1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô phân tích chính sách trợ cấp giá xe buýt của ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh

41 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chính sách trợ cấp giá xe buýt của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lư Mẫn Uyên Thư, Trần Ngọc Song Ngân, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Thái Phúc Phương Nhi, Văn Nguyễn Kiện Quân, Dương Khải Văn, Vũ Phúc Thịnh
Người hướng dẫn ThS. Đoàn Thị Thủy
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Kinh tế Vi Mô
Thể loại Báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 3,65 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan về xe buýt (12)
    • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm VTHKCC bằng xe buýt (12)
    • 1.1.2. Lợi ích của hệ thống xe buýt ở TP.HCM (13)
  • 1.2. Tổng quan về chính sách trợ giá xe buýt (14)
    • 1.2.1. Khái niệm chính sách trợ giá xe buýt (14)
    • 1.2.2. Lợi ích của chính sách trợ giá xe buýt (15)
  • 1.3. Tổng quan cung và cầu thị trường xe buýt (15)
    • 1.3.1. Cung và cung của thị trường xe buýt (15)
    • 1.3.2. Cầu và cầu của thị trường xe buýt (16)
  • 1.4. Tác động của giá lên cung và cầu thị trường xe buýt (17)
    • 1.4.1. Tác động của giá lên cầu thị trường xe buýt (17)
    • 1.4.2. Tác động của giá lên cung thị trường xe buýt (17)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP GIÁ XE BUÝT CỦA UBND TP.HCM (19)
    • 2.1. Tình trạng xe buýt hiện nay ở TP.HCM (19)
    • 2.2. Loại vé và giá vé xe buýt tại TP.HCM (20)
    • 2.3. Các hình thức trợ giá hiện nay tại TP.HCM (21)
    • 2.4. Thực trạng vấn đề trợ giá cho hoạt động xe buýt tại TP.HCM 10 2.5. Nguyên nhân của việc trợ giá xe buýt tại TP.HCM (23)
    • 2.6. Tác động của chính sách giá lên cung cầu thị trường xe buýt tại TP.HCM (26)
      • 2.6.1. Tác động tích cực của các chính sách trợ giá lên cung cầu thị trường xe buýt tại TP.HCM (26)
      • 2.6.2. Tác động tiêu cực của các chính sách trợ giá lên cung cầu thị trường xe buýt tại TP.HCM (28)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH GIÁ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG XE BUÝT TẠI TP.HCM..........17 TỔNG KẾT (31)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Tác động tiêu cực của các chính sách trợ giá lên cung cầu thị trường xe buýt tại TP.HCM...14 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH GIÁ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG XE BUÝT TẠI T

Tổng quan về xe buýt

Khái niệm và đặc điểm VTHKCC bằng xe buýt

Theo Thủ tướng Chính phủ, Điều 3 Quyết định số 13/2015/QĐ- TTg: Về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển VTHKCC bằng xe buýt:

1 VTHKCC bằng xe buýt là hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe buýt có các điểm dừng đón, trả khách và phương tiện chạy theo biểu đồ vận hành.

2 Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt là các công trình phục vụ cho hoạt động khai thác VTHKCC bằng xe buýt bao gồm: đường dành riêng cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, biển báo, nhà chờ, điểm trung chuyển, bãi đỗ xe buýt, trạm điều hành, trạm bảo dưỡng sửa chữa, trạm cung cấp năng lượng cho xe buýt.

3 Phương tiện VTHKCC bằng xe buýt bao gồm xe buýt sử dụng năng lượng sạch và xe buýt thông thường.

4 Xe buýt thông thường là xe buýt chỉ sử dụng nhiên liệu xăng, dầu.

5 Xe buýt sử dụng năng lượng sạch là xe buýt sử dụng khí hóa lỏng, khí thiên nhiên, điện thay thế xăng dầu.

Theo Điều 16 Nghị định Số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Xe buýt phải có sức chứa từ 17 hành khách trở lên Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ GTVT ban hành Vận tải hành khách bằng xe buýt hoạt động theo tuyến, lịch trình, biểu đồ vận

1 hành và các điểm dừng đón, trả khách được xác định trước Trong đó, tuyến xe buýt thành phố là tuyến xe buýt có phạm vi với cự ly hoạt động nhất định Điểm xuất phát và điểm kết thúc của tuyến xe buýt thành phố không bắt buộc phải là các bến xe.

Về mặt kỹ thuật, xe buýt là loại phương tiện vận tải đường bộ đáp ứng các yêu cầu về sức chứa, các tiện nghi được trang bị đầy đủ trên xe để phục vụ hành khách (máy lạnh, dây treo, chuông báo,…),niên hạn sử dụng và các quy định khác Về mặt kinh tế, xe buýt sử dụng một mức giá vé thống nhất trên toàn bộ mạng lưới do Nhà nước quy định, nhằm để đảm bảo chức năng phục vụ của một ngành dịch vụ công, mức giá vé xe buýt thường được Nhà nước khống chế ở mức thấp hơn giá thành vận tải thực tế Các loại giá vé ưu đãi được phổ biến rộng rãi cho người có nhu cầu đi lại thường xuyên, hoặc những đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định được ban hành.

Lợi ích của hệ thống xe buýt ở TP.HCM

Hệ thống VTHKCC bằng xe buýt được coi là một trong những giải pháp tối ưu, giúp giải quyết những vấn đề về giao thông tại các đô thị lớn như TP.HCM Việc sử dụng giao thông công cộng để di chuyển hằng ngày không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho cả xã hội như tiết kiệm chi phí đi lại, bảo vệ môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông,… (Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP.HCM, 2022) Ngoài việc đem lại sự thay đổi lớn về nhận thức, thói quen đi lại, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người dân được hưởng dịch vụ vận tải an toàn, chất lượng với giá phù hợp, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tiêu dùng phương tiện cá nhân, cải thiện thu nhập, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và nhà nước,xe buýt còn góp phần đa dạng các phương thức vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, nâng cao an toàn giao thông, đem lại hiệu quả về kinh tế – xã hội và văn minh đô thị (Báo Phú Thọ, 2016).

Suốt thời gian vừa qua, hệ thống VTHKCC bằng xe buýt trên cả nước Việt Nam nói chung và tại TP.HCM nói riêng, ngày càng cho thấy sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng Hàng loạt các xe buýt mới, chất lượng cao được đưa vào hoạt động Tại những trục đường chính, lượng người tham gia giao thông với mật độ cao đều được tăng cường tần suất ở các tuyến, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời UBND TP.HCM đã và đang áp dụng những chính sách trợ giá cho xe buýt, góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí khi đi lại cho hành khách (Nguyễn Hà, 2018).

Theo Cục Quản lý đô thị Băng Cốc, để hoàn thành việc đầu tư xây dựng một hệ thống xe buýt chỉ cần khoảng 1 năm, là khoảng thời gian ngắn so với việc dành 5 – 6 năm cho đường sắt và 10 năm dành cho tàu điện (Satiennam, Fukuda & Oshima, 2006) Bên cạnh đó, chi phí cho việc phát triển một hệ thống xe buýt là thấp hơn hẳn so với chi phí xây dựng mỗi km trong 19,7 km đường tàu điện ngầm đầu tiên tại TP.HCM (khoảng 125 triệu USD), trong khi chi phí của mỗi km xe buýt nhanh chỉ tốn khoảng 2 – 6 triệu USD.

Tổng quan về chính sách trợ giá xe buýt

Khái niệm chính sách trợ giá xe buýt

Chính sách là các biện pháp được Nhà nước tiến hành bằng quyền lực của mình để giải quyết các vấn đề cần thiết (Nguyễn Anh Phương, 2020) Trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích là khoản hỗ trợ tài chính của ngân sách nhà nước theo mức cố định tính trên từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ công ích cho nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (LawNet, 2016) Trợ giá xe buýt là chính sách của Chính phủ, nhằm hỗ trợ một phần chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp vận tải xe buýt, giúp giảm giá vé xe buýt cho hành khách Mục đích của việc trợ giá xe buýt là để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt.

Việc giảm giá vé xe buýt cũng đã góp phần thu hút nhiều người dân sử dụng xe buýt hơn, góp phần giảm tải cho giao thông cá nhân, bảo vệ môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp vận tải xe buýt do các doanh nghiệp vận tải xe buýt thường gặp khó khăn về tài chính vì chi phí vận hành cao, giá vé xe buýt thấp Việc trợ giá giúp doanh nghiệp có thêm nguồn thu, đảm bảo hoạt động hiệu quả và duy trì chất lượng dịch vụ Bên cạnh đó, trợ giá xe buýt còn giúp đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người dân có thu nhập thấp, học sinh, sinh viên,… để họ có thể tiếp cận dịch vụ xe buýt một cách dễ dàng hơn.

Lợi ích của chính sách trợ giá xe buýt

Để cạnh tranh với phương tiện giao thông cá nhân và thu hút sự quan tâm đến thị trường xe buýt, các quản lý và lãnh đạo TP.HCM đã áp dụng chính sách trợ giá cho các đơn vị VTHKCC bằng xe buýt. Mục tiêu của chính sách này là giúp các doanh nghiệp duy trì dịch vụ VTHKCC trong bối cảnh giảm giá vé xe buýt mà vẫn đảm bảo doanh thu cho họ Với việc chỉ tập trung vào nhiệm vụ duy trì và phát triển hệ thống VTHKCC, chính sách này đem lại lợi ích cho hành khách tham gia vào thị trường này, bằng cách cung cấp giá vé hợp lý và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Chính vì thế, chính sách trợ giá chính là một chiến lược để tăng cầu cho thị trường Nói chung, chính sách trợ giá là cần thiết, để giảm tỉ lệ sử dụng phương tiện cá nhân và đồng thời thúc đẩy người dân sử dụng phương tiện công cộng.

Tổng quan cung và cầu thị trường xe buýt

Cung và cung của thị trường xe buýt

Cung được biểu hiện bằng những số lượng hàng hóa mà người bán muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trên thị trường trong một thời gian nhất định (Phí Mạnh Hồng, 2013).

Cung của thị trường xe buýt là lượng dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt mà các doanh nghiệp vận tải muốn cung cấp và có khả năng cung ứng trên thị trường, ở các mức giá vé khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Trên địa bàn thành phố có 91 tuyến xe buýt có trợ giá với tổng cự ly hơn 1.982 km và 37 tuyến xe buýt không trợ giá với tổng cự ly hơn 1.555 km Tổng số phương tiện là 2.087 xe buýt hoạt động, gồm hơn 300 phương tiện hoạt động không trợ giá và hơn 1.700 phương tiện hoạt động có trợ giá (Văn Quyết, 2023) Tuy nhiên, số lượng xe buýt hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu, đặc biệt vào giờ cao điểm và các tuyến nội thành do thiếu đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác cho việc mua sắm xe buýt mới Hiện nay, chất lượng xe buýt đã được cải thiện đáng kể Nhiều xe buýt mới được đưa vào hoạt động trên các tuyến, đạt chuẩn khí thải Euro 4, có máy lạnh, camera giám sát, GPS,… đảm bảo an toàn cho người dân Thế nhưng, do thiếu nguồn vốn để thay thế và nâng cấp nên vẫn còn một số xe buýt cũ, xuống cấp vẫn còn được sử dụng, ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm của hành khách và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp VTHKCC này.

Mạng lưới tuyến xe buýt đã được mở rộng, bao gồm cả các tuyến xe buýt nhanh Tuy nhiên, vì thiếu quy hoạch tổng thể về phát triển hệ thống xe buýt nên vẫn còn một số tuyến xe buýt có lộ trình chưa hợp lý, mật độ xe buýt chưa đồng đều, làm ảnh hưởng đến sự thuận tiện trong di chuyển, phân bổ thời gian hợp lí cho người dân.

Cầu và cầu của thị trường xe buýt

Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở mỗi mức giá trong một thời gian nào đó (Các yếu tố khác không đổi) (Phí Mạnh Hồng, 2013).

Cầu của thị trường xe buýt là lượng dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt mà hành khách tham gia sử dụng tại các mức giá vé khác nhau trong một thời gian nhất định.

Lượng khách đi xe buýt tập trung chủ yếu vào giờ cao điểm và các tuyến nội thành Trong bối cảnh hiện nay, lượng khách đi xe buýt có xu hướng giảm đi do nhiều nguyên nhân như sự phát triển mạnh mẽ của xe máy, ô tô cá nhân, song song với đó là

5 do chất lượng dịch vụ xe buýt còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.Hơn nữa, một phần vì thu nhập của người dân tăng, khiến họ có xu hướng sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân thay vì xe buýt.

Tác động của giá lên cung và cầu thị trường xe buýt

Tác động của giá lên cầu thị trường xe buýt

Đường cầu (D): thể hiện mối tương quan giữa giá vé (P) và lượng cầu dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt (Q).

Quy luật Cầu: P và Q có quan hệ nghịch biến: P tăng thì Q giảm, P giảm thì Q tăng (với các yếu tố khác không đổi).

Tác động của giá lên cung thị trường xe buýt

Đường cung (D): thể hiện mối tương quan giữa giá vé (P) và lượng cung dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt (Q).

Quy luật Cung: P và Q có quan hệ đồng biến: P tăng thì Q tăng,

P giảm thì Q giảm (với các yếu tố khác không đổi).

THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP GIÁ XE BUÝT CỦA UBND TP.HCM

Tình trạng xe buýt hiện nay ở TP.HCM

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và phát triển nhanh chóng hiện nay, TP.HCM đã và đang trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và dịch vụ hàng đầu cả nước, đồng thời cũng là điểm tựa mạnh mẽ của vùng kinh tế trọng điểm ở miền Nam Chính vì thế, nơi đây đã thu hút nguồn dân cư từ khắp nơi, dẫn đến mật độ dân cư và sự sầm uất của đô thị tăng cao Với sự phát triển không ngừng, số lượng phương tiện cá nhân cũng không ngừng tăng lên do nhu cầu đi lại của cư dân ngày càng tăng Nhưng, việc sử dụng phương tiện cá nhân nhiều hơn đã gây ra các hệ lụy nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn và tai nạn giao thông Do đó, việc di chuyển bằng xe buýt đã trở thành giải pháp hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.

“Hiện thành phố có 2.087 phương tiện xe buýt hoạt động trên các tuyến, có 539 phương tiện sử dụng điện, nhiên liệu sạch” (Tư Doãn & Tuệ Mẫn, 2024), cụ thể có 91 tuyến xe buýt có trợ giá với tổng cự ly hơn 1.982 km và 37 tuyến xe buýt không trợ giá với tổng cự ly hơn 1.555 km (Văn Quyết, 2023) Xe buýt tập trung chủ yếu tại các quận trung tâm và một số tuyến ngoại thành Tuy vậy, nhiều khu vực ngoại thành và các khu dân cư mới còn thiếu xe buýt hoặc tần suất hoạt động thấp.

Là phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất trên thế giới, xe buýt đã nhận được sự tin tưởng từ nhiều tầng lớp như học sinh, sinh viên và công nhân lao động tại Việt Nam để làm phương tiện di chuyển hàng ngày Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng xe buýt của người dân đã giảm, khiến thị trường xe buýt

8 đang phải đối mặt với thách thức lớn Mật độ xe buýt hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu, đặc biệt vào giờ cao điểm và các tuyến nội thành Một số tuyến xe buýt có tần suất hoạt động thấp khiến cho thời gian chờ đợi kéo dài và ảnh hưởng đến trải nghiệm đi lại của hành khách “Tình trạng khách đìu hiu cũng diễn ra ở những tuyến xe buýt có trợ giá, trung bình mỗi chuyến chỉ 15 khách, lượng khách tăng hơn những giờ cao điểm 6 đến 8 giờ, 14 đến 18 giờ nhưng không đáng kể.” (Thu Hồng & Ái My, 2023)

Loại vé và giá vé xe buýt tại TP.HCM

Theo trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2019), từ ngày 1/5/2019, giá vé xe buýt có sự điều chỉnh theo “Quyết định về việc điều chỉnh giá vé xe buýt trên các tuyến xe buýt có trợ giá” của Sở GTVT TP.HCM.

Giá vé trên các tuyến xe buýt được trợ giá như sau:

Bảng 2.2.3 Bảng giá vé xe buýt TP.HCM trên các tuyến có trợ giá

Vé lẻ theo lượt Vé tập 1 tháng (30 vé)

Vé 10.000 đồng Không áp dụng

Nguồn: Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2019)

Nhà nước ta có Quy định cụ thể về cơ chế, chính sách trợ giá đối với người sử dụng dịch vụ VTHKCC Trong điều 7 Quyết định 13/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khuyến khích phát triển VTHKCC bằng xe buýt (2015):

UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào nguồn lực địa phương trợ giá cho người sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt như sau:

1 Miễn tiền vé đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.

2 Giảm giá vé đối với người có công với cách mạng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam.

Các hình thức trợ giá hiện nay tại TP.HCM

Hiện nay UBND TP.HCM đang áp dụng hai hình thức trợ giá: Trợ giá trực tiếp và Trợ giá gián tiếp. Đối với hình thức trợ giá trực tiếp, UBND TP.HCM tiến hành cấp tiền trợ giá để các doanh nghiệp duy trì hoạt động, đầu tư phương tiện vận tải cho doanh nghiệp,… (Nguyễn Thị Bích Hằng, 2018) Hình thức trợ giá trực tiếp được thực hiện trên nguyên tắc:

Nếu Doanh thu – Chi phí ≥ 0 thì không trợ giá

Nếu Doanh thu – Chi phí < 0 thì có trợ giá

Hình thức trợ giá gián tiếp được UBND TP.HCM thực hiện bằng cách đầu tư vào các trang thiết bị hạ tầng phục vụ cho hoạt động

10 vận tải, ưu đãi về chế độ tiền lương đối với lao động hoạt động trong lĩnh vực này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ khác mang lại lợi nhuận cao, ưu đãi về thuế… (Nguyễn Thị Bích Hằng, 2018) “Trợ giá gián tiếp là phương pháp khả dĩ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hoạt động xe buýt cũng như giảm gánh nặng cho ngân sách Thành phố.” (Nguyễn Danh Khôi, 2021).

Hiện nay, thị trường xe buýt công cộng tại TP.HCM đang trải qua những biến động đáng kể Trong những năm đầu khi gia nhập thị trường, dịch vụ VTHKCC này duy trì một sự cân bằng ổn định giữa cung và cầu, với sự quan tâm và ủng hộ đông đảo từ cộng đồng và lựa chọn rộng rãi từ phía hành khách Tuy nhiên, sau một thời gian, mặc dù có sự đầu tư và phát triển mạnh mẽ vào mạng lưới xe buýt, số lượng hành khách lại giảm, dẫn đến nguy cơ thị trường xe buýt có khả năng phải ngưng hoạt động. Để duy trì sự ổn định của thị trường xe buýt, UBND TP.HCM đã và đang thực hiện các chính sách trợ giá Điều này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho người dân, học sinh, sinh viên mà còn phần nào hỗ trợ cho các doanh nghiệp VTHKCC bằng xe buýt Song, các chính sách này vẫn có những bất cập, làm cho thị trường xe buýt gặp không ít trở ngại.

Thực trạng vấn đề trợ giá cho hoạt động xe buýt tại TP.HCM 10 2.5 Nguyên nhân của việc trợ giá xe buýt tại TP.HCM

“Xe buýt không trợ giá (xe buýt thường) là các tuyến xe buýt do doanh nghiệp tự cân đối thu chi Giá vé cũng do doanh nghiệp đề xuất và Sở Giao thông công chính duyệt, khoảng 2.000-15.000 đồng. Hành khách đi xe buýt không trợ giá không được sử dụng vé trả trước, nhưng các đối tượng khuyết tật, thương binh, trẻ em vẫn được miễn phí.” (Phương Thanh, 2006)

“Xe buýt có trợ giá (xe buýt thể nghiệm) là các tuyến xe buýt được ngân sách trợ giá theo từng chuyến Giá vé của các tuyến xe buýt này do Sở Giao thông công chính TP.HCM qui định.” (Phương Thanh, 2006) Hiện nay, xe buýt đang đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đi lại của người dân TP.HCM Chính vì thế, chính sách trợ giá của UBND TP.HCM đã góp phần hỗ trợ, khuyến khích mọi người sử dụng loại hình dịch vụ VTHKCC này.

Tổng mức chi trợ giá xe buýt ngày càng tăng trong tổng mức chi thường xuyên của ngân sách Thành phố Đến thời điểm hiện tại,

“số tiền trợ giá không những không giảm mà ngày càng phình to, năm sau cao hơn năm trước Vài năm gần đây, số tiền lên tới cả nghìn tỷ đồng” (Nhóm PV Thường trú, 2022) Năm 2018, tiền trợ giá xe buýt của TP.HCM là 1.000 tỷ đồng Sau đó Sở GTVT đã đề xuất bổ sung 330 tỉ đồng và được chấp nhận thêm 123 tỉ Tương tự, năm

2019, Thành phố cũng buộc phải phê duyệt bổ sung hơn 141 tỉ đồng để trợ giá xe buýt, nâng tổng số tiền lên 1.247 tỷ Và năm 2021, Thành phố trợ giá 1.283 tỷ đồng, sau đó phải chi thêm 150 tỷ đồng. Năm 2021, sản lượng hành khách đi xe buýt chỉ đạt 53 triệu lượt, giảm gần 60% so với năm 2020, việc giảm trong năm này là do ảnh hưởng của dịch Có thể thấy được, công tác quản lí trợ giá xe buýt tại TP.HCM còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả, có biểu hiện lãng phí do

12 tiền trợ giá ngày một tăng, trong khi chỉ tiêu khách hàng có xu hướng giảm.

“Thời gian qua, TP.HCM mỗi năm đều chi hơn 1000 tỷ đồng để trợ giá cho hoạt động xe buýt Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng việc trợ giá này là thiếu hiệu quả thậm chí là lãng phí nguồn lực của nhà nước của nhân dân

Tuy nhiên, theo ông Võ Khánh Hưng – Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM thì việc trợ giá cho xe buýt là hết sức cần thiết để không chỉ duy trì hoạt động của hơn 2000 phương tiện mà còn góp phần trực tiếp hỗ trợ nhu cầu đi lại của người dân, nhất là những người có thu nhập thấp trong xã hội.

Tiến sĩ Lê Đỗ Mười – Viện trưởng Viện chiến lược và Phát triển GTVT (Bộ GTVT) khẳng định rằng trợ giá cho xe buýt là việc làm cần thiết mà chính các quốc gia có hệ thống giao thông công cộng phát triển trên thế giới đã và đang duy trì Trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện cam kết COP26 thì việc trợ giá xe buýt để phát triển xe sử dụng nhiên liệu sạch lại hết sức quan trọng.” (Huy Hoàng, 2022)

10 tháng năm 2023, khách tuy tăng 13,4% so với cùng kỳ năm

2022, đạt 73,1 triệu lượt hành khách (mục tiêu năm 2023 là 95,6 triệu lượt), nhưng vẫn chưa hồi phục như kỳ vọng sau dịch Như vậy so với giai đoạn 2010 – 2013, thời kỳ đỉnh cao của xe buýt với sản lượng trung bình 365 triệu lượt/năm, sau 10 năm sản lượng khách đi xe buýt đã giảm đến 7 lần (Hồng Châu, 2023).

Nhìn vào các con số từ các năm trước sẽ thấy rõ hơn: Năm 2017 trợ giá 955,75 tỷ, sản lượng 223,08 triệu lượt khách; năm 2018 trợ giá 1.057,90 tỷ, 194,15 triệu lượt; năm 2019 trợ giá 1.190,18 tỷ đồng, 166,73 triệu lượt; năm 2020 trợ giá 1.049,79 tỷ, 96,21 triệu lượt; năm 2021 trợ giá 643,95 tỷ đồng, 53 triệu lượt; năm 2022 trợ giá 1.256,24 tỷ đồng, 75 triệu lượt (Nhóm PV Thường trú, 2022).

Hình 2.4.4 Biểu đồ số tiền trợ giá và lượng khách đi xe buýt qua các năm tại TP.HCM

Dựa vào dữ liệu từ Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP.HCM, mỗi năm, nguồn kinh phí trợ giá cho các dịch vụ xe buýt thông thường luôn dao động từ trên dưới mức 1.000 tỷ đồng Trong năm 2022, con số này đã vượt qua ngưỡng 1.256 tỷ đồng Tuy nhiên, mức trợ giá này lại không đồng đều với số lượng hành khách sử dụng dịch vụ, tức là, dù có số tiền trợ giá lên đến hàng nghìn tỷ đồng, dịch vụ xe buýt vẫn chưa đủ thu hút người dân Thành phố.

Tỷ lệ trợ giá, chi phí trong thời gian thí điểm là 44,1% (Tiến Lực,

2022) Tỷ lệ này sẽ được xem xét điều chỉnh theo quy định sau khi

Bộ định mức kỹ thuật, đơn giá xe buýt điện được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kinh phí trợ giá từ nguồn vốn sự nghiệp (trợ giá xe buýt).

Thống kê 6 tháng đầu năm 2022, khối lượng vận chuyển hành khách bằng xe buýt có trợ giá ở TPHCM đạt khoảng 30,8 triệu lượt (giảm 20,5% so với cùng kỳ).

Các doanh nghiệp VTHKCC bằng xe buýt luôn trách rằng lượng hành khách ngày càng giảm, thế nhưng, bản thân xe buýt xưa và nay vẫn là một vấn đề muôn thuở, không được đông đảo người dân ưa chuộng.

2.5 Nguyên nhân của việc trợ giá xe buýt tại TP.HCM

“Ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển giao thông, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) dẫn con số thị phần vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TPHCM còn rất thấp, đáp ứng 9,2% nhu cầu đi lại Điều này cho thấy xe buýt chưa thu hút người dân bỏ phương tiện cá nhân và chọn xe buýt.

Phó Chủ tịch Hội Cầu đường cảng TPHCM Hà Ngọc Trường thì cho hay, 85% dân số TPHCM thuộc các khu vực hẻm nhỏ, chung cư,

14 xe buýt lớn 30 – 50 chỗ không tiếp cận được Thêm vào đó là tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng gần hết nên không có không gian cho người đi bộ.

Không chỉ vậy, chất lượng phương tiện cũng là vấn đề hiện nay, ông Lê Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TPHCM cho biết, Thành phố có khoảng 19% xe buýt có niên hạn sử dụng trên 10 năm Do đó, cần phải sớm đầu tư đổi mới nhóm phương tiện này gắn với tổ chức đấu thầu chọn đơn vị khai thác tuyến.” (Băng Tâm, 2022)

Tác động của chính sách giá lên cung cầu thị trường xe buýt tại TP.HCM

2.6.1 Tác động tích cực của các chính sách trợ giá lên cung cầu thị trường xe buýt tại TP.HCM

Việc trợ giá xe buýt mang lại nhiều lợi ích cho người dân Trợ giá xe buýt giúp người dân tiết kiệm chi phí đi lại đối với những người

15 có thu nhập thấp, người lao động, học sinh, sinh viên,… Khi giá vé được hỗ trợ, người dân sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại và việc sử dụng dịch vụ xe buýt sẽ trở nên tiện lợi hơn Trợ giá còn góp phần làm giảm ùn tắc giao thông do giảm được số lượng phương tiện cá nhân, giúp bảo vệ môi trường do tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải gây tác động tiêu cực đến không khí Ngoài ra, việc trợ giá xe buýt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển và tham gia các hoạt động xã hội, nhất là đối với những đối tượng khó khăn như người già, người tàn tật, người nghèo.

Hình thức trợ giá trực tiếp được áp dụng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân, đồng thời giúp doanh nghiệp vận tải hoạt động hiệu quả và bền vững, hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp xe buýt, giúp họ duy trì hoạt động và cung cấp dịch vụ xe buýt với giá vé thấp cho người dân Trợ giá trực tiếp còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người dân có thu nhập thấp đi lại bằng xe buýt Hình thức trợ giá gián tiếp giúp tiết kiệm thời gian và các khoản chi phí, thuế cho các nhà đầu tư, cho phép doanh nghiệp khai thác các tuyến xe buýt có lợi nhuận cao để bù lỗ cho các tuyến xe buýt có giá vé thấp Hơn nữa, giúp giảm thiểu được những bất cập và gian lận trong trường hợp đơn vị vận tải không thực hiện chi trả tiền trợ cấp theo Quy định Trợ giá giúp đảm bảo một nguồn thu nhập ổn định cho các nhà cung cấp dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt bằng cách giảm bớt áp lực cạnh tranh về giá cả và giúp duy trì mức giá vé ổn định, giảm đi rủi ro đối với biến động giá nhiên liệu, vì họ không phải chịu toàn bộ chi phí nâng cao nếu giá nhiên liệu tăng đột ngột Ngoài ra, trợ giá còn tạo động lực cho các nhà cung cấp duy trì chất lượng dịch vụ, giúp duy trì hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ của họ để thu hút thêm hành khách và duy trì sự hỗ trợ từ Chính phủ Đồng thời, chính sách này giúp các doanh nghiệp xe buýt duy

16 trì sự ổn định và bền vững trong ngành vận tải công cộng, đồng thời giúp duy trì mạng lưới dịch vụ cần thiết cho cộng đồng.

2.6.2 Tác động tiêu cực của các chính sách trợ giá lên cung cầu thị trường xe buýt tại TP.HCM

Trên địa bàn thành phố có 91 tuyến xe buýt có trợ giá với tổng cự ly hơn 1.982 km và 37 tuyến xe buýt không trợ giá với tổng cự ly hơn 1.555 km Tổng số phương tiện là 2.087 xe buýt hoạt động, gồm hơn 300 phương tiện hoạt động không trợ giá và hơn 1.700 phương tiện hoạt động có trợ giá (Văn Quyết, 2023).

Hiện nay với phương pháp xác định doanh thu chưa chính xác, dẫn đến những bất cập trong việc trợ giá của từng tuyến, nên chưa phản ánh đầy đủ đặc điểm và tính chất, chất lượng dịch vụ của tuyến, và gây ra nhiều hạn chế cho cung cầu thị trường xe buýt.

