1 TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA SỐ 02 Câu 1 4 điểm: Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần T
Trang 11
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 02
Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng
dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực người học
Bài làm
Là giảng viên được phân công giảng dạy chuyên ngành mĩ thuật tại khoa Giáo dục Mầm
non của trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định em xin tóm tắt kế hoạch dạy học học phần Mĩ
thuật
1 Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Mĩ Thuật
- Mã học phần: 502209 Số tín chỉ: 02
- Ngành đào tạo: Giáo dục Mầm non, trình độ cao đẳng
- Hình thức đào tạo: Chính quy
- Loại học phần: Bắt buộc
- Điều kiện tiên quyết: Không
2 Mục tiêu của học phần
2.1 Mục tiêu học phần
Sinh viên hiểu được một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản về Mĩ thuật cụ thể là
các năng lực thành phần: Quan sát và nhận thức thẩm mỹ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mỹ,
phân tích đánh giá thẩm mỹ Bồi dưỡng cho sinh viên ý thức tôn trọng sản phẩm văn hóa nghệ
thuật, ý thức và khả năng ứng dụng mĩ thuật vào việc chăm sóc giáo dục trẻ Đồng thời tích
cực tham gia các hoạt động học tập nhằm hướng tới mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ có
hiệu quả đạt để được các mã chuẩn đầu ra
2.1.1 Kiến thức
Sinh viên có hiểu biết về:
(1) Các vấn đề cơ bản của nghệ thuật tạo hình: vẽ, in đồ họa, cắt xé dán giấy, nặn
(2) Khái niệm về mĩ thuật, sơ lược về kiến thức lịch sử mĩ thuật Việt Nam
(3) Sử dụng được một số chất liệu khác nhau như: màu nước, màu dạ, màu sáp, cắt dán, xé
dán giấy
(4) Sử dụng kiến thức vào việc trang trí không gian trường học, lóp học, vẽ tranh tường, làm
đồ dùng đồ chơi
Trang 22
2.1.2 Kỹ năng
(5) Biết thực hiện một số kĩ năng cơ bản về vẽ, đồ họa in, cắt xé dán, nặn
(6) Thực hành làm một số bài tập trong chương trình như: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh
theo đề tài, phóng tranh, cắt xé dán, hoạt động nặn trong giáo dục ở bậc mầm non
(7) Biết tìm tòi, khám phá, biết phát hiện, giải quyết vấn đề đơn giản trong học tập và thực
tiễn, tập làm đẹp cho bản thân và thế giới xung quanh
2.1.3 Thái độ
Học phần góp phần vào việc hình thành thái độ theo mã chuẩn đầu ra MNH05, MNT21
(8) Sinh viên biết cảm thụ cái đẹp, biết yêu mến cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và
trong nghệ thuật
(9) Biết trân trọng những giá trị truyền thống, mong muốn vận dụng kiến thức mĩ thuật vào
học tập và công tác giáo dục trẻ mầm non
3 Chuẩn bị
3.1 Chuẩn bị của Giảng viên
- Điều kiện vật chất: Phòng học lý thuyết, thực hành
- Đề cương chi tiết, giáo trình môn học
- Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: giáo án bài giảng, giáo án điện tử, máy chiếu,
mẫu vẽ các loại
- Dự kiến hình thức, phương pháp: sử dụng trình chiếu kết hợp với thuyết trình đối với
giờ học lý thuyết, dử dụng phương pháp thực hành làm bài tập trên phòng thực hành để củng
cố kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tạo hình
3.2 Chuẩn bị của sinh viên
- Tài liệu học tập: Giáo trình
- Giấy bút, vở vẽ A3, bút chì 3B, 4B, tẩy, màu vẽ các loại
4 Kế hoạch thực hiện
4.1 Phân phối thời gian
Nội dung Số
tiết
Phân phối thời gian
LT TH TL Khác
Chương 1: Những lí luận chung về nghệ
thuật tạo hình 4 3 0 2 0
Chương 2: Luật xa gần – tỉ lệ người 2 2 0 0 0
Chương 3: Vẽ theo mẫu 6 2 8 0 0
Chương 4: Màu sắc và trang trí 8 2 10 0 1
Chương 5: Tranh đề tài, xé, cắt dán 6 1 8 0 1
Trang 33
Chương 6: Phóng tranh, Nặn 4 1 6 0 0
Cộng: 30 11 32 1 2
4.2 Nội dung chương trình
Thời
gian
Nội dung Hình thức
tổ chức và PP thực hiện
Tuần 1, 2 Chương 1 NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG
VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
1.1 Khái quát về nghệ thuật
1.1.1 Nguồn gốc của nghệ thuật
1.1.2 Các loại hình nghệ thuật
Chương 1: Cung cấp những lý luận chung về
nghệ thuật tạo hình Bao gồm: sơ lược đặc trưng
7 loại hình nghệ thuật (hội họa, điêu khắc, kiến
trúc, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, văn học)
- Tìm hiểu sơ lược lịch sử mỹ thuật Việt Nam từ
thời kỳ đồ đá tới mỹ thuật hiện đại ngày nay,
nắm được những yếu tố cơ bản của từng thời kỳ
lịch sử
1.2 Những lí luận chung về nghệ thuật
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Ngôn ngữ tạo hình
1.2.3 Một số chuyên ngành tạo hình
- Tìm hiểu khái niệm nghệ thuật tạo hình Ngôn
ngữ của nghệ thuật tạo hình (đường nét, hình
mảng, màu sắc, bố cục)
- Một số chuyên ngành tạo hình (hội họa, đồ họa,
điêu khắc)
* Tự học: Khái niệm về hội họa
* Thảo luận:
- Nguồn gốc của nghệ thuật
- Mĩ thuật có từ khi nào? Xuất hiện ở đâu?
- Thể loại nào ra đời trước?
Hoạt động trên lớp, toàn
lớp
Sử dụng phương pháp
thuyết trình, trực quan,
dùng lời…
Sử dụng máy tính, trình
chiếu power point
Phương pháp: Thuyết
trình, thảo luận nhóm,
phân tích tình huống
Trang 44
- Các thể loại hội họa
- Các thể loại đồ họa
- Các thể loại điêu khắc
Tuần 3 Chương 2 LUẬT XA GẦN – TỈ LỆ NGƯỜI
2.1 Khái quát về luật xa gần
2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Sự ra đời và vai trò của luật xa gần đối với
hội họa
2.1.3 Phép chiếu xuyên tâm và mặt tranh
2.2 Một số kiến thức cơ bản về luật xa gần
2.2.1 Đường chân trời và đường tầm mắt
2.2.2 Điểm tụ
2.2.3 Ứng dụng luật xa gần trong vẽ theo mẫu và
vẽ tranh theo đề tài
2.3 Tỉ lệ người
2.3.1 Vài nét khái quát về môn học giải phẫu tạo
hình
2.3.2 Tỉ lệ người trưởng thành
2.3.3 Tỉ lệ đầu, mặt người
* Tự học
- Khái niệm luật xa gần
- Tỉ lệ người
* Thảo luận:
- Lấy ví dụ minh họa cho đường chân trời
ví dụ minh họa cho đường tầm mắt
ví dụ minh họa cho điểm tụ
- Tìm hiểu những đặc điểm đầu mặt của người
trưởng thành
- Tìm hiểu những đặc điểm đầu mặt của trẻ em
* Bài tập thực hành: Sưu tầm những hình ảnh của
đường chân trời, đường tầm mắt, điểm tụ có trong
đời sống tự nhiên
Phương pháp: Thuyết
trình, thảo luận nhóm,
phân tích tình huống
Tuần
4,5,6
Chương 3 VẼ THEO MẪU
3.1 Khái niệm về môn vẽ
3.1.1 Vật liệu để học tập môn vẽ
3.1.2 Phương tiện để học tập môn vẽ
Trang 55
3.2 Vẽ khối cơ bản và khối cơ bản biến dạng bằng
chất liệu bút chì
3.2.1 Khái niệm về vẽ theo mẫu
3.2.2 Vẽ khối cơ bản
3.2.3 Quá trình tiến hành một bài vẽ theo mẫu –
vẽ khối cơ bản và khối biến dạng bằng chì
* Tự học:
- Tập vẽ kí họa những vật, đồ vật xung quanh
- Tập kí họa cây, hoa
* Bài tập thực hành:
- Vẽ khối cơ bản khối lập phương, khối cầu
- Vẽ khối biến dạng: khối hình chữ nhật, khối trụ
Yêu cầu: mẫu vẽ thể hiện rõ các khối, hình Phòng
thực hành: ánh sáng theo 1 chiều, có đủ giá vẽ,
bảng vẽ cho sinh viên
Chương 3: Vẽ theo mẫu tìm hiểu khái niệm về
môn vẽ theo mẫu, đường nét, hình mảng, khối,
đậm nhạt Thực hành vẽ khối cơ bản trong thiên
nhiên và khối cơ bản biến dạng
Phương pháp: Thực hành,
hướng dẫn từng nhóm
nhỏ, đánh giá sản phẩm
Vẽ theo mẫu tại phòng
thực hành
Tuần
7,8,9,10
Chương 4 MÀU SẮC VÀ TRANG TRÍ
4.1 Màu sắc và cách sử dụng màu sắc
4.1.1 Khái niệm về màu sắc
4.1.2 Hệ thống màu sắc
4.1.3 Quan hệ màu sắc
4.1.4 Cách sử dụng màu sắc trong môn vẽ
4.2 Trang trí trong đời sống và trong nghệ thuật
4.2.1 Khái quát về nghệ thuật trang trí
4.2.2 Các thể loại trang trí
4.2.3 Các nguyên tắc chung của bố cục trang trí
cơ bản
4.2.4 Họa tiết trang trí
4.2.5 Phương pháp chép, đơn giản hoa lá cách
điệu hoa lá
* Tự học: Tập vẽ kí họa hoa lá bằng chất liệu chì
* Bài tập thực hành:
- Cách điệu 2 hoa, lá đơn giản để làm họa tiết trang
Phương pháp: Thuyết
trình, thảo luận nhóm,
phân tích tình huống
Trang 66
trí
- Trang trí hình cơ bản: hình vuông
- Trang trí hình cơ bản: hình tròn
- Trang trí hình: hình chữ nhật
Cho sinh viên làm bài kiểm tra 50 phút
Nội dung:
Bằng các kiến thức đã học hãy trang trí hình
(vuông, tròn)
Yêu cầu: sử dụng họa tiết trang trí là hoa, lá đã
được cách điệu
Màu sắc: có gam màu rõ ràng
Chương 4: Màu sắc và trang trí tìm hiểu
khái niệm màu sắc, nguyên tắc phối màu và cách
sử dụng màu phục vụ cho việc vẽ tranh, trong
trang trí ứng dụng thực tiễn, trang trí các hình cơ
bản
Sinh viên thực hành trên
phòng thực hành
Tuần
11,12,13
Chương 5 TRANH ĐỀ TÀI, XÉ CẮT DÁN
5.1 Khái niệm về tranh đề tài
5.1.1 Khái niệm
5.1.2 Sự khác biệt giữa tranh đề tài và tranh tả
thực
5.2 Một số hình thức sắp đặt cơ bản của tranh đề
tài
5.2.1 Sắp đặt theo các hình khối cơ bản
5.2.2 Những yêu cầu cơ bản vẽ tranh đề tài
5.2.2.1 Mảng chính, mảng phụ
5.2.2.2 Trọng tâm
5.2.3 Phương pháp xây dựng một bức tranh đề tài
đơn giản
5.2.3.1 Nghiên cứu nội dung đề tài
5.2.3.2 Xây dựng hình tượng nhân vật và tạo dựng
bối cảnh
5.2.3.3 Tìm phác thảo bố cục tranh
Thảo luận:
- Tranh đề tài khác và giống nhau với vẽ tranh tự
do như thế nào
Phương pháp: Thuyết
trình, thảo luận nhóm,
phân tích tình huống
Trang 77
- Tại sao khi vẽ tranh theo đề tài phải xây dựng bố
cục tranh
- Chủ đề và đề tài khác nhau như thế nào
5.3 Xé, cắt dán
5.3.1 Các kỹ năng xé, cắt dán
5.3.2 Xé, cắt dán tranh
* Tự học: Sưu tầm tranh, ảnh đề tài ở mầm non
* Bài tập thực hành:
- Vẽ một bức tranh về sinh hoạt của trẻ ở lớp mẫu
giáo lớn
Yêu cầu: vẽ bằng màu sáp, bút dạ, màu nước hoặc
chì màu, trên giấy A4
- Vẽ một bức tranh về chủ đề lễ hội
Yêu cầu: vẽ bằng màu sáp, bút dạ, màu nước hoặc
chì màu, trên giấy A4
- Xé cắt dán một bức tranh theo đề tài tự chọn
Yêu cầu: xé, cắt dán giấy màu hoặc giấy báo có
màu, trên giấy A4
Phương pháp: Thực hành,
hướng dẫn từng nhóm
nhỏ, đánh giá sản phẩm
Tuần 14,
15
Chương 6 PHÓNG TRANH VÀ NẶN
6.1 Phóng tranh
6.1.1 Ý nghĩa và tác dụng của việc phóng tranh
6.1.2 Các phương pháp phóng tranh
6.1.2.1 Phóng tranh kẻ ô vuông
6.1.2.2 Phóng tranh kẻ ô bàn cờ
6.1.3 Phóng tranh
* Bài tập thực hành: Phóng một bức tranh do giảng
viên chuẩn bị phóng to lên khổ giấy A4
Yêu cầu: phóng 1 bức tranh theo phương pháp kẻ
ô vuông, phóng tranh 1 bức tranh theo phương
pháp kẻ ô bàn cờ
Phương pháp: Thuyết
trình, thảo luận nhóm,
phân tích tình huống
Trang 88
6.2 Nặn
6.2.1 Nặn hình khối cơ bản
6.2.2 Nặn hoa quả
6.2.3 Nặn các con vật
* Tự học: Nặn các khối hình cơ bản: vuông, tròn,
tam giác
* Bài tập thực hành:
- Nặn quả theo mẫu
- Nặn các con vật mà em yêu thích
Cho sinh viên làm bài kiểm tra 50 phút
Bằng các kiến thức đã học hãy nặn con vật nuôi
trong gia đình
Yêu cầu: thể hiện được đặc điểm của con vật nuôi
trong gia đình
Màu sắc: sử dụng màu sắc tươi vui, rõ ràng
Phương pháp: Thực hành,
hướng dẫn từng nhóm
nhỏ, đánh giá sản phẩm
5 Đánh giá kết quả học phần
- Thời gian dự lớp tối thiểu: 80% số tiết
- Số bài kiểm tra: 02; điểm trung bình các bài kiểm tra phải đạt tối thiểu 4,00
+ Số bài kiểm tra thường xuyên: 01, hình thức kiểm tra thực hành
+ Số bài kiểm tra định kì: 01 hình thức kiểm tra thực hành., thời gian làm bài 50 phút
- Thi học phần: hình thức thi Thực hành, thời giam làm bài 90 phút
- Điểm trung bình các điểm kiểm tra (kiểm tra thường xuyên hệ số 1, kiểm tra định kỳ hệ số
2) có trọng số 0,4;
- Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 0,6
- Thang điểm: Bước 1: thang 10 làm tròn đến 2 chữ số thập phân; bước 2 chuyển sang thang
điểm chữ A, B, C, D, F
6 Học liệu
6.1 Tài liệu chính:
[1] Phạm Thị Chỉnh, Trần Tiểu Lâm (2008), Giáo trình: Mĩ thuật – dành cho hệ CĐSP
Mầm non, NXB Giáo dục
6.2 Tài liệu tham khảo
[2] Lê Văn Bình (2002), Giáo trình: Tạo hình và Phương pháp hướng dẫn hoạt động
tạo hình cho trẻ em - Hoạt động tạo hình, quyển 1, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
[3] Ưng Thị Châu, Nguyễn Lăng Bình, Lê Đức Hiển (1998), Giáo trình: Tạo hình và
Phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ, NXB Giáo dục
Trang 99
[4] Trần Tiểu Lâm- Đặng Xuân Cường (1998), Giáo trình: Luật xa gần và Giải phẫu tạo
hình, NXB Giáo dục
Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày những
liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây:
1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo;
2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở;
3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;
4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp;
5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương
BÀI LÀM
Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác trình bày những liên hệ thực tế của bản thân
trong số nội dung sau đây:
Nội dung 3: Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
1 Hoạt động nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục,
đặc biệt là trong giáo dục sinh viên chuyên ngành mầm non Đối với giảng viên mỹ thuật,
việc tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ giúp phát triển năng lực cá
nhân mà còn góp phần vào việc cải tiến chương trình giảng dạy, phát triển các phương pháp
dạy học mới và phù hợp với sự phát triển chung của nhà trường
Tại trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, tôi đã tham gia vào một số đề tài nghiên cứu
nhằm tìm hiểu và phát triển các phương pháp giảng dạy mỹ thuật hiệu quả cho sinh viên
chuyên ngành mầm non Một trong những nghiên cứu tiêu biểu là việc áp dụng mỹ thuật vào
phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng tạo hình với đề tài: “Hướng dẫn sinh viên ngành giáo
dục mầm non làm đồ dùng, đồ chơi múa rối nước bằng vật liệu tái chế để sử dụng trong một
số hoạt động giáo dục ở trường mầm non” Kết quả từ các nghiên cứu này không chỉ giúp cải
thiện chất lượng giảng dạy mà còn được sử dụng để phát triển các tài liệu và giáo trình phù
hợp với sinh viên, giúp sinh viên phát huy khả năng sáng tạo, tạo ra những bộ đồ dùng, đồ
chơi phục vụ hoạt động dạy học ở trường mầm non
Trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, tôi gặp phải một số
thách thức như thiếu kinh phí, nguồn tài liệu tham khảo hạn chế, và khó khăn trong việc tiếp
cận các phương pháp nghiên cứu mới Tuy nhiên, bằng việc hợp tác với các đồng nghiệp và
sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có, chúng tôi đã vượt qua những khó khăn này và đạt được
những kết quả khả quan Từ công việc nghiên cứu khoa học của bản thân mình, tôi thấy “Hoạt
động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế” tại trường còn có những hạn chế sau: về cơ
Trang 1010
chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn còn những thủ tục rườm rà trong khâu xét
duyệt và cấp kinh phí, thanh quyết toán làm đề tại khoa học Mỗi một chủ nhiệm đề tài sau
khi bảo vệ xong thì họ đều ngại nhất là khâu thanh quyết toán kinh phí với rất nhiều các thủ
tục cần phải hoàn thành, từ khâu xin chữ ký các đồng chí có liên quan, đến khi hoàn thành
xong muốn rút tiền cần phải có hóa đơn đỏ thanh toán, rồi phải đi mua hóa đơn khi đầy đủ
hoàn thiện thủ tục mới bắn tiền vào tài khoản, số tiền mà người chủ nhiệm đề tài nhận lại phụ
thuộc vào đơn vị có nhiều người hay ít người Nhiều người thì số người dự đông, số tiền nước
phục vụ cho buổi bảo vệ mới được nhiều Vì vậy kinh phí đối với chủ nhiệm một đề tài dao
động từ hai triệu đến hai triệu rưỡi Bên cạnh những giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu
khoa học nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường thì còn có những giảng viên chưa
nhận thức rõ vai trò của nghiên cứu khoa học, không tích cực tham gia nghiên cứu khoa học
vì lý khách quan như nhà trường chỉ còn đào tạo một chuyên ngành giáo dục mầm non, lãnh
đạo nhà trường chỉ cho các giảng viên tham gia viết đề tài nghiên cứu liên quan đến chuyên
ngành mầm non, các giảng viên có chuyên ngành không thuộc mầm non rất khó để nghiên
cứu viết bài, lý do chủ quan do hạn chế về chuyên môn nghiên cứu, không muốn làm những
đề tài do không đúng chuyên môn giảng dạy của mình, rồi làm xong đề tài lại chỉ bỏ vào kho,
thư viện, việc ứng dụng sử dụng rất ít Kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học rất hạn hẹp
không động viên khuyến khích được giảng viên tham gia nghiên cứu làm đề tài, mỗi một đề
tài giảng viên mất khoảng thời gian từ 8-10 tháng mới xong, số tiền mà họ nhận được sự hỗ
trợ của nhà trường khoảng hơn 2 triệu đồng dành cho kinh phí phục vụ in ấn, photo, mua nước
uống phục vụ buổi bảo vệ đề tài Ai muốn làm đề tài chủ yếu là do đăng ký thi đua chiến sĩ
cấp cơ sở mới phải làm đề tài, còn lại sự hứng thú làm đề tài hầu như không ai muốn do sự
vất vả cộng với kinh phí hạn hẹp không khuyến khích được giảng viên làm đề tài khoa học
Đối với các bài báo khoa học, hội thảo cáp trường, liên trường, cũng chỉ được tính tiết, tính
giờ chứ không có kinh phí hỗ trợ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa
học chưa đáp ứng được với sự phát triển của thời đại như các nguồn tư liệu muốn nghiên cứu
trong và ngoài nước của nhà trường còn ít các tư liệu tham khảo chủ yếu từ các đầu sách,
không khai thác được từ tài nguyên số, thư viện số của nhà trường Người nghiên cứu muốn
tra cứu tìm hiểu phải lên thư viện trong khi đó với kỷ nguyên số hóa chỉ bằng cái kích chuột
do thư viện nhà trường không có điều kiện số hóa
Ngoài việc nghiên cứu khoa học bản thân cá nhân mỗi giảng viên có nhiệm vụ giúp đõ
và hướng dẫn sinh viên làm công việc nghiên cứu khoa học Tại trường nơi em công tác hàng
năm có tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học thông qua hội thi sáng tạo sinh viên Khoa,
nhà trường cho sinh viên thiết kế những sản phẩm là đồ dùng, đồ chơi mầm non được triển
khai đăng ký theo nhóm hoặc cá nhân, dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa
trong trường Bên cạnh đó thì những bạn sinh viên năm cuối đủ điều kiện làm đề tài khóa luận