Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:- Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến chính sách trợ cấp xe buýt của Uỷ bannhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng trợ cấp xe buýt, chính
Tổng quan về xe buýt và hệ thống xe buýt
1.1.1 Khái niệm về xe buýt:
- Xe buýt là loại xe có bánh lớn, chạy bằng động cơ điện hoặc xăng/dầu được chế tạo để chở nhiều người cùng một lúc Thông thường xe buýt chỉ chạy trên các tuyến liên kết giữa các điểm trong đô thị với nhau và trên quãng đường ngắn hơn so với những loại xe vận chuyển hành khách khác.
1.1.2 Phân loại xe buýt và hệ thống xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh:
- Hệ thống xe buýt Thành phố Hồ Chí Minh là hệ thống giao thông công cộng duy nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh tính tới thời điểm hiện tại, được quản lí bởi Trung tâmQuản lý Giao thông công cộng trực thuộc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Mạng lưới xe buýt hiện tại của thành phố được tái cơ cấu lại từ năm 2002 với 8 tuyến xe buýt thể nghiệm, và dần dần lan ra khắp các quận huyện và các tỉnh lân cận tạo thành một mạng lưới rộng khắp Sau hơn 14 năm hình thành và phát triển, Cho đến năm 2015, thành phố đang vận hành khoảng 136 tuyến xe buýt, trong đó 105 tuyến có trợ giá cùng 2786 xe đang sử dụng Số lượng người đi xe buýt vẫn còn khá ít so với kỳ vọng đặc biệt từ năm2013 đến nay, số lượng hành khách đi xe có xu hướng giảm dần Năm 2015, sản lượng hành khách đi xe buýt chỉ đạt 334,5 triệu lượt, thấp hơn so với năm 2013, Mặc dù đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân đi xe buýt và giảm phương tiện cá nhân trên đường, hầu hết các tuyến xe buýt đều được ưu đãi về giá (trợ giá), đồng thời, thành phố có chính sách miễn vé cho người già, người khuyết tật và học sinh, sinh viên.
1.1.3 Lợi ích của hệ thống xe buýt:
- Tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng phương tiện cá nhân yêu cầu nhiều chi phí cho xăng, dầu, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, rửa xe thậm chí là trả tiền gửi xe hàng tháng trong khi đó chi phí mỗi chuyến xe buýt chỉ có 5000đ.
- Bảo vệ môi trường: Bằng việc sử dụng xe buýt, một người có thể tiết kiệm tới 9kg khí thải carbon dioxide mỗi ngày Xe buýt giữ không khí sạch hơn.
Tránh ùn tắc giao thông: Hành khách đi xe buýt đồng nghĩa với việc ít tài xế ô tô hơn, giảm lượng phương tiện gây tắc nghẽn đường phố.
- Hạn chế rủi ro tai nạn: Theo báo cáo từ FNAUT thù xe buýt là phương tiện giao thông có tỉ lệ tai nạn thấp nhất.
- Tránh bị tác động bởi thời tiết: Xe buýt được lắp đặt hệ thống điều hòa mát lạnh vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông và hoàn toàn được bảo vệ bởi màn kính trong suốt trong mọi điều kiện thời tiết.
Khái niệm về chính sách trợ cấp giá xe buýt
- Chính sách là chương trình hành động có mục tiêu được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo hoặc các nhà quản lí nhằm xử lí những vấn đề trong phạm vi quyền hạn của họ.
- Trợ cấp là khoản chi phí mà đối tượng yếu thế được hỗ trợ về tài chính trong một số tình huống khó khăn nhất định.
1.2.3 Khái niệm chính sách trợ cấp giá vé xe buýt:
- Chính sách trợ cấp giá vé xe buýt là chính sách hỗ trợ chi phí trực tiếp bởi chính phủ đối với những người sử dụng dịch vụ giao thông công cộng bằng xe buýt và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải Bằng các khoản tiền trợ cấp cho các doanh nghiệp và hợp tác xã vận tải hàng năm, chính phủ sẽ giúp giảm giá vé nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận tải bằng xe buýt.
