhnghiệmkinhdoanhsẽcungcấpcho các cá nhân thông tin và kiến thức thực tế để giúp họ làm quen tốt hơn với nhữngkhó khăn thường xảy ra trong quá trình khởi sự kinh doanh Từ đó nâng cao sự tự tincủahọ trongviệc giảiquyếtnhữngvấn đềnày trongcác doanhnghiệp tươnglai củahọ

(Barringer và cộng sự, 2005; Farmer và cộng sự, 2011) Vì vậy, khả năng thực hiện ýđịnhkhởi sự kinhdoanh của họ sẽ cao hơn.

Thứhai,kinhnghiệmkinhdoanhcungcấpchocáccánhânkiếnthứcvàkỹnăngthực tế liên quan đến các hoạt động kinh doanh trong tương lai của họ như tìm kiếmnguồn tài chính, phát triển sản phẩm/dịch vụ và thiết lập hoạt động (Carr và Sequeira,2007; Farmer và cộng sự, 2011; Eesley và Roberts, 2012), từ đó dẫn đến bí quyết kinhdoanh và trí tuệ thực tế cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp mới (Carr và Sequeira,2007; Morris và cộng sự, 2012) Với kiến thức và các kỹ năng này, các cá nhân có thểtrởnêntựtinhơnđểhoànthànhnhiệmvụkinhdoanhthựcsự.Khikếthợpvớikiếnthứclý thuyết thu được thông qua các khóa học khởi sự kinh doanh, họ sẽ có thể kiểm soátđượcnhiềuhơntrongcáchànhvikinhdoanhtrongtươnglaivàtừđónhậnthấymứcđộkiểm soát hành vi cao hơn đối với khởi sự kinh doanh và thúc đẩy chuyển đổi ý địnhthành hànhvi khởi sựkinh doanhthực tế.

H4 Kinh nghiệm kinh doanh điều tiết tích cực mối quan hệ giữa ý định và hànhvikhởisựkinhdoanh.Cónghĩa,vớinhữngngườicókinhnghiệmkinhdoanh,khảnăngthực hiện ý định khởi sự kinh doanh thành hành vi khởi sự kinh doanh thực tế cao hơnsovới nhữngngườikhôngcókinhnghiệmkinhdoanh.

Việc tiếp xúc trước với các doanh nhân, chẳng hạn như bố/mẹ, anh/chị/em ruộttự kinh doanh, được coi là yếu tố dự báo chính về hành vi khởi sự kinh doanh của mộtngười (Dunn và HoltzeEakin, 2000; Hout và Harvey, 2000; Krueger, 1993) Ví dụ, bốmẹ, với tư cách là chủ doanh nghiệp, có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệpkinh doanh của con cái họ bằng cách cung cấp mạng lưới quan hệ xã hội (bao gồm cácnhàcungcấp,đốitáckinhdoanh,kháchhàng,v.v.);nóicáchkhác,cáccánhâncóthamvọngtrởthà nhdoanhnhâncóthểhưởnglợitừmạnglướicủachamẹkhicốgắngthànhlập một doanh nghiệp mới (Laspita và cộng sự, 2012; Sứrensen, 2007) Điều này giúphọcómộtkhởiđầuthuậnlợitrongviệcchuyểnýđịnhthànhhànhvisovớinhữngngườicũng mong muốn trở thành doanh nhân nhưng không được hưởng lợi từ nhiều nguồnlực khác nhau xuất phát từ nền tảng kinh doanh của gia đình Hơn nữa, nền tảng kinhdoanh gia đình cũng cung cấp những hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh và quátrình ra quyết định (Mueller, 2006), giúp quá trình chuyển từ ý định sang hành vi khởisựkinhdoanhdễdànghơnvìnhữngcánhâncókiếnthứcnhưvậysẽítsợthất bạihơn.Thông thường, cha mẹ hỗ trợ con cái bằng cách chuyển vốn tài chính (Dunn vàHoltzeEakin,2000)vàtạocơhộiđểcóđượcvốnnhânlực(LentzvàLaband,1990).Kết quả là, có thêm nguồn lực do gia đình cung cấp, các doanh nhân tiềm năng có thể cảmthấy tự tin hơn về khả năng kiểm soát hành vi của họ vì các nguồn lực và cơ hội có sẵnở một mức độ nhất định xác định xác suất thành công của hành vi cũng như nhận thứccủacánhânvềcơhộithànhcôngcủahọ(Ajzen,2002).

Bên cạnh đó, lớn lên trong môi trường kinh doanh mang đến cơ hội học hỏi từcác bậc cha mẹ tự kinh doanh, những người đóng vai trò là hình mẫu (Aldrich và cộngsự, 1998; Chlosta và cộng sự, 2012) Điều này tạo ra niềm tin tích cực về khởi sự kinhdoanhvàhìnhthànhtháiđộthuậnlợikhithamgiavàocáchoạtđộngkinhdoanh,dođócó thể khiến các cá nhân không chỉ muốn trở thành doanh nhân mà còn thúc đẩy họkhông bỏ dở các sáng kiến khởi sự kinh doanh của mình một cách vô thời hạn.

Ngoàisựhỗtrợcácnguồnlựccầnthiếtchokhởisựkinhdoanh,cácgiađìnhcónềntảngkinhdoanh còn có khả năng hỗ trợ về mặt tinh thần cho các sáng kiến kinh doanh của concái, tức là chấp thuận lựa chọn nghề nghiệp kinh doanh của con họ Bằng chứng chothấy rằng các cá nhân nhận được sự hỗ trợ từ người thân và các mối quan hệ xã hội củahọ có nhiều khả năng chuyển đổi ý định kinh doanh thành các hoạt động khởi sự kinhdoanh(Zanakisvàcộngsự,2012).Nềntảngkinhdoanhcủagiađìnhcóthểgiúpmộtcánhân có mạng lưới quan hệ hỗ trợ và sự tự tin vào năng lực kinh doanh cao, do đó cóthểlàmtăng ýđịnh vàhành vikhởi sựkinhdoanhcủahọ(Sequeiravàcộngsự,2007).

H5 Nền tảng kinh doanh gia đình điều tiết tích cực mối quan hệ giữa ý định vàhànhvikhởisựkinhdoanh.Cónghĩa,vớinhữngngườicónềntảngkinhdoanhgiađình,khảnăngthựchi ệnýđịnhkhởisựkinhdoanhthànhhànhvikhởisựkinhdoanhthựctếcaohơnsovới nhữngngườikhôngcónền tảngkinhdoanhgiađình.

Vìquátrìnhkhởisựkinhdoanhdựatrênviệcchấpnhậnrủirovàsựkhôngchắcchắn, nênCaliendo và cộng sự (2009) cho ra rằng nhận thức của mỗi cá nhân về lo sợthất bại được coi là một yếu tố mạnh mẽ ngăn cản các cá nhân thực hiện hành vi khởisự kinh doanh Liu và cộng sự (2011) cũng lập luận rằng một số doanh nhân tiềm năngsẽ không thực hiện hành vi khởi sự kinh doanh vì họ sợ những rủi ro khác nhau do thấtbại trong kinh doanh Khởi sự kinh doanh không chỉ cần huy động vốn, nhân lực vàtrang thiết bị trong giai đoạn chuẩn bị mà còn phải đối mặt với nhiều thách thức vàkhủng hoảng bất cứ lúc nào Sau khi xem xét khả năng và nguy cơ thất bại có thể xảyra,sốngườithựcsựkhởisựkinhdoanhcóthểsẽgiảmđirấtnhiều.Mứcđộchuyểnđổitừýđịnhk hởisựkinhdoanhthànhhànhvithựctếđượccholàkhácnhautùythuộcvào mức độ lo sợ thất bại của doanh nhân là cao hay thấp Sự sợ hãi thất bại của các doanhnhân tương ứng với sự ngại rủi ro (Cacciotti và cộng sự, 2016) Van Gelderen và cộngsự (2015) cho rằng các doanh nhân đầy tham vọng có thể gặp khó khăn khi thực hiệncác hành vi cần thiết để tạo ra một doanh nghiệp mới nếu họ nhận thấy họ không thíchrủirokhithựchiệnnhữnghànhvinày.

Trở thành doanh nhân là một quyết định lựa chọn nghề nghiệp ảnh hưởng tớitươnglaicủamộtngười.Vìvậy,mộtkhithấtbại,cóthểhọkhôngnhữngkhôngthểduytrì mức sống ban đầu mà còn rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan Điều này vô hìnhchungsẽlàmtrìhoãnhoặcgáclạinhữngýtưởngkhởisựkinhdoanhcủahọ.Losợthấtbại khiến mọi người có thái độ cẩn thận hơn khi thực hiện ý định khởi sự kinh doanh(Van Gelderen và cộng sự, 2015) Do đó, lo sợ thất bại của các doanh nhân làm giảmkhả năng các thực hiện các kế hoạch và ý định ban đầu của họ thành các hành vi khởisựkinhdoanhthựctế(Wennbergvàcộngsự,2013).Welpevàcộngsự(2012)cũngchorằnglosợt hấtbạilàm chocácdoanhnhânthậntrọngvàtránhnéthựchiệnýđịnhkhởisựkinhdoanhcủamình.Mứcđộlosợ thấtbạingàycaosẽlàmgiảmkhảnăngthựchiệnýđịnhkhởisựkinhdoanh,trongkhimứcđộlosợthất bạithấpsẽkíchthíchmộtngườinhanh chóng biến các ý định đó thành hành vi khởi sự kinh doanh thực tế (Koellingervàcộng sự,2013).

