1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn PPT2-F4 từ thân cây sài hồ nam (Pluchea pteropoda hemsl)
Tác giả Đào Vũ Nhật Hạ
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Linh Nhâm
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 11,18 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA CAO PHÂN ĐOẠN PPT2-F4 TỪ THÂN SÀI HỒ NAM PLUCHEA PTEROPODA HEMSL... Thô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

GVHD: TS NGUYỄN LINH NHÂM SVTH: ĐÀO VŨ NHẬT HẠ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CAO PHÂN ĐOẠN PPT2-F4 TỪ THÂN CÂY SÀI HỒ NAM

(PLUCHEA PTEROPODA HEMSL.)

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA

CAO PHÂN ĐOẠN PPT2-F4 TỪ

THÂN SÀI HỒ NAM

(PLUCHEA PTEROPODA HEMSL.)

SVTH: Đào Vũ Nhật Hạ

MSSV: 19128029

GVHD: TS Nguyễn Linh Nhâm

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023

Trang 10

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC-THỰC PHẨM

BỘ MÔN CN HÓA HỌC -

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -

PHIẾU TRẢ LỜI GÓP Ý NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

I Thông tin chung

- Tên đề tài: Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của phân đoạnPPT2-F4 từ

cao chiết Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.).

-Mã số khóa luận: - Họ và tên người hướng dẫn chính: TS Nguyễn Linh Nhâm

II Nội dung trả lời

1 Bổ sung từ viết tắt; in nghiêng tên khoa học của loài, chi, m/z; lỗi chính tả; thống nhất sử dụng dấu thập phân trong toàn bài

Sinh viên đã sửa lỗi chính tả, lỗi in nghiêng (bảng 1.1 và 1.3)

Bổ sung từ viết tắt (Rut, Ara, Api) Sửa dấu thập phân ở bảng 1.2 2 Bổ sung phân tích LC-MS vào sơ đồ

quy trình nghiên cứu

Sinh viên đã bổ sung phần phân tích MS vào sơ đồ 2.1

LC-3 Thống nhất trật tự và kiểm tra cấu trúc các hợp chất

Sinh viên đã chỉnh sửa thứ tự các chất theo phân nhóm cấu trúc

4 Bổ sung kỹ thuật chiết rắn – lỏng; điều kiện vận hành thiết bị GC-MS và LC-MS

Sinh viên đã bổ sung kỹ thuật chiết, các điều kiện vận hành máy GC-MS và LC-MS vào phần thực nghiệm

5 Bổ sung phụ lục Sinh viên đã bổ sung sắc ký đồ LC-MS

và biểu đồ xác định IC50 của các mẫu

Trang 11

i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Pluchea pteropoda, hay còn gọi là cây Sài hồ nam, là một loài thuộc chi Pluchea, hiện nay

vẫn còn rất ít các nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của loài này Thân cây sau khi thu hái từ tỉnh Sóc Trăng sẽ được điều chế thành cao thô ethanol bằng phương pháp chiết siêu âm, từ cao thô sử dụng phương pháp chiết lỏng – lỏng điều

chế ra các cao phân đoạn là cao n-hexane, cao ethyl acetate, cao n-buthanol và cao nước

Từ cao ethyl acetate dùng phương pháp sắc ký cột nhanh (CC-F) tiến hành phân tách thành các phân đoạn có độ phân cực khác nhau Từ đây chọn phân đoạn 4 tiếp tục khảo sát để chọn một phân đoạn tiềm năng tiếp tục tiến hành phân lập các hợp chất

Bằng phương pháp định đính bằng phản ứng hóa học đặc trưng đã xác định được sơ bộ

thành phần các nhóm chức có trong thân cây P pteropoda bao gồm: carotenoid, tinh dầu,

triterpenoid tự do, coumarin, polyphenol, tannin, saponin và acid hữu cơ Đồng thời, bằng phương pháp sắc ký lỏng – khối phổ (HPLC-MS) dự đoán thành phần hóa học của mẫu cao thân gồm 12 hợp chất thuộc các nhóm monoterpene, sesquiterpene, caffeoylquinic acid, flavonoid, alcohol Godotol A, 9α-hydroxy-11β,13- dihydrosantamarin, 3,5-di-O-caffeoylquinic acid, 1,4-dicaffeoylquinic acid, 3,4,5-

tricaffeoylquinic acid

Sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước để chưng cất tinh dầu thân cây, sau đó bằng phương pháp sắc ký khí – khối phổ (GC-MS) phân tích thành phần tinh dầu Đã xác

định được 22 hợp chất; trong đó thành phần chính là L-(+)-ascorbic acid

2,6-dihexadecanoate (56,16%), đây là một dẫn xuất vitamin C Điều này cho thấy tiềm năng

trong hoạt tính kháng oxy hóa của cây P pteropoda

Hoạt tính chống oxy hóa của các mẫu cao chiết được xác định bằng phương pháp ức chế gốc tự do DPPH Phân đoạn 4 của mẫu cao thân được chiết từ dung môi ethyl acetate cho giá trị IC50 tương đương (15,220 µg/mL) so với chứng dương là ascorbic acid có giá trị

IC50 là 10,890 µg/mL Do giá trị IC50 càng thấp thì khả năng ức chế gốc tự do càng cao

nên điều này chứng tỏ rằng mẫu cao chiết này có khả năng chống oxy hóa mạnh

Trang 12

ii

LỜI CẢM ƠN

Thời sinh viên là giai đoạn đặc biệt và đáng nhớ trong cuộc đời mỗi người Dù có nhiều khó khăn và áp lực, nhưng cũng mang đến những trải nghiệm và kỷ niệm đáng nhớ Giờ đây khi đã sắp kết thúc một chặng đường bốn năm, vừa mong đợi được khám phá những cơ hội mới nhưng cũng tiếc nuối khi sắp phải chia xa thầy cô, bạn bè, ngôi trường đã trải qua suốt những năm tháng học tập Để hoàn thành khóa luận này không chỉ có sự nỗ lực của bản thân, mà còn có sự hỗ trợ, giúp đỡ và động viên rất nhiệt tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè

Lời đầu tiên, em xin dành sự cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, những người đã dành hết tâm huyết để truyền lại vốn kiến thức quý báu, giúp em có thể tích lũy kiến thức cũng như nâng cao hiểu biết và kỹ năng của bản thân Đặc biệt em muốn gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc đến cô TS Nguyễn Linh Nhâm, là giảng viên hướng dẫn của em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này Cô luôn luôn nhiệt tình giúp đỡ và gỡ rối những vấn đề em gặp phải, luôn sẵn sàng góp ý và đưa ra những hướng giải quyết để em có thể hoàn thiện được khóa luận này Cảm ơn cô đã giúp em vượt qua những lúc khó khăn tưởng chừng như sắp bỏ cuộc, cảm ơn cô đã luôn đồng hành và tha thứ cho những lần sai lầm ngớ ngẩn của em, cảm ơn cô đã cho em những lời khuyên thật sự bổ ích trong cả học tập lẫn cuộc sống

Con cũng xin cảm ơn ba mẹ vì sự hy sinh thầm lặng, đã cực nhọc lo lắng cho con Ba mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp con vượt qua những lúc mệt mỏi nhất, là nguồn động lực vô hình giúp con cố gắng học tập, tự tin bước đi trên mọi nẻo đường

Cuối cùng mình xin gửi lời cảm ơn thân yêu nhất đến những người bạn đã ở cạnh động viên, đồng hành cùng nhau học tập và vượt qua những khó khăn Cũng xin cảm ơn các em hậu bối đã giúp đỡ mình trong suốt thời gian qua Các bạn là những người bạn, người em tuyệt vời và mình rất tự hào vì được có mọi người bên cạnh trong cuộc hành trình này

Một lần nữa, em xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng đến tất cả mọi người! Xin kính chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe và tràn đầy nhiệt huyết trong cuộc sống cũng như công việc của mình Xin chân thành cảm ơn!

Trang 13

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trình bày trong khóa luận “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn PPT2-F4 từ thân cây Sài hồ nam

(Pluchea pteropoda Hemsl.)” do tôi thực hiện một cách trung thực dưới sự hướng dẫn của

TS Nguyễn Linh Nhâm Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này chưa được các tác giả khác công bố ở Việt Nam cũng như trên thế giới Trong quá trình viết bài có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ và chính xác theo quy định

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Trang 14

1.2.1 Thành phần hóa học của P pteropoda 6

1.2.2 Thành phần hóa học của chi Pluchea 9

1.3 Hoạt tính sinh học 29

1.3.1 Hoạt tính sinh học của P pteropoda 29

1.3.2 Hoạt tính sinh học của chi Pluchea 30

1.4 Hoạt tính chống oxy hóa 35

1.4.1 Tổng quan về gốc tự do 35

1.4.2 Chất chống oxy hóa 36

1.4.3 Phương pháp trung hòa gốc tự do DPPH 36

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

Trang 15

v

2.1 Nguyên vật liệu 38

2.1.1 Nguyên liệu 38

2.1.2 Hóa chất và thiết bị 38

2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 39

2.2.1 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 39

2.2.2 Sơ đồ khối quy trình nghiên cứu 42

2.3 Thực nghiệm 42

2.3.1 Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học 42

2.3.2 Chiết xuất và phân tích thành phần tinh dầu 46

2.3.3 Khảo sát thành phần hóa học của mẫu cao thân chiết bằng LC-MS 48

2.3.4 Hoạt tính chống oxy hóa 49

2.3.5 Điều chế cao phân đoạn và phân lập cao PPT2 50

2.4 Xử lý số liệu 52

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 53

3.1 Kết quả định tính sơ bộ thành phần hóa học 53

3.2 Thành phần tinh dầu trong thân cây P pteropoda 54

3.3 Kết quả phân tích LC-MS 57

3.4 Hoạt tính chống oxy hóa 59

3.4.1 Sàng lọc hoạt tính kháng oxy hóa của các mẫu cao chiết 59

3.4.2 Kết quả IC 50 61

3.5 Kết quả khảo sát cao PPT2 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 74

Trang 16

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tác dụng dược lý của một số loài thuộc chi Pluchea 5

Bảng 1.2 Thành phần hóa học của tinh dầu từ các bộ phận trên mặt đất của P pteropoda 8

Bảng 1.3 Tên một số hợp chất phân lập từ các cây thuộc chi Pluchea 9

Bảng 3.3 Các chất được dự đoán dựa trên phổ LC-MS của mẫu cao thân 58

Bảng 3.4 Giá trị phần trăm ức chế DPPH của các mẫu cao chiết P pteropoda 60

Trang 17

vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Rễ và thân lá của cây P pteropoda Hemsl 3

Hình 1.2 Mô tả thực vật của cây P pteropoda Hemsl 4

Hình 1.3 Cấu trúc các hợp chất có trong cây P pteropoda Hemsl 7

Hình 1.4 Công thức cấu tạo của một số ký hiệu 17

Hình 1.5 Cấu trúc các hợp chất eudesmane và eudesmanolide có trong chi Pluchea 17

Hình 1.6 Cấu trúc các hợp chất thuộc nhóm guaiane sesquiterpene có trong chi Pluchea 20

Hình 1.7 Cấu trúc các hợp chất thuộc nhóm modhephene có trong chi Pluchea 20

Hình 1.8 Cấu trúc các hợp chất diterpene có trong chi Pluchea 21

Hình 1.9 Cấu trúc các hợp chất triterpene có trong chi Pluchea 22

Hình 1.10 Cấu trúc các hợp chất thuộc nhóm flavonoid có trong chi Pluchea 23

Hình 1.11 Cấu trúc các hợp chất vòng thơm có trong chi Pluchea 25

Hình 1.12 Cấu trúc các hợp chất caffeoylquinic acid có trong chi Pluchea 27

Hình 1.13 Cấu trúc các hợp chất steroid có trong chi Pluchea 27

Hình 1.14 Cấu trúc các hợp chất thiophene có trong chi Pluchea 28

Hình 1.15 Cấu trúc các hợp chất khác có trong chi Pluchea 29

Hình 1.16 Phản ứng của gốc DPPH 36

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu………42

Hình 2.2 Sơ đồ quy trình chuẩn bị các dịch chiết định tính 43

Hình 2.3 Quy trình định tính các chất trong dịch chiết hexane 44

Hình 2.4 Quy trình định tính các chất trong dịch chiết cồn 45

Hình 2.5 Sơ đồ quy trình định tính các chất trong dịch chiết cồn thủy phân 45

Hình 2.6 Sơ đồ quy trình định tính các chất trong dịch chiết nước 46

Hình 2.7 Sơ đồ quy trình định tính các chất trong dịch chiết nước thủy phân 46

Hình 2.8 Sơ đồ quy trình chiết xuất và khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu 48

Hình 2.9 Sơ đồ quy trình điều chế các loại cao từ thân cây P pteropoda 51

Hình 2.10 Sơ đồ quy trình khảo sát cao PPT2 52

Hình 3.1 Sắc ký đồ GC-MS của tinh dầu thân cây P pteropoda……… 56

Trang 18

khai hexane:chloroform (5:5) + 5 giọt formic acid) 63

Hình 3.6 Sắc ký bản mỏng của cao PPT2-F4 và các cao phân đoạn (hệ dung môi triển

khai 100% chloroform) 64

Hình 3.7 Sắc ký bản mỏng của cao PPT2-F4 và các cao phân đoạn (hệ dung môi triển

khai chloroform:methanol (9:1) + 5 giọt formic acid) 64

Trang 19

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Phổ HPLC-MS của mẫu cao thô EtOH (chế độ âm) 74

Phụ lục 2 Phổ HPLC-MS của mẫu cao thô EtOH (chế độ dương) 74

Phụ lục 3 Biểu đồ biểu diễn % ức chế DPPH theo nồng độ của mẫu cao chiết TC 74

Phụ lục 4 Biểu đồ biểu diễn % ức chế DPPH theo nồng độ của mẫu cao chiết T2 75

Phụ lục 5 Biểu đồ biểu diễn % ức chế DPPH theo nồng độ của vitC 75

Trang 20

x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên loài, tên bộ phận

Phương pháp sắc ký

CC-F Flash Column Chromatography Sắc ký cột nhanh

Phương pháp phổ

GC-MS Gas chromatography – Mass

spectrometry

Sắc ký khí – khối phổ HPLC-MS Liquid chromatography – Mass

Trang 21

xi

MCF-7 Michigan Cancer Foundation-7 Tế bào ung thư vú

Trang 22

Trong cơ thể sinh vật cũng như con người luôn hình thành các gốc tự do, các gốc này sẽ phá huỷ các bào quan và cấu trúc bên trong tế bào dẫn đến đột biến và thoái hóa tế báo Sự thoái hóa (sự oxy hóa) của tế bào là nguyên nhân gây ra quá trình lão hóa và phần lớn các bệnh nguy hiểm như Alzheimer, Parkinson, tăng huyết áp, ung thư, đái tháo đường, Vậy nên việc sử dụng các hợp chất tự nhiên để trung hòa gốc tự do, hạn chế quá trình oxy hóa đang được quan tâm và phát triển vì tính hiệu quả và an toàn mà nó mang lại Bên cạnh đó hoạt tính kháng oxy hóa cũng được xem xét phổ biến nhất trên khía cạnh sử dụng trong thực phẩm hay dược phẩm để phòng bệnh và chữa bệnh

Cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.) là một loài thuộc chi Pluchea, tìm thấy chủ

yếu ở khu vực Đông Nam Á và Châu Phi Từ lâu cây này đã được sử dụng trong y học dân gian với một số ứng dụng truyền thống; trong Đông y thường dùng rễ cây Sài hồ nam phơi

khô hoặc rễ cây Cúc tần (Pluchea indica) – đây là một loài cây rất giống với cây Sài hồ để

như điều trị viêm, cảm sốt, tiêu chảy, cao huyết áp, nhức đầu,…Bên cạnh đó, theo các tài liệu nghiên cứu liên quan đến các loài cùng chi cho thấy nhiều hoạt tính sinh học đáng chú ý, đặc biệt là hoạt tính kháng oxy hóa Tuy nhiên đến nay vẫn còn rất ít các công bố, ở Việt Nam việc nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính của cây này cũng chỉ mới dừng lại ở việc khảo sát các bộ phận trên mặt đất và phân lập các chất từ cao chiết có độ phân cực thấp Do đó, ở đề tài này mong muốn khảo sát được từng bộ phận riêng của cây (cụ thể là thân cây) và phân lập được các hợp chất có độ phân cực cao hơn

Trang 23

2

Đây cũng chính là lí do chọn đề tài của khóa luận Nội dung chính được thực là “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn PPT2-F4 từ thân

cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.)”

2 Đối tượng và mục tiêu của đề tài 2.1 Đối tượng của nghiên cứu

Thân cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.)

2.2 Mục tiêu của đề tài

Các mục tiêu nghiên cứu của khóa luận như sau:

- Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của thân cây P pteropoda - Xác định thành phần hóa học của các mẫu cao chiết thân cây P pteropoda bằng

phương pháp LC-MS

- Chiết tách và xác định thành phần hóa học trong tinh dầu thân cây P pteropoda bằng

phương pháp GC-MS - Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các mẫu cao chiết từ đó chứng minh được

công dụng trong các bài thuốc dân gian và lựa chọn được phân đoạn tiềm năng để phân lập

- Phân lập các hợp chất từ cao chiết thân cây P pteropoda

3 Kết quả dự kiến của đề tài

- Xác định các nhóm hợp chất có trong thân cây P pteropoda

- Dự đoán được thành phần hóa học có trong các mẫu cao chiết thân cây P pteropoda - Xác định thành phần có trong tinh dầu thân cây P pteropoda

- Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa trên các mẫu cao chiết - Cô lập và định danh được hai hợp chất từ cao phân đoạn PPT2-F4

Trang 24

nguồn gốc từ vùng ôn đới và nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở Châu Á, Bắc và Nam Mỹ, Châu

Phi, Châu Úc [1] Ở Việt Nam, chi Pluchea chỉ mới ghi nhận được 4 loài: Pluchea

pteropoda, Pluchea indica, Pluchea polygonata và Pluchea eupatorioides

Cây Sài hồ nam (hay còn được gọi là cây Lức) có tên khoa học là Pluchea pteropoda

Hemsl Đây là một cây thuốc dân gian, sống lâu năm ở nhiều nơi, nhất là ở các vùng ven biển nhiệt đới châu Á, từ phía nam Trung Quốc đến Việt Nam, Campuchia, Thái Lan,… Ở Việt Nam cây tập trung chủ yếu ở những vùng nước mặn khu vực các tỉnh miền Trung và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Cây sống ở các cửa sông, ven bờ kênh, đường đi, vùng cao ven biển là đa số do đặc biệt thích nghi với các vùng nước lợ, đồng thời cũng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng nước ngọt hoặc nhiễm mặn Các cây trưởng thành còn có thể chịu ngập úng vài ngày vào mùa mưa [2] Sài hồ nam từ lâu đã được ứng dụng trong nền y học cổ truyền với công dụng điều trị nhứt đầu, hạ sốt, chống viêm, tức ngực,

Thân rễ, cành lá và hoa của cây Sài hồ nam được trình bày trong Hình 1.1 và mô tả thực vật được trình bày trong Hình 1.2

Hình 1.1 Rễ và thân lá của cây P pteropoda Hemsl

Trang 25

4

1.1.2 Mô tả thực vật

Sài hồ nam là một loài cây thân thảo, cao khoảng 40–60 cm, rất phân nhánh ở gốc Thân hình trụ nhẵn, phân nhiều cành ở gần ngọn, vỏ ngoài màu đỏ nâu Lá có hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, dài 3–4 cm, rộng 1–2 cm và thường mọc so le Mép lá có răng cưa, phiến dày Mặt lá nhẵn, vò có mùi thơm hơi hắc Cuống lá ngắn khoảng 0,3 cm hoặc gần như không có Hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu hồng hơi tím Quả hình trụ màu nâu nhạt, có 10 cạnh và có lông Mùa hoa quả vào tháng 5–7 hàng năm [3]

Hình 1.2 Mô tả thực vật của cây P pteropoda Hemsl

Nguồn: Lấy từ tài liệu tham khảo [4]

1.1.3 Kinh nghiệm sử dụng trong dân gian của các loài thuộc chi Pluchea

Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong y học khoa học hiện đại, nhưng y học cổ truyền vẫn là phương pháp điều trị bệnh chính của phần lớn người dân ở các quốc gia đang phát

Trang 26

5 triển Phạm vi ứng dụng của cây thuốc đã được mở rộng khi hiểu biết của chúng ta về sinh

lý con người và quá trình trao đổi chất tăng lên Từ lâu, các loài thuộc chi Pluchea đã được

sử dụng làm thuốc nhuận tràng, chất làm se da, thuốc hạ sốt, chống viêm, bảo vệ gan, thuốc giãn cơ trơn, thuốc bổ thần kinh và để điều trị bệnh kiết lỵ, đau thắt lưng, bệnh bạch cầu,

chứng khó tiểu, bệnh trĩ và loét hoại tử,… [1] Một số tác dụng dược lý của chi Pluchea

được liệt kê trong Bảng 1.1

Bảng 1.1 Tác dụng dược lý của một số loài thuộc chi Pluchea

STT Loài Bộ phận

1 P arabica Thân Chữa các bệnh về tai và ngoài da, lỡ loét

Trị nhọt và làm mùi thơm cho thuốc khử trùng

[5] [6] 2 P arguta Toàn bộ Thuốc trị đầy hơi, khó tiêu [7] 3 P carolinensis Lá Trị hạ sốt, chậm tiêu, thấp khớp, nhứt đầu, tác dụng bổ thận

và chữa chứng khó phát âm [8] 4 P chingoyo Lá Các bệnh về phế quản và cảm lạnh [9] 5 P dentex Chưa xác định Sử dụng như thuốc rửa vết thương bị nhiễm trùng ở ngựa

và điều trị cảm lạnh [10] 6 P dioscoridis Toàn bộ Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn và bệnh cổ trướng

[11]

7 P indica

Bộ phận trên mặt đất

Điều trị các bệnh về mắt và ngứa ngoài da (dùng làm thuốc mỡ bôi ngoài da)

Lá Điều trị đau dạ dày, hạ sốt, kiết lỵ, ghẻ lỡ, thấp khớp [12] Rễ, lá Điều trị chứng đau thắt lưng, bệnh bạch cầu, làm thuốc bổ

thần kinh và thuốc đắp chống loét [13] Chưa xác định Làm thuốc hạ sốt, chữa đau cơ, hành kinh, đau bụng và co

thắt dạ dày [14] 8 P lanceolata

Làm thuốc hạ sốt, giảm đau, nhuận tràng, bổ thần kinh Điều trị các chứng khó tiêu, viêm khớp dạng thấp và viêm phế quản

[15]

9 P odorata

Toàn bộ Dùng làm thuốc điều kinh, điều trị chứng co giật trong y

học Maya và kích thích tiết sữa [11]

Chống tiêu chảy, đau buồng trứng và toàn thân, ho, cúm, thấp khớp, ngứa ngoài da, đau bụng, chuột rút, đau răng, nhứt đầu, bong gân Điều trị rong kinh, tăng huyết áp, đau bụng kinh, buồn nôn và các bệnh về đường tiêu hóa

[11]

Rễ Điều trị các bệnh về đường tiêu hóa

Trang 27

Dùng làm thuốc trị đầy hơi, long đờm, bệnh về tiêu hóa và chống thấp khớp

Điều trị các bệnh về gan, hạ nhiệt, đầy hơi, tiêu hóa Dùng để chống ho, rối loạn tâm thần, rối loạn gan và chống viêm

14 P symphytifolia Lá Chống tiêu chảy, đau bụng 15 P wallichiana Rễ Chống thấp khớp, chống viêm

1.2.1 Thành phần hóa học của P pteropoda

Trên thế giới chưa có nghiên cứu nào về thành phần hóa học của cây Sài hồ nam, ở Việt Nam thì cũng mới vừa bắt đầu nghiên cứu Thành phần hóa học của cây bao gồm coumarin, flavonoid, triterpenoid, saponin; không chứa alkaloid và glycoside tim

Năm 2001, lần đầu tiên Đoàn Thanh Tường lần đầu tiên đã phân lập được 7 hợp chất (Hình

1.3) từ dịch chiết n-hexane của cây Sài hồ nam: β-sitosterol (1), stigmast-5,22-dien-3β-ol (2), β-sitosterol glucoside (3), taraxast-20(30)-en-3β-yl acetate (4), 26α, 27β, 28β-neohop- 13(18)-en-3β-yl acetate (5), hop-17(21)-en-3β-yl acetate (6), hop-17(21)-en-22-ol-3β-yl

acetate (7) Trong đó, hợp chất (7) là chất mới thuộc nhóm triterpenoid [16]

Trang 28

Hình 1.3 Cấu trúc các hợp chất có trong cây P pteropoda Hemsl

Hai mươi chín hợp chất (90,4%) được xác định hiện diện trong tinh dầu của các bộ phận

trên mặt đất của P pteropoda bằng cách sử dụng phương pháp phân tích GC-MS (Bảng

1.4) Monoterpene (năm hợp chất) và sesquiterpene (chín hợp chất) là thành phần chính có

trong tinh dầu với hàm lượng lần lượt là 44,6% và 35,1%; trong đó cymene (43,5%) có hàm lượng cao nhất, tiếp theo là β-maaliene (14,0%) và α-isocomene

2,5-dimethoxy-p-(9,0%) [17]

Trang 29

8

Bảng 1.2 Thành phần hóa học của tinh dầu từ các bộ phận trên mặt đất của P pteropoda

Peak Tên hợp chất RT RI E RI L

Hàm lượng (%)

1 n-Hexanol 8,43 862 871 0,3

3 β-Pinene 11,89 985 979 0,2 4 α-Phellandrene 12,70 1010 1003 0,6 5 p-Cymene 13,36 1029 1026 0,3

20 α-Humulene 28,32 1472 1455 1,6 21 γ-Amorphene 29,50 1511 1496 0,2 22 δ-Cadinene 30,29 1537 1523 1,0

Trang 30

HP5-9

1.2.2 Thành phần hóa học của chi Pluchea

Các nghiên cứu hóa học về chi này đã chỉ ra sự hiện diện của hợp chất terpene, lignan glycoside, caffeoylquinic acid và flavonoid [18] Dưới đây là tên một số hợp chất được

phân lập từ các cây thuộc chi Pluchea (Bảng 1.2)

Bảng 1.3 Tên một số hợp chất phân lập từ các cây thuộc chi Pluchea

dehydroeudesman-8-one (12)

3α-(2',3'-dihydroxy-2'-methylbutanoyl)-4,11-dihydroxy-6,7-dehydroeudesman-8-one (13) Argutinin (14)

Plucheinol (23) [22]

4-epiplucheinol (24)

Trang 31

10

Cuathermone ester (25) P.foetida [29]

Cuathermone (26) Cuathermone diester (27)

Odontin (33)

5α-hydroxyplucheinol (34) [24]

Odontinin (35) Cuauhtemon-3-angelicate (36) P odorata [31]

15-Hydroxyisocostic acid (37) P.dioscoridis [32]

2-((4αR)-4a-methyl-8-vinyl-1,2,3,4,4α,5,6,7-octahydronaphthalen-2-yl) acrylic acid (38)

1β,6α-dihydroxy-7-epi-eudesm-3-ene (39) 1β,6β-dihydroxy-7-epi-eudesm-3-ene (40) 7-epi-eudesm-4(15)-ene-1β,6α-diol (41) 7-epi-eudesrm-4(15)-ene-1β,6β-diol (42) 5α-hydroxycostic acid (43)

(48)

4,5-epicryptomeridiol (49) Pterocarptriol (50) P indica [37]

Trang 32

11

Plucheol A (51) Plucheol B (52) Plucheoside E (53) Plucheicinin (54) P arguta [26]

Trang 33

Plucheoside A (80) P indica [35]

Plucheoside B (81)

9α-hydroxysantamarin (82) P.dioscoridis [34]

9α-hydroxy-11β,13-dihydrosantamarin (83) 1α-angeloyloxyhdouicin A (84)

9α-(3’-methyl valeryloxy)-ludovicin A (85)

Guaiane sesquiterpene

Godotol A (86) P arabica [5]

Godotol B (87) 10-Epieuclatriol (88) P dioscoridis [32]

Lupeol acetate (160) Pseudo-taraxasterol (161) P quitoc [38]

ψ-taraxasterol acetate (162) P lanceolata [46]

Pleuchioside (166) [47] 2 Flavonoid Axillarin (94) P chingoyo [42]

Centaureidin (95) 4’,5,7-trihydroxy-3,6-dimethoxyflavone (96)

Trang 34

13

4’,7-dihydroxy-3,6-dimethoxyflavone (97) Quercetin-3,7-diyl bis(hydrogen sulfate) (98) P dioscoridis [48] Isorhamnetin-3,7-diyl bis(hydrogen sulfate)

Quercetin (106) P indica [14]

Kaempferol (107) Myricetin (108) Luteolin (109) Apigenin (110)

3-O-methylkaempferol (111) P odorata [49]

3,4’,7-tri-O-methylkaempferol (112) 3,3’-di-O-methylquercetin (113) 3,3’,4’,7-tetra-O-methylquercetin (114) 3,3’,6-tri-O-methylquercetagetin (115) 3,4’,6-tri-O-methylquercetagetin (116) 3,4’,6,7-tetra-O-methylquercetagetin (117) 3,3’,4’,6,7-penta-O-methylquercetagetin (118)

Herbacetin 3,7-dimethyl ether (119) Hesperidin (120) P lanceolata [50]

[51]

Taxifolin 3-arabinoside (121)

Formononetin 7-O-glucoside (122)

Casticin (123) P quitoc [52] 3’,4’,5,7-tetrahydroxy-3,6,8-

Trang 35

14

Citrucin C (129) P indica [35]

4-allyl-2,6-dimethoxyphenyl glucoside (130) Methyl salicylate glucoside (131)

Benzyl glucoside (132) P sericea [54]

2-phenylethyl glucoside (133) P symphytifolia [55] 3 Hợp chất vòng thơm Pinoresinol monoglucoside (134) P indica [35]

4,5-di-O-caffeoylquinic acid (147) 3,5-di-O-caffeoylquinic acid (148) 3,4,5-tri-O-caffeoylquinic acid (149) 1,3,4,5-tetra-O-caffeoylquinic acid (150)

Trang 36

yl)thiophene (169)

2-chloro-4-(5-(penta-1,3-diyn-1-yl)

thiophen-2-yl)but-3-yn-1-yl acetate (170)

P odorata [44] 2-chloro-4-(5-(penta-1,3-diyn-1- yl)thiophen-

Linaloyl apiosyl glucoside (176) 9-hydroxylinaloyl glucoside (177) Plucheoside B (178)

Thymohydroquinone-dimethylether (179) P odorata [44]

5-isopropyl-2-methylphenol (180)

6-isopropyl-3-methyl-2-oxocyclohex-3-en-1-yl-2-methylbut-2-enoate (181) Dimethyl 3,5-dimethoxyphthalate (182) 1-Dotriacontanol (183) P indica [56]

(+)-9-hydroxylinalool (184)

1.2.2.1 Terpene

Sesquiterpene

- Eudesmane and Eudesmanolide

Từ dịch chiết chloroform của Pluchea sagittalis (Lamarck) Cabrera, sesquiterpenoid loại eudesmane 3α-(2,3-epoxy-2-methylbutyryloxy)-4α-formoxy-11-hydroxy-6,7-dehydroeu-

desman-8-one (8) và

3α-(2,3-epoxy-2-methylbutyryloxy)-4α,7α,11-trihydroxyeudesman-8-one (9), cùng với mười eudesmane (10-19) có cấu trúc liên quan đã được phân lập [19]

Trang 37

16

Năm sesquiterpene là pluchecin (20) và odonticinin (21) [20], arguticinin (22) [21],

plucheinol (23) và 4-epiplucheinol (24) [22] được phân lập từ Pluchea arguta Odonticin (32) và odontin (33) [23], cùng với hai dẫn xuất eudesmane khác là 5α-hydroxyplucheinol

(34) và odontinin (35) [24] cũng được tìm thấy trong cây này Ahmad và cộng sự đã phân

lập và làm rõ cấu trúc của năm eudesmane sesquiterpene 3’-chloro-2’-hydroxyarguticinin

(47), deacetoxy-3’-chloro-2’-hydroxyarguticinin (48), 4,5-epicryptomeridiol (49) [25]; pluchargutin (69) [24] và argutin (70) [28] Plucheicinin (54) và 11,12,13-trinor-3,4-

diepicuauhtemone (55) [23] cũng được báo cáo từ P arguta

Năm 1978, Bohlmann và cộng sự đã cô lập được bốn dẫn xuất eudesmane 25-28 từ Pluchea

foetida [29]

Ba dẫn xuất của 6,7-dehydro-3α,4α,11-trihydroxyeudesman-8-one 29-31 [30] và cuauhtemon-3-angelicate (36) [44] được phân lập từ Pluchea odorata

Từ Pluchea dioscoridis, Mahmound đã cô lập tám hợp chất sesquiterpene 39-46 [32] Bên

cạnh đó, Dawidar và cộng sự cũng đã phân lập hai sesquiterpenoid loại eudesmane (37), (38) và năm eudesmanolide 75-79 [33] Bốn eudesmanolide khác 82-85 được Bohlmann và

cộng sự phân lập năm 1984 [34]

Trong khi đó, plucheoside A (80) [35] và (81) [36] được tìm thấy từ P indica Năm 1991,

Uchiyama và cộng sự [37] đã phân lập từ cây này bốn sesquiterpenoid là pterocarptriol

(50), plucheol A (51), plucheol B (52) và plucheoside E (53)

Năm 1996, Guilhon và Mueller [38] phân lập sáu dẫn xuất eudesmane 56-61 từ Pluchea

quitoc Năm 1998, họ tiếp tục phân lập thêm bốn hợp chất nữa bao gồm

3β-(angeloyloxy)-4β-hydroxy-7αH-eudesman-8-one (71), 11-en-8-one (72), 7βH-eudesmane-4α,11-diol (73) và ilicic acid (74) [39]

4β-acetoxy-3β-(angeloyloxy)-7α-hydroxyeudesm-Từ Pluchea suaveolens, Bohlmann và cộng sự [40] đã báo cáo các dẫn xuất eudesmane 62– 66, trong đó hợp chất 3β,4α-dihydroxy-7-epieudesm-11(13)-ene (66) cũng được tìm thấy trong Pluchea carolinensis [41] Bên cạnh đó, hai eudesmanolide (67) và (68) được phân

lập từ Pluchea rosea [42]

Trang 38

17 Dưới đây trình bày công thức cấu tạo của một số ký hiệu (Hình 1.4) và cấu trúc các hợp

chất eudesmane và eudesmanolide có trong chi Pluchea (Hình 1.5)

Hình 1.4 Công thức cấu tạo của một số ký hiệu

8 α-EMB HCO 2 Me OH 15 EMB AcO

10 α-EMB OH Me OH 16 EMB HCO 2

Hình 1.5 Cấu trúc các hợp chất eudesmane và eudesmanolide có trong chi Pluchea

R 1 R 2 R 3 34 35 29 EMB Ac OH

30 MHEB Ac OH

31 HMCB Ac OH

32 HMHB H OOH

Trang 39

18

39 R = α-OH 41 R = α-OH 43 R = α-OH 45 R = α-OH 40 R = β-OH 42 R = β-OH 44 R = β-OH 46 R = β-OH

47 R = Ac 49 50 55 48 R = H

Hình 1.5 Cấu trúc các hợp chất eudesmane và eudesmanolide có trong chi Pluchea

28 36 37 R = HOCH2

38 R = CHO

Trang 40

19

62 R = Ac 64 R = Ac 66 63 R = H 65 R = H

67 R = H 69 68 R = Ac

Ngày đăng: 26/09/2024, 12:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sharma, S.K. and N. Goyal, Biological studies of the plants from genus Pluchea. Annals of Biological Research, 2011. 2(3): p. 25-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biological studies of the plants from genus Pluchea
2. Nguyễn, T.C., V.H. Lê, and X.D. Nguyễn, Thành phần hóa học của tinh dầu cây sải hồ Pluchea pteropoda Hemsl Diễn Châu-Nghệ An. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần hóa học của tinh dầu cây sải hồ Pluchea pteropoda Hemsl Diễn Châu-Nghệ An
4. The Plant List. 2013 [cited 2023 10 April ]; Available from: http://www.theplantlist.org/browse/A/Compositae/Pluchea/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Plant List
5. Fatope, M.O., et al., New Sesquiterpenes from Pluchea a rabica. Journal of Natural products, 2004. 67(11): p. 1925-1928 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New Sesquiterpenes from Pluchea a rabica
6. Suliman, F.E.O., et al., Composition and antimicrobial activity of the essential oil of Pluchea arabica from Oman. Flavour and fragrance journal, 2006. 21(3): p. 469- 471 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Composition and antimicrobial activity of the essential oil of Pluchea arabica from Oman
7. Leporatti, M. and E. Lattanzi, Traditional phytotherapy on coastal areas of Makran (Southern Pakistan). Fitoterapia (Milano), 1994. 65(2): p. 158-161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Traditional phytotherapy on coastal areas of Makran (Southern Pakistan)
8. Perera Cordova, W.H., et al., Antioxidant capacity of three Cuban species of the genus Pluchea Cass.(Asteraceae). Journal of Food Biochemistry, 2010. 34: p. 249- 261 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antioxidant capacity of three Cuban species of the genus Pluchea Cass.(Asteraceae)
9. KLINAR B, S., et al., Biological activity of medicinal plants of Ica (Peru). Fitoterapia (Milano), 1995. 66(4): p. 341-345 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biological activity of medicinal plants of Ica (Peru)
10. O’Connell, J.F., P.K. Latz, and P. Barnett, Traditional and modern plant use among the Alyawara of central Australia. Economic Botany, 1983. 37: p. 80-109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Traditional and modern plant use among the Alyawara of central Australia
11. Napralert, T., Data Base of College of Pharmacy of the University of Illinois at Chicago. 1975, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Data Base of College of Pharmacy of the University of Illinois at Chicago
12. Locher, C.P., et al., Antiviral activity of Hawaiian medicinal plants against human immunodeficiency virus type-1 (HIV-1). Phytomedicine, 1996. 2(3): p. 259-264 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antiviral activity of Hawaiian medicinal plants against human immunodeficiency virus type-1 (HIV-1)
13. Sen, T. and A.N. Chaudhuri, Antiinflammatory evaluation of a Pluchea indica root extract. Journal of ethnopharmacology, 1991. 33(1-2): p. 135-141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antiinflammatory evaluation of a Pluchea indica root extract
14. Andarwulan, N., et al., Flavonoid content and antioxidant activity of vegetables from Indonesia. Food chemistry, 2010. 121(4): p. 1231-1235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flavonoid content and antioxidant activity of vegetables from Indonesia
15. Kumar, S., et al., In vitro propagation of Pluchea lanceolata, a medicinal plant, and effect of heavy metals and different aminopurines on quercetin content. In vitro Cellular & Developmental Biology-Plant, 2004. 40: p. 171-176 Sách, tạp chí
Tiêu đề: In vitro propagation of Pluchea lanceolata, a medicinal plant, and effect of heavy metals and different aminopurines on quercetin content
16. Tường, Đ.T., Nghiên cứu một số thành phần hóa học của cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.,) và cây Cúc tần (Pluchea indica Les.,) ở Việt Nam. 2001, Trường đại học Sư phạm Hà Nội: Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số thành phần hóa học của cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.,) và cây Cúc tần (Pluchea indica Les.,) ở Việt Nam
17. Ninh The, S., et al., Essential oils of the Asteraceae plants Blumea riparia DC. and Pluchea pteropoda Hemsl. ex Hemsl. growing in Vietnam. Natural Product Communications, 2022. 17(6): p. 1934578X221110662 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Essential oils of the Asteraceae plants Blumea riparia DC. and Pluchea pteropoda Hemsl. ex Hemsl. growing in Vietnam
18. Hussain, H., et al., The genus Pluchea: Phytochemistry, traditional uses, and biological activities. Chemistry & biodiversity, 2013. 10(11): p. 1944-1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The genus Pluchea: Phytochemistry, traditional uses, and biological activities
19. Vera, N., et al., Eudesmanes from Pluchea sagittalis. Their antifeedant activity on Spodoptera frugiperda. Phytochemistry, 2008. 69(8): p. 1689-1694 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eudesmanes from Pluchea sagittalis. Their antifeedant activity on Spodoptera frugiperda
20. Ahmad, V.U., et al., Sesquiterpenes from Pluchea arguta. Phytochemistry, 1991. 30(2): p. 689-691 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sesquiterpenes from Pluchea arguta
21. Ahmad, V.U. and K. Fizza, Arguticinin, a sesquiterpene from Pluchea arguta. Phytochemistry, 1988. 27(6): p. 1861-1862 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arguticinin, a sesquiterpene from Pluchea arguta

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Rễ và thân lá của cây P. pteropoda Hemsl. - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.1. Rễ và thân lá của cây P. pteropoda Hemsl (Trang 24)
Hình 1.2. Mô tả thực vật của cây P. pteropoda Hemsl. - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.2. Mô tả thực vật của cây P. pteropoda Hemsl (Trang 25)
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của tinh dầu từ các bộ phận trên mặt đất của P. pteropoda - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của tinh dầu từ các bộ phận trên mặt đất của P. pteropoda (Trang 29)
Hình 1.4. Công thức cấu tạo của một số ký hiệu - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.4. Công thức cấu tạo của một số ký hiệu (Trang 38)
Hình 1.5. Cấu trúc các hợp chất eudesmane và eudesmanolide có trong chi Pluchea - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.5. Cấu trúc các hợp chất eudesmane và eudesmanolide có trong chi Pluchea (Trang 39)
Hình 1.5. Cấu trúc các hợp chất eudesmane và eudesmanolide có trong chi Pluchea - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.5. Cấu trúc các hợp chất eudesmane và eudesmanolide có trong chi Pluchea (Trang 40)
Hình 1.6. Cấu trúc các hợp chất thuộc nhóm guaiane sesquiterpene có trong chi Pluchea - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.6. Cấu trúc các hợp chất thuộc nhóm guaiane sesquiterpene có trong chi Pluchea (Trang 41)
Hình 1.9. Cấu trúc các hợp chất triterpene có trong chi Pluchea - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.9. Cấu trúc các hợp chất triterpene có trong chi Pluchea (Trang 43)
Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất thuộc nhóm flavonoid có trong chi Pluchea - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất thuộc nhóm flavonoid có trong chi Pluchea (Trang 44)
Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất thuộc nhóm flavonoid có trong chi Pluchea - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất thuộc nhóm flavonoid có trong chi Pluchea (Trang 45)
Hình 1.11. Cấu trúc các hợp chất vòng thơm có trong chi Pluchea - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.11. Cấu trúc các hợp chất vòng thơm có trong chi Pluchea (Trang 46)
Hình 1.11. Cấu trúc các hợp chất vòng thơm có trong chi Pluchea - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.11. Cấu trúc các hợp chất vòng thơm có trong chi Pluchea (Trang 47)
Hình 1.12. Cấu trúc các hợp chất caffeoylquinic acid có trong chi Pluchea - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.12. Cấu trúc các hợp chất caffeoylquinic acid có trong chi Pluchea (Trang 48)
Hình 1.13. Cấu trúc các hợp chất steroid có trong chi Pluchea - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.13. Cấu trúc các hợp chất steroid có trong chi Pluchea (Trang 48)
Hình 1.15. Cấu trúc các hợp chất khác có trong chi Pluchea - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.15. Cấu trúc các hợp chất khác có trong chi Pluchea (Trang 50)
Hình 1.16. Phản ứng của gốc DPPH - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 1.16. Phản ứng của gốc DPPH (Trang 57)
Bảng 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Bảng 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (Trang 62)
2.2.2. Sơ đồ khối quy trình nghiên cứu - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
2.2.2. Sơ đồ khối quy trình nghiên cứu (Trang 63)
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình chuẩn bị các dịch chiết định tính - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình chuẩn bị các dịch chiết định tính (Trang 64)
Hình 2.3. Quy trình định tính các chất trong dịch chiết hexane - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 2.3. Quy trình định tính các chất trong dịch chiết hexane (Trang 65)
Hình 2.4. Quy trình định tính các chất trong dịch chiết cồn - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 2.4. Quy trình định tính các chất trong dịch chiết cồn (Trang 66)
Hình 2.6. Sơ đồ quy trình định tính các chất trong dịch chiết nước - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 2.6. Sơ đồ quy trình định tính các chất trong dịch chiết nước (Trang 67)
Hình 2.9. Sơ đồ quy trình điều chế các loại cao từ thân cây P. pteropoda - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 2.9. Sơ đồ quy trình điều chế các loại cao từ thân cây P. pteropoda (Trang 72)
Hình 2.10. Sơ đồ quy trình khảo sát cao PPT2 - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 2.10. Sơ đồ quy trình khảo sát cao PPT2 (Trang 73)
Bảng 3. 2. Thành phần có trong tinh dầu thân cây P. pteropoda - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Bảng 3. 2. Thành phần có trong tinh dầu thân cây P. pteropoda (Trang 76)
Hình 3.1. Sắc ký đồ GC-MS của tinh dầu thân cây P. pteropoda - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 3.1. Sắc ký đồ GC-MS của tinh dầu thân cây P. pteropoda (Trang 77)
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện phần trăm ức chế DPPH của các mẫu cao chiết P. pteropoda - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện phần trăm ức chế DPPH của các mẫu cao chiết P. pteropoda (Trang 81)
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn % ức chế theo nồng độ của mẫu cao chiết T24 - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn % ức chế theo nồng độ của mẫu cao chiết T24 (Trang 83)
Hình 3.5. Sắc ký bản mỏng của cao PPT2-F4 và các cao phân đoạn (hệ dung môi triển - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 3.5. Sắc ký bản mỏng của cao PPT2-F4 và các cao phân đoạn (hệ dung môi triển (Trang 84)
Hình 3.6. Sắc ký bản mỏng của cao PPT2-F4 và các cao phân đoạn (hệ dung môi triển - khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao phân đoạn ppt2 f4 từ thân cây sài hồ nam pluchea pteropoda hemsl
Hình 3.6. Sắc ký bản mỏng của cao PPT2-F4 và các cao phân đoạn (hệ dung môi triển (Trang 85)
w