1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài kiểm tra lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên 11

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kĩ thuật làm đồ dùng, đồ chơi ở trường mầm non
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp
Thể loại Bài kiểm tra
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 401,45 KB

Nội dung

+ Nắm được cách phân biệt đồ chơi và đồ dùng dạy học, ý nghĩa tác dụng của đồ chơi, các nguyên tắc làm đồ dùng đồ chơi và cách phân loại đồ dùng đồ chơi 1.2.. Kĩ năng + Kĩ năng làm đồ d

Trang 1

LỚP CDNN GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM K1.2024.TC

BÀI KIỂM TRA 02

Họ và tên : Ngô Văn Nam

Ngày tháng năm sinh : 18/03/1980

ĐVCT : Trường Cao đẳng Sư phạm Nam định

STT: 49

Trang 2

BÀI KIỂM TRA SỐ 02

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng

dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng

phát triển phẩm chất, năng lực người học

Bài làm

Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng để thực hiện thành

công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định Năng lực gồm có năng lực chung và

năng lực đặc thù Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần

phải có để sống, học tập và làm việc Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác

nhau, được hình thành và phát triển do lĩnh vực đó tạo nên

Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc

sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục

Phương pháp dạy học tích cực là các biện pháp, cách thức hành động của giáo viên

và học sinh trong trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá

trình dạy học

Hiện nay tôi đang công tác và giảng dạy các học phần liên quan đến tạo hình trong

trường mầm non trong đó có học phần Kĩ thuật làm đồ dùng, đồ chơi ở trường mầm non tại

trường Cao đẳng sư phạm Nam Đinh Sau đây là kế hoạch dạy học thiết kế theo hướng phát

triển phẩm chất, năng lực người học:

Kế hoạch dạy học học phần: Kĩ thuật làm đồ dùng, đồ chơi ở trường mầm non

1 Mục tiêu của học phần

1.1 Kiến thức

+ Có kiến thức cơ bản như khái niệm, đặc điểm đặc trưng về đồ dùng, đồ chơi và kĩ

thuật làm đồ dung, đồ chơi

+ Nắm được cách phân biệt đồ chơi và đồ dùng dạy học, ý nghĩa tác dụng của đồ

chơi, các nguyên tắc làm đồ dùng đồ chơi và cách phân loại đồ dùng đồ chơi

1.2 Kĩ năng

+ Kĩ năng làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau

+ Kĩ năng kết hợp nhiều chất liệu tạo ra các loại đồ chơi cho trẻ, đồ dùng dạy học

trong nhà trường mầm non

+ Vận dụng kĩ năng làm đồ dùng, đồ chơi để tạo ra sản phẩm sử dụng trong các hoạt

động khác nhau ở trường Mầm non

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BÀI KIỂM TRA PHẦN CHUYÊN NGÀNH

Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp

Trang 3

1.3 Thái độ: Thông qua kiến thức môn học hình thành cho SV tình cảm thẩm mĩ biết cảm

thụ cái đẹp, biết yêu, tôn trọng và tạo ra sản phẩm đồ chơi phục vụ công tác giáo dục trẻ

1.4 Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sáng tạo trong việc tạo ra các loại đồ dùng,

đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau; năng lực thực hành, thực tập vận dụng sử dụng các loại

đồ dùng, đồ chơi khi tổ chức các hoạt động ở trường mầm non theo chủ đề và với các hình thức

sử dụng đa dạng nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu vui chơi và phát triển của trẻ

2 Học liệu

2.1 Học liệu chính thức

1 Đặng Hồng Nhật, Tạo hình và phương pháp hoạt động tạo hình, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2001

2 Phạm Thị Việt Hà, Hướng dẫn làm đồ chơi bằng vật liệu dễ tìm, NXB Giáo dục, 2013

2.2 Học liệu tham khảo

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục, 2017

2 Lê Văn Bình, Tạo hình và PP hường dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em, NXB Đại học

quốc gia Hà Nội, 2002

3 Ưng Thị Châu, Nguyễn Lăng Bình, Lê Đức Hiển, Tạo hình và PP hướng dẫn hoạt động

tạo hình cho trẻ, NXB Giáo dục, 1998

3 Phương pháp dạy học

Vận dụng hiệu quả một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo, phù

hợp với đặc thù của bộ môn như: Phương pháp vấn đáp, Phương pháp giải quyết vấn đề,

Phương pháp làm việc nhóm, Phương pháp thực hành, Phương pháp dạy học tích cực bằng

khám phá, Phương pháp dạy học trải nghiệm

4.Kỹ thuật dạy học

Kỹ thuật chia nhóm, Kỹ thuật phân tích video clips, Kỹ thuật giao nhiệm vụ…

5 Phương tiện dạy học

1 Giảng viên

- Bài giảng trình chiếu PowerPoint

- Một vài Link tham khảo để giới thiệu cho sinh viên

2 Sinh viên

- Đề cương học tập bộ môn

- Laptop (nếu có)

3 Cơ sở vật chất

- Máy chiếu

- Bảng, phấn

6 Phân bố thời gian

Nội dung Số Phân bố thời gian

Trang 4

tiết LT TH Khác

Chương 1 Những vấn đề chung về đồ chơi 7 5 2 x 2

Chương 2 Thực hành làm đồ chơi từ các nguyên

liệu khác nhau 15 5 10 x 2

Chương 3 Sử dụng đồ dùng, đồ chơi ở trường

mầm non 8 3 5 x 2

Tổng 30 13 17

7 Tóm tắt nội dung học phần

Học phần cung cấp những vấn đề chung về kĩ thuật làm đồ dùng, đồ chơi Ý nghĩa

của đồ dùng, đồ chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Cùng với những kiến thức cơ

bản đó học phần còn có các nội dung thực hành làm đồ dùng, đồ chơi và ứng dụng sử dụng

đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động ở trường Mầm non Qua đó, học phần hình thành và

phát triển cho sinh viên những năng lực khoa học và năng lực nghề nghiệp như: năng lực

sáng tạo, năng lực tự học của bản thân, bồi dưỡng lòng yêu nghề, mến trẻ cho sinh viên

ngành mầm non

NỘI DUNG CỤ THỂ

CHƯƠNG 1: Những vấn đề chung

Mục tiêu:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản nhất về đồ dùng đồ chơi từ:

khái niệm, đặc điểm đặc trưng, cách phân biệt đồ chơi và đồ dùng dạy học, ý nghĩa tác dụng

của đồ chơi đến các nguyên tắc làm đồ dùng đồ chơi và cách phân loại đồ dùng đồ chơi

Đây là chương cơ sở giúp sinh viên có những kiến thức bao quát chuẩn bị cho việc thực

hành làm đồ dùng đồ chơi cụ thể

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG, Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA ĐỒ

CHƠI (Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với vấn đáp)

1.1.1 Khái niệm về đồ chơi

Đồ chơi là phương tiện dùng để chơi, nó là những vật cụ thể giúp trẻ cầm nắm dễ dàng

Đồ chơi nhằm phát triển các chức năng tâm lí và hình thành nhân cách cho trẻ, trong đó việc

phát triển tình cảm thẩm mỹ rất quan trọng Vì vậy, đồ chơi phải kích thích được hoạt động

của trẻ đồng thời phải mang tính giáo dục và khơi gợi những tình cảm thẩm mỹ tốt

1.1.2 Đặc điểm đặc trưng của đồ chơi

- Đồ chơi bao gồm hình ảnh thu nhỏ của người, đồ vật, động vật được lược bỏ mọi chi

tiết phức tạp và chỉ thể hiện những nét đặc trưng điển hình giúp trẻ liên tưởng dễ

dàng với môi trường xung quanh

- Đồ chơi làm bằng những vật liệu nhẹ, kích thước vừa phải, thích hợp với hoạt động

của trẻ và tiện lợi cho việc sử dụng

- Đồ chơi thường sinh động, có mầu sắc tươi vui, trong sáng, có bộ phận cử động và có