Cung và cầu
- Cung: là số lượng sản phẩm hay dịch vụ mà nhà sản xuất muốn cung cấp và có khả năng bán ở những mức giá nhất định trong một thời điểm xác định (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
- Thị trường cung xe buýt: số lượng dịch vụ do các công ty kinh doanh xe buýt cung cấp ra thị trường trong một khoảng thời gian nhất định với các mức giá khác nhau.
1.3.2 Khái niệm cầu và thị trường cầu của xe buýt
- Cầu: là số lượng sản phẩm hay dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn được sở hữu và có khả năng chi trả ở một mức giá nhất định tại một thời điểm xác định (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
- Thị trường cầu xe buýt: số lượng dịch vụ xe buýt mà hành khách mong muốn sử dụng như phương tiện di chuyển công cộng ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
1.3.3 Chính sách tác động đến cung và cầu:
- Tác động đến cung: Nếu chính phủ trợ cấp cho bên sản xuất thì đường cung dịch chuyển
- Tác động đến cầu: Nếu chính phủ trợ cấp cho bên người tiêu dùng thì đường cầu dịch sang phải
Nhưng cho dù cầu hay cung được chính phủ trợ cấp thì cả 2 cũng đều có lợi ích
Biểu đồ 1 P1 tăng đến Pb là giá mà người bán nhận được tăng lên nhờ trợ giá P1 giảm xuống Pm là giá mà người tiêu dùng được giảm do trợ giá - Vậy từ khoảng Pb đến Pm là giá mà chính phủ đã trợ cấp Lợi ích mà người mua và người bán nhận được thay đổi như sau:
Không có trợ cấp Có trợ cấp Mức thay đổi
Tổng thặng dư xã hội
- Khi người mua mua được với giá rẻ hơn thì thặng dư tiêu dùng tăng, C+F+G là phần trợ cấp mà người mua được hưởng lợi
- Khi người bán bán được với giá cao hơn thì thặng dư sản xuất tăng, E+B là phần trợ cấp mà người bán nhận được
- Trong khi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tăng thì tổng thặng dư xã hội lại giảm ã “H” chớnh là phần tổn thất phỳc lợi xó hội do trợ cấp ã Tổng chi phớ trợ cấp lớn tổng lợi ớch mà nú mang lại cho người tiờu dựng và sản xuất
- Tuy chính sách trợ cấp gây ra bất lợi cho thặng dư xã hội nhưng đó không phải là chính sách tồi bởi vì trợ cấp đôi khi được xem là công cụ để đảm bảo sự công bằng trong xã hội, khi chính phủ sử dụng công cụ trợ cấp để hỗ trợ cho người nghèo, những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn để họ có thể vượt qua.
- Khi được trợ cấp thì bên mua và bên bán đều có lợi nhưng độ co giãn của cung và cầu sẽ quyết định bên nào được hưởng nhiều hơn:
- “Trong nửa đầu năm 2017, khối lượng vận tải hành khách công cộng trên các tuyến xe buýt phổ thông có trợ giá đạt 109,2 triệu lượt hành khách, tương đương 37% kế hoạch đề ra cho cả năm
Tính ra, bình quân mỗi ngày xe buýt phổ thông có trợ giá vận chuyển được gần 607.000 lượt hành khách”
Xe buýt có trợ cấp Xe buýt không có trợ cấp
Các tuyến được ngân sách nhà nước trợ giá theo từng chuyến, do Sở Giao thông công chính Thành phố Hồ Chí Minh qui định.
Các tuyến do chính doanh nghiệp tự cân bằng chi phí Các doanh nghiệp sẽ đề xuất giá vé và phải được Sở Giao thông công chính duyệt.
Là loại hình kinh doanh không chịu sự quản lý của cơ quan nào nên mức tăng giá của xe ôm truyền thống thường vô tội vạ.
Là loại hình kinh doanh mà tài xế xe ôm công nghệ trích lại một phần tiền phí của cước xe đã chạy cho nhà cung cấp ứng dụng, tỉ lệ phần trăm cao thấp tùy thuộc vào cước xe và quy định trên từng ứng dụng khác nhau.
Giá vé 3.000 đồng với lộ trình không qua 31km Với tuyến có lộ trình dài hơn 31km:
3.000 đồng nếu đi dưới nửa lộ trình;
4.000 đồng nếu đi từ nửa lộ trình trở lên.
Mức vé có giá khoảng 2.000- 15.000 đồng.
Giá xăng tăng cao, xe ôm truyền thống cũng đồng loạt tăng giá theo, giá xe không nhất định.
Với dịch vụ GrabBike, giá cước mới là 12.500 đồng cho 2km đầu tiên, 4.300 đồng mỗi km tiếp theo và 350 đồng cho mỗi phút di chuyển sau 2km đầu tiên, không bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá xăng.
Người dân có thể sử dụng vé tháng, vé tập và loại thẻ miễn phí dành cho người khuyết tật, thương binh.
Người dân không được sử dụng vé trả trước (vé tháng, vé tập) nhưng các đối tượng khuyết tật, thương binh, trẻ em vẫn được miễn phí.
Người dân không được sử dụng vé tháng, vé tập, các đối tượng khuyết tật, thương binh, trẻ em không được miễn phí
Người dân có thể sử dụng các mã giảm giá, tích điểm, ưu đãi đến từ nhà cung cấp.
Xe buýt rộng rãi, được trang bị ghế tựa và máy lạnh
Xe buýt rộng rãi, được trang bị ghế tựa và máy lạnh đầy
Không có máy lạnh, đôi khi không đảm bảo an toàn, dễ gặp
Không có máy lạnh, đôi khi không đảm bảo đầy đủ, an toàn trong nhiều tình huống và điều kiện thời tiết. đủ, an toàn trong nhiều tình huống và điều kiện thời tiết. những tình huống xấu, ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. an toàn, dễ gặp những tình huống xấu, ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.
Người dân phải chờ đợi lâu để bắt chuyến, thường gặp tình trạng ùn tắc giao thông, di chuyển chậm, thời gian không đảm bảo.
Người dân phải chờ đợi lâu để bắt chuyến, thường gặp tình trạng ùn tắc giao thông, di chuyển chậm, thời gian không đảm bảo.
Phải tìm đến những khu vực có nhiều tài xế xe ôm truyền thống để bắt xe, không biết được lộ trình, thông tin chuyến đi nhưng vẫn di chuyển nhanh chóng hơn xe buýt.
Có thể gọi xe mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, được đánh giá dịch vụ, lộ trình di chuyển, có thể thay đổi lộ trình, di chuyển nhanh hơn.
Thực trạng về các vấn đề liên quan đến trợ cấp giá vé xe buýt
2.1.1 Sơ lược về hoạt động xe buýt ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi mạng lưới vận chuyển hành khách công cộng có quy mô lớn nhất cả nước Năm 2022, Thành phố có 128 tuyến trong đó có 91 tuyến xe trợ giá và 37 tuyến không trợ giá Xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang có hơn 12.250 tuyến hoạt động mỗi ngày, tăng gần 4.600 tuyến so với tháng 1/2022 Vào năm 2021, số tiền mà ngân sách Nhà nước trợ giá cho 1.840 xe hoạt động trên 91 tuyến với số tiền là 1.283 tỷ đồng Hiện những tuyến xe buýt đã được phục hồi trở lại do nhu cầu đi lại của người dân dần tăng cao sau dịch Vào cuối tháng 2/2022, số lượng sử dụng xe buýt của người dân hơn 163.000 lượt, tăng 125% ngày thường so với tháng 1/2022 và 8% so với cùng kì năm 2021 Nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân tại TP Hồ Chí Minh năm 2021 đạt 53 triệu lượt, bằng 43% so với năm 2020 Bên cạnh việc tăng chuyến, Trung tâm quản lý giao thông công cộng còn điều chỉnh thời gian hoạt động dài hơn để phục vụ người dân Đã có nhiều tuyến hoạt động từ 5h-21h thay vì từ 5h-19h như trước.
