Việc nghiên cứu một thị trường đầy tiềm năng như thế này giúp chúng embiết được cung, cầu của thị trường mỹ phẩm, đồng thời hiểu rõ về các yếu tố ảnhhưởng đến thị trường mỹ phẩm hiện nay
TỔNG QUAN VỀ CUNG, CẦU, THỊ PHẦN, THỊ TRƯỜNG
Cung
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất có khả năng và sẵn sàng cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với các điều kiện khác không thay đổi.
Lượng cung (của bất kỳ hàng hóa nào) là lượng hàng mà người bán có thể bán và sẵn lòng bán.
Biểu cung cho thấy mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng và lượng cung. Đường cung (S): biểu diễn giá ảnh hưởng như thế nào đến lượng cung, các yếu tố khác không đổi.
Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, quy luật cung cho rằng lượng cung của một hàng hóa tăng khi giá tăng và ngược lại Nói cách khác, giá cả và lượng cung có mối quan hệ tỉ lệ thuận.
Hàm số cung: Lượng sản phẩm (Q s ) thị trường cung ứng thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Mức giá của sản phẩm (P)
Khoa học kĩ thuật (Tech)
Hình 1 1: Đường cung thị trường
Ngoài các yếu tố trên thì giá của các sản phẩm tiềm năng, số lượng doanh nghiệp trong ngành, các chính sách quy định của chính phủ,… cũng ảnh hưởng đến cung thị trường.
Khi đưa ra khái niệm về cung của sản phẩm, người ta chỉ xét mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung trong điều kiện các yếu tố khác được giả định là không thay đổi Lúc này hàm số cung có dạng:
QS = f(P) Hàm số cung thường được sử dụng để phân tích có dạng:
QS = cP + d (c > 0), với c = (độ dốc của đường cung)
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
Các yếu tố ảnh hưởng tới đường cung – sự dịch chuyển đường cung: khi một trong những yếu tố khác ngoài giá thay đổi, đường cung sẽ dịch chuyển.
Giá đầu vào (tiền công, giá nguyên liệu đầu vào,…): Khi giá đầu vào giảm, lợi nhuận sẽ tăng và doanh nghiệp sản xuất được nhiều sản phẩm hơn => Đường cung dịch sang phải.
Công nghệ: Công nghệ quyết định bao nhiêu yếu tố đầu vào đạt yêu cầu để sản xuất một đơn vị sản phảm Cải tiến công nghệ giúp tiết kiệm chi phí, giảm lượng đầu vào => Đường cung dịch sang phải.
Số lượng người bán: Số lượng người bán tăng => Đường cung dịch sang phải.
Kì vọng: Lấy ví dụ, những sự kiện tại Trung Đông dẫn đến kì vọng giá dầu cao hơn Vì thế doanh nghiệp tại Texas, Mĩ giảm nguồn cung hiện tại, giữ một số hàng vào kho để bán lại với giá cao hơn => Đường cung dịch chuyển sang trái. Người bán có thể điều chỉnh nguồn cung khi kì vọng của họ vào tương lai giá sẽ thay đổi (đối với hàng hóa không dễ hư hỏng, có thể để được lâu dài).
Hình 1 3: Đường cung dịch sang phảiHình 1 2: Đường cung dịch sang trái
Cầu
Cầu là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại mỗi mức giá nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, với các yếu tố khác không đổi.
Thực chất, cầu là một thuật ngữ dùng để diễn đạt thái độ của người mua và khả năng mua về một loại hàng hóa.
Hình 1 4: Đường cầu thị trường Đường cầu (D): biểu diễn giá ảnh hưởng như thế nào đến lượng cầu, các yếu tố khác không đổi.
Trong điều kiện mọi yếu tố khác không đổi, khi giá của một loại hàng hóa tăng, lượng cầu của nó sẽ giảm và khi giá một hàng hóa giảm lượng cầu của nó sẽ tăng Nói cách khác, giá cả và lượng cầu có mối quan hệ tỉ lệ nghịch.
Hàm số cầu (demand function) là hình thức biểu thị mối liên hệ giữa biến phụ thuộc là lượng cầu (Q d ) vào một số biến độc lập quyết định lượng cầu, thường phụ thuộc vào các yếu tố sau: ã Mức giỏ của sản phẩm (P) ã Thu nhập (Y) ã Giỏ của cỏc sản phẩm liờn quan ã Ngoài cỏc yếu tố trờn thỡ giỏ của dịch vụ quảng cỏo (A), số lượng người mua,thị hiếu, kỳ vọng cũng ảnh hưởng đến cầu thị trường. ã Khi đưa ra khỏi niệm về cầu của sản phẩm, người ta chỉ xột mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu trong điều kiện các yếu tố khác được giả định là không thay đổi Lúc này hàm số cầu có dạng:
Sự thay đổi của bất kỳ biến độc lập nào cũng ảnh hưởng tới lượng cầu Qd Vì vậy, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số biến số nào đó với lượng cầu, các nhà kinh tế thường giả định các biến số độc lập khác không thay đổi (giả định các điều kiện khác không đổi) Và vì giá cả P là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và để dễ dàng trong tính toán người ta coi các biến khác là không đổi và vì vậy hàm cầu sẽ là:
Qd = f(P) 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Các yếu tố ảnh hưởng tới đường cầu – sự dịch chuyển đường cầu: khi một trong những yếu tố khác ngoài giá thay đổi, đường cầu sẽ dịch chuyển. ã Thu nhập của người tiờu dựng: Khi thu nhập tăng lờn thỡ khả năng mua sắm của người tiêu dùng tăng lên và nhu cầu của họ về hàng hóa cũng tăng lên và ngược lại.
- Đối với hàng hóa thông thường: Thu nhập tăng dẫn đến tăng lượng cầu tại mỗi mức giá, làm đường cầu D dịch chuyển sang phải
- Đối với hàng hóa thứ cấp: Thu nhập tăng làm dịch chuyển đường cầu D sang trái. ã Giỏ cả hàng húa cú liờn quan: Khi sự giảm giỏ của một hàng húa làm giảm lượng cầu về một hàng hóa khác hoặc tăng lượng cầu về hàng hóa khác thì hai hàng hóa đó gọi là hàng hóa có liên quan.
- Hàng hóa thay thế (Ps): Hai hàng hóa thay thế là khi giá của hàng hóa này tăng lên thì sẽ làm tăng cầu của hàng hóa kia (Ví dụ: Cocacola và Pepsi, máy tính cá nhân và máy tính bàn, đĩa CD và nhạc download)
- Hàng hóa bổ sung (Pr): Hai hàng hóa bổ sung khi giá hàng hóa này tăng thì cầu của hàng hóa kia giảm (Ví dụ: học phí đại học và giáo trình, xăng và xe) ã Tõm lớ, tập quan, thị hiếu của người tiờu dựng: Khi người tiờu dựng thớch một loại hàng hóa nào đó thì họ sẽ mua nó nhiều hơn Ngược lại đối với hàng hóa mà họ chưa quen dùng thì cầu về loại hàng đó sẽ thấp. ã Dõn số: Khi dõn số tăng lờn thỡ mức nhu cầu về hàng húa cũng sẽ tăng lờn Tuy nhiên do khả năng sản xuất và mức thu nhập của người dân, nên quy mô dân số tăng lên thì cơ cấu của nhu cầu sẽ thay đổi Đối với các mặt hàng thiết yếu khi dân số tăng lên thì cầu về hàng hóa đó sẽ tăng lên ở mọi mức giá. ã Chớnh sỏch của Chớnh phủ: Cỏc chớnh sỏch của Chớnh phủ trong từng thời kỡ cú ảnh hưởng đến mức thu nhập của người tiêu dùng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ Do đó ảnh hưởng đến cầu về hàng hóa Chẳng hạn những mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng thì Nhà nước đặt mức thuế cao, do đó giá bán sẽ cao, vì vậy cầu giảm và ngược lại. ã Kỡ vọng: Chẳng hạn, nếu người tiờu dựng dự kiến sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai thì họ sẽ có thể sẵn sàng bỏ một số tiền tiết kiệm ra để mua hàng hóa Hoặc họ dự kiến giá một mặt hàng nào đó sẽ giảm trong thời gian tới thì họ sẽ không mua hàng hóa đó ở hiện tại Người tiêu dùng có thể điều chỉnh nguồn cung khi kì vọng của họ vào tương lai giá sẽ thay đổi (đối với hàng hóa không dễ hư hỏng, có thể để được lâu dài)
Thị phần
Thị phần hay tỷ trọng trong thị trường (market share) là tỷ trọng của một doanh nghiệp cá biệt trong tổng mức tiêu thụ hay sản lượng của một thị trường.
Hình 1 5: Đường cầu dịch sang phảiHình 1 6: Đường cầu dịch sang trái
Ví dụ: Tổng số giày dép mà công ty bạn bán ra là 200 đôi và tổng số giày dép trên thị trường là 10000 đôi Vậy, có thể nói rằng công ty bạn đang chiếm 2% thị phần giày
Số liệu về thị phần sẽ cho biết doanh nghiệp hoạt động như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh Thông thường, thị trường lớn đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng sẽ cao hơn đối thủ cạnh tranh, vì doanh nghiệp có nhiều khách hàng hơn.
1.3.2 Tầm quan trọng của thị phần đối với doanh nghiệp[ CITATION Tha18 \l
Thị phần tăng có thể cho phép một công ty đạt được quy mô hoạt động lớn hơn và cải thiện khả năng sinh lời Một công ty có thể cố gắng mở rộng thị phần của mình bằng cách giảm giá, sử dụng quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm mới hay khác biệt. Ngoài ra, nó cũng có thể tăng kích thước thị phần của nó bằng cách hấp dẫn những đối tượng hoặc nhân khẩu học khác.
Việc tính toán thị phần thường được thực hiện cho các quốc gia hoặc vùng cụ thể, chẳng hạn như thị phần ở Canada hoặc thị phần ở Hoa Kỳ Các nhà đầu tư có thể thu thập dữ liệu thị phần từ nhiều nguồn độc lập khác nhau, chẳng hạn như các nhóm thương mại, các cơ quan quản lý, và thường từ chính công ty Tuy nhiên, một số ngành khó đo lường chính xác thị phần hơn các ngành khác.
Thị trường
Thị trường là một nhóm người mua và người bán của một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể Người mua quyết định cầu và người bán quyết định cung của sản phẩm.
Mặc dù các thị trường có hình thức biểu hiện hay phương thức giao dịch với các loại thị trường khác nhau nhưng những thị trường này đều cùng thực hiện một chức năng kinh tế cơ bản Chúng xác định giá cả để đảm bảo rằng sản lượng người ta muốn mua bằng sản lượng mà người ta muốn bán Giá cả và sản lượng là hai yếu tố không thể tách rời nhau Giá cả là tín hiệu quan trọng để người bán và người mua định hướng trong thị trường.
Các nhà kinh tế vi mô đã phân tích hoạt động của các doanh nghiệp trong những cấu trúc thị trường khác nhau, bao gồm: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có hai đặc tính cơ bản và quan trọng nhất: một là tất cả các loại hàng hóa đều có đặc tính giống hệt nhau; hai là có vô số người bán và người mua nên không có người bán và người mua cá biệt nào có thể tác động tới giá của thị trường Do đó, người bán và người mua trong thị trường này phải chấp nhận giá do thị trường quyết định Ví dụ, trên thị trường lúa gạo, có hàng ngàn nông dân sản xuất và bán lúa, có hàng triệu người tiêu dùng nên không một nông dân hay người tiêu dùng cá biệt nào có thể tác động đến giá lúa gạo, do đó, họ mặc nhiên coi giá lúa gạo là cho trước và chấp nhận giá.
Thị trường độc quyền hoàn toàn là thị trường có đặc tính đối lập hoàn toàn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo Một số thị trường chỉ có một người bán duy nhất và có rất nhiều người mua cho nên anh ta là người quyết định giá cả Người bán này được gọi là nhà độc quyền Ví dụ công ty điện lực trong một thành phố sẽ là nhà độc quyền nếu công ty này là nơi duy nhất cung cấp điện cho thành phố.
Thị trường cạnh tranh độc quyền bao gồm nhiều người bán nhưng mỗi người lại chào bán một sản phẩm hơi khác biệt và độc đáo hơn so với sản phẩm của những người còn lại Vì sản phẩm hoàn toàn không giống nhau nên mỗi người có một khả năng nào đó trong việc định giá sản phẩm của mình Ví dụ là thị trường xe hơi, rất nhiều các công ty và các dòng xe khác nhau vì vậy mỗi sản phẩm có một mức giá riêng.
Thị trường độc quyền nhóm với đặc trưng là chỉ một số ít hay một nhóm người bán, ví dụ trong một quốc gia có hai hoặc ba công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động, để đảm bảo ấn định được mức giá cao họ thường có xu hướng tránh cạnh tranh gay gắt và bắt tay với nhau.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam là thị trường cạnh tranh độc quyền do có các đặc trưng then chốt sau:
- Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán các sản phẩm phân biệt (đã được làm khác đối với sản phẩm của các doanh nghiệp khác) Các sản phẩm này có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao, nhưng không phải thay thế hoàn hảo Nói cách khác, độ co dãn của cầu theo giá chéo là có nhưng không phải vô cùng.
- Có sự tự do gia nhập và rút khỏi thị trường Doanh nghiệp mới gia nhập thị trường tương đối dễ dàng và các doanh nghiệp ở trong ngành rời bỏ cũng tương đối dễ dàng nếu các sản phẩm của họ trở nên không có lãi.
1.4.3 Các loại thị trường[CITATION Wik19 \l 1066 ]
Phân loại theo hình thức của đối tượng trao đổi: ã Thị trường hàng húa: là thị trường về những sản phẩm vật thể Vớ dụ như thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường xe máy, thị trường bánh kẹo… ã Thị trường dịch vụ: là thị trường về cỏc sản phẩm phi vật thể Vớ dụ như thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán…
Phân loại theo góc độ lưu thông của hàng hóa và dịch vụ: ã Thị trường trong nước: gồm loại thị trường nụng thụn, thị trường thành thị Cỏc hoạt động mua bán trên các thị trường này nằm trên phạm vi lãnh thổ của một vùng miền, một quốc gia. ã Thị trường nước ngoài: gồm thị trường khu vực, thị trường quốc tế Cỏc hoạt động mua bán xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia.
Phân loại theo tính chất của hàng hóa: ã Thị trường hàng cao cấp: cỏc sản phẩm trờn thị trường này là sản phẩm cao cấp, phục vụ nhu cầu của nhóm có thu nhập cao. ã Thị trường hàng thiết yếu: là thị trường cỏc sản phẩm phục vụ cho cỏc nhu cầu thiết yếu, mang tính chất đa số.
Phân loại theo các yếu tố kinh tế của đối tượng trao đổi: ã Thị trường yếu tố sản xuất: là thị trường cung ứng cỏc yếu tố phục vụ sản xuất.
Ví dụ như thị trường nhiên liệu, vật liệu; thị trường lao động; thị trường bất động sản… ã Thị trường hàng húa tiờu dựng: là thị trường cung cấp cỏc sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
Phân loại theo nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực: ã Thị trường thực tế: là loại thị trường mà trong đú cỏc khỏch hàng cú nhu cầu đó được đáp ứng thông qua hệ thống cung ứng hàng hóa dịch vụ của các nhà kinh doanh Đây là bộ phận thị trường quan trọng nhất trong chiến lược thị trường của doanh nghiệp. ã Thị trường tiềm năng: là bộ phận thị trường mà trong đú khỏch hàng cú nhu cầu và khả năng thanh toán nhưng chưa đáp ứng hàng hóa và dịch vụ Đó là những khách hàng mà doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng phát triển trong tương lai. ã Thị trường lý thuyết: là toàn bộ dõn cư nằm trong vựng và thu hỳt khả năng phát triển của kinh doanh, bao gồm khách hàng thực tế, khách hàng tiềm năng và các nhóm dân cư khác.
1.4.4 Vai trò của thị trường[ CITATION Đại221 \l 1066 ]
THỊ PHẦN CỦA CÁC HÃNG MỸ PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2017 – 2019
Tổng quan về thị trường mỹ phẩm
2.1.1 Mỹ phẩm là gì?[CITATION Ngu18 \l 1066 ]
Mỹ phẩm (tiếng anh: Cosmetics) là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm, thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người.
Nó thường được dùng để bôi thoa vào cơ thể người nhằm tẩy sạch, tô điểm, tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể Ngoài ra, nhiều mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng cho mặt và tóc.
Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn má hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt và sữa dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu tóc (gel vuốt tóc, gôm xịt tóc,…), nước hoa Mỹ phẩm là sản phẩm chỉ dùng ngoài da (để bôi).
2.1.2 Lịch sử phát triển của mỹ phẩm[CITATION Wik22 \l 1066 ] Đàn ông và phụ nữ Ai Cập cổ đại đều sử dụng mỹ phẩm Họ rất yêu thích bút kẻ mắt và phấn mắt có màu sẫm như xanh lam, đỏ, đen Đàn ông và phụ nữ người Sumer cổ đại có thể là những người đầu tiên sáng chế và thoa son môi, cách đây khoảng 5.000 năm Họ nghiền đá quý và sử dụng chúng để trang trí khuôn mặt, chủ yếu trên môi và quanh mắt.
Cũng vào khoảng 3000 TCN đến 1500 TCN, phụ nữ thuộc văn minh lưu vực sông Ấn đã sử dụng son môi đỏ thoa môi để trang trí mặt Người Ai Cập cổ đại chiết xuất chất nhuộm màu đỏ từ fucus-algin, 0,01% iodine và một số mannit bromine, nhưng chất nhuộm này gây bệnh nghiêm trọng Son môi có hiệu ứng lung linh, ban đầu được tạo nên bằng cách sử dụng một chất ánh ngũ sắc có trong vảy cá Dấu tích 6.000 năm tuổi của các lăng mộ rỗng của pharaoh Ai Cập cổ ra được khai quật Theo một nguồn tin, những phát triển chính yếu sớm bao gồm: ã Phấn kohl được người Ai Cập cổ dựng vẽ bảo vệ mắt. ã Dầu thầu dầu được người Ai Cập cổ dựng làm dầu xoa búp. ã Kem xoa da điều chế từ sỏp ong, dầu oliu và nước hoa hồng, theo người La Mó mô tả. ã Vaseline và lanolin ở thế kỷ XIX.
Người Hy Lạp cổ đại cũng sử dụng mỹ phẩm như người La Mã cổ đại đã từng.
Mỹ phẩm được đề cập trong kinh Cựu ước, chẳng hạn trong chương 2 Kings 9:30, nơi Jezebel vẽ mí mắt-xấp xỉ 840 TCN - và trong cuốn sách của Esther, nơi mô tả các phương pháp trị liệu làm đẹp.
Trong thế kỷ 16, tập tính cá nhân của phụ nữ sử dụng mỹ phẩm tạo ra nhu cầu về sản phẩm trong tầng lớp thượng lưu
Trong thế kỷ 18, có nhiều ca ngộ độc chì do mốt trang điểm và phấn đỏ, trắng; dẫn đến sưng và viêm mắt, tấn công men răng và khiến da đen; sử dụng nặng đã dẫn đến tử vong.
Mặc dù mỹ phẩm hiện đại chủ yếu dành cho phụ nữ, nhưng ngày càng có nhiều nam giới sử dụng mỹ phẩm thường kết hợp với nữ giới để trang điểm hoặc che phủ đường nét mặt chính họ như vết bẩn, quầng thâm
2.1.3 Các hãng mỹ phẩm n i tiếng
Nhắc đến L’Oréal là nhắc đến một trong những thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu tại kinh đô ánh sáng Paris Trước kia, các sản phẩm làm nên tên tuổi của L’Oréal chủ yếu là các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc tóc như thuốc nhuộm tóc, dầu gội đầu.
Nhưng cho đến hiện tại thì ngoài các sản phẩm về tóc thì những sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm, nước hoa lại là những sản phẩm đưa tên tuổi của thương hiệu này vượt ra khỏi phạm vi nước Pháp đến với nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Clinique – Thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu của Mỹ ra đời vào năm 1968. Clinique có nhiều dòng mỹ phẩm khác nhau đáp ứng hầu hết nhu cầu của người sử dụng từ kém chống nắng, kem che khuyết điểm cho đến phấn má, mascara ca, kem nền. Đặc biệt, mỹ phẩm của Clinique với các thành phần lành tính, an toàn cho da nên có thể phù hợp với mọi loại da, kể cả những làn da nhạy cảm nhất.
Thương hiệu này được thành lập vào năm 1984 Nó không chỉ là thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng nhất nhì tại Canada mà tên tuổi của nó còn vươn xa tới nhiều nước trên thế giới.
Các dòng mỹ phẩm của thương hiệu này cũng khá là đa dạng, từ kem nền, kem che khuyết điểm cho đến son môi,…
Shu Uemura – một trong những thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu tại xứ sở hoa anh đào Nhật Bản.
Tên của thương hiệu này được đặt theo tên của nghệ sỹ make up Shu Uemura – người sáng lập ra nó. Ưu điểm của các dòng mỹ phẩm Shu Uemura là chất lượng tương xứng với giá tiền, sản phẩm đa dạng, màu sắc sáng tạo, cá tính.
Sao Thái Dương được thành lập vào năm 2002, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm chăm sóc sức khỏe, công ty luôn chú trọng đầu tư nghiên cứu sản phẩm, không ngừng đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng, dịch vụ tư vấn tốt nhất để làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Sao Thái Dương với hơn 100 sản phẩm nổi tiếng như kem nghệ thái dương, kem chống nám, bộ mỹ phẩm Tây Thi,
Thorakao được thành lập từ năm 1961, với một số mặt hàng truyền thống kem dưỡng da trân châu, dầu gội đầu Hoa bưởi, xà bông thơm, nước bóng tóc Parafine & Brillantine mang nhãn hiệu Thorakao
Hiện nay công ty có hơn 70 sản phẩm bao gồm các chủng loại dùng chăm sóc da, chăm sóc tóc, chăm sóc cơ thể Tất cả sản phẩm đều là sự phối hợp giữa công thức tiên tiến, độc đáo và các chất chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên Việt Nam. Vedette
Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam [9]
2.2.1 Nhân tố về thu nhập
Trên thực tế, ai cũng có nhu cầu chăm chút ngoại hình và diện mạo của bản thân, đó là nhu cầu tự nhiên Song, việc có thỏa mãn nhu cầu đó hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố thu nhập là yếu tố quyết định.
Thu nhập của người dân là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới cầu của mặt hàng mỹ phẩm Việc thu nhập tăng hay giảm có tác động trực tiếp đến “nhu cầu có khả năng thanh toán của khách hàng” - là mong muốn, nguyện vọng, yêu cầu về một sản phẩm dựa trên một sức mua nhất định, hiểu đơn giản là nguyện vọng và khả năng mua hàng.
Nếu thu nhập cao, ngoài việc chi trả cho các nhu cầu thông thường trong cuộc sống, người tiêu dùng vẫn có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cấp cao hơn ví dụ ở đây là nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Khi đó, cầu thị trường về sản phẩm mỹ phẩm sẽ tăng Ngược lại, nếu thu nhập của người tiêu dùng thấp, thì dù họ có nhu cầu và mong muốn được sử dụng sản phẩm thì họ cũng sẽ không tiêu dùng sản phẩm bởi khả năng thanh toán là không có Khi đó, cầu thị trường về mỹ phẩm sẽ giảm Ví dụ thành phố
Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta có chi tiêu trung bình của người tiêu dùng cho mỹ phẩm là lớn nhất[CITATION Lươ221 \l 1066 ], hay những người trên 30 tuổi với mức thu nhập cao, ổn định dành nhiều chi phí hơn cho mỹ phẩm so với những học sinh, sinh viên trẻ có thu nhập thấp.
Nhìn chung, đối với loại sản phẩm không nằm trong nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu như mỹ phẩm thì yếu tố thu nhập là yếu tố có ảnh hưởng khá lớn tới quyết định mua, và do đó có ảnh hưởng tới cầu của thị trường về sản phẩm.
2.2.2 Nhân tố về nhân khẩu và địa lý
Nhân tố nhân khẩu ở đây cụ thể là nhân tố liên quan tới đặc điểm về tuổi tác và giới tính Sở dĩ cho rằng đây là nhân tố ảnh hưởng tới thị trường mỹ phẩm là vì: Nơi nào có lượng nữ giới nhiều thì nhu cầu sử dụng mỹ phẩm sẽ cao hơn Mặc dù hiện nay nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của nam giới ngày càng tăng lên nhưng so với phụ nữ thì còn có một khoảng cách khá xa Tuổi tác cũng là một vấn đề có ảnh hưởng tới nhu cầu mua sắm các sản phẩm làm đẹp như mỹ phẩm, ảnh hưởng tới việc tiêu thụ những loại sản phẩm đặc thù khác nhau Ở những người trẻ thì nhu cầu sử dụng mỹ phẩm lớn hơn so với người già, sản phẩm họ tiêu dùng chủ yếu là mỹ phẩm bề ngoài và mỹ phẩm dự phòng Chính sự khác biệt này có ảnh hưởng tới việc phân loại sản phẩm cho từng đoạn thị trường khác nhau Thêm vào đó, xét về quy mô dân số thì thông thường quy mô dân số càng lớn thì thường báo hiệu một quy mô thị trường lớn.
Bên cạnh yếu tố dân số thì yếu tố về địa lý cũng có ảnh hưởng tới thị trường mỹ phẩm Ở những thành phố lớn hay những nơi có mức sống cao thì nhu cầu sử dụng mỹ phẩm lớn hơn so với vùng nông thôn hay miền núi Lý do là vì người dân ở thành thị hay những vùng có mức sống cao tiếp cận và nắm bắt những xu hướng thời trang và làm đẹp nhanh hơn ở nông thôn và miền núi Hơn nữa ở thành phố, số lượng cán bộ, nhân viên, công chức nhiều nên nhu cầu trang điểm của họ cũng nhiều hơn so với vùng nông thôn hay miền núi, nơi tập chung chủ yếu lao động tay chân.
2.2.3 Nhân tố thị hiếu và văn hóa
Trên thực tế, rất khó để hình dung hay định nghĩa rõ ràng một người như thế nào gọi là có ngoại hình ưa nhìn và kém ưa nhìn, liệu cái nào là đẹp nhất và xấu nhất. Việc định nghĩa cái đẹp là do cảm nhận của mỗi người hay đôi khi nó có xu hướng chạy theo số đông, mỹ phẩm lại là một sản phẩm để làm đẹp, do vậy nó chịu sự tác động rất lớn của yếu tố thị hiếu và văn hóa.
Thị hiếu là yếu tố tác động tới nhu cầu của người tiêu dùng rõ ràng nhất Thị hiếu đối với một hàng hóa tăng sẽ làm tăng cầu của hàng hóa và ngược lại.