âm thanh

Trang 5

1.1.3 Phân biệt đồ chơi và đồ dùng dạy học

Đồ dùng dạy học là những vật dùng để minh hoạ nội dung bài giảng và làm cho lời nói

của giáo viên cụ thể dễ hiểu hơn

Đồ chơi là vật dùng cho trẻ chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ

Quan hệ giữa đồ chơi và trò chơi

Trò chơi là một dạng hoạt động, còn đồ chơi là một vật cụ thể Nếu thiếu đồ chơi, trò

chơi sẽ không thể tiến hành một cách hiệu quả và không gây tác động qua lại lẫn nhau, bổ

sung cho nhau

1.1.5 Ý nghĩa tác dụng của đồ chơi trong hoạt động vui chơi của trẻ 0 đến 6 tuổi

- Trẻ từ 0 đến trước 3 tuổi: Đồ chơi giúp phát triển các giác quan, làm quen với thế

giới đồ vật, phát triển hoạt động cầm nắm đồ vật và phát triển sự chú ý không chủ định

- Trẻ từ 3 đến 4 tuổi: Đồ chơi giúp cho trẻ nẩy sinh hình ảnh tưởng tượng nhưng còn bị

hạn chế vì tính thụ động và ít sáng tạo Bước đầu trẻ được cung cấp kĩ năng sử dụng đồ chơi

và rèn luyện sự khéo léo của đôi tay

- Trẻ từ 4 đến 5 tuổi: Do mắt phát triển đầy đủ và phản xạ tập trung hoạt động một

cách hoàn chỉnh, trẻ nhìn chăm chú được một vật bằng cả hai mắt, khi tiếp xúc với đồ chơi

trẻ có thể nhìn tổng thể đồ vật, phân biệt được sự khác nhau giữa các đồ vật, bắt chước được

mọi hoạt động trong vui chơi

- Trẻ từ 5 đến 6 tuổi: Những hoạt động với đồ chơi phức tạp đã giúp trẻ mở rộng vốn

hiểu biết Hứng thú và tình cảm cũng phát triển nên tưởng tượng của trẻ đã có tính sáng tạo

Các khả năng tư duy dần dần ổn định, chú ý bước đầu đã có chủ định, trẻ nắm được đặc

điểm tiêu biểu của đồ vật, đôi tay trẻ đã thuần thục hơn, có thể thực hiện khéo léo những

hình ảnh mẫu được hướng dẫn, đồng thời khả năng sáng tạo cũng được nảy mầm

1.2 NGUYÊN TẮC LÀM ĐỒ CHƠI (Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp

với làm việc theo nhóm theo yêu cầu của giảng viên)

Ngay từ khi chưa đến lớp học, trẻ đã biết tự tìm lấy đồ chơi để dùng cho những trò chơi

của mình Do không được hướng dẫn chu đáo, nên đồ chơi thường không đáp ứng được yêu

cầu giáo dục, thậm chí còn nguy hại cho trẻ như: mảnh sành, que nhọn, súng cao su… Vì

vậy muốn cho đồ chơi có tác dụng tốt đối với trẻ chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

1.2.1 Đồ chơi phải đảm bảo tính giáo dục

Đồ chơi đặt trong tay trẻ phải được thể hiện rõ về các mặt: giáo dục trí tuệ và thẩm mỹ

Chẳng hạn, nó giúp cho trẻ phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, tập cho trẻ biết quan sát,

nhận xét, phân tích, tổng hợp – giúp trẻ có nhận thức về cái đẹp và biết sáng tạo ra cái đẹp

