1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận luật môi trường đề tài pháp luật về tài nguyên rừng

35 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG
Tác giả Vương Triệu Vỹ, Huynh Hoang Tho, Nguyễn Ngọc Như Mai, Hoàng Thị Mai Phương, Nguyễn Nhật Hồng Yến
Người hướng dẫn Nguyễn Lê My Kim
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Chuyên ngành LUẬT MÔI TRƯỜNG
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 8,33 MB

Nội dung

+ Đối với hộ gia đình có nhu cầu sở hữu RSX là rừng trồng sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng nếu họ có giấy tờ chứng nhận hợp pháp xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất,

Trang 1

\ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN

MÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: PHÁP LUAT VE TAI NGUYEN RUNG Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Lê My Kim

Nhóm thực hiện: Nhóm Pass Lớp học phần: 231MT03

TT Họ tên MSSV Nhiệm vụ 1 Vương Triệu VỸ K215011061 Tham gia 2 Huynh Hoang Tho K215021105 Tham gia

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU - 222: 222222112211221112112211122111211221 111kg PHẦN NỘI DỰNG -©22:-222:2221122211221112211222111221112211221.211112 02112121112

1 Khái niệm và vai trò của tài nguyÊn rỪng c c1 1112111121112 1112111101 111011 101111011 re In c6: HH ai 1.2 Vai trò của tài nguyÊn rỪng - - - - c1 2011121111211 151 1121111811181 1 10111181112 11 101118111 HH 2 Phân loại tài nguyên rừng c1 2011020111101 1111 11111 111111111 11111 111111111111 11111111111 111 1 1kg

3 Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ác 1S 211 1211111111111111 1101 11 111 1111 ng rưêc

3.1 Đối với sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chú sở hữu 222222 S 225252555 c2 3.2 Đối với sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ees

4 Chế độ quản lý Nhà nước đối với rừng - 5s Ss E21 215112111121111 1111 1111 10211011111 rrrke

4.1 Hệ thống cơ quan quản lý đối với rừng S111 111E1111E1151211111121111 21121111111 xeeg

4.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với rừng - + 2s 1 E121111211111111121111 1 1211k

4.2.1 Quản lý nhà nước về quy hoạch lâm nghiệp -.- 55-521 E121 1212111111111 xe 4.2.2 Quản lý nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng,

chuyền loại rừng và chuyên mục đích sử dụng rừng - 5 S2 2211221222122 1 2k2 5 Quyên và nghĩa vụ của chủ rừng -s sct111111 121111211 1112111212112 11111101 1211k

6.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ 2 20 2221222111211 1121115211 1211 1181118211121 11 x2 6.3 Sản xuất lâm, nông, ngư kết hợp trong rừng phòng hộ - 5t 1 E1EE115271572212Ex x2 7 Chế độ pháp lý đối với rừng đặc dụng c1 SE 21111211211112111121111121 111gr ren 7.1 Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng 1020101 2011101111111 1111111111111 111112 tk 7.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái,

nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng - L2 22201121 1121111211121 1 18111101118 011 8111k 7.3 Ôn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vRng đệm

của các khu rừng đặc dụng - - - L2 11020111 2011101 1111111111111 11111 1111111111111 1111111111111 111 ta

œ Chế độ pháp lý đối với rừng sản xuất - Sàn SE 211112111111121111111111111 11 ng ng

Pháp luật về bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm s-csccczcccz căn c6: HH Ì ăẼ

9.2 Chế độ quản lý, bảo vệ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,

ð10, ccc ccc cceecente cece sees seceeseseeseseseeassessssesassesusessesessesesusessssesastessseesitessasenseeetieenes 9.2.1 Quy dinh về quản lý, theo dõi các loại thực vật, động vật rừng

nguy câp, nguy hiểm, quý, hiểm - 5 5c 2221222211111 1 111111118211 111 1111182111111 1811k 9.2.2 Quy định về kinh doanh, khai thác và chế biến các loài thực vật

rừng, động vật rừng nguy câp, quý, hiêm - 5 2c 2211122111121 112 2111211111112 211 1211152 9.2.3 Quy định về VIỆC nUÔI, trồng, cấy giống nhân tạo các loại thực vật,

động vật rừng nguy câp, quý, hiỂm - 2 2.0020 12120113211 151111211 15211 1111111111211 1 1xx cay

3

Trang 4

9.2.4 Quy định về việc vận chuyền, cất giữ động vật, thực vật rừng đang nguy câp, quý, hiỂm - 1 201111011 1511101 111111111111 1101111 11101111 11111119 11111111 kh

PHẦN KẾT LUẬN 52 252 2122212211271212122112111211221122122121221221212121121221 2e DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -2 522222 211221222121112112211111121112112211 22222 e

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Rừng là nguồn tài nguyên giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với con người bởi ngoài việc rừng cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào phục vụ cho đời sống thường ngày của con người thì rừng còn mang những tác động tích cực đối với môi trường Cụ thể, chúng ta đã quá quen với chức năng điều hòa khí hậu của rừng, thêm nữa là rừng còn có chức năng giúp hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ Xa hơn nữa, rừng là nơi bảo tồn các loại thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm Do đó, việc bảo vệ, giữ gìn và hướng đến phát triển rừng bền vững trở nên cần thiết hơn bao giờ hết

Tuy nhiên, một sự thật là điện tích rừng hiện nay có xu hướng thuyên giảm qua các năm, nguyên nhân xuất phát từ con người cũng có mà không phải từ con người cũng có Trong đó, phổ biến là các hoạt động chặt phá rừng không đúng quy định hay khai thác gỗ bừa bãi, hoặc là nạn cháy rừng chẳng hạn, những hoạt động này tưởng chừng không có gì nhưng thực chất lại đang tàn phá trầm trọng môi trường rừng Một nguyên nhân khác là do việc quản lý rừng của các cơ quan có thẩm quyền chưa thật sự chặt chẽ, sát sao dẫn đến pháp luật có nhưng

lại không được thực thi trên thực tế Nhóm tác giả nhận thấy, xảy ra tình trạng

nêu trên một phần xuất phát từ việc chúng ta ít có hiểu biết về rừng mà đặc biệt

là các quy định của pháp luật hiện hành về tài nguyên rừng dẫn đến chúng ta đang hành động đi ngược với tinh thần mà pháp luật đề ra Do đó, để có thể hiểu

rõ cơ chế mà pháp luật đặt ra đối với rừng tại Việt Nam, nhóm tác giả chọn chủ đề “Pháp luật về tài nguyên rừng” để tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu

Trang 6

về rừng theo cách hiểu phổ thông

Theo quy định của pháp luật chuyên ngành, cụ thể là Luật Lâm nghiệp năm 2017, khoản 3 Điều 2 Luật này quy định: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi

trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre,

nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên"

So sánh với khái niệm phổ thông, Luật Lâm nghiệp 2017 định nghĩa về rừng đầy đủ và cụ thể hơn Theo đó, rừng là một hệ sinh thái đáp ứng được các tiêu chí sau:

(Ù Tiêu chí định tính! bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác Và những yếu tố này của rừng có

mối quan hệ mật thiết với nhau

(ii) Tiêu chí định lượng” là diện tích liên vùng? từ 0,3ha trở lên; độ tàn che" từ

0,1 trở lên

1.2 Vai trò của tài nguyên rừng

Rừng được ví là lá phổi xanh của hành tinh, một bộ phận không thể thiếu của

môi trường sống, do đó vai trò của rừng đối với đời sống con người cũng vô cùng nhiều, có thể kể đến một vài vai trò tiêu biểu sau đây:

- Cung cấp nguyên vật liệu cho con người (như gỗ, củi, dược liệu, các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, .)

- Phòng chống thiên tai - Điều hòa khí hậu và hỗ trợ làm giảm tiếng ồn

1 Định tính: sử dụng quan điểm diễn giải, không chứng minh mà chỉ có giải thích và dùng lý

thuyết, thu thập dữ liệu bằng chữ 2 Định lượng: đưa ra các con số, tính khách quan cao 3 Diện tích liền vùng là diện tích vùng đất có rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung, liên tục, khoảng cách giữa các dải rừng không vượt quá 30 m và tổng diện tích các khoảng trống không quá 30% diện tích

4 Độ tàn che là mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười

6

Trang 7

- Có giá trị khoa học trong việc góp phần đảm bảo sự đa dạng sinh học trên

trái đất - Ngoài ra, còn nhiều vai trò khác

2 Phân loại tài nguyên rừng Hiện nay, có rất nhiều căn cứ được sử dụng để phân loại rừng, cụ thể các căn cứ đó là: (¡) Căn cứ theo nguồn gốc hình thành và (ii) Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu

(¡) Căn cứ theo nguồn gốc hình thành, rừng được phân thành 02 loại là rừng tự

nhiên và rừng trồng Trong đó, rừng tự nhiên hiểu đơn giản là rừng có sẵn trong tự

nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung có thể kể

đến như rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng phục hồi, rừng sau khai thác Rừng

trồng là rừng do con người trồng mà có bao gồm: rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có hoặc rừng tái sinh tự nhiên từ

rừng trồng đã khai thác

(ii) Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất Đây cũng là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay được quy định lại Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017

* Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

(i) Rừng phòng hộ đầu nguồn; (ii) Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới; (iii) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

(iv) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển * Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự

nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn

hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường

rừng bao gồm:

( Vườn quốc gia; (1) Khu dự trữ thiên nhiên;

(iii) Khu bảo tổn loài - sinh cảnh;

(iv) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa,

Trang 8

danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng: rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghỆ cao;

(v) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia

* Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh

doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung

ứng dịch vụ môi trường rừng Loại rừng này hiện nay cũng khá phổ biến Dễ dàng nhận thấy, mỗi loại rừng nêu trên đảm nhiệm những vai trò, chức

năng khác nhau Do đó, việc phân chia này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm xác

định quy chế pháp lý đối với từng loại rừng, từ đó quy định quyền và nghĩa vụ của

chủ rừng đối với từng loại rừng Những nội dung này sẽ được nhóm trình bày kỹ

hơn ở những phần tiếp theo 3 Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Chế định sở hữu đối với tài nguyên rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 có những điểm tiến bộ nhất định so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 Trong khi Luật cũ chỉ xác định quyền của Nhà nước đối với rừng, chủ rừng chỉ có quyền sử dụng, sở hữu rừng khi được Nhà nước trao hoặc công nhận? thì Luật Lâm nghiệp 2017 đã quy định hai nhóm hình thức sở hữu rừng là: Rừng sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và rừng sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư Theo đó, rừng trồng sản xuất được đầu tư từ các tổ chức, cá nhân thì đồng thời các tổ chức, cá nhân này cũng sẽ là chủ sở hữu đối với rừng.°

3.1 Đối với sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: Rừng tự nhiên; Rừng trồng do Nhà nước dâu tư toàn bộ và Rừng trồng do Nhà nước thu hổi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật

Hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng được xác lập thông qua cơ chế đại diện của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng Hình thức sở hữu Nhà

nước đối với các loại rừng kể trên được khẳng định trong các văn bản quy phạm

pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật BVPTR Với tư cách một chủ sở hữu đặc biệt, Nhà nước sẽ thực thi các quyền định đoạt đối với rừng thông qua các phương thức điều phối rừng như giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; từ đó trao quyền sử dụng rừng cho các đối tượng phù hợp

5 Xem khoản 3 Điều 5 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 6 Nguyễn Văn Tuấn (03/01/2019), Bảo vệ rừng và môi trường, Luật sư và bạn đọc: Những điều cần lưu ý trong Luật lâm nghiép 2017, <https://baovemoitruong.org.vn/luat-su-hoi-ban-doc-nhung-dieu- can-luu-y>, truy cập ngày 05/9/2023

8

Trang 9

Như vậy, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu một cách gián tiếp, chủ yếu thông qua các hoạt động của chủ rừng đối với rừng Nhà nước kiểm tra, giám sát các chủ rừng bằng hệ thống pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng và hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương

3.2 Đối với sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư Theo khoản 2 Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm: Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư; Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sẽ được Nhà nước công nhận là chủ sở hữu RSX là rừng trồng nếu như đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Thứ nhất, vốn bỏ ra để trồng RSX là rừng hoặc tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước Hiểu đơn giản là vốn do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư — đây có thể là vốn tự có của họ, vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh, liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau

mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước Thứ hai, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải đảm bảo có giấy tờ chứng minh

theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc pháp luật về đầu tư Quy định loại giấy tờ nào tùy thuộc vào từng đối tượng chủ rừng

+ Đối với tổ chức kinh tế, ngoài các tổ chức kinh tế trong nước, pháp luật còn cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam được sở hữu RSX là rừng trồng khi có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng RSX theo quy định của pháp luật về đầu tư

+ Đối với hộ gia đình có nhu cầu sở hữu RSX là rừng trồng sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng nếu họ có giấy tờ chứng nhận hợp pháp xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng RSX; giấy tờ về giao RSX là rừng trồng: hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với RSX là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu RSX là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật thì được cấp Chứng nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng

+ Đối với cá nhân là công dân Việt Nam muốn trở thành chủ sở hữu rừng phải

đáp ứng các điều kiện tương tự như đối với hộ gia đình Bên cạnh đó, pháp luật cũng không hạn chế quyền được sở hữu RSX là rừng trồng của người Việt Nam định cư tại nước ngoài, cá nhân nước ngoài có dự án trồng RSX tại Việt Nam với

9

Trang 10

những yêu cầu về thủ tục áp dụng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Lý do của sự thay đổi chế định sở hữu rừng đến từ việc luật đã thể chế hóa chế định sở hữu rừng theo quy định của Hiến pháp năm 2013 Cụ thể, Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sẵn, nguồn

lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sẵn do Nhà nước

đầu tư, quản lý là tài sẵn công thuộc sở hữu toàn dan do Nha nước đại điện chủ sở

hữu và thống nhất quản lý.” Hiến pháp là đạo luật cao nhất của nước Việt Nam,

mọi văn bản luật không được trái với Hiến Pháp, “Tài nguyên rừng” được xem là một trong các loại "tài nguyên thiên nhiên khác" do vậy đương nhiên thuộc sở hữu của toàn thể nhân dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, do đó, việc sửa đổi nêu trên là cần thiết và phù hợp Ngoài ra, việc quy định rõ các hình thức sở hữu rừng nhằm thừa nhận thành quả lao động, kết quả đầu tư của người làm nghề rừng: tạo động lực khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào rừng nghèo và hưởng lợi từ rừng; bảo đảm quản lý rừng tốt hơn, hiệu quả hơn

4 Chế độ quản lý Nhà nước đối với rừng 4.1 Hệ thống cơ quan quản lý đối với rừng Các cơ quan quản lý nhà nước đối với rừng bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên

môn:

(i) Co’ quan quan ly nha nước có thẩm quyền chung: Chính phủ là cơ quan

thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước (phân công, phân cấp cho các ngành có liên quan về bảo vệ và phát triển rùng) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền

(ii) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước, trong cơ cấu của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn có Cục Kiểm lâm Đây là lực lượng chuyên trách có

chức năng quản lý rừng và bảo vệ rừng Ngoài Các phòng, ban, Cục Kiểm lâm còn có Cơ quan kiểm lâm vùng I, II, II và các vườn quốc gia thuộc Bộ Kiểm lâm là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy chữa cháy rừng

4.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với rừng

Nhà nước thực hiện việc quản lý và bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 101 Luật Lâm nghiệp năm 2017

10

Trang 11

4.2.1 Quản lý nhà nước về quy hoạch lâm nghiệp Quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, chiến lược quốc gia về da dang sinh học nhằm bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng

rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và giá

trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân

Việc quản lý quy hoạch được xem là trung tâm để quản lý tài nguyên tái tạo và là điểm khởi đầu quan trọng cho sự tham gia của các chủ thể và bảo đảm sự minh

bạch

Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là 10 năm; tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm Nội dung quy hoạch lâm nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch

4.2.2 Quản lý nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng

a) Giao rừng, cho thuê rừng (Điều 15 đến Điều 17 Luật Lâm nghiệp 2017) Đối với rừng thuộc sở hữu nhà nước, Nhà nước không trực tiếp khai thác, sử dụng mà sẽ trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng

Giao rừng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao quyền sử dụng rừng bằng một quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng rừng

Cho thuê rừng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao quyền sử dụng rừng bằng hợp đồng cho đối tượng sử dụng rừng

Nhìn chung chúng đều là hoạt động trao quyền sử dụng rừng cho những chủ thể có nhu cầu, được thực hiện bởi những cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền Quy định của pháp luật về giao rừng, cho thuê rừng có những vấn để cần

lưu ý sau:

- VỀ căn cứ giao rừng, cho thuê rừng: theo Điều 15 Luật Lâm Nghiệp năm 2017, việc giao rừng, cho thuê rừng phải dựa vào 04 căn cứ sau đây:

() Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang

mục đích khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê

duyệt; kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

(ii) Diện tích rừng, đất quy hoạch để trồng rừng;

(iii) Nhu cầu sử dụng rừng thể hiện trong dự án đầu tư đối với tổ chức; đề

nghị giao rừng, thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân sự;

11

Trang 12

(iv) Năng lực quản lý rừng bền vững của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

- Về hình thức và đối tượng giao rừng, cho thuê rừng: Về đối tượng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, Điều 16 và Điều 17 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy

định cụ thể như sau:

+ Giao rừng không thu tiền sử dụng rừng Đối với rừng đặc dụng, Nhà nước giao rừng cho các chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng như vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; rừng giống quốc gia; vườn thực vật quốc gia; Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu,thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia; Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo vệ cảnh quan xen kẽ trong diện tích rừng được giao; Cộng đồng dân cư đối với khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống: Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao

Đối với rừng phòng hộ, Nhà nước giao rừng cho các chủ rừng là Ban quản lý

rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; Tổ chức kinh tế đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó; Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó

Đối với rừng sản xuất, Nhà nước giao rừng cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang; Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó

+ Cho thuê rừng Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí

Như vậy, giao rừng và cho thuê rừng đều nhằm chuyển giao quyền sử dụng rừng từ Nhà nước cho người có nhu cầu theo quy định của pháp luật thông qua các

12

Trang 13

thủ tục hành chính, những hoạt động mang tính quyền lực nhà nước Điểm khác biệt giữa hai hình thức này theo quy định của pháp luật là phương thức thực hiện: giao rừng bằng quyết định hành chính còn cho thuê rừng thực hiện thông qua hợp

đồng Tuy nhiên, trước khi ký hợp đồng thuê rừng thì việc cho thuê cũng phải thể hiện bằng một quyết định hành chính như trường hợp giao rừng

Về thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng: theo Điều 23 Luật Lâm nghiệp năm 2017 thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng được quy định như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với tổ chức và cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất trồng rừng sản xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư

b) Thu hồi rừng (Điều 22 Luật Lâm nghiệp năm 2017)

Thu hồi rừng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hành

chính để thu lại quyền sử dụng rừng của chủ rừng hoặc thu lại rừng đã giao cho tổ chức, cá nhân hay ban quản lý theo quy định của pháp luật Như vậy, việc thu hổi rừng sẽ chấm dứt quyền sử dụng rừng hoặc quyền quản lý của những chủ thể được nêu trên Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng

Về thẩm quyền thu hồi rừng: Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giao, cho thuê rừng nào thì có quyền thu hồi rừng đó Ngoài ra, Điều 23 Luật Lâm nghiệp năm 2017 cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi trong trường hợp có các đối tượng quy định

c) Chuyển loại rừng Việc chuyển loại rừng này sang loại rừng khác phải đáp ứng các điều kiện sau đây: phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp; đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng và có phương án chuyển loại rừng

Thẩm quyền quyết định chuyển loại rừng được quy định như sau: Thủ tướng

Chính phủ quyết định chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ

thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển loại rừng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Luật Lâm nghiệp năm 2017, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương chuyển loại rừng

d) Chuyển mục đích sử dụng rừng (Điều 19 đến Điều 21 Luật Lâm nghiệp

năm 2017)

Chuyển mục đích sử dụng rừng là việc chủ rừng thay đổi mục đích sử dụng

13

Trang 14

theo nhu cầu và phù hợp với quy định của pháp luật Theo đó, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng cũng thay đối vì thay đổi mục đích sử dụng rừng Việc chuyển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất sang mục đích sử dụng khác và việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác phải đáp ứng được điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng được quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp năm 2017

Về thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng được

quy định như sau:

Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng

sản xuất từ 1.000ha trở lên Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng

đặc dụng dưới 50ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20ha đến dưới 50ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50ha đến dưới 1.000ha

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20ha; rừng sản xuất dưới 50ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư

5 Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng 5.1 Chủ rừng

Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp năm 2017: “Chủ rừng là tổ chúc, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật” Điểm mới so với Luật Bảo vệ phát triển rừng 2004 là bổ sung thêm “Cộng đồng dân cư”

- Phân biệt “chủ rừng” với “chủ sở hữu” đối với rừng

CSPL: Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017| CSPL: Điều 8 Luật Lâm nghiệp

1 Nhà nước là đại diện chủ sởhữu| ety

đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân |1 Ban quản lý rưng đặc dụng, ban

bao gồm: quan ly rung phong ho

a) RỪng tự nhiên; 2 Tổ chức kinh tế bao gồm doanh

nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác

Trang 15

c) Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật

2 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:

a) Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư; b) Rừng được nhận chuyển nhượng,

pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này

3 Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi

là đơn vị vũ trang)

4 Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp

5 Hộ gia đình, cá nhân trong nước 6 Cộng đồng dân cư

tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật 7 Doanh nghiệp có vốn dau tư nước

ngoài được Nhà nước cho thuê đât đễ

5.2 Nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ rừng Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng bao gồm các quy định về quyền, nghĩa vụ chung của chủ rừng và quyền, nghĩa vụ cụ thể của từng loại chủ rừng

(i) Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng (Điều 73, 74 Luật Lâm

Trang 16

6 Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây

dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng

7 Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai

8 Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng

9 Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác

Nghĩa vụ chung của chủ rừng được quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp

năm 2017, cụ thể bao gồm các nghĩa vụ như sau:

2 Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng

3 Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này 4 Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng 5 Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng 6 Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

7 Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp

luật

(ii) Quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ rừng (Điều 75 đến Điều 89 Luật

Lâm nghiệp) Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung, chủ rừng còn có các quyền và nghĩa vụ cụ thể phụ thuộc vào loại rừng, hình thức sử dụng rừng và chủ thể sử dụng rừng được quy định từ Điều 75 đến Điều 89 Luật Lâm nghiệp năm 2017

a Chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ (Điều

75,76)

Hai loại chủ rừng này đều có các quyền như được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Khai thác lâm sản trong rừng

16

Trang 17

đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017; được cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Tuy nhiên, quyền tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ, giảng dạy, thực tập, hợp tác quốc tế chỉ có Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền này

Nghĩa vụ của Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bao gồm các nghĩa vụ lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt; khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ Nhưng, Ban quản lý rừng phòng hộ không phải thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội như Ban quản lý rừng đặc dụng

b Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế (Điều 77,78,79,80)

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện

tích rừng đã giao có các quyền được Nhà nước bảo đảm kinh phí đầu tư để duy trì và phát triển rừng giống theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khai thác lâm sản trong rừng giống quốc gia theo quy định; bán sản phẩm để tạo nguồn thu và được quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định của pháp luật về tài chính Đồng thời, chủ thể này có nghĩa vụ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch duy trì và phát triển rừng giống được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có các quyền được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định; khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng

là khu bảo vệ cảnh quan, rừng phòng hộ theo quy định; cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Đồng thời, chủ thể này có nghĩa vụ lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt; ký hợp đồng khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính

phủ

Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có các quyền được chia sẻ lợi ích từ rừng theo hợp đồng thuê rừng; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư; khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định Đồng thời, chủ thể này có nghĩa vụ lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án quản

17

Ngày đăng: 22/09/2024, 19:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN