MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 PHẦN 1 : CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1979-1991 3 1. Lịch sử khoán hộ 3 1.1. Khoán việc 3 1.2. Khoán hộ 4 1.3. Khoán chui 6 1.4. Khoán 100 năm 1981 7 1.5. Khoán 10 năm 1988 9 2. Chủ chương đổi mới thể chế quản lý sản xuất nông nghiệp nước ta giai đoạn 1979 – 1991 10 2.1. Phê phán sai lầm của thể chế quản lý cũ 10 2.2. Nội dung thể chế quản lý mới 10 PHẦN 2: KẾT QUẢ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1979 – 1991 11 TỔNG KẾT 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam sau 45 năm thống nhất đất nước để phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã trải qua rất nhiều thuận lợi và khó khăn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta lúc bấy giờ là công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Từ sau ngày thống nhất đất nước từ năm 1975 đến nay nước ta đã từng bước vượt qua những thách thức, từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới. Đó là một sự chuyển mình vô cùng ngoạn mục nhờ vào cơ chế đổi mới đúng đắn trong nhiều linh vực kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta. Một trong những thắng lợi đầu tiên của đổi mới và cũng cam go nhất đó chính là quá trình đổi mới trong nông nghiệp. Thông qua chủ đề: “Phân tích chủ trương và kết quả đổi mới cơ chế quản lý sản xuất nông nghiệp của Đảng giai đoạn 1979 – 1991” giúp chúng ta hiểu hơn về động lực mới trong sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ tư duy quản lý tập thể, cơ chế hoá trong nông nghiệp với hình thức khoán việc, đến sự ra đời của hình thức khoán hộ. Từ khoán hộ đến khoán 100 và khoán 10 là một chặng đường gập ghềnh gian nan để tìm ra con đường đúng đắn và phù hợp cho nông nghiệp nước ta. Chỉ sau vài năm đổi mới, Việt Nam từ một nước nông nghiệp thiếu đói triền miên trở thành nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản hàng đầu thế giới. Nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc suốt gần 30 năm qua, đóng góp to lớn vào thành tựu kinh tế và để lại nhiều bài học nóng hổi cho giai đoạn phát triển đất nước hiện nay. Để hoàn thiện bài tiểu luận này, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. NỘI DUNG PHẦN 1 : CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1979-1991 Lịch sử khoán hộ Khoán việc Sau khi thực hiện cải cách ruộng đất và cải tạo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đề ra mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Với nhận thức: “…còn chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lối làm ăn riêng lẻ thì vẫn còn cơ sở vật chất và điều kiện xã hội cho khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát nảy nở”. Bối cảnh Việt Nam sau khi lập lại hòa bình (năm 1954), phong trào hợp tác hoá miền Bắc diễn ra rầm rộ. Đồng nhất hợp tác hoá với tập thể hoá, cải tạo xóa bỏ mọi thành phần kinh tế dựa trên tư hữu sản xuất, bao gồm cả nông dân cá thể. Hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức một cách ồ ạt và cưỡng chế, buộc nông dân cùng sản xuất trên cánh đồng chung, không quy trách nhiệm cho ai, được trả công lao động theo hình thức “cộng điểm” (khoán việc). Công hữu hoá tư liệu sản xuất đã không phân biệt cụ thể mà tiến hành công hữu hoá tràn lan, kể cả những tư liệu sản xuất giản đơn như cày bừa, cây cối lưu niên, vườn tược của các hộ xã viên.
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1 : CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ NÔNG
2 Chủ chương đổi mới thể chế quản lý sản xuất nông nghiệp
2.1 Phê phán sai lầm của thể chế quản lý cũ 10
PHẦN 2: KẾT QUẢ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1979 – 1991 11
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 2Việt Nam sau 45 năm thống nhất đất nước để phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã trải qua rất nhiều thuận lợi
và khó khăn Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta lúc bấy giờ là công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế Từ sau ngày thống nhất đất nước từ năm 1975 đến nay nước ta đã từng bước vượt qua những thách thức, từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới Đó là một sự chuyển mình vô cùng ngoạn mục nhờ vào cơ chế đổi mới đúng đắn trong nhiều linh vực kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta
Một trong những thắng lợi đầu tiên của đổi mới và cũng cam go nhất đó
chính là quá trình đổi mới trong nông nghiệp Thông qua chủ đề: “Phân tích chủ trương và kết quả đổi mới cơ chế quản lý sản xuất nông nghiệp của Đảng giai đoạn 1979 – 1991” giúp chúng ta hiểu hơn về động lực mới trong
sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ tư duy quản lý tập thể, cơ chế hoá trong nông nghiệp với hình thức khoán việc, đến sự ra đời của hình thức khoán hộ Từ khoán hộ đến khoán 100 và khoán 10 là một chặng đường gập ghềnh gian nan
để tìm ra con đường đúng đắn và phù hợp cho nông nghiệp nước ta Chỉ sau vài năm đổi mới, Việt Nam từ một nước nông nghiệp thiếu đói triền miên trở thành nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản hàng đầu thế giới Nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc suốt gần 30 năm qua, đóng góp to lớn vào thành tựu kinh tế và để lại nhiều bài học nóng hổi cho giai đoạn phát triển đất nước hiện nay
Để hoàn thiện bài tiểu luận này, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
NỘI DUNG
Trang 3PHẦN 1 : CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1979-1991
1. Lịch sử khoán hộ
1.1 Khoán việc
Sau khi thực hiện cải cách ruộng đất và cải tạo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đề ra mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Với nhận thức: “…còn chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lối làm ăn riêng lẻ thì vẫn còn cơ sở vật chất và điều kiện xã hội cho khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát nảy nở”
Bối cảnh Việt Nam sau khi lập lại hòa bình (năm 1954), phong trào hợp tác hoá miền Bắc diễn ra rầm rộ Đồng nhất hợp tác hoá với tập thể hoá, cải tạo xóa bỏ mọi thành phần kinh tế dựa trên tư hữu sản xuất, bao gồm cả nông dân
cá thể Hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức một cách ồ ạt và cưỡng chế, buộc nông dân cùng sản xuất trên cánh đồng chung, không quy trách nhiệm cho ai,
được trả công lao động theo hình thức “cộng điểm” (khoán việc) Công hữu
hoá tư liệu sản xuất đã không phân biệt cụ thể mà tiến hành công hữu hoá tràn lan, kể cả những tư liệu sản xuất giản đơn như cày bừa, cây cối lưu niên, vườn tược của các hộ xã viên
Theo chế độ khoán việc, công sức lao động của xã viên được quy thành công, điểm (công là ngày công, còn điểm là 1/10 ngày công) Từ cấy hái, chăm bón đến họp hành đều tính thành công điểm mà người ghi điểm là cán bộ thôn,
xã Cán bộ thôn, xã được bầu theo quan điểm giai cấp nên hầu hết là những bần, cố nông – những người còn nhiều hạn chế về khả năng và trình độ quản
lý Ngày công được tính cho mỗi lao động khi thực hiện một công việc theo tiêu chuẩn hợp tác xã đề ra Cuối mỗi vụ đều dựa vào cộng điểm để chia hoa lợi Đây chính là điểm sơ hở đẻ ra rất nhiều sâu mọt, quan tham ngay từ cơ sở
Kẻ ghi công điểm thì không phải lao động và có quyền ban phát cộng điểm cho nông dân
Trang 4Thể chế quản lý sản xuất nông nghiệp như vậy làm cho đời sống người dân rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng Kèm theo sa sút về kinh tế, tình trạng nông dân không thiết tha với đồng ruộng, sản xuất theo kiểu đối phó, năng suất thấp, hiện tượng “dong công, phóng điểm” diễn ra khá phổ biến, nạn cường hào kiểu mới trở nên phổ biến khắp các vùng nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ
Trong thời kỳ 1961-1965, diện tích trồng trọt của miền Bắc tuy đã tăng thêm khoảng 20 vạn hecta do khai hoang, nhưng năng suất lúa giảm chỉ còn 17-18 tạ/hecta Năm 1961, mức bình quân lương thực đầu người là 24kg/tháng, đến năm 1965 giảm chỉ còn 14kg/tháng
1.2 Khoán hộ
Khoán hộ ra đời năm 1966 như một đòi hỏi tất yếu của nông dân Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, ông Kim Ngọc đã trăn trở với câu hỏi, rằng vì sao nông dân chán ruộng và một đất nước nông nghiệp lại đói ăn Với khả năng nhạy bén, ông đã nhìn thấy hướng đi mới nhằm gắn lợi ích của nông dân với ruộng
đồng, đó là “khoán hộ” Khoán hộ là hình thức hợp tác xã giao ruộng đất cho
hộ gia đình, cấp vật tư phân bón thuốc trừ sâu, cuối vụ thu lại một phần sản lượng
Việc thường xuyên gặp gỡ trao đổi với nông dân, cộng với khảo sát của số cán
bộ trong cơ quan được cử đến các hợp tác xã, ông Kim Ngọc rút ra được những kết luận hết sức quan trọng Tuy có hàng vạn thanh niên vào bộ đội nhìn chung lao động ở nông thôn còn khá dồi dào nhưng do không quản lý tốt, sử dụng không hợp lý nên để lãng phí một lực lượng lao động đáng kể Bên cạnh
đó khi xây dựng hợp tác xã, người ta coi họ là yếu tố cơ bản để tính quy mô hợp tác xã, phân bố tư liệu sản xuất, giao chỉ tiêu sản xuất kinh doanh Nhưng trong quá trình sản xuất lại tác hộ khỏi tư liệu sản xuất cơ bản nhất, do vậy triệt tiêu động lực của sự phát triển nền sản xuất kém hiệu quả Từ những kết luận
đó, ông Kim Ngọc thay mặt ban thường vụ giao cho ban nông nghiệp soạn
Trang 5thảo nghị quyết 68, hay còn gọi là nghị quyết khoán hộ Nội dung nghị quyết
đề ra những nội dung như sau:
- Khoán cho hộ làm một khâu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài
- Khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ
- Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm
- Khoán trắng ruộng đất cho hộ Hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính toán nên được nông dân hưởng ứng rầm rộ và đã thành phong trào quần chúng rộng rãi trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc
Sau khi tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ, tuy có một số người phản đối kịch liệt với lý do”khoán hộ” là đi ngược lại chủ trương đường lối tập thể hoá xã hội chủ nghĩa, đưa nông dân trở về với con đường làm ăn riêng lẻ theo chế độ tư bản nhưng “khoán hộ” vẫn được áp dụng ở phần đất thuộc Phú Thọ cũ Để có tiền đề làm khoán hộ tốt, ông Kim Ngọc chọn Hợp tác xã Thôn Thượng, Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường để làm thí điểm
Thành công của khoán hộ
Nông dân sau 1 năm làm khoán hộ, bộ mặt nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
đã thay đổi đáng kể Khoán hộ ra đời chẳng khác gì thang thuốc cải tử hoàn sinh, năm 1967, 75% số Hợp tác xã áp dụng khoán hộ, 76% số đội sản xuất khoán hộ 160 Hợp tác xã (chiếm hơn 70% số Hợp tác xã lúc đó) đạt năng suất lúa từ 5 – 7 tấn/1 ha, sản lượng thóc đạt 197 ngàn tấn tăng 2,7% so với năm
1964 Chấm dứt cái đói giáp hạt, nhà nào thóc cũng chất đầy bồ
Kết quả đó cho thấy hiệu quả rõ rệt của khoán hộ ở Vĩnh Phúc, vì trong giai đoạn này khoán hộ chủ yếu được thực hiện với hoa màu, rau và chăn nuôi Với nhiều hình thức khoán khác nhau, phù hợp với tâm lý, khả năng lao động, trình độ quản lý điều hành của cán bộ và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lúc bấy giờ Vừa huy động được lực lượng lao động đông đảo thay thế cho người ra mặt trận, lại vừa khuyến khích mọi người hăng hái sản xuất, năng suất lúa ngày một tăng, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện Nếu lúc
Trang 6đó nhân rộng ra cả nước mô hình khoán hộ thì nông nghiệp miền Bắc chắc đã sớm có bước phát triển vượt bậc
1.3 Khoán chui
Nhân dân và đảng bộ Vĩnh Phúc đang phấn khởi vì khoán hộ thì đùng một cái, Trung ương ra lệnh: dừng ngay khoán hộ Ngày 6-11-1968, tại hội nghị cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương “khoán hộ” bị phê phán gay gắt vì đi ngược lại quan điểm lúc bấy giờ là: tư hữu hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa
tư bản, “phát triển tư tưởng tự tư tự lợi, làm phai nhạt ý thức tập thể của xã viên, thủ tiêu phong trào thi đua yêu nước trong hợp tác xã Kìm hãm và đẩy lùi cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp; giảm nhẹ vai trò của lao động tập thể xã hội chủ nghĩa, phục hồi và phát triển lối làm ăn riêng lẻ, đẩy Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vào con đường thoái hoá và tan rã” (Trích tài liệu lưu trữ tại Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Phúc)
Tuy vậy “khoán hộ” đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, tìm ra lối thoát cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam khơi dậy động lực lao động trong lòng nhân dân, nên dù bị cấm người dân vẫn cứ làm (vì vậy mà nó còn được gọi là
khoán chui) Trước tình trạng nông dân thiếu đói trầm trọng, nông nghiệp sa
sút, một số địa phương đã lặng lẽ, kín đáo chuyển sang thực hiện khoán sản
phẩm và khoán hộ nên thời kì này thường được gọi là khoán chui vì khoán hộ
bị cấm, cán bộ thực hiện khoán hộ có thể bị kỷ luật nhưng hoàn cảnh lúc
đó, “khoán chui hay là chết” đã buộc một số địa phương, một số hợp tác xã
không còn sự lựa chọn khác
Từ năm 1978, một số Hợp tác xã tại Vĩnh Phú, hợp tác xã Sơn Công huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Sơn Bình đã thực hiện “khoán chui” Hàng loạt các Hợp tác xã thực hiện “khoán chui”: xã Minh Tân huyện An Thuỵ, xã Bắc Hà
và Đoán Xá huyện Kiến An ở Hải Phòng (năm 1972); xã Định Công huyện Thiệu Yến ở Thanh Hoá; xã Vũ Thắng huyện Vũ Thư ở Thái Bình; xã Hưng
Trang 7Lộc huyện Thống Nhất ở Đồng Nai (năm 1979) Sau đó thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Tiền Giang cũng thực hiện “khoán chui”
Trước hiệu quả thực sự của “khoán chui” ở các địa phương, Hội nghị lần
thứ VI Ban chấp hành trung ương Đảng (tháng 09/1979) ra Nghị quyết số 20 –
NQ/TW ngày 20/09/1979 “Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách”, thừa nhận sự
tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế, cho phép các hộ xã viên mượn đất sản xuất, ổn định nghĩa vụ lương thực, bãi bỏ việc phân phối định suất, thực hiện phân phối theo lao động, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, nởi lỏng quyền tự do lưu thông và trao đổi nông sản, thực phẩm… Đây được coi là nghị quyết có ý nghĩa mở đầu cho quá trình đổi mới
1.4 Khoán 100 năm 1981
Ban Bí thư trung ương Đảng ra nghị quyết 22 TB-TW ngày 21/10/1980 ghi nhận và đánh giá những tác dụng tích cực của hình thức khoán mới, cho ý kiến về công tác khoán trong Hợp tác xã và đội sản xuất Dựa trên Báo cáo của một số cơ quan chuyên ngành đã có nghiên cứu về các hình thức khoán trong nông nghiệp kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn và hiệu quả tích cực ở một số địa phương, Ban Bí thư trung ương Đảng cho phép các địa phương thử nghiệm các hình thức khoán sản phẩm với cây lúa Tháng 12 năm 1980, Hội nghị Trung ương 9 khoá IV đã họp bàn về thực hiện và hoàn thiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp
Ngày 18/12/1980 Ban Quản lý hợp tác xã trung ương, Bộ Nông nghiệp khẳng định sự tiến bộ của khoán sản phẩm so với khoán việc Khoán sản phẩm
có thể cụ thể hoá chế độ làm chủ tập thể, vừa đảm bảo nguyên tắc phân phối công bằng cho người lao động, vừa nâng cao được ý thức trách nhiệm của tập thể và mỗi cá nhân Khuyến khích hợp tác xã và xã viên tích cực tận dụng lao động đất đai, thâm canh, tăng vụ, phát triển sản xuất, đồng thời tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng năng suất lao động
Trang 8Năm 1981, nạn đói xảy ra trên diện rộng, Trung ương buộc phải chấp nhận một phần đề án “Khoán hộ” bằng Chỉ thị số 100/CT-CW Theo chỉ thị mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích, tự mình làm các khâu cấy, chăm sóc và thu hoạch, còn các khâu khác do hợp tác xã đảm nhận Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán Chỉ thị này cho phép áo dụng chế
độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp cả nước Chế độ khoán này thường
được gọi tắt là khoán sản phẩm, hay khoán 100
Mục đích của chỉ thị khoán 100 là: đảm bảo phát triển sản xuất, nâng
cao hiệu quả kinh tế (trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai, tư liệu hiện có), củng
cố và tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, nâng cao thu nhập của người lao động
Nguyên tắc khoán 100 là: quản lý và sử dụng tư liệu sản xuất, trước hết
là ruộng đất quản lý và điều hành lao động trên cơ sở gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất, thực hiện khoán theo 5 khâu và 3 khâu; trong phân phối giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích người lao động
Phạm vi khoán 100: áp dụng đối với mọi loại cây trồng và vật nuôi.
Chủ trường này được nông dân ủng hộ và có hiệu quả tích cực Phân chia lại chức năng kinh tế giữa tập thể và hộ gia định cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân chủ hoá về mặt kinh
tế, bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, nông dân có nhiều lợi ích thiết thực và qua đó kích thích phát triển sản xuất Khoán 100 làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp Tạo ra khối lượng nông sản lớn hơn với với thời kỳ trước, trong thời gian đầu chủ trương này làm sống động nền kinh tế nông thôn thời kỳ bấy giờ Nhìn chung năng suất lúa sau khi thực hiện khoán sản phẩm ở các hợp tác xã đều tăng lên, nơi tăng ít khoảng 4-5%, tăng vừa từ 15-20%, có những hợp tác
xã cá biệt còn tăng lên đến 50%
Trang 9Mặc dù vậy cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn duy trì trong hợp tác xã cũng như toàn bộ hệ thống tái sản xuất xã hội trong nông nghiệp nên khoán
100 chỉ tác dụng trong một thời gian đầu Mức khoán không ổn định, từng năm đều thay đổi mức khoán dẫn đến xã viên hưởng lợi ít vì mức khoán ngày càng cao, nông dân chịu nhiều thiệt hại nhất, mức lợi nhuận còn lại khoảng 16-20% sản lượng khoán, không bù đắp được vốn và sức lao động bỏ ra Nông dân không đủ khả năng bảo đảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống nên đã phải trả lại ruộng đất Từ hiện trạng đó, động lực vừa mới được tạo ra đã vụt tắt hoàn toàn Vụ giáp hạt năm 1988, nạn đói xảy ra ở 21 tỉnh thành phía Bắc và hơn 9,3 triệu người đói ăn, bằng 39% số nhân khẩu trong nông nghiệp, số người đói gay gắt đứt bữa là 3,6 triệu người
Khoán 100 vẫn còn nhiều bất cập nhưng đó là một thắng lợi to lớn trong chủ trương đổi mới cơ chế quản lý sản xuất nông nghiệp Khoán hộ phần nào được công nhận trong Trung ương Tất cả đều mong muốn được chuyển sang khoán hộ, chỉ có khoán hộ mới cứu được nạn đói trầm trọng đang đe doạ đất nước ta
1.5 Khoán 10 năm 1988
Năm 1988, vụ giáp hạt tháng 3, nước ta lâm vào nạn đói trầm trọng, hàng chục tỉnh ở miền Bắc và miền Trung cạn kiệt lương thực Nhìn ra tình hình thế giới lúc đó thì chính các nước xã hội chủ nghĩa cũng đang rơi vào khủng hoảng Tình hình cực kỳ nghiêm trọng, đất nước đứng trước những thách thức chưa từng thấy và số phận như ngàn cân treo sợi tóc
Trước tình thế đó, Bộ Chính trị đã họp bàn và ra Nghị quyết 10 (khóa
IV) vào ngày 05/04/1988 về Đổi mới quản lý nông nghiệp, Khoán 10 ra đời cho phép áp dụng rộng rãi hình thức khoán hộ trên cả nước, thừa nhận “hộ
nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ”, thực hiện giao ruộng khoán cho hộ dài
ngày, ổn định sản lượng khoán, đảm bảo cho người trồng lúa có lãi không dưới 40% Hộ nông dân được tự quyết định việc canh tác trên diện tích được giao,
Trang 10chỉ có nghĩa vụ đóng thuế, được tự do lưu thông sản phẩm làm ra ở nơi có lợi nhất sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước
Bên cạnh đó Bộ chính trị đổi mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đổi mới hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn theo hướng xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp Từ đó, chức năng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại
Sau khi nghị quyết 10 ra đời, nông nghiệp Việt Nam từ thiếu đói triền miên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan Năm
1988, nước ta vẫn còn phải nhập khẩu 450.000 tấn gạo, nhưng đến năm 1989, Việt Nam vừa đảm bảo lượng gạo dự trữ để phục vụ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn Những năm sau đó lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tiến dần lên 4 đến 4,5 triệu tấn Con số này
đã làm cả thế giới phải ngạc nhiên Nông nghiệp Việt Nam trở thành trụ đỡ của nền kinh tế nước nhà
Như vậy, việc công nhận Khoán hộ phát triển thành nghị quyết Khoán
10 và cho phép áp dụng trên cả nước là bước đột phá chiến lược Nghị quyết này là một nhận thức mới và đúng đắn của Đảng từ đó tạo một thể chế quản lý mới trong sản xuất nông nghiệp nước ta
2 Chủ chương đổi mới thể chế quản lý sản xuất nông nghiệp nước ta giai đoạn 1979 – 1991
2.1 Phê phán sai lầm của thể chế quản lý cũ
- Thứ nhất: đã chủ quan, nóng vội trong cải tạo, gò ép nông dân vào Hợp tác xã,
tập đoàn sản xuất, đưa Hợp tác xã lên quy mô to, trình độ cao, tập thể hoá triệt
để tư liệu sản xuất
- Thứ hai: trong một thời gian dài, thiếu chính sách khuyến khích kinh tế hộ gia đình, chưa có chính sách sử dụng đúng đắn kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, chưa tổ chức tốt việc liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế
- Thứ ba: có nhiều sai lầm trong các chính sách lớn đối với nông nghiệp