Dựatrênnhữnglậpluậnnày,tácgiảchorằngmốiliênhệgiữaýđịnhvàhànhvikhởi sự kinh doanh có thể bị suy yếu do lo sợ thất bại Nói cách khác, mối tương quangiữa ý định và hành vi khởi sự kinh doanh sẽ yếu khi doanh nhân có mức độ lo sợ thấtbại cao Giảthuyết sau đượcđưara:

H6 Lo sợ thất bại điều tiết tiêu cực mối quan hệ giữa ý định và hành vi khởi sựkinh doanh Có nghĩa, mức độ lo sợ thất bại cao làm giảm tác động của ý định khởi sựkinhdoanhtớihànhvikhởisựkinhdoanhthựctế,ngượclại,mứcđộlosợthấtbạithấpgiúptăngtác độngcủaýđịnhkhởisựkinhdoanhtớihànhvikhởisựkinhdoanh.

Sựhốitiếcđoánđịnhcóthểhoạtđộngnhưmộtyếutốthúcđẩycáccánhânthamgiavàohànhvik hởisựkinhdoanh(Roese,2005).Nhữngcánhâncóýđịnhkinhdoanhcao đồng thời cảm thấy việc không thực hiện khởi sự kinh doanh là điều đáng tiếc sẽtham gia vào hành vi khởi sự kinh doanh thực tế để điều chỉnh và tránh gặp phải nhữnghối tiếc trong tương lai (Hatak và Snellman, 2017) Mặt khác, những cá nhân có ý địnhbắt đầu kinh doanh trong tương lai nhưng không cảm thấy sẽ hối tiếc nếu không thựchiệnđượcsẽítcókhảnăngbiếnýđịnhcủahọthànhhànhvithựctế,ítnhấtlàtrong ngắnhạn.Điềunàycóthểgiảithíchlàdođộngcơđểhầuhếtcácdoanhnhântiềmnăngthực hiện hành vi khởi sự kinh doanh là để ngăn chặn sự hối tiếc có thể phát sinh dokhông hành động (Hatak và Snellman, 2017), vì vậy những cá nhân như vậy sẽ khôngcó động lực mạnh mẽ để điều chỉnh hành vi của họ bằng cách thực hiện các hành độngcần thiết để bắt đầu khởi sự kinh doanh Có thể nói rằng sự hối tiếc vì không đưa kếhoạch khởi sự kinh doanh thành hiện thực là một cảm xúc tiêu cực có thể thay đổi Sựhối tiếc đoán định có thể làm cho các cá nhân điều chỉnh hành vi của họ Lập luận nàytập trung vào niềm tin rằng các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh như mộtphươngtiệnđểđiềuchỉnhtrạngtháicảmxúccủahọ,đểnuôidưỡngnhữngcảmxúctíchcực và tránh những cảm xúc tiêu cực (Cardon và cộng sự, 2012; Hatak và Snellman,2017).Dođó,nghiêncứunàyđưaragiảthuyếtrằngsựhốitiếcđoánđịnhsẽđiềuchỉnhmốiqu anhệgiữaýđịnhvàhànhvikhởisựkinhdoanh.

H7 Sự hối tiếc đoán định điều tiết tích cực mối quan hệ giữa ý định và hành vikhởi sự kinh doanh Có nghĩa với những người có sự hối tiếc đoán định cao, khả năngthực hiện ý định khởi sự kinh doanh thành hành vi khởi sự kinh doanh thực tế cao hơnsovới nhữngngườicósựhốitiếcđoánđịnh thấp.

Những cá nhân có tính cách chủ động liên tục tìm kiếm cơ hội (Chipeta, 2015)vàchủđộngcảithiệnnhữngthứảnhhưởngđếnsựthayđổimôitrường,đồngthờikhôngchờ đợi thông tin và cơ hội dành cho họ (Ng và Feldman, 2013) Họ có khả năng thựchiện các nhiệm vụ bên ngoài vùng an toàn của họ Bakker và cộng sự (2012) cho rằngthay vì để bản thân bị định hình bởi môi trường xung quanh, các cá nhân có tính cáchchủ động luôn cố gắng tìm các biện pháp để thay đổi hoàn cảnh của họ, tham gia vàoquátrìnhtìmkiếmchiếnlược,ngănngừacácvấnđềtiềmẩnvàkiêntrìchođếnkhixảyrathayđổiđ ángkểtrongviệcđạtđượcmụctiêucủahọ(Parkervàcộngsự,2010).Mộtthái độ như vậy đặc biệt quan trọng đối với việc chuyển các ý định kinh doanh thànhhành vi thực tế, vì nhiều người không biến ý tưởng kinh doanh của họ thành công việckhởi sự kinh doanh thực tế do một số thách thức về môi trường (Griffiths và cộng sự,2013; Van Gelderen và cộng sự, 2015) Điều này là do bất kể những thách thức liênquanđếnkhởisựkinhdoanhlàgì,nhữngcánhâncótínhcáchchủđộngsẽcónhiềukhảnăng thúc đẩy hành vi khởi sự kinh doanh vì họ tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng củamình để vượt qua những thách thức do môi trường đặt ra (Bateman và Crant, 1993;Fuller và cộng sự, 2006) Do đó, thay vì trì hoãn hoặc từ bỏ ý định khởi sự kinh doanhkhi đối mặt với các thách thức, những người có tính cách chủ động có khả năng vượtquaràocảnnàyvìhọcókhuynhhướngthựchiệncáchànhđộngtrongkếhoạchcủ a mình, không phân biệt các loại rào cản Từ những lập luận trên, luận án này đưa ra giảthuyết rằng tính cách chủ động sẽ điều tiết tích cực mối quan hệ giữa ý định và hành vikhởisựkinh doanh.

H8 Tính cách chủ động điều tiết tích cực mối quan hệ giữa ý định và hành vikhởi sự kinh doanh Có nghĩa với những người có tính cách chủ động, khả năng thựchiệnýđịnhkhởisựkinhdoanhthànhhànhvikhởisựkinhdoanhthựctếcaohơnsovớinhữngngư ờikhôngcótínhcáchchủđộng.

Vaitròcủacácyếutốbốicảnh

Trongluậnánnàytácgiảchorằnggiáodục/đàotạokhởisựkinhdoanhđóngvaitrò như yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân hành động theo ý định khởi sựkinhdoanhbanđầucủahọ.Thứnhất,dướigócnhìnnhậnthứctrongcácnghiêncứuvềhànhvicủa doanhnhân,cáccánhânthườnghànhđộngtheomụctiêucủahọ(AjzenvàFishbein,2005;Krueger,2 000).Liệuýđịnhkhởisựkinhdoanhcủamộtcánhâncóthểchuyểnthànhhànhvithựctếhaykhôngcót hểphụthuộcvàoviệchọtiếpthukiếnthứctừcácchươngtrìnhgiáodụcvềkhởisựkinhdoanhnhưthế nào(Shirokovavàcộngsự,2016).Trongkhởisựkinhdoanh,cáccánhânhànhxửtheocáchdoanhnh ânkhôngchỉđể đạt được mục tiêu của họ mà còn sử dụng kiến thức kinh doanh của họ, những gì họcóđượctừchươngtrìnhđàotạodoanhnhân,trongcuộcsốngkinhdoanhthựctế(Hassanvà cộng sự, 2020).

Do đó, nếu những cá nhân này nhận thấy rằng họ có thể thực hiệnnhững kiến thức được truyền đạt về giáo dục/ đào tạo khởi sự kinh doanh, thì họ có thểthực hiện hành vi phù hợp với ý định kinh doanh của họ.Thứ hai, một cá nhân có thểmuốn chọn sự nghiệp kinh doanh vì nó có thể mang lại nhiều lợi ích hơn những ngườikhác (Meoli và cộng sự, 2020) Các cá nhân có thể nhận thức được những lợi ích củaviệc trở thành doanh nhân khi đăng ký tham gia các chương trình giáo dục doanh nhân,chẳnghạnnhưtínhlinhhoạtvềthờigian,tạoracủacảichobảnthânvàtạoratácđộngxã hội, v.v Do đó, khi các cá nhân tự tin rằng họ có thể tận dụng lợi thế của hoạt độngkinhdoanh,họcónhiềukhảnănghànhđộngphùhợpvớiýđịnhkhởisựkinhdoanhcủahọ.Thứ ba,đối với một số hành vi nhất định, ý định có thể được chuyển thành hành vithực tế được xác định bằng cách liệu các cá nhân có thể nhớ lại ý định và động cơ củahọ hay không(Ajzen và Fishbein, 2005) Vì vậy, một trường hợp tương tự cũng đượcmongđợitronglĩnhvựckhởisựkinhdoanh.Trongtrườnghợpnày,giáodục/đàotạokhởisự kinhdoanhđóngvaitrònhưmộtchấtxúctácgiúpnhắcnhởcáccánhânvềýđịnh hànhvivàtháiđộcủahọđốivớikhởisựkinhdoanh,từđógiúpthúcđẩyhọthựchiệnhànhviphùhợp vớiýđịnhđãhìnhthànhtrướcđócủahọ(AjzenvàFishbein,2005).

H9 Giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh điều tiết tích cực mối quan hệ ý định -hànhvikhởisựkinhdoanh.

 Môitrườngkhởisựkinhdoanh Ý định hành vi của một người có thể thay đổi vì nhiều lý do, tuy nhiên sự thayđổi này phần nhiều là do tác động của các yếu tố khác ngoài yếu tố thời gian (Kuhl vàBeckmann,1985).Vôsốcácsựkiệnkhônglườngtrướcđượcvàđôikhikhôngthểlườngtrướcđượccót hểphávỡhoặcthúcđẩymốiquanhệýđịnh-hànhvi.Quátrìnhchuyểnđổi ý định - hành vi có thể phụ thuộc vào đặc thù của môi trường vĩ mô và các yếu tốvănhóa.Việctạodoanhnghiệpmớidiễnraởcấpđộcánhân,tuynhiên,tínhkhảthicủaviệcraquyếtđịn hđốithànhlậpdoanhnghiệpđềunằmtrongmộtmatrậnphứctạpgồmcác đặc điểm nhận thức và môi trường xung quanh (Baumol, 1990) Vì vậy, trong luậnán này, tác giả cho rằng môi trường khởi sự kinh doanh có tác động điều tiết tới mốiquanhệýđịnh-hànhvikhởisựkinhdoanh.

Yếutốđầutiêntrongmôitrườngkhởisựkinhdoanhlàmôitrườngcơchếchínhsáchcủachín hphủbaogồmluật,quyđịnhvàchínhsáchcủachínhphủnhằmhỗtrợcácdoanh nghiệp mới, giảm rủi ro cho các cá nhân thành lập công ty mới và tạo điều kiệnthuận lợi cho các nỗ lực của các doanh nhân để có được nguồn lực (Busenitz và cộngsự, 2000) Yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình khởi sự kinh doanh thông qua các biệnpháp chính sách khác nhau (Lim và cộng sự, 2010).

Nhiều nghiên cứu đã chứng minhrằngcơchếchínhsáchcóảnhhưởngtrựctiếptớiýđịnhkhởisựkinhdoanh(UrbanovàAlvarez, 2014; Luthje và Franke, 2003) Tuy nhiên, cơ chế chính sách cũng có thể điềutiết mối quan hệ ý định - hành vi Baumol và cộng sự (2009) khẳng định rằng các quyđịnh,chínhsáchthânthiệnvớidoanhnhâncóthểđủđểhạthấpcácràocảnvànângcaolòng tin của một cá nhân về khả năng thực hiện các nhiệm vụ cần thiết để thành lậpdoanh nghiệp mới, từ đó thúc đẩy một người không bỏ dở ý định khởi sự kinh doanhcủamình.Cơchếchínhsáchhỗtrợkhởisựkinhdoanhđượccoinhưlàyếutốkíchhoạtý định, khiến một người thực hiện hành vi khởi sự kinh doanh theo ý định ban đầu củahọ.Mộtcánhânmặcdùcóthểcóýđịnhkhởisựkinhdoanhnhưngnếuhọcócảmnhậnrằngcơchếch ínhsáchcủachínhphủthựcsựchưahỗtrợhọkhởisự(vídụkhóxingiấyphép kinh doanh, khó khăn trong tiếp cận nguồn ) họ sẽ do dự và trì hoãn thực hiện ýđịnhnày.Ngượclại,khicảmnhậnđượcnhữngchínhsáchhỗtrợcủachínhphủ(nhưdễ dàng tiếp cận nguồn vốn, thủ tục hành chính đơn giản, có các dự án thúc đẩy,…), họ sẽcảm thấy dễ dàng hơn trong việc thực hiện hành vi khởi sự kinh doanh, từ đó khả năngchuyểnđổi ý định thành hànhvi thực tế cũng cao hơn.

Môi trường văn hoá và xã hội về kinh doanh là yếu tố thứ hai trong môi trườngkhởi sự kinh doanh, đo lường mức độ mà người dân của một quốc gia ngưỡng mộ hoạtđộng kinh doanh và coi trọng tư duy sáng tạo và đổi mới (Busenitz và cộng sự, 2000).Ở một số quốc gia, doanh nhân là một nghề nghiệp được ngưỡng mộ nhưng ở một vàiquốc gia khác thì không (Busenitz và cộng sự, 2000; Dana, 1987) Môi trường văn hoávà xã hội về kinh doanh phản ánh tình trạng chung và sự tôn trọng đối với các doanhnhân và liệu mọi người có coi rằng khởi sự kinh doanh là một lựa chọn nghề nghiệpđáng mơ ước hay không Môi trường văn hoá và xã hội về kinh doanh ảnh hưởng đếnmối quan hệ giữa ý định và hành vi kinh doanh của cá nhân bằng việc đánh giá giá trịxã hội của khởi sự kinh doanh và nhu cầu khởi sự kinh doanh của xã hội Khi sự côngnhận của xã hội đối với khởi sự kinh doanh thấp, các doanh nhân thường không đượckhen ngợi và khuyến khích tích cực, thậm chí bị coi là những cá nhân tiêu cực và sựnghiệp kinh doanh của họ thường bị thiệt thòi (Bruton và cộng sự, 2008) Vì vậy, ngaycả khi cá nhân có ý định khởi sự kinh doanh cao, họ cũng có thể sẽ phải đối mặt vớinhữngvấnđềvềdưluậnxãhộiđểthựchiệncáchoạtvikhởisựkinhdoanhthựctế.Khixã hội công nhận khởi sự kinh doanh ở một mức độ cao hơn, xã hội nhấn mạnh giá trịcủaviệctựsángtạovàđổimới,khởisựkinhdoanhtrởthànhmộtlựachọnnghềnghiệplýtưởng.Nhữ ngcánhâncóýđịnhkhởisựkinhdoanhsẽcóđộnglựcđểthựchiệnhànhviphùhợpvới định hướng khởi sự kinhdoanh củaxã hội.

Khía cạnh môi trường nhận thức kinh doanh là yếu tố cuối cùng, bao gồm kiếnthức và kỹ năng mà người dân ở một quốc gia sở hữu liên quan đến việc thành lập vàvận hành một doanh nghiệp mới (Busenitz và cộng sự, 2000) Nhận thức và niềm tinchủ quan của cá nhân có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh (Arenius vàMinniti,2005),vídụ,nhậnthứcvềkiếnthứcvàkỹnăngcótácđộngđếnviệcnhậnbiếtvà khai thác cơ hội kinh doanh (Kirzner, 1973; Shane, 2000), từ đó ảnh hưởng tới việcthực hiện hành vi khởi sự kinh doanh của một người Cụ thể, trình độ kỹ thuật và kỹnăngkinhdoanhthấpcóthểngăncảncácdoanhnhânbắtđầumộtcôngviệckinhdoanhmới (Davidsson, 1991; Gnyawali và Fogel, 1994), giảm khả năng chuyển đổi ý địnhthành hành vi khởi sự kinh doanh thực tế Do đó, các cá nhân có thể có xu hướng khởisựkinhdoanhnếuhọcócáckỹnăngcầnthiết(AreniusvàMinniti,2005;DavidssonvàHonig,2003).Môitrườngnhậnthứckinhdoanhởmỗiquốcgialàkhácnhau.Ởmộtsốquốcgiakháccómôitrư ờngnhậnthứckinhdoanhthấp,mọingườicóthểchỉbiếtcác bước cơ bản cần thiết để bắt đầu và vận hành một doanh nghiệp mới (Manolova vàcộng sự, 2008), vì vậy họ sẽ không đủ tự tin để thực hiện hành vi khởi sự kinh doanhmặc dù có ý định khởi sự kinh doanh Ngược lại, ở các quốc gia có môi trường nhậnthứckinhdoanhcao,nơikiếnthứcvềcácbướckhácnhauliênquanđếnviệctạ oramột doanh nghiệp mới được phát triển cao, mọi người sẽ tự tin hơn về khả năng kiểmsoát hành vi của họ, từ đó có nhiều khả năng chuyển ý định thành hành vi khởi sự kinhdoanhthựctế.

H10a Môi trường cơ chế chính sách của chính phủ điều tiết tích cực mối quanhệýđịnh- hànhvikhởisựkinhdoanh.Cónghĩa,khimôitrườngcơchếchínhsáchcủachínhphủhỗtrợhoạtđộngk hởisựkinhdoanh,khảnăngchuyểnđổiýđịnhkhởisựkinhdoanhthànhhànhvikhởisựkinhdoanhthực tếcủamột ngườisẽcao hơn.

H10b.Môitrườngvănhoáxãhộivềkinhdoanhđiềutiếttíchcựcmốiquanhệýđịnh - hành vi khởi sự kinh doanh Có nghĩa, khi môi trường văn hoá xã hội về kinhdoanh là tích cực, khả năng chuyển đổi ý định khởi sự kinh doanh thành hành vi khởisựkinh doanhthựctếcủamộtngườisẽcao hơn.

-hànhvikhởisựkinhdoanh.Cónghĩa,khimôitrườngnhậnthứcvềkinhdoanhlàtíchcực, khả năng chuyển đổi ý định khởi sự kinh doanh thành hành vi khởi sự kinh doanhthựctếcủa mộtngườisẽcao hơn.

Chương 2 trình bày cơ sở xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu của luậnán Từ khoảng trống nghiên cứu được xác định ở chương 1, tác giả mở rộng mô hìnhTPB bằng việc xem xét vai trò của các nhóm yếu tố cá nhân và yếu tố bối cảnh trongmốiquanhệýđịnh-hànhvi.Vềbảnchất,việcđềxuấtmôhìnhnghiêncứunàylàviệcphát triển mô hình nghiên cứu dựa trên mô lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) bằngcách bổ sung thêm các yếu tố mới vào mô hình này bao gồm: (1) kinh nghiệm kinhdoanh,(2)nềntảngkinhdoanhcủagiađình, (3)losợthấtbại,(4)sựhốitiếcđoánđịnh,

(5) tính cách chủ động, (6) cảm nhận giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh và (7) môitrườngkhởisựkinhdoanh.Nộidungcácyếutốvàmốiliênhệgiữacácyếutốđềuđượctrìnhbày cụ thể trongchương này.

Thiếtkếnghiêncứu

Phươngphápnghiêncứu

Trongluậnánnày,tácgiảxácđịnhnghiêncứuđịnhlượnglàphươngphápnghiêncứuđượcsửdụn gđểphântíchdữliệunghiêncứu.Mộtnghiêncứucóthểđượcthiếtkếtheophươngphápđịnhtínhhoặ cđịnhlượnghoặckếthợpcảhaiphươngpháp.Sựkhácbiệt giữa hai cách tiếp cận này về bản chất là do sự khác nhau về dữ liệu sử dụng trongnghiêncứu.Nghiêncứuđịnhtínhđượcsửdụngđốivớidữliệumềmthểhiệnấntượng,từ,câu,ảnh vàbiểutượng,trongkhinghiêncứuđịnhlượngphùhợpvớidữliệucứngởdạngsố(Neuman,2003).

Tác giả cho rằng phương pháp nghiên cứu định lượng là phù hợp cho luận ánnày Đầu tiên, phương pháp định lượng cung cấp phân tích tuyệt vời để kiểm tra một lýthuyết về mặt giả thuyết (Creswell, 2009; Maxwell và Delaney, 2004) Trong luận ánnày, để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, tác giả cần kiểm tra mô hình nghiên cứuthông qua dữ liệu sơ cấp thu thập bằng các công cụ khảo sát Dữ liệu số được sử dụngđể xác định mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu Theo Creswell (2009, trang 2),nghiên cứu định lượng “là một cuộc điều tra về một vấn đề xã hội hoặc con người, dựatrên việc kiểm tra một lý thuyết bao gồm các biến số, được đo bằng các con số và phântích bằng các thủ tục thống kê, để xác định xem liệu khả năng dự đoán của lý thuyết cóđúnghaykhông”.Thứhai,bằngcáchthựchiệnmộtnghiêncứuđịnhlượng,luậnánnàysẽcungcấpnh ữngdữliệuthựcnghiệmcógiátrịvềýđịnh,hànhvikhởisựkinhdoanhcủahọcviêncaohọctạiViệtN amvàđưaranhữngýnghĩaquantrọngđốivớiviệcthúcđẩy hoạt động khởi sự kinh doanh của học viên cao học ViệtNam Dựa trên những lýdotrên, thiết kếnghiên cứu địnhlượnglà phù hợp choluận ánnày.

Quytrìnhnghiêncứu

Quytrìnhnghiêncứucủaluậnánđượcthểhiệnởhình3.1vàđượcthựchiệnqua3 giai đoạn: (1) Xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo, (2) nghiên cứu định lượngsơbộ,(3)nghiêncứuđịnhlượngchínhthức.

- Giai đoạn 1:Sau khi tổng quan các nghiên cứu trước và chỉ ra khoảng trốngnghiên cứu, tác giả xem xét các lý thuyết liên quan và lựa chọn lý thuyết hành vi có kếhoạch(TPB)làmlýthuyếtnềntảngchonghiêncứucủamình.Từđó,tácgiảbổsung một vài biến số để lấp đầy khoảng trống đã được chỉ ra và xây dựng mô hình nghiêncứu Các thang đo của mỗi yếu tố cũng được xác định ở giai đoạn này Toàn bộ cácthang đo sử dụng trong luận án đều được kế thừa từ các nghiên cứu trước Đầu tiên, tácgiả dịch các thang đo từ ngôn ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt, sau đó bản dịch này đượcdịch ngược lại sang tiếng Anh nhằm đảm bảo ý nghĩa của các thang đo không bị thayđổi khi chuyển ngữ Hai lần dịch này được thực hiện độc lập bởi 02 chuyên gia tiếngAnh có kinh nghiệm trong lĩnh vực Kinh tế và Quản trị kinh doanh Sau khi các thangđođược chuyển ngữ, tác giả tiến hành xâydựng phiếukhảo sát sơ bộ.

- Giaiđoạn2:Saukhixâydựngxongphiếukhảosátsơbộ,tácgiảtiếnhànhkhảosát thử nghiệm để thực hiện đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các khái niệm sử dụng trongmô hình nghiên cứu Kết quả đánh giá sơ bộ giúp tác giả hoàn thiện thang đo, bảng hỏikhảosátvàmôhìnhnghiêncứutrướckhitiếnhànhnghiêncứuchínhthức.PhươngphápphântíchhệsốC ronbach’sAlphavàphântíchyếutốkhámphá(EFA)đượcsửdụngđểkiểm tra sơ bộ độ tin cậy và tính giá trị của các khái niệm Các biến quan sát có hệ sốtươngquangiữabiếnvàtổng(item- totalcorrelation)dưới0.3trongphântíchCrobanch’sAlphasẽbịloạibỏ.Tiếptheo,cácbiếnquans átcótrọngsố(factorloading)nhỏ hơn 0.5 trong phân tích EFA tiếp tục bị loại bỏ và kiểm tra tổng phương trích (≥50%) Các biến còn lại sẽ được đưa vào phiếu điều tra chính thức phục vụ cho nghiêncứu định lượng chính thức Tác giả gửi 300 phiếu khảo sát sơ bộ đến học viên cao họccáctrườngđạihọctạiHàNộivàthuvềđược274phiếu.Saukhiloạibỏcácphiếukhảosátkhôngh ợplệ,sốphiếucuốicùngthuđượclà258phiếu.Kếtquảphântíchsơbộchothấy về cơ bản phiếu điều tra được chấp nhận, các thang đo đảm bảo độ tin cậy và tínhgiátrị.Tuynhiên,mộtsốbiếnquansátbịphảnánhlàcòndài,khôngrõývìvậytácgiảtiếnhành điều chỉnhlần nữa đểngữ nghĩa thangđođượcrõrànghơn.

- Giai đoạn 3:Sau khi xác định thang đo chính thức, tác giả tiến hành xây dựngphiếu điều tra và thực hiện khảo sát chính thức tại các trường đại học trên cả ba miềnViệtNam.Dựatrêndữliệuthuthậpđược,tácgiảsửdụngphầnmềmSPSSvàAMOS20.0đểthựchiệncácphântíchthốngkêgồm:kiểmđịnhCronbach’sAlphavàphântíchyếutốkhámphá(EFA)nhằmđánhgiálạiđộtincậycácthangđotrongmôhìnhnghiêncứu Tiếp theo, các thang đo này tiếp tục được kiểm định bằng phương pháp phân tíchyếu tố khẳng định (CFA) Các biến quan sát có trọng số chuẩn hoá nhỏ hơn 0.5 sẽ bịloại Trong bước này, giá trị hội tụ, tính đơn hướng và giá trị phân biệt cũng được kiểmđịnh Sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát đạt yêu cầu sẽ được sử dụng đểkiểmđịnhmôhìnhlýthuyếtvàgiátrịliênhệlýthuyết.Môhìnhcấutrúctuyếntính

Tổngquannghiê n cứu vàcơsởlýthuyết Thangđonháp Phiếu khảosátsơ bộ

Alpha Kiểm tra sơ bộ hệ số tương quan biến tổng, kiểm trahệsố Cronbach’sAlpha

Phiếuk hả o s á t c hính thức Nghiên cứu địnhlượngchínhthức

Alpha Kiểm tra chính thức hệ số tương quan biến tổng,kiểmtrahệsốCronbach’sAlpha

Thangđo

Như đã trình bày trong chương 2, mô hình nghiên cứu của luận án bao gồm 14yếu tố (hành vi khởi sự kinh doanh, ý định khởi sự kinh doanh, thái độ đối với hành vikhởi sự kinh doanh, chuẩn chủ quan, cảm nhận khả năng kiểm soát, giáo dục/đào tạokhởi sự, kinh nghiệm kinh doanh, nền tảng kinh doanh gia đình, lo sợ thất bại, tính chủđộng, sự hối tiếc đoán định, môi trường cơ chế chính sách của chính phủ, môi trườngvăn hoá và xã hội về kinh doanh và môi trường nhận thức kinh doanh) Trong nghiêncứu này, phần lớn các biến đo lường mức độ “cảm nhận” Cảm nhận được coi là cấutrúccủanhậnthức,haysựphảnánhnhậnthứccủamộtngườivềmôitrườngxungquanh,đượchìnht hànhquagócnhìncủamỗicángườivàđượcxửlýtiếpnhậnmộtcáchphứctạpcủanãobộ.Chínhvìv ậy,thangđocácbiếncảmnhậncósựliênhệchặtchẽtớiđặctính tự nhiên vô hình của ý định khởi sự kinh doanh, và đã được kiểm định chặt chẽtrongnhiềunghiờncứutrướcđõy (Liủỏnvà cộngsự,2011).

Trong 14 yếu tố của mô hình nghiên cứu, nền tảng gia đình là một biến giả nhậngiá trị bằng 1 nếu ít nhất một trong số bố/mẹ, anh/chị/em ruột của học viên cao học làdoanh nhân và 0 nếu không có ai là doanh nhân; kinh nghiệm kinh doanh của học viêncaohọccũnglàmộtbiếngiảđượcmãhóalà0nếuhọcviêncaohọcchưacókinhnghiệmkinh doanh và là 1 nếu học viên cao học đã có kinh nghiệm kinh doanh 12 yếu tố cònlại được đo lường bằng thang đo đa quan sát (multiple-item scales) được kế thừa từ cácnghiên cứu trước và có sự điều chỉnh nhằm phù hợp với điều kiện thực tế. Toàn bộ 12yếu tố này được đo bằng thang đo Likert với thang điểm đánh giá từ 1 (hoàn toànkhôngđồngý)tới7(hoàntoànđồngý).Nộidungtừngthangđođượctácgiảtr ìnhbàychitiếtdướiđây.

Như đã trình bày ở Chương 2, hành vi khởi sự kinh doanh (EB) phản ánh cáchoạt động khởi sự kinh doanh mà một người đã thực hiện trên con đường khởi sự kinhdoanh mới Vì vậy, thang đo hành vi khởi sự kinh doanh phải bao gồm các biến đánhgiá những nội dung nêu trên Mặc dù thang đo được phát triển bởi Gieure và cộng sự(2020) đã được kiểm định và công bố tại tạp chí danh tiếng Journal ofBusinessResearch, thang đo này cũng đã được đánh giá tính hội tụ và giá trị phân biệt trong mộtsốnghiêncứugầnđây(vídụ:Duongvàcộngsự,2022;Levàcộngsự,2021).Tuynhiên,

Meoli và cộng sự (2020) cho rằng thang đo phản ánh hành vi khởi sự kinh doanh cầnphảnánhchínhxáchơncáchànhviliênquantớiviệckhởisự(tạolập)mộtdoanhnghiệpmới,vídụn hưđãpháttriểnmộtbảnkếhoạchkinhdoanhhayđãnghiêncứuthịtrường.Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng thang đo “hành vi khởi sự kinh doanh” khôngnênchỉsửdụngcâuhỏiđơn(asiglequestion),vídụnhưbạnđãkhởisựkinhdoanhhaychưa?(Đã/ Chưa),bởinókhócóthểphánánhchínhxácđượchànhvikhởisựkinhdoanhcủamộtngườinàođóvàcóth ểdẫntớisaisố(bias)trongquátrìnhphântích.Ngoàira,Duong và cộng sự (2022) cũng nhấn mạnh rằng thang đo

“hành vi khởi sự kinh doanh”củaGieurevàcộngsự(2020)nênđượcđiềuchỉnhtrongnhữngnghiêncứusau(furtherresearch) cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu cụ thể, ngôn ngữ được sử dụng và phảnánhchínhxáchơnhànhvitạolậpmộtdoanhnghiệpmới.Vìvậy,trongnghiêncứunày,tác giả ngoài việc kế thừa và điều chỉnh thang đo đo lường hành vi khởi sự kinh doanhtừ nghiên cứu của Gieure và cộng sự (2020), tác giả đã tiếp cận theo góc nhìn và địnhnghĩa của Shirokova và cộng sự (2016) để đo lường biến phụ thuộc “hành vi khởi sựkinh doanh” trong luận án này Thang đo này bao gồm 7 biến quan sát, ký hiệu từ EB1đếnEB7 (bảng3.1).

EB1 Tôi đã tích luỹ kinh nghiệm trong việc bắt đầu các dự ánkinh doanhmới hoặc khởi sựkinh doanh

EB2 Tôi đã phát triển một kế hoạch kinh doanhEB3

EB5 Tôiđã đầutư vàomộtsố hoạt độngkinhdoanh

Tôi đã thiết lập mối quan hệ xã hội có thể thúc đẩy hoạtđộng kinhdoanh của tôi

Nhiềunghiêncứutrướcđâyđãchứngminhrằngýđịnhkhởisựkinhdoanh(EI)làmộtyếutốđángt incậydựbáohànhvikhởisựkinhdoanh(Kruegervàcộngsự,2000).

Có rất nhiều thang đo được các nghiên cứu phát triển để đo lường ý định khởi sự kinhdoanh, tuy nhiên nhìn chung tất cả các thang đo này đều nhằm đo lường khả năng mộtngười sẽ tham gia vào hoạt động khởi sự kinh doanh vào một thời điểm nào đó trongtương lai (Kolvereid và Isaksen, 2006; Autio và cộng sự, 2001) Luận án kế thừa thangđoýđịnhkhởisựkinhdoanhtừnghiờncứucủaLiủỏnvàChen(2009).Đõylàthangđođóđược chứngminhcóđộtincậycaotrongnhiềunghiêncứutrướcđây(Tsaivàcộngsự,2016).Thangđonàybao gồm6biếnquansát,kýhiệutừEI1đếnEI6(bảng3.2).

EI1 Tôi sẵn sàng làm mọi việc để trở thành một doanh nhânEI2 Mụctiêunghềnghiệpcủatôilàtrởthànhmộtdoanhnhân

EI3 doanhnghiệp của mỡnh Liủỏnvà

Thái độ đối với hành vi khởi sự kinh doanhđo lường mức độ một người suynghĩmộ tc ác h t í c h c ự c v ề v iệ c t h ự c h i ệ n hà nh v i k h ở is ự k i n h d o a n h Ba n đ ầ u c á c nhà nghiên cứu dùng thang đo đơn biến đánh giá mức độ mong muốn trở thành doanhnhân để đo lường thái độ đối với hành vi khởi sự kinh doanh (ví dụ Krueger và cộngsự,2 0 0 0 ; A u t i o v à c ộ n g s ự , 2 0 0 0 ) T u y n h i ê n , A j z e n ( 2 0 0 1 ) c h o r ằ n g n ê n s ử d ụ n g mộtthangđo đa quansát đo lường thái độ Trongl u ậ n á n n à y , t h a n g đ o t h á i đ ộ đ ố i vớihànhvikhởisựkinhdoanh(ATE)đượctỏcgiảkếthừatừnghiờncứucủaLiủỏ nvàC h e n ( 2 0 0 9 ) T r o n g n g h i ờ n c ứ u c ủ a h ọ , L i ủ ỏ n v à C h e n ( 2 0 0 9 ) đ ó đ o l ư ờ n g t h á i độ đối với khởi sự kinh doanh thông qua một thang đo thái độ tổng hợp Cũng nhưthang đo ý định khởi sự kinh doanh, thang đo này đã được kiểm định trong nhiềunghiên cứu và chứng minh có độ tin cậy cao Thang đo này bao gồm 5 biến quan sát,kýhiệutừATE1đếnATE5(bảng3.3).

ATE3 Nếu có đủ cơ hội và nguồn lực, tôi mong muốn bắt đầu khởi sựkinhdoanh

Chuẩn chủ quan đề cập đến áp lực xã hội và văn hóa khi một người thực hiệnmột hành vi cụ thể Hay nói cách khác, chuẩn chủ quan đo lường cảm nhận của mộtngườivềsựủnghộ/phảnđốicủanhữngngườiquantrọngxungquanhtrongtrườnghợphọ thực hiện hành vi khởi sự kinh doanh Ajzen (1991) gợi ý rằng chuẩn chủ quan nênđượctiếpcậnbằngthangđo“mọingườixungquanhnghĩgì?”

Banđầu,cácthangđođolườngchuẩnchủquanthườnglàcácthangđođơnbiếntrảlờichocâu hỏi"Giađìnhvàbạnbècómuốnbạnbắtđầukinhdoanhcủariêngmìnhkhông?” (Krueger và cộng sự, 2000:

422) để xác định ý kiến của các nhóm xã hội nhưđồng nghiệp, bạn bè, gia đình, những người quan trọng (Autio và cộng sự, 2001) Tuynhiên, Armitage và Conner (2001) đã chứng minh rằng khi được đo lường bằng thangđođabiến,chuẩnchủquanchothấymốitươngquanmạnhnhấtvớiýđịnhkhởisựkinhdoanh Vì vậy, trong luận ỏn này, tỏc giả kế thừa thang đo chuẩn chủ quan gồm ba biếnquan sỏt của Liủỏn và Chen (2009), ký hiệu từ SN1 đến SN3 Tuy nhiên, do đối tượngkhảo sát của luận án là học viên cao học các trường cao đẳng, đại học, có thể có nhữngngườichưađilàm,vìvậytácgiảthaythếbiếnquansátthứba“Nếutôiquyếtđịnhkhởisựkinhdo anh,đồngnghiệpcủatôisẽủnghộquyếtđịnhđó”bằngbiếnquansát“Nếutôiquyếtđịnhkhởisựkinhdoa nh,nhữngngườiquantrọngkháccủatôisẽủnghộquyếtđịnhđó” dựa trên nghiên cứu của Kolvereid (1996b) Các biến quan sát của thang đo chuẩnchủquanđượctrìnhbàytrongbảng3.4.

Trong khởi sự kinh doanh, cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi đo lường niềmtin của một người vào khả năng trở thành một doanh nhân Khái niệm này được coi làtương tự với khái niệm về sự tự tin vào năng lực bản thân - self-efficacy (Bandura,1997b) và cảm nhận tính khả thi

- perceived feasibility (Shapero và Sokol, 1982) Vìvậy, một số nghiên cứu thực nghiệm về ý định khởi sự kinh doanh đã đo lường cảmnhận khả năng kiểm soát hành vi thông qua sự tự tin vào năng lực bản thân (Chen vàcộng sự, 1998; Zhao và cộng sự, 2005; Kolvereid và Isaksen, 2006) Tuy nhiên, Ajzen(2002) cho rằng cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi không chỉ là sự tự tin mà nó cònphảnánhnănglựchoặckhảnăngcủacánhân.Khảnăngkiểmsoáthànhvikhởisựkinhdoanh không chỉ bao gồm khả năng bắt đầu và quản lý một công việc kinh doanh riêngmà còn là khả năng kiểm soát, phản ánh mức độ của người đó có thể hoàn thành thànhcông mục tiêu kinh doanh Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa thang đo cảmnhận khả năng kiểm soát hành vi (PBC) bao gồm 5 biến quan sát của Liủỏn và Chen(2009),kýhiệu từPBC1đếnPBC5 (bảng3.5).

PBC1 Thành lập và duy trì hoạt động một doanh nghiệp là dễ dàng đốivớitôi

PBC2T ô i cóthểkiểmsoátquátrìnhthànhlậpdoanhnghiệp PBC3Tôihiể ucácquytrình vàthủtụccầnthiếtđểthànhlậpdoanhnghiệpPBC4Tôiđãlênkếhoạchđểpháttriểnd ựánkhởisựkinhdoanhcủamìnhPBC5N ế u cốgắngđểthànhthànhlậpcôngty,tôi chắcchắnsẽđạt đượcthànhcông

 Thangđogiáodục/đàotạokhởisựkinhdoanh Để đo lường giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh, tác giả kế thừa thang đo củaWalter và Block (2016); Adekiya và Ibrahim (2016) Thang đo này làm nổi bật mức độmà giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh dẫn dắt các cá nhân nhìn chung nhận thức vềhoạtđộngkhởisựkinhdoanhlàđángmongđợivàkhảthihơn.Trongkhiđó,cácnghiêncứu trước đây đã áp dụng một quan điểm tách biệt hơn: Họ đo lường sự tham gia vàocáckhóahọckhởisựkinhdoanhhoặcmứcđộmàcáckhóahọcđóđượccungcấptrongchương trình giảng dạy và sau đó đưa ra giả thuyết rằng điều này nên nâng cao nhậnthức về tính khả thi, tính khả thi hoặc các cấu trúc liên quan (ví dụ, Souitaris và cộngsự, 2007; Walter và Dohse, 2012) Thang đo này bao gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từEE1đến EE5 (bảng 3.6).

Chương trình học ở trường tôi có thể giúp tôi hiểu về vai trò củadoanhnhân trong xã hội

Chương trình học ở trường làm tôi mong muốn trở thành mộtdoanh nhân

Waltervà Block(201 6); Adekiyavà Ibrahim Chươngtrìnhhọc ở trường tôi mang lạichotôi nhữngkỹ năngvà

Losợthấtbạibiểuthịphảnứngtìnhcảmtiêucựccủamộtngườidựatrêncảm nhậnđánhgiávềkhảnăngthấtbạitrongbốicảnhhoạtđộngkhôngchắcchắnvàmơhồcủakhởisựkin hdoanh.Vìvậy,thangđolosợthấtbạibaogồmcácbiếnđolườngquanđiểm này Thang đo lo sợ thất bại (FOF) trong luận án này được kế thừa từ nghiên cứucủaCacciottivàcộngsự(2020).Thangđonàycungcấpsựhiểubiếttốthơnvềýnghĩacủalosợth ấtbạitrongkhởisựkinhdoanh,đolườngkhảnăngthấtbạitrongcácnhiệmvụ và trách nhiệm xung quanh một hoạt động kinh doanh cụ thể thay vì chỉ giới hạntrong một sợ hãi về sự sụp đổ hoàn toàn của doanh nghiệp Thang đo này bao gồm 21biếnquan sát, từ hiệu từFOF1 đến FOF21 (bảng3.7).

FOF1 Tôi sợ không có đủ điều kiện tài chính để phát triển công tyFOF2 Tôisợkhôngcókhảnăngđểduytrìdòngtiền chodoanhnghiệp

Tôisợrằng sẽkhông cóai quantâm đếnsản phẩm/dịchvụdoanh

FOF5 Tôi sợ rằng đó không phải là một ý tưởng kinh doanh có giá trịFOF6 Tôi sợ rằng không có ai cần sản phẩm/dịch vụ chúng tôi cung cấpFOF7 Tôisợnhữngkỳ vọngcủa ngườikhácvềtôi

FOF8 Tôi sợ làm những người quan trọng đối với tôi thất vọngFOF9 Tôisợmấtlòngtincủanhữngngười quantrọngđốivớimình

Tôisợviệcđiềuhànhdoanhnghiệpđanglàmtốnthờigiancủacác FOF10 hoạtđộngkhác Cacciotti vàcộng Tôisợbỏlỡ những sựkiện quantrọngcủa cuộc đờitôi vì côngviệc

FOF12 Tôi sợ không thể dành đủ thời gian cho gia đình và bạn bèFOF13 Tôisợkhông thể quản lý nhân sựmột cách hiệu quả

FOF14 Tôi sợ không thể quản lý công việc kinh doanh một cách hiệu quảFOF15 Tôi sợ không thể hoàn thành tất cả các vai trò mà công việc yêu cầuFOF16 Tôisợhếttiền

FOF19 Tôi sợ không thể đáp ứng kỳ vọng của khách hàngFOF20 Tôi sợ không thể vượt qua những thách thức kỹ thuậtFOF21 Tôisợkhôngthểthựchiện đúnglời hứa.

Chọnmẫuvàthuthậpdữliệu

Kíchthướcmẫuvàphươngphápchọnmẫu

Xác định kích thước mẫu phù hợp là vấn đề rất quan trọng đối với một nghiêncứu.Kíchthướcmẫukhôngđủcóthểdẫnđếnkếtluậnkhôngcóđộchínhxáccaohoặcthậm chí không thể kết luận do không có đủ lực thống kê Kích thước mẫu nhỏ là mẫucódưới30 đốitượngkhảosát,kíchthướcnàylàquánhỏđểcó thểsửdụngtrong phân tích,kíchthướcmẫutừ100trởlênđượccoilàkíchthướcmẫutốithiểunếutổngthểlớn(Butlervàcộngsự, 1995;Sekaran,2006).Kíchthướcmẫucànglớnthìnghiêncứucàngchính xác (Zikmund, 2003; Sekaran, 2006) và kích thước mẫu càng nhỏ thì biên độ saisốcàngcao.Nhiềunhànghiêncứuđãthảoluậnvềcácphươngphápđểchọnkíchthướcmẫu thích hợp (Butler và cộng sự, 1995; Zikmund, 2003; Sekaran, 2006) Kích thướcmẫu tối ưu được cho là phụ thuộc vào loại kỹ thuật thống kê cần thiết cho phân tích(Hair và cộng sự, 2010) và có tác động đến độ chính xác của nghiên cứu.

TabachnickvàFidell(1996)chorằngđểthựchiệnphântíchhồiquychínhxác,nghiêncứucầnphảiđạ t được kích thước mẫu n ≥ 8m + 50 (trong đó n là kích thước mẫu tối ưu và m là sốbiến độc lập trong mô hình nghiên cứu) Trong khi đó, đối với các nghiên cứu sử dụngphương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA) thì kích thước mẫu tối thiểu phải gấp 5lầnsốlượngbiếnquansáttrongmôhìnhnghiêncứuvàđồngthờilớnhơn200(Hairvàcộng sự, 1998, 2010; Comrey, 1973; Roger, 2006) Đối với nghiên cứu sử dụng phântích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM),

Hair và cộng sự (2010) cho rằng kích thướcmẫutốiưuđượcxácđịnhdựatrênsốyếutố.Cụthể,nếumôhìnhcó7yếutốtrởxuốngthì kích thước mẫu tối thiểu là 300 và nếu mô hình có 7 yếu tố trở lên thì kích thướcmẫutối thiểu yêu cầulà 500.

Như đã trình bày ở mục quy trình nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệuchínhđượcsửdụngtrongluậnánnàylàphươngphápphântíchmôhìnhcấutrúctuyếntính Các nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp này yêu cầu kích thước mẫu lớn vì nódựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn

(Raykov và Widaman, 1995) Vì vậy, tác giả sửdụngquytắckíchthướcmẫucủaComreyvàLee(1992).CormreyvàLee(1992)đãđưara các kích thước mẫu trong phân tích yếu tố với các quan điểm tương ứng là: 100 =không tốt, 200 = khá, 300= tốt, 500 = rất tốt và trên 1000 = tuyệt vời Để đảm bảo độtincậycủađiềutra,đặcbiệtvớiđốitượngthamgiakhảosátlàhọcviêncaohọc,tácgiảbanđầudựkiế n kíchthước mẫudựatrênnguyêntắclàmtrònlà2000.

Tổng thể nghiên cứu của luận án là toàn bộ học viên cao học tại các trường Đạihọc tại Việt Nam Theo số liệu thống kê giáo dục đại học năm 2019-2020 của BộGiáodục và Đào tạo, Việt Nam có 130.942 học viên cao học đang theo học tại 77 trường đạihọc và học viện trên cả nước Do tổng thể nghiên cứu có kích thước lớn, trong khi cácđiềukiệnnghiêncứucònhạnchế,đồngthờidotìnhhìnhdịchbệnhkéodài,cáctrườnghọckếthợp họctrựctuyếnvàtrựctiếptạitrườngnêntácgiảquyếtđịnhlựachọnsửdụngphươngphápchọnmẫuthuậntiệ nđểthuthậpdữliệuchonghiêncứucủamình.

Nam.Tạimỗivùngcóđặcđiểmchunglàkhảosáthọcviêncaohọc,nhưvậyđặcđiểmchungcủa các vùng là tương đồng về trình độ học vấn Tác giả lựa chọn 06 trường đại học ởmiềnBắc,04trườngđạihọcởmiềnTrungvà06trườngđạihọcởmiềnNamđểtiếnhànhphátphiếu điềutra.

Tại miền Bắc, 06 trường đại học được lựa chọn để khảo sát bao gồm Đại họcKinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà nội, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại họcCông nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và Đại học Kinh tế- ĐạihọcQuốcGia.TạiMiềnTrung,04trườngđạihọcđượclựachọnđểkhảosátlàĐ ại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn, Đại học Huế và Đại họcVinh Va tại Miền Nam, 06 trường đại học được lựa chọn tham gia vào khảo sát là Đạihọc Bách khoa TPHCM, Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Công nghiệp TPHCM, Đạihọc Tài chính-Marketing, Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TPHCM và Đạihọc Cần Thơ Tại mỗi trường, 3-4 lớp cao học được lựa chọn và toàn bộ học viên tronglớpđềuthamgiavàokhảosát.

Trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu, tác giả cố gắng cân đối tỷ lệ họcviên giữa các trường đại học và ngành học khác nhau để đảm bảo tính đại diện và độtin cậy của mẫu nghiên cứu Trong luận án này, tác giả chia mẫu nghiên cứu theo haingành học là nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh và nhóm ngành kỹ thuật.Lýdo chia mẫu nghiên cứu thành hai nhóm ngành như vậy là vì: Theo Hynes(1996),khôngcósựkhác biệtnh iề u giữa sinhviên/học viêngiữa ngành kinht ế và quảnt rị kinh doanh do hai ngành này đều được tiếp cận các kiến thức chung về quản trị kinhdoanh (thường được giảng dạy trong chương trình đào tạo chung) Vì vậy, các nghiêncứu trước đây thường gộp các sinh viên/học viên của hai ngành này thành một nhómngành gọi là kinh tế và quản trị kinh doanh Tuy nhiên, giữa sinh viên ngành kinh tế- quảntrịkinhdoanhvàkhốingànhkỹthuậtlạitồntạisựkhácbiệtlớnđãđượcnêuraởnhiều nghiêncứutrướcđây.

Phươngphápvàthờigianthuthậpdữliệu

Để tăng tính đại diện và độ tin cậy của mẫu khảo sát, tác giả tiến hành điều trakhảo sát trực tiếp thông qua phiếu điều tra Đối với mẫu khảo sát thu thập tại miềnBắc(Hà Nội), tác giả thực hiện khảo sát chính thức bằng việc phát phiếu hỏi trực tiếp đếncác học viên cao học đang theo học các ngành khác nhau Sau khi được tác giả giớithiệu và giải thích về bảng hỏi, các học viên sẽ tiến hành trả lời theo cảm nhận của bảnthân.Trongquátrìnhtrảlờiphiếukhảosát,nếucóđiềugìthắcmắcvềbảnghỏi,tác giả sẽ trực tiếp giải đáp cho các học viên Đối với mẫu thu thập tại miền Trung (QuyNhơn, Đà Nẵng, Huế, Nghệ An) và miền Nam (TP HCM và Cần Thơ), do hạn chế vềmặt địa lý nên tác giả nhờ hỗ trợ từ các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại cáctrường đại học ở hai miền Bên cạnh đó, trước khi các giảng viên tiến hành khảo sát,tác giả cũng giải thích chi tiết về phiếu khảo sát để các giảng viên có thể hiểu và hướngdẫnchocáchọcviêncaohọctrảlờiđầyđủcáccâuhỏitrongphiếu. Để giảm sự sai lệch do không trả lời (non-response bias), trong quá trình thuthập số liệu, tác giả đã nhờ đến sự hỗ trợ của những giảng viên nhằm phát phiếu hỏitrực tiếp đối với những học viên cao học có mặt trong lớp học và theo dõi quá trình trảlời bảng hỏi của học viên cao học để có thể đảm bảo rằng học viên cao học trả lờinghiêmtúctheođúngsuynghĩcủamình. Để đạt được cỡ mẫu kỳ vọng, tác giả thực hiện khảo sát trong thời gian gần batháng (tháng 2-4/2022) Tổng cộng có 2258 phiếu khảo sát được phát trực tiếp tới cáchọc viên cao học, số lượng phiếu thu về là 2006 phiếu (đạt 88,84%) Có 252 phiếukhông thu lại được do có những học viên cao học không trả lời hoặc bị tác giả loại bỏngaysaukhithuphiếu.

Phươngphápphântíchsốliệu

Phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong luận án gồm 03 bước chính: Đánhgiá độ tin cậy của thang đo, phân tích độ phù hợp của thang đo (phân tích yếu tố khámphávàyếutốkhẳngđịnh),cuốicùnglàkiểmđịnhmôhìnhvàgiảthuyếtnghiêncứubằngphươngp hápphântíchmôhìnhcấutrúctuyếntính(SEM).TấtcảcácphântíchnàyđềuđượchỗtrợbởiphầnmềmS PSS20.0vàAMOS20.0.

Cáckiểmđịnhcầnthiếtliênquanđếnchấtlượngcủacácthangđođượcsửdụngtrong một phân tích là tính hợp lệ và độ tin cậy của chúng (Chandler và Lyon, 2001).Độ tin cậy của một thang đo nói lên tính nhất quán của đo lường (mức độ giống nhaucủa kết quả) sau nhiều lần lặp lại (Carmines và

Zeller, 1979) Hệ số Cronbach’s alphalàhệsốđượcsửdụngrộngrãiđểđolườngtínhnhấtquánnộibộvềđộtincậy(Hairv à cộng sự, 2006, 2011) Nó cho biết các biến quan sát của yếu tố có đáng tin cậy haykhông, có phản ánh được khái niệm, tính chất của yếu tố không Hay nói cách khác,kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha cho biết trong các biến quan sát của yếu tố, biếnquan sát nào đóng góp vào việc đo lường khái niệm yếu tố, biến nào không Việc sửdụngphươngpháphệsốtincậyCronbach’sAlphatrướckhiphântíchyếutốkh ámphá(EFA)vàphântíchyếutốkhẳngđịnh(CFA)đểloạiđicácbiếnquansátkhông phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và NguyễnMai Trang, 2011) Bên cạnh đó, các biến quan sát dùng để đo lường cùng một kháiniệmnghiêncứunênchúngphảicótươngquanchặtchẽvớinhau.Vìvậy,khiki ểmtra từng biến đo lường cần quan tâm đến hế số tương quan biến tổng (item-totalcorelation) Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng các biến cònlại của thang đo (không tính biến đang xem xét) Việc xem xét hệ số tương quan biến- tổnggiúploạibỏnhữngbiếnquan sátkhôngđónggópnhiềuvàovào sựmô tảcủa khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Vì vậy, các tiêuchíđư ợc s ử dụ ng kh i t h ự c hi ện đán hg iáđ ộ t i n c ậ y c ủ a t h a n g đo qua ph ươ ng p háp phântíchhệsốCronbach’sAlphanhưsau:

- Nếumộtbiếnđolườngcóhệsốtươngquanbiếntổng(hiệuchỉnh)≥0,30thìbiếnđóđạtyê ucầu(NumnallyvàBernstein,1994).

- NếuhệsốCronbach’sAlpha≥0,60thìthangđocóthểchấpnhậnđượcvềmặtđộ tin cậy (Numnally và Bernstein, 1994) Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 làthang đo lường tốt; từ 0,7 tới 0,8 là có thể sử dụng được (Hoàng Trọng và Chu NguyễnMộngNgọc,2008).

Bước 2 Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích yếu tố khám phá (ExploratoryFactorAnalysis-EFA)

Cũng như độ tin cậy của thang đo, trước khi kiểm định lý thuyết khoa học, cầnphảithựchiệnđánhgiágiátrịthangđo.Haigiátrịquantrọngcủathangđolàgiátrịhộitụ và giá trị phân biệt Phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA) sẽ giúp đánh giáhailoạigiátrịthangđonày.Đâylàphươngphápphântíchthuộcnhómphântíchđabiếnphụthuộclẫnn hau(interdependencetechniques),tứclàkhôngphânbiệtbiếnđộclậphaybiếnphụthuộcmànódựa vàomốiquanhệtươngquangiữacácbiến.EFAgiúpthugọnmột tập biến quan sát thành các yếu tố có ý nghĩa hơn Cơ sở của việc rút gọn này dựavàomốiquanhệtuyếntínhgiữacácyếutốvớicácbiếnquansát.Ngàynay,phươngphápphântí chyếutốkhámpháEFAđangđượcsửdụngrộngrãitrongnghiêncứuđểđánhgiásơbộcácthangđo.

Theo Hair và cộng sự (2010), các tiêu chí khi phân tích yếu tố khám phá (EFA)baogồm:

- Hệ số tải yếu tố (factor loading) hay còn gọi là trọng số yếu tố, giá trị này biểuthị mối quan hệ tương quan giữa các biến quan sát và yếu tố Hệ số tải càng cao nghĩalàtươngquangiữabiếnquansátđóvớiyếutốcànglớn.Biếnquansátcófactorloading

≥0,5làbiếnquansátđạtchấtlượngtốt;tạimỗiquansát(item),chênhlệchhệsốtảilớnnhấtvàhệsốtảiởyế utốbấtkỳ phải ≥0,3 (mứccóýnghĩathựctiễn).

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp củaphân tích yếu tố Trị số KMO có giá trị từ 0,5 đến 1 (0,5 ≤K M O ≤ 1 ) l à đ i ề u k i ệ n đ ủ để đảm bảo phân tích yếu tố là thích hợp Nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích yếutố có khả năngkhông thích hợpvới tập dữ liệu nghiên cứu.

- KiểmđịnhBartlett(Bartlett’stestofsphericity)dùngđểxemxétcácbiếnquansáttrongyếu tốcótươngquanvớinhauhaykhông.Điềukiệncầnđểápdụngphântíchyếu tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một yếu tốphải có mối tương quan với nhau Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩathốngkêthìkhôngnênápdụngphântíchyếutốchocácbiếnđangxemxét.KiểmđịnhBartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát cótươngquan với nhau trongyếu tố.

- TrịsốEigenvaluelàmộttiêuchísửdụngphổbiếnđểxácđịnhsốlượngyếutốtrong phân tích EFA Với tiêu chí này, chỉ có những yếu tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mớiđược giữ lạitrongmôhình phân tích.

- Tổngphươngsaitrích(TotalVarianceExplained)≥50%chothấymôhìnhEFAlà phù hợp Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các yếu tố được trích cô đọngđượcbaonhiêu%vàbịthấtthoátbaonhiêu

Mặc dù phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA) có thể khá hữu ích đểđánh giá mức độ mà một tập hợp các biến quan sát đánh giá một nội dung cụ thể, mộtđiểmyếuchínhcủaphươngphápnàylàkhôngthểướclượngđượcmứcđộphùhợpcủacác cấu trúc. Để khắc phục vấn đề này, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phântích yếu tố khẳng định (CFA) EFA khám phá cấu trúc yếu tố, trong khi CFA xác nhậnliệucấu trúc yếu tốnàyđãđượctiến hành một cáchkỹ lưỡngvàphùhợphaychưa.

Phântíchyếutốkhẳngđịnh(CFA)làmộtphươngphápkiểmđịnhmôhìnhthangđo thông qua phần mềm phân tích cấu trúc tuyến tính AMOS Đây là một loại mô hìnhcấu trúc tuyến tính (SEM) tập trung vào mô hình đo lường, cụ thể là mối quan hệ giữacácquansátvớicácyếutố,dùngđểkhẳngđịnhcácyếutốđãxâydựngtừlýthuyết.Vìvậy,phân tích yếu tố khẳng định (CFA) thường được sử dụng trong giai đoạn sau củapháttriểnthangđohoặcxácđịnhcấutrúc,saukhicáccấutrúccơbảnđãđượcthành lập bằng các phân tích thực nghiệm sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phátrướcđó, cũngnhư căn cứ vào cơsởlý thuyết.

Trong kiểm định thang đo, phương pháp phân tích yếu tố khẳng định (CFA) cónhiều ưu điểm hơn phương pháp hệ số tương quan, phân tích yếu tố khám phá EFA,phương pháp đa phương pháp - đa khái niệm MTMM (Bagozzi và Foxall, 1996).Phương pháp này cho phép đánh giá ảnh hưởng của phương pháp, kiểm tra sự ổn địnhhoặc tính bất biến của mô hình yếu tố theo thông tin trong dữ liệu, cho phép kiểm địnhcấutrúclýthuyếtcủacácthangđocũngnhưlàmốiquanhệgiữamộtkháiniệmnghiêncứuvớicá ckháiniệmkhácmàkhôngbịchệchdosaisốđolường(SteenkampvàTrijp,1991) Phương pháp phân tích yếu tố khẳng định CFA cũng giúp xác định sự phù hợpcủasốliệunghiêncứuvớimôhìnhlýthuyết,kiểmđịnhgiátrịhộitụvàgiátrịphânbiệtcủathangđo. Đểđolườngmứcđộphùhợpcủamôhìnhvớidữliệuthịtrường,nghiêncứunàysử dụng các chỉ tiêu Chi-square (CMIN); Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do(CMIN/df); chỉ số thích hợp so sánh (CFI:

Comparative Fit Index); chỉ số TLI

(Tucker&LewisIndex);chỉsốRMSEA(RootMeanSquareErrorApproximation);ChỉsốGFI(Go odnessoffitindex).

- Đầu tiên, giá trị Chi bình phương (Chi-square, CMIN) cho phép đánh giá mứcđộphùhợpcủamộtmôhìnhcụthể.JorreskogvàSorbom(1993)chorằngmôhìnhthíchhợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square có P-value > 0,05 Bên cạnh đó,theo Segar và Grover (1993), giá trị Chi bình phương càng nhỏ thì mô hình càng phùhợp.Trongcácnghiêncứuthựctế,ngườitathườngphânthànhhaitrườnghợpCMIN/df

200vàCMIN/df 50% chứng tỏ rằng 75,377% biến thiên củadữliệuđượcgiảithíchbởi12yếutố trong môhình nghiêncứu.

Bên cạnh đó, tất cả các chỉ báo đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 và trích xuất thành12yếutốtheođúngđềxuấtbanđầucủaluậnán.Nhưvậy,môhìnhnghiêncứucủaluậnánđượcgi ữnguyênmàkhôngcầnđiềuchỉnhlạicácbiến.

Tóm lại, sau khi kiểm tra độ tin cậy và đánh giá giá trị của thang đo, mô hìnhnghiêncứuchínhthứccủaluậnán baogồm14 yếu tốnhư sau:

(3) Thái độđốivớihànhvi khởi sựkinhdoanh (ATE)

(5) Cảmnhậnkhảnăng kiểm soát hànhvi (PBC)

(6) Giáodục/đào tạo khởisựkinh doanh (EE)

(9) Sựhối tiếc đoán định (AR)

(10) Môitrườngcơchế chínhsách của chínhphủ(RN)

(11) Môi trường vănhoávàxã hội về kinhdoanh(NN)

(12) Môitrường nhận thức kinh doanh(CN)

(14) Nềntảng kinhdoanh gia đình (FB)

Kiểmđịnh thang đobằngphân tích yếutố khẳng định (CFA)

Sau khi thực hiện phân tích yếu tố khám phá EFA, các thang đo tiếp tục đượckiểm định bằng phương pháp phân tích yếu tố khẳng định (CFA) Phân tích này giúpxác định các thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu có đạt yêu cầu của một thangđotốt không vàxem liệu có biếnnàokhôngđónggóp vào môhìnhkhông.

Hình4.1thểhiệnkếtquảkiểmđịnhCFA.Môhìnhđolườngtớihạn(chuẩnhoá)nàycó2692b ậctựdo(df&92).KếtquảchothấygiátrịChi-bìnhphương142,977với giá trị p = 0,000 Tuy nhiên, các chỉ số CMIN/df = 4,882 < 5; CFI = 0,931 > 0,9;TLI = 0,927 > 0,9 và RMSEA = 0,045 < 0,05 đều nằm trong ngưỡng khuyến nghị (Huvà Bentler,1998), điều này cũng chứng tỏ mô hình phù hợp với dữ liệu của thị trường.Tuy giá trị GFI = 0,824 < 0,9 nhưng giá trị này vẫn nằm trong khoảng từ 0,8 đến 0,9nênvẫnđượcchấpnhận (Baumgartnervà Homburg, 1996;Doll vàcộngsự,1994).

(StandardizedRegressionWeights).Tấtcảcácbiếnquansátđềucótrọngsốyếutốchuẩn hoá lớn hơn 0,5 (bảng 4.4) khẳng định tính đơn hướng và giá trị hội tụ của cácthang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu, các biến quan sát đều phù hợp và khôngcầnloạibỏ(Hairvàcộngsự,2010).Biếnquansátcótrọngsốyếutốchuẩnhoánhỏnhấtlàλi)PP11( 0,699)vàbiếnquansát cótrọng sốcao nhấtlàλi)AR2(0,946).

Thangđo Sốquansát Trọngsốyếutố chuẩnhóa(λ)) EB:Hànhvikhởisựkinhdoanh

Ngoài ra, độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt của thang đo cũng được đánhgiálạisaukhithựchiệnphântíchyếutốkhẳngđịnhtheogợiýcủaGerbingvàAnderson(1988) Theo đó, các chỉ số độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability - CR), phươngsai trích (Average Variance Extracted - AVE) và phương sai riêng lớn nhất (MaximumSharedVariance-MSV)đượckiểmtra.

Kếtquảướclượngthểhiệnởbảng4.5.CóthểthấyrằnggiátrịCRchotấtcảcácbiếnđềucaohơ n0,90.Bêncạnhđó,tấtcảcácgiátrịAVEđềunằmtrongngưỡngchấpnhận với giá trị cao hơn 0,5 Hơn nữa, giá trị MSV của tất cả các biến đều thấp hơn giátrị AVE của chúng Vì vậy, các thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu đều đảmbảo được độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt (Gerbing và Anderson, 1988; Hair vàcộngsự,2010).

Bảng 4.5 cũng thể hiện ma trận hệ số tương quan gữa các cấu trúc trong môhình nghiên cứu Kết quả cho thấy không xảy ra vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng.Tuy nhiên, tương quan giữa các cấu trúc ATE và EI, SN và ATE, PBC và ATE, PBCvàE I k h á c a o ( r > 0 7 ) V ì v ậ y t á c g i ả đ ã c h ạ y t h ử n g h i ệ m t í n h h ợ p l ệ p h â n b i ệ t s ử dụngt i ê u c h í F o r n e l l -

L a r c k e r ( F o r n e l l v à L a r c k e r , 1 9 8 1 ; H a i r v à c ộ n g s ự , 2 0 1 4 ) Cụ thể, giá trị phân biệt được thiết lập nếu căn bậc hai của AVE của mỗi cấu trúc lớnhơn mối tương quan cao nhất của nó với bất kỳ cấu trúc nào khác Như được chỉ ratrongBảng4.5,kếtquảxácnhậntínhhợplệphânbiệtcủatấtcảcáccấutrúctrong môhìnhđềuđượcđảmbảo.

CR AVE MSV MaxR(H) EE EB EI ATE SN PBC FOF CN PP AR RN NN

Ghichú:N90,Mứcýnghĩa:**:Mứcýnghĩa0,9,RMSEA=0,040

Ngày đăng: 31/12/2022, 10:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w