Để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mỗi doanh nghiệp sẽ có một mức độ dịch vụ kỳ vọng, hiểu ngắn gọn là khả năng đáp ứng nhu cầu bằng lượng hàng tồn còn lại trong kho, nhưng nếu tồ
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LARIA
Giới thiệu chung về công ty
1.1.1 Giới thiệu sơ về Công ty TNHH thương mại LARIA
Tên Công ty: Công ty TNHH Thương mại Laria
Tên nước ngoài: Laria trading Company Limited
Tên thường gọi: Farmers Market trong phạm vi bài viết này sẽ sử dụng phổ biến tên gọi công ty là Farmers Market
Văn phòng chính: 99, Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí
F&M hiện tại có 2 kho chứa rộng 3.000m cùng với 5 chi nhánh bán trực tuyến và
5 cửa hàng trực tiếp và hiện có bán trên các nền tảng: Shopee Food; Tiki; Lazada; Gofood
FM1: 496 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Quận 3
FM2: 218 Phan Xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận
FM3: 486 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Quy, Quận 7
FM4: 99 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh
FM5: 104 Hai Bà Trưng, Phường Ka Đao, Quận 1
Hình 1 1: Logo của công ty Farmers Market
Hơn 6 năm hoạt động, F&M xây dựng 5 hệ thống cửa hàng bán lẻ diện tích lớn &
5 cửa hàng bán trực tuyến, với hơn 300 nhân sự và không ngừng hoàn thiện để khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường và xây dựng niềm tin đối với đối tác và khách hàng Với tất cả những gì đã được đề cập, F&M không chỉ là một cửa hàng thực phẩm đáng tin cậy mà còn là một đối tác đáng tin cậy cho khách hàng và cộng đồng Với cam kết cung cấp thực phẩm sạch và chất lượng, F&M hứa hẹn sẽ tiếp tục phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn trong tương lai
Hình 1 2: Các thương hiệu của công ty
Ngoài kinh doanh siêu thị, F&M còn kinh doanh thêm nhiều lĩnh vực khác như cung cấp hộp quà tặng, giỏ quà, nhà hàng, cafe, thực phẩm yến Tất cả đều là những đứa con tâm huyết được Laria dồn hết tâm tư với mong muốn mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, những người đã tin dùng
Hình 1 3: Một số khách hàng thân thiết của công ty
Hoạt động động trong ngành 6 năm, F&M đã có một lượng khách hàng thân thiết, và tiềm năng, chủ yếu hợp tác dựa vào các về mảng quà tặng vào các dịp lễ, tết, giỏ quà Đây cũng là một mảng mà F&M khá tự tin là 1 trong những thế mạnh của mình, với sản phẩm chất lượng, thiết kế gần gũi nhưng hợp thời đại
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Farmers Market tiền thân là một cửa hàng chuyên bán đặc sản Đà Lạt với các mặt hàng rau củ, tươi ngon
Năm 2017: Công ty thành lập và mở ra cửa hàng đầu tiên tại 496 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Quận 3 Chuyên cung cấp các mặt hàng tươi sạch, hải sản và một số đồ khô khác với hơn 500 sản phẩm, tại vị trí trung tâm thành phố
Năm 2018: Được sự ủng hộ từ người tiêu dùng, F&M thành công mở thêm chi nhánh thứ 2 tại 218 Phan Xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận Tìm kiếm và mở rộng số lượng sản phẩm cung cấp lên đến 1000 loại
Năm 2019: Với ấp ủ tạo nên một chuỗi cửa hàng thực thực phẩm sạch, đầu năm 2019, F&M khai trương thêm chi nhánh 3 tại 486 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Quy, Quận 7 Năm 2020: Dù đại dịch vẫn tiếp diễn nhưng với tinh thần và mong muốn cung cấp nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, chi nhánh FM04 được mở cửa và đồng thời gia nhập các sàn thương mại điện tử và các nền tảng bán hàng khác: Grab, Shopee Food, Shopee, Tiki, Lazada để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
Năm 2022: Trải qua nhiều khó khăn, F&M đã chứng minh được thương hiệu của mình khi thành công mở chi nhánh thứ 5 tại vị trí trung tâm thành phố, Quận 1, với phạm vi hơn 500m 2 , cửa hàng khang trang rộng rãi, có thể đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng ở khu vực này Đến nay, Farmers Market đã có hơn 10 cửa hàng (5 cửa hàng trực tuyến và 5 cửa hàng truyền thống) với hơn 3.500 mặt hàng thực phẩm chất lượng đạt chuẩn nội địa và nhập khẩu: trái cây, rau củ, thịt, hải sản, gia vị, thực phẩm chế biến, hoạt động mạnh mẽ trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee Food, Grab mart và mới đây, đã gia nhập trên nền tảng Tik Tok shop, hứa hẹn sẽ tiếp cận và đáp ứng cho nhiều khách hàng hơn nữa trong tương lai
Cũng như các siêu thị khác, F&M muốn cung cấp đầy đủ tất cả các tiện nghi cũng như những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, hơn hết tại đây F&M cung cấp hơn 3500 mặt hàng, với giấy tờ kiểm chứng đầy đủ, đủ tự tin để khách hàng có thể tin tưởng Hoạt động về mặt cung cấp thực phẩm sạch: Trái cây; Rau củ; Thịt cá, trứng; Thực phẩm chế biến sẵn; Gạo và thực phẩm khô; Bánh kẹo; Thức uống; Đồ dùng gia đình
Farmers Market luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe Trong nỗ lực này, F&M không chỉ mở rộng mô hình kinh doanh vượt ra ngoài khuôn khổ truyền thống.
7 các cửa hàng truyền thống mà còn hoạt động sôi nổi trên các nền tảng trực tuyến như: Fanpage Facebook: Website; Tiki; Shopee Food; Grab Mart
Ngoài ra, gần đây F&M còn lấn sân sang các lĩnh vực như: Nhà hàng & Cafe Farmers Garden; kinh doanh online thực phẩm thiết yếu; Phát triển kinh doanh dịch vụ quà tặng thực phẩm dành cho doanh nghiệp,…đều đang phát triển khá tốt, có nhiều tiềm năng trong tương lai
Farmers Market là thương hiệu chuyên cung cấp trái cây nhập và thực phẩm sạch uy tín tại Việt Nam, được quản lý bởi Công ty TNHH Thương Mại LARIA, hoạt động dựa trên phương châm "Healthy Food - Healthy You" (Thực phẩm an toàn - Cho bạn sức khỏe), do đó, thương hiệu cam kết cung cấp sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng Và với mục tiêu của Farmers Market là trở thành “Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch hiện đại hàng đầu tại Việt Nam"
Phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm sạch toàn quốc
Phát triển kinh doanh online thực phẩm thiết yếu, dịch vụ quà tặng thực phẩm Trở thành “Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch hiện đại hàng đầu tại Việt Nam"
Farmers market là công ty hoạt động có mục tiêu nhằm:
Tìm kiếm những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe, tự nhiên & hữu cơ, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của ngành
Kiến tạo những tiêu chuẩn chất lượng tuyệt vời cho các nhà bán lẻ thực phẩm Trở thành thương hiệu tiên phong năng động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm chất lượng cao
Chất lượng, dịch vụ và sự uy tín sẽ đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng về thực phẩm tự nhiên và hữu cơ tốt nhất Góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển ngành bán lẻ Việt Nam
1.1.5 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của công ty trước những cơ hội và thách thức của thị trường
Thương hiệu uy tín, đáng tin cậy: Một siêu thị có uy tín về sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng Farmers Market luôn nghiên cứu và cập nhật các mặt hàng với những tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm, tốt cho sức khỏe và có nguồn gốc rõ ràng minh bạch về quy trình tìm nguồn cung ứng và sản xuất Hơn hết, với quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, bảo quản mặt hàng tốt Vì thế chất lượng các mặt hàng tại F&M luôn được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn Định hướng phát triển rõ ràng: F&M luôn tập trung phát triển thương hiệu bằng cách xây dựng niềm tin khách hàng thật tốt Mong muốn phát triển bản thân trong lĩnh vực thực phẩm xanh và là nhà cung ứng hàng đầu về các mặt hàng thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch với châm ngôn vì sức khỏe con người Khẳng định mình là một nhà bán lẻ chân chính, đáng tin cậy và sáng tạo Điều này có thể thu hút những khách hàng đang tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ và thú vị, đặc biệt là các lựa chọn thực phẩm xanh và bền vững Đáp ứng kịp thời xu hướng tiêu dùng: Là một thương hiệu trẻ tuổi F&M luôn cập nhật xu hướng tiêu dùng Là một nhà bán lẻ đa năng, với đầy đủ sản phẩm, F&M luôn bắt kịp xu hướng tiêu dùng để đáp ứng sở thích ngày càng tăng của khách hàng, nhưng đảm bảo các tiêu chí về sức khỏe, an toàn.Điều này có thể tạo ra một hình ảnh tích cực và thu hút những người tiêu dùng coi trọng các lựa chọn lành mạnh và bền vững
Cơ cấu tổ chức
1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 1 4: Sơ đồ tổ chức công ty
1.2.2 Chức năng của từng bộ phận/ phòng ban
Ban Giám Đốc: có vai trò định hướng chiến lược hoạt động cho công ty (hoạch định, chỉ đạo thực hiện và đánh giá chiến lược), thiết lập bộ máy quản lý, xây dựng văn hóa công ty, thực hiện các hoạt động tài chính (huy động, sử dụng, kiểm soát vốn)
Trợ lý Ban giám đốc: Theo dõi, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất từ các Đơn vị/ Phòng ban đến Giám đốc; truyền đạt ngược lại các thông báo, ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc về các đơn vị/ phòng ban
Phòng Nhân sự: Lên kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự, hỗ trợ các phòng ban và ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến nhân sự, nhân lực trong doanh nghiệp
Phòng Kế toán - tài chính: Quản trị Kinh doanh, kiểm tra hướng dẫn, ký duyệt các sổ sách, chứng từ theo phạm vi thẩm quyền được phân công Tham gia xây dựng các quy chế quản lý tài chính, chính sách khách hàng, các định mức khoán chi phí, các cơ chế tài chính
Phòng Công nghệ thông tin: Xây dựng và hỗ trợ các phòng ban sử dụng các công cụ, phần mềm, hỗ trợ giải quyết các vấn đề trên hệ hệ thống, cập nhật và xử lý kịp thời các vấn đề của số liệu trên hệ thống, lên kế hoạch bảo trì đề xuất sửa chữa
Phòng Phát triển Hệ thống nắm giữ vai trò cốt lõi khi theo dõi, tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu các diễn biến trên thị trường, đồng thời thu thập thông tin từ khách hàng để cung cấp cơ sở xây dựng và phát triển những chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả nhất.
Phòng Thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và triển khai các chính sách về nhân sự, bán hàng, dịch vụ khách hàng phù hợp với mô hình thương mại điện tử Bộ phận này kết hợp với phòng Marketing để lập chiến lược truyền thông và bán hàng, đồng thời theo dõi và kiểm soát rủi ro trong quy trình thương mại điện tử, đảm bảo đạt các mục tiêu doanh thu Phòng Thương mại điện tử cũng nghiên cứu thị trường và theo dõi các xu hướng thay đổi để đáp ứng nhu cầu不断变化的客人的 nhu cầu của khách hàng.
Phòng Kinh doanh: Điều phối đội ngũ kinh doanh, phân tích hành vi khách hàng, thị trường, dựa trên những số liệu này để xây dựng các kế hoạch kinh doanh, và điều chỉnh các kế hoạch đó phù hợp với chỉ định của các cấp trên nhằm đạt mục tiêu doanh số
Phòng Chăm sóc khách hàng: Nhận mọi thông tin về khiếu nại của khách hàng, đưa ra phương hướng xử lý, phối hợp với trưởng phòng kinh doanh xin ý kiến, thảo luận tại các cuộc họp giao ban
Phòng DC (kho): Tổ chức quản lý, điều hành chung toàn bộ hoạt động của phòng, bao gồm việc xây dựng, triển khai, kiểm soát quy trình chất lượng và cải tiến các hoạt
12 động Quản lý, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ công nhân viên trong bộ phận, hướng dẫn và đáp ứng môi trường làm việc hiệu quả cho cả hệ thống kho
Grey store: là chuỗi cửa hàng gồm 5 chi nhánh được viết tắt là FM1; FM2; FM03; FM04; FM5, phân bổ trên 5 khu vực sầm uất tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
● FM1: 496 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Quận 3
● FM2: 218 Phan Xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận
● FM3: 486 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Quy, Quận 7
● FM4: 99 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh
● FM5: 104 Hai Bà Trưng, Phường Ka Đao, Quận 1
Dack Store: Chuỗi cửa hàng trực tuyến trên các nền tảng như Lazada, Shopee Food Công ty thành viên: New Farmers: công ty sản xuất các sản phẩm thuộc thương hiệu độc quyền của FM, sẽ cung cấp sản phẩm cho Fm và một số cửa hàng bán lẻ khác.
Bộ máy kiểm soát nội bộ
1.3.1 Sơ đồ bộ kiểm soát nội bộ
Hình 1 5: Sơ đồ tổ chức Phòng Kiểm soát nội bộ
1.3.2 Chức năng của từng vị trí kiểm soát nội bộ
Trưởng phòng kiểm soát nội bộ: xây dựng, phát triển các chính sách, quy định, quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp và hướng dẫn mọi người thực hiện các quy định đó Lên
13 kế hoạch, đối soát tìm các nguyên nhân để giảm lượng hàng hủy cho siêu thị, giải quyết các yêu cầu đa phòng ban trên phần mềm, tiến hành giải trình đối soát nếu có vấn đề xảy ra, kiểm duyệt các yêu cầu, báo cáo về hàng hủy, chế tài, trong công ty
Chuyên viên kiểm soát nội bộ dữ liệu & kiểm kê: lên kế hoạch kiểm kê định kỳ, đối soát và truy xuất dữ liệu trên hai hệ thống để đảm bảo không chênh lệch chi phí, doanh thu, giải trình khi có phát sinh về sự chênh lệch hoạt các vấn đề liên quan đến báo cáo kiểm kê định kỳ, chế tài đối với những cá nhân đơn vị vi phạm theo quy định
Chuyên viên kiểm soát nội bộ Kiểm soát tuân thủ - PCCC – Camera - VSATTP: Xây dựng và phát triển hồ sơ về PCCC, VSATTP, tiến hành kiểm tra trực tiếp tại các cửa hàng mỗi kỳ kiểm kê, chế tài đối với những hành vi vi phạm
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về tồn kho
Theo Trình và cộng sự (2023) Hàng tồn kho là một trong những tài sản quan trọng và chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản của hầu hết các doanh nghiệp Hàng tồn kho có thể là hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu Dựa vào tính chất hàng hóa mà sẽ có các phương pháp kiểm soát tồn kho phù hợp
Theo Pataropura và cộng sự (2020) Kiểm soát hàng tồn kho là những nỗ lực của công ty bao gồm các quyết định được đưa ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho quá trình sản xuất, kinh doanh đạt một cách tối ưu với ít rủi ro nhất có thể Tỷ lệ tồn kho cao là tình trạng doanh nghiệp đang để nguồn vốn “chết” và không sinh lời Tỷ lệ tồn kho thấp lại khiến doanh nghiệp không đủ hàng hóa cung ứng khi cần