1.2.2 Đồ chơi thoả mãn nhu cầu về ý muốn hoạt động tích cực trong khi chơi của

trẻ

Chơi với đồ chơi là hạnh phúc của tuổi thơ vì vậy nó phải thoả mãn những nhu cầu và

ham thích chính đáng của trẻ

1.2.3 Đồ chơi phải có biểu tượng giống thực tế

Do đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi, trẻ cần nhận thức cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, dễ so

sánh từ đồ chơi với môi trường xung quanh Hơn nữa, với vai trò là sách giáo khoa để dạy

trẻ thì đồ chơi giống như thật được coi là một yếu tố quan trọng

Trang 6

Tuy nhiên, để phù hợp với trẻ em, người ta có thể cách điệu một vài chi tiết cho đồ chơi

thêm ngộ nghĩnh nhưng vẫn phải giữ đúng hình dạng của nó

1.2.4 Đồ chơi phải có sự kết hợp hài hoà giữa đường nét và màu sắc

Chơi với đồ chơi, trẻ không chỉ biết tên gọi và mầu sắc, hình dáng kích thước đồ vật, mà

còn cảm nhận được những cái đẹp của đồ chơi Cái đẹp ở đây không phải chỉ bằng mầu sắc

chọn lọc, hình khối cân đối mà ngay trong cách làm phải thể hiện sự trau truốt, gọn gàng

Ví dụ: Miếng bìa cắt vuông vắn, hình gấp sắc nét, các góc của hình trùng khít lên nhau

Từ đó mới khơi gợi ở trẻ những cảm xúc thẩm mỹ tốt

1.2.5 Đồ chơi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn và đảm bảo độ bền chắc

Trẻ hàng ngày tiếp xúc với đồ chơi Vì vậy, nên làm đồ chơi bằng các vật liệu dễ lau rửa

như: cao su, nhựa, gỗ, tre …

Nếu dùng sơn để trang trí đồ chơi thì không dùng những loại sơn có mùi gây độc hại

Mầu trong sáng, không loè loẹt Những đồ chơi làm bằng kim loại, phải mài tròn, an toàn

cho trẻ Trẻ chưa có ý thức giữ gìn đồ chơi, nên đò chơi phải chắc, bền

1.2.6 Nguyên tắc phân bố và bảo quản đồ chơi trong trường mầm non

Xếp đồ chơi ở nơi sao cho mọi trẻ có thể nhìn thấy và tự mình lấy được bất kì đồ chơI

nào một cách dễ dàng (phù hợp với độ tuổi, đảm bảo yêu cầu giáo dục và duy trì hứng thú

lâu dài)

Khi mua hoặc làm, nhận đồ chơi về lớp, giáo viên cần có sổ ghi từng loại đồ chơi một

cách rõ ràng, thỉnh thoảng phải kiểm tra, bổ xung và sửa chữa

Nhắc nhở trẻ giữ gìn đồ chơi, không đập ném Chơi xong phải cất lại gọn gàng ngăn nắp

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho đồ chơi

1.3 PHÂN LOẠI ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI

(Sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm, chia 2 nhóm theo yêu cầu của giảng

viên, tìm hiểu và báo cáo những nội dung sau)

1.3.1 Phân loại đồ chơi theo lứa tuổi mầm non

Căn cứ vào sự phát triển của các độ tuổi với việc sử dụng đồ chơi thích hợp để rèn luyện

cơ thể, phát triển các giác quan, phát triển tư duy, ngôn ngữ, trí tưởng tượng sáng tạo trong

các hoạt động và vào các trò chơi khác nhau để phân loại:

1.3.1.1 Trẻ nhà trẻ (Từ 0 tháng tuổi đến trước 3 tuổi)

Đồ chơi chia ra làm 2 loại:

a Những vật liệu cho hoạt động cơ bắp lớn

Bao gồm:

- Những vật có cấu trúc từ môi trường xung quanh (dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi):

