GIÁM SÁT CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG Mặt trận Tổ quốc MTTQ Việt Nam là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, là tổ chức liên minh chính trị
Trang 1GIÁM SÁT CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG
Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài Để nâng cao hiệu quả giám sát của MTTQ - một chủ thể giám sát được đề cập từ Đại hội lần thứ X của Đảng thì các quy định của pháp luật không ngừng được hoàn thiện và cụ thể hóa trong Hiến pháp 2013; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015; Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định số 124-QĐ/TW ngày 2/2/2018 của Ban Bí thư về giám sát Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán
bộ, đảng viên; Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… Như vậy, chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được khẳng định nhất quán trong văn kiện cao nhất của Đảng và trở thành mục tiêu, nhiệm vụ hành động thực tế của Mặt trận Tổ quốc
Thời gian qua hoạt động giám sát của MTTQ đã đạt được nhiều kết quả quả thiết thực, góp phần quan trọng xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, nâng cao vai trò, vị thế, hình ảnh của MTTQ đối với nhân dân, đối với Đảng Qua
10 năm triển khai thực hiện nhiều kiến nghị của MTTQ tỉnh Bắc Giang được các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đánh giá cao và tiếp thu, giúp cơ quan
có thẩm quyền hoạch định, thực thi có hiệu quả hơn các chính sách, pháp luật cũng như trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Qua các hoạt động giám sát của MTTQ đã góp phần xây dựng và thực hiện đúng hơn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các kế hoạch chương trình dự thảo kinh tế, môi trường, văn hóa, xã hội, kịp thời phát hiện những thiếu sót, kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế, phát hiện những
Trang 2nhân tố mới, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch và vững mạnh Hoạt động giám thực chất là phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, vì bản chất của hệ thống chính trị nước ta
là cơ chế thực hiện quyền lực nhân dân Nhân dân làm chủ bằng nhiều hình thức, trong những phương giám sát của Mặt trận Tổ quốc là một cách hiệu quả, thể hiện
cụ thể và rõ nét vai trò làm chủ của nhân dân trong một “quyền lực Nhà nước thuộc về dân”
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động giám sát của MTTQ tỉnh Bắc Giang trong những năm qua còn những mặt hạn chế nhất định Việc thực hiện giám sát của cấp xã mới đạt kết quả bước đầu, chất lượng giám sát còn chưa cao, chưa phát huy sự tham gia của các Ban tư vấn, tổ tư vấn, các chuyên gia, cộng tác viên tham gia giám sát; chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận ở cơ sở còn chưa cao, ít kinh nghiệm thực tiễn
Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao nâng cao hơn chất lượng giám sát, theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định “Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, vận động đông đảo nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội, làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước” Đề án làm sáng tỏ việc thực hiện pháp luật trong hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc qua đó thấy được thực trạng và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để khắc phục Vì vậy đề án "giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Giang" nhằm tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp lý của hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu, đánh giá thực trạng giám sát của MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giám sát của MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và các nguồn lực, lộ trình thực hiện các giải pháp đó
Đối tượng nghiên cứu của Đề án
Đối tượng nghiên cứu của Đề án là việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc
Trang 3Giang, bao gồm chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức giám sát
Nhiệm vụ nghiên cứu Đề án
Thứ nhất, Đề án của tác giả tiếp tục tiến hành nghiên cứu về mặt cơ sở lý luận cũng như pháp lý và thực tiễn về hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh
Thứ hai, Đề án tiếp tục nghiên cứu, đánh giá được thực trạng, xác định các hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân, Đề án nghiên cứu để đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng giám sát của MTTQ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và lộ trình thực hiện các giải pháp
Phạm vi nghiên cứu của Đề án: Về nội dung Đề án nghiên cứu giám sát của MTTQ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, bao gồm giám sát của MTTQ cả ba cấp: Tỉnh, huyện và xã; về không gian Đề án nghiên cứu tìm hiểu hoạt động giám sát của MTTQ triển khai và thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; về thời gian Đề án nghiên cứu hoạt động giám sát của MTTQ tỉnh Bắc Giang từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2023
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề án tiếp tục được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Phạm trù nội dung và hình thức được sử dụng để phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ mối quan
hệ giữa nội dung giám sát và các hình thức giám sát, giữa các quy định pháp lý và thực tế áp dụng; phạm trù khả năng và hiện thực được sử dụng để phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa các điều kiện thực tế về giám sát và yêu cầu của công tác giám sát Đồng thời nghiên cứu, đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát giữa yếu tố chính sách, thể chế, con người, cơ sở vật chất Bên cạnh đó
sử dụng các phương pháp thống kê: Dùng để thống kê, hệ thống hoá các số liệu
về kết quả giám sát của MTTQ qua các năm, các công trình nghiên cứu của các tác giả, các bài viết, báo cáo, văn bản của Trung ương, của tỉnh để tổng hợp đưa
ra những số liệu cụ thể để minh chứng cho các nhận định trong đề án; phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Dùng thu thập tổng hợp các số liệu về kết quả giám sát qua các năm dùng cho việc phân tích và đánh giá thực trạng giám sát trên địa bàn Ngoài ra tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, đề tài liên quan, tham
Trang 4luận tại các hội thảo có liên quan đến nội dung nghiên cứu để phân tích, so sánh
để có những đánh giá chung phục vụ cho nghiên cứu và xây dựng đề án; phương pháp khái quát: Đề án được nghiên cứu trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá khái quát sự phù hợp giữa nội dung và các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu của công tác giám sát trên địa bàn tỉnh Đồng thời tiến hành nghiên cứu, xem xét, đánh giá các vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát giữa yếu tố về thể chế, con người, cơ sở vật chất; phương pháp thực tiễn: Trên cơ
sở tổng hợp kết quả hội thảo, tọa đàm khoa học, phân tích, so sánh các thông tin,
số liệu thực tế, tham gia giám sát
Giá trị ứng dụng của Đề án trong thực tiễn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thực hiện các quy định của pháp luật về giám sát của MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh, đồng thời đánh giá được thực trạng giám sát của MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đồng thời đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng giám sát của MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Đề án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, phục vụ giảng dạy trong hệ thống MTTQ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, làm tài liệu tham khảo cho đơn vị MTTQ các tỉnh có điều kiện tương đồng Đề án là công trình nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận về giám sát của MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu đầy đủ thực trạng giám sát của MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ đó đưa ra luận giải
về sự cần thiết phải có sự giám sát của MTTQ Việt Nam Các giải pháp của Đề
án có thể áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giám sát của MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Giang