1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài kiểm tra lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên 8

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường mầm non
Tác giả Tạ Thị Huệ
Trường học Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
Chuyên ngành Giáo dục hòa nhập
Thể loại Bài kiểm tra
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 736,49 KB

Nội dung

Câu 2 6 điểm: Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày những liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây: 1/ Tổ chức đào tạo và phát triển c

Trang 1

BÀI KIỂM TRA SỐ 02

Họ và tên: Tạ Thị Huệ

STT: 03

Đơn vị công tác: Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng dạy

trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển

phẩm chất, năng lực người học

Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày những liên

hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây:

1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo;

2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở;

3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp;

5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương

Trang 2

BÀI LÀM

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng dạy

trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển

phẩm chất, năng lực người học

Tại trường CĐSP Nam Định tôi được phân công giảng dạy học phần Giáo dục hòa nhập

Sau đây là một số thông tin về học phần và kế hoạch, ý tưởng giảng dạy học phần thông qua một

tiết học cụ thể

Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Sinh viên nắm vững nội dung cơ bản của học phần bao gồm hệ thống tri thức

cơ bản về: Giáo dục hòa nhập; trẻ có nhu cầu đặc biệt; các nguyên tắc giáo dục hoà nhập, quy

trình giáo dục hoà nhập, điều kiện giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường

mầm non; nhận diện được trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường mầm non

- Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã học để nhận diện trẻ có nhu cầu đặc biệt;

biết lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt ở trường mầm non để hình thành

kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân

- Thái độ: Yêu thích môn học, tin tưởng vào triển vọng của giáo dục hòa nhập cho trẻ có

nhu cầu đặc biệt, có tinh thần trách nhiệm trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập, có ý thức

tự học để rèn luyện tay nghề, hình thành năng lực sư phạm cho người giáo viên mầm non; góp

phần hình thành lòng yêu trẻ, yêu nghề, có hứng thú tìm hiểu, khám phá đời sống tâm lý của trẻ

có nhu cầu đặc biệt trong hoạt động nghề nghiệp, hình thành tình cảm, lý tưởng nghề nghiệp đúng

đắn

- Mục tiêu năng lực: Hình thành năng lực nhận diện trẻ có nhu cầu đặc biệt, năng lực lập

kế hoạch chăm sóc, giáo dục và năng lực đánh giá cho trẻ có nhu cầu đặc biệt ở trường mầm non;

góp phần phát triển năng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc

biệt ở trường mầm non Từ đó, hình thành lòng yêu nghề, yêu trẻ, niềm tin vào ý nghĩa của công

tác giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt cho sinh viên

Tóm tắt nội dung học phần

Nội dung cơ bản của học phần bao gồm hệ thống tri thức về: Giáo dục hòa nhập; trẻ có

nhu cầu đặc biệt; các nguyên tắc giáo dục hoà nhập, quy trình giáo dục hoà nhập, điều kiện giáo

dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường mầm non; nhận diện được trẻ có nhu cầu

đặc biệt trong trường mầm non Nội dung học phần này là nền tảng để sinh viên hình thành năng

lực nhận diện trẻ có nhu cầu đặc biệt, năng lực lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho trẻ có nhu

cầu đặc biệt ở trường mầm non; góp phần phát triển năng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc,

giáo dục và năng lực đánh giá cho trẻ có nhu cầu đặc biệt ở trường mầm non Từ đó, hình thành

lòng yêu nghề, yêu trẻ, niềm tin vào ý nghĩa của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu

đặc biệt cho sinh viên

Trang 3

Phân phối thời gian

Nội dung Số

tiết

Phân phối thời gian

LT TH TL KT

Chương 1 Những vấn đề chung về giáo dục hòa

nhập 3 2 0 2 0

Chương 2 Giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc

biệt trong trường mầm non 11 6 6 3 0,5

Chương 3 Nhận diện trẻ có nhu cầu đặc biệt trong

trường mầm non 16 8 8 6 1

Cộng 30 16 14 11 1,5

GIÁO ÁN

Tên bài: Quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường mầm non

Người dạy: ThS Tạ Thị Huệ

Lớp dạy: Cao đẳng Mầm non Khóa…

Ngày dạy: Ngày…tháng…năm…

Tiết dạy: Tiết…

Thời lượng: 50 phút

Địa điểm: Phòng…

Vị trí bài dạy: Bài dạy thuộc Chương 3: Giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

