1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông

72 733 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 688,47 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Nuôi trồng Thuỷ sản, trường Đại

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI XÃ ĐỨC MINH, HUYỆN ĐĂK MIL,

TS NGUYỄN ĐÌNH MÃO ThS PHAN ĐINH PHÚC

Nha Trang, 11/2006

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã được

sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Nuôi trồng Thuỷ sản, trường Đại học Nha Trang; sự giúp đỡ của Dự án “Điều tra kinh tế xã hội, các yếu tố môi trường và hiện trạng NTTS khu vực Miền Trung và Tây Nguyên” - Viện Nghiên cứu NTTS III, Dự án Quản lý nghề cá lưu vực sông Mêkông; Sở Nông nghiệp

và phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông; Phòng Kinh tế huyện Đăk Mil; Uỷ ban nhân dân xã Đức Minh và các hộ gia đình đã tham gia phỏng vấn Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: thầy giáo T.S Nguyễn Đình Mão

- Trưởng khoa Nuôi trồng Thuỷ sản, Đại học Nha Trang; Th.S Phan Đinh Phúc - Giám đốc dự án Quản lý nghề cá lưu vực sông Mêkông - Viện nghiên cứu NTTS III đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này; Anh K.S Lê Văn Diệu, K.S Dương Tuấn Phương, chú Nguyễn Văn Nhu - chủ tịch xã Đức Minh đã giúp đỡ tôi trong công tác điều tra, thu thập số liệu; Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua

Do hạn chế về thời gian và kiến thức, chắc chắn đề tài này không tránh khỏi thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Trang

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: TỔNG LUẬN 1 Tình hình Nuôi trồng Thủy sản trên Thế Giới 3

2 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 5

2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở khu vực Tây Nguyên 8

2.2 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Đăk Nông 12

2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện Đăk Mil 14

2.4 Tình hình nuôi trồng Thủy sản của xã Đức Minh 15

3 Một số nghiên cứu về kinh tế xã hội hộ gia đình tham gia nghề cá và NTTS trong và ngòai nước 15

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17

2 Phương pháp luận 17

3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 18

3.1 Phương pháp chọn mẫu 18

3.2 Phương pháp thu thập số liệu 19

3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 20

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Đức Minh 21

1.1 Điều kiện tự nhiên của xã 21

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã 22

2 Hiện trạng nghề Nuôi trồng Thủy sản của xã Đức Minh 24

Trang 4

2.1 Một số nét cơ bản về nông hộ 24

2.2 Tình hình nuôi trồng Thủy sản của các hộ 27

2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế 38

3 Tiềm năng và hướng phát triển nghề NTTS ở xã Đức Minh 39

3.1 Tiềm năng NTTS của xã 39

3.2 Hướng phát triển nghề NTTS cho xã 41

4 Thảo luận 42

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1 Kết luận 48

2 Đề xuất ý kiến 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Sản lượng NTTS của 10 nước đứng đầu (năm 2003) 3

Bảng 2: Các đối tượng nuôi chính trên thế giới 4

Bảng 3: Tổng sản lượng TS, sản lượng NTTS & diện tích NTTS 6

Bảng 4: Tỷ lệ diện tích và sản lượng các đối tượng NTTS (năm 2004) 7

Bảng 5: Cơ cấu và sản lượng Thủy sản nuôi theo vùng miền 7

Bảng 6: Diện tích mặt nước, giá trị và sản lượng tiềm năng tại các hồ chứa

khu vực Tây Nguyên 9

Bảng 7: Diện tích mặt nước, Sản lượng Thủy sản của các tỉnh Tây Nguyên 9

Bảng 8: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng phân theo huyện (tấn) 13

Bảng 9: Sản lượng thủy sản nói chung phân theo huyện (tấn) 13

Bảng 10: Diện tích và sản lượng NTTS của huyện Đăk Mil 14

Bảng 11:Số lượng hộ điều tra theo thôn 18

Bảng 12: Điều kiện kinh tế xã Đức Minh 22

Bảng 13: Điều kiện xã hội của xã Đức Minh 23

Bảng 14:Các thông tin về chủ hộ nuôi 25

Bảng 15:Nhân khẩu trong các hộ gia đình 25

Bảng 16: Tổng giá trị tài sản của các hộ 26

Bảng 17:Đặc điểm diện tích ao nuôi hộ gia đình 27

Bảng 18:Chất lượng nguồn nước 28

Bảng 19: Tỷ lệ cỡ giống thả theo từng loài ở các hộ nuôi 29

Bảng 20: Số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi 30

Bảng 21: Mật độ cá thả trong ao, hồ chứa ở các nông hộ 32

Bảng 22: Phân loại hình thức nuôi theo mật độ nuôi 33

Bảng 23: Chế độ thay nước cho ao cá 34

Bảng 24: Một số bệnh thường gặp trong các ao nuôi nông hộ 35

Bảng 25: Cỡ cá thu hoạch 37

Bảng 26: Những khó khăn và kiến nghị của hộ nuôi 38

Bảng 27: So sánh hiệu quả kinh tế từ nuôi cá và trồng cà phê 39

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 1: Biểu đồ Diện tích nuôi trồng Thủy sản của các tỉnh Tây Nguyên 8 Hình 2: Biểu đồ Sản lượng NTTS của các tỉnh Tây nguyên 9 Hình 3: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 USD : Đô la Mỹ

2 NTTS : Nuôi trồng Thủy sản

3 ĐKTN- KTXH : Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội

4 TCN : Trước công nguyên

10 ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

11 ACIAR : Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc Australia

12 MRRF: Dự án quản lý sông và hồ chứa lưu vực sông MêKông

13 MRC : Ủy hội sông MêKông

14 TX : Thị xã

15 QCTT : Quảng canh truyền thống

16 QCCT : Quảng canh cải tiến

17 BTC : Bán thâm canh

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành Thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta Hằng năm, xuất khẩu Thủy sản đem lại cho ngân sách nhà nước hơn 2 tỷ USD Ngành Thủy sản tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình và ổn định xã hội [4] Thủy sản đóng góp vai trò làm dược phẩm, đồ mỹ nghệ, phân bón và vật liệu xây dựng v.v… nhưng quan trọng nhất vẫn là vai trò làm thực phẩm Thủy sản rất được ưa chuộng vì nó có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe con người Dân số thế giới ngày một tăng, sản lượng khai thác Thủy sản có giới hạn, để đáp ứng đầy đủ và lâu dài nhu cầu thực phẩm của con người thì tất yếu phải tăng sản lượng nuôi trồng Thủy sản

Hiện nay, nghề Nuôi trồng Thủy sản nước ta mới chỉ phát triển ở khu vực ven biển, vùng đồng bằng, còn các thủy vực nội địa ở miền núi và Tây Nguyên thì chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó Đăk Nông là một tỉnh nghèo, thuộc khu vực Tây Nguyên Mặc dù tỉnh có nhiều ao, hồ, sông, suối nhưng nghề cá vẫn chỉ

là nghề phụ Hiện nay, huyện Đăk Mil là một trong những huyện của tỉnh có khả năng phát triển nghề Nuôi trồng Thủy sản Trong huyện Đăk Mil thì xã Đức Minh có tiềm năng nhất về Nuôi trồng Thủy sản Tuy nhiên nghề nuôi ở đây quy mô còn nhỏ, sản xuất tự cung tự cấp là chính

Cho đến nay những số liệu công bố về tình hình Nuôi trồng Thủy sản của xã còn rất ít, gây khó khăn cho việc định hướng và đưa giải pháp phát triển Nuôi trồng Thủy sản tại đây Vì vậy cần tiến hành điều tra hiện trạng và tiềm năng Nuôi trồng Thủy sản của xã Đức Minh với mục tiêu:

- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chung của xã, của hộ nuôi, từ đó chọn những đối tượng nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp với khả năng về vốn của các hộ nuôi

- Điều tra hiện trạng Nuôi trồng Thủy sản của hộ nuôi để làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề nâng cao trình độ kỹ thuật cho hộ nuôi

- Điều tra tiềm năng Nuôi trồng Thủy để nắm được tiềm năng về diện tích đất đai, mặt nước có khả năng nuôi Thủy sản của xã, định hướng quy hoạch vùng nuôi

