Câu 2 6 điểm: Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày những liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây: 1/ Tổ chức đào tạo và phát triển c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
-o0o -
BÀI KIỂM TRA SỐ 2
HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH
BỒI DƯỠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: TS Đỗ Thị Tố Như
Học viên thực hiện: Phạm Hồng Dương
Số thứ tự học viên: 40
Ngày tháng năm sinh: 18/08/1988
Đơn vị công tác: Trường Cao đẳng Sư phạm TW
Lớp: CDNN CĐSP K1.24
Hà Nội, 2024
Trang 21
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 02
Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng dạy
trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực người học
Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày những liên
hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây:
1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo;
2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở;
3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;
4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp;
5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương
-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
ĐỀ KIỂM TRA PHẦN CHUYÊN NGÀNH
Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp
Trang 32
BÀI LÀM
Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng dạy
trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực người học
-
Hiện tại em được phân công giảng dạy một số học phần tiếng Anh, trong đó có học phần
tiếng Anh đại cương Sau đây là bản tóm tắt kế hoạch dạy học của học phần Tiếng Anh đại cương
bao gồm: ý tưởng dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học hướng tới hướng phát triển phẩm
chất, năng lực của người học
KẾ HOẠCH DẠY HỌC HỌC PHẦN TIẾNG ANH ĐẠI CƯƠNG
1 Tóm tắt ý tưởng dạy học
Mục tiêu của học phần Tiếng Anh đại cương là giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản
về ngôn ngữ, phát triển kỹ năng giao tiếp và nâng cao khả năng tư duy phản biện Chương trình
sẽ tập trung vào việc phát triển phẩm chất và năng lực của người học thông qua các hoạt động
thực hành, tương tác và áp dụng vào thực tiễn
1.1 Mục tiêu cụ thể
- Năng lực ngôn ngữ: Nâng cao khả năng nghe, nói, đọc, viết
- Phẩm chất: Phát triển tính tự chủ, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm
- Kỹ năng: Tăng cường kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề
1.2 Đối tượng người học
Sinh viên năm nhất các ngành học khác nhau, có nền tảng tiếng Anh sơ cấp
2 Phương pháp dạy học
2.1 Phương pháp giao tiếp
Khuyến khích sinh viên tham gia vào các cuộc thảo luận, diễn tập tình huống thực tế
Ví dụ: Tổ chức các buổi thảo luận nhóm về các chủ đề thời sự, văn hóa, xã hội với những
vốn từ vựng đơn giản được giao trước để sinh viên có thời gian chuẩn bị trước tại nhà
2.2 Phương pháp học tập tích cực
Sử dụng các hoạt động nhóm, dự án nghiên cứu để sinh viên tự khám phá kiến thức
Ví dụ: Nhóm sinh viên chuẩn bị một bài thuyết trình về một nền văn hóa khác nhau, sử