trong trường mầm non; Mục 2: Quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong

trường mầm non; Nội dung bài dạy: 2.1 Xác định nhu cầu và khả năng của trẻ có nhu cầu đặc

biệt và 2.2 Lập kế hoạch giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

1 Mục tiêu bài học

- Kiến thức: Sinh viên hiểu rõ và phân tích được hai bước đầu tiên trong quy trình giáo

dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường mầm non

- Kĩ năng: Sinh viên bước đầu hình thành kĩ năng xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân

cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường mầm non

- Thái độ: Sinh viên học tập tích cực, thái độ nghiêm túc, nâng cao lòng yêu nghề, mến

trẻ Có ý thức liên hệ thực tiễn những kiến thức đã được học

- Định hướng phát triển năng lực: Tiếp tục hình thành ở người học năng lực xây dựng kế

hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường mầm non

2 Chuẩn bị

- Máy tính, Máy chiếu, giấy A0, bút dạ

- Các tư liệu, tài liệu: Video, hình ảnh, các tư liệu văn bản

- Giáo trình và các tài liệu tham khảo

Trang 4

3 Ý đồ sư phạm

Triển khai đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

với các biện pháp cụ thể:

+ Khai thác và sử dụng công nghệ thông tin, các phương tiện hiện đại vào quá trình giảng

dạy

+ Sử dụng phối hợp các phương pháp, các hình thức dạy học trong đó chú trọng sử dụng

các phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, tự nghiên cứu nhằm phát huy

tối đa tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên

4 Tiến trình lên lớp

Thời

gian

Nội dung Phương pháp

2

phút

Hoạt động 1: Ổn định lớp

- Giới thiệu các thầy cô giáo dự giờ

- Giới thiệu bài mới

- GV trình chiếu, nhắc lại nội

dung tiết học trước Dẫn dắt,

giới thiệu nội dung cơ bản

của bài

20

phút

Hoạt động 2: Tổ chức nội dung bài học mới

Chương ba GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ

CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT TRONG TRƯỜNG

MẦM NON

3.1 Nguyên tắc giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu

cầu đặc biệt trong trường mầm non

3.2 Quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu

đặc biệt trong trường mầm non

3.2.1 Xác định nhu cầu và khả năng của trẻ có

nhu cầu đặc biệt

a Xác định nhu cầu của trẻ

* Theo Tâm lí học: Nhu cầu là những đòi hỏi tất

yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và

phát triển

* Theo Maslow, con người có năm nhu cầu cơ bản

là: Nhu cầu tồn tại, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu

cầu được tôn trọng, nhu cầu được phát triển

- Đối với mỗi trẻ bất kỳ, cũng có các nhu cầu cơ bản

đó nhưng nó khác nhau theo từng độ tuổi Cụ thể:

+ Nhu cầu tồn tại: nhu cầu dinh dưỡng và nghỉ ngơi

(ngủ) theo độ tuổi

- Nêu vấn đề vào bài

- Thuyết trình, phân tích, vấn

đáp

Trang 5

+ Nhu cầu an toàn: môi trường vật chất an toàn,

không rào cản và môi trường tâm lý an toàn, gần gũi, tin

tưởng trẻ

+ Nhu cầu được vui chơi và vận động: nhu cầu được

tham gia, được khám phá, phát hiện và thao tác với đối

tượng

+ Nhu cầu phát triển tình cảm xã hội: nhu cầu được

giao lưu, chia sẻ và nhận được sự chia sẻ, yêu thương và

thiết lập mối quan hệ gắn bó với những người xung

quanh

+ Nhu cầu phát triển nhận thức: nhu cầu có cơ hội

được quan sát, được khám phá môi trường xung quanh;

nhu cầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp

- Trẻ có nhu cầu đặc biệt cũng có các loại nhu cầu

đó nhưng tùy thuộc vào mỗi loại trẻ mà mức độ nhu cầu

cụ thể khác nhau Ngoài ra, mỗi trẻ có nhu cầu đặc biệt

đều có những nhu cầu nhất định như:

+ Nhu cầu phát triển nhận thức: Cơ hội được quan

sát, được khám phá môi trường xung quanh của trẻ có

nhu cầu đặc biệt thường bị hạn chế so với trẻ bình

thường Việc đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ có nhu

cầu đặc biệt cần dựa trên chính đặc điểm của trẻ và môi

trường phát triển của trẻ Mỗi trẻ khác nhau thì nhu cầu

cần đáp ứng để tạo cơ hội phát triển lại khác nhau

+ Nhu cầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp:

Hầu hết trẻ có nhu cầu đặc biệt đều có hạn chế phát triển

ngôn ngữ Sự chậm trễ hoặc không đầy đủ trong cách

hiểu và diễn đạt ngôn ngữ ở tuổi nhà trẻ và mầm non có

ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển sau này của trẻ

+ Trẻ khuyết tật vận động thường gặp khó khăn

trong việc vui chơi và vận động

b Xác định khả năng của trẻ

- Theo Triết học: Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa

xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện,

sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng

- Theo Tâm lí học: Khả năng là kỹ năng thực hiện

một công việc nào đó, có thể là về thể chất, tinh thần

hoặc ngôn ngữ, âm nhạc hay bất kỳ lĩnh vực nào Nói

cách khác, khả năng là cái mà một người có từ khi sinh

ra, nó phụ thuộc vào cấu tạo di truyền của người đó

Trang 6

25

phút

- Khả năng của con người là tài sản của người đó

Nếu người nào có khả năng gì thì họ dễ dàng thực hiện

hoặc tài giỏi trong lĩnh vực liên quan Ngoài ra, khả năng

còn là thứ có thể sẽ xuất hiện hoặc xảy ra trong những

điều kiện nhất định

c Nội dung tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ:

Sự phát triển thể chất; Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp;

Khả năng nhận thức; Phát triển tình cảm xã hội; Phát

triển thẩm mỹ; Môi trường phát triển của trẻ

d Phương pháp xác định nhu cầu và khả năng của

trẻ

- Kiểm tra trực tiếp: Trắc nghiệm, thang đo chuẩn

- Phương pháp quan sát: Quan sát có chủ đích; Quan sát

tự nhiên

- Đánh giá nhu cầu can thiệp và giáo dục: Nghiên cứu

thông tin để tìm hiểu về trẻ; Thực hiện các thao tác đánh

giá trực tiếp trên trẻ; Kiểm tra và xác định lại hệ thống

thông tin thu thập; Tổng hợp lại và phân tích

3.2.2 Lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ có

nhu cầu đặc biệt

Kế hoạch giáo dục cá nhân là một kế hoạch bằng

văn bản được xây dựng cho một trẻ có nhu cầu đặc biệt,

là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục đối với mỗi trẻ và các

phương pháp để đạt được những mục tiêu đó cũng như

các dịch vụ trị liệu cần được cung cấp để tiến hành các

hoạt động và trị liệu trong một giai đoạn cho phù hợp

3.2.2.1 Xây dựng mục tiêu giáo dục cá nhân

- Cơ sở để xây dựng mục tiêu giáo dục cá nhân cho

trẻ có nhu cầu đặc biệt: Khả năng của trẻ; Nhu cầu cần

đáp ứng; Mục tiêu giáo dục mầm non; Điều kiện thực

hiện (môi trường giáo dục, kinh tế, nhân lực)

- Xây dựng mục tiêu giáo dục cá nhân cho một trẻ

có nhu cầu đặc biệt do giáo viên, phụ huynh cùng nhóm

hỗ trợ xây dựng theo sáu nội dung sau: Phát triển thể

chất; Kiến thức thông qua các hoạt động học tập; Phát

triển các khả năng; Hành vi ứng xử, giao tiếp; Giáo dục

tự phục vụ; Hòa nhập xã hội,…

- Mục tiêu được xây dựng theo hình thức ngắn hạn

và dài hạn; có tính tổng thể, thực hiện trong môi trường

lớp học và môi trường cộng đồng

- Gv trình chiếu 01 video thể

hiện (1) Nội dung tìm hiểu

nhu cầu và khả năng của trẻ,

(2) Phương pháp xác định

nhu cầu và khả năng của trẻ

- GV yêu cầu SV theo dõi

video và trả lời câu hỏi

- GV vấn đáp SV: Kế hoạch

giáo dục cá nhân là gì?

