1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Khoa học quản lý hubt - Đề 2

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề 1. Trình bày nội dung chính của các học thuyết quản lý? 2. Giả sử em là nhà quản lý và áp dụng các học thuyết vào tổ chức của mình thì sẽ có ưu nhược điểm gì, cách khắc phục?
Tác giả Sinh Viên Thực Hiện
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Học Quản Lý
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 88,65 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝ Chủ đề: 1. Trình bày nội dung chính của các học thuyết quản lý? 2. Giả sử em là nhà quản lý và áp dụng các học thuyết vào tổ chức của mình thì sẽ có ưu nhược điểm gì, cách khắc phục? MỞ ĐẦU Hoạt động quản trị đã có từ lâu đời vai trò của các học quản lý thể hiện giản dị qua câu nói: “Một người biết lo bằng cả kho người biết làm”. Bắt đầu từ quản lý theo kinh nghiệm nhưng mãi đến thế kỷ XX, đặc biệt là những năm 40, ở phương Tây mới bắt đầu nghiên cứu có hệ thống vấn đề quản lý với sự xuất hiện của hàng loạt công trình. Từ đó lý thuyết quản lý từng bước được tách khỏi triết học để trở thành một ngành khoa học độc lập. Kể từ khi các thuyết quản trị được ra đời, hiệu quả quản trị được cải thiện một cách rõ rệt. Tuy vậy, thế giới ta đang sống trong sự thay đổi diễn ra một cách nhanh chóng nên các lý thuyết quản trị cũng liên tục được ra đời. Nhằm nghiên cứu sâu hơn về một số lý thuyết quản trị đã có trong giáo trình và sự giảng dạy của cô giáo, em xin trình bày đề tài tiểu luận: “1. Trình bày nội dung chính của các học thuyết quản lý? 2. Giả sử em là nhà quản lý và áp dụng các học thuyết vào tổ chức của mình thì sẽ có ưu nhược điểm gì, cách khắc phục? “ Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót mong cô và các bạn giúp đỡ để hoàn thiện bài tiểu luận này tốt hơn. 1. Nội dung chính của các học thuyết quản lý 1.1. Thuyết quản lý có khoa học (Scientific Management Theory) a. Hợp lý hoá lao động Chuyên môn hoá lao động: Đây là nội dung có ý nghĩa quyết định. Taylor cho rằng, đối với từng công việc, phải lựa chọn những người phù hợp nhất, giỏi nhất để phân công công việc cụ thể và hướng dẫn họ làm việc, những người này phải đạt được năng suất cao nhất và nhà quản lý lấy đó làm chuẩn mực cho những người khác làm công việc này. Để lựa chọn đúng người phù hợp nhất, giỏi nhất, ông căn cứ vào tính khí, thể lực, trí tuệ, thái độ làm việc xem có phù hợp với đòi hỏi của công việc về sức khoẻ, kỹ năng, trí tuệ hay không. Dụng cụ lao động thích hợp: Đây là khâu có ý nghĩa cơ bản trong hợp lý hoá lao động. Để công nhân đạt được năng suất lao động cao, các kỹ sư phải thiết kế ra các dụng cụ lao động thích hợp với công việc và huấn luyện công nhân sử dụng chúng. Thao tác làm việc hợp lý: Khâu này được Taylor coi là có vai trò quan trọng. Trên cơ sở thao tác mẫu do kỹ sư thiết kế và được người công nhân giỏi nhất thực hành thành thục, các kỹ sư tiến hành huấn luyện các công nhân khác làm việc theo các hướng dẫn của các kỹ sư trên cơ sở chụp ảnh, bấm giờ, phân tích các thao tác, loại bỏ các động tác thừa, uốn nắn các động tác không hiệu quả, tập các thao tác hợp lý. Kết quả là các công nhân được lựa chọn phải đạt được năng suất lao động lý tưởng như thiết kế trong khi vẫn giữ được tin thần lao động thoải mái do được trả công xứng đáng và sắp xếp hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi. b. Áp dụng trả lương theo sản phẩm Song song với biện pháp hợp lý hoá lao động để đạt năng suất lao động cao, Taylor áp dụng phương pháp trả lương theo sản phẩm thay vì theo thời gian, đồng thời, áp dụng chế độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý. Các biện pháp này đã kích lệ tinh thần làm việc của công nhân.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

-ooo -TIỂU LUẬN

MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝ

Chủ đề:

1 Trình bày nội dung chính của các học thuyết quản lý?

2 Giả sử em là nhà quản lý và áp dụng các học thuyết vào tổ chức của mình thì

sẽ có ưu nhược điểm gì, cách khắc phục?

Hà Nội – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

1.1 Thuyết quản lý có khoa học (Scientific Management Theory) 3 1.2 Thuyết quản lý hành chính lý tưởng của M.Weber 4

2 Giả sử em là nhà quản lý và áp dụng các học thuyết vào tổ chức của

KẾT LUẬN

Trang 3

MỞ ĐẦU Hoạt động quản trị đã có từ lâu đời vai trò của các học quản lý thể hiện giản dị qua câu nói: “Một người biết lo bằng cả kho người biết làm” Bắt đầu từ quản lý theo kinh nghiệm nhưng mãi đến thế kỷ XX, đặc biệt là những năm 40,

ở phương Tây mới bắt đầu nghiên cứu có hệ thống vấn đề quản lý với sự xuất hiện của hàng loạt công trình Từ đó lý thuyết quản lý từng bước được tách khỏi triết học để trở thành một ngành khoa học độc lập Kể từ khi các thuyết quản trị được ra đời, hiệu quả quản trị được cải thiện một cách rõ rệt Tuy vậy, thế giới

ta đang sống trong sự thay đổi diễn ra một cách nhanh chóng nên các lý thuyết quản trị cũng liên tục được ra đời

Nhằm nghiên cứu sâu hơn về một số lý thuyết quản trị đã có trong giáo trình và sự giảng dạy của cô giáo, em xin trình bày đề tài tiểu luận:

“1 Trình bày nội dung chính của các học thuyết quản lý?

2 Giả sử em là nhà quản lý và áp dụng các học thuyết vào tổ chức của mình thì

sẽ có ưu nhược điểm gì, cách khắc phục? “

Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót mong cô

và các bạn giúp đỡ để hoàn thiện bài tiểu luận này tốt hơn

Trang 4

1 Nội dung chính của các học thuyết quản lý

1.1 Thuyết quản lý có khoa học (Scientific Management Theory)

a Hợp lý hoá lao động

● Chuyên môn hoá lao động: Đây là nội dung có ý nghĩa quyết định Taylor cho rằng, đối với từng công việc, phải lựa chọn những người phù hợp nhất, giỏi nhất để phân công công việc cụ thể và hướng dẫn họ làm việc, những người này phải đạt được năng suất cao nhất và nhà quản lý lấy đó làm chuẩn mực cho những người khác làm công việc này Để lựa chọn đúng người phù hợp nhất, giỏi nhất, ông căn cứ vào tính khí, thể lực, trí tuệ, thái độ làm việc xem có phù hợp với đòi hỏi của công việc về sức khoẻ, kỹ năng, trí tuệ hay không

● Dụng cụ lao động thích hợp: Đây là khâu có ý nghĩa cơ bản trong hợp lý hoá lao động Để công nhân đạt được năng suất lao động cao, các kỹ sư phải thiết kế ra các dụng cụ lao động thích hợp với công việc và huấn luyện công nhân sử dụng chúng

● Thao tác làm việc hợp lý: Khâu này được Taylor coi là có vai trò quan trọng Trên cơ sở thao tác mẫu do kỹ sư thiết kế và được người công nhân giỏi nhất thực hành thành thục, các kỹ sư tiến hành huấn luyện các công nhân khác làm việc theo các hướng dẫn của các kỹ sư trên cơ sở chụp ảnh, bấm giờ, phân tích các thao tác, loại bỏ các động tác thừa, uốn nắn các động tác không hiệu quả, tập các thao tác hợp lý Kết quả là các công nhân được lựa chọn phải đạt được năng suất lao động lý tưởng như thiết

kế trong khi vẫn giữ được tin thần lao động thoải mái do được trả công xứng đáng và sắp xếp hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi

b Áp dụng trả lương theo sản phẩm

Song song với biện pháp hợp lý hoá lao động để đạt năng suất lao động cao, Taylor áp dụng phương pháp trả lương theo sản phẩm thay vì theo thời gian, đồng thời, áp dụng chế độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý Các biện pháp này

đã kích lệ tinh thần làm việc của công nhân

Trang 5

c Xác lập quan hệ quản lý rõ ràng, sòng phẳng

Quan hệ giữa chủ và thợ phải được xác lập rõ ràng, sòng phẳng Theo đó:

- Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp hợp lý hoá lao động, cung cấp đủ dụng cụ làm việc, tăng lương sòng phẳng

- Công nhân có trách nhiệm thừa hành các công việc tác nghiệp theo đúng

sự hướng dẫn của nhà quản lý

- Các kỹ sư đảm nhận các chức danh quản lý như quản đốc, kịp trường, chuyên viên nghiên cứu tác nghiệp, phân tích công việc, xác định mức giá, giảm sát… Các kỹ sư được coi thuộc đội ngũ các bộ quản lý cốt cán và đòi hỏi phải

có trí tuệ, trung thực, có óc phân tích, công tâm…

1.2 Thuyết quản lý hành chính lý tưởng của M.Weber

a Lý luận về quyền lực trong quản lý tổ chức

- Vai trò của quyền lực: Theo Weber thì bất kỳ tổ chức xã hội nào cũng phải lấy quyền lực ở một hình thức nào đó làm cơ sở tồn tại Xã hội và các bộ phận hợp thành của nó phần lớn không phải được kết hợp với nhau thông qua khế ước hoặc sự nhất trí về đạo đức, mà là thông qua quyền lực Nếu không có quyền lực, tất cả các tổ chức xã hội không thể hoạt động bình thường được, và

do đó không thể đạt được mục tiêu của tổ chức Quyền lực như một chất keo gắn kết người đứng đầu (lãnh đạo) với các thuộc cấp tạo nên sức mạnh và sự bền chắc của tổ chức

- Khái niệm quyền lực: Dưới góc độ quản lý, quyền lực là sự tuân thủ mệnh lệnh của người dưới quyền đối với nhà quản lý Quyền lực là khả năng tác động đến hành vi của người dưới quyền Người dưới quyền, do những ràng buộc nhất định, phải phục tùng từng mệnh lệnh của người quản lý

- Các loại quyền lực:

+ Quyền lực truyền thống: Hình thành do các quan hệ ràng buộc của truyền thống, tập tục, thói quen Người quản lý không phải được tổ chức lựa chọn theo năng lực cá nhân mà theo tập tục, truyền thống Do vậy, quản lý theo quyền lực này thường kém hiệu quả

Trang 6

+ Quyền lực dựa vào uy tín: Loại quyền lực này dựa vào sức lôi cuốn quần chúng, uy tín cá nhân của người nào đó Weber gọi đây là quyền lực trời ban cho Loại quyền lực này không thể là cơ sở cho một nền cai trị vững chắc của mọi tổ chức Nó không dựa vào pháp luật

+ Quyền lực pháp lý: Người nắm quyền lực là người được trao quyền thực thi các quy định của khế ước, pháp luật Đến lượt mình, họ lại nô bộc của một quyền lực cao hơn Weber cho rằng, chỉ có loại hình quyền lực này có thể bảo đảm tính liên kết liên tục, ổn định và hiệu quả cao của quản lý Vì thế, loại hình quyền lực này đã trở thành nền tảng cho thể chế quản lý của các tổ chức và quốc gia hiện đại

b Mô hình tổ chức hành chính lý tưởng

Weber đã khái quát mô hình tổ chức thuần tuý có ý nghĩa lý thuyết, dùng làm cốt lõi cho mọi tổ chức xã hội và kinh tế, gọi là mô hình tổ chức hành chính

lý tưởng

Nội dung cơ bản của mô hình này là:

- Quản lý bằng quy chế (by rules): Hệ thống quản lý phải thiết lập bộ quy chế để kiểm soát cho chức năng của tổ chức

- Phân công rõ ràng theo chức năng: Mọi thành viên trong bộ máy quản

lý được giao một chức trách nhất định về chuyên môn với sự chế định chặt chẽ của bộ quy chế

- Xây dựng cơ cấu tổ chức chính thức: Phải có một cơ cấu tổ chức chính thức chặt chẽ để thực hiện giám sát hệ thống quy tắc về mệnh lệnh Các chức vụ đều phải được thể chế hoá rõ ràng

- Xác định nhiệm vụ: Các chức vụ quản lý, đặc biệt là quản lý kỹ thuật ở bậc cơ sở, phải được đảm bảo nhận với những người được đào tạo và có kinh nghiệm về chuyên môn

- Tuyển dụng cán bộ: Cán bộ quản lý được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng – trả lương với các tiêu chuẩn rõ ràng, chế độ đãi ngộ, đề bạt, sa thải phải căn cứ vào kết quả làm việc

Trang 7

- Sử dụng văn bản: Mọi chỉ thị, quyết định, quy chế đều phải được ban hành bằng hình thức văn bản để tránh sự tuỳ tiện, bảo đảm sự thống nhất trong

tổ chức

Weber cho rằng về mặt kỹ thuật, kiểu tổ chức quản lý như trên có thể đạt được hiệu quả cao nhất, hơn hẳn các kiểu tổ chức quản lý đã tồn tại từ trước đến nay dựa trên cơ sở gia định, tập tục phong kiến, cha truyền con nối, dựa trên uỷ quyền cá nhân

1.3 Thuyết quản lý hành chính của H.Fayol

a Khái quát nội dung hoạt động của các công ty

Sáu chức năng cơ bản của doanh nghiệp:

+ Kỹ thuật: kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất

+ Thương mại: mua và bán

+ Tài chính: huy động vốn, sử dụng vốn

+ Kế toán: ghi chép và phản ánh các chi phí cho các hoạt động

+ Bảo vệ: bảo vệ an ninh, an toàn cho sản xuất, tài sản và công nhân viên

+ Quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra

b Phân biệt lãnh đạo với quản lý công ty

Fayol đã phân biệt lãnh đạo với quản lý một công ty Theo ông, lạnh đạo công ty bao hàm tất cả sáu lĩnh vực đã nêu ở trên, trong đó bao hàm cả lĩnh vực quản lý Quản lý chỉ là một trong sáu lĩn vực của lãnh đạo Ông viết: “Lãnh đạo

là tìm kiếm lợi ích tối đa có thể được từ tất cả những nguồn lực mà xí nghiệp đã

có, dẫn dắt xí nghiệp đạt được mục tiêu của nó, bảo đảm hoàn thành một cách thuận lợi sáu chức năng cơ bản Quản lý chỉ là một trong sáu chức năng đó Quản lý chỉ là biện pháp và công cụ của tổ chức Các chức năng khác liên quan đến nguyên liệu và máy móc do lãnh đạo tiến hành Chức năng quản lý chỉ tác động đến con người”

c Làm rõ các chưc năng quản lý

Fayol đã làm rõ nội dung của quản lý bằng cách đưa ra quan niệm về năm chức năng quản lý chung: hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra Ông

Trang 8

đã làm rõ nội dung của từng chức năng nêu trên, tức là làm rõ toàn bộ quá trình quản lý

d Đưa ra 14 nguyên tắc quản lý

Fayol coi các nguyên tắc quản lý: “là ngọn đèn pha giúp con người nhận

rõ phương hướng, 14 nguyên tắc của ông bao quát cả việc định hướng, thiết kế

tổ chức và việc thực hiện vận hành tổ chức

1.Chuyên môn hóa: Phân chia công việc (cả kỹ thuật lẫn quản lý)

2.Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm: Nhà quản trị có quyền đưa ra mệnh lệnh để hoàn thành nhiệm vụ nhưng phải chịu trách nhiệm về chúng

3.Tính kỷ luật cao: Mọi thành viên phải chấp hành các nguyên tắc của tổ chức nhằm tạo điều kiện cho tổ chức vận hành thông suốt

4.Thống nhất chỉ huy, điều khiển: Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp, tránh mâu thuẫn giữa các mệnh lệnh

5.Thống nhất lãnh đạo: Mọi hoạt động của tất cả các thành viên, các bộ phận phải hướng về mục tiêu chung của tổ chức và chỉ do một nhà quản trị phối hợp

và điều hành

6.Lợi ích cá nhân phụ thuộc vào lợi ích tổ chức: Phải đặt lợi ích tổ chức lên trên lợi ích của cá nhân Nếu mâu thuẫn về 02 lợi ích này, nhà quản trị phải làm nhiệm vụ hoà giải

7.Thù lao tương xứng với công việc: Nên làm sao để thỏa mãn tất cả

8.Sự tập trung: Fayol ủng hộ vấn đề tập trung quyền lực, và xem đây là trật tự tự nhiên

9.Trật tự thứ bậc : Phạm vi quyền lực xuất phát từ ban lãnh đạo cấp cao xuống tới những công nhân cấp thấp nhất

10.Trật tự : vật nào chổ ấy và biểu đồ tổ chức là một công cụ quản lý qúy giá

Trang 9

nhất đối với tổ chức

11.Tính công bằng hợp lý: Nhà quản trị cần đối xử công bằng và thân thiện với cấp dưới của mình

12.Ổn định nhiệm vụ: Luân chuyển nhân sự cao sẽ không đem lại hiệu quả 13.Sáng kiến: Cấp dưới phải được phép thực hiện những sáng kiến

14.Đoàn kết: Đoàn kết sẽ mang lại sự hoà hợp, thống nhất từ đó làm cho tổ chức càng có sức mạnh

e Mô hình lý thuyết về tổ chức

Fayol xây dựng khung lý thuyết về tổ chức và quản lý tổ chức với những luận điểm sau:

- Tổ chức là tập hợp những người có mục đích chunng

- Một tổ chức thường bao gồm hai bộ phận chính: tổ chức vật chất và tổ chức con người

- Quản lý tổ chức gắn liền với quyền lực và các chức vụ được sắp xếp theo một chuỗi (kim tự tháp) từ trên xuống dưới

- Muốn quản lý tổ chức tốt, phải tuân thủ các nguyên tắc chung

f Quan điểm đào tạo quản lý

Fayol là người đầu tiên tổng kết các yêu cầu đối với nhà quản lý, đặc biệt

là quản lý bậc cao, từ đó ông đưa ra các quan điểm đào tạo nhà quản lý Ông cho rằng, muốn có nhà quản lý giỏi, phải đào tạo họ từ những người có tiềm năng quản lý Việc đào tạo phải dược bắt đầu ngay từ khi học trong các trường lớp chính quy Phương châm là phải đào tạo liên tục, kết hợp đào tạo ở trường, lớp với đào tạo tại chỗ Nội dung cần đào tạo về quản lý chủ yếu ở hai lĩnh vực:

kế hoạch và tổ chức

Thuyết quản lý hành chính thực sự là một thành tự đỉnh cao của khoa học quản lý đương thời Những giá trị của nó được học tập, áp dụng và phát triển

Trang 10

cho đến tận ngày nay.

Có thể khái quát những đóng góp chính của Fayol ở những điểm sau:

- Đã bổ sung thuyết quản lý có khoa học của Taylor, đưa khoa học quản

lý trở thành một môn khoa học được chấp nhận và có thể giảng dạy, đào tạo rộng rãi

- Đưa ra các nguyên tắc quản lý có giá trị định hướng tư duy khi vận dụng vào công tác quản lý ở các tổ chức cụ thể

- Phân tích rõ các chức năng quản lý, làm cơ sở để tổ chức và phân công lao động trong bộ máy quản lý

- Đưa khoa học quản lý từ chỗ chỉ áp dụng trong ngành công nghiệp có thể áp dụng rộng trong tất cả các lĩnh vực như quân sự, y tế, đào tạo, quản lý nhà nước…

2 Giả sử em là nhà quản lý và áp dụng các học thuyết vào tổ chức của mình thì

sẽ có ưu nhược điểm gì, cách khắc phục?

2.1 Thuyết quản lý có khoa học

- Ưu điểm:

Quản trị khoa học là một hệ thống lý thuyết quản trị tập trung nghiên cứu

về các mối quan hệ giữa cá nhân người công nhân với máy móc trong các nhà máy Mục tiêu của các nhà quản trị theo trường phái này là thông qua những quan sát, thử nghiệm trực tiếp tại xưởng máy nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và cắt giảm sự lãng phí

- Nhược điểm:

Thuê mướn công nhân trên cơ sở ai đến trước mướn trước, không lưu ý đến khả năng và nghề nghiệp của công nhân Công tác huấn luyện nhân viên hầu như không có hệ thống tổ chức học việc Công việc làm theo thói quen, không có tiêu chuẩn và phương pháp Công nhân tự mình định đoạt tốc độ làm việc Hầu hết các công việc và trách nhiệm đều được giao cho người công nhân Nhà quản trị làm việc bên cạnh người thợ, quên mất chức năng chính là lập kế

Trang 11

hoạch và tổ chức công việc Tính chuyên nghiệp của nhà quản trị không được thừa nhận

- Cách khắc phục:

Phương pháp khoa học cho những thành tố cơ bản trong công việc của công nhân thay cho phương pháp cũ dựa vào kinh nghiệm Xác định chức năng hoạch định của nhà quản trị, thay vì để công nhân tự ý lựa chọn phương pháp làm việc riêng của họ Lựa chọn và huấn luyện công nhân, phát triển tinh thần hợp tác đồng đội, thay vì khích lệ những nỗ lực cá nhân riêng lẻ của họ Phân chia công việc giữa nhà quản trị và công nhân để mỗi bên làm tốt nhất công việc của họ chứ không phải chỉ đổ lên đầu công nhân như trước kia Nghiên cứu thời gian và các thao tác hợp lý nhất để thực hiện công việc Dùng cách mô tả công việc để chọn lựa công nhân, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống huấn luyện chính thức Trả lương theo nguyên tắc khuyến khích theo sản lượng, bảo đảm an toàn lao động bằng dụng cụ thích hợp Thăng tiến trong công việc, chú trọng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động

2.2 Thuyết quản lý hành chính lý tưởng

- Ưu điểm: Các tổ chức với nhiều tầng lớp cấp bậc quản trị sẽ có cấu trúc và

hoạt động hiệu quả hơn Các quy tắc, quy định, thủ tục được thiết lập rõ ràng cho phép tất cả nhân viên thực hiện công việc hiệu quả và nhất quán Công việc quản trị sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết

- Nhược điểm: Bộ máy quan liêu thường nặng nề các công việc liên quan đến

giấy tờ, thủ tục, quy trình làm việc, đôi khi sẽ khiến cho toàn bộ quy trình hoạt

động trở nên chậm chạp do có quá nhiều cấp bậc quản trị Các nhân viên sẽ cảm

thấy xa cách với nhau và chính tổ chức của họ, khiến lòng trung thành với tổ

chức sẽ thấp Do có quá nhiều quy định và chính sách, điều này hạn chế mọi

thành viên đưa ra những ý tưởng đổi mới, sáng tạo Đôi khi nhân viên cảm thấy

họ không được chú ý, không có tiếng nói trong việc đưa ra quyết định, dẫn đến

Ngày đăng: 28/09/2024, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w