Bậc cầu thang thấp, ghế dài nhỏ, lốp xe để cố định

- Những vật thông thường (dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên): Chiếu, nôi, võng, gậy

dài ngắn, hộp, ghế

- Những đồ chơi và những vật được chế tạo (dùng cho trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên): Xe

tập đi, ngựa gỗ, xe đẩy bằng gỗ hoặc bằng nhựa, ván trượt và các khối gỗ

Trang 7

b Những vật liệu cho hoạt động cơ bắp nhỏ

- Những vật liệu dễ kiếm (cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên): Những đồ chơi có thể lấy đi

hoặc treo ở nôi, cũi: Quả bóng bay, bóng cao su, búp bê, lúc lắc có nhiều mầu phát ra tiếng

động giúp trẻ có thể nhìn hay giơ tay với, chăm chú nghe hay quay đầu nhìn theo

- Những vật liệu ứng biến ngay được (cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến trước 3 tuổi): Đó là

những loại làm bằng vải, bìa hộp các – tông, khuy áo, hạt cườm, mảnh tre các cỡ, bao diêm,

đất sét, đất nặn cho trẻ nhìn, với, lấy, ném, dấu, tìm, sắp xếp, đóng kịch

1.3.1.2.Trẻ mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi)

Đồ chơi được phân loại theo nội dung trò chơi có luật, có chủ đề

a Đồ chơi học tập

b Đồ chơi phản ánh sinh hoạt

c Đồ chơi sân khấu âm nhạc

d Đồ chơi trang trí và hài hước

e Đồ chơi lắp ghép, xây dựng

1.3.2 Phân loại theo nguyên vật liệu làm đồ chơi

Đồ chơi cho trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú, có thể làm từ rất nhiều nguồn

nguyên liệu khác nhau và được phân chia thành các nhóm:

1.3.2.1 Đồ chơi làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên

1.3.2.2 Đồ chơi làm từ các nguyên vật liệu tái chế

CHƯƠNG II: THỰC HÀNH LÀM ĐỒ CHƠI

Mục tiêu:

Cung cấp cho sinh viên những kĩ năng thực hành thực tập, cách sử dụng các nguyên vật

liệu khác nhau để làm đồ chơi cho trẻ mầm non nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu vui chơi

và phát triển của trẻ

Với chương này yêu cầu sinh viên thực hành là chính, nên sau khi cung cấp kĩ năng

cho sinh viên, giảng viên có thể cho sinh viên thực hành độc lập hoặc theo nhóm tùy

theo nội dung cụ thể )

2.1 ĐỒ CHƠI HỌC TẬP

2.1.1 Lô tô

a Khái niệm

Lô tô là một lọai đồ chơi học tập có những cặp hình vẽ giống nhau từng đôi một, có tác

dụng giáo dục trẻ về mặt trí tuệ và ngôn ngữ

b Cấu tạo

Là một bảng lớn bằng bìa cứng có hình vuông hoặc chữ nhật, kích thước to nhỏ tuỳ theo

độ tuổi, trong đó chia ra nhiều ô bằng nhau, từ các ô đó chia tiếp thành hai phần, 1 phần vẽ

hình, 1 phần để trống, kèm theo là các ô cắt rời có kích thước và hình ảnh giống ô trên ô

trống Các ô này được đựng vào phong bì để sau bảng

Trang 8

c Cách chơi

Khi chơi cô giáo phát cho mỗi trẻ một bộ, cô giới thiệu tranh, cách chơi và yêu cầu trẻ

xếp đúng hình, cùng hướng

Trẻ lấy hình rời ra và xếp cho đủ vào các ô để trống bên cạnh các ô có hình trên bảng lớn

Xếp xong, trẻ đưa cô giáo xem Sau khi góp ý, cô để trẻ sửa lại cho đúng yêu cầu hoặc khen

ngợi trẻ

d Cách làm

* Chuẩn bị:

* Tiến hành:

2.1.2 Tranh bù chỗ còn thiếu

a Khái niệm

Là một loại đồ chơi học tập có những bộ hình vẽ giống nhau, được thiết kế thành một

bức tranh giúp trẻ biết quan sát, đối chiếu, so sánh Loại này chủ yếu dùng cho mẫu giáo lớn

b Cấu tạo

Gồm một bảng lớn hình vuông trong đó chia thành 25 ô vuông nhỏ Xếp đặt hình vào 16

ô ở từng cạnh của hình vuông còn 9 ô ở giữa bỏ trống, đồng thời làm 9 ô cắt rời có kích

thước và hình tương tự như các ô trên bảng lớn Những ô cắt rời này được đặt trong phong

bì gắn sau bảng

c Cách chơi

Điền những hình cắt rời vào nhứng ô để trống của từng hàng, sao cho mỗi hàng đều có

đủ 5 thứ hình nhưng không trùng lặp Ai xếp đúng là được

d Cách làm

* Chuẩn bị:

* Tiến hành:

2.1.3 Bộ lồng hộp

a Khái niệm

Là loại đồ chơi học tập của trẻ nhà trẻ, thường dùng cho lứa tuổi từ 12 – 18 tháng tuổi,

giúp trẻ phân biệt kích thước to nhỏ và rèn luyện sự khéo léo của bàn tay, ngón tay

b Cấu tạo

c Cách chơi

2.1.4 Đô mi nô

a Khái niệm:

Là một loại đồ chơi học tập của trẻ mẫu giáo Nhằm mở rộng vốn hiểu biết của trẻ,

phát triển thị giác, tư duy

b Cấu tạo:

Gồm 28 hình chữ nhật ( có chiều dài = 2 chiều rộng) trên mỗi hình chữ nhật chia

làm 2 phần có vẽ sẵn các hình hoạ

Trang 9

c Cách chơi:

Chia 28 quân bài cho 1 nhóm trẻ (chia hết và đều) Trẻ đầu tiên đặt một quân bài,

các trẻ khác nhìn quan bài thấy hình tương tự thì xếp nối tiếp Trẻ nào không có hình tương

ứng thì bỏ lượt Trẻ nào hết bài trước thì thắng

d Cách làm:

2.2 ĐỒ CHƠI MIÊU TẢ HÌNH TƢỢNG

2.2.1 Khái niệm

Đồ chơi miêu tả hình tượng là những đồ chơi được làm bằng vải, mút, miêu tả khái

quát hình ảnh các con vật, đồ vật quen thuộc với trẻ, có thể dùng làm đồ chơi hoặc trang trí

lớp

2.2.2 Cách làm

a, Chuẩn bị nguyên vật liệu dụng cụ:

b, Quy trình thực hiện chung:

Bước1: Chọn vải phù hợp với mẫu định thể hiện

Bước2: Lấy bìa in và cắt theo các hình:

Bước 3: May:

Bước 4: Nhồi:

2.3 BỒI GIẤY THEO KHUÔN

2.3.1 Ý nghĩa tác dụng

Bồi giấy theo khuôn là một loại kĩ thuật đơn giản, nó hoạ lại hình ảnh của đồ vật, con

vật, đồ chơi, nhằm tạo nên nhiều đồ chơi cho trẻ và giúp trẻ phát triển về nhận thức, thẩm

mỹ, ngôn ngữ

2.3.2 Cách làm

a Chuẩn bị vật liệu:

- Giấy để bồi: tất cả các loại giấy bở và xốp đều dùng được (giấy báo, giấy viết cũ,

giấy bản, giấy pơ luya )

- Khuôn mẫu:

+ quả tươi, nhẵn

+ Đồ vật: chén, lọ, bát, đĩa

+ Các hình mẫu đồ chơi: búp bê, con vật

- Sơn, bột vẽ các mầu

- Hồ dán, kéo, dao nhọn

b Quy trình thể hiện:

Có hai cách bồi giấy: Bồi bên ngoài khuôn mẫu và bồi bên trong khuôn mẫu

* Bồi bên ngoài khuôn mẫu (khuôn lồi)

* Bồi bên trong khuôn mẫu ( khuôn lõm)

Trang 10

Thường dùng để bồi những vật có cấu tạo hở và rỗng Đặc biệt cách bồi này có ưu

điểm: có chỗ tựa cho ngón tay khi đặt giấy bồi vào để có thể miết đi, miết lại làm cho giấy

bồi bám chắc vào khuôn mẫu, sản phẩm cứng cáp hơn và thường nhỏ hơn khuôn mẫu

- Bồi lần 1: Giống khuôn lồi miết thật mạnh để hằn lên những chỗ lỗi lõm của mẫu

vật Nhúng độ hai lượt giấy bản mỏng vào nước, đặt trước vào khuôn mẫu

- Bồi lần 2: Lấy giấy báo xé nhỏ2/3 đốt ngón tay (lựa thớ giấy mà xé để đoạn giấy

xé ra dài và mịn để dễ bồi), ngâm vào dung dịch hồ + nước, dùng ngón tay miết mạnh cho

giấy bám chặt và hằn rõ những chi tiết của vật Bồi liên tiếp 7 – 8 lần Đem phơi sản phẩm

ra gió cho mau khô Sau khi đã phơi khô đều, dùng ngón tay nhẹ nhàng gỡ sản phẩm ra khỏi

khuôn mẫu Dán lớp giấy mầu trắng phía ngoài sản phẩm rồi sơn mẫu cho phù hợp

2.4 ĐỒ CHƠI SÂN KHẤU, ÂM NHẠC

2.4.1 Rối

a Giới thiệu chung

- Múa rối là 1 nghệ thuật khiến nhứng vật vô tri (rối) cử động trên sân khấu, còn

người điều khiển chúng được che kín Múa rối đã có từ rất lâu đời Theo nghiên cứu múa rối

được truyền tụng cách đây hơn 5000 năm ở Ấn độ và 2000 năm ở Trung Quốc

- Múa rối có tác dụng tốt đến giáo dục đạo đức cho trẻ, kích thích trí tưởng tượng,

giáo dục thẩm mĩ

b Một số loại rối

- Rối dẹt, Rối tay, Rối que, Rối nước, Rối bóng, Rối dây

c Cách làm một vài loại rối đơn giản

- Rối dẹt:

+ Chuẩn bị: Bìa cứng (có thể thay bằng giấy báo bồi 3 lần, mo cau hay mo nang ép

phẳng, da thú vật đã thuộc ), bút chì, mầu, giấy mầu, keo dán…

+ Cách làm:

Vẽ và cắt hình con rối cao 20 – 25 cm Các bộ phận cần cử động dùng dây thép, dây

đồng hay chỉ đính vào thân con rối Buộc các que cử động bằng dây đồng hay thép to, có thể

thay bằng que tre, nứa vót kĩ Tô mầu cho rối, vẽ mắt, mũi

- Rối tay:

2.4.2 Mũ múa

a Khái niệm: Mũ múa thể hiện hình ảnh đặc trưng khái quát được cách điệu cao của

các con vật, các loại hoa lá quen thuộc gần gũi với trẻ em

b Tác dụng: Được dùng khi múa, diễn kịch ở trường mầm non Khơi gợi trí tưởng

tượng của trẻ mầm non, giáo dục đức – trí – thể – mỹ

c Chuẩn bị nguyên vật liệu và thiết kế khối mũ giấy:

- Chuẩn bị: Bìa, giấy trắng, giấy mầu, mầu vẽ, hồ dán, bút dạ, kim chỉ hoặc ghim bấm…

Chuẩn bị hoạ tiết: chọn lựa hoạ tiết cho phù hợp với ý định ( các hình mẫu: thỏ, gà,

bướm, hoa gấu )

d, Quy trình thể hiện:

Ngày đăng: 26/09/2024, 18:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN