i LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành hóa hữu cơ với đề tài “Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Et40B điều chế từ rễ cây Dương đầu, Olax imbricata” là kết quả của quá trình n
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Tp Hồ Chí Minh, tháng 01/2024
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC PHÂN ĐOẠN Et40B ĐIỀU CHẾ TỪ RỄ CÂY DƯƠNG ĐẦU (OLAX IMBRICATA)
GVHD: PGS.TS VÕ THỊ NGÀ SVTH: NGUYỄN THỊ TRANG
S K L 0 1 2 4 2 9
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
HCMUTE
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SVTH: Nguyễn Thị Trang
MSSV: 19128086 GVHD: PGS.TS Võ Thị Ngà
TP Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
PHÂN ĐOẠN Et40B ĐIỀU CHẾ TỪ RỄ CÂY
DƯƠNG ĐẦU (OLAX IMBRICATA)
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Trang
MSSV: 19128086
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
1 Tên khóa luận: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Et40B điều chế từ rễ
cây Dương đầu, Olax imbricata
2 Nhiệm vụ của khóa luận:
- Điều chế cao chiết Et40B điều chế từ rễ cây Dương đầu – Olax imbricata
- Phân lập các hợp chất tinh khiết
- Xác định cấu trúc hóa học hợp chất tinh khiết được phân lập từ cao phân đoạn Et40B
3 Ngày giao nhiệm vụ khóa luận: 17/09/2023
4 Ngày hoàn thành khóa luận: : 10/01/2024
5 Họ tên người hướng dẫn: PGS.TS Võ Thị Ngà
6 Nội dung hướng dẫn:
- Điều chế cao chiết Et40B điều chế từ rễ cây Dương đầu – Olax imbricata
- Phân lập các hợp chất tinh khiết
- Xác định cấu trúc hóa học hợp chất tinh khiết được phân lập từ cao phân đoạn Et40B
Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua bởi
Trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học
Tp Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 01 năm 2024
TRƯỞNG BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Trang 10i
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành hóa hữu cơ với đề tài “Khảo sát thành phần
hóa học phân đoạn Et40B điều chế từ rễ cây Dương đầu, Olax imbricata” là kết
quả của quá trình nỗ lực và cố gắng không ngừng của bản thân với sự giúp đỡ tận tình, động viên khích lệ của thầy cô và bạn bè Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như qáu trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp
Em xin trân trọng gửi đến PGS.TS Võ Thị Ngà lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất,
Cô đã hướng dẫn tận tình, truyền đạt những kinh nghiệm qúy báu và tạo điệu kiện để
em hoàn thành khóa luận tốt nghiêp
Em xin gửi đến cô TS Nguyễn Linh Nhâm lời cảm ơn chân thành Cô đã giúp em rất nhiều trong quá trình làm khóa luận
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến bố mẹ Để em có được ngày hôm nay bố mẹ đã phải hy sinh rất nhiều
Em cũng xin cảm ơn trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật đã tạo điều kiện và cung cấp
cơ sở vật chất, trang thiết bị cho em làm khóa luận tốt nghiệp và hoàn thành chương trình học của mình Em xin hết lòng cảm ơn
Giờ đây có nói bao nhiêu lời cảm ơn cũng không đủ Em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và tràn đầy nhiệt huyết để tiếp tục sự nghiệp trồng người của mình Em cũng xin chúc các bạn luôn may mắn và thành công trên con đường phía trước
