Hồ Chí Minh, tháng 7/2023 KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ CỦA PHÂN ĐOẠN PPT2_F5 TỪ CAO CHIẾT SÀI HỒ NAM Pluchea pteropoda Hemsl... HỒ CHÍ MINH ------ KHÓA LU
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC
Tp Hồ Chí Minh, tháng 7/2023
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ CỦA PHÂN ĐOẠN PPT2_F5 TỪ CAO CHIẾT SÀI HỒ NAM
(Pluchea pteropoda Hemsl.)
GVHD: TS NGUYỄN LINH NHÂM SVTH: NGUYỄN THANH PHÚ
S K L 0 1 1 8 7 2
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
- -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ CỦA PHÂN ĐOẠN PPT2_F5 TỪ CAO
CHIẾT SÀI HỒ NAM
(Pluchea pteropoda Hemsl.)
SVTH: Nguyễn Thanh Phú MSSV: 19128060
GVHD: TS Nguyễn Linh Nhâm
TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2023
Trang 11i
LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập và rèn luyện tại trường, cuối cùng tôi cũng đi đến giai đoạn quan trọng nhất của thời sinh viên, đó là thực hiện khóa luận tốt nghiệp Đây là tiền đề giúp tôi trang bị kỹ năng cũng như củng cố lại những kiến thức trước khi bước ra ngoài cánh cửa giảng đường Để có thể thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận này, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè và gia đình Vì thế:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS Nguyễn Linh Nhâm là người đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô thuộc bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Tp Hồ Chí Minh đã truyền đạt và bổ sung kiến thức trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi nhất về không gian, thời gian, cơ sở vật chất-thiết bị để thực hiện đề tài nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Thị Mỹ Lệ - quản lý phòng thí nghiệm, người luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi khi gặp khó khăn về các thiết bị, hóa chất, dụng cụ Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn khóa 20 đã luôn đồng hành cùng tôi để tôi có được kết quả như hôm nay
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn là hậu phương vững chắc, là chỗ dựa tinh thần giúp tôi luôn bền bỉ, tràn đầy năng lượng trong quá trình nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả khóa luận tốt nghiệp
Trang 12ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của cô TS Nguyễn Linh Nhâm Các số liệu, kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố ở công trình nghiên cứu khoa học nào khác
TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2023
Tác giả
Trang 131.1 Tổng quan về loài Pluchea pteropoda Hemsl 3
1.1.1 Phân loại khoa học và phân bố 3
1.1.2 Mô tả thực vật 4
1.1.3 Sử dụng trong nhân gian 5
1.2 Những nghiên cứu về thành phần hóa học 5
1.2.1 Thành phần hóa học của P pteropoda 5
1.2.2 Thành phần hóa học chi Pluchea 7
1.3 Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học 32
1.3.1 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học P pteropoda 32
1.3.2 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học chi Pluchea 32
1.4 Tổng quan về hoạt tính chống oxy hóa 36
1.4.1 Oxy hóa và chất chống oxy hóa 36
Trang 14iv
1.4.2 Phương pháp bắt gốc tự do DPPH 37
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM 39
2.1 Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị 39
2.2.4 Phương pháp thử hoạt tính chống oxy hóa DPPH 42
2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích kết quả 42
2.3 Thực nghiệm 42
2.3.1 Khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật rễ P pteropoda 42
2.3.2 Khảo sát thành phần hóa học rễ P pteropoda bằng HPLC-MS 45
2.3.3 Phân tích thành phần hóa học tinh dầu rễ P pteropoda bằng hệ thống MS 46
GC-2.3.4 Đánh giá tác dụng chống oxy hóa của các phân đoạn P pteropoda 47
2.3.5 Phân lập các hợp chất từ cao PPT2_F5 48
2.3.6 Xử lý số liệu 51
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 52
3.1 Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật rễ P pteropoda 52
3.2 Kết quả khảo sát thành phần hóa học rễ P pteropoda bằng HPLC-MS 53
Trang 15v
3.3 Kết quả phân tích thành phần tinh dầu rễ P pteropoda 56
3.4 Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa 59
3.4.1 Kết quả sàng lọc mẫu có hoạt tính chống oxy hóa 59
3.4.2 Kết quả xác định khả năng kháng oxy hóa của các cao chiết 60
3.5 Các phân đoạn thu được từ cao PPT2_F5 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 78
Trang 16vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của tinh dầu từ bộ phận trên mặt đất của P pteropoda.
7
Bảng 1.2 Một số hợp chất terpenoid và steroid phân lập được từ chi Pluchea 8
Bảng 1.3 Một số hợp chất flavonoid và dẫn xuất phân lập được từ chi Pluchea 19
Bảng 1.4 Các hợp chất thơm được phân lập từ chi Pluchea 22
Bảng 1.5 Một số hợp chất lignan và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea 26
Bảng 1.6 Một số hợp chất thiophene và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea 28
Bảng 1.7 Một số hợp chất khác phân lập từ chi Pluchea 30
Bảng 1.8 Phân loại chất chống oxy hóa 37
Bảng 2.1 Hóa chất và vật liệu 40
Bảng 2.2 Thiết bị và dụng cụ 40
Bảng 2.3 Mã hóa mẫu trên đĩa 96 48
Bảng 3.1 Bảng tóm tắt kết quả khảo sát thành phần hóa thực vật rễ P pteropoda 52
Bảng 3.2 Phân tích định tính các hợp chất bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp khối phổ (HPLC-MS) 55
Bảng 3.3 Thành phần hóa học của tinh dầu rễ P pteropoda 58
Bảng 3.4 Khả năng ức chế gốc tự do DPPH của các cao chiết RC, R2, T25 và VitC 60 Bảng 3.5 Giá trị IC50 của các mẫu RC, R2, T25 và VitC 60
Trang 17vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Pluchea pteropoda 3
Hình 1.2 Mô tả cấu tạo thực vật P pteropoda 4
Hình 1.3 Một số ký hiệu sử dụng trong cấu trúc của các hợp chất 5
Hình 1.4 Cấu trúc các hợp chất được phân lập từ P pteropoda 6
Hình 1.5 Cấu trúc hóa học của các hợp chất terpenoid và steroid 18
Hình 1.6 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất flavonoid và dẫn xuất 22
Hình 1.7 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất thơm 25
Hình 1.8 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất lignan và dẫn xuất 28
Hình 1.9 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất thiophene và dẫn xuất 29
Hình 1.10 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất khác 31
Hình 1.11 Nguyên tắc đo hoạt tính chống oxi hóa bằng phương pháp DPPH 38
Hình 2.1 Mẫu cây P pteropoda 39
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình điều chế dịch chiết từ bột rễ P pteropoda 43
Hình 2.3 Sơ đồ quy trình định tính dịch chiết n-hexane từ rễ P pteropoda 43
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình định tính dịch chiết ethanol và dịch chiết ethanol thủy phân từ rễ P pteropoda 44
Hình 2.5 Sơ đồ quy trình định tính dịch chiết nước và dịch chiết nước thủy phân từ rễ P pteropoda 45
Hình 2.6 Bố trí thí nghiệm chưng cất tinh dầu rễ P pteropoda 47
Hình 2.7 Bố trí thí nghiệm lắc chiết phân đoạn cao thân PPT2 49
Hình 2.8 Bố trí thí nghiệm phân lập cao PPT2 50
Hình 2.9 Bố trí thí nghiệm phân lập phân đoạn PPT2_F5 50
Trang 18viii
Hình 2.10 Sơ đồ điều chế cao tổng và cao phân đoạn từ bột thân P pteropoda 50
Hình 2.11 Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cao PPT2 51
Hình 3.1 Sắc ký đồ HPLC-MS của cao rễ P pteropoda 54
Hình 3.2 Cấu trúc hợp chất arctic acid 56
Hình 3.3 Sắc ký đồ GC-MS của tinh dầu rễ cây P pteropoda 57
Hình 3.4 Cấu trúc hóa học của I-(+)-ascorbic acid 2,6-dihexadecanoate 57
Hình 3.5 Kết quả sàng lọc tất cả các mẫu cao chiết từ P pteropoda 59
Hình 3.6 Sắc ký bản mỏng 9 phân đoạn thu được từ PPT2_F5 với 3 hệ dung môi 62
Hình 3.7 Kiểm tra tủa phân đoạn 4 bằng sắc ký lớp mỏng 63
Trang 19ix
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tên loài, tên bộ phận
Phương pháp sắc ký
CC-F Flash Column Chromatography Sắc ký cột nhanh HPLC High Performance Liquid
Chromatography
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Phương pháp phổ
HPLC-MS High performance liquid
chromatography – Mass spectrometry
Sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp khối phổ
GC-MS Gas chromatography - Mass
methanol
chloroform
ethyl acetate IC50 Inhibitory Concentration 50% Nồng độ ức chế 50%
thể)
sống
p.o Taken by mouth, or orally Dùng qua đường miệng, uống
Ghi chú: Tên các hợp chất hóa học được viết theo nguyên bản Tiếng Anh để đảm bảo tính thống nhất và chính xác
Trang 20x
Pluchea pteropoda một loài thuộc chi Pluchea, tên tiếng Việt là Sài hồ nam hay còn gọi
là Lức cây, được sử dụng phổ biến trong dân gian với công dụng hạ sốt, chống viêm, trừ ho, Tuy nhiên, các nghiên cứu về cây này còn hạn chế, các công bố chủ yếu là ở Việt Nam Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao
chiết P pteropoda thu hái từ tỉnh Sóc Trăng đã được khảo sát Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa học cho thấy rễ P pteropoda có phản ứng dương
tính với carotenoid, tinh dầu, triterpenoid tự do, polyphenol, saponin, acid hữu cơ và chất khử; âm tính với chất béo, alkaloid, coumarin, flavonoid, anthocyanoid,
proanthocyanoid, và hợp chất polyuronic Phân tích thành phần cao rễ P pteropoda
bằng HPLC-MS cũng đã dự đoán được 12 hợp chất chủ yếu thuộc nhóm polyphenol Bên cạnh đó, kết quả phân tích thành phần tinh dầu rễ bằng GC-MS đã xác định được
25 cấu tử dễ bay hơi, chiếm hàm lượng lớn nhất là I-(+)-ascorbic acid
2,6-dihexadecanoate (52,02%) một dẫn xuất của Vitamin C Hoạt tính kháng oxy hóa được thử nghiệm bằng phương pháp ức chế gốc tự do DPPH đối với ba mẫu RC, R2, T25; kết quả ghi nhận T25 có khả năng kháng oxy hóa cao nhất là T25 (IC50 là 7,903 ± 0,730 μg/mL) và thấp nhất là RC (IC50 là 90,470 ± 5,430 μg/mL) Phương pháp sắc ký cột nhanh với cao PPT2 đã thu được 7 phân đoạn, tiếp tục sắc ký cột silica pha thường với phân đoạn PPT2_F5 (T25) thu được 9 phân đoạn, các phân đoạn này có tiềm năng trong việc phân lập hợp chất có hoạt tính sinh học đặc biệt là hoạt tính chống oxy hóa Các
kết quả nghiên cứu về thành phần cũng như hoạt tính cho thấy P pteropoda là một dược
liệu chứa nhiều hợp chất có tác dụng kháng oxy hóa
Trang 211
MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc Đông y nói chung hay thuốc Nam, thuốc Bắc nói riêng là những bài thuốc thông dụng và đáng tin cậy đối với người dân Việt Nam từ xa xưa Có thành phần chủ yếu là thảo dược với công dụng như điều trị một số bệnh về xương khớp, tiêu hóa, cảm sốt, hay đơn giản hơn là bồi bổ sức khỏe, cải thiện vóc dáng, làn da, Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Đông y hợp lý đã và đang là vấn đề nan giải với tư tưởng “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc” của người dân nước ta Ngoài việc cần thông qua chỉ định của bác sĩ về bài thuốc và liều lượng, tìm hiểu rõ về thành phần của các bài thuốc, hoạt tính của các loài cây cụ thể trước khi sử dụng là rất cần thiết
Mặt khác, việc tìm kiếm thông tin về các bài thuốc, vị thuốc ở nước ta rất dễ dàng, nhưng tìm hiểu về các nghiên cứu thành phần hóa học hay hoạt tính của các loài cây trong bài thuốc, vị thuốc lại rất khó khăn Trong đó có thể kể đến, Sài hồ nam – một vị thuốc được sử dụng phổ biến ở nước ta, dùng để chữa sốt cao, nhức đầu, cảm cúm, ngoài ra còn có các công dụng khác như phong nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, Là một loài cây dễ tìm, dễ trồng, nhưng lại chưa được đào sâu nghiên cứu Các công bố hiện nay đa phần chỉ dừng lại ở việc phân tích tinh dầu của các bộ phận trên mặt đất, thành phần hóa học của các đoạn kém phân cực và một số hoạt tính nhưng chủ yếu là kháng vi khuẩn Trong khi đó
một số nghiên cứu cho thấy các loài thuộc chi Pluchea chứa nhiều hợp chất thuộc nhóm
polyphenol [1, 2], hợp chất này có liên quan đến tác dụng chống oxy hóa nhưng chưa
được quan tâm và nghiên cứu chuyên sâu ở loài P pteropoda
Nhận thấy nhu cầu về sức khỏe và sắc đẹp của con người ngày một tăng lên, cùng với sự tin dùng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, việc tìm ra nguồn thực vật có khả năng chống oxy hóa tự nhiên đã và đang là xu hướng, trở thành một đề tài thú vị và thu hút
các nhà nghiên cứu Vì vậy, tôi quyết định thực hiện đề tài “Khảo sát thành phần hoá học và hoạt tính chống oxy hoá của phân đoạn PPT2_F5 từ cao chiết Sài hồ nam
(Pluchea pteropoda Hemsl.)” để tìm hiểu rõ về thành phần hóa học và hoạt tính chống
Trang 222
oxy hóa của cây P pteropoda, làm tiền đề cho việc sản xuất sản phẩm chống oxy hóa
hữu cơ trong tương lai
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
➢ Rễ và thân Pluchea pteropoda
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
➢ Khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật rễ Pluchea pteropoda ➢ Khảo sát thành phần hóa học cao rễ Pluchea pteropoda bằng HPLC-MS ➢ Xác định thành phần hóa học có trong tinh dầu rễ Pluchea pteropoda bằng GC-
MS ➢ Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của các phân đoạn từ cao chiết Pluchea
pteropoda
➢ Phân lập và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất của phân đoạn PPT2_F5 từ
cao chiết Pluchea pteropoda
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học ➢ Khóa luận tốt nghiệp góp phần cung cấp thông tin về thành phần hóa học của cao
rễ và tinh dầu từ cây P pteropoda
➢ Khóa luận góp phần cung cấp thông tin các bộ phận, phân đoạn có hoạt tính
chống oxy hóa từ cây P pteropoda
Ý nghĩa thực tiễn ➢ Khóa luận cung cấp cơ sơ để định hướng nghiên cứu phân lập các hợp chất từ
cây P pteropoda
➢ Khóa luận góp phần cung cấp thông tin cho nguồn chống oxy hóa tự nhiên và
định hướng cho việc sử dụng truyền thống đối với cây P pteropoda
Trang 233
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về loài Pluchea pteropoda Hemsl
1.1.1 Phân loại khoa học và phân bố
Pluchea pteropoda (P pteropoda) (hình 1.1) được định danh lần đầu tiên vào năm 1888
bởi Hemsley, đồng danh của loài này là Pluchea leptophylla T H Hong & MY Chen (2012) [3] Tên khoa học là Pluchea pteropoda Hemsl; tên tiếng Việt là Sài hồ nam hay
còn có tên gọi khác như Sài hồ Việt, Hải sài, Lức
Hình 1.1 Pluchea pteropoda Hệ thống phân loại khoa học Pluchea pteropoda [4]:
Giới: Plantae Ngành: Magnoliophyta Lớp: Magnoliopsida Bộ: Asterales
Họ: Asteraceae
Chi: Pluchea
P pteropoda xuất hiện chủ yếu ở vùng nước lợ ven biển nhiệt đới châu Á, Đài Loan,
phía nam Trung Quốc (Quảng Đông, đảo Hải Nam) và các nước Đông Nam Á Ở Việt Nam, cây được bắt gặp ở các tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Quảng Ninh, các tỉnh ven biển miền Trung, và đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long do tình trạng ngập mặn kéo dài Thời gian ra hoa và sai quả là từ tháng 5-7 hằng năm Hạt phát tán nhờ gió và dòng nước, cây có thể trồng dễ dàng bằng phương thức giâm cành [5]
Trang 244
1.1.2 Mô tả thực vật
Cây bụi cao 0,5-2 m, mọc thẳng đứng; thân trụ nhẵn, có ít lông tơ, thân non màu xanh khi già màu xanh nâu hoặc hơi tía, phân nhánh nhiều ở ngọn Lá đơn, hình mũi mác, mọc so le từ thân, không có cuống, có mùi thơm, dài 2-6 cm, rộng 0,8-2 cm, lá phía trên nhỏ và hẹp hơn; gân lá dạng lông chim, 3-4 cặp gân bên; phiến lá dày, cả hai mặt đều nhẵn, nhạt màu hơn ở mặt dưới, mép lá có răng cưa [6] Cụm hoa hình đầu mọc ở kẻ lá hoặc ngọn, các đầu họp lại thành 2-4 ngù, có màu đỏ nhạt hơi tím, trục cụm hoa dài khoảng 6-8 mm, hình trứng khi còn là nụ, hoa nở có hình chuông, có cuống hoặc không có; lá bắc nhiều xếp thành 4-6 hàng, lá bắc bên ngoài dài 2,5-3,5 mm, rộng 2-3 mm, hình trứng nhọn, đỉnh có tuyến; lá bắc trong dài 4-5,5 mm, rộng 0,4-0,8 mm, nhẵn, hình dải, đỉnh sắc bén [7] Đế hoa phẳng hoặc hơi lõm, đường kính 2,5-5 mm Hoa cái nhiều mọc ở viền ngoài, màu tím hồng, tràng hoa dạng sợi, dài 3,5-4 mm dính nhau thành hình trụ hẹp, đỉnh có 4 thùy ngắn, mặt ngoài có tuyến; hoa lưỡng tính khoảng 4-6 hoa nằm ở giữa, màu tím sáng hơn, tràng hoa dài 4-5 mm, đỉnh là 5 thùy hình tam giác, có tuyến, bao phấn có tai, mào lông ngắn hơn tràng hoa Quả bế hơi vàng nâu hình trụ, lông thưa thớt, dạng tuyến, có mào lông không rụng; có 10 cạnh lồi theo chiều dọc, dài 0,8-1,2 mm, dày 0,4-0,5 mm; mào lông màu trắng có 10-18 sợi lông hình chuông với nhiều gai, các sợi lông dài 2,6-3,5 mm [8] Mô tả cấu tạo thực vật được trình bày ở hình 1.2
Chú thích: 1- Cách mọc 2- Lá 3- Cụm hoa hình đầu 4- Cụm hoa (mặt cắt dọc) 5- Lá bắc
6- Hoa ngoài (hoa cái) 7- Hoa trung tâm (hoa lưỡng tính) 8- Bộ nhị
9- Bộ nhụy của hoa trung tâm 10- Quả bế (mặt cắt ngang) 11- Quả bế
(Nguồn hình ảnh được lấy từ tài liệu tham khảo [9])
Hình 1.2 Mô tả cấu tạo thực vật P pteropoda
Trang 255
1.1.3 Sử dụng trong nhân gian
Theo Đông y, P pteropoda có vị mặn, hơi đắng, tính hơi hàn Được sử dụng với mục
đích hạ sốt, phát tán phong nhiệt, chống viêm, trừ ho, bổ phế, giảm đau, nhuận tràng, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt; ngoài ra lá còn có tác dụng khử mùi và điều trị nhọt, ghẻ lở khi bôi lên da và dùng làm trà uống trị tiểu đường, tiêu chảy, bao tử và giảm đau lưng [10]
1.2 Những nghiên cứu về thành phần hóa học
Các ký hiệu viết tắt trong cấu trúc các hợp chất được trình bày ở hình 1.3
Hình 1.3 Một số ký hiệu sử dụng trong cấu trúc của các hợp chất
1.2.1 Thành phần hóa học của P pteropoda
Ngoài nước, hiện chưa có nghiên cứu nào về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
của P pteropoda, chỉ có nghiên cứu về bộ gen lục lạp hoàn chỉnh của Liang và cộng sự vào năm 2021 [11] Ở Việt Nam, các nghiên cứu về thành phần hóa học P pteropoda
được thực hiện trong hơn 20 năm gần đây
Năm 2000, qua phân tích sàng lọc hóa học của P pteropoda, Đoàn Thanh Tường đã ghi
nhận các phản ứng dương tính với cumarin, flavonoid, terpenoid, saponin; âm tính với alkaloid, glucosid tim Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã phân phân lập và nhận dạng
Trang 266
được 7 hợp chất từ dịch chiết n-hexane: taraxast-20(30)-en-3β-yl acetate (taraxasterol
acetate) (1), hop-17(21)-en-3β-yl acetate (2); hop-17(21)-en-22-ol-3β-yl acetate (3), 26α,27β,28β-neohop-13(18)-en-3β-yl acetate (boemeryl acetate) (4), stimast-5,22- diene-3β-ol (stigmasterol) (5), β-sitosterol (6), β-Sitosterol 3-O-β-D-glucopyranoside
(7) [12] Từ năm 2005-2007, các nghiên cứu của Nguyễn Thị Chung và cộng sự đã phân
lập được một số hợp chất từ các bộ phận khác nhau của cây:
2-(pent-1՚,3՚-diynyl)-5-(3՚՚,4՚՚-dihidroxybut-1՚՚-ynyl)-thiophene (8) [13], triacontanoic acid (9) [14] Cấu trúc
của các hợp chất được trình bày như hình 1.4
Hình 1.4 Cấu trúc các hợp chất được phân lập từ P pteropoda
Tinh dầu của P pteropoda những năm gần đây đã bắt đầu được nghiên cứu Năm 2012,
Nguyễn Thị Chung và cộng sự đã xác định thành phần chính trong tinh dầu từ phần trên mặt đất là longifolene (61,0%) [15] Với cùng đối tượng nghiên cứu trên, năm 2022
Trang 277 Ninh Thế Sơn và cộng sự đã phân tích được 29 hợp chất dễ bay hơi (bảng 1.1) có trong
tinh dầu, chiếm hàm lượng lớn nhất là 2,5-dimethoxy-p-cymene (43,5%) [16]
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của tinh dầu từ bộ phận trên mặt đất của P pteropoda
STT Tên hợp chất R t aRI E bRI L Hàm lượng (%)
1 n-Hexanol 8,43 862 871 0,3
3 β-Pinene 11,89 985 979 0,2 4 α-Phellandrene 12,70 1010 1003 0,6 5 p-Cymene 13,36 1029 1026 0,3
20 α-Humulene 28,32 1472 1455 1,6 21 γ-Amorphene 29,50 1511 1496 0,2 22 δ-Cadinene 30,29 1537 1523 1,0
aChỉ số lưu giữ của dãy n-alkanes (C7 -C 30 ) trên cột HP5-MS
b Chỉ số lưu giữ lấy từ Adams book và the NIST Chemistry book
1.2.2 Thành phần hóa học chi Pluchea
Khoảng 300 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc từ các loài thuộc chi Pluchea
bao gồm terpenoid, steroid, flavonoid, lignan, thiophene, dẫn xuất của caffeoylquinic acid và phenolic
Trang 288
1.2.2.1 Terpenoid và steroid
Nghiên cứu từ bộ phận trên mặt đất của P indica, Uchiyama và cộng sự đã phân lập
được 5 hợp chất monoterpene glycoside [17] Một loại monoterpene ester mới cũng đã
được phân lập từ rễ cây Rasana (P lanceolata) [18] Sequiterpenoid từ chi Pluchea rất
phong phú, chủ yếu là nhóm eudesmane và dẫn xuất của chúng, được phân lập từ nhiều
loài như: P arguta, P carolonesis, P dioscoridis, P indica, P odorata, P quitoc, P
sagittalis, P symphytifolia [19] Tương đối hiếm gặp là các hợp chất diterpenoid, chỉ có
3 hợp chất được phân lập từ loài P wallichiana [20] Một số triterpenoid và steroid như:
β-amyrin, taraxasterol, pseudo-taraxasterol và stigmasterol đã được phân lập và chứng
minh có hoạt tính chống viêm, giảm đau từ chiết xuất thân, lá của P indica, P
sagittalis,…[21] Các hợp chất terpenoid và steroid được trình bày ở bảng 1.2, cấu trúc
Sesquiterpenoid Eudesmane
Trang 2942 1β,9α-Dihydroxyeudesm-4(15),11(13)-dien-5α,7αH-12,6α-olide
P dioscoridis
[34]
43 1β,6α-Dihydroxy-7-epi-eudesm-3-ene 44 1β,6β-Dihydroxy-7-epi-eudesm-3-ene 45 4β,5α-Dihydroxy-15-oxo-eudesm-11(13)-en-12-oic acid 46 4β,5β-Dihydroxy-15-oxo-eudesm-11(13)-en-12-oic acid
47 15-Hydroxyisocostic acid
[35]
48 Methyl 15-Oxo-eudesmane-4,11(13)-dien-12-oate
49 1α,9α-Dihydroxy-α-cyclocostunolide 50 3β,4β-Epoxy-1α-angeloyloxy-9α-hydroxy-α-cyclocostunolide 51 1β-Angeloyloxy-9α-hydroxy-α-cyclocostunolide [36]
53 9α-Hydroxy-11β,13-dihydrosantamarin
P dioscoridis [37]
54 1α-Angeloyoxyludovicin A 55 9α-Angeloyoxyludovicin A 56 9α-Isovaleryloxyludovicin A 57 9α-(3'-Methylvaleryloxy)-ludovicin A
[17]
59 Plucheoside A
Trang 3010
60 Plucheoside B 61 Plucheoside C
[38]
62 Plucheoside E 63 Plucheol A 64 Plucheol B 65 Pterocarptriol
[39]
66 4α-Methyl-5β,7α-H-eudesmane-2α,8α,11-triol 67 3α-Dehydroxy-cuauhtemone
68 Cuauhtemone
[40]
69 3α-(2',3'-Diacetoxy-2'-methylbutyryloxy)-cuauhtemone 70 Valenc-1(10)-ene-8α,11-diol
[41]
71 Valenc-1(10)-ene-2α,8α,11-triol 72 Valenc-1(10)-ene-8-hydroxy-11-O-glucopyranoside [42]
86 4β-Acetoxy-3β-angeloyloxy-8β-hydroxy-8αO.12C-
7,11-dehydroeudesmane
87 3β-Angeloyloxy-4β-acetoxy-eudesm-11-en-8-one 88 3β-Angeloyloxy-4β-hydroxy-7α-H-eudesman-8-one
[49]
89 4β-Acetoxy-3β-angeloyloxy-7α-hydroxy-eudesman-11-en-8-one
Trang 31108 14-Hydroxy-modhephene
P sericea [54]
109 14-Acetoxymodhephene
Caryolane 110 Caryolane-1,9β-diol
P indica [41]
111 (8R,9R)-Isocaryolane-8,9-diol Clovane
112 Clovane-2α,9β-diol P indica [41]
Diterpenoid 113 Ent-pimara-8(14),15-dien-19-oic acid
P wallichiana [20]
114 Ent-16α-hydroxykauran-19-oic acid
115 15,16-Dihydroxypimer-8(14)-en-19-oic acid
Triterpenoid
Trang 32[61]
127 Sorghumol acetate 128 Boemeryl acetate (4)
136 β-Sitosterol 3-O-β-D-glucopyranoside (7)
Trang 3316 α-OH α-OH OH 25 α-OMebu(2՚-OH, 3՚-Cl) β-OH OH
17 α-OH β-OH OH 26 β-OMebu(2՚-OH, 3՚-Cl) β-OH OH
18 β-OH α-OH OOH 27 β-OMebu(2՚-OH, 3՚-Cl) α-OH OH
19 α-OAng β-OH OOH 28 α-OMebu(2՚-OAc, 3՚-OH) α-OAc OH
20 β-OAng β-OH OOH 29 α-OMebu(2’-OH, 3’-OH) β-OH OH
21 α-OEpAng β-OAc OH 30 β-OMebu(2՚-OH, 3՚-OH) α-OH OOH
Trang 34Hình 1.6 Cấu trúc hóa học của các hợp chất terpenoid và steroid (t.t)
Trang 3919
1.2.2.2 Flavonoid
Flavonoid có mặt trong khoảng mười loài thuộc chi Pluchea như P dioscoridis, P
indica, P lanceolata, P odorata, P sagittalis …Trong đó, các flavonol như myricetin,
quercetin, kaempferol và flavon luteolin và apigenin phân lập từ P indica đã được chứng
minh có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ [64] Tên, cấu trúc của các hợp chất flavonoid và dẫn xuất của chúng được trình bày dưới bảng 1.3 và hình 1.6
Bảng 1.3 Một số hợp chất flavonoid và dẫn xuất phân lập được từ chi Pluchea
146 3’,4’,5,7-Tetrahydroxy-3,6,8-trimethoxyflavone
P sagittalis [67]
147 3’,5,7-Trihydroxy-3,4’,6-dimethoxyflavone 148 3’,4’,5-Trihydroxy-3,6,7-trimethoxyflavone 149 Persicarin
157 Quercetin 3-rutinoside 158 Apigenin-6,8-di-C-glucoside
166 3′,4′,5,7-Tetrahydroxy-flavone-3-O-β-D-mannopyranoside [42]
169 8-Hydroxyluteolin-8-glucoside [62]