Kiến nghị khác:

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 45 - 72)

Với những khó khăn trên, các hộ nuôi đều có những kiến nghị giúp đỡ. Họ mong muốn có những chính sách hỗ trợ, tìm đối tượng nuôi mới thích hợp. Bên cạnh việc giới thiệu đưa con giống mới là việc giúp đỡ người nuôi tìm được đầu ra cho các sản phẩm.

+ Hướng phát triển của các nông hộ: Các hộ nuôi có xu hướng mở rộng diện tích nuôi trồng Thủy sản. Nhu cầu của thị trường ngày càng cao, trong thời gian tới các hộ nuôi quan tâm sẽ đưa các đối tượng Thủy đặc sản (Ếch, Lươn, Ba ba, các loài cá nước ngọt đặc sản khác) vào nuôi. Các hộ còn nuôi tìm hiểu thông tin về thị trường và những đối tượng mới đang nuôi có hiệu quảở các vùng khác. Việc tăng trang thiết bị, đầu tư tu sửa ao nuôi cũng là hướng phát triển nghề nuôi.

2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế

ØHiệu quả kinh tế: Các hộ nuôi cá hầu như không tốn chi phí trong quá trình nuôi cá. Ao cá mang lại nguồn thực phẩm tươi sống và giúp tăng thu nhập cho gia đình. Chi phí lớn nhất trong quá trình nuôi là chi phí về con giống. Chi phí thức ăn

không đáng kể. Thức ăn chính cho ao cá của họ là cỏ. Cỏ có thể tự kiếm được. Ngoài thức ăn là cỏ thì họ còn cho ăn thêm cám gạo, bột ngô. Loại thức ăn này cũng sẵn có trong gia đình. Có một vài hộ mua thức ăn tổng hợp cho cá, nhưng lượng thức ăn không nhiều. Có rất ít các chi phí phụ trong quá trình nuôi (chỉ một số ít hộ có chi phí hút bùn ao). Chi phí tiền thuốc cho cá bị bệnh cũng không đáng kể vì thường họ dùng các loại cây chữa bệnh theo kinh nghiệm.

Bảng 27: So sánh hiệu quả kinh tế từ nuôi cá và trồng Cà phê

Chỉ tiêu Nuôi cá Trồng Cà phê

Tổng thu (triệu đồng) 0,48 ÷ 47,6 1,28 ÷ 170 Tổng chi (triệu đồng) 0,005 ÷ 16,5 0,3 ÷100 Chi trung bình (triệu đồng) 1,88 24.588.537 Lợi nhuận (triệu đồng) 0,18 ÷ 38,1 -38,5 ÷126,65 Lợi nhuận trung bình (triệu đồng) 6,94 22.781.757,35 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình (%) 369 198

Nếu so sánh với trồng cây Cà phê, ta thấy vốn chi phí cho cây Cà phê lớn, đồng thời lợi nhuận thu được từ cây Cà phê cao. Nhưng lợi nhuận cao thì độ rủi ro lớn. Những năm Cà phê mất mùa, sâu bệnh, giá Cà phê thấp, thu vào không đủ chi ra. Năm 2005 có 15 hộ trong số 70 hộđiều tra trồng cà phê bị lỗ. Số tiền lỗ nhiều nhất là 28 triệu. Mặt khác xét về tỷ suất lợi nhuận thì nuôi cá có tỷ suất lợi nhuận cao hơn trồng Cà phê. Do đó nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

ØThị trường tiêu thụ: Hiện nay thị trường chỉ trong khu vực xã Đức Minh. Sản lượng cá sản xuất ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Thị trường cá của xã có cả cá biển và cá nước ngọt nhưng cá biển không còn tươi (vì phải vận chuyển từ Nha Trang lên Đăk Mil, khoảng 200 km), giá lại cao. Do đó người dân mua cá nước ngọt là chính (các đối tượng truyền thống). Giá các loài cá này thường cao hơn các khu vực khác. Giá cá Trắm cỏ từ 15.000 ÷ 18.000 đồng/kg cá. Giá cá Chép, cá Rô phi từ 20.000 ÷ 25.000 đồng/kgcá. Các đối tượng Thủy đặc sản gần như không có.

3. Tiềm năng và hướng phát triển nghề NTTS ở xã Đức Minh 3.1. Tiềm năng NTTS của xã 3.1. Tiềm năng NTTS của xã

ØDiện tích mặt nước: Hiện nay theo thống kê của xã thì toàn xã có khoảng 6,5 ha ao NTTS. Nhưng với số liệu điều tra 69 hộ gia đình nuôi cá ao thì diện tích này đã

đạt 9,1455 ha. Ngoài danh sách các hộ dân nuôi cá trong xã được trưởng thôn cung cấp thì thực tế số hộ nuôi còn nhiều hơn thế. Đến các thôn xóm gần như nhà nào cũng có ao. Diện tích thường từ 100 m2 trở lên. Những thôn như Vinh Đức, Xuân Phong, Mỹ Hòa, Thanh Sơn là những thôn tập trung nhiều hộ nuôi, số lượng ao hồ nhiều.

