1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Mẫu thiết kế Tour Hà Nội 2 ngày 1 đêm

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mẫu thiết kế Tour Hà Nội 2 ngày 1 đêm
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 205,31 KB

Nội dung

Lịch trình di chuyển thực tế 2. Khảo sát các điểm tham quan 2.1. Nhà cổ Mã Mây 2.2. Hồ Hoàn Kiếm 2.3. Nhà tù Hoả Lò 2.4. Văn Miếu Quốc Tử Giám 2.5. Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông 3. Cảm nhận về nét đặc trưng văn hoá địa phương 4. Chương trình du lịch tham quan Hà Nội

Trang 1

1 Lịch trình di chuyển thực tế 4-5/4/2023

Ngày 1 ( 4/4/2023 ) : City tour ( nhà cổ Mã Mây, Hồ Hoàn Kiếm, Nhà tù Hoả Lò, Văn

Miếu Quốc Tử Giám )

8h: thành viên nhóm 2 tập chung tại chân cầu Vĩnh Tuy ( T2 ) khởi hành di chuyển bằng phương tiện cá nhân đến địa điểm đầu tiên - Nhà Cổ Mã Mây Địa chỉ nằm

ở số 87 Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội

8h30: tham quan và nghe giới thiệu về lịch sử của nhà Cổ

9h: di chuyển đến địa điểm thứ hai - Hồ Hoàn Kiếm

9h15: gửi xe ở gần đường Đinh Tiên Hoàng, Tràng tiền rồi rảo bộ quanh hồ Địa chỉ: thuộc phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

9h45: tiếp tục tham quan nhà tù Hoả Lò Địa chỉ: số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

10h30: di chuyến tham quan đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội

11h15: nhóm sử dụng phương tiện cá nhân di chuyển về nhà nghỉ ngơi chuẩn bị cho ngày đi thứ 2

Ngày 2 ( 5/4/2023 ): tham quan làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông thuộc 69 đường Vạn Phúc,

Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội

8h30: các thành viên nhóm 3 tập chung tại chân cầu Vĩnh Tuy ( T2 ) khởi hành di chuyển đến làng Lụa Vạn Phúc

9h - 10h30: tham quan làng Lụa Vạn Phúc với các địa điểm tham quan:

● Đình làng Vạn Phúc

● Chùa Vạn Phúc

● Chợ Lụa Vạn Phúc

● Nhà lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh

10h30: nhóm sử dụng phương tiện cá nhân ra về Kết thúc chuyến đi tham quan thực tế

2 Khảo sát các điểm tham quan

Trang 2

2.1 Nhà cổ Mã Mây

- Tên gọi: Nhà cổ Mã Mây

- Địa chỉ: 87 Mã Mây, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Xếp hạng: Ngày 16/2/2004, Bộ Văn hóa Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch) ký quyết định công nhận nhà 87 Mã Mây là Di sản cấp Quốc gia

- Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngôi nhà 87 Mã Mây là một trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX Tổng diện tích của ngôi nhà là 157,6m2, được xây dựng vuông góc với đường phố, chiều dài đất là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m Ngôi nhà đã thay đổi chủ nhiều lần Năm 1945, một thương gia bán thuốc bắc mua lại ngôi nhà Từ năm 1954 đến năm 1999, có 5 gia đình sinh sống tại đây

Ngôi nhà bắt đầu được trùng tu từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999 trong khuôn khổ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Toulouse (Pháp) Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng (bằng gỗ) cho đến những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng

Hiện nay, ngôi nhà trở thành điểm thông tin, tuyên truyền giới thiệu đến người dân

và du khách về ngôi nhà phố của người Việt trong khu phố cổ Hà Nội Du khách đến tham quan ngôi nhà, sẽ được hiểu hơn về nếp sống, sinh hoạt của người Hà Nội xưa Đây cũng là nơi giới thiệu kiến trúc cổ Hà Nội và gợi ý nhân dân phố cổ cách bảo tồn, tôn tạo nhà cổ

