1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Seminar quan hệ doanh nghiệp lữ hành

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ doanh nghiệp lữ hành
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Seminar
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 18,04 KB

Nội dung

SEMINAR QUAN HỆ DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH Câu 1: Phân tích đặc điểm hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp du lịch và tính tất yếu khách quan của thiết lập và củng cố các quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm du lịch: * Đặc điểm hoạt động kinh doanh các loại hình doanh nghiệp du lịch: - Hoạt động kinh doanh lữ hành là hoạt động mang tính chất môi giới trung gian, cầu nối giữa cung – cầu du lịch, giữa khách du lịch với các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho du khách. Câu 2: Phân tích nguyên tắc, nội dung, phương thức thiết lập quan hệ phối hợp giữa doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp cung ứng du lịch: * Nguyên tắc thiết lập quan hệ phối hợp giữa doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp cung ứng du lịch: (1) Tất cả phục vụ khách tốt nhất và bảo vệ lợi ích của các du khách: - Các loại hình doanh nghiệp du lịch phải đa dạng hoá các sản phẩm du lịch hấp dẫn; các doanh nghiệp lữ hành phối hợp với các

Trang 1

SEMINAR QUAN HỆ DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

Câu 1: Phân tích đặc điểm hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp

du lịch và tính tất yếu khách quan của thiết lập và củng cố các quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm du lịch:

* Đặc điểm hoạt động kinh doanh các loại hình doanh nghiệp du lịch:

- Hoạt động kinh doanh lữ hành là hoạt động mang tính chất môi giới trung gian, cầu nối giữa cung – cầu du lịch, giữa khách du lịch với các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho du khách

- Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành là các chương trình du lịch, nội dung của chương trình bao gồm các loại sản phẩm dịch vụ phục vụ chuyến đi của du khách Còn các doanh nghiệp khác trực tiếp cung ứng toàn bộ các sản phẩm dịch vụ phục vụ chuyến đi của du khách được thể hiện trong chương trình du lịch với giá trọn gói Cụ thể:

+ Các điểm và khu du lịch cung ứng các dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí, tìm hiểu khám phá những nội dung mà khách có nhu cầu

+ Các khách sạn cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ hội nghị, hội thảo, các dịch

vụ giặt là, mỹ viện, Massage, Karaoke, và các dịch vụ bổ trợ khác

+ Các nhà hàng cung ứng các sản phẩm ăn uống, các buổi liên hoan, các bữa tiệc chiêu đãi các du khách, các cơ quan đoàn thể, cưới xin, phục vụ vui chơi giải trí cho khách

+ Các doanh nghiệp vận chuyển cung cấp các dịch vụ vận chuyển du lịch để du khách thực hiện chuyển đi

- Sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp xuất phát từ cung và cầu trường

Du lịch có khoảng cách về không gian và thời gian Cung du lịch thường tập trung ở những nơi có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, cố định không di chuyển, còn cầu du lịch ở khắp mọi nơi và luôn luôn vận động Vì vậy, các du khách không thể tự mình biết tất cả các điểm, khu du lịch và các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và vì vậy mua bán các sản phẩm du lịch ở các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm du lịch phải

Trang 2

thông qua hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành Mặt khác các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm du lịch cũng không thể tiếp cận trực tiếp với du khách ở khắp mọi nơi nên muốn bán các sản phẩm của mình phải thông qua hoạt động kinh doanh lữ hành

- Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và hợp tác kinh tế thế giới, nhu cầu du lịch trở thành hiện tượng xã hội trên toàn thế giới Để đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân ở các quốc gia, du lịch các quốc gia thành lập các chương trình du lịch thực hiện chuyến du lịch giữa các quốc gia Mỗi một quốc gia vừa là thị trường nhận khách, vừa là thị trường gửi khách Thực hiện chuyến du lịch phục vụ khách của các quốc gia thường thông qua hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành

- Mục tiêu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch là thu hút khách

du lịch ngày càng tăng, vấn đề quan trọng và có vai trò quyết định để thu hút khách là

đa dạng các chương trình du lịch phải hấp dẫn, mà chủ yếu là các sản phẩm thể hiện trong chương trình du lịch phải cao về chất lượng Nhưng chất lượng các sản phẩm ghi trong chương trình du lịch do các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm sản xuất và phục vụ trực tiếp du khách Song xét về pháp lý, các doanh nghiệp lữ hành trực tiếp

ký kết hợp đồng phục vụ du khách và trực tiếp bán các chương trình du lịch cho du khách, phải có trách nhiệm đối với khách

- Giá bán các chương trình du lịch do doanh nghiệp lữ hành quyết định, nó giữ

vị trí quan trọng đối với phát triển kinh doanh để thu hút khách và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp Nhưng cấu thành giá cả của các chương trình du lịch phần lớn là giá mua các sản phẩm của các doanh nghiệp cung ứng Vì vậy giá bán các chương trình

du lịch phụ thuộc rất lớn vào giá cả các sản phẩm của các doanh nghiệp cung ứng cho các chương trình du lịch Như vậy, các doanh nghiệp lữ hành muốn hoàn thiện chính sách giá cả chương trình du lịch cần thiết phải phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm

- Để thu hút khách, quảng cáo và xúc tiến du lịch giữ vị trí quan trọng Xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh, các công ty lữ hành giữ vị trí quan trọng đối với quảng cáo và xúc tiến du lịch ở các nước và ở nước ta Các hãng lữ hành lớn và các công ty du lịch lữ hành tầm cỡ quốc gia đứng ra tổ chức quảng cáo và xúc tiến du lịch Nhưng toàn bộ nội dung quảng cáo và xúc tiến du lịch thường lại ở các doanh

Trang 3

nghiệp cung ứng sản phẩm để thực hiện chuyến du lịch Ví dụ: quảng cáo tài nguyên

du lịch tập trung vào các điểm và khu du lịch, các cơ sở lưu trú và nhà hàng tập trung

ở các khách sạn, vận chuyển khách du lịch bằng đường hàng không do Tổng Công ty hàng không,v.v Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng quảng cáo và xúc tiến du lịch cần

thiết các cơ quan quản lý du lịch phải đứng ra tổ chức phối hợp tất cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cung cấp nội dung, hình ảnh và kinh phí quảng cáo cho tổ chức quảng cáo và xúc tiến du lịch thực hiện

- Các doanh nghiệp lữ hành thường phục vụ khách theo đoàn; nhiều đoàn khách mua chương trình du lịch theo đoàn của các cơ quan, xí nghiệp, trường học, đoàn thể, tôn giáo, quốc tịch,v.v ; còn đối với khách lẻ mua chương trình du lịch từng

cá nhân và doanh nghiệp lữ hành tổng hợp các khách mua cùng chương trình du lịch

tổ chức thành đoàn thực hiện chuyến đi

Mỗi đoàn khách cấu tạo gồm nhiều thành phần khác nhau, nhiều lứa tuổi, giới tính nam nữ, ngành nghề khác nhau,v.v Mỗi đoàn thực hiện mục đích chuyến du lịch không giống nhau, thời gian thực hiện chuyến đi và sản phẩm, chất lượng sản phẩm khác nhau và giá cả của chương trình cũng khác nhau

* Tính tất yếu khách quan của phát triển quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ:

Từ sự phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh lữ hành với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ phục vụ các du khách ở trên cho ta thấy sự phát triển và củng cố các mối quan hệ giữa các loại hình kinh doanh du lịch là một tất yếu khách quan:

- Xuất phát từ yêu cầu thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế du lịch mũi nhọn của đất nước.

Trong thập kỷ cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21 nhu cầu du lịch của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang phát triển với tốc độ nhanh và trở thành hiện tượng xã hội Để đáp ứng nhu cầu du lịch của toàn thế giới, ngành du lịch của các quốc gia phát triển nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội rất cao, vị thế của ngành du lịch được nâng cao vị trí trong đời sống kinh tế xã hội Vì vậy, hầu hết các quốc gia đều xác định vị trí của ngành du lịch, đó là ngành kinh tế –

Trang 4

dịch vụ mũi nhọn của quốc gia và “ngành công nghiệp không có ống khói” Đây là tính quy luật phát triển ngành du lịch, sự phát triển này là chịu sự chi phối các mối quan hệ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội của từng quốc gia

Thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế – dịch vụ mũi nhọn của đất nước là kết quả tổng hợp của các loại hình doanh nghiệp

du lịch Mục tiêu chiến lược phát triển ngành du lịch cũng là mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh của mỗi loại hình doanh nghiệp du lịch - đó là nâng cao chất lượng phục vụ khách và thu hút khách du lịch Vì các du khách thực hiện chuyến du lịch phải thông qua hoạt động các doanh nghiệp du lịch như doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển khách du lịch, các điểm và khu du lịch, các khách sạn – nhà hàng – các điểm vui chơi giải trí, trong đó hoạt động của doanh nghiệp lữ hành là điểm xuất phát và giữ vị trí quan trọng để phát triển du khách Còn đóng vai trò quyết định để thu hút khách, giữ khách và khuyến khích các du khách quay lại lần hai thông qua chất lượng phục vụ khách của các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm

- Thiết lập và phát triển các mối quan hệ phối hợp giữa hoạt động lữ hành với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm du lịch chịu sự chi phối của quy luật thị trường du lịch.

Cũng như các ngành kinh tế khác, phát triển ngành kinh tế dịch vụ du lịch chịu

sự chi phối của quy luật thị trường nói chung và quy luật thị trường du lịch nói chung Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật phát triển thị trường bao gồm các quy luật sau:

+ Quy luật giá trị là quy luật của nền sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá Yêu cầu của quy luật giá trị là giá cả phải phù hợp giá trị hàng hoá, nhưng giá cả có thể tách rời khỏi giá trị và xoay quanh giá trị do tác động của quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường Như vậy, hình thành và phát triển các mối quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp du lịch cũng chịu sự chi phối của quy luật giá trị, nghĩa là thiết lập mối quan hệ giữa các doanh nghiệp phải bảo vệ lợi ích của các bên tham gia quan hệ được xác định trên cơ sở giá trị của sản phẩm được thị trường du lịch công nhận thông qua giá cả các sản phẩm du lịch cung ứng cho các du khách Mỗi loại hình doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh phải phấn đấu nâng cao chất lượng sản

Trang 5

phẩm dịch vụ phục vụ khách cải tiến quá trình phục vụ khách và hoàn thiện cơ chế quản lý để phấn đấu hạ thấp chi phí giá thành sản phẩm

+ Quy luật quan hệ cung cầu du lịch trên thị trường là quy luật phổ biến thị trường du lịch trong nền kinh tế thị trường Như phần trên đã đề cập, Cung – cầu du lịch có khoảng cách về không gian và thời gian, chính khoảng cách này tạo ra mất cân đối cung và cầu du lịch, và quan hệ cung cầu du lịch còn chịu sự tác động của quy luật

tự nhiên và quy luật kinh tế – xã hội nên hình thài thời vụ du lịch Thiết lập và phát triển quan hệ giữa hoạt động kinh doanh lữ hành với các loại hình doanh nghiệp du lịch cung ứng sản phẩm dịch vụ chịu sự chi phối yêu cầu quy luật quan hệ cung - cầu, hướng tới khắc phục tính thời vụ du lịch và bảo đảm cung du lịch phát triển đáp ứng cầu du lịch về số lượng và chất lượng

+ Quy luật cạnh tranh là quy luật vốn có của kinh tế thị trường, nền kinh tế thị trường càng phát triển đỉnh cao thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, cạnh tranh có tính hai mặt: một mặt đào thải các doanh nghiệp lạc hậu kém phát triển và mất uy tín trên thị trường; mặt khác thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất và dịch vụ tiên tiến, đổi mới cơ chế quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Thiết lập và phát triển giữa doanh nghiệp lữ hành với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ phục vụ các

du khách cũng chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh trên hai khía cạnh:

Thứ nhất: Bản thân doanh nghiệp lữ hành muốn thiết lập quan hệ với các

doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ phải nâng cao vị thế của mình trên thị trường, nghĩa là phải có uy tín đối với các du khách và các doanh nghiệp lữ hành tạo

ra nhiều chương trình du lịch hấp dẫn, phát triển các tuyến du lịch và các chương trình

du lịch, kinh doanh có hiệu quả kinh tế – xã hội Đây là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ, thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành

Thứ hai: Đối với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ phục vụ du

khách cũng phải phấn đấu nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp của mình trên thị trường du lịch Các doanh nghiệp của từng loại hình kinh doanh du lịch luôn luôn cạnh tranh với nhau để tranh giành khách, cạnh tranh về số lượng sản phẩm phục vụ

Trang 6

khách,v.v Doanh nghiệp nào có lợi thế về chất lượng sản phẩm, giá cả và phương thức phục vụ khách tốt sẽ thu hút được nhiều khách và nâng cao vị thế của mình trên thị trường Đây cũng là yếu tố quan trọng để thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành để doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến

Câu 2: Phân tích nguyên tắc, nội dung, phương thức thiết lập quan hệ phối hợp giữa doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp cung ứng du lịch:

* Nguyên tắc thiết lập quan hệ phối hợp giữa doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp cung ứng du lịch:

(1) Tất cả phục vụ khách tốt nhất và bảo vệ lợi ích của các du khách:

- Các loại hình doanh nghiệp du lịch phải đa dạng hoá các sản phẩm du lịch hấp dẫn; các doanh nghiệp lữ hành phối hợp với các điểm và khu du lịch phát triển các loại hình du lịch, các tuyến du lịch và các chương trình du lịch hấp dẫn; các điểm và khu du lịch khai thác các tài nguyên du lịch để phát triển đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, các trò chơi, các điểm tham quan và tổ chức vui chơi – giải trí; các khách sạn – nhà hàng phải chủ động thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành để thu hút khách hàng bằng cách đa dạng hoá các sản phẩm ngoài dịch vụ lưu trú, ăn uống cần phát triển các dịch vụ phục vụ hội trường (hội nghị, hội thảo, ca múa nhạc), dịch vụ

mỹ viện, tắm hơi và vật lý trị liệu, thông tin liên lạc bằng các phương tiện, v.v

- Chất lượng sản phẩm dịch vụ phụ thuộc chủ yếu và trực tiếp mức độ và chất lượng các trang thiết bị phục vụ khách và tinh thần, thái độ và nghiệp vụ phục vụ của nhân viên, vì sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ Xuất phát từ đặc điểm hoạt động du lịch và đối tượng khách du lịch, trang bị các trang thiết bị phục vụ các du khách phải đầy đủ, đồng bộ, bảo đảm bản sắc văn hoá dân tộc, sang trọng, lịch sự, văn minh và hiện đại phù hợp với đối tượng phục vụ khách Chẳng hạn trang thiết bị và tiện nghi phục vụ ở dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung phải phù hợp với hạng của khách sạn

đã được Tổng Cục du lịch công nhận

Yếu tố có tính quyết định chất lượng dịch vụ phục vụ du khách là đội ngũ nhân viên ở các khâu phục vụ du khách Để bảo đảm chất lượng phục vụ khách, cần tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên phải bảo đảm các tiêu chuẩn: có trình

độ nghiệp vụ được đào tạo ở các Trường, biết ngoại ngữ, có kỹ năng giao tiếp khách

Trang 7

hàng tốt, có sức khoẻ và có ngoại hình cân đối.

- Trong nền kinh tế tại trường giá cả hình thành theo quan hệ cung cầu sản phẩm dịch vụ trên thị trường và do các doanh nghiệp du lịch quyết định giá Nhưng giá cả các sản phẩm du lịch có quan hệ trực tiếp lợi ích của các du khách Giá cả và chất lượng phục vụ khách có quan hệ với nhau, chất lượng sản phẩm càng cao có cơ

sở để tăng giá Vì vậy, để thu hút khách và bảo vệ lợi ích của khách, các doanh nghiệp

du lịch từng công đoạn, phục vụ các du khách phải thực hiện chính sách giá hợp lý khách có thể chấp nhận được và coi trọng áp dụng đồng bộ có biện pháp để nâng cao chất lượng phục vụ các du khách Nếu một doanh nghiệp, ở khâu nào đó phục vụ khách đề ra chính sách giá cao hơn thị trường, nhưng chất lượng phục vụ kém, tất yếu

sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác và sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền phục vụ du khách

(2) Đảm bảo sự bình đẳng của các bên tham gia thiết lập quan hệ phối hợp giữa các loại hình doanh nghiệp du lịch:

- Thiết lập quan hệ bình đẳng trong quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp du lịch trước hết cùng nhau bàn các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ các du khách Phục vụ các du khách với chất lượng cao để thu hút khách là mục tiêu chiến lược hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch nói riêng và toàn ngành du lịch nói chung Mục tiêu này có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch

- Thiết lập quan hệ bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp du lịch với nhau được biểu hiện bằng thiện chí cùng nhau bảo vệ lợi ích lẫn nhau Đây là yếu tố có tính quyết định để đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp du lịch Trước hết phải khẳng định lợi ích của mỗi doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi lợi ích quốc gia và lợi ích của toàn ngành du lịch, đồng thời lợi ích của mỗi doanh nghiệp được bảo đảm là cơ sở để bảo đảm lợi ích quốc gia và lợi ích toàn ngành Như vậy, giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích này là cơ sở để bảo đảm sự bình đẳng trong thiết lập quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp du lịch với nhau

- Phát triển và củng cố các quan hệ bình đẳng giữa các doanh nghiệp lữ hành với các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm phục vụ các du khách được thể hiện thông qua ký kết các hợp đồng phối hợp phục vụ các du khách Hợp đồng ký kết phối

Trang 8

hợp phục vụ khách giữa các loại hình doanh nghiệp du lịch là một trong những nội dung quan trọng đảm bảo sự bình đẳng trong phát triển các mối quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp với nhau Trong nội dung hợp đồng phối hợp phục vụ khách đều xác định trách nhiệm của các bên cung ứng các sản phẩm dịch vụ phục vụ du khách với chất lượng tốt nhất, giá cả đã thống nhất và vừa bảo đảm lợi ích cho các du khách, vừa bảo đảm lợi ích của các bên tham gia ký kết các hợp đồng

(3) Thiết lập các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp lữ hành với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm Nguyên tắc bảo đảm lợi ích kinh tế của các bên tham gia phối hợp:

Các loại hình doanh nghiệp du lịch là thực thể kinh doanh độc lập, tự chủ mọi hoạt động kinh doanh và luôn luôn tự bảo vệ lợi ích kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh Nhưng cũng cần thống nhất quan điểm những doanh nghiệp được chọn để thiết lập quan hệ đưa vào dây chuyền phục vụ chuyến đi của du khách cần được bảo

vệ lợi ích kinh tế các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, đúng pháp luật, tận tâm phục vụ khách, các sản phẩm dịch vụ có chất lượng, giá cả hợp lý phù hợp với giá thị trường

Các doanh nghiệp du lịch được thiết lập các quan hệ phục vụ chuyến đi của các

du khách cần bảo vệ lợi ích kinh tế gồm những nội dung: các doanh nghiệp lữ hành phải thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết đưa khách đến doanh nghiệp cung ứng sản phẩm phục vụ khách, áp dụng các biện pháp và giải pháp khai thác, các thị trường khách tiềm ẩn, phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm xây dựng chính sách giá bán các sản phẩm dịch vụ hợp lý khách có thể chấp nhận được và các doanh nghiệp có lãi Ngược lại các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ phục vụ chuyến đi của các du khách để bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp lữ hành, phải có chính sách thu hút khách mà cụ thể là phải có chiến lược sản phẩm được thể hiện đa dạng hoá các sản phẩm và sản phẩm du lịch phải có chất lượng, phương thức phục vụ

và thái độ phục vụ khách phải nhiệt tình, có uy tín trên thị trường trong nước và các nước ở khu vực và thế giới, có chính sách hợp tác với các doanh nghiệp du lịch khác vừa bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp này và vừa cùng nhau nâng cao chất lượng phục vụ khách

Trang 9

(4) Nguyên tắc nâng cao vị thế của thương hiệu du lịch Việt Nam “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” trên thị trường thế giới, trong quan hệ hợp tác với các hãng

du lịch thế giới.

Cùng với sự phát triển hợp tác và hội nhập kinh tế thế giới, thị trường Việt Nam nói chung và thị trường du lịch nói riêng là một bộ phận của thị trường thế giới,

ở Việt Nam vừa là thị trường nhận khách vừa là thị trường gửi khách đi các nước Thu hút khách quốc tế là mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và mọi hoạt động hướng vào thực hiện chương trình hành động “Việt Nam - điểm đến của bạn” Do vậy, nâng cao vị trí của thương hiệu du lịch Việt Nam “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” trên thị trường thế giới là trách nhiệm của toàn ngành du lịch và là nguyên tắc của thiết lập các quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp du lịch

Phù hợp với xu thế của thời đại, các doanh nghiệp du lịch giữa các nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang thiết lập quan hệ hợp tác cùng nhau phục vụ khách quốc tế Để thiết lập quan hệ hợp tác với các hãng du lịch thế giới phục vụ khách quốc

tế theo đúng tập quán và quy trình kỹ thuật quốc tế, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam hoàn thiện chiến lược và chính sách phát triển kinh doanh Để thực hiện nguyên tắc này các địa phương và toàn ngành du lịch cần áp dụng các giải pháp sau:

- Quy hoạch và khai thác các tài nguyên du lịch để hình thành các điểm và khu

du lịch hấp dẫn Trên cơ sở đó Nhà nước cần hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các địa phương áp dụng cơ chế thông thoáng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư xây dựng các khu du lịch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế để thu hút khách quốc tế

- Các loại hình doanh nghiệp du lịch đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ đội ngũ nhân viên, hoàn thiện chiến lược sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và xúc tiến du lịch

* Nội dung thiết lập quan hệ phối hợp giữa doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp cung ứng du lịch:

Trang 10

(1) Quan hệ phối hợp trong việc khai thác và sử dụng các tài nguyên du lịch:

- Thiết lập quan hệ phối hợp với Sở văn hoá - thể thao – du lịch và các ngành ở địa phương điều tra tài nguyên du lịch và quy hoạch hình thành và phát triển các điểm

và khu du lịch phù hợp với tài nguyên du lịch

- Phối hợp với cơ quan các ngành ở địa phương thiết kế, xây dựng các điểm và khu du lịch, xác định được vị trí của các khu dịch vụ trong khu du lịch, cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài khu du lịch, thiết kế kiến trúc xây dựng các toàn nhà phù hợp với cảnh quan thiên nhiên

- Phối hợp với các ngành ở địa phương xây dựng kế hoạch, phương án thu hút với đầu tư trong nước và ngoài nước, đầu tư vào khai thác các tài nguyên du lịch đồng thời vận động các tổ chức, các ngành và các cá nhân đầu tư xây dựng các điểm và khu

du lịch

- Sau khi các điểm và khu du lịch được hình thành, phối hợp với điểm và khu

du lịch xây dựng các tuyến và chương trình du lịch sản xuất, bán và tổ chức đưa khách đến điểm và khu du lịch để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các tài nguyên du lịch

(2) Quan hệ hợp tác trong quảng cáo và xúc tiến du lịch:

- Các doanh nghiệp lữ hành phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm

du lịch lập phương án chiến lược quảng cáo và xúc tiến du lịch gồm nội dung quảng cáo hình ảnh của doanh nghiệp, áp dụng các phương tiện quảng cáo để thu hút khách

du lịch thập phương

- Phối hợp xác định chương trình tham gia hội chợ triển lãm gồm cung cấp các sản phẩm du lịch định tham gia hội chợ triển lãm, các hình ảnh và lôgô giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp, xây dựng bài thuyết minh giới thiệu thương hiệu và sản phẩm du lịch của mình tại hội chợ triển lãm

- Phối hợp quảng cáo các tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển các điểm và khu du lịch để huy động các nguồn đầu tư phát triển các khu du lịch, thành phố du lịch

và thu hút khách

- Phối hợp đóng góp kinh phí để thực hiện chương trình kế hoạch quảng cáo và xúc tiến du lịch

Ngày đăng: 28/09/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w