1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nhóm môn kinh tế vĩ mô nợ công của việt nam từ 2015 đến năm 2021

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nợ công của Việt Nam từ 2015 đến năm 2021
Tác giả Trần Vân Nga, Trần Vũ Vân Kha, Mai Thanh Long, Nguyễn Trần Vĩnh Huy, Giang Hữu Khánh, Lương Thị Quế Chân, Phan Ang Ngọc Trâm, Tạ Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Trang
Người hướng dẫn ThS. Đoàn Thị Thủy
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Thể loại Báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,57 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (7)
    • 1.1. Nợ Công (7)
      • 1.1.1. Khái niệm (7)
      • 1.1.2. Phân loại (7)
      • 1.1.3. Tiêu chí đo lường nợ công (9)
      • 1.1.4. Vai trò, tác động của nợ công đối với nền kinh tế (10)
    • 1.2. Khủng hoảng nợ công (36)
      • 1.2.1. Khái niệm (36)
      • 1.2.2. Tác động của khủng hoảng nợ công (36)
      • 1.2.3. Khủng hoảng nợ công thường xuất hiện với những dấu hiệu cơ bản (36)
  • CHƯƠNG 2 (31)
    • 2.1. Thực trạng nợ công ở nước ta (36)
      • 2.1.1. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nợ công (36)
      • 2.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ công (36)
    • 2.2. Nợ công/ GDP giảm, nghĩa vụ trả nợ/ thu ngân sách tăng (36)
    • 2.3. Nợ công Việt Nam năm 2021 (36)
    • 2.4. Số liệu nợ công (37)
    • 2.5. Tỷ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam (2015-2021) (37)
    • 2.6. Nguyên nhân vì sao nợ công của Việt Nam lại cao, chính phủ có sử dụng đòn bẩy nợ công hiệu quả hay chưa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (37)
  • CHƯƠNG 3 (36)
    • 3.1. Giải pháp (31)
    • 3.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn đi vay (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)

Nội dung

Khái niệmTheo luật Quản lý nợ công năm 2017 của Việt Nam quy định, nợ công bao gồm nợchính phủ là các khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được kýkết, phát hành nh

Nợ Công

Theo luật Quản lý nợ công năm 2017 của Việt Nam quy định, nợ công bao gồm nợ chính phủ là các khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước vay được chính phủ bảo lãnh hoặc nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay

Phân loại theo chủ thể vay: Gồm Nợ chính phủ, Nợ được Chính phủ bảo lãnh, Nợ chính quyền địa phương

Khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước (phát hành trái phiếu, vay của Ngân hàng), nước ngoài (các thể chế siêu quốc gia (Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF), được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ

Nợ Chính phủ thường được vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Nợ Chính phủ thường chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công của một Quốc gia

* Nợ được Chính phủ bảo lãnh khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

* Nợ chính quyền địa phương

Khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành

Nợ của chính quyền địa phương thường không chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công, vì ngân sách địa phương chủ yếu từ trung ương hỗ trợ, chi trả; và pháp luật luôn quy định chặt chẽ tỷ lệ nợ chính quyền địa phương được vay so với ngân sách được cấp, hay chỉ được vay từ nguồn nào và để dùng vào khoản gì

VD: ở VN chính quyền địa phương chỉ được vay để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương; nguồn vay: thông qua phát hành, uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, không được trực tiếp vay nước ngoài mà chỉ được vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

Phân loại theo nguồn vay: gồm vay trong nước và vay nước ngoài

- Vay trong nước: Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua phát hành, uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

- Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn, trung - dài hạn phải trả lãi hoặc không phải trả lãi do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức khác của Việt Nam

2 vay của chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài

Phân loại theo thời gian vay: gồm vay ngắn hạn, vay trung - dài hạn.

- Khoản vay ngắn hạn là khoản vay có kỳ hạn dưới một năm

- Khoản vay trung - dài hạn là khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên Và các hình thức phân loại nợ công khác theo các tiêu chỉ khác nhau Về mặt cơ bản, tỷ lệ nợ của Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công nói chung, và gây ra những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế

1.1.3 Tiêu chí đo lường nợ công

Việc xác định nợ công ở mức an toàn hay không an toàn sẽ được xác định dựa trên:

- Tỷ lệ của nợ công/GDP (tổng thu nhập quốc dân)

- Thực chất nợ công/cơ cấu nợ công nước ngoài so với nợ công trong nước

- Tình trạng sức khỏe của nền kinh tế

- Các tiêu chí có mức chi phối không nhỏ: khoản nợ ngầm (các khoản nợ ngân hàng, nợ doanh nghiệp của Nhà nước vay mà Chính phủ phải bảo lãnh. Đây là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế (VD: Một số nhà phân tích, khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao); và tiêu chí độ nhạy với các cú sốc (mức nợ cho dù có nhỏ hơn ngưỡng, nhưng vẫn có những cú sốc không dự báo được Ví dụ lạm phát có thể cao hay tỷ giá có thay đổi thì có thể làm thay đổi hoàn toàn dự báo Một điều rất then chốt là cần phải có thông tin chính xác để đưa ra quyết định đúng và tạo niềm tin cho thị trường); …

Theo công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), được khảo sát trên 44 quốc gia, cho ra kết quả: khi tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4% trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó Đặc biệt, đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thì ngưỡng nợ/GDP là 60%, tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 2% Và khi vượt tỷ lệ này báo hiệu Nợ công của quốc gia đang trong tình trạng mất an toàn Và theo Ngân hàng Thế giới – WB – ngưỡng an toàn đối với các nước đang phát triển là tỷ lệ nợ nước ngoài dưới 40%/GDP Tuy nhiên, có một số quốc gia, tỷ lệ nợ/GDP tới 200% nhưng vẫn không bị vỡ nợ (vì nợ công của Nhật có nguồn chính là từ vay trong nước (phát hành trái phiếu) nên áp lực trả nợ của bên ngoài không cao, Chính phủ vẫn có thể cân đối) Và cũng có quốc gia tỷ lệ nợ/GDP là 60% năm 2001 nhưng đã rơi vào khủng hoảng nợ công là Argentina (nợ công ở Argentina lại tăng rất nhanh, từ mức 35% GDP vào năm 1995 lên 65% năm 2001 Từ năm 1990 đến năm 2001, nợ bên ngoài (nợ của công ty và chính phủ đối với các chủ nợ nước ngoài) cũng tăng rất mạnh, từ mức 44% GDP lên 51% GDP, và từ mức chiếm 421% xuất khấu lên 471% Vì nợ bên ngoài tăng lên rất nhanh trong vòng 1 thập niên cộng với khủng hoảng thể chế đã đẩy Argentina vào tình trạng khủng hoảng nợ công điển hình của Châu Âu vào thời điểm đó Sau 04 năm cải cách, Argentina đã cơ bản thoát được khủng hoảng)

1.1.4 Vai trò, tác động của nợ công đối với nền kinh tế

Trong giới hạn nợ công ở mức an toàn, tác động của nó đối với nền kinh tế một quốc gia:

- Quan điểm truyền thống cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ kích thích tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân Sự gia tăng tiêu dùng làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn + Mặt tiêu cực:

- Quan điểm Barro - Ricardo lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai Các cá nhân dự tính rằng, hiện giờ chính phủ giảm thuế và phát hành trái phiếu bù đắp thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai chính phủ sẽ lại tăng thuế để có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); Do đó, người ta tiết kiệm hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc mua hàng hóa và dịch vụ sẽ lên giá

- Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau: Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ) Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội

- Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên).

Thực trạng nợ công ở nước ta

2.1.1 Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nợ công

2.1.2 Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ công

Giải pháp

- Theo báo cáo của Chính phủ, căn cứ vào các chỉ số nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia năm 2018, dự báo các chỉ số nợ công năm 2019 và các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nợ công và nợ nước ngoài, để tiếp tục tăng cường công tác quản lý nợ công, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:

- Một là, tiếp tục thực hiện quyết liệt chỉ đạo và chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công tại để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững

25 tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Hai là, tích cực phổ biến, tuyên truyền, tập huấn về các nghiệp vụ quản lý nợ công tới các đối tượng liên quan nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đồng bộ và hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý nợ công.