- Khảo sát nhà cổ Mã Mây

Ngôi nhà mang đặc trưng của nhà cổ xưa Hà Nội, tức là theo dạng hình ống, đa năng sử dụng Nhà hẹp về chiều ngang nhưng rất sâu, các lớp nhà được ngăn cách bởi các lớp sân trong Lớp ngoài là cửa hàng, không làm tường vách mà mở thông ra phố để bày hàng Phía trong có sân rời Tiếp đến là gian nhà hậu, kho hàng và nhà bếp Tầng 2 là không gian thờ và phòng ngủ Giữa các lớp nhà có sân bày chậu cảnh cảnh tạo cảnh quan môi trường, có cảm giác gần gũi thiên nhiên

Điều khiến cho du khách khi đến phố cổ Hà Nội khó có thể bỏ qua việc tham quan ngôi nhà 87 Mã Mây, là ngoài việc được tìm hiểu không gian sinh hoạt và kiến trúc đặc trưng của một ngôi nhà phố của Hà Nội xưa, thì ngôi nhà 87 Mã Mây cũng là một trong những địa chỉ thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa

Ban ngày, nhà cổ 87 Mã Mây mở cửa hàng ngày để tiếp khách du lịch và có thể giải đáp những thắc mắc của du khách Buổi tối, nơi đây thường xuyên tổ chức những

Trang 3

buổi hát ca trù do giáo phường Thăng Long biểu diễn.

Ban quản lý phố cổ cho biết, chuẩn bị cho mùa Trung thu tới, phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình trung thu hấp dẫn, trong đó, ngôi nhà 87 Mã Mây sẽ là một trong những địa điểm tổ chức các loại hình văn hóa dân gian đặc trưng của người Hà Nội xưa

- Ghi chú:

Giờ mở cửa:Từ thứ 2 đến chủ nhật (từ 08:00 đến 17:00)

Giá vé:10.000 VND/ người

Gửi xe: 10.000 VND/ xe

2.2 Hồ Hoàn Kiếm

- Tên gọi: Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm

- Địa chỉ: tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Hà Nội và được bao quanh bởi 3 con phố

Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng

- Xếp hạng: Năm 2010, Hồ Hoàn Kiếm đã được UNESCO công nhận là di sản văn

hóa thế giới, đánh dấu sự quan trọng và giá trị của nó trong lịch sử và văn hóa của Việt Nam Tuy nhiên, điểm số và hạng của di sản này vẫn chưa được công bố rõ ràng

- Lịch sử hình thành và phát triển:

Hồ đã có từ rất lâu, khoảng vài nghìn năm trước, song trước khi mang tên chính thức là Hoàn Kiếm, hồ có rất nhiều tên gọi gắn liền với những câu chuyện khác nhau chẳng hạn như tên hồ Lục Thủy vì nước hồ có màu xanh biếc quanh năm, hồ Thủy Quân

vì đây là nơi triều đình dùng để duyệt thủy binh…

Tên gọi Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn gươm chiến đấu, đánh tan giặc Minh, chính thức lên làm vua và gây dựng triều đại nhà Lê thịnh vượng

Truyền thuyết kể lại rằng, khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

ở Thanh Hóa chống lại quân Minh, ông tình cờ bắt được thanh gươm Thuận Thiên Nhờ

có thanh gươm báu này mà ông thắng trận liên tiếp, lên ngôi vua đầu năm 1428

Trong một lần cùng quần thần dạo thuyền trên hồ Lục Thủy, chợt rùa vàng nổi lên Khi vua tuốt gươm chỉ vào, rùa liền ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và không nổi lên nữa Nghĩ rằng đó là ý trời cho mượn gươm đánh giặc mà nay thiên hạ thái bình nên sai rùa đến đòi gươm Từ đó, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm

Trang 4

Tuy nhiên khoảng cuối thế kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng Sau đó đến năm 1884, hồ Hữu Vọng bị thực dân Pháp lấp đầy để mở mang thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại chính là hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ngày nay

Nằm ở vị trí trung tâm Hà Nội, Hồ Gươm - hay còn được gọi là hồ Hoàn Kiếm được tất cả mọi người xem như biểu tượng của Thủ đô Dòng nước xanh lục đặc trưng, tháp Rùa đứng sừng sững giữa hồ hàng chục thế kỷ, đền Ngọc Sơn cổ kính in bóng giữa làn nước, cầu Thê Húc sơn son bắc ngang bờ Bất cứ ai từng đến thăm hồ Gươm đều không thể quên được những hình ảnh đẹp đến yên bình này

- Khảo sát Hồ Hoàn Kiếm

Di sản hồ Hoàn Kiếm là một khái niệm để chỉ tổng thể các giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên và kiến trúc có liên quan đến Hồ Hoàn Kiếm, một địa danh nổi tiếng và quan trọng của thành phố Hà Nội, Việt Nam Di sản này bao gồm các di tích, cảnh quan, kiến trúc và các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội được tổ chức tại địa điểm này

+ Đền Ngọc Sơn: Đền Ngọc Sơn là một trong những điểm đến không thể bỏ qua

khi đến du lịch Hà Nội Nằm trên một hòn đảo ở phía bắc của Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được nối với phần bờ bằng cây cầu Thê Húc sơn màu đỏ tươi nổi bật

Đến đền Ngọc Sơn, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tuyệt tác in hằn dấu vết thời gian đầy hoài cổ, ngắm nhìn toàn cảnh Hồ Gươm đẹp lung linh mà còn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa cũng như các câu chuyện ít người biết gắn liền với lịch sử của đền

+ Cầu Thê Húc: Cùng với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc là biểu tượng cho nét đẹp

quyến rũ của hồ Hoàn Kiếm nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng Với kiến trúc xây dựng độc đáo cùng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, cầu Thê Húc đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của mỗi du khách khi đến du lịch Hà Nội

Khi mới khởi công, cầu Thê Húc có thiết kế uốn cong hình con tôm, được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ - màu của sự sống, phồn vinh, thịnh vượng Tương truyền cuối thế kỷ 19 cầu bị gãy và được xây mới với chân làm bằng xi măng cốt thép, sàn, lan can bằng gỗ và vẫn giữ lại màu đỏ đặc trưng

+ Vườn hoa, tượng đài Lý Thái Tổ: Tượng đài Vua Lý Thái Tổ được đặt tại vườn

hoa Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, trung tâm thủ đô Hà Nội Công trình này được xây dựng nhằm tưởng nhớ, tôn vinh nhằm tôn vua Lý Thái Tổ -người đặt nền móng xây dựng kinh thành Thăng Long

Không chỉ là công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử, vườn hoa và tượng đài Lý

Trang 5

Thái Tổ còn là điểm đến yêu thích của người dân địa phương cũng như khách du lịch vào mỗi buổi chiều muộn

+ Nhà hát Múa Rối Nước Thăng Long: Đây là một trong những nhà hát múa rối

truyền thống vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay và luôn mang đến cho khán giả những màn trình diễn đầy màu sắc nghệ thuật truyền thống ấn tượng

Những màn trình diễn rối nước đặc sắc không chỉ được du khách và người dân địa phương yêu thích mà còn trở nên nổi tiếng khắp năm châu và tham dự nhiều liên hoan nghệ thuật trên toàn thế giới

+ Phố đi bộ hồ Gươm: Mặc dù chỉ mới chính thức hoạt động hơn 1 năm, song phố

đi bộ quanh hồ Gươm đã trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều người dân thủ đô cũng như khách thập phương đến du lịch Hà Nội vào mỗi dịp cuối tuần

- Ghi chú:

Nếu du khách dừng chân nghỉ ngơi tại các nhà nghỉ, khách sạn quanh khu vực phố

cổ thì chỉ cần vài bước đi bộ là có thể tha hồ khám phá những địa điểm du lịch đẹp Hà Nội như hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, phố đi bộ hồ Gươm…

Trường hợp, du khách ở xa trung tâm có thể di chuyển bằng các phương tiện công cộng khác như taxi hoặc xe bus Những tuyến xe bus đi qua hồ Hoàn Kiếm mà du khách

có thể tham khảo là số 09, số 14 và số 16 với tần suất 15 – 20 phút/chuyến và thời gian hoạt động từ 5h05 đến 21h05

Riêng với taxi ở Hà Nội, để tránh tình trạng bị chặt chém, du khách nên hỏi giá cước trước và đừng quên chọn những hãng taxi uy tín như Mai Linh, Thành Công…

2.3 Nhà tù Hoả Lò

- Tên gọi: Nhà tù Hoả Lò có tên tiếng Pháp là Maison Centrale - nghĩa là đề lao

trung ương

- Địa chỉ: số 1, phố Hoả Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Xếp hạng: Nhà tù Hỏa Lò là một địa danh nổi tiếng bởi từng là nơi giam giữ rất

nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và phi công Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam Địa danh được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ra quyết định số 1543-QĐ/VH ngày 18/6/1997 công nhận là di tích lịch sử

- Quá trình hình thành và phát triển:

Một nhà tù cũ được xây dựng vào năm 1896 cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn và

có địa chỉ tại số 1, phố Hoả Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội Đây từng là nơi giam giữ những tù

Trang 6

binh chính trị cũng như đồng bào yêu nước Nơi chứng kiến những tội ác dã man, những

ý chí và tinh thần thần quật cường của biết bao nhiêu người con Việt Nam yêu nước

Lúc mới xây dựng nhà tù này có diện tích lên đến 12.000m2, được xây dựng kiên

cố với tường đá cao đến 4m và dày 0,5m với hệ thống dây thép điện chằng chịt Được chia làm 4 khu:

+ Khu A, B: dành cho các phạm nhân không quan trọng hay những ai vi phạm kỷ luật của nhà tù

+ Khu C: nơi giam giữ những tù nhân Pháp hoặc người ngoại quốc

+ Khu D: nơi giam giữ các tù nhân quan trọng, đang chờ thi hành án tử hình Qua thời gian và những biến cố thăng trầm của lịch sử Ngày nay, nhà tù giữ lại và bảo tồn khoảng 2.434m2 để xây dựng trở thành di tích lịch sử Du lịch Hà Nội đến đây bạn sẽ được tham quan những hiện vật sống động, hình ảnh mô phỏng lại cuộc sống của các tù bình ngày xưa Để có những cảm nhận sâu sắc nhất về những mất mát và hy sinh

mà biết bao nhiêu người phải trải qua để gìn giữ cho hoà bình và độc lập của dân tộc

- Khảo sát Nhà tù Hoả Lò:

Từ không gian trưng bày đầu tiên, bạn sẽ được đi qua lần lượt nhiều khu vực khác nhau với các hình ảnh chân thực được phơi bày ngay trước mắt Trong suốt mấy chục năm hoạt động, nhà tù đã giam cầm và tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần của biết bao nhiêu đồng chí, nhà cách mạng Đáng kể nhất phải nói đến chiếc máy chém cao 4m, khiến nơi đây thành nhà tù khét tiếng hàng đầu Thế giới lúc bấy giờ

Càng đi sâu vào bên trong thì ánh sáng càng le lói dần, cái khung cảnh về nhà tù chết chóc chỉ được thấy trên phim hay nghe kể hiện ra sống động khiến nhiều người không khỏi “sởn gai ốc” Những trải nghiệm chân thực trong các khu vực giam giữ tù nhân, cây bàng trăm tuổi gắn liền với cuộc sống, nơi nương tựa tinh thần của các chiến sĩ cách mạng nơi đây

Hay nơi mang đến nhiều cảm xúc chân thực nhất là khu ngục tối - Cachot Được mệnh danh là “âm ti của âm ti”, các phạm nhân bị giam giữ, tra tấn và sinh hoạt đều gói gọn ở trong nơi không có ánh sáng nào lọt đến này Cuộc sống dơ bẩn, thiếu tia nắng mặt trời khiến nhiều người ghẻ lở và thậm chí là phát điên

Mặc dù cuộc sống lao tù khổ cực với những đòn tra tấn dã man, ăn uống thiếu thốn nhưng tinh thần yêu nước và mong mỏi được tự do vẫn không khi nào nguôi Những lần vượt ngục, buổi tuyên truyền cách mạng, giác ngộ cho binh lính vẫn luôn được diễn

ra Kinh nghiệm cẩm nang Hà Nội, đến đây để thấy tận mắt những chiếc gối hay khăn

Trang 7

thêu của các chiến sĩ nữ đầy xúc động Đó là hy vọng nhỏ nhoi giúp họ có thêm động lực vượt qua cuộc sống gian khổ trong này

Ngoài những hiện vật và câu chuyện lịch sử chân thực Thời gian vừa qua nhà tù Hoả Lò còn thu hút được rất nhiều các bạn trẻ đến tham quan với những hình ảnh truyền thông trên Fanpage đầy thú vị Nhiều hình thức tham quan sáng tạo như: tham quan trực tuyến qua không gian trưng bày online, nghe podcast trên nền tảng Spotify Đặc biệt, là tour Đêm Thiêng Liêng - hành trình ngược dòng thời gian nhiều cảm xúc với những hoạt cảnh được tái hiện kết hợp âm thanh và ánh sáng sống động

- Ghi chú:

Nhà tù Hoả Lò có vị trí nằm ở khu vực trung tâm thành phố nên đường đi cũng không quá khó khăn Rất dễ để đi đến theo chỉ dẫn của Google Maps nếu bạn tự đi bằng phương tiện cá nhân của mình Hoặc có thể bắt xe công nghệ, xe taxi Đi bằng xe bus số: + Xe bus số 02: Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa

+ Xe bus số 32: Bến xe Giáp Bát - Nhổn

+ Xe bus số 34: Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Gia Lâm

+ Xe bus số 38: Bến xe Nam Thăng Long - Mai Động

+ Xe bus số 45: Times City - Bến xe Nam Thăng Long

Giờ mở cửa: từ 8h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần, trừ một số dịp Lễ Tết

hoặc đặc biệt khác

Giá vé tham quan:

+ Người lớn và trẻ em 15 tuổi trở lên: 30.000đ/người

+ Học sinh, sinh viên, người 60 tuổi trở lên, người thuộc chính sách xã hội: 15.000đ/người

+ Người dưới 15 tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng: miễn phí

2.4 Văn Miếu Quốc Tử Giám

- Tên gọi: Văn Miếu - Quốc Tử Giám

- Địa chỉ: số 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, địa bàn quận Đống Đa

- Xếp hạng: Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam

- Quá trình hình thành và phát triển:

Văn Miếu được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông (tháng 8 năm 1070), vừa

là nơi thờ các bậc thánh nhân Đạo Nho vừa là trường học hoàng gia dành cho Hoàng thái

Trang 8

từ Thái tử Lý Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông chính là học trò đầu tiên của ngôi trường này

Sau khi lên ngôi, vua Lý Nhân Tông đã cho lập trường Quốc Tử Giám ngay bên cạnh Văn Miếu Đây là ngôi trường chỉ dành riêng cho con cái các bậc vua quan, quyền quý lúc bấy giờ Năm 1253, dưới thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện, thu nhận cả con em nhà thường dân học giỏi

Từ năm 1300 – 1357, tức thời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được mời nhậm chức Quốc Tử Giám tư nghiệp, tương ứng với chức vụ hiệu trưởng ngày nay Ông là người quản lý các hoạt động liên quan đến Quốc Tử Giám, bao gồm cả việc dạy học cho Thái tử Trần Vượng

- Khảo sát Văn Miếu Quốc Tử Giám:

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một quần thể di tích nằm ở số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội Đây không chỉ là ngôi trường đại học đầu tiên ở nước ta mà còn là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hóa – lịch sử nghìn năm văn hiến

Công trình được xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật có diện tích khoảng 54.331 m2, mang đậm dấu ấn kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn Tổng thể khu di tích được bao bọc bởi 4 bức tường gạch vồ cực kỳ kiên cố, bên trong có nhiều công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau

Ngày nay, Văn Miếu Là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Thủ đô

Hà Nội Bên cạnh đó, đây còn là nơi tổ chức các hoạt động tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, thể hiện tinh thần hiếu học của học sinh, sinh viên khắp mọi miền tổ quốc

- Ghi chú:

+ Di sản Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa đón khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả cuối tuần và lễ tết

Mùa nóng (từ 15/04 – 15/10): từ 7h30 – 17h30

Mùa lạnh (từ 16/10 – 14/04): từ 8h – 17h

+ Giá vé tham quan Văn Miếu là 30.000 VND/ lượt, miễn phí vé hoặc giảm giá 50% cho một số đối tượng đặc biệt

+ Phương tiện di chuyển:

Để đến được đây, du khách có thể lựa chọn một trong các loại phương tiện sau:

● Xe buýt

Ở Hà Nội có rất nhiều tuyến xe buýt có trạm dừng gần với Văn Miếu Tùy theo nơi ở mà bạn có thể bắt các tuyến xe như: số 02 (Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa), số 23

Trang 9

(tuyến vòng khép kín Nguyễn Công Trứ), số 32 (Bến xe Giáp Bát – Nhổn), số 38 (Nam Thăng Long – Mai Động) hoặc số 41 (Nghi Tàm – Bến xe Giáp Bát)

Xe buýt 2 tầng hoặc xe đạp theo tour

● Xe buýt 2 tầng

Một loại phương tiện khá mới mẻ tại Hà Nội, phù hợp cho các chuyến tham quan Văn Miếu Quốc Từ Giám và nhiều địa điểm khác ở Thủ đô Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn tour du lịch nội thành bằng xe đạp của các đơn vị lữ hành để có trải nghiệm thú vị hơn

● Các loại phương tiện cá nhân

Lộ trình di chuyển bằng phương tiện cá nhân đến Văn Miếu khá đơn giản Tuy nhiên, du khách cũng cần chú ý quan sát biển báo giao thông, bởi các cung đường xung quanh Văn Miếu đều là đường một chiều

Lộ trình như sau: xuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm, men theo đường Lê Thái Tổ rồi rẽ phải vào Tràng Thi Chạy thẳng đường Tràng Thi đến đường Điện Biên Phủ và rẽ trái để vào Trần Phú Từ Trần Phú tiếp tục rẽ trái vào Chu Văn An, rẽ phải qua Nguyễn Thái Học sẽ đến Văn Miếu

2.5 Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông

- Tên gọi: Làng lụa Vạn Phúc còn có tên gọi khác là Làng lụa Hà Đông

- Địa chỉ: phường Vạn Phúc, Q Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội 10km

- Lịch sử hình thành và phát triển:

Trước đây, làng lụa Vạn Phúc có tên gọi khác là Vạn Bảo, sau này do kỵ húy nhà Nguyễn nên làng đã được đổi thành tên Vạn Phúc Vào năm 1931, lụa Vạn Phúc lần đầu tiên được giới thiệu ra thị trường quốc tế tại hội chợ Marseille Sau khi chiêm ngưỡng các sản phẩm lụa được trưng bày tại đây, người Pháp đã công nhận lụa Vạn Phúc là dòng lụa tinh xảo, đường nét vừa thanh thoát vừa mạnh mẽ, xứng đáng là loại lụa đẹp mắt nhất vùng Đông Dương Đến năm 1958, lụa Vạn Phúc được chính thức xuất khẩu sang các nước Đông Âu Tới thời điểm hiện tại, lụa Vạn Phúc Hà Đông vẫn cực kỳ được ưa chuộng và sử dụng tại nhiều nước trên thế giới

Trải qua thời gian dài đằng đẵng, nhưng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được trọn vẹn nét đẹp truyền thống vốn có, giữ vững vị thế số một trong ngành dệt Việt Nam

- Khảo sát về làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc là nơi giao thoa giữa nét truyền thống cổ xưa và hiện đại,

Trang 10

không chỉ có những tấm lụa màu sắc rực rỡ, tươi đẹp mà nơi này còn có rất nhiều điều thú vị để bạn khám phá cùng nhiều background check in siêu xịn sò

+ Cổng làng lụa Vạn Phúc đậm nét truyền thống

Khi vừa đặt chân đến làng lụa Vạn Phúc, chắc chắn bạn sẽ phải choáng ngợp trước thiết kế độc đáo, ấn tượng của cổng chào Cổng vào làng lụa được xây dựng hoàn toàn bằng gạch đỏ mang đậm dấu ấn truyền thống Hình ảnh cổng chào chứa đựng hàm ý thể hiện sự uy nghi, vững chãi của cả làng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để duy trì và phát triển làng nghề ngày một lớn mạnh hơn Bên cạnh cổng vào có một bia đá lớn, dòng chữ “Làng lụa Vạn Phúc” được khắc sâu trên bề mặt đá

+ Con đường ô rực rỡ sắc màu - sống ảo cực mê

Trước khi tới khu vực bên trong làng lụa, bạn sẽ được ngắm nhìn dải màu sắc tuyệt đẹp được tạo nên từ hàng nghìn chiếc ô nhỏ xinh xắn treo phía trên đầu, phủ rợp cả đoạn đường dài 100m Con đường ô Vạn Phúc mới được ra mắt cách đây không lâu, nhưng đã thu hút rất nhiều lượt du khách đến check in

+ Những gian hàng lụa Vạn Phúc chính hiệu

Ghé thăm những gian hàng lụa, bạn sẽ được sờ tận tay những tấm lụa mềm mại, óng ả Hoa văn trên lụa ở đây cực kỳ đa dạng, sáng tạo từ bốn loại cơ bản là thực vật, động vật, hình họa và đồ vật Nhưng đặc biệt ở chỗ, các họa tiết lại được trang trí đối xứng với nhau, đem lại cảm giác dễ chịu cho người nhìn, điều này cũng đã tạo nên nét đặc trưng của lụa Vạn Phúc là sự đơn giản, phóng khoáng, không rườm rà

3 Cảm nhận về nét đặc trưng văn hoá địa phương

Văn hoá địa phương phố cổ Hà Nội có những nét đặc trưng rất độc đáo và thu hút

du khách khi đến thăm thành phố Đầu tiên là kiến trúc phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà mỏng manh, những con hẻm nhỏ, những cửa hàng bán hàng rong đầy sức sống và sự

đa dạng của các loại sản phẩm

Thứ hai là văn hóa ẩm thực phố cổ Hà Nội với những món ăn đậm chất truyền thống, phong phú và đậm đà hương vị Các món ăn phố cổ như Phở, Bún Chả, Bánh Cuốn, Nem Lụi đều đặc trưng riêng của Hà Nội và được nhiều người yêu thích

Cuối cùng, còn có nét đặc trưng về sinh hoạt văn hóa của người dân phố cổ Hà Nội, như việc dùng trà đá, hát xẩm, đàn đáy, ngâm thơ tất cả đều thể hiện sự thanh tao

và truyền thống của người Hà Nội

Tổng quát, văn hoá địa phương phố cổ Hà Nội rất đặc trưng và đem lại một phong

Ngày đăng: 28/09/2024, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w