Hình thức trợ giá trực tiếp tuy khá hiệu quả nhưng lại gây áp lực lên ngân sách Nhà nước, hiệu quả sử dụng nguồn vốn trợ giá chưa cao do thủ tục còn rườm rà, còn thiếu sự minh bạch trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn Bên cạnh đó, chỉ khuyến khích các doanh nghiệp xe buýt tập trung vào việc khai thác các tuyến xe buýt có trợ giá cao mà ít quan tâm đến chất lượng dịch vụ.

Còn với trợ giá gián tiếp, chỉ có thể đạt được hiệu quả tối ưu khi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm năng lực quản lý của doanh nghiệp và điều kiện thị trường Ngoài ra, hình thức này còn bị hạn chế do khó khăn trong việc kiểm soát việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ.

Thị trường xe buýt tại TP.HCM đang chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chính sách giá, chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng,… Việc điều chỉnh chính sách giá cần được thực hiện một cách thận trọng, cân nhắc các yếu tố tác động để đảm bảo hiệu quả và sự hài lòng của người dân.

Vì là phương tiện giao thông công cộng nên giá vé xe buýt rất rẻ và phù hợp với mọi lứa tuổi, nhất là với học sinh sinh viên Tuy nhiên, việc vận tải một lượng lớn khách hàng, trường hợp cự li giữa hai điểm dừng ngắn, cự li di chuyển trung bình của người dân nhỏ mà phải di chuyển liên tục trong điều kiện mật độ giao thông dày đặc, đi cùng với hiện tượng ùn tắc kéo dài đã làm tiêu hao lượng lớn nhiên liệu và chi phí vận chuyển của xe Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xe buýt còn đồng thời phải đảm bảo trợ giá để cạnh tranh, thu hút nhiều người hơn Đây có thể xem là tình trạng lỗ vốn, thiếu hụt trong kinh doanh vận tải xe buýt Điều này cho thấy thị trường bên cung của xe buýt đang phải chịu một khoản chi phí lớn hơn so với dự định nhằm giữ được trạng thái cân bằng của thị trường, trở thành phương tiện công cộng được nhiều người dân tin dùng và lựa chọn Đối với ngân sách Nhà nước, một trong những gánh nặng khá lớn đó chính là chi phí trợ giá cho dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt Chi phí trợ giá xe buýt đang có xu hướng tăng vùn vụt qua các năm và chưa có dấu hiệu ngưng lại “Theo Sở GTVT, năm 2023, số tiền trợ giá xe buýt ở TPHCM là hơn 1.700 tỉ đồng Tuy nhiên, khối lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong 6 tháng chỉ đạt 42,5 triệu lượt hành khách, đạt 44,4% so với kế hoạch năm 2023 (95,6 triệu lượt hành khách).” (Minh Quân, 2023) Trợ giá xe buýt tạo áp lực tài chính lớn đối với ngân sách Nhà nước Khi ngân sách phải chi trả một phần chi phí vận hành của hệ thống giao thông công cộng, có thể làm suy giảm nguồn lực cho các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc phát triển hạ tầng.

Bên cạnh đó, việc này có thể tạo ra rủi ro về dự toán tài chính cho ngân sách Nhà nước, do chi phí vận hành thường không ổn định và khó đoán trước Sự biến động trong giá cả nhiên liệu và các chi phí liên quan khác có thể gây khó khăn trong việc ước lượng và quản

18 lý ngân sách Nếu không quản lý hiệu quả, chính sách trợ giá có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ cho ngân sách Nhà nước Điều này có thể xảy ra nếu trợ giá không được cân nhắc kỹ lưỡng hoặc nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn lãng phí hoặc việc sử dụng không hiệu quả của tài nguyên.

Trong các thời kỳ kinh tế khó khăn (chẳng hạn như đại dịch COVID – 19), việc chi trả trợ giá xe buýt có thể trở thành một gánh nặng lớn đối với ngân sách Nhà nước, đặc biệt là khi doanh thu từ các nguồn thu khác giảm sút Ngoài ra, trợ giá có thể sẽ không đảm bảo sự công bằng và minh bạch Nếu không thực hiện một cách công bằng và minh bạch, chính sách trợ giá có thể tạo ra sự không công bằng và gây ra tranh cãi từ phía cộng đồng và các nhóm lợi ích khác. Nhìn chung số liệu 3 năm gần đây, có xu hướng tăng nhưng vẫn còn thấp so với các năm trước dịch Việc này cũng có thể gây hao mòn ngân sách cho nhà nước Nhưng việc trợ giá vốn dĩ có mục đích chính là khuyến khích người dân sử dụng xe buýt nhiều hơn qua đó giúp giảm vấn đề cấp thiết hiện nay là ô nhiễm môi trường và kẹt xe.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH GIÁ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG XE BUÝT TẠI TP.HCM 17 TỔNG KẾT

QUẢ CHÍNH SÁCH GIÁ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG XE BUÝT

Dựa trên nghiên cứu về tình hình chính sách hỗ trợ đối với việc cung cầu xe buýt tại TP.HCM, nhóm chúng tôi đã nhận thấy một số điểm tích cực của tác động của chính sách này Chính sách trợ giá vé xe buýt giúp tăng cường sự thu hút người dân sử dụng xe buýt, giảm thiểu tình trạng kẹt xe và ùn tắc giao thông, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt, sụt giảm về cung cấp xe buýt trên thị trường, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và giảm lượng tiêu hao nhiên liệu Bên cạnh đó, việc trợ giá còn giúp đầu tư vào cải thiện hạ tầng giao thông, tăng cường chất lượng và đổi mới trang thiết bị để nâng cao trải nghiệm đi lại của người dân, tạo ra sự đa dạng hóa trong thị trường xe buýt với nhiều lựa chọn về mẫu mã và chất lượng phục vụ, từ đó tăng cường uy tín và tin cậy trong dịch vụ vận tải công cộng.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, vẫn có những hạn chế nhất định với hình thức này Mạng lưới xe buýt vẫn còn thưa thớt, các tuyến mới chưa thu hút được nhiều người dân Sự kết nối giữa các tuyến vẫn chưa đạt đến mức đủ để tối ưu hóa hệ thống vận tải công cộng Quá trình đưa ra quyết định về mức độ hỗ trợ giá vẫn còn nhiều điểm mơ hồ, đặc biệt là việc định giá giữa xe cũ và xe mới chưa được thống nhất Công tác kiểm tra và giám sát vẫn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, dẫn đến lãng phí ngân sách Nhà nước và sử dụng trợ giá không hiệu quả Tuy nhiên, các nước như Hàn Quốc, tiền trợ giá còn cao gấp 20 lần nước ta đi theo đó số lượng người dùng cũng tỉ lệ thuận theo Vì thế dù là có lỗ trong những năm này nhưng để đầu tư cho việc giúp ích cho sau này thì xứng đáng.

Một trong những nguyên nhân mà người dân còn ngại trong việc đi xe buýt là bất tiện trong việc đi lại (phải di bộ xa để đến trạm), thái độ nhân viên Vì thế nhà nước cần có những biện pháp để khắc phục Cần nhìn các nước phát triển, không chỉ Nhà nước mà bản thân người dân cũng cần phải học tập Ngoài ra người dân cần có ý thức trong việc sử dung phương tiện công cộng và tuyên truyền.

Do đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp như sau với hy vọng khôi phục sự cân bằng giữa cung và cầu của thị trường xe buýt dưới tác động của chính sách trợ giá.

Thứ nhất, Nâng cao công tác quản lí trợ giá xe buýt tại TP.HCM. Đây là giải pháp hàng đầu và tất yếu cần phải được thực hiện để đảm bảo tính ổn định của thị trường cung cầu xe buýt tại TP.HCM. UBND TP.HCM cần phân tích và đánh giá chính sách trợ giá hiện tại, tiến hành một cuộc đánh giá toàn diện về hiệu quả của chính sách trợ giá hiện đang được áp dụng, xác định những điểm mạnh và điểm yếu để đề xuất các cải tiến Không những thế, còn phải đặt ra mục tiêu rõ ràng, có chiến lược cụ thể và đo lường được cho công tác quản lý trợ giá Tăng cường giám sát và kiểm soát việc sử dụng nguồn tài chính công cho trợ giá xe buýt, đảm bảo rằng số tiền được sử dụng một cách hiệu quả và minh bạch, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và hợp tác với các cơ quan chính trị, các đơn vị quản lý giao thông, các doanh nghiệp vận tải và các tổ chức xã hội để đạt được sự đồng thuận và hỗ trợ trong việc quản lý trợ giá Và dựa trên các kết quả từ phân tích và đánh giá, đề xuất các cải tiến và điều chỉnh chính sách trợ giá để tối ưu hóa hiệu quả của nó và đảm bảo sự công bằng và minh bạch Đồng thời, cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch về chính sách trợ giá cho cộng đồng, tạo ra các kênh giao tiếp hiệu quả để lắng nghe ý kiến và phản hồi từ cộng đồng và các bên liên quan.

Thứ hai, Nâng cao chất lượng xe buýt đi đôi với chất lượng phục vụ Cải thiện chất lượng dịch vụ xe buýt bằng cách tăng tần suất chạy của các tuyến xe để giảm thiểu thời gian chờ đợi của hành khách, đảm bảo rằng các chuyến xe buýt hoạt động đúng theo lịch trình được quy định, cải thiện sự chính xác và đáng tin cậy của lịch trình Cải thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, nâng cấp và duy trì các trạm dừng và bến xe buýt để cung cấp một môi trường an toàn, thoải mái và tiện nghi cho hành khách khi chờ đợi và lên xe Đầu tư vào xe buýt mới và hiện đại hơn, an toàn và hiệu quả về năng lượng, cung cấp một trải nghiệm đi lại thoải mái và tiện lợi cho hành khách, cũng như nâng cao kỹ năng lái xe và phục vụ của nhân viên Đào tạo lái xe và nhân viên phục vụ với các kỹ năng giao tiếp tốt và kiến thức về quy tắc an toàn giao thông, đồng thời nâng cao ý thức phục vụ để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho hành khách Bên cạnh đó, cần tổ chức các cuộc khảo sát và thu thập ý kiến phản hồi từ hành khách để hiểu và cải thiện các vấn đề phát sinh, từ đó tăng cường sự hài lòng và lòng tin của hành khách đối với dịch vụ xe buýt.

Thứ ba, Mở rộng mạng lưới và tối ưu hóa lộ trình Tăng cường mạng lưới xe buýt để phủ sóng rộng rãi hơn, đồng thời tối ưu hóa lộ trình để đảm bảo rằng dịch vụ phục vụ được nhiều khu vực và đối tượng người dùng nhất có thể Cần Tiến hành nghiên cứu và điều tra về nhu cầu đi lại của cộng đồng, đồng thời đánh giá khả năng của hạ tầng giao thông hiện có để xác định các vị trí cần thiết cho các trạm dừng và tuyến xe buýt Dựa trên các dữ liệu nghiên cứu, thiết kế một mạng lưới xe buýt phù hợp, bao gồm việc xác định các tuyến xe buýt cơ bản, vị trí của các trạm dừng, và kết nối với các điểm trọng điểm như trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện và khu công nghiệp Từ đó, xác định lộ trình cụ thể cho từng tuyến xe buýt, bao gồm cả các điểm dừng trung gian và các đoạn đường chính Tối ưu hóa lộ trình bằng cách sử dụng các phần mềm và công nghệ thông

22 tin để tối ưu hóa lộ trình của các chuyến xe buýt, đảm bảo rằng chúng di chuyển theo cách tối ưu nhất để đạt được tốc độ và hiệu suất cao nhất.

Thứ tư, Tăng cường giám sát và đánh giá công tác đầu tư trợ giá xe buýt Thực hiện các biện pháp giám sát và đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng chính sách trợ giá được triển khai một cách hiệu quả và công bằng, và để điều chỉnh các biện pháp khi cần thiết Cần có sự đồng nhất trong việc đầu tư, các nhà đầu tư cần phải xem xét kỹ lưỡng và đầu tư vào các doanh nghiệp vận tải một cách kỹ lưỡng, có chọn lọc Đối với các doanh nghiệp vận tải và các tuyến xe buýt đã hoạt động trong thời gian dài với chất lượng đảm bảo và doanh thu cao, cần xem xét việc cung cấp mức trợ giá cao và cân đối, phù hợp với những loại xe buýt mới và chất lượng hơn Giám sát công tác trợ giá là biện pháp hạn chế sự lãng phí nguồn lực của Nhà nước.

Trên đây là những phân tích và đề xuất của chúng tôi về tình hình hiện tại và tác động của chính sách trợ giá đối với thị trường xe buýt tại TP.HCM Sau nhiều nghiên cứu, tìm hiểu và thảo luận, chúng tôi nhận thấy vai trò quan trọng của chính sách trợ giá trong việc ổn định thị trường xe buýt, đặc biệt là trong việc giữ chân hành khách và tạo niềm tin cho người dân lựa chọn phương tiện công cộng Các quốc gia có hệ thống giao thông công cộng phát triển cũng đều phải trợ giá xe buýt Vì vậy, việc cần làm là phải giải quyết được bài toán trợ giá ở mức độ và thời gian nào, giai đoạn nào là phù hợp Theo ông Lê Trung Tính, nên mạnh dạn thay đổi hoàn toàn hệ thống và quản lý điều hành xe buýt hiện nay sang hình thức các tập đoàn tư nhân hoặc cổ phần Nhà nước có tư nhân tham gia đầu tư theo phương thức đối tác công tư Những đơn vị này cùng hệ thống giao thông công cộng sẽ được tổ chức theo mô hình chính quyền giao thông đô thị Từ đó sẽ đưa đến sự thay đổi một loạt các hoạt động xe buýt như mạng lưới, luồng tuyến, dịch vụ, vé thông minh, đội xe mới, sức thu hút khách hàng và giảm thiểu được trợ giá cho xe buýt,

Biểu đồ số tiền trợ giá và lượng khách đi xe buýt tại TP.HCM năm 2017 - 2022

Tổng chi trợ giá Lượng khách Năm

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng xe buýt trợ giá nên học tập xe buýt điện, từ chuyện như chạy đúng giờ, phục vụ tốt, thời gian chờ chuyến ngắn, xe sạch đẹp, Ngoài việc thu hút khách hàng, chính sách trợ giá của UBND TP.HCM cũng giúp doanh nghiệp vận tải có khả năng quản lý tài chính hiệu quả hơn mà không phải lo lắng về doanh thu.Vấn đề vận hành chưa được tối ưu hóa trên một số tuyến xe buýt hiện nay thường bắt nguồn từ việc chưa áp dụng hoặc áp dụng chưa hiệu quả chính sách trợ giá Bằng cách tôn trọng và quản lý chặt chẽ chính sách trợ giá, việc tính toán và điều chỉnh linh hoạt mức trợ giá cho từng năm, từng trường hợp sẽ đảm bảo sự cân bằng và bền vững của thị trường xe buýt trong Thành phố Chúng tôi tin rằng chính sách trợ giá đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động ổn định và bền vững của thị trường xe buýt tại TP.HCM.

Hình 2.4.1: Biểu đồ số tiền trợ giá và lượng khách đi xe buýt qua các năm tại TP.HCM 11

Bảng 2.2.1: Bảng giá vé xe buýt TP.HCM trên các tuyến có trợ giá……… 8

Báo Phú Thọ (12/05/2016), “Phú Thọ: Nhiều lợi ích đem lại từ xe buýt”, Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải, được truy cập tại địa chỉ https://mt.gov.vn/tk/tin-tuc/42499/phu-tho nhieu-loi-ich- dem-lai-tu-xe-buyt.aspx

Băng Tâm (29/07/2022), “Phát triển xe buýt: Trợ giá trực tiếp cho người dân và phương tiện xanh”, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, được truy cập tại địa chỉ https://tphcm.chinhphu.vn/phat-trien- xe-buyt-tro-gia-truc-tiep-cho-nguoi-dan-va-phuong-tien-xanh- 101220729073104143.htm

Huy Hoàng (10/08/2022), “Phát triển xe buýt, vì sao cứ mãi khó khăn?”, VOV Giao thông, được truy cập tại địa chỉ https://vovgiaothong.vn/newsaudio/phat-trien-xe-buyt-vi-sao-cu-mai- kho-khan-d28243.html

Hồng Châu (01/12/2023), “TPHCM: Xe buýt - trước nỗi lo ngày càng thưa vắng khách”, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, được truy cập tại địa chỉ https://congan.com.vn/giao-thong-24h/xe-buyt-truoc- noi-lo-ngay-cang-thua-vang-khach_155996.html

Ngày đăng: 27/09/2024, 15:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG - báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô phân tích chính sách trợ cấp giá xe buýt của ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG (Trang 2)
Hình thức trình bày: - báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô phân tích chính sách trợ cấp giá xe buýt của ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh
Hình th ức trình bày: (Trang 3)
Hình thức trình bày: - báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô phân tích chính sách trợ cấp giá xe buýt của ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh
Hình th ức trình bày: (Trang 5)
Hình 1.4.1. Đường cầu - báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô phân tích chính sách trợ cấp giá xe buýt của ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh
Hình 1.4.1. Đường cầu (Trang 17)
Hình 1.4.2. Đường cung - báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô phân tích chính sách trợ cấp giá xe buýt của ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh
Hình 1.4.2. Đường cung (Trang 18)
Bảng 2.2.3. Bảng giá vé xe buýt TP.HCM trên các tuyến có trợ giá - báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô phân tích chính sách trợ cấp giá xe buýt của ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh
Bảng 2.2.3. Bảng giá vé xe buýt TP.HCM trên các tuyến có trợ giá (Trang 20)
Hình thức trợ giá gián tiếp được UBND TP.HCM thực hiện bằng cách đầu tư vào các trang thiết bị hạ tầng phục vụ cho hoạt động - báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô phân tích chính sách trợ cấp giá xe buýt của ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh
Hình th ức trợ giá gián tiếp được UBND TP.HCM thực hiện bằng cách đầu tư vào các trang thiết bị hạ tầng phục vụ cho hoạt động (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w