Bình đẳnggiữa các ứng cử viên được thể hiện không ai có thể bị hạn chế quyền ứng cử trừnhững người do pháp luật quy định bình đẳng trong việc vận động tranh cử,trong việc tiếp cận thông
NỘI DUNG
Khái niệm và vai trò của bầu cử
Bầu cử là việc lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được thực hiện bởi người dân thông qua con đường bỏ phiếu tập thể
Bầu cử khác với bầu và bổ nhiệm ở chỗ việc lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được thực hiện bởi người dân thông qua bỏ phiếu tập thể Chủ thể thực hiện bầu cử là người dân, những người không nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước Ngược lại, người thực hiện bầu hoặc bổ nhiệm là cơ quan nhà nước hoặc người đang nắm giữ chức vụ.
“Bầu cử” cũng có thể được hiểu như một quy trình, một sự kiện gồm nhiều công đoạn và công việc khác nhau để tổ chức cho người dân đi bầu chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước trong một danh sách bao gồm các ứng cử viên Mỗi cuộc bầu cử thường gắn với việc bầu ra một cơ quan trong bộ máy nhà nước Vì thường có một số lượng lớn người dân tham gia vào các cuộc bầu cử và quy mô của các cuộc bầu cử cũng có thể diễn ra trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn nên công tác tổ chức các cuộc bầu cử đòi hỏi nhiều công đoạn và công việc phức tạp, thường được tiến hành trong một thời gian dài, có thể tính bằng tháng hoặc thậm chí hàng năm.
Với tư cách là một cách thức để lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước và là một quyền bầu chọn của người dân, bầu cử có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà nước và xã hội hiện đại, thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Bầu cử là cơ sở của nền dân chủ hiện đại.
Bầu cử là cơ sở hình thành bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Thứ nhất, bầu cử là cơ sở của nền dân chủ hiện đại Có thể hiểu đơn giản nền dân chủ là một chế độ chính trị trong đó quyền lực nhà nước thuộc về người dân, ý chí của người dân là ý chí quyết định trong việc giành, giao và thực hiện quyền lực nhà nước Bầu cử là quá trình lựa chọn và trao quyền lực nhà nước cho một hoặc một nhóm người để thực hiện đối với toàn xã hội Việc ai được giao thực hiện quyền lực nhà nước, đặc biệt là đối với những nhóm quyền lực trọng yếu nhất như quyền lập pháp, hành pháp, quyền đại diện quốc gia trong đối nội và đối ngoại , là những vấn đề hệ trọng.
Thứ hai, bầu cử là cơ sở hình thành chính quyền đại diện, bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Trung tâm của bất kì hệ thống chính trị nào cũng đều là bộ máy chính quyền hay bộ máy nhà nước Chính qua bầu cử mà hình thành một cách trực tiếp hay gián tiếp toàn bộ các cơ quan trong bộ máy nhà nước Chính qua bầu cử mà mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân và những người được họ bầu chọn trong các cơ quan nhà nước được thiết lập để rồi từ đó người dân thực thi được quyền theo dõi, giám sát và bầu chọn lại của mình đối với người mà họ đã bầu chọn, qua đó bảo đảm các cơ quan nhà nước, hay chính xác hơn là những người họ đã bầu chọn, phải hoạt động vì lợi ích của người dân.
Các nguyên tắc bầu cử tại Việt Nam
Các nguyên tắc bầu cử là những tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình bầu cử, quyết định sự tiến bộ, minh bạch và hiệu quả của chế độ bầu cử quốc gia Theo luật nhân quyền quốc tế, có 5 nguyên tắc bầu cử gồm: tự do, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, hợp thành một hệ thống thống nhất, có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, đảm bảo tính công bằng, khách quan và tiến bộ của chế độ bầu cử Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng 4 nguyên tắc bầu cử phổ biến gồm: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, thể hiện sự phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về bầu cử.
1 Theo điều 7 chương I, hiến pháp 2013.
1 chế độ bầu cử ở Việt Nam rất tiến bộ, công bằng, minh bạch và mang tính dân chủ.
1 Nguyên tắc bầu cử phổ thông
Nguyên tắc bầu cử phổ thông hay còn được gọi là nguyên tắc “phổ thông đầu phiếu” Đây là nguyên tắc quan trọng của bầu cử, phải có phạm vi đông đảo nhất người dân tham gia và nhà nước có trách nhiệm bảo đảm việc đó Sở dĩ đây là nguyên tắc rất quan trọng của bầu cử là vì nó trả lời cho câu hỏi “Ai có quyền bầu cử”, điều này cho ta thấy được đây là một trong những yếu tố thể hiện rõ nét mức độ dân chủ của một nước, phản ánh mức độ tham gia vào công việc nhà nước của nhân dân Nội dung của nguyên tắc này là các cuộc bầu cử phải có một phạm vi đông đảo nhất người dân tham gia và nhà nước chính cử Nhà nước phải bảo đảm điều này trên cả hai phương diện Ở phương diện pháp lý, trước tiên, nhà nước phải ban hành luật sao cho có phạm vi đông đảo nhất người được đi bỏ phiếu, tức là điều kiện pháp lý để được hưởng và thực hiện quyền bầu cử phải là tối thiểu Xác định điều kiện như thế nào là tối thiểu phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa của từng quốc gia. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định hai điều kiện là tư cách công dân Việt Nam và đủ 18 tuổi trở lên Các đặc điểm cá nhân khác như giới tính, tôn giáo, tình trạng tài sản, tình trạng hôn nhân, dân tộc, tiếng nói, màu da đều không phải là các điều kiện được hưởng hoặc thực hiện quyền bầu cử Chỉ cần đáp ứng đủ hai điều kiện trên là người dân có được quyền bầu cử như Hiến pháp đã quy định Tất nhiên, thực tế người dân có thể được đi bầu cử hay không, tức là trở thành cử tri trong một cuộc bầu cử, còn phải đáp ứng một số điều kiện khác. Khía cạnh thứ hai của phương diện pháp lý là tính phổ thông trong quyền được ứng cử của người dân Ở khía cạnh này tính phổ thông không được thể hiện rộng rãi như đối với quyền bầu cử Một cuộc bầu cử sẽ không thể tiến hành được nếu số lượng ứng cử viên quá đông bởi lẽ khi đó việc lựa chọn sẽ không tập trung và kết quả rất có thể là không bầu được đủ số đại biểu cần thiết Chính vì vậy việc hạn chế về mặt pháp lý khả năng trở thành ứng cử viên là điều cần thiết và tất cả các quốc gia đều quy định những hạn chế này Tuy vậy, nguyên tắc phổ thông yêu cầu rằng những hạn chế đó phải hợp lý và công bằng, có nghĩa là không được nhằm loại trừ cơ hội được ứng cử của bất kì cá nhân nào Ở Việt Nam, Điều 27 Hiến pháp 2013, Điều 2 Luật bầu cử Đại biếu Quốc hội năm 1997 ( sửa đổi bổ sung 2001, 2010) và Điều 2 Luật Bầu cửa đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 (sửa đổi bổ sung 2010) quy định về nguyên tắc bầu cử phổ thông, người dân cần đáp ứng 3 điều kiện là có một quốc tịch là Việt Nam, công dân đủ trên 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử
Bên cạnh phương diện pháp lý, nguyên tắc bầu cử phổ thông còn đòi hỏi về phương diện thực tế nhà nước phải tạo mọi điều kiện vật chất cần thiết để người dân có thể đi thực hiện quyền bầu cử hoặc ứng cử của mình theo quy định2 của pháp luật Điều này có nghĩa là trên thực tế không có ai không được thực hiện hoặc không thực hiện được quyền bầu cử hay ứng cử của mình vì những lý do kỹ thuật, ví dụ trường hợp đến sát ngày bầu cử phải đi công tác vắng Đối với trường hợp này, pháp luật bầu cử hiện hành quy định cử tri có quyền xin xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã noi mình có tên trong danh sách cử tri để đăng kí bầu cử tại nơi mình sẽ có mặt trong ngày bầu cử Nguyên tắc phổ thông đầu 2 phiếu có ý nghĩa nhằm đảm bảo cho cuộc bầu cử được dân chủ, công khai, có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân cư trong xã hội
2 Nguyên tắc bầu cử bình đẳng
Bình đẳng là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốt quá trình bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử Nguyên tắc này nhằm bảo đảm tính khách quan, không thiên vị để mọi công dân đều có khả năng như nhau tham gia bầu cử và ứng cử; nghiêm cấm mọi sự phân biệt, kỳ thị dưới bất cứ hình thức nào Nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử được thể hiện như sau:
Thứ nhất, mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình cư trx
Thứ hai, mỗi người chỉ được ghi tên vào danh sách những người ứng cử ở 01 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc 01 đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc 01 đơn vị hành chính ở cấp tương ứng
Thứ ba, mỗi cử tri chỉ được bỏ 01 phiếu bầu đại biểu Quốc hội và 01 phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp
Thứ tư, giá trị phiếu bầu của mọi cử tri như nhau mà không có sự phân biệt.
Việc bình đẳng giữa các ứng cử viên cũng cần được đảm bảo Bình đẳng giữa các ứng cử viên được thể hiện không ai có thể bị hạn chế quyền ứng cử (trừ những người do pháp luật quy định) bình đẳng trong việc vận động tranh cử, trong việc tiếp cận thông tin, trong việc khiếu nại tố cáo,…Nguyên tắc bình đẳng đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, số lượng đại biểu được bầu ở từng địa phương, bảo đảm tính đại diện của các vyng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội; các dân tộc thiểu số và phụ nữ có tỷ lệ đại diện hợp lý trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân Tuy nhiên, bình đẳng này có ý nghĩa tương đối, không có nghĩa là giá trị lá phiếu của các cử tri ở các đơn vị bầu cử hay các tỉnh khác nhau là bằng nhau Để giá trị các phiếu bầu như nhau là một vấn đề khá phức tạp, đặc biệt là đối với chế độ bầu cử có cách tính kết
2 Điều 34 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.
Việt Nam áp dụng nguyên tắc đa số trong bầu cử đại biểu Quốc hội Tuy nhiên, với phương pháp này, phiếu bầu của cử tri tại đơn vị bầu cử có dân số ít hơn lại có giá trị hơn so với đơn vị có dân số lớn hơn Cụ thể, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở tỉnh A có 6 đại biểu trúng cử thì trung bình 90.000 phiếu cử tri tương ứng với 1 ghế đại biểu Trong khi đó, tại thành phố B có 20 đại biểu trúng cử thì trung bình phải có khoảng 170.000 phiếu cử tri mới bầu được 1 đại biểu.
3 Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Bầu cử trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp bầu ra cơ quan đại diện quốc gia không thông qua trung gian Theo nguyên tắc này, cử tri tự do lựa chọn ứng cử viên mà mình tin tưởng vào cơ quan quyền lực nhà nước bằng cách bỏ phiếu trực tiếp, không cần thông qua cấp đại diện cử tri Người được nhân dân tín nhiệm sẽ trực tiếp nhận được quyền lực từ họ Nguyên tắc này góp phần đảm bảo tính khách quan và dân chủ của cuộc bầu cử Điều 69 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 nghiêm cấm cử tri nhờ người khác bầu hộ, bầu thay hoặc gửi thư bầu cử.
Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử 3
Tuy nhiên, nếu cử tri bầu cử thông qua các phương tiện như Internet, máy bỏ phiếu tại nơi công cộng thì đó cũng được coi là bầu cử trực tiếp vì đây cũng là công cụ, máy móc gixp cử tri hoàn thành nhiệm vụ bầu cử và nó cũng không ảnh hưởng tới ý chí, đối tượng tín nhiệm của cử tri.
4 Nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín
Nguyên tắc bỏ phiếu kín đòi hỏi trước tiên bầu cử phải được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu chứ không phải bằng giơ tay biểu quyết, hoạt động bầu cử cần đảm bảo tính dân chủ và công khai, nhưng chỉ riêng phần bỏ phiếu là kín.
3 Điều 69 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.
Nguyên tắc bỏ phiếu kín đảm bảo cử tri được lựa chọn ứng cử viên mà không bị can thiệp hoặc biết đến, thể hiện qua việc cử tri viết phiếu bầu một mình trong phòng kín, không có thành viên tổ bầu cử hoặc người khác theo dõi Luật pháp quy định nghiêm ngặt rằng không ai được xem phiếu bầu của cử tri, kể cả người được ủy quyền giúp cử tri viết phiếu Toàn bộ quá trình bầu cử đều được công khai, nhưng riêng việc bỏ phiếu diễn ra trong phòng kín để bảo vệ sự tự do lựa chọn của cử tri, ngăn ngừa tình trạng "tín nhiệm người này nhưng phải bầu người khác".
Nói một cách tổng quát, nguyên tắc bầu cử là những tư tưởng chủ đạo, mang tính xuyên suốt cả quá trình xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật Điều cốt lõi là việc tuân thủ các nguyên tắc bầu cử nhằm đảm bảo ý chí của nhân dân trong bầu cử.
Tiến trình bầu cử
1 Công bố ngày bầu cử
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử Trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định Căn cứ vào quy định nói trên, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 133/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 quyết định rõ Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021
Trong ngày bầu cử đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, công bố, việc bỏ phiếu sẽ được bắt đầu từ 07 giờ sáng và thực hiện liên tục cho đến 07 giờ tối cyng ngày Tyy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho
4 Khoản 3, 5 Điều 69 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.
Bầu cử là quá trình quan trọng trong đời sống chính trị của một quốc gia, đảm bảo sự tham gia của công dân vào quá trình ra quyết định Để đảm bảo bầu cử diễn ra công bằng, dân chủ, trong Hiến pháp Việt Nam đã quy định bốn nguyên tắc lớn: phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu trực tiếp, bỏ phiếu kín và bỏ phiếu tự do.
5 bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 05 giờ sáng hoặc kết thxc muộn hơn nhưng không được quá 09 giờ tối cyng ngày.
2 Xác định số lượng đại biểu và tiêu chuẩn ứng cử viên
2.1 Tiêu chuẩn ứng cử viên
Theo quy định hiện nay, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân mới đề cập đến yêu cầu chung nhất về đạo đức, tài năng, các mối quan hệ biện chứng giữa đức và tài, về uy tín trước nhân dân, các điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hiệu quả hoạt động của đại biểu phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể, bị chi phối bởi yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ, vào điều kiện kinh tế - xã hội, quyền làm chủ của nhân dân… Từ đó trong mỗi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ngoài những tiêu chí chung có tính phổ biến, còn chx trọng những quy định về tiêu chuẩn cụ thể cho phy hợp với yêu cầu mới.
Năm 2016 Ban Tổ chức Trung ương đã có Hướng dẫn số 38-HD/BTCTW, trong đó có nội dung quy định về tiêu chuẩn đối với đại biểu Hội đồng nhân dân, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngoài các tiêu chuẩn phải đáp ứng theo quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, thì người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ (đối với những người đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước nói chung). Ngoài các tiêu chuẩn chung, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách ở các cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện:
Về trình độ, chức vụ:
Có trình độ đại học trở lên (đối với cấp tỉnh, cấp huyện); có khả năng tham gia xây dựng chính sách và tổ chức các hoạt động giám sát; có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phy hợp với vị trí dự kiến phân công. Ở cấp tỉnh: Cán bộ ứng cử Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải là tỉnh ủy viên (trong 02 đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có 01 đồng chí là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy) giữ chức Giám đốc sở hoặc tương đương trở lên; ứng cử Trưởng ban của Hội đồng nhân dân phải giữ chức Phó Giám đốc sở hoặc tương đương trở lên; ứng cử Phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ Trưởng phòng của sở, ban, ngành cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên. Ở cấp huyện: Cán bộ ứng cử Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải là huyện ủy viên (trong 02 đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có 01 đồng chí là ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy), giữ chức Trưởng phòng cấp huyện hoặc tương đương trở lên; ứng cử Trưởng ban của Hội đồng nhân dân phải giữ chức Phó trưởng phòng cấp huyện hoặc tương đương trở lên; ứng cử Phó trưởng6 ban của Hội đồng nhân dân phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên từ 05 năm trở lên. Đối với các đồng chí dự kiến bố trí làm Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện kiêm nhiệm, cần có năng lực, trình độ, sức khỏe và thời gian để đáp ứng yêu cầu công việc. Ở cấp xã: Cán bộ ứng cử Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải là ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy xã; đối với những nơi chưa có điều kiện có thể xem xét, giới thiệu đồng chí ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ xã Căn cứ tình hình cụ thể, Ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đối với cán bộ ứng cử Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã; phấn đấu lựa chọn cán bộ trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và khả năng phát triển.
Để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách lần đầu, ứng viên phải đủ tuổi theo quy định tại Chỉ thị 36-CT/TW, cụ thể là nam sinh từ 11/1963 trở lên, nữ sinh từ 11/1968 trở lại đây Ngoài ra, ứng viên phải có kinh nghiệm hoạt động trong Hội đồng nhân dân ít nhất một nhiệm kỳ hoặc hai nhiệm kỳ trở lên.
Cán bộ nữ thuộc đối tượng được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn theo Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29-5-2015 của Chính phủ thì tuổi tái cử đại biểu Hội đồng nhân dân nếu sinh từ tháng 5-1961 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của Bộ luật Lao động.
Về tiêu chuẩn sức khỏe: Được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm giới thiệu nhân sự (tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn, xác định cơ sở khám sức khỏe). Đối với mỗi chức danh lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các cấp ủy, tổ chức Đảng chỉ giới thiệu một đại biểu tham gia ứng cử theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội và Luật tổ chức chính quyền địa phương.
Tiêu chuẩn đại biểu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu đại biểu, đảm bảo tính đại diện của hệ thống cơ quan dân cử, phản ánh trí tuệ và sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam có sự phân bổ dân cư không đồng đều, điều kiện kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền cũng khác biệt Do đó, xác định cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là nhu cầu cần thiết nhằm đảm bảo đại diện cho các tầng lớp nhân dân, địa phương khác nhau, thể hiện tính dân chủ trong hệ thống chính trị.
6 Mới đây là Chỉ thị số 35.
Đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là yêu cầu khách quan Do đó, trước mỗi cuộc bầu cử, Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ xây dựng Đề án chuẩn bị bầu cử, trong đó cần quan tâm đến cơ cấu nhưng chất lượng, tiêu chuẩn cần được chú trọng hơn.
Về việc dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội:
Dựa trên căn cứ dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội được bầu, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội, phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội dựa trên nguyên tắc: mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất ba đại biểu cư trx và làm việc tại địa phương; số lượng đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương, bảo đảm tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu là năm trăm người.
Số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ Qua các khóa Quốc hội, trình độ và chất lượng đại biểu Quốc hội đều được nâng lên.
Về việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:
Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở mỗi đơn vị hành chính được căn cứ vào quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính được dựa trên các tiêu chí nữ, dân tộc, ngoài Đảng, tái cử Ngoài ra, việc xác định dự kiến cần tính đến việc phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử ở các đơn vị hành chính cấp dưới, các thôn, tổ dân phố bảo đảm tương quan hợp lý về dân số giữa các đơn vị này.