Tiềm năng và hướng phát triển nghề NTT Sở xã Đức Minh

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 46 - 49)

3.1. Tiềm năng NTTS của xã

ØDiện tích mặt nước: Hiện nay theo thống kê của xã thì toàn xã có khoảng 6,5 ha ao NTTS. Nhưng với số liệu điều tra 69 hộ gia đình nuôi cá ao thì diện tích này đã

đạt 9,1455 ha. Ngoài danh sách các hộ dân nuôi cá trong xã được trưởng thôn cung cấp thì thực tế số hộ nuôi còn nhiều hơn thế. Đến các thôn xóm gần như nhà nào cũng có ao. Diện tích thường từ 100 m2 trở lên. Những thôn như Vinh Đức, Xuân Phong, Mỹ Hòa, Thanh Sơn là những thôn tập trung nhiều hộ nuôi, số lượng ao hồ nhiều.

Khu vực xung quanh các ruộng lúa là vị trí thích hợp để xây dựng ao nuôi. Vào mùa mưa, lượng nước ởđây rất dồi dào. Thậm chí nước còn làm ngập úng các chân ruộng. Ở những khu ruộng trồng lúa không hiệu quả có thể chuyển đổi sang diện tích nuôi cá. Các con suối, kênh mương chằng chịt chảy bao quanh xã. Vào mùa khô thì xã Đức Minh cũng không bị thiếu nước. Nguồn nước chảy từ khe suối nên rất tốt và thích hợp cho NTTS.

Nước còn được dự trữ tại các hồ chứa nhỏ như: hồởĐồng Lầy, xã Đức Minh, với diện tích 34 ha, độ sâu bình quân là 2,5 m; hồĐăk Săk; hồđập Thủy lợi ở buôn JunJuh; hồ chứa ở thôn Minh Đoài (7 ha), hồ chứa ở thôn Mỹ Hòa (5 ha). Dự trù trong tương lai sẽ xây dựng thêm 2 hồ nhỏ nữa là hồ Mỹ Yên (5 ha); hồở buôn Jun Juh (5 ha) và xây dựng thêm hệ thống kênh mương cho hồ JunJuh. Xã Đức Minh có một thuận lợi là nằm gần hồ Tây của thị trấn Đăk Mil nên có thêm một nguồn cung cấp nước cho xã.

Ø Nguồn giống: Trong tương lai xã Đức Minh có thể trở thành trung tâm sản xuất cá giống của tỉnh. Các cán bộ Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh đã phối hợp với các cán bộ trực thuộc Bộ Thủy sản tiến hành khảo sát và chọn được hai huyện có thể xây đươc trại là huyện Cư Jút và huyện Đăk Mil. Dự tính ban đầu sẽ xây trại tại Cư Jút, nhưng thực tế vào mùa khô huyện Cư Jút thiếu nước trầm trọng. Chính vì lẽđó mà khả năng trại giống sẽ được xây dựng ở huyện Đăk Mil là cao hơn. Trong huyện Đăk Mil thì vị trí xây dựng trại thích hợp nhất là thôn Thanh Sơn. Khu vực này địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, chất lượng nước tốt. Đây là thuận lợi rất lớn cho người nuôi.

ØNguồn thức ăn: Các hộ chủ yếu nuôi cá Trắm cỏ, thức ăn của nó là cỏ. Như vậy nguồn thức ăn này dễ kiếm, không tốn kém chi phí mua thức ăn. Ngoài ra người ta còn tận dụng lá Sắn cho cá ăn. Sắn cũng là loại cây được trồng phổ biến ở khu vực. Các hộ gia đình thả ghép cá Trắm cỏ với hai đối tượng là cá Chép và cá Rô phi. Đây là hai đối tượng ăn mùn bã hữu cơ và ăn tạp. Do vậy chúng sẽ sử dụng nguồn thức ăn thừa của cá Trắm cỏ và kể cả chất thải mà cá Trắm cỏ thải ra. Tận dụng thêm các phụ

phẩm từ nông nghiệp như cám gạo, bột ngô. Trong giai đoạn cá giống nhỏ, rất nhiều hộđã đi đào các tổ mối cho cá con ăn. Với thức ăn này cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, tốt cho giai đọan giống nhỏ.

ØNguồn vốn: Kinh tế các hộ gia đình ởđây khá ổn định. Đa phần họ có đủ khả năng đầu tư. Tuy nhiên vì các hộ chưa chú tâm vào nghề cá nên sự đầu tư về con giống, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nuôi còn rất ít.

ØNguồn nhân lực: Trong các hộ gia đình có thể tận dụng được cả lao động người già và trẻ em. Theo kết quảđiều tra từ các trưởng thôn thì các hộ NTTS trên địa bàn xã hầu hết là các hộđông con (từ 2 ÷ 12 người/hộ). Những người ngoài độ tuổi lao động cũng có thểđi kiếm thức ăn cho cá (cắt cỏ, đào tổ mối), cho cá ăn. Bên cạnh đó trình độ văn hóa của người dân ở đây ngày một nâng cao. Do đó khả năng nắm bắt những kỹ thuật, công nghệ mới là không khó. Khả năng tiếp cân thông tin nhanh hơn.

ØChính sách phát triển NTTS của tỉnh: Sắp tới huyện Đăk Mil có chính sách đầu tư 7 tỷđồng để chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá. Đây là một hình thức chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ trồng lúa sang nuôi cá. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông đã có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nghề NTTS phát triển. Tỉnh đã mời các cơ quan (Dự án quản lý nghề cá lưu vực sông Mê Kông – Viện nghiên cứu NTTS III; Trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh) chuyển giao quy trình kỹ thuật công nghệ nuôi cá Lăng Vàng và cá Chình cho người nuôi. Sắp tới xã tiếp tục đầu tư xây dựng đập thủy lợi, hồ chứa nước nhỏđể cung cấp nước cho nông nghiệp và NTTS của xã.

ØThị trường tiêu thụ: Theo đánh giá của các hộ nuôi thì thị trường tiêu thụ ở đây lớn. Nhu cầu của thị trường cao mà sản lượng chưa đáp ứng được, đặc biệt vào các ngày lễ, tết (Lễ Giáng Sinh, tết Nguyên Đán). Người bán thường không phải mang đi bán mà các chủ bán cá tới tận nơi mua. Hiện nay thị trường tiêu thụ mới chỉ là thị trường nội địa. Việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi sẽ là cơ hội để mở rộng thị trường. Thị trường không chỉ trong nước mà hướng tới xuất khẩu.

3.2. Hướng phát triển nghề NTTS cho xã

- Quy hoạch lại vùng NTTS. Tận dụng tiềm năng về nguồn nước và diện tích mặt nước có khả năng NTTS. Mở rộng diện tích nuôi và chuyển đổi cơ cấu đất trồng lúa

kém hiệu quả sang NTTS. Nghiêm cấm không súc rửa bình thuốc trừ sâu tại những nguồn nước dùng cho NTTS.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành NTTS ởđịa phương để có khả năng giải đáp những khó khăn, trao đổi kỹ thuật nuôi với bà con. Không chỉ có vậy, vai trò của đội ngũ này cũng rất quan trọng trong việc cập nhật thông tin về thị trường, kỹ thuật mới, xác định được đối tượng nuôi nào là phù hợp với địa phương. Từ đó có thể khuyến khích cho bà con nuôi các đối tượng mới ngoài những đối tượng truyền thống. - Xây dựng những nhóm, hội những người nuôi cá trong xã để trao đổi kinh nghiệm với nhau hoặc cùng nhau góp vốn đầu tư phát triển nghề cá.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nuôi. Thông qua việc mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, quản lý chất lượng nước trong ao nuôi. Chuyển giao quy trình công nghệ nuôi các đối tượng mới có hiệu quả kinh tếđến cho người nuôi.

- Xã có chính sách cho các hộ nuôi vay vốn đểđầu tư trang thiết bị, con giống, thức ăn, và các chi phi khác.

- Với đối tượng nuôi truyền thống nên chuyển sang hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh để tăng năng suất, sản lượng. Đặc biệt với đối tượng cá Rô phi nên nuôi dòng Rô phi đơn tính vì đây là đối tượng được thị trường thế giới ưa chuộng.

- Bên cạnh những đối tượng nuôi truyền thống tiến tới nuôi thêm các đối tượng có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay như: nuôi cá Chình, cá Lăng vàng, Lươn, Ếch, Ba ba, cá Trê lai.v.v…

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã đức minh, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)