2.1.2 Thực trạng về vấn đề trợ cấp giá xe buýt:
Xe buýt có trợ giá (xe buýt thể nghiệm): các tuyến được ngân sách nhà nước trợ giá theo từng chuyến, do Sở Giao thông công chính Thành phố Hồ Chí Minh qui định Xe buýt có trợ giá là 3.000 đồng với lộ trình không qua 31km Với tuyến có lộ trình dài hơn 31km: 3.000 đồng nếu đi dưới nửa lộ trình; 4.000 đồng nếu đi từ nửa lộ trình trở lên;
Người dân có thể sử dụng vé tháng, vé tập và loại thẻ miễn phí dành cho người khuyết tật,thương binh
Xe buýt không có trợ giá (xe buýt thường): các tuyến do chính doanh nghiệp tự cân bằng chi phí Các doanh nghiệp sẽ đề xuất giá vé và phải được Sở Giao thông công chính duyệt, mức vé có giá khoảng 2.000-15.000 đồng NGười dân không được sử dụng vé trả trước (vé tháng, vé tập) nhưng các đối tượng khuyết tật, thương binh, trẻ em vẫn được miễn phí.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 109 tuyến xe buýt có trợ giá và 28 tuyến không trợ giá Trung bình mỗi tuyến xe buýt không trợ giá chạy 120-200 chuyến/ngày với thời gian cách nhau 10-15 phút Năm 2018, ngân sách trợ giá cho xe buýt là 1.000 tỷ đồng, Sở Giao thông vận tải đã đề nghị hỗ trợ thêm 330 tỉ và đã được nhà nước chấp nhận thêm 123 tỉ năm 2019, TP Hồ Chí Minh phải bổ sung 141 tỉ cho trợ giá xe buýt và con số trợ giá lên đến 1.247 tỉ Và năm 2021, nhà nước phải chi ra 1.283 tỷ và phải chi thêm 150 tỉ Tuy nhiên, những con số mà ngân sách nhà nước phải bỏ ra qua nhiều năm vẫn không có xu hướng dừng lại.
Mặc dù mạng lưới phương tiện công cộng được nhà nước quan tâm và phát triển nhưng nhu cầu sử dụng xe buýt của người dân vẫn còn hạn chế nhiều Tuy được chi ra hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm để trợ giá, riêng 2 năm 2021 và 2022, con số lên đến hơn 1.200 tỷ đồng nhưng các đơn vị kinh doanh vận tải xe buýt vẫn than lỗ vì vắng khách hàng Nhưng những tuyến xe không được trợ giá lại kinh doanh tốt hơn và ngày càng được đầu tư hơn Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã từng phải tạm dừng hoạt động 4 tuyến xe có trợ giá vì kinh doanh không đạt chất lượng
TS Lương Hoài Nam đã từng chia sẻ, Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 1.000 tỷ đồng trợ giá xe buýt hằng năm là không nhiều so với các nước khác đang trợ giá cho phương tiện công cộng Nhưng xe buýt nói riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh lâu nay không phát triển được mà càng ngày càng giảm đi khiến cho các doanh nghiệp trở nên ngao ngán "Nếu trợ giá 2.000-5.000 tỷ mà số lượng hành khách ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu của bà con thì không nên tiếc ngân sách cho trợ giá", TS Nam chia sẻ – trích từ báo Phát triển xe buýt: Trợ giá trực tiếp cho người dân và “phương tiện xanh”
Nguyên nhân tại sao giá trợ cấp tăng nhưng số ngừoi đi xe buýt lại giảm?:
Tuy số tiền bỏ ra cho trợ cápa xe buýt là vài tỷ một năm nhưng số lượng người sử dụng phương tiện này vẫn còn rất hạn chế Có thể kể đến những nguyên nhân điển hình:
- Tăng giá trợ cấp giá vé buýt có thể dẫn đến tình trạng giá vé tăng, khiến cho nhiều người có khả năng thấp không thể chi trả được giá vé mới.
- Tiếp đó, tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông trên đường phố - Nhiều chuyến xe đã xuống cấp, cũ kĩ
- Thu nhập của người dân tăng nên họ không có nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng
Giải thích tại sao số lượt, số tuyến xe buýt giảm nhưng số tiền trợ giá lại tăng ?
Có thể kế đến một nguyên nhân phổ biến cho thực trạng này là do giá nhiên liệu tăng Khi giá nhiên liệu tăng, chi phí vận hành xe buýt cũng tăng lên Điều này có thể dẫn đến giảm số lượt và số tuyến xe buýt do giá vé tăng, nhưng đồng thời cũng tăng số tiền trợ giá để duy trì hoạt động của các tuyến xe buýt.
2.1.3 Nguyên nhân của việc trợ giá:
- Việc trợ cấp giá vé xe buýt của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một hành động có tính chiến lược và nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc di chuyển, đồng thời giảm tải áp lực kinh tế cho các hộ gia đình có thu nhập thấp Việc này còn thể hiện một nỗ lực của chính quyền thành phố trong việc phát triển các phương tiện giao thông công cộng và cải thiện môi trường sống của người dân.
- Trước khi ra quyết định trợ cấp giá vé xe buýt, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá về tình hình sử dụng xe buýt của người dân, tình trạng ùn tắc giao thông, nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng, đồng thời cân nhắc các yếu tố kinh tế và xã hội Kết quả cho thấy, giá vé xe buýt đang tạo ra nhiều khó khăn cho các đối tượng khách hàng như sinh viên, người lao động và người già có thu nhập thấp, đồng thời cũng không đáp ứng được nhu cầu di chuyển của một số tầng lớp trong xã hội.
- Với mục tiêu cải thiện tình trạng giao thông và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc sử dụng xe buýt, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định trợ cấp giá vé xe buýt cho các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, bao gồm sinh viên, người lao động và người già Điều này giúp giảm bớt áp lực tài chính đối với các đối tượng này, đồng thời giúp tăng cường tính hấp dẫn của xe buýt và thúc đẩy việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Việc trợ cấp giá vé xe buýt cũng có tác động tích cực đến môi trường, bởi vì khi nhiều người sử dụng phương tiện giao thông công cộng, lượng khí thải từ phương tiện cá nhân giảm xuống Ngoài ra, việc sử dụng phương tiện công cộng còn giúp giảm ùn tắc giao thông, giảm thiểu thời gian di chuyển và tăng cường an toàn giao thông.
2.1.4 Hiệu quả của việc trợ giá:
- Việc trợ cấp giá vé xe buýt của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tác động tích cực đến ba nhóm đối tượng khác nhau theo cách riêng của từng nhóm.
- Đối với nhóm người được trợ cấp, việc giảm giá vé xe buýt giúp giảm bớt chi phí di chuyển hàng ngày của họ và cải thiện cuộc sống hàng ngày Đặc biệt, nhóm sinh viên và người lao động, đây là những đối tượng có thu nhập thấp và thường xuyên phải di chuyển nhiều, vì vậy việc giảm giá vé xe buýt đã giúp họ tiết kiệm chi phí và tăng cường khả năng tiếp cận với các phương tiện giao thông công cộng Điều này cũng giúp tăng cường tính bình đẳng xã hội và giảm thiểu khoảng cách về đi lại giữa các tầng lớp trong xã hội.
Chính sách trợ cấp giá vé xe buýt ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Chính sách trợ cấp giá vé buýt là các loại chính sách trợ cấp về giá trực tiếp hay gián tiếp về giá xe buýt dành cho người tiêu dùng – những người sử dụng dịch vụ đi lại bằng xe buýt, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ vận tải đi lại hoặc gián tiếp cho doanh nghiệp Từ những các khoản trợ cấp về giá bằng tiền doanh nghiệp và hợp tác xã mỗi năm để giảm giá vé xe buýt nhằm kích thích người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn về dịch vụ vận tải bằng xe buýt nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người tiêu dùng dịch vụ và nhà sản xuất.
Hiện nay thành phố có hai chính sách phổ biến và đang được triển khai là trợ cấp giá vé xe buýt là chính sách trợ giá trực tiếp và gián tiếp cho vận tải khách hàng bằng xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thứ nhất là trợ giá gián tiếp là những chính sách chung nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và tổ chức xe buýt nhằm giảm giá thành vận chuyển như miễn giảm thuế, phí, hỗ trợ đầu tư phương tiện…Mục đích của trợ giá gián tiếp là tạo nguồn thu (như quảng cáo ngoài thân xe buýt, kinh doanh dịch vụ tại nhà ga hành khách…) để bù đắp chi phí hoạt động.
+ Nhằm tạo ra môi trường thuận lợi và tiềm năng nhất cho các đơn vị vân tải hàng khách công cộng như xe buýt, uỷ ban Thành phố Hồ Chí Minh đã mở rộng và nâng cấp mạng lưới tuyến, cung cấp những tuyết đường quan trọng cho người sử dụng cùng với nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật trên các tuyến Ngoài ra kết hợp các biện pháp đó nhằm hạn chế tối ưu việc người dân sử dụng phương tiện vận tải cá nhân góp phần làm ô nhiễm môi trường và gây ùn tắc các tuyến đường, mà ở Thành phố Hồ Chí Minh phương tiện chủ yếu là xe máy Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh còn có những biện pháp về chính sách như sử dụng gấp rút chính sách cấm những phương tiện như xích lô, xe lam hoạt động trên các tuyến đường nội thành và hoạt động vào các giờ cao điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Các chính sách ấy nhằm tạo điều kiện tốt về việc nâng cấp quá trình sử dụng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt hiệu quả hơn nhằm kích cầu về việc sử dụng dịch vụ xe buýt nhiều hơn, ngoài ra nhà nước còn có những chính sách ưu đãi đối với các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm như miễn giảm thuế nhập khẩu phương tiện, thuế,
- Thứ hai, trợ cấp trực tiếp:
Hình thức trợ giá trực tiếp cho các bên doanh nghiệp về tuyến giao thông công cộng là một trong những giải pháp khuyến khích chính vì nó phát huy tác dụng tức thì.
Trợ giá trực tiếp cho xe buýt công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh dưới hình thức trợ giá vé trực tiếp cho đơn vị vận hành theo chính sách trợ giá theo tần suất của chuyến xe
Số tiền tài trợ về trợ giá vé xe buýt qua từng năm:
Năm Trợ giá (tỷ đồng) Sản lượng (triệu lượt khách)
Số lượt, số tuyến xe buýt qua các năm
Năm Số lượt xe Số tuyến xe
201 8 khoảng 571 128 tuyến xe buýt hoạt động, gồm 91 tuyến trợ giá, 37 tuyến không trợ giá
201 9 255 triệu lượt 127 tuyến xe buýt hoạt động, trong đó có 90 tuyến có trợ giá, 37 tuyến không trợ giá
202 0 148 triệu 133 tuyến xe buýt (gồm 97 tuyến có trợ giá và 36 tuyến không trợ giá)
202 1 53 triệu lượt không có dữ liệu
202 2 gần 75 triệu lượt 128 tuyến xe buýt hoạt động, gồm 91 tuyến trợ giá, 37 tuyến không trợ giá.
2.2.2 Các tác động của việc trợ cấp giá vé xe buýt ở Thành phố Hồ Chí Minh đến doanh nghiệp:
Thật ra, không phải ngành giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh không nỗ lực tìm kiếm các biện pháp phù hợp về việc trợ giá vé xe làm tăng mức độ khả thi hơn nhằm thu hút đầu tư xã hội hóa, thu hút số lượng hành khách đi xe buýt và từ đó tăng cường giảm, ngăn ngừa ùn tắc cho thành phố Nhưng cách nó được thực hiện thường gây tổn hại nhiều hơn cho doanh nghiệp Chẳng hạn, đầu năm 2018, Bộ Giao thông vận tảiThành phố Hồ Chí Minh nhận thấy kinh phí trợ giá còn thiếu và có văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận tăng thêm 330 tỷ đồng, nâng tổng số tiền trợ giá tăng 30% tương đương, đã được phê duyệt Khi đề xuất này không được thông qua, Bộ Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã đàm phán quá vội vàng để đạt được thỏa thuận với công ty trên cơ sở đề xuất tăng tổng kinh phí, nếu đề xuất bị bác sẽ đàm phán lại với công ty để “đóng băng” bán vé để cân đối tiền trợ cấp quanh năm BộTài chính Thành phố Hồ Chí Minh lại trình bày một thực tế khác Nguồn thu giảm nên lý giải về việc phải tăng kinh phí hỗ trợ cho Thành phố Hồ Chí Minh của Bộ Giao thông vận tải kém thuyết phục.
Tóm lại việc trợ cấp giá về giá xe buýt đã ảnh hưởng không ít đến các doanh nghiệp vì thế bà Tống Thị Thu Thanh, Phó Giám Đốc hợp tác xã của vận tải Quyết Thắng kiến nghị thành phố cần tăng cường tính xác thực bằng cách nhanh chóng ban hành bộ định mức đơn giá chi phí vận chuyển của xe buýt hay các tuyến đường xe buýt để đảm bảo được tính đúng đắn bao gồm các chi phí được đề cập như các chi phí liên quan cho từng loại xe và việc trả tiền hỗ trợ lãi vay đầu tư xe mới theo như chủ trương của thành phố Biện pháp ấy đảm bảo các chính sách tốt cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có tiền trả tiền chi phí cũng như bù đắp những thiệt hại, chi phí hoạt động trên tuyến và về việc trả nợ vay ngân hàng trong việc đầu tư xe.
Những tác động của vấn đề trợ cấp giá vé xe buýt ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông: khi người dân được hỗ trợ chi phí xe bút họ sẽ có xu hướng sử dụng phương tiện công cộng thay vì lái xe cá nhân từ đó giảm thiểu ùn tắc giao thông và giảm khí thải.
- Tăng cường an toàn giao thông: việc sử dụng xe buýt giúp giảm thiểu tai nạn giao thông đặc biệt là các tai nạn do người lái xe gây ra.
- Hỗ trợ người dân có thu nhập thấp: việc trợ cấp xe buýt giúp người dân có thu nhập thấp tiết kiệm được chi phí đi lại, giúp họ dễ dàng tiếp cận các khu vực khác nhau của thành phố một cách tiện lợi.
2.3.2 Những tác động tiêu cực của vấn đề trợ cấp giá vé xe buýt ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Tình trạng quá tải: khi chi phí xe buýt được hỗ trợ, số lượng người sử dụng xe buýt có thể tăng lên dẫn đến quá tải trên các tuyến đường.
- Chi phí ngân sách tang cao: việc trợ cấp xe buýt tốn kém chi phí ngân sách của thành phố đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh khi ngân sách của địa phương đang chịu nhiều áp lực.
- Điều chỉnh giá vé: đề bù đắp cho chi phí trợ cấp, chính quyền thành phố có thể điều chỉnh giá vé tăng lên, ảnh hưởng đến người dân có thu nhập trung bình và cao.
Những mục tiêu và chính sách đã đạt mục tiêu và hiệu quả hay không?
Dù chính sách trợ giá ra đời nhằm trợ giúp các đơn vị kinh doanh vận tải xe buýt có thể giảm bớt chi phí, nâng cao được nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng của người dân, giảm nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân để giảm thiểu tác hại đến môi trường, tuy nhiên, số tiền bỏ ra hàng nghìn tỷ một năm nhưng lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng xe buýt lại tỉ lệ nghịch với số tiền được trợ giá Một số doanh nghiệp đã cho rằng việc khách hàng giảm sử dụng phương tiện công cộng là do dịch bệnh nhưng bản thân xe buýt đã chứa đựng rất nhiều vấn đề khiến cho xe buýt không phải là một phương tiện yêu thích dành cho người dân Việt Nam Có thể kể đến rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như: một số tuyến xe đã xuống cấp, sự kết nối giữa các tuyến vẫn còn rời rạc và bản đồ xe buýt trên những ứng dụng vẫn còn chưa chính xác…
Nâng cao hệ thống xe buýt
Hiện tại nếu số lượng hằng khách càng giảm dần thì việc trợ giá cho các doanh nghiệp xe buýt lại càng giảm xuống vì vậy cần đầu tư cho các thiết bị, cơ sở hạ tầng cũng như nâng cấp hệ thống xe buýt Nâng cấp, xây dựng, cải tạo các điểm chừng, nhà chờ, các bến đỗ, khai thác các tuyến xe buýt, cần tăng cường thêm các tuyến xe buýt quan trọng kèm theo những ưu đãi khác theo quy định hiện hành nhằm thu hút hằng khách sử dụng nhiều hơn xe buýt nhằm cân bằng cung xe buýt cũng như nhu cầu vận chuyển và xây dựng một hình ảnh thân thiện của xe buýt.
Nâng cao hệ thống đường xá
Cần chú ý trong vấn đề nâng cao, nâng cấp hệ thống đường xá, thêm nhiều tuyến đường, tuyến trục, trung chuyển cùng với những chính sách hợp lý để nâng cao tỉ lệ sử dụng xe buýt và hệ thống Đẩy mạnh các dự án liên vùng, các ngõ cũng như các tuyến đường cao tốc và phát triển công cộng Đặc biệt hệ thống đường xá nâng cấp, các bến bãi được bố trí, phân chia một cách hợp lý.
Thu hút người dân sử dụng xe buýt
Bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng của xe, chú trọng trong dịch vụ chăm sóc khách hàng và vệ sinh trên xe buýt.
Cho phép quảng cáo trên xe buýt
Việc cho phép quảng cáo trên xe buýt sẽ tạo ra một nguồn thu hợp lý cho đơn vị quản lý xe buýt cà cũng đem lại cơ hội quảng bá sản phẩm và thương hiệu cho các doanh nghiệp quảng cáo Tuy nhiên cần quản lý công tác quảng cáo cẩn thận để không ảnh hưởng đến mỹ quang thành phố, cần có sự phê duyệt của sở văn hóa-du lịch.
Như vậy, chính sách trợ giá là một trong những chính sách giải pháp với mục đích là phát triển hệ thống phương tiện công cộng, vận tải hành khách công cộng cũng như là khuyến khích người dân tích cực sử dụng phương tiện công cộng và được xem như là một chính sách về phúc lợi công cộng Chính sách trợ giá cho xe buýt đã tốn không ít ngân sách của chính phủ mà lại nhận về những kết quả không cân xứng dẫn đến những tranh cãi và vấn đề này vẫn chưa thật sự được giải quyết bởi vì còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nhau Chính phủ cũng không thể ngừng trợ cấp sẽ dẫn đến “đóng băng” các hoạt động của xe buýt ở Thành phố Hồ Chí Minh Bởi vậy, cần phải đưa ra những mức trợ giá hợp lý cũng như giám sát, quản lí việc trợ giá hiệu quả hơn.