Khu vực xung quanh các ruộng lúa là vị trí thích hợp để xây dựng ao nuôi. Vào mùa mưa, lượng nước ởđây rất dồi dào. Thậm chí nước còn làm ngập úng các chân ruộng. Ở những khu ruộng trồng lúa không hiệu quả có thể chuyển đổi sang diện tích nuôi cá. Các con suối, kênh mương chằng chịt chảy bao quanh xã. Vào mùa khô thì xã Đức Minh cũng không bị thiếu nước. Nguồn nước chảy từ khe suối nên rất tốt và thích hợp cho NTTS.

Nước còn được dự trữ tại các hồ chứa nhỏ như: hồởĐồng Lầy, xã Đức Minh, với diện tích 34 ha, độ sâu bình quân là 2,5 m; hồĐăk Săk; hồđập Thủy lợi ở buôn JunJuh; hồ chứa ở thôn Minh Đoài (7 ha), hồ chứa ở thôn Mỹ Hòa (5 ha). Dự trù trong tương lai sẽ xây dựng thêm 2 hồ nhỏ nữa là hồ Mỹ Yên (5 ha); hồở buôn Jun Juh (5 ha) và xây dựng thêm hệ thống kênh mương cho hồ JunJuh. Xã Đức Minh có một thuận lợi là nằm gần hồ Tây của thị trấn Đăk Mil nên có thêm một nguồn cung cấp nước cho xã.

Ø Nguồn giống: Trong tương lai xã Đức Minh có thể trở thành trung tâm sản xuất cá giống của tỉnh. Các cán bộ Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh đã phối hợp với các cán bộ trực thuộc Bộ Thủy sản tiến hành khảo sát và chọn được hai huyện có thể xây đươc trại là huyện Cư Jút và huyện Đăk Mil. Dự tính ban đầu sẽ xây trại tại Cư Jút, nhưng thực tế vào mùa khô huyện Cư Jút thiếu nước trầm trọng. Chính vì lẽđó mà khả năng trại giống sẽ được xây dựng ở huyện Đăk Mil là cao hơn. Trong huyện Đăk Mil thì vị trí xây dựng trại thích hợp nhất là thôn Thanh Sơn. Khu vực này địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, chất lượng nước tốt. Đây là thuận lợi rất lớn cho người nuôi.

ØNguồn thức ăn: Các hộ chủ yếu nuôi cá Trắm cỏ, thức ăn của nó là cỏ. Như vậy nguồn thức ăn này dễ kiếm, không tốn kém chi phí mua thức ăn. Ngoài ra người ta còn tận dụng lá Sắn cho cá ăn. Sắn cũng là loại cây được trồng phổ biến ở khu vực. Các hộ gia đình thả ghép cá Trắm cỏ với hai đối tượng là cá Chép và cá Rô phi. Đây là hai đối tượng ăn mùn bã hữu cơ và ăn tạp. Do vậy chúng sẽ sử dụng nguồn thức ăn thừa của cá Trắm cỏ và kể cả chất thải mà cá Trắm cỏ thải ra. Tận dụng thêm các phụ

phẩm từ nông nghiệp như cám gạo, bột ngô. Trong giai đoạn cá giống nhỏ, rất nhiều hộđã đi đào các tổ mối cho cá con ăn. Với thức ăn này cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, tốt cho giai đọan giống nhỏ.

ØNguồn vốn: Kinh tế các hộ gia đình ởđây khá ổn định. Đa phần họ có đủ khả năng đầu tư. Tuy nhiên vì các hộ chưa chú tâm vào nghề cá nên sự đầu tư về con giống, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nuôi còn rất ít.

ØNguồn nhân lực: Trong các hộ gia đình có thể tận dụng được cả lao động người già và trẻ em. Theo kết quảđiều tra từ các trưởng thôn thì các hộ NTTS trên địa bàn xã hầu hết là các hộđông con (từ 2 ÷ 12 người/hộ). Những người ngoài độ tuổi lao động cũng có thểđi kiếm thức ăn cho cá (cắt cỏ, đào tổ mối), cho cá ăn. Bên cạnh đó trình độ văn hóa của người dân ở đây ngày một nâng cao. Do đó khả năng nắm bắt những kỹ thuật, công nghệ mới là không khó. Khả năng tiếp cân thông tin nhanh hơn.

ØChính sách phát triển NTTS của tỉnh: Sắp tới huyện Đăk Mil có chính sách đầu tư 7 tỷđồng để chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá. Đây là một hình thức chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ trồng lúa sang nuôi cá. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông đã có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nghề NTTS phát triển. Tỉnh đã mời các cơ quan (Dự án quản lý nghề cá lưu vực sông Mê Kông – Viện nghiên cứu NTTS III; Trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh) chuyển giao quy trình kỹ thuật công nghệ nuôi cá Lăng Vàng và cá Chình cho người nuôi. Sắp tới xã tiếp tục đầu tư xây dựng đập thủy lợi, hồ chứa nước nhỏđể cung cấp nước cho nông nghiệp và NTTS của xã.

ØThị trường tiêu thụ: Theo đánh giá của các hộ nuôi thì thị trường tiêu thụ ở đây lớn. Nhu cầu của thị trường cao mà sản lượng chưa đáp ứng được, đặc biệt vào các ngày lễ, tết (Lễ Giáng Sinh, tết Nguyên Đán). Người bán thường không phải mang đi bán mà các chủ bán cá tới tận nơi mua. Hiện nay thị trường tiêu thụ mới chỉ là thị trường nội địa. Việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi sẽ là cơ hội để mở rộng thị trường. Thị trường không chỉ trong nước mà hướng tới xuất khẩu.

3.2. Hướng phát triển nghề NTTS cho xã

- Quy hoạch lại vùng NTTS. Tận dụng tiềm năng về nguồn nước và diện tích mặt nước có khả năng NTTS. Mở rộng diện tích nuôi và chuyển đổi cơ cấu đất trồng lúa

kém hiệu quả sang NTTS. Nghiêm cấm không súc rửa bình thuốc trừ sâu tại những nguồn nước dùng cho NTTS.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành NTTS ởđịa phương để có khả năng giải đáp những khó khăn, trao đổi kỹ thuật nuôi với bà con. Không chỉ có vậy, vai trò của đội ngũ này cũng rất quan trọng trong việc cập nhật thông tin về thị trường, kỹ thuật mới, xác định được đối tượng nuôi nào là phù hợp với địa phương. Từ đó có thể khuyến khích cho bà con nuôi các đối tượng mới ngoài những đối tượng truyền thống. - Xây dựng những nhóm, hội những người nuôi cá trong xã để trao đổi kinh nghiệm với nhau hoặc cùng nhau góp vốn đầu tư phát triển nghề cá.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nuôi. Thông qua việc mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, quản lý chất lượng nước trong ao nuôi. Chuyển giao quy trình công nghệ nuôi các đối tượng mới có hiệu quả kinh tếđến cho người nuôi.

- Xã có chính sách cho các hộ nuôi vay vốn đểđầu tư trang thiết bị, con giống, thức ăn, và các chi phi khác.

- Với đối tượng nuôi truyền thống nên chuyển sang hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh để tăng năng suất, sản lượng. Đặc biệt với đối tượng cá Rô phi nên nuôi dòng Rô phi đơn tính vì đây là đối tượng được thị trường thế giới ưa chuộng.

- Bên cạnh những đối tượng nuôi truyền thống tiến tới nuôi thêm các đối tượng có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay như: nuôi cá Chình, cá Lăng vàng, Lươn, Ếch, Ba ba, cá Trê lai.v.v…

4. Thảo luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xã Đức Minh có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ không khí trung bình năm là 22,30C. Nhiệt độ không khí giữa các tháng không có sự chênh lệch quá lớn nên nhiệt độ môi trường nước ao nuôi tương đối ổn định. Vào mùa mưa lượng nước dồi dào, các hộ thường thả giống vào tháng 4, tháng 5. Đây là thời điểm thả nuôi thích hợp chung cho khu vực Tây Nguyên. Mưa xuống không chỉ cung cấp lượng nước mới mà còn đưa lượng chất dinh dưỡng vào ao, hồ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật phù du làm thức ăn cho cá. Hệ thống suối và kênh thủy lợi dày đặc, cung cấp nước đến tất cả các thôn trong xã. Những hồ chứa nhỏ dùng phục vụ chứa nước, bơm tưới cho ruộng lúa và Cà phê cũng được tận dụng để nuôi cá. Như vậy xã Đức Minh có những điều kiện tự nhiên, khí hậu rất thuận lợi để phát triển nghề Nuôi trồng Thủy sản.

Trước kia nghề cá chưa được chú trọng nên không có quy hoạch cho việc chăn thả các loài cá nước ngọt tại hồ chứa. Nguồn lợi này chỉ được người dân đánh bắt một cách tự phát. Từ năm 2005 nghề cá mới bắt đầu được xã quan tâm đầu tư. Hiện nay ở xã đang có dự án nuôi cá tại hồ JunJuh (Đồng Lầy, xã Đức Minh). Đây là dự án khả thi và có ý nghĩa lớn. Nó tận dụng tiềm năng diện tích mặt nước phục vụ cho NTTS, tăng nguồn thu cho kinh tế hộ gia đình và góp phần tăng sản lượng cá nuôi cung cấp cho thị trường, nâng cao mức tiêu dùng sản phẩm Thủy sản cho người dân. Hồ JunJuh được xây dựng từ năm 2003 với diện tích tự nhiên là 34 ha, trung bình là 2,5 m. do được khai hoang làm ruộng trước khi thành hồ nên lòng hồ không còn cây cối ngổn ngang như những hồ khác. Các hội viên hội nông dân các chi hội thôn Xuân Trang, Xuân Sơn canh tác quanh bờ hồ đã thành lập tổ canh tác chăn nuôi Thủy sản với quy mô lớn. Theo kế hoạch của sự án sẽ nuôi các loài cá nước ngọt sau: cá Trắm cỏ, cá Rô- phi, cá Chép, cá Mè, cá Điêu hồng. Nhu cầu vốn là 753 triệu đồng (tiền con giống 71 triệu đồng, tiền thức ăn 405 triệu đồng, tiền xây dựng cơ sở vật chất 257 triệu đồng). Tổ viên đóng góp 240 triệu đồng (48 cổ phần), vốn tự có 150 triệu đồng, nhu cầu vay vốn 363 triệu đồng. Sau 10 tháng thả giống các loại cá sẽđược đánh bắt dàn đều trong năm, đại trà vào tháng 4 duơng lịch. Một số cá chưa đủ kích thước sẽ thả lại nuôi tiếp. Dự kiến trong một mùa sẽđạt được 60 % sản lượng (khoảng 225 tấn). Với tổng thu là 2.250 triệu đồng. Tính toàn bộ chi phí cho một vụ nuôi (con giống, thức ăn, khấu hao tài sản cốđịnh, công lao động, trả lãi ngân hàng, trả 50% nợ gốc ngân hàng, thuê đánh bắt, thuốc chữa bệnh cho cá, điện, chi phí dự phòng, công gián tiếp) khoảng 986,7 triệu đồng. Lãi sau vụ 1 là 1.269,3 triệu đồng. Tái sản xuất và duy tu bảo dưỡng hồ hết 330 triệu đồng. Lãi suất chia cho mỗi hội viên còn 1.956.875 đồng. Dự án đã huy động được nguồn vốn của người dân vào đầu tư phát triển nghề NTTS, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động, tăng nguồn thu nhập cho 48 hội viên. Các hội viên tham gia đóng góp cổ phần vào dự án là những người canh tác quanh hồ nên thuận tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ.

Nuôi trồng Thủy sản sẽ tận dụng được toàn bộ lao động trong gia đình (cả người già và trẻ em). Vì đây không phải là công việc nặng nhọc mà chỉ tốn thời gian. Các gia đình thường rất đông con. Việc tận dụng lao động trong gia đình có ý nghĩa rất lớn cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình.

Một thuận lợi nữa cho nghề nuôi của xã là hầu hết các gia đình trên địa bàn xã đều có ao nuôi cá. Họ là những người rất yêu nghề và có kinh nghiệm nuôi cá lâu năm. Gần như nuôi cá trở thành hình thức chăn nuôi không thể thiếu của các hộ gia đình nơi đây. Nếu không phải nuôi để kinh doanh thì họ cũng có một ao cá nhỏđể phục vụ thực phẩm cho gia đình. Các phương tiện thông tin đại chúng đã phổ biến đến người dân. Do đó tao điều kiện nắm bắt thông tin về khoa học kỹ thuật và thị trường. Đây là cơ hội cho sự phát triển nghề NTTS của xã.

Hiện nay các hộ nuôi mới chỉ nuôi những đối tượng truyền thống. Mục đích nuôi của các hộ chủ yếu để làm thực phẩm cho gia đình. Chính vì thế mà họ chưa có những đầu tư về kỹ thuật, con giống, thức ăn cho cá, trang thiết bị nuôi. Các ao nuôi thường có diện tích rất nhỏ. Bờ ao không được kè kiên cố. Khi mùa mưa đến, lượng nước rất nhiều dẫn đến việc tràn bờ, cá đi theo dòng nước. Một hậu quả của việc đắp bờ không tốt là cá Chép nuôi thường phá bờ. Mỗi gia đình họ thường để 2 ÷ 3 ao, nhưng các ao

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 45 - 72)