1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận luật hiến pháp đề tài quyền con người trong hiến pháp 2013

10 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Con Người Trong Hiến Pháp 2013
Tác giả Sinh Viên Thực Hiện
Người hướng dẫn Giảng Viên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã ghi nhận một cách toàn diện và đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, thể hiện sự cam kết của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền co

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA LUẬT



TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: LUẬT HIẾN PHÁP

Đề tài: QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP 2013

Giảng viên:

Sinh viên thực hiện:

Lớp: MSSV:

TP.HCM, ngày 01 tháng 01 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I KHÁI NIỆM QUYỀN CON NGƯỜI 5

1 Quyền con người 5

2 Đặc trưng cơ bản 5

3 Phân loại các quyền con người 5

II SỰ GHI NHẬN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM 6

1 Sự cải tiến của Hiến pháp 2013 về quyền con người 6

2 Chế định quyền con người trong Hiến pháp 2013 7

2.1 Nhóm các quyền con người về dân sự, chính trị 7

2.2 Nhóm các quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa 7

3 Nhà nước bảo đảm về quyền con người 7

III GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP.8 1 Quyền con người là cơ sở để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh 8

2 Quyền con người là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức 8

IV MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI 9

1 Nhận thức của một bộ phận người dân về quyền con người còn hạn chế 9

2 Hệ thống pháp luật về quyền con người còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn 9

3 Việc thực thi pháp luật về quyền con người còn chưa hiệu quả 10

4 Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền con người còn chưa chặt chẽ 10

5 Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền con người còn chưa tích cực 10

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Đề tài quyền con người trong Hiến pháp 2013 là một đề tài quan trọng, có ý

nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước Quyền con người là những

quyền tự nhiên, vốn có của con người, không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào

như chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch, địa vị xã hội, Quyền

con người là giá trị tối thượng của nhân loại, là cơ sở để xây dựng và phát

triển con người

Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất của một quốc gia, có vai trò quan

trọng trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người Hiến

pháp Việt Nam năm 2013 đã ghi nhận một cách toàn diện và đầy đủ các

quyền con người, quyền công dân, thể hiện sự cam kết của Nhà nước Việt

Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quyền con người, quyền công

dân được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 Từ đó, có thể nâng

cao nhận thức của người dân về quyền con người, quyền công dân, góp phần

xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, nơi mọi người đều được

hưởng các quyền và lợi ích cơ bản của mình

Tiểu luận này sẽ tập trung phân tích các quy định của Hiến pháp Việt Nam

năm 2013 về quyền con người, quyền công dân Tiểu luận sẽ phân tích các

vấn đề như sau: khái niệm, đặc điểm của quyền con người; Các quyền con

người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013; Trách nhiệm của

Nhà nước, trong việc bảo vệ quyền con người

Cụ thể, việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta trả lời được các câu hỏi

sau: Quyền con người là gì? Đặc điểm của quyền con người? Các quyền con

người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013

bao gồm những quyền nào? Trách nhiệm của Nhà nước, của mọi cơ quan, tổ

chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân là gì?

Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài này cũng sẽ giúp chúng ta có thể đưa ra

những giải pháp để bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam một

cách hiệu quả hơn Tiểu luận này được thực hiện với mong muốn góp phần

nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người, quyền công dân, từ đó

thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam

Trang 5

I. KHÁI NIỆM QUYỀN CON NGƯỜI

1 Quyền con người

Quyền con người là quyền vốn có của con người, là quyền tự nhiên và khách

quan được công nhận và bảo vệ trong các văn bản quy phạm pháp luật và các

thỏa thuận pháp lý quốc tế Quyền con người là giá trị tối thượng của nhân

loại, là cơ sở để bảo vệ và phát triển con người

2 Đặc trưng cơ bản

Quyền con người là quyền vốn có của mỗi cá nhân, nên quyền con người luôn

có những đặc trưng cơ bản như tính phổ quát, tính không thể chuyển nhượng,

tính không thể phân chia và tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau

Tính phổ quát được thể hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới vì mọi người đều

được hưởng quyền con người

Quyền con người không thể bị tước đi hay bị hạn chế vì lý do tùy tiện bởi bất

kì ai Điều đó thể hiện tính không thể chuyển nhượng của quyền con người

Quyền con người mang tính không thể phân chia Tất cả các quyền con người

đều có tính bình đẳng như nhau, không phân biệt thứ bậc Các quyền sẽ được

áp dụng bình đẳng, không được phân chia làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng

các quyền khác

3 Phân loại các quyền con người

Quyền con người là toàn bộ các quyền tự nhiên của con người Có rất nhiều

cách để phân loại các quyền ấy Phổ biến nhất là cách phân loại theo nội dung

và đặc điểm Có thể chia quyền con người theo ba nhóm chính: Quyền dân sự,

chính trị; Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Quyền của nhóm dễ bị tổn thương

Quyền dân sự, chính trị là quyền bảo vệ các quyền lợi về mặt dân sự và chính

trị của cá nhân như: quyền sống; quyền tự do và an toàn cá nhân; quyền bình

đẳng trước pháp luật; quyền tự do ngôn luận; quyền bầu cử, ứng cử; quyền

khiếu nại, quyền tố cáo…

Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là những quyền nhằm bảo đảm lợi ích xã hội,

điều kiện cần thiết để cá nhân được phát triển về mọi mặt như: quyền lao

động; quyền học tập; quyền thụ hưởng bảo hiểm xã hội; quyền hưởng thụ văn

hóa; quyền nghỉ ngơi và thư giãn, quyền được giáo dục…

Quyền của nhóm dễ bị tổn thương là những quyền bảo vệ quyền lợi cho nhóm

đối tượng dễ bị phân biết đối xử haojwc bị xâm phạm quyền lợi như: quyền

phụ nữ; quyền trẻ em; quyền của người cao tuổi…

Trang 6

II. SỰ GHI NHẬN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN

TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Qua nhiều lần đổi mới, cập nhật các văn bản pháp luật, quyền con người luôn

chiếm một ví trí quan trọng nhất định trong Hiến pháp Việt Nam Trong đó,

Hiến pháp 2013 đã chế định đầy đủ và toàn diện các quyền con người

1 Sự cải tiến của Hiến pháp 2013 về quyền con người

Quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 tại Chương II “ Quyền

con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Tên chương và thứ tự

chương đã được thay đổi so với các bản Hiến Pháp trước đó Sự thay đổi này

cho thấy sự quan tâm về vấn đề con người, nhân quyền ngày càng lớn của

Nhà nước Nội dung các chương đã có sự phân định rõ ràng giữa các nhóm

quyền là quyền con người và quyền công dân, giúp phân biệt rõ giữa hai

nhóm quyền này Bản Hiến pháp 1992 chưa phân biệt được rõ hai nhóm

quyền này khi chỉ thừa nhận quyền con người thông qua chế định “ quyền con

người về chính trị, dân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội được thể hiện trong

quyền công dân” Hiến pháp 2013 đã khắc phục được hạn chế

Hiến pháp 2013 đã mở rộng chủ thể thụ hưởng quyền là tất cả mọi người,

không chỉ dừng lại ở “công nhân” mà là “mọi người” Tất cả mọi người đều

được thụ hưởng quyền con người vốn có của mình, bất kì ai không phân biệt

địa vị xã hội, kể cả những người không mang quốc tịch Việt Nam sinh sống

tại Việt Nam

Sự cải tiến lớn nhất của Hiến pháp 2013 là mở rộng phạm vi quyền, thêm

nhiều quyền mới lần đầu xuất hiện như quyền sống, quyền xác định dân tộc,

quyền sống trong môi trường trong lành,… Hiến pháp 2013 ghi nhận số lượng

cao về quyền con người, đã được mở rộng rất nhiều so với các bản Hiến Pháp

khác Hiến pháp 2013 cũng đã ghi nhận nhiều điểm mới về lĩnh vực kinh tế,

xã hội, văn hóa và lĩnh vực dân sự, chính trị; đặc biệt là có thêm vài chế định

về tài sản, đát đai, việc làm Các quy định được Hiến pháp 2013 tách riêng và

phần biệt rõ ràng các quyền so với Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013 không

những củng cố Hiếp pháp 1992 mà còn bổ sung và hoàn thiện bằng nhiều chế

định mới Sự cải tiến này góp phần quan trọng cho nhu cầu phát triển đất

nước, hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế mà nước ta làm

thành viên

Điểm mới nhất trong Hiến pháp 2013 là sự hạn chế quyền con người Lần đầu

tiên trong các văn bản pháp luật, quyền con người có thể bị hạn chế trong

những trường hợp đặc biệt Việc hạn chế quyền con người trong Hiến pháp

nhằm ngăn chặn những hành vi muốn lạm dụng quyền con người để lấn lướt

Trang 7

xã hội và được cơ quan có thẩm quyền cho phép Nhờ vậy, xã hội có thể ổn

định và hạn chế sự xung đột trong các văn bản quy phạm pháp luật

2 Chế định quyền con người trong Hiến pháp 2013

Quyền con người là một trong những nội dung quan trọng nhất của bản Hiến

pháp 2013 Hiến pháp 2013 đã quy định một cách chi tiết, đầy đủ và rõ ràng

về các chế định quyền con người Theo đó, quyền con người được xác định

theo hai nhóm: nhóm các quyền con người về dân sự, chính trị; nhóm các

quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa

II.1 Nhóm các quyền con người về dân sự, chính trị

Theo Hiến pháp 2013, quyền con người về dân sự, chính trị, mọi người đều

được bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt địa vị, chức vụ, không có ai

bị phân biệt đối xử trong đời sống xã hội, chính trị Mỗi người sinh ra đều có

quyền được sống và được pháp luật bảo hộ về tính mạng Không ai được phép

tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật

Hiến pháp 2013 quy định về các quyền như: mọi người có quyền bất khả xâm

phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá

nhân; quyền bí mật thư tín, điện thoại; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở,

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền hiến mô, bộ

phận cơ thể theo quy định của pháp luật… Theo đó, người Việt Nam định cư

ở nước ngoài vẫn là người dân Việt Nam nếu không có sự chuyển đổi quốc

tịch và được pháp luật Việt Nam bảo vệ

II.2 Nhóm các quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa

Theo Hiến pháp 2013, quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa quy

định như sau: mọi người có quyền tự do kinh doanh, làm công ăn lương;

quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế; quyền sở hữu tài sản; quyền được

sống trong môi trường trong lành; quyền được bảo về, chăm sức khỏe…

Hiến pháp cho phép nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn; trẻ em được Nhà

nước, gia đình và gia đính chăm sóc, bảo vệ; thanh niên được tạo điều kiện

học tập, giải trí; người cao tuổi được tôn trọng, chăm sóc…

3 Nhà nước bảo đảm về quyền con người

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người cho tất

cả mọi người Trách nhiệm của nhà nước đối với quyền con người là vô cùng

to lớn Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm tất cả cá nhân đều được thụ

hưởng quyền như nhau, không phân biệt, thiên vị giai cấp Trách nhiệm của

nhà nước về quyền con người cũng đã được quy định trong Hiến pháp và các

văn bản pháp luật quốc tế

Nhà nước phải bảo đảm xác định các quyền con người được ghi nhận và bảo

vệ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác Các quyền con người được

ghi nhận phải bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế đưa ra

Trang 8

Nhà nước có trách nhiệm phải bảo đảm thi hành, thực thi quyền con người

theo các quy định pháp luật Mọi người phải nhận thức được quyền con người

của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo quyền lợi của mỗi người, giúp nhà nước thực

thi tốt quyền con người cho mỗi cá nhân Theo đó, nhà nước phải có trách

nhiệm tăng cường tuyên truyền, giáo dục về quyền con người cho mọi người

và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

III. GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA QUYỀN CON NGƯỜI TRONG

HIẾN PHÁP

Quyền con người là giá trị tối thượng của nhân loại, là cơ sở để bảo vệ và

phát triển con người Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong

hệ thống pháp luật Vì vậy, quyền con người trong Hiến pháp có giá trị pháp

lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam Các quyền này là nền tảng để

căn cứ ban hành các văn bản pháp luật khác Các quy định về quyền con

người trong Hiến pháp có giá trị ràng buộc đối với mọi cơ quan nhà nước, tổ

chức, cá nhân

1 Quyền con người là cơ sở để xây dựng một xã hội dân chủ,

công bằng, văn minh

Gía trị pháp lý của quyền con người trong Hiến pháp được thể hiện qua việc

quyền con người là cơ sở để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn

minh Một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là một xã hội mà ở đó mọi

người đều được hưởng các quyền và tự do cơ bản của mình

Quyền con người là cơ sở để bảo vệ phẩm giá con người Phẩm giá con người

là giá trị cao quý của mỗi cá nhân, là nền tảng để con người phát triển toàn

diện Quyền con người là những quyền bảo vệ phẩm giá con người, giúp con

người được sống một cuộc sống tự do, bình đẳng, hạnh phúc

Quyền con người xây dựng một xã hội công bằng Công bằng là một trong

những giá trị quan trọng của xã hội Quyền con người là những quyền được

trao cho tất cả mọi người, không phân biệt đối xử Việc bảo vệ quyền con

người giúp xây dựng một xã hội công bằng, nơi mọi người đều được đối xử

bình đẳng, không bị phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ yếu tố nào

Quyền con người còn xây dựng một xã hội văn minh Văn minh là một xã hội

phát triển toàn diện về mọi mặt, cả về vật chất và tinh thần Quyền con người

là những quyền giúp con người phát triển toàn diện về mọi mặt Việc bảo vệ

quyền con người giúp xây dựng một xã hội văn minh, nơi con người được

sống trong hòa bình, hạnh phúc, được hưởng thụ những thành tựu của văn

minh nhân loại

Theo đó, quyền con người góp phần bảo đảm quyền tự do, dân chủ của con

người, bảo đảm quyền bình đẳng của con người, bảo đảm quyền phát triển

Trang 9

một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Việc bảo vệ quyền con người là

trách nhiệm của Nhà nước, cũng như của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân

2 Quyền con người là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của cá nhân, tổ chức

Gía trị pháp lý của quyền con người trong Hiến pháp không chỉ thể hiện qua

việc quyền con người là cơ sở để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng,

văn minh mà còn thể hiện qua việc quyền con người là cơ sở để bảo vệ quyền

và 76ulợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Quyền con người là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá

nhân, tổ chức Quyền con người được ghi nhận và bảo vệ trong Hiến pháp và

pháp luật của các quốc gia Việc bảo vệ quyền con người là trách nhiệm của

Nhà nước, cũng như của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân

Quyền con người là cơ sở để xác định quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,

tổ chức Quyền con người là những quyền cơ bản của con người, được pháp

luật ghi nhận và bảo vệ Trên cơ sở quyền con người, có thể xác định quyền

và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Quyền con người là cơ sở giải quyết các tranh chấp về quyền và lợi ích hợp

pháp của cá nhân, tổ chức Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền và

lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì có thể căn cứ vào quyền con người

để giải quyết tranh chấp một cách công bằng, hợp lý

Quyền con người có những đóng góp quan trọng cho việc bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của cá nhân như: Quyền con người góp phần bảo vệ quyền tự

do, dân chủ của cá nhân, tổ chức; bảo vệ quyền bình đẳng của cá nhân, tổ

chức; bảo vệ quyền phát triển của cá nhân, tổ chức Như vậy, việc bảo vệ

quyền con người cũng là việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,

tổ chức

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG VIỆC BẢO

VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

Việc bảo vệ quyền con người là trách nhiệm của Nhà nước, cũng như của mọi

cơ quan, tổ chức, cá nhân Tuy nhiên, trong thực tế, việc bảo vệ quyền con

người vẫn còn gặp phải một số vấn đề cần quan tâm

1 Nhận thức của một bộ phận người dân về quyền con người

còn hạn chế

Một bộ phận người dân vẫn chưa hiểu đầy đủ về quyền con người, chưa nhận

thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người Điều này dẫn đến

việc họ chưa biết cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hoặc có

những hành vi xâm phạm quyền con người của người khác

Trang 10

2 Hệ thống pháp luật về quyền con người còn chưa đồng bộ,

chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Hệ thống pháp luật về quyền con người ở Việt Nam vẫn còn chưa đồng bộ,

chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn Một số quy định pháp luật về quyền

con người còn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, chưa phù hợp với các chuẩn mực

quốc tế

3 Việc thực thi pháp luật về quyền con người còn chưa hiệu

quả

Việc thực thi pháp luật về quyền con người ở Việt Nam còn chưa hiệu quả

Một số trường hợp vi phạm quyền con người chưa được xử lý nghiêm minh,

dẫn đến tình trạng vi phạm quyền con người vẫn còn xảy ra

4 Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ

quyền con người còn chưa chặt chẽ

Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền con người còn

chưa chặt chẽ Điều này dẫn đến việc việc bảo vệ quyền con người chưa được

thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả

5 Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền

con người còn chưa tích cực

Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền con người còn

chưa tích cực Điều này dẫn đến việc việc bảo vệ quyền con người chưa được

phát huy tối đa

Để bảo vệ quyền con người một cách hiệu quả, cần giải quyết tốt các vấn đề

nêu trên Cụ thể, cần thực hiện các giải pháp như: tăng cường tuyên truyền,

giáo dục về quyền con người; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con

người; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền con người; tăng cường

phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền con người;

khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền con

người

Việc bảo vệ quyền con người là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của

toàn xã hội Bằng những giải pháp đồng bộ, chúng ta sẽ góp phần xây dựng

một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, nơi mọi người đều được hưởng các

quyền và lợi ích cơ bản của mình

KẾT LUẬN

Quyền con người, quyền công dân là những giá trị quan trọng của nhân loại,

Ngày đăng: 26/09/2024, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN