1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài kiểm tra lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên 22

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất chỉ thị thiên nhiên
Tác giả Trần Đại An
Trường học Trường CĐSP Nam Định
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Bài kiểm tra
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 502,16 KB

Nội dung

Thông qua chủ đề Chất chỉ thị thiên nhiên, học sinh có thể làm được các chỉ thị từ thiên nhiên từ đó có thể nhận biết được môi trường axit, bazơ, trung tính của một số sản phẩm hay sử dụ

Trang 1

1

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 02

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng

dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng

phát triển phẩm chất, năng lực người học

BÀI LÀM

1 Tên chủ đề: CHẤT CHỈ THỊ THIÊN NHIÊN

2 Mô tả chủ đề: Các sản phẩm chúng ta thường sử dụng trong gia đình (kem đánh răng,

sữa rửa mặt, nước rửa bát, dầu gội đầu…) có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mỗi người, đặc

biệt là các sản phẩm có môi trường quá axit hoặc quá kiềm Thông qua chủ đề Chất chỉ thị

thiên nhiên, học sinh có thể làm được các chỉ thị từ thiên nhiên từ đó có thể nhận biết được

môi trường axit, bazơ, trung tính của một số sản phẩm hay sử dụng trong gia đình, góp phần

nâng cao ý thức sử dụng các sản phẩm an toàn

Địa điểm tổ chức: phòng TH Hóa

Môn học phụ trách chính: môn Hóa học

3 Mục tiêu:

HS sẽ lĩnh hội được:

a Kiến thức

- Ban đầu hiểu được môi trường axit, bazơ, trung tính và chất chỉ thị

- Biết cách nhận biết môi trường axit, bazơ, trung tính dựa vào giấy quỳ tím

- Nhận biết được môi trường của một số sản phẩm thường sử dụng trong gia đình như xà

phòng tắm, dầu gội đầu, nước rửa bát, nước xà phòng, kem đánh răng, sữa rửa mặt…

- Miêu tả và giải thích được quy trình làm chất chỉ thị thiên nhiên từ bắp cải tím, hoa đậu

biếc, hoa dâm bụt, hoa hồng, củ dền…

- Lập được bảng màu chuyển đổi trong các môi trường axit, bazơ, trung tính của các chất

chỉ thị thiên nhiên

b Kĩ năng

- Củng cố và phát triển một số kĩ năng: Quan sát, phân tích, đánh giá, so sánh, thu thập,

xử lí thông tin…

- Rèn luyện tư duy sáng tạo trong xử lí, giải quyết tình huống thực tiễn

- Rèn luyện kĩ năng thực hành, làm việc nhóm, thuyết trình

Trang 2

2

c Thái độ

- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm

- Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức vào giải quyết

các vấn đề thực tiễn

- Có ý thức tuân thủ các yêu cầu khi sử dụng hóa chất

- Có ý thức trong việc sử dụng các sản phẩm thiên nhiên và các sản phẩm có môi trường

phù hợp với cơ thể

d Định hướng pháp triển năng lực

- Năng lực nghiên cứu kiến thức khoa học và thực nghiệm về axit, bazơ, chỉ thị axit –

bazơ

- Năng lực giải quyết vấn đề cụ thể là chế tạo được các chỉ thị từ thiên nhiên

- Năng lực thực hành

- Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện

từng nhiệm vụ cụ thể tạo được chất chỉ thị từ thiên nhiên và lập bảng màu trong các môi

trường của các chất chỉ thị

4 Thiết bị

- Một số nguyên liệu:

STT Tên nguyên liệu

1 Hoa dâm bụt

2 Hoa đậu biếc

3 Bắp cải tím

4 Hoa hồng đỏ

5 Củ dền

Dụng cụ: chày, cối, dao, thớt, phễu lọc, giấy lọc, bình tam giác, ống nghiệm, công tơ hút

Hóa chất: dung dịch NaOH, dung dịch HCl, giấm ăn, nước vôi trong, nước rửa bát, kem

đánh răng, nước xà phòng, dầu gội, nước ngọt (7up)…quỳ tím, phenolphtalein

Máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút màu, bút dạ

5 Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: Xác định vấn đề, yêu cầu làm chất chỉ thị thiên nhiên (5 phút)

a Mục đích: Sau hoạt động này, HS:

Trang 3

3

- Xác định được nhiệm vụ dự án là làm chất chỉ thị thiên nhiên với các yêu cầu:

(1) Chất chỉ thị có khả năng chuyển màu trong các môi trường axit, bazơ, trung tính

(2) Chất chỉ thị đi từ nguồn gốc thiên nhiên như bắp cải tím, hoa dâm bụt, hoa đậu biếc,

hoa hồng, củ dền…

(3) Có đủ thông tin về chất chỉ thị: tên nguồn gốc của chỉ thị, sự chuyển màu của chỉ thị

trong các môi trường axit, bazơ, trung tính

b Nội dung:

GV trình bày một số thông tin về môi trường, chỉ thị và dự án làm chất chỉ thị thiên nhiên

với các yêu cầu:

- Chất chỉ thị làm từ nguồn gốc thiên nhiên (hoa, củ, rễ, lá…)

- Chất chỉ thị có khả năng chuyển màu trong các môi trường axit, bazơ, trung tính

- Có đủ thông tin về chất chỉ thị: tên nguồn gốc của chỉ thị, sự chuyển màu của chỉ thị

trong các môi trường axit, bazơ, trung tính

- Lập được bảng màu của chỉ thị trong các môi trường

- Chọn được chỉ thị thiên nhiên có khả năng nhận biết được các môi trường rõ rệt nhất

HS quan sát một số hình ảnh về ảnh hưởng của các môi trường axit, bazơ đối với cơ thể,

để hình thành ý tưởng ban đầu về sản phẩm dự án

GV thông báo, phân tích và thống nhất với HS các tiêu chí đánh giá (phụ lục đính kèm)

GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào nhật kí học tập

B1: Xác định vấn đề, yêu cầu thiết kế, chế tạo sản phẩm

B2: Tìm hiểu kiến thức và đề xuất vấn đề cần giải quyết

B3: Lựa chọn giải pháp

B4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm đánh giá

B5: Chia sẻ thảo luận và điều chỉnh

c Dự kiến sản phẩm của HS

- Bản ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc

- Bảng tiêu chí sản phẩm

d Cách thức tổ chức hoạt động:

Tổ chức nhóm học tập: GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm dự án 4 – 5 HS Mỗi

nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí

Đặt vấn đề - Giao nhiệm vụ học tập

Trang 4

4

Từ phần trình bày thông tin về ảnh hưởng của các sản phẩm sử dụng trong gia đình có

môi trường quá axit hoặc bazơ ảnh hưởng đến cơ thể, GV liên hệ đến chất chỉ thị để nhận biết

các môi trường đó Từ đó, GV dẫn đến dự án làm chất chỉ thị thiên nhiên

Thống nhất tiến trình dự án

GV đặt vấn đề: Để hoàn thành nhiệm vụ học tập này cần thực hiện theo tiến trình như thế

nào? GV thống nhất cùng HS kế hoạch dự án

Nội dung Thời

gian Ghi chú

Xác định vấn đề, yêu cầu: Làm chất

chỉ thị thiên nhiên và xây dựng bảng

chuyển màu của chỉ thị thiên nhiên trong

các môi trường

5 phút Phân nhóm, bầu nhóm

trưởng

Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất vấn

đề cần giải quyết

15-20

phút

HS làm việc theo nhóm

Lựa chọn giải pháp 10-15

phút

HS làm việc nhóm và báo

cáo tại lớp

Chế tạo mẫu, thử nghiệm, đánh giá 80 - 90

phút

HS làm việc nhóm

Chia sẻ thảo luận và điều chỉnh 30 phút HS báo cáo tại khu trưng

bày sản phẩm

Thống nhất tiêu chí đánh giá

GV và HS thống nhất các tiêu chí đánh giá và tỉ lệ điểm (phụ lục 1)

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất vấn đề cần giải quyết

(15 - 20 phút)

a Mục đích:

Sau hoạt động này HS:

- Hiểu khái niệm về chất chỉ thị

- Nhận biết các môi trường axit, bazơ, trung tính bằng quỳ tím

- Kiểm tra môi trường của các sản phẩm thường sử dụng trong các gia đình như: giấm ăn,

nước chanh, kem đánh răng, sữa rửa mặt, nước ngọt…

- Tiếp nhận vấn đề: làm chất chỉ thị thiên nhiên

Trang 5

5

b Nội dung

HS làm thí nghiệm thử quỳ tím vào các môi trường axit, bazơ, trung tính từ đó rút ra nhận

xét về môi trường axit, bazơ, trung tính và chất chỉ thị

GV dẫn dắt để HS tiếp nhận vấn đề: làm chất chỉ thị thiên nhiên và xây dựng bảng chuyển

màu của chỉ thị thiên nhiên trong các môi trường axit, bazơ, trung tính

c Dự kiến sản phẩm của HS

Bản báo cáo

d Cách thức tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

* GV tổ chức cho HS làm

thí nghiệm: sự chuyển

màu của chất chỉ thị (giấy

quỳ tím và dung dịch

phenolphtalein) với các

hóa chất:

Ống 1: nước cất (H2O);

Ống 2: dung dịch MT axit

(HCl);

Ống 3: dung dịch MT

bazơ (NaOH);

Ống 4: dung dịch muối ăn

(NaCl):

- GV phát dụng cụ,

hóa chất cho các nhóm;

– GV phát cho các

nhóm HS “Phiếu hướng

dẫn tự làm thí nghiệm” và

bảng ghi kết quả thí

nghiệm;

- GV nêu rõ các quy

định về việc sử dụng hóa

– Mỗi nhóm sẽ nhận

được một số hóa chất

và dụng cụ gồm: 04

ống nghiệm (mỗi ống

nghiệm chứa các hóa

chất: nước, dung dịch

HCl; dung dịch NaOH

và dung dịch NaCl);

đũa thủy tinh; 01 giá

để dụng cụ; 01 kẹp gỗ;

04 mẩu giấy quỳ tím;

01 lọ đựng dung dịch

phenolphtalein, 1 cốc

nước (Những hóa chất

và dụng cụ này đã

được GV chuẩn bị từ

trước và phân chia

theo từng nhóm)

- Nhóm HS làm thí

nghiệm và hoàn thành

phiếu ghi kết quả

Phiếu hướng dẫn làm thí nghiệm và

bảng ghi kết quả thí nghiệm như sau:

Bước 1.Tiến hành thí nghiệm:

+ Với giấy quỳ tím: dùng ống hút, hút

một ít hóa chất trong các ống nghiệm

có sẵn nhỏ vào từng mảnh giấy quỳ tím

HS quan sát màu khi nhỏ từng hóa chất

vào các mảnh giấy quỳ tím khác nhau

đó

+ Với dung dịch phenolphtalein: Nhỏ

dung dịch phenolphtalein vào từng ống

nghiệm đã chuẩn bị sẵn

Bước 2.Quan sát các hiện tượng

xảy ra trong các trường hợp và ghi kết

quả vào bảng sau:

Chất chỉ

thị

Màu của chất chỉ thị

Ống

1

Ống

2

Ống

3

Ống

4

Quỳ tím

Phenolphtal

ein

Trang 6

6

chất một cách an toàn và

hiệu quả;

– GV nêu rõ những

yêu cầu cho HS khi làm

thí nghiệm: cho quỳ tím

và phenolphtalein vào các

ống khác nhau, quan sát

sự chuyển màu trong từng

trường hợp…

? Nhận xét màu sắc sau

mỗi thí nghiệm ở mỗi ống

? Theo em tại sao lại có sự

khác nhau về màu sắc như

thế

? Quỳ tím và

phenolphtalein là chỉ thị

axit – bazơ, theo em chỉ

thị axit – bazơ là gì

? Sau các thí nghiệm, em

hiểu thế nào là môi trường

axit, thế nào là môi trường

bazơ, thế nào là môi

trường trung tính

GV tiếp tục tổ chức cho

HS làm thí nghiệm để

nhận biết môi trường của

các sản phẩm hay sử dụng

trong các gia đình (kem

đánh răng, dầu gội, bột

giặt, dầu rửa bát, nước

Đại diện 1 nhóm báo

cáo kết quả nhóm

- Trong khi nhóm

bạn báo cáo, mỗi HS

ghi chú vào nhật kí

học tập cá nhân

HS trả lời

HS trả lời

HS làm thí

nghiệm để xác định

môi trường của các

sản phẩm hay sử dụng

trong gia đình

HS hoàn thành

phiếu học tập

*Có sự khác nhau của quỳ tím như

thế là do các chất trong ống nghiệm có

môi trường khác nhau:

Trong môi trường axit thì quỳ

chuyển sang màu đỏ

Trong môi trường bazơ thì quỳ

chuyển sang màu xanh

Trong môi trường trung tính thì quỳ

tím không đổi màu

Với phenolphtalein:

Trong môi trường bazơ thì

phenolphtalein chuyển sang màu hồng

Trong môi trường axit và môi

trường trung tính thì phenolphtalein

không có sự chuyển màu

*Chất chỉ thị axit – bazơ là chất có

khả năng chuyển màu trong các môi

trường axit, môi trường bazơ

Bước 3 Kiểm tra môi trường của các sản

phẩm hay sử dụng trong gia đình bằng

chỉ thị quỳ tím

Tên sản

phẩm

Màu chỉ thị Môi

trường

Nước rửa

bát

Nước xà

phòng

Kem đánh

răng

Dầu gội

Trang 7

7

ngọt…) bằng chỉ thị quỳ

tím

GV cho HS báo cáo kết

quả

GV dẫn dắt vào vấn đề cần

giải quyết: nếu như ở nhà

chúng ta không có quỳ tím

thì làm cách nào chúng ta

nhận biết được môi trường

của các sản phẩm ấy

Trong thiên nhiên có một

số loại có khả năng

chuyển màu trong các môi

trường khác nhau Buổi

học hôm nay chúng ta sẽ

làm các chỉ thị thiên nhiên

đó và xây dựn bảng

chuyển màu của

HS báo cáo

Nước 7 up

Giấm ăn

Nước

chanh

Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp (10 - 15 phút)

a Mục đích

Sau hoạt động này, HS có khả năng:

- Thiết kế và mô tả được quy trình làm chất chỉ thị thiên nhiên từ bắp cải tím/ hoa dâm

bụt/ hoa đậu biếc…

- Lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện sản phẩm

b Nội dung:

HS làm việc nhóm để hoàn thành bản thiết kế, báo cáo phương án thiết kế HS vận dụng

các kiến thức liên quan để bảo vệ phương án thiết kế

GV và HS khác phản biện Nhóm HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương

án tối ưu để tiến hành làm sản phẩm

Trang 8

8

c Dự kiến sản phẩm của HS: Bản thiết kế, bản ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhóm

khác, các câu hỏi và ý kiến phản biện của nhóm bạn

d Cách thức tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

GV yêu cầu các nhóm vẽ

quy trình làm chất chỉ thị

thiên nhiên

GV nhận xét và sử dụng

phiếu đánh giá để đánh giá

phần trình bày của HS (dựa

trên tiêu chí: nội dung, hình

thức, kĩ năng thuyết trình)

GV yêu cầu HS tổng hợp các

ý kiến góp ý của GV và các

nhóm, điều chỉnh bản thiết

kế và lựa chọn phương án tối

ưu

GV thông báo nhiệm vụ hoạt

động học tập kế tiếp: Tiến

hành làm chất chỉ thị thiên

nhiên và xây dựn bảng màu

trong các môi trường

Nhóm HS thiết kế bản thiết

kế Yêu cầu bản thiết kế: quy

trình (hình vẽ), nguyên vật

liệu dự kiến

Nhóm HS báo cáo trong thời

gian 2 phút

Nhóm HS trả lời câu hỏi

phản biện

* Các nguyên liệu cần dùng:

Hoa dâm bụt, bắp cải tím,

hoa đậu biếc, hoa hồng, củ

dền

Quy trình: cắt nhỏ nguyên

liệu/ cho nguyên liệu vào

máy xay (hoặc cối sứ) cùng

nước hoặc cồn/ lọc dung

dịch qua phễu lọc thủy tinh

có giấy lọc hoặc phễu lọc

inox

Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm, đánh giá (80 - 90 phút)

a Sau hoạt động này, HS:

- Làm được chất chỉ thị thiên nhiên từ các nguyên liệu sẵn có dựa trên phương án thiết kế

tối ưu đã lựa chọn

- Làm thí nghiệm chuyển màu của chỉ thị thiên nhiên trong các môi trường axit, bazơ,

trung tính

- Lập bảng màu của chỉ thị thiên nhiên trong các môi trường axit, bazơ, trung tính

Trang 9

9

- Thử lại môi trường của các sản phẩm thường sử dụng trong các gia đình như: bột giặt,

kem đánh răng, nước rửa bát, nước ngọt…

b Nội dung: HS làm chất chỉ thị thiên nhiên và lập bảng màu của chỉ thị thiên

nhiên trong các môi trường và nhận biết môi trường của các sản phẩm thường dùng trong gia

đình GV theo dõi, tư vấn hỗ trợ HS

c Dự kiến sản phẩm

- Chất chỉ thị thiên nhiên

- Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có)

- Bảng màu chỉ thị thiên nhiên trong các môi trường

-

d Cách thức tổ chức: HS làm thiết bị lọc trên lớp từ những nguyên liệu lọc, GV theo dõi,

tư vấn hỗ trợ cho HS khi cần thiết

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- Theo dõi, tư vấn hỗ trợ

HS khi cần thiết

- Bắt tay vào làm chất

chỉ thị thiên nhiên

- Thử nghiệm sự chuyển

màu của chỉ thị trong các môi

trường axit, bazơ, trung tính

- Lựa chọn chất chỉ thị

thiên nhiên tối ưu

- Thử lại môi trường của

các sản phẩm hay sử dụng

trong gia đình bằng chỉ thị

thiên nhiên

- Lập bảng chuyển màu

của chất chỉ thị thiên nhiên

trong các môi trường vào

phiếu học tập

- Viết báo cáo trình bày

về sản phẩm của nhóm

Trang 10

10

Hoạt động 5: Chia sẻ thảo luận và điều chỉnh (30 phút)

a Mục đích

Sau hoạt động này, HS có thể trình bày lại được quy trình làm Chất chỉ thị thiên nhiên;

phân tích được sự chuyển màu của chỉ thị trong các môi trường axit, bazơ, trung tính; lựa

chọn được chất chỉ thị thiên nhiên tối ưu (có sự chuyển màu rõ rệt trong các môi trường)

b Nội dung: HS báo cáo và thử nghiệm sản phẩm GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi

c Dự kiến sản phẩm của HS: Chất chỉ thị thiên nhiên, hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự

án

d Cách thức tổ chức

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

GV tổ chức buổi báo cáo sản

phẩm của HS

- GV đánh giá thông qua

phiếu đánh giá Chất chỉ thị

thiên nhiên cho mỗi nhóm

- GV tổng kết và đánh giá

chung

HS báo cáo sản phẩm theo

các nội dung và thử nghiệm

sản phẩm

Báo cáo các nội dung:

- Tiến trình thi công sản

phẩm

- Kiểm tra các lần thử

nghiệm

- Phương án thiết kế cuối

cùng

- HS sử dụng chất chỉ thị

thiên nhiên để nhận biết một

môi trường nào đó theo yêu

cầu của GV

Trang 11

11

Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phụ lục 1)

TT Tiêu chí Điểm

Bài báo cáo kiến thức (15)

1 Đầy đủ, chính xác nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo 10

2 Bài poster có bố cục hợp lí, màu sắc hài hòa 5

Bản phương án thiết kế (20)

3 Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: bản vẽ quy trình làm, các nguyên

liệu sử dụng

15

4 Poster có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lý 5

Chỉ thị thiên nhiên (40)

5 Chỉ thị có khả năng chuyển màu rõ ràng trong các môi trường

axit, bazơ

25

6 Lập được bảng màu trong các môi trường của chỉ thị 10

7 Bảng màu trong các môi trường của chỉ thị được thể hiện rõ ràng,

đẹp mắt

5

Kĩ năng thuyết trình (15)

8 Trình bày thuyết phục 5

9 Trả lời được câu hỏi phản biện 5

10 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo

cáo

5

Kĩ năng làm việc nhóm (10)

11 Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng 5

12 Mỗi thành viên tham gia góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn

thành dự án

5

Tổng điểm: 100 điểm

Ngày đăng: 26/09/2024, 18:27

w