1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Khoa Học Điều Tra Tội phạm - Đề Tài - Phân Biệt Các Loại Thực Nghiệm Điều Tra Cho Ví Dụ Minh Họa

11 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Biệt Các Loại Thực Nghiệm Điều Tra Cho Ví Dụ Minh Họa
Chuyên ngành Khoa Học Điều Tra Tội Phạm
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 628,48 KB

Nội dung

Khái niệm và đặc điểm của tư vấn pháp luật- Khái niệm tư vấn pháp luật : “Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra được tiến hành thông qua các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc bi

Trang 1

ĐỀ BÀI:

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA CHO VÍ

DỤ MINH HỌA

Trang 2

1 Khái niệm và đặc điểm của tư vấn pháp luật

- Khái niệm tư vấn pháp luật :

“Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra được tiến hành thông qua các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điêu kiện mà hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn

ra trước đây để có cơ sở khách quan kết luận về hành vi, sự việc , hiện tượng đó phục vụ công tác điều tra, xử

lý vụ án hình sự”

Bản chất: là tiến hành các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt Cơ sở để tổ chức các hoạt động đó là

lời khai của những người tham gia tố tụng như bị can, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng hay giả thuyết điều tra của điều tra viên về hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh

1 Khái niệm thực nghiệm điều tra

Trang 3

2 Các loại thực nghiệm điều tra

Có thể được tiến hành dưới hai hình thức:

-Diễn lại (thực nghiệm)

- Làm thử (thí nghiệm).

Trang 4

-Khả năng: tri giác trong thực nghiệm điều tra là khả năng tiếp nhận các tác động bên ngoài của các giác

quan của con người, bao gồm khả năng nhìn, khả năng nghe, khả năng ngửi, sờ… một sự việc nào đó của một người tại một thời điểm và trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định

- Mục đích: nhằm kiểm tra, xác định khả năng tri giác một sự việc của bị can, người bị tạm giữ, người làm

chứng, người bị hại, trên cơ sở đó đánh giá tính chính xác trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định

- Cơ sở: nội dung lời khai của bị can, người bị tạm giữ, người làm chứng, người bị hại về sự việc mà họ

khai đã thụ cảm trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định

- Yêu cầu: cần chú ý đảm bảo điều kiện, hoàn cảnh tiến hành giống ở mức tối đa với điều kiện, hoàn

cảnh khi sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế trước đây; làm rõ sự thay đổi khả năng nghe, nhìn của những người đưa ra thực nghiệm từ thời điểm xảy ra sự việc, hiện tượng đến thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra

- Hình thức thực nghiệm điều tra được áp dụng: diễn lại.

Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng tri giác một sự việc, hiện tượng nhất định

Trang 5

- Thực nghiệm điều tra nhằm xác định: khả năng thực hiện một hành vi, một công việc là việc cơ quan

điều tra tổ chức cho bị can, người bị tạm giữ diễn lại một hành vi, một công việc mà họ khai đã làm trong điều kiện tương tự như lời khai của họ để xác định xem họ có thực hiện được hay không? Mức độ như thế nào? Có phù hợp với lời khai của họ hay không? Trong thực tế, loại thực nghiệm điều tra này cũng thường được sử dụng

để kiểm tra kỹ năng nghề nghiệp và những kỹ năng khác của một người nào đó như kỹ năng viết, vẽ, khắc dấu,

kỹ năng tự tạo ra các loại vũ khí khác nhau

- Mục đích: nhằm kiểm tra, xác định khả năng thực hiện hành vi của bị can, người bị tạm giữ, trên cơ sở đó

đánh giá tính chính xác trong lời khai của họ về hành vi, việc mà họ đã làm trước đây

- Cơ sở: lời khai đã làm trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định Kết quả của thực nghiệm điều tra sẽ

là cơ sở khách quan để cơ quan điều tra đánh giá và kết luận về tính khách quan và mức độ tin cậy của lời khai của những người đó

- Hình thức thực nghiệm điều tra áp dụng: diễn lại

Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi, một công việc nhất định

Trang 6

- Khả năng diễn ra của sự việc, hiện tượng là : khả năng phát sinh và diễn biến của một sự việc, hiện tượng trong những

điều kiện, hoàn cảnh nhất định Chẳng hạn: trong những điều kiện nhất định về nhiệt độ, độ ẩm, sức gió… thì một vật có thể

tự cháy, tự nổ, tự hao hụt được hay không? Nếu có thì quá trình đó diễn ra như thế nào? Hoặc một lượng chất nổ nhất định

có khả năng công phá, tạo ra hiện trường như hiện trường của vụ án đã xảy ra hay không.

- Mục đích: xác định nguyên nhân, diễn biến của sự việc, hiện tượng để có cơ sở vạch phương hướng điều tra.

- Cơ sở: các tin tức, tài liệu đã thu thập được về sự việc, hiện tượng đã xảy ra (như các dấu vết, tài liệu, vật chứng thu

được qua khám nghiệm hiện trường, khám xét, lời khai của những người biết việc…) và các giả thuyết về nguyên nhân, diễn biến của sự việc, hiện tượng đó (những nhận định khác nhau của cơ quan điều tra về nguyên nhân và diễn biến của sự việc, hiện tượng).

- Yêu cầu: cần có sự tính toán chính xác, khoa học, bố trí điều kiện tương tự như lúc xảy ra sự việc, hiện tượng đó Cần

bố trí các chuyên gia, cán bộ chuyên môn theo những lĩnh vực khoa học, kỹ thuật tương ứng tham gia Ngoài ra cần có phương án đề phòng và khắc phục những thiệt hại về người hoặc tài sản do thực nghiệm có thể gây ra.

- Hình thức thực nghiệm điều tra áp dụng: làm thử.

Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng diễn ra của một

sự việc, hiện tượng

Trang 7

- Cơ sở: lời khai của bị can, người làm chứng, người bị hại… về quá trình diễn biến của sự việc xảy ra nói

chung hoặc của những tình tiết cụ thể của nó

- Mục đích: làm rõ diễn biến của sự việc xảy ra và xác định sự việc đó có thể diễn ra đúng như mô tả của bị

can, người làm chứng… hay không

- Yêu cầu: cần tái tạo lại đầy đủ các điều kiện, hoàn cảnh tương tự như khi sự việc, hiện tượng cần kiểm tra

đã diễn ra trước đây trong hiện thực

- Hình thức thực nghiệm điều tra áp dụng: diễn lại hoặc làm thử

Thực nghiệm điều tra nhằm xác định diễn biến của những tình tiết cụ thể của sự việc xảy ra

Trang 8

Đây là loại thực nghiệm điều tra ít được sử dụng trong thực tế và chỉ được tiến hành khi cần kiểm tra hoặc xác định Bằng cách nào, các dấu vết của sự việc xảy ra đã xuất hiện trên các vật mang vết; đối tượng cụ thể nào

đó có thể để lại các loại dấu vết này hay không Sau khi tiến hành thực nghiệm điều tra và thu được dấu vết thực nghiệm, điều tra viên không tiến hành truy nguyên đối tượng đã để lại dấu vết đó mà chỉ xác định: đối tượng trên

có cần gửi đi giám định hay không hoặc dùng kết quả của thực nghiệm điều tra để xây dựng các giả thuyết của mình

Thực nghiệm điều tra nhằm xác định quá trình hình thành dấu

vết của sự việc xảy ra

Trang 9

Ngày 10-6-2018, tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã xảy ra một vụ án giết người,cướp tài sản nghiêm trọng Đối tượng gây án là Vũ Viết Tuân, sinh năm 1987, ở thôn Cam Lộ, xã Thanh Hà, tỉnh Hải Dương Tuân đã

bị bắt sau đó không lâu Theo nội dung vụ án được Tuân khai tại cơ quan điều tra: khoảng 22h ngày 10-6-2018, Tuân bắt taxi, BKS: 14A-278.98 do anh Dương Văn Hải điều khiển từ thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh về xã Tân Việt, huyện Thanh Hà Đến tỉnh lộ 390, thuộc thôn Đoài, xã Hồng Lạc, từ phía sau Tuân dùng dao bầu cứa vào cổ, đâm vào ngực và mạn sườn phải anh Hải.Khi xe đâm vào cột mốc và dừng lại, Tuân xuống xe kéo anh Hải xuống đất, điều khiển xe ô tô đi thành phố Hải Dương, sau đó lại về khu vực chân cầu Hợp Thanh (thuộc địa phận thôn Lại Xá 2, xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Hà) Do sơ xuất, Tuân làm 2 bánh xe sạt xuống ven đường, không đi được nữa nên để ô tô lại, bắt taxi bỏ trốn

-Trong vụ án này, loại thực nghiệm điều tra có thể được thực hiện là thực nghiệm nhằm xác định diễn biến

của những tình tiết cụ thể của sự việc xảy ra

Tình huống thực tiễn về thực nghiệm điều tra: vụ án sát hại

tài xế taxi cướp ô tô

Trang 10

CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN

Trang 11

THANK FOR ATTENTION

Ngày đăng: 28/03/2024, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w