- Ba là, tổ chức đối chiếu, rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu vay của các bộ ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng vốn vay công để dự báo tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ sau năm 2020; triển khai các công cụ quản lý nợ chủ động phục vụ việc xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn 2021-

2025 để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

- Bốn là, tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, thị trường TPCP cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ và mở rộng cơ sở nhà đầu tư, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường trái phiếu.

- Năm là, xây dựng Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công nhằm hiện đại hóa công tác quản lý nguồn vốn vay nước ngoài thông qua nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, bảo đảm thường xuyên, kịp thời cập nhật việc đàm phán, ký kết, huy động vốn vay, tình hình giải ngân, trả nợ công.

- Sáu là, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện hạn mức nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, bảo đảm trong hạn mức được phê duyệt, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn (T.Anh 2019)

Kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn đi vay

Nhằm hạn chế những bất cập trên, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam, thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Một là, nhận thức đúng đắn về bản chất nguồn vốn ODA với 2 mặt chính trị và kinh tế gắn kết chặt chẽ với nhau để trên cơ sở đó khai thác tác động tích cực về chính trị và kinh tế của vốn ODA có lợi cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

Trong bối cảnh là nước có mức thu nhập trung bình, Việt Nam cần xác định rõ định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để làm căn cứ cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc huy động nguồn lực này; xác định được những lĩnh vực ưu tiên cần sử dụng vốn ODA tránh tình trạng phân bổ dàn trải, tạo tâm lý ỷ lại, không nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn khác.

- Hai là, tăng cường vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng Để thực hiện được giải pháp này, cần làm các bước sau:

- Xác định thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án ODA gắn liền với đảm bảo nguồn vốn đối ứng cho các dự án này;

- Xây dựng quy trình, cơ chế tổng hợp, phân bổ và giám sát vốn đối ứng một cách có hệ thống và bài bản, đặc biệt vốn bố trí từ ngân sách nhà nước cho các cơ quan trung ương và hỗ trợ các địa phương.

- Xây dựng kế hoạch trung hạn về vốn đối ứng trên cơ sở kế hoạch đầu tư trung hạn đối với nguồn vốn ODA.

- Thực hiện nghiêm việc thẩm định vốn khi thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo quy mô dự án phải phù hợp với khả năng bố trí vốn đối ứng của cơ quan chủ quản và chủ đầu tư.

- Có giải pháp hữu hiệu trong việc huy động và sử dụng vốn ODA làm vốn đối ứng, cơ cấu lại danh mục dự án để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn đối ứng.

- Ba là, nâng cao hơn nữa vai trò làm chủ và tinh thần trách nhiệm của nhiều cơ quan chủ quản, chủ dự án và đề cao tính minh bạch trong quản lý, sử dụng ODA, cụ thể:

- Phát huy vai trò làm chủ các mục tiêu phát triển sẽ tránh rơi vào tình trạng phụ thuộc vào viện trợ, phát huy được tinh thần tự chủ, năng động và sáng tạo để sử dụng nguồn vốn ODA một cách thông minh và hiệu quả.

- Nâng cao vai trò chủ động và đề cao trách nhiệm của các cơ quản lý nhà nước về viện trợ phát triển, các cơ quản chủ quản, cũng như các đơn vị thụ hưởng trong thu

27 hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ là một trong các yêu cầu đặt ra nhằm bảo đảm sử dụng có hiệu quả viện trợ trong bối cảnh hợp tác mới.

- Tính chung cả giai đoạn 1993-2020, thông qua 20 Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam và 7 Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt Nam lên đến 78,2 tỷ USD (trong đó: các khoản viện trợ không hoàn lại là 11,647 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng số vốn; các khoản vay ưu đãi với 66,553 tỷ USD, chiếm 85,1% tổng vốn cam kết).

- Khuyến khích và vận động để có đầy đủ sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, các nhà chuyên môn, những người thụ hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ dự án vào quá trình lựa chọn, xây dựng và thực hiện dự án nhằm đề cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ…

- Bốn là, hợp tác công-tư (PPP): Hướng đi mới để thu hút đầu tư và sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả Theo đó, Nhà nước nên khuyến khích tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dự án dịch vụ hoặc công trình công cộng của Nhà nước có sử dụng vốn ODA làm hạt nhân thực hiện.

- Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Việc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án sử dụng nguồn vốn ODA sẽ phát huy được hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn này

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w