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 11ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Khảo sát thành phần hóa học phân
đoạn Et40B điều chế từ rễ cây Dương đầu (Olax imbricata)” là do chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Võ Thị Ngà Các số liệu trong quá trình làm và kết quả thu được là hoàn toàn trung thực, không sao chép Những tài liệu tham khảo được
Trang 12iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI x
MỞ ĐẦU xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1 Gới thiệu về cây olax imbricata 1
1.1.1 Phân loại khoa học 1
1.1.2 Miêu tả đặc tính sinh trưởng 1
1.2 Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học 2
1.2.1 Hoạt tính kháng viêm, kháng oxy hóa 2
1.2.2 Hoạt tính kiểm soát béo phì, đường huyết và lipid trong máu 3
1.2.3 Hoạt tính chống ung thư và gây độc tế bào 3
1.2.4 Hoạt tính về những tác nhân thần kinh 4
1.3 Những nghiên cứu về hóa học 4
1.3.1 Hợp chất béo 4
1.3.2 Hợp chất terpenoid 5
1.3.3 Hợp chất polyphenol 6
1.3.4 Hợp chất chứa nitrogen 10
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM 11
2.1 Đối tượng nghiên cứu 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu 11
Trang 13iv
2.2.1 Phương pháp phân lập chất 11
2.2.2 Phương xác định cấu trúc 12
2.3 Nội dung và mục tiêu nghiên cứu 13
2.3.1 Nội dung nghiên cứu 13
2.3.2 Mục tiêu nghiên cứu 13
2.4 Hóa chất và dụng cụ 14
2.4.1 Hóa chất 14
2.4.2 Dụng cụ 14
2.5 Thực nghiệm 15
2.5.1 Điều chế cao thô và các cao thành phần 15
2.5.2 Điều chế phân đoạn Et40B từ cao MeOH 15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 18
3.1 Phân lập chất OI-PD9.1 từ phân đoạn Et40B 18
3.2 Biện luận cấu trúc OI-PD9.1 21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
PHỤ LỤC 32
Trang 14v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1: Các bộ phận của cây Olax imbricata (lá, hoa) 1
Hình 1 2: Các bộ phận của cây Olax imbricata (quả, rễ) 2
Hình 2 1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu 13
Hình 2 2: Sơ đồ quy trình điều chế cao thô EtOH và các cao thành phần 15
Hình 2 3: Kết quả SKLM TLC phân đoạn Et40.2.6 16
Hình 2 4: Sơ đồ quá trình phân tách phân đoạn Et40B từ cao MeOH 17
Hình 3 1: Sơ đồ quá trình phân lập chất OI-PD9.1 18
Hình 3 2: Kết quả phân tích HPLC của phân đoạn Et40B-H2O 18
Hình 3 3: Kết quả phân tích HPLC của phân đoạn Et40B-Me20 19
Hình 3 4: Kết quả phân tích HPLC của phân đoạn Et40B-Me50 19
Hình 3 5: Kết quả phân tích HPLC của phân đoạn Et40B-Me100 19
Hình 3 6: Kết qủa chạy sắc ký điều chế phân đoạn Et40B 20
Hình 3 7: Kết qủa phân tích HPLC của chất OI-PD9.1 20
Hình 3 8: Các tín hiệu đặc biệt của phổ 1H-NMR 23
Hình 3 9: Các tín hiệu đặc biệt của phổ 13C-NMR 24
Hình 3 10: Các tín hiệu đặc trưng của các đơn vị đường 24
Hình 3 11: Tương quan HMBC của các đơn vị đường 25
Hình 3 12: Mũi ion phân tử giả của hợp chất OI-PD9.1 26
Hình 3 13: Cấu trúc hợp chất OI-PD9.1 26
Trang 16Resonance Spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon-13
proton-proton hai chiều
Correlation
Phổ tương quan dị hạt nhân qua nhiều liên
kết
Correlation
Phổ tương quan dị hạt nhân qua một liên kết
hạt nhân
Trang 18ix