- GV thuyết trình

Trang 7

3

phút

3.2.2.2 Lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ có

nhu cầu đặc biệt

1 Tên kế hoạch: Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ

…(rối loạn/khuyết tật)… (Họ tên trẻ)

Tháng/ Kì/Năm học… (thời gian giáo dục)

2 Thông tin chung về trẻ

- Họ và tên: ………… Giới tính:……

- Ngày tháng năm sinh:……Tuổi:…

- Đặc điểm chính của trẻ: Bảng tóm tắt khả năng và khó

khăn của trẻ

Mẫu bảng tóm tắt khả năng và khó khăn của trẻ:

3 Mục tiêu giáo dục: Thể chất; Nhận thức; Ngôn ngữ -

giao tiếp; Kỹ năng - hành vi;Thái độ

Căn cứ vào mục tiêu đã đề ra để lập kế hoạch giáo

dục cá nhân để đáp ứng nhu cầu của trẻ (dựa vào bảng

tóm tắt khả năng và khó khăn của trẻ)

4 Kế hoạch cụ thể:

Thời

gian

Nội dung

hoạt động

Cách

tiến

hành

Người

thực

hiện

Dự kiến

kết quả

Tháng

9

- Phát triển thể

chất:

- Phát triển nhận

thức:

- Phát triển ngôn

ngữ, giao tiếp:

- Phát triển các

kỹ năng, hành vi:

Tháng

10

Ngày duyệt kế hoạch …/…/ Ngày lập kế hoạch…/…/

Người duyệt kế hoạch Người lập kế hoạch

(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)

Hoạt động 3: Kết thúc giờ học

- GV tổ chức cho SV thảo

luận nhóm:

+ GV giao nhiệm vụ cho các

nhóm thực hiện: Xây dựng

một kế hoạch giáo dục cá

nhân cụ thể cho trẻ có nhu

cầu đặc biệt trong thời gian

một tháng Thời gian thảo

luận 7 phút, hình thức trình

bày trên giấy A0

+ Hết thời gian thảo luận GV

yêu cầu các nhóm lên trình

bày, bổ sung, góp ý cho sản

phẩm của nhau

+ GV nhận xét, chính xác hóa

kiến thức

- GV tổng kết nội dung giờ

học

- Giao nhiệm vụ tự học cho

SV

Trang 8

Câu 2 (6 điểm):

NỘI DUNG: 2 Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở

Sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi

số trong giáo dục Tuy nhiên, khái niệm và định nghĩa về quá trình chuyển đổi số giáo dục không

chỉ giới hạn ở việc dạy và học trực tuyến trong thời kỳ giãn cách, nó tiếp tục phát triển ngay cả

sau khi đại dịch kết thúc, chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục là

một trong những đề tài tham luận quan trọng của chương trình chuyển đổi số quốc gia

1 Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin

internet vào lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục

Bao gồm cải tiến phương pháp giảng dạy, cải tiến các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập, nâng cao

trải nghiệm của học sinh, sinh viên và người tham gia đào tạo

Chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với nhau Sự kết hợp

mới mẻ của công nghệ, bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách địa lý để tạo ra trải nghiệm trong học

tập, đồng thời tăng cường sự tương tác của mọi người Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số trong

giáo dục cũng đặt ra một số thách thức, bao gồm việc đảm bảo truy cập công bằng đến công nghệ,

đào tạo và hỗ trợ cho giáo viên và học sinh, và đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong môi

trường số

Mục tiêu của chuyển đổi số trong giáo dục là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra một môi

trường học tập hiện đại, linh hoạt và công bằng, nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất

của người học, đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế

Một vài ví dụ về chuyển đổi số trong giáo dục:

 Học trực tuyến (E-learning): Các trường học và tổ chức giáo dục cung cấp các khóa học

trực tuyến thông qua nền tảng và công cụ kỹ thuật số, cho phép học viên học tập mọi lúc,

mọi nơi Ví dụ: Coursera, edX, Udemy,

Giáo trình điện tử: Sáng kiến việc thay thế sách giáo khoa truyền thống bằng giáo trình

điện tử, giúp tiết kiệm giấy và dễ dàng cập nhật nội dung Các ứng dụng như Kindle,

iBooks, Google Play Books hỗ trợ đọc sách điện tử trên các thiết bị di động

Phần mềm quản lý học tập (LMS - Learning Management System): Các hệ thống quản

lý học tập như Moodle, Blackboard, Canvas, hỗ trợ giáo viên quản lý khóa học, đánh giá

và theo dõi tiến độ của học viên một cách dễ dàng và hiệu quả

Công cụ hợp tác trực tuyến: Sử dụng các ứng dụng như Google Classroom, Microsoft

Teams, Zoom, để giáo viên và học viên tương tác, học tập cùng nhau một cách linh hoạt

và hiệu quả

Trí tuệ nhân tạo và học máy trong giáo dục: Sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để

phân tích dữ liệu học tập, đưa ra gợi ý cá nhân hóa, cải thiện chất lượng giảng dạy và hỗ

trợ quá trình học tập của học viên

Trang 9

Thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo

tăng cường (AR) vào giáo dục, giúp học viên trải nghiệm môi trường học tập sinh động,

tương tác và gần gũi hơn với thực tế

Những ví dụ trên biểu hiện chuyển đổi số đã tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho giáo dục, giúp

nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng nhu cầu đa dạng của học viên trong thời đại kỹ thuật số

2 Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục

Tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục là giúp việc cung cấp giáo dục chất

lượng và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trên toàn thế giới Đặc biệt là ảnh hưởng của đại

dịch Covid-19 đã khiến hầu hết các trường học đóng cửa, điều này này đã chứng tỏ tầm quan

trọng cũng như tính cấp bách của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục

1 Thông tin đa dạng

2 Linh hoạt trong học tập

3 Tư duy mở

4 Phổ biến kiến thức kỹ thuật số cho sinh viên

5 Học tập được cá nhân hóa

6 Tương tác nhiều hơn

Thông tin đa dạng: Giờ đây, mọi thông tin dường như đều có thể tìm thấy trên Internet,

đa dạng các chủ đề và có tính tin cậy cao Học sinh, sinh viên cần chọn lọc và tìm kiếm thông tin

một cách thông minh để tiếp cận được với thông tin bổ ích và chính xác nhất

Linh hoạt trong học tập: Các lớp học trực tuyến trên Zoom, Teams, Google Meets,

giúp học sinh, sinh viên có thể tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi, trao đổi kiến thức, thảo luận

hoặc tương tác với nhau một cách dễ dàng

Tư duy mở: Thông qua các ứng dụng như Skype hay các trang mạng xã hội phổ biến khác,

học sinh, sinh viên có thể dễ dàng giao tiếp trong thời gian thực trên toàn cầu Điều này giúp họ

có thể mở mang tầm nhìn, cập nhật nhanh chóng các thông tin, kiến thức hữu ích

Phổ biến kiến thức kỹ thuật số cho sinh viên: Sinh viên ngày nay tốt nghiệp và sẽ trở

thành lực lượng lao động chính của đất nước Vì vậy, công nghệ, kỹ thuật số là cốt lõi trong các

hoạt động làm việc của họ Có thể thấy, chuyển đổi số trong giáo dục góp phần rất lớn trong việc

trau dồi kiến thức kỹ thuật số cho sinh viên

Học tập được cá nhân hóa: Các công nghệ, phần mềm học trực tuyến hiện đại cho phép

học sinh, sinh viên dễ dàng tùy chỉnh các bài giảng theo tốc độ phù hợp, đúng sở thích và mức độ

khả năng nhận thức của mỗi người Bên cạnh đó, các nền tảng học tập tùy chỉnh cũng cho phép

học sinh, sinh viên kết hợp các tài liệu học tập từ nhiều nguồn khác nhau, nhờ vậu sẽ có những

trải nghiệm phù hợp hơn

Tương tác nhiều hơn: Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những phương pháp thú