Cùng sử dụng mỹ phẩm nhưng ở mỗi vùng khác nhau lại có những quan điểm tiêu dùng khác nhau Ví dụ như ở vùng nông thôn hay miền núi, người dân thường dùng mỹ phẩm trang điểm nhẹ nhàng, thùy mị tuy nhiên ở các thành phố lớn thì lại có thói quen trang điểm đậm, đầy cá tính Một ví dụ khác, đối với những thanh thiếu niên trẻ trung họ thích lối trang điểm tươi sáng, rạng ngời với sự lựa chọn màu son hàng đầu là màu đỏ tươi hay đỏ cam Ngược lại, những người lớn tuổi họ thích sự nhẹ nhàng, đằm thắm nên màu son thường là màu hồng cánh sen, đỏ nhạt – màu sắc mà giới trẻ ‘ghét cay ghét đắng’.
2.3 Thị phần mỹ phẩm ở Việt Nam: Diễn biến cung cầu của thị trường mỹ phẩm năm 2019
2.3.1 Cầu của mỹ phẩm tại Việt Nam năm 2019
Với mức sống ngày càng được nâng cao và ngoại hình dần được chú trọng hơn, hiện nay có rất nhiều phụ nữ Việt Nam sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm để chăm sóc sắc đẹp như một điều không thể thiếu Cầu của mỹ phẩm tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như sau:
Số lượng người tiêu dùng tăng: ngày nay, trang điểm và chăm sóc da dần trở thành một thói quen trong lối sống của người châu Á nói chung và người Việt Nam ta nói riêng, đặc biệt là người phụ nữ, đối với họ, làm đẹp cũng là một cách chăm sóc sức khỏe bên cạnh việc chăm sóc và tập thể dục Với dân số hơn 90 triệu dân và tỉ lệ sử dụng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp hơn 70%, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp làm đẹp này.
Thu nhập tăng: với mức sống được nâng cao, nhiều phụ nữ Việt sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm như một nhu cầu thiết yếu Có tới 73% sử dụng các sản phẩm
Hình 2 2: Vấn đề sử dụng các sản phẩm mỹ phẩmHình 2 1: Tần suất sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da ít nhất một lần/tuần hoặc thường xuyên hơn Các sản phẩm chăm sóc da phổ thông nhất là: Sữa rửa mặt, kem chống nắng, mặt nạ dưỡng da mặt, sữa tắm trắng da.[CITATION Lac22 \l 1066 ]
Thị hiếu người tiêu dùng tăng: việc sử dụng các sản phẩm trang điểm vẫn đang tăng lên cả về mức độ thường xuyên sử dụng và chi tiêu cho hạng mục này Số người trang điểm hàng ngày tăng lên con số 30% Số người hoàn toàn không trang điểm giảm từ 24% (2016) xuống 14% (2019) Những sản phẩm trang điểm được dùng phổ biến nhất là son môi, kem nền và phấn má hồng.
Tập đoàn L’Oréal
2.4.1 Lịch sử hình thành thương hiệu
Năm 1909 - Sự bắt đầu của L'Oréal:[CITATION HàT21 \l 1066 ]
Một màu tóc mang tính cách mạng và một nhà sáng lập có tầm nhìn.
Việc thành lập L'Oréal năm 1909 bắt đầu với một loại thuốc nhuộm tóc an toàn,không hề giống với bất kỳ công thức nào khác trên thị trường vào thời điểm này, bằng sáng chế được cấp kết hợp với logo - nét vẽ thiên tài đầu tiên của nhà hóa học Eugène Schueller
Năm 1920 L'Oréal Paris có 3 kỹ sư hóa học, đến 1984 có 1000 kỹ sư hóa học làm việc cho L'Oréal Paris Hiện nay con số này đã lên hơn 2000 kỹ sư hóa học trên thế giới.
Từ 1957 – 1983 là những năm xây dựng và phát triển hãng L'Oréal Paris ở phạm vi toàn cầu Khoảng thời gian này hãng cũng mua lại nhưng thương hiệu mỹ phẩm như Gemey, Lancome, Biotherm,
2000’s - Bước ngoặt của thiên niên kỷ: Biên giới mới[CITATION LOr22 \l
Doanh thu năm 2008 là 17,5 tỷ € Tập đoàn này cũng đang sở hữu 23 thương hiệu toàn cầu, mỗi thương hiệu có doanh số bán hàng năm đạt hơn 50 triệu € Cứ mỗi
1 giây là có 135 sản phẩm của L'Oréal được bán ra Mỗi năm L'Oréal đăng ký gần 500 bản quyền và dành ra hơn 3% doanh thu của tập đoàn để đầu tư vào R&D L'Oréal tập trung vào nghiên cứu và phát triển các công thức cũng như sản phẩm mới, điều này làm cho thương hiệu của L'Oréal gắn liền với việc cung cấp những sản phẩm sáng tạo, thiết thực và chất lượng cao Hãng tiếp tục phát triển, mua lại những nhãn hiệu và tham gia, tổ chức các sự kiện cộng đồng để mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng.
2.4.2 Thị phần L'Oréal ở Việt Nam và phân tích SWOT Được thành lập vào năm 2007, L'Oréal Việt Nam là công ty con của Tập đoàn L'Oréal Hiện nay, L'Oréal là công ty dẫn đầu trong ngành làm đẹp tại Việt Nam, quản lý việc cung cấp một lượng sản phẩm khổng lồ cho người tiêu dùng Việt,…
Khi nói đến toàn cầu hóa vẻ đẹp, không ai làm điều đó tốt hơn L'Oréal Bằng những công thức mỹ phẩm độc đáo, lành tính, L'Oréal không chỉ mang lại cho các chị em mà còn cho cả các anh chàng cơ hội làm đẹp cũng như giữ được tính an toàn cho làn da, ngọn tóc, điều đó đã khiến họ thành công và trở thành một trong những tập đoàn mỹ phẩm lớn nhất thế giới Những điểm mạnh là bí quyết để tạo nên thương hiệu mỹ phẩm L'Oréal có thể kể đến:
- Sự đột phá: Thương hiệu lớn được hành thành từ tính đột phá chứ không phải từ quảng cáo - điều chỉ đến sau đó
- Tính khác biệt: L'Oréal sử dụng nhiều thương hiệu khác nhau như Lancôme, Maybelline, Urban Decay, La Roche-Posay, để thu hút những thị trường khác nhau Không giống như những thương hiệu toàn cầu khác, L'Oréal không hề có tham vọng tạo thành một vương quốc với chỉ một hình ảnh duy nhất.
- Tính cách: Trong khi các thương hiệu khác lại e ngại rằng việc mở rộng sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu chính, L'Oréal đã tạo thành danh tiếng của mình như là “Hợp chủng quốc về sắc đẹp” do những tính cách riêng biệt đa dạng cùng tồn tại trong một công ty toàn cầu Theo như bài báo có hình minh họa trên tạp chí Business Week - “L'Oréal: Vẻ đẹp của Thương hiệu Toàn cầu”, ấn bản ngày 28/6/1999 - thì bí quyết của L'Oréal chính là khả năng truyền tải “sự quyến rũ của các nền văn hóa khác nhau” thông qua nhiều sản phẩm của thương hiệu này.
- Quốc tịch: Nhiều thương hiệu cố tình che giấu quốc tịch của chúng vì ngại rằng điều này sẽ đánh mất lợi thế của sản phẩm ở một số thị trường nước ngoài L'Oréal thì ngược lại, họ sẵn sàng phô trương những tính cách quốc gia hay khu vực ngay sau tên thương hiệu của mình, ví dụ như Maybelline New York hay L'Oréal Paris 1
Với các điểm mạnh được đúc kết như trên, ta phải thực sự công nhận L'Oréal thành công trên một thị trường cạnh tranh khắc nghiệt như mỹ phẩm là có lý do của họ, thật không dễ khi duy trì một thương hiệu trong hơn một thế kỷ và còn khó hơn là phát triển nó có sức ảnh hưởng trên toàn cầu.
Là một tập đoàn lớn nên L'Oréal không thể không có những những điểm yếu, vì vậy ta hãy điểm qua một số nhược điểm cơ bản của tập đoàn:
- Với lượng nhân viên vô cùng lớn - khoảng 60.000 nhân viên nên việc quản lý nhân sự là một vấn đề lớn được L'Oréal quan tâm Bên cạnh đó, có rất nhiều bộ phận, thương hiệu nên công ty được coi là chậm và cồng kềnh khi xảy ra những tình huống lớn.
1 Trích cuốn sách "Bí quyết thành công của 100 thương hiệu nổi tiếng thế giới" do Công ty First News phát hành.
- Tỷ suất lợi nhuận của L'Oréal thấp hơn một chút so với các đối thủ cạnh tranh do đầu tư nhiều hơn vào R&D 2 , quy trình hữu cơ và chi phí phân phối đáng kể Tuy nhiên, mặc dù đây là một thiếu sót, nhưng R&D cũng đã giúp L'Oréal trở thành một trong những công ty xuất sắc nhất trong ngành mỹ phẩm, vì vậy khuyết điểm này cũng không ảnh hưởng nhiều.
Giá trị thương hiệu của L'Oréal có một sức ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng cũng như một lượng khách tin dùng đáng kể Việc thu mua các thương hiệu lớn, có sẵn danh tiếng cũng như thị trường như Lancôme, Maybelline, cũng giúp việc ra mắt các sản phẩm mới dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng khó tính như hiện nay
NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG
Những hạn chế của thị trường mỹ phẩm Việt Nam
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn còn tương đối nhỏ Theo ước tính của Viện nghiên cứu Yano Nhật Bản năm 2014, quy mô thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam đạt 600 triệu USD, chỉ bằng 1/6 so với Thái Lan và 1/5 so với Indonesia
Trong những năm từ 2017 đến 2019, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều dự án sản xuất và mở rộng hệ thống phân phối mỹ phẩm Tuy nhiên, các thương hiệu mỹ phẩm Việt hay các công ty mỹ phẩm nội địa đang bị thu hẹp thị phần tiêu thụ một cách đáng kể Theo “ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội tinh dầu, Hương liệu, Mỹ phẩm Việt Nam phân tích, trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mỹ phẩm Việt Nam 6 tỷ USD năm 2017, chỉ có 5% là thuộc về doanh nghiệp nội”[CITATION ÁiV18 \l 1066 ] Những nguyên liệu nổi tiếng và được ưa chuộng trong xu hướng sản xuất mỹ phẩm organic 3 như nghệ, nha đam, mũ trôm, dừa,… chỉ được các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu thô, không chiết xuất tinh chất để tạo ra sản phẩm cao cấp Số ít mỹ phẩm Việt Nam vẫn còn tồn tại trên thị trường như Thorakao, Miss Sài Gòn, … nhưng chỉ tập trung phân khúc thấp và có vị trí rất nhỏ bé trong thị phần tiêu thụ nội địa.
Bên cạnh đó, rào cản của các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt là thiếu tiềm lực tài chính để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và kém nhạy bén trong nghiên cứu thị trường Các thương hiệu nội địa vẫn dừng lại ở các sản phẩm cũ, trong khi đó các mỹ phẩm của nước bạn liên tục cập nhật và thay đổi từ bao bì, mẫu mã đến chất lượng sản phẩm bởi vì nhu cầu làm đẹp của mọi người ngày càng tăng cao Ngoài ra, các sản phẩm mỹ phẩm Việt phân phối khá thưa thớt “Điển hình như Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn, các kênh phân phối của công ty hiện tại chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và các chợ Cho đến nay, sản phẩm của công ty này vẫn chưa có mặt tại các trung tâm thương mại Không chỉ không thể phân phối được vào các trung tâm thương mại, các thương hiệu nội địa cũng ít hoặc không xây dựng cửa hàng riêng để bán, trưng bày
3 Mỹ phẩm hữu cơ (organic) là những loại mỹ phẩm có thành phần hữu cơ, không có hoặc có rất ít hàm lượng chất hóa học khác Có thể nói đây là một loại mỹ phẩm an toàn cho sức khỏe. sản phẩm và thực hiện hoạt động tư vấn sản phẩm”[CITATION Tom19 \l 1066 ] Bao bì của sản phẩm nội địa chưa bắt mắt và hiện đại Đây cũng là một điểm trừ trong mắt của người tiêu dùng Trong khi đó, các sản phẩm của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay các nước ở Châu Âu có nhiều thiết kế từ dễ thương đến độc lạ, sang trọng, tinh tế,…
Mặt khác, việc kiểm tra chất lượng, nguồn gốc của nguyên liệu mỹ phẩm còn khá nhiều bất cập Vì vậy, tình trạng mỹ phẩm giả, kém chất lượng hay sản phẩm chứa lượng chất cấm cao vẫn bày bán tràn lan trên thị trường Nhiều doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh cũng sản xuất và quảng bá sản phẩm không ngừng, gây hoang mang cho người tiêu dùng đồng thời đánh mất niềm tin của họ về sản phẩm nội địa Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hệ quả nghiêm trọng đến các dòng mỹ phẩm nội địa tốt, thân thiện với sức khỏe của người tiêu dùng ở Việt Nam Ngoài ra, một số sản phẩm và thương hiệu xác định thị trường trọng điểm ở nước ngoài Vì vậy, họ tập trung quảng bá sản phẩm ở các nước trên thế giới thay vì Việt Nam Vì thế, người Việt không biết đến sự tồn tại của các sản phẩm chất lượng trong nước Những doanh nghiệp có tiềm lực xuất khẩu và vốn chỉ tập trung cho thị trường xuất khẩu hiện cũng đang đối diện với nhiều thách thức lớn Bởi các nước nhập khẩu đang thiết lập các rào cản thương mại về tiêu chuẩn, chất lượng, quy cách dán nhãn, thay đổi hình thức bao bì sản phẩm…Bất kỳ sự thay đổi về rào cản kỹ thuật đều tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, nghiêm trọng hơn là thay đổi cả kế hoạch sản xuất dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn và giảm đáng kể năng lực cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thương hiệu và một vị trí vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước Vì vậy,cần có những giải pháp cụ thể và khách quan đối với thị trường mỹ phẩm nội địa để ngành mỹ phẩm Việt Nam ngày càng phát triển hơn.
Giải pháp cho thị trường 24 KẾT LUẬN
Theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài, nước ta cần có chính sách để khuyến khích ngành mỹ phẩm Việt phát triển Trong đó, các nhãn hàng cần tập trung xây dựng trung tâm nghiên cứu, chế tạo mỹ phẩm mới,nghiên cứu chiết xuất tinh chất mỹ phẩm thiên nhiên để phát huy tối đa lợi thế nguồn nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm phong phú đang có
3.2.1 Đối với doanh nghiệp Đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc chấp hành các quy định của cơ quan ban ngành có thẩm quyền về việc sản xuất và lưu hành mỹ phẩm trên thị trường.
Doanh nghiệp chủ động cập nhật và tiếp cận với tiêu chuẩn sản phẩm organic trên thế giới để có định hướng đầu tư và sản xuất dòng sản phẩm phù hợp với xu hướng phát triển mới Một số nguyên liệu thiên nhiên phổ biến như bạc hà, hồi, nghệ, bồ kết, gừng, chanh, bưởi, dưa leo hay chiết xuất từ nha đam, lô hội, cây chùm ngây, mủ trôm, bùn khoáng, tảo biển Spirulina được người Việt ưa chuộng và an tâm sử dụng Nếu không có sự chuyển động kịp thời, cùng với tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt, các doanh nghiệp mỹ phẩm nội địa sẽ mất dần thị phần vào tay nhà đầu tư ngoại.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong tương lai đòi hỏi các nhãn hàng mỹ phẩm trong nước phải chuyên nghiệp hơn nữa Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn cần đầu tư vào bao bì, mẫu mã, quan hệ công chúng thương hiệu, … và quan tâm đến hình ảnh Một số giải pháp cho việc quảng bá hình ảnh thông dụng như Quảng cáo trực tuyến, sản xuất nội dung cho kênh online; Tổ chức sự kiện, tạo trải nghiệm dùng thử cho khách hàng; KOLs marketing với người nổi tiếng, chuyên gia trong ngành; Xây dựng hệ thống thành viên, khách hàng trung thành; Phát triển hệ thống phân phối, đại lý.
Các nhóm hàng mỹ phẩm cũng cần được sự quan tâm quản lý chặt chẽ như đối với dược phẩm vì mỹ phẩm là loại sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng Yêu cầu các dòng mỹ phẩm Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và ngày càng có chỗ đứng trên thị trường trong nước là một lựa chọn đúng đắn Hơn nữa, cần phải thiết lập nhóm chuyên gia có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực thẩm định chất lượng mỹ phẩm, tham gia kiểm tra mọi hoạt động của quy trình sản xuất cũng như kiểm tra trình độ chuyên môn của các nhân viên kỹ thuật của doanh nghiệp Ngoài ra, việc cung cấp các phương tiện và công cụ cho quá trình kiểm tra và phân tích là một yêu cầu chính đáng và cần thiết.
3.2.2 Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng là đối tượng quan tâm của các thành phần trên và đây cũng là trung tâm của thị trường mỹ phẩm Mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng chính là mối đe dọa của hàng giả và hàng kém chất lượng Vì vậy, để trở thành người tiêu dùng thông minh, cần lưu ý một số điều sau:
Trước hết, người sử dụng cần hiểu rõ về bản thân và lựa chọn sản phẩm phù hợp Ví dụ như người có da mặt khô cần ưu tiên tìm kiếm sản phẩm phù hợp với da khô và có khả năng cấp ẩm Sau đó là tìm hiểu về các nhãn hiệu để lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân và khả năng thanh toán cho việc mua sản phẩm đó Người tiêu dùng cần phải tìm hiểu rõ thông tin sản phẩm như thành phần, công dụng, …; tuyệt đối không sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, những mỹ phẩm tự chế truyền tay nhau.
Ngoài ra, người tiêu dùng nên lựa chọn những cửa hàng uy tín để mua sản phẩm, tránh mua sản phẩm ở những nơi không đảm bảo như chợ hoặc mua từ nhân viên tiếp thị không có giấy giới thiệu của công ty Khi mua sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, người tiêu dùng cần cẩn trọng, bởi vì hàng giả xuất hiện khá nhiều với giá rất rẻ Người tiêu dùng có thể tham khảo những bình luận, nhận xét của người mua hàng trước đó, hoặc mua shop chính hãng. Đây là những giải pháp giúp thị trường mỹ phẩm Việt Nam phát triển lành mạnh, phát huy những ưu điểm và tiềm năng vốn có Thị trường mỹ phẩm ViệtNam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu và giữ một vị trí vững chắc trong thị trường mỹ phẩm thế giới Tuy nhiên, thị trường mỹ phẩm nước ta vẫn luôn ngày một cố gắng hoàn thiện và dần lấy được sự yêu mến từ những chuyên gia mỹ phẩm.
KẾT LUẬN Những năm gần đây, đại dịch Covid-19 diễn ra ảnh hưởng đến ngành công nghiệp làm đẹp của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, giữa những khó khăn thách thức của đại dịch, xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam vẫn được xem là một bức tranh tươi sáng hơn so với các nước khác Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước.
Bài báo cáo “Phân tích thị trường mỹ phẩm việt nam năm 2019” đã đưa ra các khái niệm, tổng quan về cung, cầu, thị trường, thị phần Bên cạnh đó cũng nêu ra được khái quát các hãng mỹ phẩm nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới như L’Oréal, Clinique, Maybelline Trong đó, L'Oréal Việt Nam hiện đang là công ty dẫn đầu trong ngành làm đẹp tại Việt Nam với lượng sản phẩm khổng lồ được cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam Qua bài báo cáo, nhóm chúng em đã vận dụng phương pháp phân tích SWOT để tìm hiểu các điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức của tập đoàn L’Oréal Trên cơ sở đó, chúng em tìm hiểu được thị trường mỹ phẩm Việt Nam có một số hạn chế nhất định Các thương hiệu mỹ phẩm Việt hay các công ty mỹ phẩm nội địa đang bị thu hẹp thị phần tiêu thụ một cách đáng kể Các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt có các rào cản như thiếu tiềm lực tài chính để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và kém nhạy bén trong nghiên cứu thị trường Mặt khác, việc kiểm tra chất lượng, nguồn gốc của nguyên liệu mỹ phẩm còn khá nhiều bất cập Giải pháp đặt ra cho các doanh nghiệp là nên cải tiến công nghệ và giảm chi phí của nguyên liệu đầu vào, nhập thêm các máy móc, thiết bị hiện đại, đào tạo nhân viên có tay nghề cao để tăng năng suất, đưa ra các chiến lược quảng cáo phù hợp
Nếu biết cách nắm bắt cung, cầu của thị trường mỹ phẩm thì các doanh nghiệp sẽ dần cải thiện được thị phần trên thị trường, phát triển hơn trên thị trường mỹ phẩm nội địa
[1] M T Lâm, “Thị phần là gì? Cách xác định thị phần tương đối.,” [Trực tuyến] Available: https://wiki.tino.org/thi-phan-la-gi/ [Đ truy cập 20
[2] T H - VietnamFinance, “Thị phần là gì? Tầm quan trọng của thị phần đối với doanh nghiệp.,” 2018 [Trực tuyến] Available: https://vietnamfinance.vn/thi-phan-la-gi-tam-quan-trong-cua-thi- phan-doi-voi-doanh-nghiep-20180504224211729.htm#:~:text=T
%E1%BA%A7m%20quan%20tr%E1%BB%8Dng%20c%E1%BB%A7a
%20th%E1%BB%8B%20ph%E1%BA%A7n%20%C4%91%E1%BB
%91i%20v%E1%BB%9Bi%20doanh%20nghi%E1%BB%87p [Đ truy cập 20 3 2022].
[3] W Marketing, “Các loại thị trường cơ bản mà doanh nghiệp cần biết.,” 2019 [Trực tuyến] Available: https://wikimarketing.vn/cac- loai-thi-truong-doanh-nghiep-can-biet.html/ [Đ truy cập 8 4 2022].
[4] Đ h D Tân, “Cấu trúc thị trường.,” 2022 [Trực tuyến] Available: https://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/33/5071/cau-truc- thi-truong [Đ truy cập 8 4 2022].
[5] N Q Thắng, “Mỹ phẩm là gì? – Bạn đ hiểu đúng về khái niệm này chưa?,” 2018 [Trực tuyến] Available: https://drpluscell.com.vn/my- pham-la-gi/ [Đ truy cập 8 4 2022].
[6] Wikipedia, “Mỹ phẩm,” [Trực tuyến] Available: https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%B9_ph%E1%BA%A9m#L
%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD [Đ truy cập 8 4 2022].
[7] Vanchuyensieutoc, “TOP 10 THƯƠNG HIỆU MỸ PHẨM NỔI TIẾNG
NHẤT TRÊN THẾ GIỚI.,” 2018 [Trực tuyến] Available: https://vanchuyensieutoc.com/tin-tuc/top-10-thuong-hieu-my-pham- noi-tieng-nhat-tren-the-gioi-n28817 [Đ truy cập 8 4 2020].
[8] Toplist, “Top 13 Thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng nhất của Việt Nam.,”
2021 [Trực tuyến] Available: https://toplist.vn/top-list/thuong-hieu- my-pham-noi-tieng-nhat-cua-viet-nam-11382.htm#item383830 [Đ truy cập 8 4 2022].
[9] Xemtailieu, “Phân tích thực trạng của thị trường mỹ phẩm Việt
Nam,” [Trực tuyến] Available: https://text.xemtailieu.net/tai- lieu/phan-tich-thuc-trang-cua-thi-truong-my-pham-viet-nam-
[10] L Hạnh, “[BÁO CÁO] Xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam
2020.,” 2022 [Trực tuyến] Available: https://marketingai.vn/bao- cao-xu-huong-tieu-dung-my-pham-tai-viet-nam-2020/ [Đ truy cập
[11] Lacosme, “Thị trường mỹ phẩm Việt 2019.,” [Trực tuyến] Available: https://cungcapnguyenlieumypham.com/bao-cao-tong-ket-ve-thi- truong-my-pham-viet-nam-2019/ [Đ truy cập 6 4 2022].
[12] SOB, “Báo cáo về thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2019.,” [Trực tuyến].
Available: https://sayobe.vn/bao-cao-ve-thi-truong-my-pham-viet- nam-2019/ [Đ truy cập 6 4 2022].
[13] Suckhoethuongdinh, “THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM, CHĂM SÓC SỨC KHỎE
VIỆT NAM CÓ GIÁ TRỊ 2,3 TỶ USD VÀO NĂM 2019,” [Trực tuyến]. Available: https://suckhoethuongdinh.vn/thi-truong-my-pham-cham- soc-suc-khoe-viet-nam-co-gia-tri-23-ty-usd-vao-nam-2019 [Đ truy cập 6 4 2022].
[14] B c thương, “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2019,” [Trực tuyến].
Available: https://aecvcci.vn/Modules/News/Uploaded/Document/20210511163 60266_pdf.pdf [Đ truy cập 6 4 2022].
[15] H Thu, “Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu L’Oréal Paris đế chế mỹ phẩm hàng đầu Thế giới.,” 2021 [Trực tuyến] Available: https://sidoni.net/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-thuong-hieu-loreal- paris-de-che-my-pham-hang-dau-the-gioi-s11921.html#!! [Đ truy cập 6 4 2022].
[16] L Paris, “Câu chuyện nh n hàng L'Oreal Paris,” [Trực tuyến].
Available: https://www.lorealparis.com.vn/cau-chuyen-nhan-hang. [Đ truy cập 6 4 2022].
[17] VnExpress, “Giải m sự thành công của mỹ phẩm L'Oréal.,” [Trực tuyến] Available: https://vnexpress.net/giai-ma-su-thanh-cong-cua- my-pham-l-oreal-2698674.html [Đ truy cập 6 4 2022].
[18] IIDE, “Detailed SWOT Analysis of LOreal – Detail Explanation.,” [Trực tuyến] Available: https://iide.co/case-studies/swot-analysis-of-loreal/. [Đ truy cập 6 4 2022].
[19] Buzzmetrics, “Phân tích L’Oréal Paris qua góc nhìn của Social
Listening - Buzzmetrics.,” 2016 [Trực tuyến] Available: https://buzzmetrics.com/theo-doi-suc-khoe-thuong-hieu-toan-dien- tren-social-media-loreal-paris-qua-goc-nhin-social-listening/ [Đ truy cập 6 4 2022].
[20] T c T c d nghiệp, “Thị trường mỹ phẩm của L’Oreal tại Việt Nam:
60% là hàng xách tay và hàng giả,” 2019 [Trực tuyến] Available: https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/thi-truong-my-pham-cua-loreal- tai-viet-nam-60-la-hang-xach-tay-va-hang-gia-d9984.html [Đ truy cập 6 4 2022].