dụng tiếng Anh để trình bày Hoặc giảng viên giao nhiệm vụ tìm kiếm thông tin cho các nhóm,
mỗi nhóm sẽ tìm một chủ đề, sau đó gửi thông tin cho tất cả lớp để ai cũng có thể đọc được bài
của các nhóm khác Và trong suốt môn học, có rất nhiều chủ đề để giao nhiệm vụ cho các nhóm
tìm hiểu, thực hiện, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện dự án…
Trang 43
2.3 Phương pháp học tập dựa trên tình huống
Sử dụng các tình huống thực tế để học viên có thể áp dụng kiến thức ngôn ngữ vào cuộc
sống
Ví dụ: Đưa 1 clip tình huống (liên quan tới các chủ đề từ vựng hoặc ngữ pháp của bài
học), sau đó cho sinh viên thảo luận nhóm nhỏ để đề xuất những cách phản hồi thông tin với
những tình huống trong clip
2.4 Phương pháp học tập qua trải nghiệm
Thông qua các hoạt động ngoại khóa hoặc dự án học tập, học viên có thể sử dụng tiếng
Anh trong các tình huống thực tế
Ví dụ: Có thể tổ chức cho sinh viên tham quan 1 địa điểm du lịch, 1 bảo tàng hoặc đơn
giản là trình chiếu 1 clip của các địa điểm này, sau đó yêu cầu sinh viên viết bài (sử dụng ngôn
ngữ viết) / quay clip (ngôn ngữ nói) thể hiện cảm nghĩ của bản thân sau chuyến thăm đó …
2.5 Dạy học phân hoá
Phương pháp này đảm bảo rằng mỗi học viên có thể học tập theo tốc độ và phong cách
riêng của mình
Ví dụ: Trước mỗi môn học, giảng viên sẽ làm phiếu khảo sát trên google form để khảo sát
1 số thông tin cá nhân của sinh viên như: sở thích, thói quen học tiếng Anh, tự đánh giá khả năng
tiếng Anh của bản thân; những kỹ năng tiếng Anh sinh viên mạnh / yếu; những kỹ năng tiếng
Anh sinh viên mong muốn cải thiện; những đề xuất, những mong muốn về học tập mà sinh viên
đề xuất cho giảng viên; những ý kiến sinh viên nghĩ rằng sẽ giúp cho các buổi học đạt kết quả
như mong muốn… Và giảng viên sẽ sử dụng những dữ liệu thu thập được, tổng hợp, phân tích
và đưa ra những giải pháp mà giảng viên nghĩ rằng sẽ phù hợp với từng sinh viến / từng nhóm
sinh viên
Ngoài ra, giảng viên cũng thường xuyên trao đổi thông tin với sinh viên và với những
phản hồi trực tiếp từ sinh viên, giảng viên có thể điều chỉnh tốc độ, cung cách giảng dạy hoặc
nội dung bài học cho phù hợp Ví dụ, với những sinh viên yếu hơn, giảng viên có thể giảng chậm
hơn, kĩ hơn; với những sinh viên khá hơn, ngoài những bài tập chung, giảng viên có thể giao
thêm bài tập nâng cao để sinh viên luyện tập thêm và phản hồi cá nhân, thay vì giao chung cho
cả lớp
2.6 Phương pháp đánh giá thực hiện
Sử dụng đánh giá thường xuyên qua các bài kiểm tra, phản hồi từ giảng viên và bạn học
Ví dụ: Sử dụng rubrics để đánh giá thuyết trình và bài viết, giúp sinh viên hiểu rõ điểm
mạnh và điểm cần cải thiện
Trong suốt môn học, giảng viên sẽ dùng nhiều hình thức đánh giá kiểm tra khác nhau để
đánh giá các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tìm kiếm thông tin, tổng hợp và phân tích thông tin,
thảo luận nhóm, thuyết trình và kỹ năng tư duy phản biện … Phản hồi về các kỹ năng này sẽ
được gửi tới sinh viên hoặc qua tin nhắn hoặc trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên
Trang 54
3 Kỹ thuật dạy học
3.1 Kỹ thuật đặt câu hỏi
Sử dụng câu hỏi mở để kích thích tư duy phản biện
Giảng viên sẽ thường xuyên đặt câu hỏi cho sinh viên, yêu cầu sinh viên tư duy phản biện,
tư duy ‘vượt ra khỏi chiếc hộp’ vốn đóng kín tư duy, yêu cầu sinh viên tìm tòi những cách trả lời
khác biệt, sáng tạo, thậm chí ‘gây sốc’ Luôn dùng tư duy phản biện để nhìn nhận vấn đề và để
rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng học tập suốt đời…
3.2 Kỹ thuật làm việc nhóm
Sinh viên được phân chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận và thực hành các tình huống
giao tiếp
Đây là một kỹ thuật rất hữu ích đối với cả giảng viên và sinh viên Với giảng viên, kỹ
thuật này giúp giải phóng sức lao động, giảng viên không còn là trung tâm, chỉ lên lớp nói nói
và nói Thay vào đó, giảng viên có thể giao nhiệm vụ cho sinh viên, yêu cầu sinh viên làm việc
nhóm, trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ được giao Sinh viên, thông qua các hoạt động
nhóm, có thể học và rèn luyện được rất nhiều kỹ năng: kỹ năng tìm thông tin, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng phản biện, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng điều phối hoạt động của 1 nhóm nhỏ …
chứ không chỉ đơn thuần là người tiếp nhận thông tin 1 chiều từ giảng viên Thêm nữa, các hoạt
động nhóm sẽ giúp tiết học sôi nổi hơn, đỡ nhàm chán, đỡ buồn tẻ và giúp sinh viên rèn luyện
thêm được tính tự tin
3.3 Kỹ thuật học tập qua dự án
Khuyến khích sinh viên tham gia vào các dự án thực tế
Ví dụ: Sinh viên tạo một blog tiếng Anh về các chủ đề mà họ quan tâm, chia sẻ ý tưởng
và tương tác với bạn bè Hoặc sinh viên có thể lên ý tưởng xây dựng một nhật ký học tập thông
qua 1 học phần (khoảng 8-12 tuần tuỳ môn) Qua mỗi 1 buổi học, sinh viên sẽ bổ sung những
phần nội dung kiến thức, những cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn của mình vào quyển nhật ký
Hết môn học, sinh viên sẽ biên tập và hoàn chỉnh bản nhật ký này và nộp lại cho giảng viên và /
hoặc trao đổi với các bạn trong lớp, giống như 1 hình thức viết lưu bút hồi học phổ thông
Hoặc cũng có những lớp giảng viên tổ chức cho sinh viên cả lớp viết chung 1 quyển nhật
ký môn học Các từ vựng, chủ đề ngữ pháp, ý tưởng, cảm xúc … của các thành viên sẽ được chia
sẻ chung qua 1 cuốn sổ hoặc các post trên 1 fangage hoặc 1 blog … Sinh viên có thể trang trí cho
blog của mình theo ý thích và / hoặc góp ý cho các bạn khác trong lớp trong quá trình chia sẻ
thông tin
3.4 Kỹ thuật Game hóa
Tích hợp trò chơi vào bài học để tăng tính tương tác
Ví dụ: Tổ chức một trò chơi đố vui về từ vựng và ngữ pháp, thưởng cho nhóm thắng cuộc
Mỗi 1 buổi học, giảng viên thường sẽ tổ chức rất nhiều trò chơi tương ứng với mỗi nội
dung bài học Ngoài việc tự xây dựng, giảng viên cũng tích cực khai thác các trò chơi sẵn có trên
các nền tảng như Youtube, Bamboozle, Quiizzi … Nguồn tài nguyên vô cùng nhiều và sinh động,
rất phù hợp cho giảng dạy tiếng Anh
Ngoài ra, giảng viên còn yêu cầu sinh viên trong quá trình làm việc nhóm, ngoài việc
chuẩn bị phần nội dung lý thuyết, còn phải chuẩn bị cả những bài tập nhỏ, những trò chơi liên
Trang 65
quan tới nội dung lý thuyết được giao Sinh viên rất sáng tạo và cũng rất hào hứng trong quá
trình thiết kế, giao nhiệm vụ cho các bạn khác trong lớp; chữa bài và góp ý cho các nhóm khác
trong quá trình làm bài …
3.4 Kỹ thuật sử dụng công nghệ thông tin
Ứng dụng các công cụ học tập trực tuyến như quiz, bài tập tương tác để kiểm tra và củng
cố kiến thức Đây là một kỹ thuật phổ biến và vô cùng hữu ích và đã được đề cập tới ở các phần
trên
Ngoài ra, việc giảng viên sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy như
MS Word, MS Power Point, Google trang tính, Google Docs … luôn được ưu tiên và sử dụng
những công cụ này một cách thường xuyên bởi tính phổ biến, tiện dụng của chúng
4 Nội dung và kế hoạch chi tiết
a) Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
STT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lí
thuyết
Thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bài tập
Kiểm
tra
1 Bài 1: Gia đình và bạn bè (Family
and friends)
9 3 6
2 Bài 2: Thời gian rảnh rỗi (Leisure
time)
9 3 6
3 Bài 3: Địa điểm (Places) 9 3 6
4 Bài 4: Các loại thực phẩm và đồ
uống (Food and drink)
9 3 6
5 Ôn tập và kiểm tra (Consolidation
& test)
4 2 2
6 Bài 5: Các sự kiện đặc biệt
(Special occasions)
9 3 6
7 Bài 6: Du lịch (Travel) 9 3 6
8 Bài 7: Các hoạt động hàng ngày
(Activities)
9 3 6
9 Bài 8: Sở thích (Hobbies and
interests)
9 3 6
10 Ôn tập và kiểm tra
(Consolidation & test)
4 2 2
11 Bài 9: Các kế hoạch trong tương
lai (Future plans)
9 3 6
12 Bài 10: Ngoại hình và tính cách
(Appearance and personality)
9 3 6
Trang 76
13 Bài 11: Công nghệ (Technology) 9 3 6
14 Bài 12: Mua sắm (Shopping) 9 3 6
15 Ôn tập và kiểm tra
(Consolidation & test)
4 2 2
Cộng 120 42 72 6
b) Nội dung chi tiết
Bài 1: Gia đình và bạn bè (Family and friends) Thời gian: 15 giờ
Bài 2: Thời gian rảnh rỗi (Leisure time) Thời gian: 15 giờ
Bài 3: Địa điểm (Places) Thời gian: 15 giờ
Bài 4: Các loại thực phẩm và đồ uống (Food & drink) Thời gian: 15 giờ
Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & Test) Thời gian: 08 giờ
Bài 5: Các sự kiện đặc biệt (Special occasions) Thời gian: 15 giờ
Bài 6: Du lịch (Travel) Thời gian: 15 giờ
Bài 7: Các hoạt động hàng ngày (Activities) Thời gian: 15 giờ
Bài 8: Sở thích (Hobbies & interests) Thời gian: 15 giờ
Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & Test) Thời gian: 08 giờ
Bài 9: Các kế hoạch trong tương lai (Future plans) Thời gian: 15 giờ
Bài 10: Ngoại hình và tính cách (Appearance & personality) Thời gian: 15 giờ
Bài 11: Công nghệ (Technology) Thời gian: 15 giờ
Bài 12: Mua sắm (Shopping) Thời gian: 15 giờ
Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test) Thời gian: 08 giờ
5 Đánh giá và phản hồi
5.1 Phương pháp đánh giá
Sử dụng các hình thức đánh giá đa dạng: kiểm tra giữa kỳ, bài tập nhóm, thuyết trình, và
phản hồi từ bạn học
5.2 Phản hồi từ người học
Khuyến khích sinh viên đưa ra phản hồi về phương pháp dạy học và nội dung học
Ví dụ: Tổ chức một buổi họp cuối khóa để thảo luận về những điều đã học và đề xuất cải
tiến
6 Kết luận
Kế hoạch dạy học học phần Tiếng Anh đại cương tập trung vào phát triển năng lực và
phẩm chất của người học thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại Bằng việc
khuyến khích sự tham gia tích cực của sinh viên, chương trình sẽ tạo ra môi trường học tập phong
phú, giúp sinh viên phát triển toàn diện và tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh
-
Trang 87
Sau đây sẽ là một ví dụ minh hoạ cho kế hoạch dạy học cho 1 bài học (Lesson) của học
phần Tiếng Anh đại cương
BÀI HỌC: UNIT 6: TRAVEL - CHỦ ĐỀ: DU LỊCH
LESSON 2: LANGUAGE AND THE PRESENT PERFECT TENSE
- Thời lượng: 45 phút
- Đối tượng sinh viên: năm nhất các chuyên ngành tại trường
- Học liệu: Giáo trình Tiếng Anh đại cương, máy chiếu
4.1 Mục tiêu bài học: Sau khi học xong, sinh viên có thể
a) Về kiến thức:
- Hiểu và sử dụng các từ vựng liên quan đến du lịch;
- Học cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect) để nói về các trải nghiệm của
bản thân
b) Về kỹ năng:
- Nói: Thảo luận và chia sẻ về các trải nghiệm du lịch cá nhân;
- Tìm kiếm thông tin đáp ứng yêu cầu của bài học
c) Về thái độ: Ý thức làm việc, thảo luận nhóm
4.2 Nội dung giảng dạy
a) Warm-up (05 phút)
- Giáo viên hỏi sinh viên vài câu hỏi về những nơi họ đã đi du lịch và trải nghiệm của họ
- Sinh viên chia sẻ về những nơi họ muốn đến trong tương lai
Ví dụ: “Have you ever traveled abroad? Where would you like to visit next?”
b) Giới thiệu từ vựng mới (05 phút)
Giảng viên giới thiệu từ vựng liên quan đến du lịch (e.g., sightseeing, accommodation,
itinerary, backpacking)
c) Thảo luận nhóm: Ngữ pháp: Thì hiện tại hoàn thành (20 phút)
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu sinh viên làm việc nhóm, tìm hiểu và sau đó trình bày về
cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành Có thể hướng dẫn sinh viên dùng mindmap để sơ đồ hoá
các nội dung như: forms, usage, examples, time expression, etc liên quan tới thì hiện tại hoàn
thành Bên cạnh đó, giảng viên cũng yêu cầu sinh viên các nhóm chuẩn bị 1-2 bài tập (kèm đáp
án) liên quan tới chủ đề ngữ pháp
- Giảng viên gọi 1 nhóm trình bày phần nội dung lý thuyết nhóm vừa chuẩn bị
- Giảng viên gọi các nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có) Sau đó gọi 1 nhóm khác trình
bày bài tập nhóm đã chuẩn bị cho cả lớp cùng làm và sau đó chữa bài
- Sau đó, học viên thực hành đặt câu hỏi và trả lời với bạn cùng nhóm về những trải
nghiệm của họ
Trang 98
d) Thực hành Kỹ năng nói (12 phút)
- Sinh viên làm việc trong các nhóm của mình, mỗi nhóm chọn một địa điểm du lịch nổi
tiếng đã từng ghé thăm và thảo luận về cuộc thăm viếng của họ tới địa điểm đó
- Sau khi xong trong nhóm, các sinh viên sẽ di chuyển trong lớp, tới các nhóm khác để
hỏi và đáp với các thành viên nhóm khác về những trải nghiệm du lịch của họ (Với điều kiện là
diện tích lớp học cho phép.)
e) Tổng kết bài (03 phút)
- Giảng viên tổng kết lại nội dung bài học:
+ Tư vựng: liên quan tới chủ đề du lịch;
+ Ngữ pháp: Thì Hiện tại hoàn thành
- Dặn dò sinh viên hoàn thành bài tập trong sách bài tập và chuẩn bị cho bài học sau:
Listening: A famous place to visit
4.3 Phương pháp đánh giá
- Đánh giá liên tục: Trong suốt bài học, giảng viên sẽ di chuyển quanh lớp và quan sát
hoạt động của sinh viên thông qua các hoạt động nghe, nói, và thảo luận nhóm
- Đánh giá cuối buổi: Giảng viên sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá chung cho các nhóm cũng
như những vấn đề cá biệt (nếu có) và góp ý cho phần trình bày của các nhóm
4.4 Mục tiêu mong muốn đạt được
a) Phát triển phẩm chất:
- Tự tin: Học viên tự tin khi thuyết trình trước lớp về địa điểm du lịch mà họ yêu thích
- Trách nhiệm: Học viên chịu trách nhiệm hoàn thành bài viết cá nhân và đóng góp vào
hoạt động nhóm
b) Phát triển năng lực:
- Năng lực giao tiếp: Học viên thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống
thực tế
- Năng lực làm việc nhóm: Hoạt động nhóm giúp học viên học cách phối hợp và chia sẻ
ý tưởng
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học viên thảo luận và tìm ra lý do thuyết phục khi chọn một
địa điểm du lịch
5 Kết luận
Kế hoạch dạy học này kết hợp giữa lý thuyết ngôn ngữ và các kỹ năng mềm, giúp phát
triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học Các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy
được sử dụng nhằm tối ưu hóa sự tham gia của học viên, thúc đẩy sự phát triển tự nhiên và chủ
động trong việc sử dụng tiếng Anh
-
Trang 109
Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày những liên
hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây:
1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo;
2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở;
3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;
4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp;
5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương
Em xin lựa chọn nội dung số 2 và nội dung số 5 để liên hệ
NỘI DUNG 2 KĨ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO
DỤC MỞ
I Khái niệm về chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở
Chuyển đổi số là quá trình tích hợp công nghệ số vào tất cả các khía cạnh của tổ chức
hoặc xã hội, với mục tiêu cải thiện hiệu suất, tối ưu hóa quy trình và tạo ra giá trị mới Trong lĩnh
vực giáo dục, chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy mà
còn là thay đổi cách thức tổ chức học tập, quản lý và tương tác giữa giáo viên và học sinh Các
công nghệ như học trực tuyến, ứng dụng di động, và trí tuệ nhân tạo đang dần trở thành những
công cụ thiết yếu giúp nâng cao trải nghiệm học tập, tạo điều kiện cho việc tiếp cận kiến thức từ
xa và cá nhân hóa quá trình học
Chuyển đổi số cũng bao gồm việc phát triển các phương pháp giảng dạy sáng tạo và tương
tác hơn, như sử dụng video, tài liệu số và các nền tảng trực tuyến để cung cấp nội dung học tập
Điều này không chỉ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận tài liệu mà còn khuyến khích sự tham gia chủ
động và hợp tác giữa các học viên
Khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở (Open Educational Resources - OER) là việc sử dụng
và phát triển các tài liệu học tập miễn phí, có thể chia sẻ và sửa đổi OER bao gồm sách giáo
khoa điện tử, video giảng dạy, bài tập tương tác và nhiều tài nguyên khác, cho phép giáo viên và
học sinh truy cập một cách dễ dàng Khai thác OER giúp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục,
giảm chi phí học tập và khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình giảng dạy
Bằng việc kết hợp chuyển đổi số với khai thác tài nguyên giáo dục mở, các cơ sở giáo dục
có thể tạo ra môi trường học tập linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của học viên Những tài
nguyên này không chỉ làm phong phú thêm nội dung học mà còn tạo cơ hội cho giáo viên phát
triển phương pháp giảng dạy sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và thúc đẩy sự hợp tác giữa
các giáo viên và học viên Sự kết hợp này đang ngày càng trở thành một xu hướng quan trọng
trong việc hiện đại hóa hệ thống giáo dục toàn cầu.Cả hai khái niệm này đều nhấn mạnh vai trò
quan trọng của công nghệ và sự chia sẻ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và khả năng tiếp
cận cho tất cả mọi người Đây là một kỹ năng quan trọng cho các nhà giáo dục, giảng viên trong
thời đại ngày nay, khi mà công nghệ thông tin và Internet được cung cấp hiệu quả và tiện ích vô
cùng