vị hơn để học tập, đồng thời dễ dàng tiếp thu thông tin mới bằng các công cụ hiện đại như máy

tính bảng, máy chiếu, chatbot, AR/ VR, phần mềm hỗ trợ AI,

Việc chuyển đổi số trong giáo dục giúp tạo ra sự tiếp cận thông tin và kiến thức một cách dễ dàng,

thu hẹp khoảng cách địa lý, cung cấp linh hoạt về thời gian và không gian học tập, tạo ra nhiều

cơ hội học tập và phát triển bản thân

Trang 10

Khái niệm "số hóa" trong lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục liên quan đến việc chuyển đổi

các hoạt động giáo dục và quy trình liên quan từ hình thức truyền thống sang hình thức dựa

trên công nghệ số Công nghệ số hóa giáo dục cho phép mọi người học theo tốc độ cá nhân, trải

nghiệm nhiều nguồn tài liệu học tập đa dạng, tương tác và hợp tác trực tuyến và đánh giá tiến

trình học tập một cách chi tiết

3 Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay

Sự bùng nổ của công nghệ đã giúp quá trình chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam tiếp

nhận thêm nhiều phương thức giảng dạy mới, mang lại tín hiệu tích cực Các thiết bị thông minh

như máy chiếu, bảng điện tử, hỗ trợ học tập được lắp đặt tại các phòng học

Một vài Ví dụ về chuyển đổi số trong giáo dục: Nhiều trường học tiến hành áp dụng

phương thức dạy học trực tuyến, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học tập linh hoạt và an

toàn, như tổ chức các khóa học E-learning, tài liệu, Ebook online,

Theo thống kê, có 63 cơ sở giáo dục đào tạo, 710 phòng giáo dục đào tạo đã triển khai xây

dựng cơ sở dữ liệu chung Bên cạnh đó, 82% các trường thuộc khối phổ thông tiến hành sử dụng

phần mềm quản lý trường học

Việc áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục đã góp phần thúc đẩy hoạt động “học tập suốt

đời” cùng các tài liệu trực tuyến Trong số đó có thể kể đến hoạt động chia sẻ 5.000 bài giảng

điện tử cùng 7.000 luận văn, hơn 31.000 câu hỏi trắc nghiệm,… từ những người dạy học có

chuyên môn

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi số giáo dục toàn diện và sâu sắc nhất, minh

chứng là hàng loạt các chính sách, văn bản về chuyển đổi số trong giáo dục được ban hành (<<

click tải file PDF) Một số chủ trương khác cũng được thực hiện là tiến hành triển khai những

chương trình giáo dục phổ thông mới:

 Tin học trở thành môn học bắt buộc cho học sinh từ lớp 3 tiểu học Điều này nhằm mục

đích giúp học sinh sớm tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng mới ở trong và ngoài nước

 Công tác giảng dạy sẽ được lồng ghép với công nghệ Steam, giúp học sinh giải các bài

toán khó, đồng thời khám phá nhiều hiện tượng khoa học trong cuộc sống một cách trực

quan nhất

 Áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục đại học, các trường/ viện nghiên cứu gia tăng cơ hội

hợp tác cùng các doanh nghiệp, đồng thời triển khai hoạt động giảng dạy gắn liền với nhu

cầu về nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp Qua đó, các trường/ viện có thể nắm bắt các

thông tin, cập nhật chương trình giảng dạy, dự báo các ngành nghề mới theo xu hướng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế số, cơ cấu sản xuất để phù hợp với sự phát triển của thị trường,

xã hội

4 Cơ hội chuyển đổi số trong giáo dục giai đoạn hiện nay

Chuyển đổi số trong giáo dục mở ra nhiều cơ hội trong việc cải thiện và phát triển giáo dục, đáp

ứng nhu cầu học tập của người dân trong thời đại công nghệ 4.0 Một số cơ hội nổi bật:

Tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Sự phát triển của công nghệ thông tin và internet tạo

điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giáo dục trực tuyến Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng

kỹ thuật, bao gồm mạng internet nhanh và ổn định, sẽ giúp thúc đẩy giáo dục số

Ngày đăng: 26/09/2024, 18:27