s/d/dd/t//m/ brt/brd
Singlet/doublet/doublet of
doublets/triplet//mutiplet/broad triplet/broad doublet
Mũi đơn/mũi đôi/mũi đôi đôi/mũi ba/mũi đa/mũi ba rộng/mũi đôi rộng
Trang 19x
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Cây Dương đầu - Olax imbricata là một loại cây dược liệu xuất hiện nhiều trong các
bài thuốc dân gian để chữa một số bệnh liên quan đến phụ khoa, sốt, thương hàn, chống viêm nhiễm, kháng khuẩn,… ngoài các công dụng chữa bệnh cây Dương đầu còn có thể sử dụng để ngăn ngừa mọt gạo Với mục đích phát huy tối đa lợi ích mà cây dương đầu mang lại, nhóm chúng tôi chọn hướng nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Dương đầu
Nguyên liệu rễ cây dương đầu, được thu hái từ tỉnh Phú Yên sau khi làm sạch và xử
lý được điều chế thành cao thô EtOH bằng phương pháp chiết hồi lưu Từ cao thô
EtOH điều chế các loại cao thành phần là cao n-hexane và cao MeOH
Từ cao MeOH thu được tiến hành phân tách bằng phương pháp sắc kí cột diaion
HP-20 thành 6 phân đoạn gồm EtOH HP-20, 40, 60, 80, 96 và cuối cùng là acetone Đề tài khóa luận này được phân công tiến hành khảo sát phân đoạn Et40
Từ phân đoạn Et40 tiếp tục tách các phân đoạn nhỏ hơn bằng phương pháp sắc ký cột silica gel pha thường thu được 3 phân đoạn là Et40.1, Et40.2 và Et40.3 Phân đoạn Et40.2 được chọn khảo sát và tách thành 6 phân đoạn Et40.2.1-6 Phân đoạn Et40.2,6 được khảo sát và tách thành 12 phân đoạn Et40.2.6.1-12 Theo sự phân công của nhóm nghiên cứu, đề tài này thực hiện việc khảo sát phân đoạn Et40.2.6.9 (Et40B)
Từ phân đoạn Et40B được giao tiến hành phân lập và tinh sạch các hợp chất lần lượt bằng các phương pháp sắc ký cột silica gel pha đảo RP-18, sắc ký lỏng hiệu năng cao phân tích và sắc ký điều chế
Kết quả đã phân tách và tinh sạch được 01 hợp chất tinh khiết và tiến hành phân tích các dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân kết hợp với khối phổ đã sơ bộ xác định cấu trúc hợp chất tinh khiết là một dẫn xuất oleanolic acid mang 05 đơn vị đường, trong
đó có 3 đường glucose, 1 đường rhamnose, 1 glucuronic acid
Trang 20xi
MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, con người đã biết dùng các loại cây cỏ trong tự nhiên để chữa bệnh Kinh nghiệm này được lưu truyền qua nhiều thế hệ, là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển y học cổ truyền Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới, tài nguyên phong phú và đa dạng được ví là: “rừng vàng biển bạc” Ở nước ta đã có hàng nghìn loài thảo dược tìm thấy và đưa vào phục vụ trong y học, thực phẩm và mỹ phẩm
Olax là một chi thuộc họ Olacaceae với 40 loài thường được tìm thấy ở các vùng rừng
nhiệt đới của châu Á và một số nước ở châu Phi như: Nigeria, Siera Leone, Ghana
Cây dương đầu hay còn được gọi là mao trật, cát lộ có tên khoa học là Olax imbricata được biết là một cây thảo dược thuộc chi Olax có nhiều công dụng trong y học Trên
thế giới đã có những nghiên cứu về thành phần cũng như hoạt tính sinh học của cây
Olax imbricata Kết quả cho thấy cây Olax imbricacta có công dụng kháng viêm,
kháng oxy hóa, có công dụng lớn trong diều trị bệnh tiểu đường và phòng chống một
số bệnh về phụ khoa, …
Ở nước ta cây dương đầu phân bố phổ biến ở Phú Yên Với mong muốn tận dụng tối
đa nguồn lợi thiên nhiên đó nhóm chúng tôi chọn hướng nghiên cứu về thành phần
hoá học của rễ cây dương đầu Olax imbricata Theo sự phân công, tôi thực hiện đề
tài “Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Et40B điều chế từ rễ cây Dương
đầu Olax imbricata”
Trang 211
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Gới thiệu về cây olax imbricata
1.1.1 Phân loại khoa học
Bảng 1.1: Phân loại khoa học
Giới Plantae Ngành Magnoliophyta Lớp Magnoliopsida
Loài Olax imbricata
Họ Olacaceae hay còn gọi là họ dương đầu các cây thuộc họ này là cây bụi đứng, thân gỗ, lá đơn nguyên Hoa lưỡng tính thường có màu xanh hoặc trắng, hoa có từ 3-
6 cánh Họ Olacaceae trên thế giới có 25 chi và 250 loài Ở Việt Nam có 4 chi và 10 loài được tìm thấy [11]
1.1.2 Miêu tả đặc tính sinh trưởng
Chi Olax thuộc họ Olacaceae, có khoảng 200 loài phân bố khắp Trung-Tây Phi và
Châu Á [10] Cây Olax imbricata thuộc dạng cây bụi đứng cao từ 2-5 m Thân cây
màu nâu, cành non màu xám Lá màu xanh xếp thành hai dãy so le nhau, có hình trái xoan, mắt trên bóng láng, mặt dưới màu hơi vàng và có lông Hoa màu trắng có mùi rất thơm, khi khô chuyển sang màu vàng Cây ra hoa tháng 12-1, có quả vào tháng 8
Hình 1 1: Các bộ phận của cây Olax imbricata (lá, hoa)
Trang 222
Hình 1 2: Các bộ phận của cây Olax imbricata (quả, rễ)
1.2 Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học
1.2.1 Hoạt tính kháng viêm, kháng oxy hóa
Chiết xuất ethanol của lá và thân của cây Olax subscorpioidea được nghiên cứu về
khả năng chống tổn thương gan do carbon tetrachloride gây ra ở chuột Những nghiên
cứu này kết luận rằng chiết xuất ethanol của lá và vỏ thân cây Olax subscorpioidea
có khả năng kháng oxy hóa mạnh [5, 7]
Trong y học cổ truyền Bờ Biển Ngà, cây Olax subscorpioidea Oliv dùng để điều trị
nhiều bệnh bao gồm bệnh vàng da và viêm gan Kouassi Konan và cộng sự đã có
nghiên cứu về khả năng kháng viêm và oxy hóa của lá cây Olax subscorpioidea Oliv trên chuột Kết quả cho thấy rằng chất chiết xuất từ lá của Olax có hoạt tính bảo vệ gan và chống oxy hóa in vivo [2]
Olax psittacorum Vahl được xem là là một "thuốc dân gian Issan" thể hiện giá trị y
học dân tộc như đặc tính chữa nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm đau, hạ sốt, loét da, chống thiếu máu cũng như phụ gia thực phẩm Các nghiên cứu đã chứng minh và cho thấy đặc tính chống sưng tấy, tác dụng nhuận tràng và hoạt tính kháng vi-rút chống lại vi-rút bại liệt, đặc tính chống oxy hóa Nghiên cứu của Raja Majumder đã chứng minh khả năng chống viêm, giảm đau và ức chế TNF-α (dựa trên dòng tế bào RAW
264.7) chống loét miệng của cây Olax psittacorum [3]
Chiết xuất từ lá của cây Olax scandens được dùng để tổng hợp vật liệu nano compozit
bạc-đồng (Ag-Cu NCs) có khả năng kháng khuẩn tốt Nghiên cứu cho thấy vật liệu
Trang 233
được tạo ra có khả năng chống lại một số loại vi khuẩn như: K pneumoniae, E coli,
S aureus, K pneumon iae, P auriginosa, … [4]
Chiết xuất methanol của cây Olax nama được phân tích bằng phương pháp phân tích
dấu vân tay HPLC-DAD cho thấy khả năng kháng oxy hóa, kháng cholinesterase là đáng kể với các giá trị IC50 lần lượt là 71,46, 72,55 và 92,33 μg/mL và khả năng ức chế α-glucosidase ở mức vừa phải với IC50 giá trị là 639,89 μg/mL Từ những kết quả nhiên cứu trên cung cấp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sâu hơn về tiềm năng bảo
vệ thần kinh và chống bệnh Alzheimer của loại cây này [6]
1.2.2 Hoạt tính kiểm soát béo phì, đường huyết và lipid trong máu
Võ Thị Ngà và cộng sự đã có những nghiên cứu về thành phần và hoạt tính sinh học
của cao chiết xuất từ rễ của cây Olax imbricata Roxb được thu hoạch ở tỉnh Phú Yên Trong đó có nghiên cứu so sánh về khả năng ức chế enzyme α-glucosidase của dịch chiết n–hexane từ rễ cây Olax imbricata Roxb và acarbose trên chuột nhắt đực Kết quả thử nghiệm in vitro cho thấy dịch chiết rễ cây Olax imbricata Roxb có tác dụng
ức chế enzym α–glucosidase cao hơn của acarbose (2,83 lần) Cụ thể, giá trị IC 50 (µ g/mL) của dịch chiết rễ cây Olax imbricata Roxb và acarbose lần lượt là 47,8 ± 0,3
và 135,4 ± 0,2 Từ nghiên cứu trên cũng cho thấydịch chiết rễ cây Olax imbricata
Roxb có hoạt tính sinh học mạnh trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý
liên quan đến thừa cân, béo phì, giúp kiểm soát lượng đường trong máu từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 Từ đó tìm cách tổn hợp các chất có hoạt tính sinh học nhằm phục vụ cho việc điều chế và sản xuất thuốc chữa bệnh [8]
1.2.3 Hoạt tính chống ung thư và gây độc tế bào
Vào năm 2019, nhóm nghiên cứu của Võ Thị Ngà đã tiến hành nghiên cứu hoạt tính
ức chế tế bào ung thư của cây Olax imbricata Roxb Kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học trên các cao chiết cho thấy: cả ba loại cao n-hexane, cao ethyl acetate và cao
methanol đều có hoạt tính trên 2 dòng tế bào ung thư vú MCF7 và ung thư phổi LU
Riêng cao n-hexane và cao ethyl acetate còn có hoạt tính trên dòng tế bào ung thư
gan HepG2 và có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase [16]
Trang 244
1.2.4 Hoạt tính về những tác nhân thần kinh
Olax subscorpioidea là một loại cây bụi hoặc cây gỗ được tìm thấy ở Nigeria và các
vùng khác của Châu Phi Nó được chỉ định trong việc kiểm soát chứng rối loạn viêm, bệnh tâm thần, co giật, đau và ung thư Dựa trên việc sử dụng dân gian trong việc kiểm soát bệnh tâm thần, hoạt tính chống trầm cảm, Adebayo O Adeoluwa và cộng
sự đã nghiên cứu chỉ ra thành phần butanol của cây Olax subscorpioidea có tác dụng như thuốc trầm cảm Từ đó tạo cơ sở cho nghiên cứu sử dụng cây Olax
subscorpioidea để kiểm soát bệnh tâm thần [1]
1.3 Những nghiên cứu về hóa học
1.3.1 Hợp chất béo
Vào năm 2018, từ cao chiết ethyl acetate của rễ cây Olax imbricata, Võ Thị Ngà và
cộng sự đã phân lập được 3 hợp chất béo henicos-7-en-9-ynoic acid (1),
ynoylglycerol (hoặc 2,3-dihydroxypropyl
(E)-henicos-7-en-9-ynoate) (2) và 6,7,8,9-tetrahydroxyhexadeca-4,10-diynoic acid (3) [15]
Vào năm 2016 từ dịch chiết chloromethane của cây Olax dissitiflora, Mavundza và
cộng sự đã phân lập thành công 3 hợp chất acid béo gồm: santalbic acid (4), exocarpic acid (5), octadec-9,11-diynoic acid (6) [14]
(1)
(2)
(3)
Trang 26Hình 1 4: Các cấu trúc hợp chất terpenoid được phân lập từ chi Olax
Vào năm 2011, Sue và cộng sự đã phân lập thành công 2 hợp chất từ cao chiết acetone
của cây Olax mannii là: rhoiptelenol (7) và glutinol (8) [19]
Vào năm 2018, Pertuit và cộng sự đã phân lập được oleanolic acid (9) từ cao của rễ
và thân cây Olax obtusifolia [18]
Vào năm 2019, Võ Thị Ngà và cộng sự đã phân lập thành công 3 hợp chất chứa nhóm
dẫn xuất 1,2,3,4-tetrahydronapthalene trong cao chiết methanol từ rễ cây Olax
Vào năm 2015 từ cao methanol của rễ cây Olax imbricata, S.T.M.Huynh cùng cộng
sự đã phân lập thành công các hợp chất gồm:
1-(3,4-dihydroxyphenyl)-8-(4-hydroxy-3-O-β-D-glucopyranosylphenyl)oct-5-ol-4-one (14);
Trang 27(4E)-1-(3,4-dihydroxyphenyl)-7
7-(3-hydroxy-4-O-β-D-glucopyranosylphenyl)hept-4-ene-6-ol-3-one (15);
1-O-(4-hydroxy-2,6-dimethoxyphenyl)-6-O-(4-hydroxy-3,5-dimethoxybenzoyl)-β-D
-glucopyranose (16); dimethoxybenzoyl)-β-D-glucopyranose (17); leonuriside A (18) ; vanillic acid (19)
1-O-(4-hydroxy-2-methoxyphenyl)-6-O-(4-hydroxy-3,5-[9, 21]
Vào năm 2015, Okoye và cộng sự đã phân lập thành công 17 hợp chất flavonoid glycoside từ hai phân đoạn ethyl acetate và n-butanol điều chế từ cao chiết methanol
tổng của lá cây Olax mannii là: kaempferol 3-O-α-L-arabinofuranosyl-7-O-α-L
-rhamnopyranoside (20), kaempferol 3,7-O-α-L-dirhamnopyranoside (21),
kaempferol 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1-4)-α-L-rhamnopyranoside]-7-O-α-L
-rhamnopyranoside (22), quercetin 3,7-O-α-L-dirhamnopyranoside (23), kaempferol
7-O-α-L-rhamnopyranoside (24), kaempferol 3-O-α-L-rhamnopyranoside (25),
kaempferol-3-O-β-D-xylopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside (26), afzelechin
3-O-β-D-glucopyranoside (27), kaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside (28),
quercetin-3-O-β-D-galactopyranoside (29), quercetin 3-O-β-D-xylopyranoside (30), morin
3-O-α-L-rhamnopyranoside (31), kaempferol 3-O-β-D-xylopyranoside (32), morin
3-O-β-D-xylopyranoside (33), kaempferol 3-O-[α-D-apiofuranosyl-(1→2)-α-
L-arabinofuranoside]-7-O-α-L-rhamnopyranoside (34), kaempferol 3-O-[β-D
-glucopyranosyl-(1→2)-α-L-arabinofuranoside]-7-O-α-L-rhamnopyranoside
(35), kaempferol 3-O-[β-D-arabinopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranoside]-7-O-α-
L-rhamnopyranoside (36) [20]
Vào năm 2016, Okoye và cộng sự tiệp tục tiến hành nghiên cứu cao chiết n-butanol điều chế từ cao chiết methanol của lá cây Olax mannii và đã phân lập được 2 hợp chất là: kaempferol 3-O-[α-L-rhamnopyranosyl (1→2)-α-L-arabinofuranoside]-7-O-
α-L-rhamnopyranoside (37) và kaempferol 3-O-[α-L-apiofuranosyl(1→2)β-D
-galactopyranoside]-7-O-α-L-rhamnopyranoside (38) [17]
(14)
Trang 3010
1.3.4 Hợp chất chứa nitrogen
Vào năm 1993, Thumfort và cộng sự đã phân lập thành công một hợp chất mới có
tên gọi là S-ethenylcysteine (39) từ cao chiết ethanol của rễ cây Olax phyllanthi bằng
các phương pháp phân tích HPLC, GC – MS và NMR [20]
Năm 2020, R.Majumder và cộng sự đã phân lập được một hợp chất amide của acid
béo (Z)-docos-13-enamide (40)từ cao methanol của lá cây Olax psittacorum [13]
(39)
(40)
Hình 1 6: Các cấu trúc hợp chất chứa nitrogen được phân lập từ chi Olax
Trang 3111
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cao được chiết xuất từ rễ cây dương đầu được thu hái ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú
Yên, Việt Nam vào tháng 8 năm 2020 Mẫu cây có tên khoa học là Olax imbricata
Roxb (Olacaceae) do ông Hoàng Xuân Lâm, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Dược liệu Hữu cơ Miền Trung, tỉnh Phú Yên, Việt Nam xác nhận Tiêu bản thực vật được
ký hiệu UTE-A002 và lưu giữ tại Khoa Công nghệ Hoá học và Thực phẩm, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Tùy vào tính chất của mẫu để chọn SKLM silicagel pha đảo(RP-18) hay silica gel pha thường (NP, normal phase)
SKLM silica gel pha thường
- Có các các nhóm hydroxyl trên bề mặt silca gel
- Các chất phân cực bị giữ lại, các chất có độ phân thấp sẽ ra trước có và Rf lớn hơn
- Hệ dung môi Cf: MeOH: H2O: Af
SKLM silica gel pha đảo RP-18
- Các nhóm hydroxyl bị thay thế bởi mạch hydrocarbon dài có 18 carbon
- Các chất kém phân cực bị giữ lại, các chất phân cực cao sẽ ra trước có Rf lớn hơn
- Hệ dung môi H2O: MeOH
Trang 3212
2.2.1.2 Sắc ký cột
SKC với chất hấp phụ thường dùng là silica pha đảo hoặc silica pha thường Tùy vào tính chất và khối lượng mẫu để tiến hành chọn cột, chất hấp phụ và phương pháp nạp mẫu Có hai phương pháp nạp mẫu là nạp mẫu khô và lạp mẫu ướt, nếu mẫu tan tốt trong hệ dung môi giải ly thì dùng phương pháp nạp mẫu ướt ngược lại dùng phương pháp nạp mẫu khô Dùng phương pháp SKLM để lựa chọn hệ dung môi chạy SKC
và gom lại các phân đoạn sau khi triển khai SKC Sau khi gom các phân đoạn thì tiến hành cô quanh để thu được mẫu rắn Mẫu rắn thu được sau khi triển khai SKC thì kiểm tra độ sạch bằng SKLM
2.2.1.3 Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Sắc ký lỏng hiệu năng cao là một phương pháp phân tích hiện đạt được sử dụng phổ biển Trong khóa luận tốt nghiệp phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao dùng để dò
hệ dung môi cho máy sắc ký điều chế và kiểm tra độ tinh sạch của mẫu
2.2.1.4 Sắc ký điều chế
Sắc ký điều chế là một phương pháp hiệu quả và đang được sử dụng rất phổ biến để phân lập chất Các chất được phân lập bằng phương pháp này có độ tinh sạch rất cao Trong khóa luận tốt nghiệp này dùng phương pháp sắc ký điều chế để phân lập chất
Trang 3313
Thu hái mẫu ở Phú Yên Làm sạch, phơi khô, chặt nhỏ, sấy, nghiền thành bột
Sử dụng phương pháp chiết hồi lưu EtOH 96%
Hòa tan trong n-hexane và MeOH
Sử dụng các phương pháp sắc ký
Tìm hiểu về chi Olax, cây Olax imbricata
Tìm hiểu các phương pháp phân lập hợp chất tự nhiên
2.3 Nội dung và mục tiêu nghiên cứu
2.3.1 Nội dung nghiên cứu
Hình 2 1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu
2.3.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Áp dụng được các kiến thức đã học vào nghiên cứu và phân tích phổ
- Hiểu được cơ sở khoa học và bản chất của phương pháp nghiên cứu
- Lên kế hoạch để tiến hành nghiên cứu
- Phân lập được chất
Tìm hiểu tổng quan
Thu hái và xử lí mẫu
Điều chế cao thô EtOH và các cao thành phần
Điều chế các phân đoạn cao MeOH
Khảo sát thành phần
và phân lập chất từ phân đoạn Et40B
Xác định cấu trúc hợp chất
Đo phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR, COSY, HMBC, HSQC,
MS
Dùng các kiến thức về phổ đã được học để xác định công thức của hợp chất từ kết quả đo