Trang 9

Việc điều tra này có ý nghĩa xây dựng kế hoạch phát triển nghề nuôi Thủy sản của xã trọng điểm, đồng thời bổ sung và làm đầy đủ thông tin về hiện trạng và tiềm năng NTTS của tỉnh Đăk Nông, giúp định hướng quy hoạch và phát triển NTTS bền vững

Tuy xã Đức Minh là xã trọng điểm có khả năng phát triển nghề nuôi Thủy sản nhưng chưa có nghiên cứu điều tra về hiện trạng và tiềm năng NTTS ở đây Việc định hướng để phát triển nó là vấn đề mới, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong tỉnh, huyện và các cơ quan ban ngành thuộc lĩnh vực Thủy sản

Với yêu cầu thực tiễn trên và yêu cầu một đề tài tốt nghiệp là giúp sinh viên nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học, phân tích và xử lý số liệu, tôi đã được sự phân công của khoa Nuôi trồng Thủy sản, trường Đại học Nha Trang thực hiện đề tài:

“Điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển Nuôi trồng Thủy sản tại xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông”

Thời gian thực hiện từ 1/8/2006 đến 11/11/2006, gồm các nội dung sau:

- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông

- Điều tra hiện trạng NTTS của xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông

- Đánh giá tiềm năng và hướng phát triển NTTS của xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông

Do thời gian có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế vì vậy đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn

Nha Trang, tháng 11 năm 2006 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Trang

Trang 10

TỔNG LUẬN

1 Tình hình Nuôi trồng Thủy sản trên Thế Giới

Lịch sử nuôi cá và các loài Thủy sản đã có từ rất lâu Hoạt động Nuôi trồng Thủy sản được ghi nhận sớm nhất ở Trung Quốc vào thế kỷ 12 TCN [6] Cho đến nay nghề NTTS trên thế giới đã phát triển rất mạnh và đạt trình độ kỹ thuật cao ở một số quốc gia như: Ecuador, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia,… Các nước châu Á được xem như khu vực nuôi Thủy sản chính trên thế giới[1] Hơn 90% sản lượng NTTS trên thế giới là của các nước đang phát triển Hiện nay, nước dẫn đầu về sản lượng NTTS

là Trung Quốc (chiếm gần 70% SL của toàn thế giới) Khu vực châu Âu vừa là cái nôi nuôi nhân tạo cá biển, vừa là trung tâm chuyển giao công nghệ Nuôi trồng Thủy sản hiện đại [1]

Bảng 1: Sản lượng NTTS của 10 nước đứng đầu (năm 2003)

STT Các nước Sản lượng (tấn) % trong tổng sản lượng

Nguồn: FAO Aquaculture Newsletter N.33 (http:\\www.fistenet.gov.vn\details.asp)

Đến năm 2006 vị trí 10 nước này đã có sự thay đổi Philippines vươn lên vị trí thứ 3, Việt Nam xuống vị trí thứ 6, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 7, Bangladesh vị trí thứ 8 [20]

Sản lượng nuôi trồng Thủy sản trên thế giới ngày càng tăng Năm 1980 sản lượng NTTS mới chỉ chiếm 9% tổng sản lượng Thủy sản tiêu thụ trên thế giới Nhưng

đến nay con số này đã đạt hơn 40%, tăng gấp 5 lần trong vòng 26 năm qua [16]

Trang 11

Ngành Thủy sản đang phát triển theo hướng tăng nhanh tỷ lệ NTTS Từ năm 1993 đến năm 2003, trong khi sản lượng khai thác trên thế giới tăng 1,2% thì sản lượng NTTS tăng mỗi năm tới 9,4% Năm 2003, tỷ lệ NTTS trong tổng sản lượng thủy sản thế giới

đã tăng lên 31,7% [16] Sản lượng NTTS tăng nhanh có xu hướng tiến tới đạt ngang bằng với sản lượng KTTS.

Đối tượng nuôi ngày càng đa dạng Ngoài những đối tượng nuôi truyền thống, các đối tượng nuôi mới được nghiên cứu và đưa vào sản xuất Hiện nay nuôi cá nước ngọt vẫn chiếm 70% trong tổng sản lượng NTTS Một số đối tượng sống trong môi trường nước mặn, lợ được đưa sang nuôi trong môi trường nước ngọt Các đối tượng chính được sản xuất ở quy mô công nghiệp Công nghệ nuôi không ngừng được cải tiến và nâng cao năng suất

Bảng 2: Các đối tượng nuôi chính trên thế giới

Nhóm loài Sản lượng (SL) (tấn) Tỷ lệ tính theo SL (%)

Theo ISCAAP, năm 2003 + FAO (http:\\www.fistenet.gov.vn\details.asp)

Bên cạnh sự đa dạng về đối tượng nuôi là sự đa dạng về hình thức ở các loại hình mặt nước khác nhau Như nuôi lồng, bè, đăng chắn trên sông, hồ, eo ngách Khu vực nuôi được mở rộng không chỉ trong nội địa, vùng ven biển mà còn hướng ra biển khơi

Xu thế trong những năm tới nghề Nuôi trồng Thủy sản vẫn tiếp tục phát triển Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có nghề Thủy sản thuộc loại lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% sản lượng Thủy sản toàn cầu Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á

Trang 12

với 4 nước có sản lượng Thủy sản lớn nhất là Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam [1]

2 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Hiện nay, Viêt Nam đang đứng vị trí thứ sáu trong nhóm 10 quốc gia có sản

lượng NTTS đứng đầu Thế giới Nghề NTTS của Việt Nam đang ngày càng phát triển

Việt Nam có tiềm năng lớn về diện tích mặt nước với 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá

và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển Trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, với khoảng

1.700.000 ha trong đó:

- Ao hồ nhỏ, mương vườn 120.000 ha

- Hồ chứa mặt nước lớn 340.000 ha

- Ruộng có khả năng nuôi trồng Thủy sản 580.000 ha

- Vùng triều 660.000 ha

Chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000 ¸ 400.000 ha eo vịnh đầm phá ven biển có thể sử dụng vào NTTS chưa được quy hoạch [16] Bên cạnh tiềm năng về diện tích mặt nước thì nguồn lợi giống loài Thuỷ sản cũng rất phong phú Chỉ tính riêng nguồn lợi cá nước ngọt, người ta đã thống kê được 544 loài trong 18 bộ, 57 họ,

228 giống Điều kiện khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển NTTS đa loài, nhiều loại hình Lực lượng lao động dồi dào với 4 triệu dân sống ở vùng triều, khoảng 1 triệu người sống ở các đầm phá tuyến đảo của 714 phường xã thuộc 28 tỉnh thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nông dân Trong nhiều năm qua nông, ngư dân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong Nuôi trồng Thủy sản và là động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chương trình phát triển Nuôi trồng Thủy sản [9]

Chặng đường phát triển nghề NTTS của Việt Nam đã trải qua rất nhiều giai đoạn Dẫu có những thuận lợi và ra đời từ rất sớm, nhưng nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ 20 vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình kinh tế kiểu tự cung tự cấp với trình độ lạc hậu Hoạt động nghề cá được coi như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp [16]

- Giai đoạn những năm 1954 - 1960 là thời kỳ ngành Thủy sản bắt đầu được chăm lo phát triển, nhưng NTTS vẫn chưa phát triển [16]

Trang 13

- Giai đoạn những năm 1960 - 1980, Thủy sản có những giai đoạn phát triển khác nhau cùng với diễn biến lịch sử đất nước Thực hiện 10 năm di chúc của Bác Hồ, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước [16]

- Năm 1981, tổng sản lượng Thủy sản mới chỉ đạt 596.356 tấn trong đó NTTS đạt 180.000 tấn Đến năm 1986, tổng sản lượng đạt 840.906 tấn (Nuôi trồng đạt 242.866 tấn) [16]

- Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, nghề NTTS của Việt Nam đã bắt đầu phát triển Sản lượng NTTS đã tăng từ 172.900 tấn (1992) lên 1.150.000 tấn (2004), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 19 %/năm, cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của sản lượng khai thác Đến năm 2004 sản lượng NTTS đã đạt được 38,4% tổng sản lượng thủy sản [16] Trong 9 tháng đầu năm 2006, sản lượng Thủy sản đã tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái Tổng sản lượng thủy sản đạt 2.696,9 nghìn tấn, trong đó NTTS đạt 1.146,1 nghìn tấn, tăng 19,6% [17] Quá trình tăng sản lượng diễn ra đồng thời với quá trình tăng diện tích nuôi

Bảng 3: Tổng sản lượng TS, sản lượng NTTS & diện tích NTTS

giai đoạn (2000 – 2005)

TSL (1000 T.) 2.250,5 2.434,6 2.674,4 2.854,8 3.142,5 3.432,8 NTTS (1000 T.) 589,6 709,9 844,8 1.003,1 1.202,5 1.437,4

% so với TSL 26,2 29,2 31,9 35,1 38,3 41,9 Diện tích NTTS (ha) 652.000 755.177 797.743 867.613 902.900 959.900

(http:\\www.gso.gov.vn)

Từ bảng trên, nếu so sánh năm 2000 với năm 2005 có thể thấy khi diện tích NTTS tăng 47,2%, thì sản lượng tăng 143,8% Chứng tỏ năng suất nuôi trồng Thủy sản tăng lên rất nhanh

Cơ cấu sản lượng thủy sản theo giống loài cũng có nhiều thay đổi Bên cạnh các đối tượng nuôi chủ lực để xuất khẩu như Tôm, tôm Hùm, cá Ba sa, cá Tra, cá Rô phi,

cá nuôi lồng trên biển, Nhuyễn thể, Cua, Ghẹ, Rong biển… các loại thủy sản nước ngọt khác cũng được nuôi mạnh với nhiều hình thức như nuôi cá ao hồ nhỏ, nuôi cá kết hợp với trồng lúa, nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa Miền Bắc nuôi cá Chép, cá Chép lai 3 máu, cá Trắm cỏ, cá Rôhu, cá Trê lai, cá Mrigal, cá Catla…Miền Nam nuôi

Trang 14

cá Mè vinh, cá He, cá Tai tượng, cá Bống Tượng, cá Sặc rằn, cá Lóc, tôm càng xanh…) Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi đang ngày càng phát triển, nhiều địa phương tiến hành nuôi các loài đặc sản như Ba ba, Ếch, Ốc hương, Bào ngư, Rong biển v.v…

Bảng 4: Tỷ lệ diện tích và sản lượng các đối tượng NTTS (năm 2004)

Tên loài Diệntích

(DT) (ha)

% so với tổng DT

Sản lượng (SL) (1000 tấn)

% so với tổng SL

Nguồn : Báo cáo kết quả NTTS năm 2004, BTS (http:\\www.fistenet.gov.vn\details.asp)

Hiện nay NTTS của nước ta phát triển không đều giữa các vùng miền Sản lượng NTTS tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển và vùng đồng bằng

Bảng 5: Cơ cấu và sản lượng Thủy sản nuôi theo vùng miền (%)

Các vùng 1995 2001 2002 2003 2004 2005 Đồng bằng sông Hồng 13,6 17,5 17,6 16,5 16,2 15,0

Trang 15

Bắc, Tây Nguyên có những khó khăn hơn về điều kiện tự nhiên và khí hậu, nhưng lý

do cơ bản nhất là trình độ kỹ thuật của người dân còn nhiều hạn chế

Nhìn chung, sau một chặng đường dài phấn đấu, nghề NTTS ở Việt Nam đã chuyển biến từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ

kỹ thuật tiên tiến Hiện tại, chúng ta có khoảng 2 triệu ha diện tích có khả năng NTTS nhưng mới chỉ sử dụng 959.900 ha [16] Các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên mặc dù có tiềm năng NTTS nhưng chưa phát huy được tiềm năng đó Như vậy hướng phát triển tiếp theo của ngành vẫn là phát triển kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ cho người nuôi và mở rộng diện tích NTTS ở những vùng có tiềm năng, phát triển theo hướng bền vững Có rất nhiều các hội nghị hội thảo, dự án nhằm phát triển nuôi Thủy sản cho các thủy vực nội đia miền núi và Tây Nguyên như:

- Hội thảo dự án “phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản hồ chứa Việt Nam” Phát triển Thủy sản hồ chứa giúp tận dụng được tiềm năng mặt nước và giúp xóa đói giảm nghèo Dự án đã được thực hiện từ năm 2002 - 2006 do ACIAR tài trợ, tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Yên Bái, Thái Nguyên Bước đầu dự án nghiên cứu về hiện trạng nghề nuôi trong các hồ chứa nhỏ và khai thác cá hồ chứa Việt Nam

- Dự án đồng quản lý nghề cá sông và hồ chứa lưu vực sông Mêkông Dự án này cũng đang tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng NTTS của khu vực và đưa ra giải pháp phát triển bền vững nghề NTTS

2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở khu vực Tây Nguyên

Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng Khu vực này có nhiều dân tộc thiểu số, kinh tế xã hội chậm phát triển hơn các vùng khác trong cả nước Nhưng đây lại là khu vực giàu tiềm năng kinh tế Do được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu nên có nhiều thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn có tiềm năng lớn về diện tích mặt nước NTTS (nhiều ao, hồ, sông, suối) Đặc biệt, khu vực có số lượng hồ chứa vừa và nhỏ nhiều nhất nước ta [7] Đất đai ở đây màu mỡ, hệ thống lưu vực rộng, có nhiều rừng nên hàng năm bổ sung nguồn dinh dưỡng lớn cho hồ, tạo nguồn thức ăn đa dạng, phong phú cho các loài cá nuôi Theo số liệu điều tra của MRRF (2001), giá trị

và sản lượng cá tiềm năng từ hồ chứa của các tỉnh Tây Nguyên được thể hiện trong bảng sau:

Trang 16

Bảng 6: Diện tích mặt nước, giá trị và sản lượng tiềm năng tại các hồ chứa

khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Diện tích hồ (ha) Sản lượng tiềm năng (triệu tấn) Giá trị (triệu đồng)

tổng diện tích mặt nước NTTS của Tây Nguyên là 8.100 ha [17]

Bảng 7: Diện tích mặt nước, sản lượng Thủy sản của các tỉnh Tây Nguyên

Tỉnh Năm Diện tích (ha) Sản lượng NTT (tấn)

Trang 17

Hình 1: Biểu đồ diện tích nuôi trồng Thủy sản của các tỉnh Tây Nguyên

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Đăk Lăk Đăk

Nông

Lâm Đồng

Gia Lai Kon

Tum

Tỉnh

Sản lượng (tấn)

2003 2004 2005

Hình 2: Biểu đồ sản lượng NTTS của các tỉnh Tây nguyên

Nhìn chung cả diện tích và sản lượng nuôi Thủy sản ở khu vực Tây Nguyên có tăng nhưng không đáng kể Sản lượng cá nuôi tăng đạt tốc độ bình quân 23 %/năm Trong đó sản lượng cá nuôi ao và cá nuôi lồng tăng nhanh Sản lượng cá nuôi ao chiếm trên 70% sản lượng cá nuôi của vùng, năng suất bình quân nuôi cá ao 4,5

tấn/ha Nghề nuôi cá lồng ở sông và hồ có xu hướng phát triển nhanh [18]

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Đăk Lăk Đăk Nông Lâm Đồng Gia Lai Kon Tum

Tỉnh Diện tích (ha)

2003 2004 2005

Trang 18

Bên cạnh những thuận lợi thì nghề nuôi cá ở đây còn có những khó khăn như: khó khăn trong khâu quản lý, bảo vệ cá nuôi tại hồ chứa nhân tạo và hồ tự nhiên Khó khăn vì thiếu tiền vốn đầu tư cá giống, thức ăn Các cơ sở cá giống phân bố không đều phần lớn tập trung ở tỉnh Đăk Lăk Hiện tại, diện tích mặt nước phục vụ cho NTTS còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tiềm năng Tại các hồ chứa lớn thì ngư dân chủ yếu tập trung khai thác, đánh bắt bằng các ngư cụ mang tính chất hủy diệt, ảnh hưởng tới nguồn lợi và môi trường nuôi Bên cạnh đó chưa có quy hoạch sử dụng diện tích mặt nước cho NTTS Bộ phận quản lý Nhà nước về thủy sản ở các tỉnh trong vùng còn thiếu cán bộ chuyên ngành, chưa phát huy được tác dụng trong quản lý [18] Cũng chính vì vậy mà nghề NTTS khu vực Tây Nguyên nhìn chung còn kém phát triển so với các vùng khác trong cả nước

Trong thời gian tới, việc quy hoạch vùng nuôi, hình thức nuôi và đối tượng nuôi cho từng loại thủy vực là rất cần thiết Ví dụ như hệ thống sông Sê san, Srêpôk và các

hồ chứa lớn có thể được quy hoạch cho việc nuôi cá lồng bè; thả cá và quản lý đánh bắt tại các hồ đang sử dụng tưới tiêu cho nông nghiệp; duy trì và bảo vệ các loài cá bản địa có nguồn gen quý tại các hồ tự nhiên [7] Trong thời gian vừa qua Chương trình Thuỷ sản thuộc Uỷ hội sông Mêkông (MRC), Viện nghiên cứu NTTS III đã phối hợp thực hiện các dự án liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thuỷ sản ở hạ lưu sông Mêkông thuộc lãnh thổ Việt Nam Dự án đã xây dựng được một số mô hình đồng

quản lý nghề cá Theo kết quả điều tra của dự án (MRRF) từ năm 1997 - 2000, hồ này

có 56 loài cá, tổng sản lượng cá hàng năm là 51 tấn và nghề cá đã góp phần quan trọng cho cuộc sống khoảng 80 ngư dân đánh cá quanh hồ Tuy nhiên, sản lượng cá của hồ

đã giảm theo từng năm do dân số quanh hồ tăng quá nhanh và số lượng ngư cụ cũng tăng đáng kể Bên cạnh đó việc sử dụng ngư cụ huỷ diệt tại hồ cũng còn phổ biến điều này đã tác động lớn đến nghề cá ở đây làm cho áp lực đánh bắt trong hồ ngày càng cao [8] Để giải quyết tình trạng này, Dự án đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, tập huấn, các chuyến thăm quan và thảo luận giữa chính quyền địa phương và ngư dân trong hồ một cách có hiệu quả Từ đó đã giảm thiểu được hình thức khai thác bằng các ngư cụ hủy diệt, và các hộ ngư dân thấy được vai trò của NTTS trong việc bảo vệ nguồn lợi Như vậy nghề cá ở khu vực Tây Nguyên đang được quan tâm rất nhiều Chúng ta thấy rằng: Quản lý nghề cá không chỉ đơn thuần là quản lý trữ lượng cá và môi trường

Trang 19

sống của chúng, mà còn liên quan đến sự tác động phức tạp giữa những nhân tố về kinh tế xã hội và thể chế, gồm những mối quan hệ về nguồn lợi, người quản lý và sở

hữu nguồn lợi (Charles, 1988; Ahmed, 1991; Hanna, 1994) Hiện nay việc thử nghiệm

mô hình đồng quản lý được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới, không những trong nghề cá mà còn nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, vệ sinh công cộng Đối với nghề cá, có nhiều nước trên thế giới đã áp dụng mô hình đồng quản lý

và bước đầu đã thu được kết quả khả quan như nghề cá ở Bangladesh (Ahmed &“et

al ” , 1997), khu vực đầm lầy nội địa ở Assam, Ấn độ (Baruah &“et al”, 2000), nghề cá

nội địa ở Ý (Marini, 2000), hồ Peipus ở Nga và Estonia (Vetemaa & “et al”, 2000), nghề cá nội địa Phần Lan (Sipponen, 2000), nghề nuôi cá nước ngọt ở Sri Lanka

(Puspalatha, 2000), hồ chứa Nam Ngum và hồ chứa Sirindhorn ở Thái Lan (Nilsson &

“et al”, 2001) [7] Như vây, mô hình đồng quản lý nghề cá bao gồm cả quản lý và

phát triển NTTS bền vững

2.2 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Đăk Nông

Tỉnh Đăk Nông được tách ra từ tỉnh Đăk Lăk cũ vào ngày 1/1/2004 Đây là một tỉnh nghèo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn Đăk Nông nằm ở phía Tây Nam Trung Bộ, trên một cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía đông Phía tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Campuchia, phía Nam là miền đồng trũng

có nhiều đầm hồ Có 3 hệ thống sông chính là Sông Ba, Sông Đồng Nai, Sông Srêpôk Sông Krông Nô là một nhánh của sông Srêpôk, có diện tích lưu vực là 3.920 km2,

chiều dài dòng chính là 156 km [19] Nhánh sông Krông Nô có phần lớn diện tích thuộc tỉnh Đăk Nông và một phần thuộc tỉnh Đăk Lăk Tỉnh có khoảng 121 hồ chứa và

42 con suối, 1.650 ha đất có mặt nước chưa được sử dụng Khí hậu vùng này tương đối

ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 240C Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng10, lượng mưa trong các tháng này từ 118,8 ¸ 674 mm [10] Với điều kiện tự nhiên, khí hậu như vậy tạo thuận lợi cho sự phát triển nghề NTTS của tỉnh Tuy nhiên nghề nuôi trồng Thủy sản ở đây vẫn chưa được chú trọng phát triển Nuôi trồng Thủy sản với quy mô nhỏ, sản xuất tự cung tự cấp là chính Vì vậy sản lượng NTTS ở đây còn rất thấp Năm

2005, tổng sản lượng Thủy sản của tỉnh là 1.558 tấn, trong đó sản lượng NTTS là

1.189 tấn [17] Với sản lượng trên thì Thủy sản mới chỉ cung cấp được 3,8

Trang 20

kg/người/năm, trong đó Thủy sản nuôi cung cấp 2,9 kg/người/năm Ngoài Thủy sản nước ngọt thì họ còn sử dụng các loài hải sản Tuy nhiên do quãng đường vận chuyển

xa, giá thành cao, lại không đảm bảo độ tươi sống nên chủ yếu họ sử dụng Thủy sản nuôi của địa phương Nếu so với lượng tiêu dùng Thủy sản bình quân đầu người trên thế giới theo ước tính của FAO là 14,3 kg/người/năm vào năm 1994 thì mức tiêu dùng Thủy sản hiện nay của người dân tỉnh Đăk Nông là quá thấp Vì vậy cần phải phát triển nghề NTTS của tỉnh, nâng cao năng suất, sản lượng, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm cho người dân Hiện nay, sản lượng thuỷ sản của các huyện được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 8: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng phân theo huyện (tấn)

Tên huyện 2000 2001 2002 2003 2004 SB 2005

Theo: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông, 2005

Nhìn chung, sản lượng Nuôi trồng Thuỷ sản hàng năm của các huyện biến động không lớn Sản lượng NTTS của 3 huyện Cư Jút, Đăk Mil, Krông Nô gần như ổn định

và đứng đầu tỉnh Kết quả thống kê sơ bộ năm 2005 thì sản lượng NTTS của huyện Đăk Mil và huyện Cư Jút vượt xa các huyện khác trong tỉnh

Bảng 9: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo huyện (ha)

Tên huyện 2000 2001 2002 2003 2004 SB 2005

Trang 21

Qua bảng trên ta thấy, diện tích Nuôi trồng Thủy sản của các huyện tăng lên qua các năm Đặc biệt vào năm 2005, diện tích NTTS của huyện Đăk Mil tăng lên rõ rệt và đứng vị trí đầu tỉnh Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân giúp tăng sản lượng NTTS của huyện Đăk Mil trong năm 2005 Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, Dự án quản lý nghề cá sông và hồ chứa lưu vực sông Mêkông (MRRF) đã tiến hành điều tra hiện trạng nghề cá ở 3 huyện là Cư Jút, Krông Nô, Đăk Song còn huyện Đăk Mil chưa tiến hành điều tra [11]

2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện Đăk Mil

Đăk Mil là huyện biên giới nằm về phía Tây Bắc, ở độ cao trung bình 500 m so với mực nước biển và cách trung tâm tỉnh Đăk Nông khoảng gần 70 km, theo quốc lộ

14 Huyện có đường biên giới giáp với Campuchia về phía Tây với chiều dài 46 km Phần lớn địa hình có dạng đồi lượn sóng, bát úp nối liền nhau với nhiều suối nhỏ và các hợp thủy, xen kẽ là những thung lũng nhỏ bằng thấp Đất ở đây thường chua, giàu mùn, đạm, lân và nghèo Kali Huyện Đăk Mil nằm trong vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm Mỗi năm có hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa tập trung chiếm 90% lượng mưa cả năm Lượng mưa trung bình năm của khu vực 1.700 ¸ 1.800 mm Nhiệt độ không khí bình quân trong năm 22,30C Mật độ sông suối bình quân 0,35 ¸ 0,40 km/km2 Huyện Đăk Mil có hai hệ thống sông chính chảy qua (hệ thống sông Sêrêpôk và hệ thống sông Đồng Nai) [13] Như vậy điều kiện tự nhiên

và khí hậu rất thích hợp cho huyện phát triển NTTS Hiện nay, huyện Đăk Mil là một trong những huyện có diện tích và sản lượng NTTS đứng đầu tỉnh Đăk Nông

Bảng 10: Diện tích và sản lượng NTTS của huyện Đăk Mil

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Trang 22

sản có giảm nhưng sản lượng nuôi vẫn tăng Sau đó sản lượng tiếp tục biến đổi còn diện tích nuôi gần như không thay đổi Đến năm 2005, diện tích và sản lượng NTTS của huyện tăng lên rõ rệt

Mặc dù có những lợi thế để phát triển nhưng nghề Nuôi Thủy sản của huyện vẫn

là nghề phụ Số lao động trong ngành Thủy sản rất ít Đây cũng là thực trạng chung của toàn tỉnh Đăk Nông Tổng giá trị sản xuất Thủy sản trên địa bàn huyện là 3.275 triệu đồng, trong đó (NTTS là 2.654 triệu đồng, Khai thác là 454 triệu đồng và Dịch vụ

là 167 triệu đồng) Trong khi đó tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là 641.017 triệu đồng [12] Sản lượng NTTS của huyện chủ yếu là sản lượng về cá Năm

2005, tổng sản lượng cá của huyện là 274 tấn, trong đó (sản lượng nuôi là 237 tấn, khai thác là 37 tấn) Đối tượng chính được nuôi là cá Trắm cỏ, cá Rô phi, cá Chép Ngoài ra còn nuôi các đối tượng như cá Điêu hồng, cá Trôi ấn, cá Mrigal, Lươn, cá Trê, cá Mè vinh, cá Chim trắng

2.4 Tình hình nuôi trồng Thủy sản của xã Đức Minh

Trong huyện hiện có 8 xã và 1 thị trấn Trong đó xã Đức Minh có kinh tế phát triển chỉ đứng sau thị trấn Đăk Mil Xã có vị trí địa lý nằm gần trung tâm huyện, nên thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội Tại xã có 3 hồ chứa nhỏ, đồng thời gần hồ Tây của thị trấn Đăk Mil, nên nguồn nước dồi dào Nhiệt

độ không có sự chênh lệch lớn giữa các tháng trong mùa mưa Nhiệt độ trung bình năm là 22,30C Với điều kiện tự nhiên, khí hậu như vậy sẽ tạo thuận lợi cho nghề NTTS Tuy nhiên nghề Nuôi trồng Thủy sản ở đây vẫn chưa phát triển Số lượng ao nhiều nhưng sản xuất với quy mô nhỏ theo hộ gia đình Chủ yếu các sản phẩm Thủy sản dùng làm thực phẩm trong nhà, phần còn lại cung cấp cho thị trường Nói chung, tiềm năng NTTS của xã chưa được khai thác có hiệu quả Hiện trong huyện nói riêng

và tỉnh nói chung đang có những định hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh nghề NTTS, tận dụng tiềm năng, giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân

3 Một số nghiên cứu về kinh tế xã hội hộ gia đình tham gia nghề cá và NTTS trong và ngòai nước

Từ năm 1996 - 1997, Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành điều tra kinh tế xã hội của khu vực nuôi cá nước ngọt ở một số vùng thuộc lưu vực sông Mê Kông Nghiên cứu này đã tiến hành chọn mẫu điều tra ở 4 huyện, mỗi huyện chọn khoảng từ

Trang 23

60 ¸ 70 hộ gia đình để điều tra Việc điều tra được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp theo các mẫu câu hỏi đã thiết kế sẵn Mẫu điều tra về kinh tế hộ gia đình bao gồm các phần chính như thông tin về hộ gia đình, thu nhập hộ gia đình, và các họat động kinh tế hộ gia đình (chăn nuôi, trồng trọt, nuôi thủy sản và các họat động khác), vay vốn, những vấn đề về nuôi thủy sản, thái độ của người phỏng vấn Kết quả đã được trình bày thành một báo cáo hoàn chỉnh [15]

Trong thời gian từ 2004 - 2005, Dự án quản lý nghề cá lưu vực Mêkông – Viện Nghiên cứu NTTS III đã tiến hành điều tra nghề cá của lưu vực sông Srêpôk, gồm phần lớn diện tích tỉnh Đắc Lắc, một phần diện tích tỉnh Đắc Nông, Gia Lai, và phần nhỏ diện tích tỉnh Lâm Đồng Có 38 xã được điều tra, chiếm 16,96% các xã thuộc lưu vực Có 65 thôn và buôn được khảo sát, chiếm 17,24% tổng số thôn, buôn trong lưu vực Nội dung của điều tra này tập trung về kinh tế xã hội và nghề cá bao gồm thông tin về hộ gia đình, thu nhập, các hoạt động nghề cá Việc điều tra cũng tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo các bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn [11]

Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1992, một cuộc điều tra về kinh tế xã hội về nuôi trồng thủy sản được tiến hành ở vùng Ruvuma, Tanzania Tổng số đơn vị làm nghề cá điều tra là 779, chiếm 20% tổng số đơn vị làm nghề cá trong vùng Mục đích của cuộc điều tra này là tìm hiểu hiện trạng nghề nuôi cá trong khu vực, xác định những khó khăn, và tìm hiểu tiềm năng phát triển nghề nuôi cá trong khu vực và cung cấp những thông tin cơ bản để lập kế họach phát triển nghề nuôi cá Những thông tin chủ yếu thu thập từ quá trình điều tra bao gồm các thông tin về hộ gia đình, kích cỡ và hình dạng của ao nuôi cá, nguồn nước cấp cho ao nuôi, thành phần đàn cá thả nuôi, những khó khăn về chất lượng con giống, và các thông tin khác về sản lượng, thu nhập, lợi nhuận,

và một số khó khăn khác Việc điều tra cũng tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi [14]

Trang 24

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Đề tài được thực hiên tại Xã Đức Minh thuộc huyện Đăk Mil, tỉnh

Đăk Nông Đây là một xã trọng điểm về nuôi trồng Thủy sản của huyện Đăk Mil Xã gồm 17 thôn Quá trình điều tra thực hiện ở 14 thôn trong xã

- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 1/8/2006 đến ngày 11/11/2006

2 Phương pháp luận

Quá trình điều tra được thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 3: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hoạt động điều tra và thu thập số liệu

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện kinh tế

- xã hội

Một số nét về nông

hộ

Tình hình NTTS

Hiệu quả kinh tế

Tiềm năng NTTS

Hướng phát triển

- Vị trí địa lý

- Địa hình

- Thổ nhưỡng

- Khí tượng thủy văn

- Điều kiện kinh

tế

- Điều kiện xã hội

- Thông tin về chủ

hộ

- Thông tin về nông hộ

- Đặc điểm ao,

hồ nuôi

- Nguồn nước

- Đối tượng nuôi

- Kỹ thuật nuôi

- Hiệu quả kinh

tế

- Thị trường tiêu thụ

- Mặt nước NTTS

- Con giống

- Thức ăn -Vốn -Nhân lực -Chính sách

- Thị trường

- Quy hoạch vùng nuôi

- Nâng cao trình độ kỹ thuật

- Nguồn vốn

- Thị trường

Kết luận và đề xuất ý kiến

Trang 25

3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 3.1 Phương pháp chọn mẫu

3.1.1 Chọn mẫu huyện

Được sự phối hợp của Dự án điều tra kinh tế xã hội, các yếu tố môi trường và hiện trạng NTTS – Viện nghiên cứu NTTS III và Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông đã đưa ra 2 huyện có khả năng phát triển NTTS hơn cả là huyện

Cư Jút và huyện Đăk Mil Huyện Cư Jút đã có số liệu điều tra về hiện trạng và tiềm năng NTTS nên tôi chọn huyện Đăk Mil để tiến hành điều tra

3.1.2 Chọn mẫu xã

Được sự phối hợp của Dự án điều tra KTXH – Viện nghiên cứu NTTS III, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông, Phòng kinh tế huyện Đăk Mil và các ban ngành liên quan, tôi đã chọn xã Đức Minh Đây là xã trọng điểm về NTTS của huyện, có nhiều tiềm năng mặt nước để phát triển nghề nuôi Thủy sản Tỉnh Đăk Nông cũng đang có kế hoạch xây dựng trại giống cấp I tại đây

Bảng 11:Số lượng hộ điều tra theo thôn

Trang 26

11 Thôn Xuân Trang 3 1

+ Chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí tượng thủy văn

+ Chỉ tiêu về điều kiện kinh tế - xã hội:

- Kinh tế: Tỷ lệ hộ đói nghèo, thu nhập bình quân đầu người, nguồn ngân sách thu, cơ sở hạ tầng,cơ cấu thành phần kinh tế

- Xã hội: Dân số, thành phần dân tôc, trình độ văn hóa, cơ cấu lao động, số nhân khẩu trong các hộ gia đình, cơ cấu ngành nghề trong xã hội, các chính sách xã hội

+ Chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản: Diện tích NTTS, số lượng ao mỗi hộ nuôi, đối tượng nuôi, hình thức nuôi, kỹ thuật nuôi

+ Chỉ tiêu về tiềm năng diện tích mặt nước: Tổng diện tích mặt nước, tổng diện tích mặt nước có khả năng NTTS chưa đưa vào sử dụng

3.2.2 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

Thông tin sẽ được thu thập thông qua quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức người dân địa phương hay thu thập thông tin các tài liệu đã được công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng và tiềm năng NTTS của xã Đức Minh

3.2.3 Thu thập số liệu sơ cấp

Trang 27

Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp Trong quá trình phỏng vấn phải giải thích mục tiêu điều tra, bản chất của số liệu yêu cầu và thuyết phục họ cung cấp những thông tin hữu ích cho cuộc điều tra Chọn thời điểm điều tra, thái độ và cách thức điều tra phù hợp với đối tượng điều tra Phỏng vấn sử dụng mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn hóa (Phụ lục) Sử dụng các số liệu về vụ nuôi gần nhất Bộ câu hỏi

có các nội dung sau:

- Thông tin về chủ hộ ( họ tên, năm sinh, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp v.v…)

- Thông tin về nông hộ ( số nhân khẩu trong gia đình, nhà ở và cơ sở hạ tầng, tài sản và trang thiết bị, thu nhậpv.v…)

- Thông tin về điều kiện ao nuôi ( diện tích, nguồn nước.v.v…)

- Thông tin về đối tượng nuôi ( thành phần đối tượng nuôi, chất lượng con giống,

cỡ giống, giá con giống v.v…)

- Thông tin về kỹ thuật nuôi ( cải tạo ao, gây màu nước, chọn giống, phòng trị bệnh v.v…)

- Thông tin về hiệu quả sản xuất nuôi trồng thủy sản (thị trường tiêu thụ, lợi nhuận.v.v…)

- Những khó khăn và hướng phát triển nghề NTTS của các hộ gia đình

3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 3.3.1 Xử lý số liệu

Số liệu được mã hóa và xử lý theo từng nhóm thông tin riêng, điều này được thể hiện rõ trong bộ câu hỏi (Phụ lục)

Số liệu được nhập vào một chương trình thiết kế dựa trên phần mềm Microsoft Access Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel

3.3.2 Phân tích số liệu

Áp dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các đặc trưng KT-XH của nông

hộ như: Giá trị trung bình, tần số, tỷ lệ % Phân tích hoạch toán kinh tế như sau:

- Tổng thu = Sản lượng x Giá bán

- Tổng chi phí = Chi tiền mặt + Chi lao động gia đình

- lợi nhuận = tổng thu - chi tiền mặt

- Tỷ suất lợi nhuận = 100 x lợi nhuận / chi phí

Trang 28

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Đức Minh 1.1 Điều kiện tự nhiên của xã

1.1.1 Vị trí địa lý của xã

Xã Đức Minh nằm ở phía Đông Nam của huyện Đăk Mil Xã cách trung tâm huyện 3 km, cách trung tâm tỉnh Đăk Nông 73 km, theo hướng quốc lộ 14

- Phía Bắc giáp thị trấn Đăk Mil

- Phía Nam giáp xã Đăk Mol

- Phía Tây giáp xã Thuận An

- Phía Đông giáp xã Đăk Săk

Xã Đức Minh có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội Thuận lợi về đường giao thông, dễ dàng trao đổi, giao lưu buôn bán với khu vực trung tâm của huyện

1.1.2 Địa hình

Xã Đức Minh nằm ở độ cao trung bình 500 m so với mực nước biển Địa hình xã trải dài 12 km, phần rộng nhất là 8 km Địa hình dạng đồi núi ở phía Đông Nam, thoai thoải về phía Tây Bắc Đồi núi đan xen với thung lũng Xã không có sông nhưng hệ thống các con suối lớn nhỏ dày đặc Có một dòng suối chính là Đăk Goun và 4 nhánh suối phụ Dòng suối chính chảy từ Thuận An đổ về Đăk săk Nói chung các con suối chảy từ Tây sang Đông Ngoài ra còn có một số lượng lớn các con suối do các mương ruộng lâu ngày hình thành nên Dòng suối chính dài 15 km, dòng suối nhỏ dài 10 km

Hệ thống suối ở đây hằng năm cung cấp một lượng nước lớn cho trồng trọt và nuôi trồng Thủy sản

1.1.3 Thổ nhưỡng

Đất đai trên địa bàn xã chủ yếu thuộc nhóm đất đỏ vàng (đất đỏ Bazan) màu mỡ, thích hợp cho trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như Cà phê, Cao su, cây ăn quả, v.v…Tính chất đất có thành phần cơ giới nặng Đất thường chua, giàu mùn, đạm, lân và nghèo Kali Các khu vực ruộng ở chân đồi thường bị chua phèn Vùng hoang hóa bị chua phèn nhiều nhất

Trang 29

1.1.4 Khí hậu thủy văn

Xã Đức Minh nằm trong vùng mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm Mỗi năm có hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 Lượng mưa tập trung chiếm 90 % lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với lượng mưa không đáng kể Lượng mưa trung bình năm của khu vực 1.700 ¸1.800 mm Bình quân trong năm có nhiệt độ là 22,30C Nhiệt độ không khí cao nhất là vào tháng 2 và tháng 3 (khoảng 35 ÷ 360C) Nhiệt độ không khí thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (khoảng 90C) Tổng tích ôn < 8.0000C Độ ẩm không khí là 85%

Khí hậu thủy văn ở đây là điều kiện thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng Thủy sản Nhưng bên cạnh đó nó cũng là tác nhân gây sói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng, gây ngập lụt, tràn các ao cá vào mùa mưa lũ Xét tổng thể thì nó đem lại nhiều thuận lợi hơn là khó khăn

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã 1.2.1 Điều kiện kinh tế

Hiện nay, xã Đức Minh là xã giàu nhất huyện Đăk Mil Theo số liệu thống kê của Phòng kinh tế huyện Đăk Mil thì số tiền gửi tiết kiệm có đến ngày 31/12 hàng năm của

xã Đức Minh đứng thứ hai trong huyện, sau thị trấn Đăk Mil Tính đến ngày 31/12/2005 số tiền gửi tiết kiệm của xã là 5.286 triệu đồng [12]

Bảng 12: Điều kiện kinh tế xã Đức Minh

2 Thu nhập bình quân đầu người 6.000.000 (đồng/người/năm)

4 Ngân sách thu hàng năm 802.000.000 (đồng)

Trang 30

Mức sồng của các gia đình trong xã đạt mức trung bình Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình từ nông nghiệp, mà chủ yếu là trồng Cà phê Diện tích trồng Cà phê chiếm 64,3%, còn diện tích NTTS chỉ chiếm 0,2% Nghề Nuôi trồng Thủy sản chỉ

là nghề phụ Cơ sở hạ tầng của xã được xây dựng có sự đóng góp rất nhiều của dân

Họ đã đóng góp 5,6 tỷ đồng để xây dựng 2 trường tiểu học, 2 trường trung học, 1 trường mẫu giáo với 7 phân hiệu 6 km đường nhựa trong xã là do dân đóng góp hoàn toàn Hiện trong xã đường dây điện đã kéo đến tất cả các thôn

1.2.2 Điều kiện xã hội của xã

Xã Đức Minh có 16 thôn và 1 buôn dân tộc Điều kiện xã hội của xã được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 13: Điều kiện xã hội của xã Đức Minh

2 Dân số 14.977 (người)

3 Tổng số hộ gia đình 2.733 (hộ)

4 Mật độ dân cư trung bình 422,8 (người/km2)

5 Nhân khẩu trong gia đình

+ Nam trong độ tuổi lao động

+ Nữ trong độ tuổi lao động

Tỷ lệ (%) 74,3 25,7 77,1 22,9

8 Tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động 30,0 (%)

9 Cơ cấu lao động trong các ngành nghề

Trang 31

Mật độ dân cư của xã phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các thôn như: Mỹ Yên, Kẻ Đọng, Vinh Đức, Bình Thuận, Xuân Trang, Xuân Phong, Thanh Lâm Các hộ gia đình đông con, hầu hết sinh con thứ ba trở lên Cơ cấu giới tính có sự chênh lệch rất lớn Tỷ lệ nam giới gấp 3 lần nữ giới, kể cả trong độ tuổi lao động cũng vậy Đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nông Hiện nay, xã đã xóa được nạn mù chữ, 100% số dân đã biết đọc, biết viết

Xã có nhiều chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển giáo dục và y tế Trình độ dân trí người dân ngày một nâng lên Mục tiêu đặt ra của xã là tất cả trẻ em đều được đến trường Xây dựng cơ sở vật chất trường học ổn định Trong những năm tới xã sẽ xây dựng thêm 5 phân hiệu mẫu giáo ở 5 thôn (Xuân Thành, Mỹ Hòa, Xuân Phong, Xuân Bình, Thanh Sơn), một trường cấp II Hiện nay, trạm xá của xã có 1 bác sĩ, 2 y sĩ ( 1 y sĩ Đông y, 1 y sĩ Tây y), 3 y tá

Đời sống văn hóa tinh thần của người dân được đảm bảo Họ được tự do tín ngưỡng Hầu hết các hộ dân theo Đạo thiên chúa

2 Hiện trạng nghề Nuôi trồng Thủy sản của xã Đức Minh 2.1 Một số nét cơ bản về nông hộ

Trong 70 hộ NTTS tôi điều tra được có 68 hộ nuôi cá ao, 1 hộ nuôi cá hồ chứa nhỏ, 1 hộ nuôi cá ao và nuôi cá hồ chứa nhỏ

Ø Thông tin về chủ hộ: Qua quá trình điều tra, các chủ hộ nuôi hầu hết là người

dân tộc Kinh Độ tuổi chủ yếu từ 30 ÷ 60 tuổi Tần số bắt gặp cao nhất ở độ tuổi 44 với

10 người Có 50% số người trên 45 tuổi và 50% số người dưới 45 tuổi Tuổi của chủ

hộ nuôi đánh giá một phần kinh nghiệm trong nghề Bên cạnh đó độ tuổi thể hiện sức khỏe, sự nhanh nhạy tiếp cận thông tin về khoa học kỹ thuật và thị trường Mặc dù đây

là các hộ nuôi cá, nhưng nghề chính của các chủ hộ không phải là nghề cá Các thông tin về chủ hộ được thể hiện rõ trong bảng sau:

Trang 32

Bảng 14: Các thông tin về chủ hộ nuôi (n = 70)

Ø Số nhân khẩu và số lao động trong các hộ: Các nông hộ điều tra có số nhân

khẩu từ 2 đến 11 người Nhiều nhất là các hộ gia đình có 5 người Nhìn chung các hộ gia đình rất đông con, đây là khó khăn cho kinh tế gia đình Mặt khác nó tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực lao động Hầu hết các hộ điều tra có số người trong độ tuổi lao động gần tương đương với số nhân khẩu

Bảng 15: Nhân khẩu trong các hộ gia đình (n=70)

Trang 33

Ø Điều kiện kinh tế hộ nuôi:

+ Cơ sở hạ tầng: Có 47,1% số hộ có nhà gỗ, 51,4% nhà cấp 4 và 1,5% số hộ

có nhà gỗ lợp lá Diện tích đất sở hữu của các hộ nuôi chủ yếu có từ 1 ha trở lên, chiếm 92,9% Còn lại 7,1% số hộ là có diện tích đất sở hữu nhỏ hơn 1 ha Hộ có diện tích đất sở hữu lớn nhất là 7,29 ha

+ Tài sản, trang thiết bị trong gia đình: 100% các hộ điều tra đều có ti vi và

xe máy Đây là 2 loại trang thiết bị thiết yếu trong các gia đình ở đây Ti vi trị giá từ 1.000.000 ÷ 6.000.0000 đồng/cái Xe máy trị giá từ 5.000.000 ÷ 35.000.000 đồng/chiếc Có 18,6% số hộ có tủ lạnh Tài sản có giá trị nhất của các hộ nuôi đó là cây trồng và đàn gia súc Nếu với giá Cà phê khoảng 15.000 ÷ 17.000 đồng/kg, thì 1

ha Cà phê họ đã thu được từ 40 ÷ 50 triệu đồng Một con bò giá khoảng từ 3 ÷ 5 triệu đồng Tổng giá trị tài sản của các hộ nuôi từ 1,3 ÷ 1.221,5 triệu đồng/hộ

Bảng 16: Tổng giá trị tài sản của các hộ (n = 70)

Tổng giá trị tài sản (triệu đồng) số hộ nuôi Tỷ lệ số hộ nuôi (%)

+ Thu, chi của các hộ gia đình: Nguồn thu của họ chủ yếu từ trồng trọt và

chăn nuôi gia súc, gia cầm Bên cạnh đó họ còn có nguồn thu từ NTTS Thu nhập từ NTTS chiếm chủ yếu dưới 10% thu nhập của hộ gia đình (58,7% số hộ điều tra) Tỷ lệ

số hộ có thu nhập từ NTTS chiếm trên 50% thu nhập hộ gia đình là 10% Trung bình thì thu nhập từ NTTS chiếm 17,4% tổng thu nhập hộ gia đình Nguồn thu này dùng để chi tiêu các khoản trong gia đình và phần lớn dùng vào đầu tư trồng trọt và chăn nuôi

+ Vay vốn: 28 trong 70 hộ điều tra (khoảng 40%) có vay vốn Họ vay vốn với

mục đích đầu tư trồng trọt, chăn nuôi Một số ít hộ vay vốn để xây nhà hay cho con đi học Họ thường vay vốn của Ngân hàng, của hội Nông dân, hội Phụ nữ với lãi suất ưu

Trang 34

đãi Còn vay vốn của người cho vay thì thường trả lãi suất cao hơn (vay 1 tấn Cà phê, tới vụ sau họ phải trả bằng 1,3 tấn Cà phê)

Theo thống kê điều tra được thì có 22,9% số hộ hài lòng về mức thu nhập của gia đình 40% số hộ cảm thấy thu nhập tạm đủ chi tiêu trong gia đình 8,6% số hộ cho rằng thu nhập không đủ chi tiêu cho gia đình

2.2 Tình hình nuôi trồng Thủy sản của các hộ

Theo điều tra thì các hộ nuôi cá ở 2 loại hình mặt nước là nuôi cá ao và nuôi cá

+ Diện tích: Đa phần các ao có diện tích nhỏ Với diện tích ao khoảng 100 m2 trở xuống, chủ yếu là cung cấp thức ăn cho gia đình Với những ao từ 150 m2 trở lên, ngoài vai trò cung cấp thực phẩm còn giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình Điều tra

70 hộ thì có 110 ao có diện tích nhỏ hơn 1.000 m2, 21 ao có diện tích trên 1.000 m2 Các hồ chứa nhỏ dùng để nuôi cá có diện tích dao động trong khoảng 3 ÷ 34 ha

Bảng 17: Đặc điểm diện tích ao nuôi hộ gia đình (n = 70)

Khoảng dao động tổng diện tích các ao của nông hộ 130 ÷ 8.000

Khoảng dao động diện tích hồ chứa nuôi cá 30.000 ÷ 340.000

+ Hình dạng ao, hồ chứa: Đa phần các ao có dạng hình chữ nhật, bên cạnh đó

còn có dạng hình vuông và những dạng hình không xác định Bờ ao không được kè kiên cố Khoảng các từ mặt nước tới bờ khoảng 20 ÷ 30cm Mặt nước sạch sẽ, không

có váng xì phèn Hồ chứa hình dáng gọn, không xác định, có xây đập bê tông kiên cố

Trang 35

+ Đáy ao, lòng hồ: Chất đáy đa phần là chất bùn Số ao có đáy bùn chiếm 87 %

Một số rất ít các ao có đáy là đá sỏi, cát bùn, đất sét Đáy các ao, lòng hồ đa phần là bằng phẳng Có hồ được hình thành trên nền đáy ruộng bỏ hoang Cũng có những ao đáy không bằng phẳng tạo ra những độ sâu khác nhau trong ao Điều này gây khó khăn cho khâu thu hoạch cá

2.2.2 Nguồn nước

Nguồn nước cấp vào các ao được lấy từ đồng ruộng, nước ngầm, nước từ suối, nước từ các mương nông nghiệp, từ hồ chứa Theo đánh giá của các hộ nuôi, đa phần nguồn nước tốt Nhưng cũng có khi bị nhiễm một lượng nhỏ thuốc trừ sâu, do sau khi phun thuốc trừ sâu cho lúa và Cà phê, họ thường súc rửa bình tại các mương, suối Nguồn nước vào các hồ chứa là nước mưa và nước ngầm Nguồn nước vào các ao, hồ rất dồi dào, hầu như không bao giờ cạn nước kể cả mùa khô Đây là lợi thế rất lớn cho nghề NTTS ở xã Đức Minh

Bảng 18: Chất lượng nguồn nước (n = 70)

2.2.3 Đối tượng nuôi + Các đối tượng nuôi: Đa số các hộ nuôi cá Trắm cỏ là chính Một số hộ nuôi cá

Chép hay cá Rô phi làm đối tượng chính Với đặc điểm công việc của các hộ nuôi, nhân lực và kinh tế gia đình thì nuôi cá Trắm cỏ sẽ rất lợi Họ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, giảm được chi phí sản xuất Giá 1 kg cá Trắm cỏ thương phẩm ở khu vực này khá cao từ 17.000 ÷ 18.000 đồng/kg Bên cạnh những đối tượng chính trên thì họ nuôi thêm cá Mè trắng, cá Mè vinh, cá Điêu hồng Đặc trưng các ao nuôi ở khu vực này là trong ao bao giờ cũng có 3 đối tượng (cá Trắm cỏ, Rô phi, Chép) Các hồ chứa thả nhiều cá Mè trắng hơn ao nông hộ

Trang 36

+ Cỡ giống thả: Các hộ gia đình thả giống với các kích cỡ khác nhau Cỡ giống

khác nhau tùy theo loài Với cỡ cá giống lớn thì đối tượng hay thả nhất là cá Trắm cỏ,

có khi thả cỡ giống 700 ÷ 800 g/con Kích cỡ cá giống thả từ 100 ÷ 150 con/kg là nhiều nhất ở hầu hết các đối tượng Cỡ giống thả nhỏ nhất là cá Rô phi, cá Chép Hai loài này tỷ lệ sống từ giai đoạn cá nhỏ cao hơn Cỡ cá giống thả cũng một phần phụ thuộc vào thị trường con giống vì đa số các hộ nuôi không trực tiếp đi tới cơ sở mua

cá Họ thường mua của những người đi bán cá giống và gần như họ không có sự lựa chọn về kích cỡ giống

Bảng 19: Tỷ lệ cỡ giống thả theo từng loài ở các hộ nuôi (n =70)

Tên loài

Cỡ giống lớn (1 ÷ 15 con/kg) (%)

Cỡ giống trung bình (20 ÷ 80 con/kg) (%)

Cỡ giống nhỏ (100 ÷ 200 con/kg)

+ Chất lượng con giống: Với những hộ có khả năng chọn giống, có điều kiện đi

đến tận cơ sở sản xuất giống thì sẽ mua được con giống chất lượng tốt, đảm bảo Còn lại chất lượng con giống tốt hay xấu tùy vào từng đợt mua Nhưng phần lớn các hộ nuôi nhận xét là con giống tốt, tỷ lệ sống cao Trường hợp, một số hộ mua giống cá

Rô phi đơn tính nhưng khi đưa vào ao nuôi thì cá vẫn sinh sản bình thường Từ đó làm mất độ tin cậy của người mua vào chất lượng con giống

+ Nguồn gốc con giống: Có 3 nguồn cung cấp chính là giống từ miền Tây; giống

mua ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông; giống mua ở Đăk Lăk (gồm có hai điểm là Duy Hòa và Ea Kao) Người nuôi có thể tự đi mua ở Cư Jút, Duy Hòa, Ea Kao, hoặc có nguời mang tới bán tận nơi Người nuôi cá nhận xét giống mua ở Duy Hòa và Eakao thì tốt hơn hẳn những nguồn giống kia

+ Giá con giống: Tùy theo loài và tùy theo kích cỡ con giống Giá cá Trắm cỏ và

giá cá Mè trắng là thấp nhất Giá cá Rô phi, cá Chép, cá Mè vinh, cá Trôi là cao Với

cỡ cá 80 ÷ 150 con/kg, giá cá Trắm cỏ và cá Mè trắng khoảng 40.000 ÷ 55.000

Ngày đăng: 28/06/2014, 12:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Các đối tượng nuôi chính trên thế giới - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Bảng 2 Các đối tượng nuôi chính trên thế giới (Trang 11)
Bảng 3: Tổng sản lượng TS, sản lượng NTTS &amp; diện tích NTTS  giai đoạn (2000 – 2005) - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Bảng 3 Tổng sản lượng TS, sản lượng NTTS &amp; diện tích NTTS giai đoạn (2000 – 2005) (Trang 13)
Bảng 5: Cơ cấu và sản lượng Thủy sản nuôi theo vùng miền (%) - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Bảng 5 Cơ cấu và sản lượng Thủy sản nuôi theo vùng miền (%) (Trang 14)
Bảng 7: Diện tích mặt nước, sản lượng Thủy sản của các tỉnh Tây Nguyên - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Bảng 7 Diện tích mặt nước, sản lượng Thủy sản của các tỉnh Tây Nguyên (Trang 16)
Hình 2: Biểu đồ sản lượng NTTS của các tỉnh Tây nguyên - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Hình 2 Biểu đồ sản lượng NTTS của các tỉnh Tây nguyên (Trang 17)
Hình 1: Biểu đồ diện tích nuôi trồng Thủy sản của các tỉnh Tây Nguyên - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Hình 1 Biểu đồ diện tích nuôi trồng Thủy sản của các tỉnh Tây Nguyên (Trang 17)
Bảng 9: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo huyện (ha) - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Bảng 9 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo huyện (ha) (Trang 20)
Hình 3: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Hình 3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu (Trang 24)
Bảng 12: Điều kiện kinh tế xã Đức Minh - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Bảng 12 Điều kiện kinh tế xã Đức Minh (Trang 29)
Bảng 14: Các thông tin về chủ hộ nuôi (n = 70) - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Bảng 14 Các thông tin về chủ hộ nuôi (n = 70) (Trang 32)
Bảng 16: Tổng giá trị tài sản của các hộ (n = 70) - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Bảng 16 Tổng giá trị tài sản của các hộ (n = 70) (Trang 33)
Bảng 18: Chất lượng nguồn nước (n = 70) - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Bảng 18 Chất lượng nguồn nước (n = 70) (Trang 35)
Bảng 19: Tỷ lệ cỡ giống thả theo từng loài ở các hộ nuôi (n =70) - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Bảng 19 Tỷ lệ cỡ giống thả theo từng loài ở các hộ nuôi (n =70) (Trang 36)
Bảng 24: Một số bệnh thường gặp trong các ao cá nông hộ - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
Bảng 24 Một số bệnh thường gặp trong các ao cá nông hộ (Trang 42)
Hình  thức  nuôi - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
nh thức nuôi (Trang 63)
Hình  thức  nuôi - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
nh thức nuôi (Trang 66)
Hình ảnh cá Lăng vàng - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
nh ảnh cá Lăng vàng (Trang 72)
Hình ảnh ao nuôi trồng thủy sản ở xã Đức Minh - điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông
nh ảnh ao nuôi trồng thủy sản ở xã Đức Minh (Trang 72)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w