Theo Chan và cộng sự (2017) đã thực hiện đề tài về tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tồn kho của doanh nghiệp vừa và nhỏ Các vấn đề phổ biến mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải trong quản lý tồn kho là sản xuất quá mức, tồn kho quá mức, cung cấp chậm trễ trong việc cung cấp nguyên vật liệu thô và sự khác biệt về hồ sơ quản lý kho Hàng tồn kho quá mức là lãng phí vì gây ra chi phí lưu kho và bảo trì quá cao trong quá trình lưu kho Tương tự, nếu tồn kho quá ít sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khách hàng có thể rời đi và lựa chọn một sản phẩm thay thế khác hoặc một doanh nghiệp khác Quản lý hàng tồn kho là sự cân bằng tài chính giữa chi phí tồn kho và chi phí hết hàng (Vermorel J 2012)
Theo tác giả, Tồn kho là tài sản lưu động bao gồm nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa dở dang, thành phẩm, hàng hóa đã mua mà doanh nghiệp sở hữu và dự trữ để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh Quản lý hàng tồn kho là sự cân bằng tài chính giữa chi phí tồn kho và chi phí hết hàng, nó là một phần quan trọng trong chuỗi bán lẻ và sản xuất Mặc khác, quản lý tồn kho tốt cũng làm tăng uy tín của doanh nghiệp, nếu kiểm soát tốt, phân bổ hàng hợp lý thì hàng hóa sẽ luôn đảm bảo chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Vì vậy cần chú trọng quản lý tồn kho tốt, đảm bảo số lượng, chất lượng, giá trị của tồn kho luôn ở mức hợp lý và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn Việc quản lý Tồn kho hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường
2.1.2 Mục đích tồn kho
Mục đích của hàng tồn kho là đáp ứng các nhu cầu không chắc chắn, là một phương tiện để cải thiện mức độ dịch vụ khách hàng bằng cách giảm khả năng hết hàng do nhu cầu không lường trước hoặc sự thay đổi trong thời gian giao hàng Theo Waters và cộng sự (1999), mục tiêu của quản lý hàng tồn kho là tăng lợi nhuận của công ty, nhằm dự đoán tác động các chính sách của công ty đối với mức tồn kho và giảm thiểu tổng chi phí của các hoạt động hậu cần Theo Leenders (2002) mục đích quản lý hàng tồn kho là đảm các công việc đang tiến hành và hàng hóa thành phẩm được giữ ở mức cung cấp mức dịch vụ tối đa với chi phí tối thiểu
Nhưng hàng tồn kho nên giữ ở mức tối ưu Để xác định được mức tồn kho phù hợp, mỗi doanh nghiệp sẽ đề ra mức độ dịch vụ kỳ vọng Mức độ dịch vụ được hiểu ngắn gọn là là mức tồn kho có sẵn có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng Tuy nhiên để đạt được mức độ dịch vụ kỳ vòng, mỗi doanh nghiệp cần cố gắng rất nhiều để xác định được mức tồn kho tối ưu Nếu hàng tồn kho cao, công ty không thể xoay dòng tiền để tạo ra các hoạt động khác, quá trình kinh doanh có thể bị ảnh hưởng Điều đó có nghĩa là các công ty phải giảm hàng tồn kho xuống mức tối ưu có lợi như giảm chi phí lưu trữ, chi phí thất thoát, giảm chi phí đặt hàng, phạm vi hàng tồn kho hẹp hơn
Quản lý hàng tồn kho hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng Trong chuỗi cung ứng, quản lý tồn kho giữ vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp Theo Phong, N (2005), nỗ lực cải thiện dịch vụ khách hàng bao gồm nhiều mục tiêu nhỏ cần được giám sát thường xuyên và duy trì liên tục.
Sự hài lòng của khách hàng hoặc khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu của khách hàng có thể được đánh giá bằng cách đo lường mức độ dịch vụ (Nahmias 2007) Mức độ dịch vụ được xác định theo nhiều cách; định nghĩa đơn giản nhất là tỷ lệ đơn đặt hàng được thực hiện vào hoặc trước ngày đến hạn giao hàng (Nahmias 2007) Nó đơn giản có nghĩa là có đủ hàng tồn kho an toàn trong kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Theo Radasanu và cộng sự (2016) Trong quản lý hàng tồn kho, mức độ dịch vụ là xác suất dự kiến để không đạt được hết hàng trong chu kỳ bổ sung tiếp theo hoặc khả năng không
16 bị mất doanh thu Tuy nhiên, việc giữ hàng tồn kho có thể rất đắt tiền (Ghiana và cộng sự, 2004) Vì vậy để hoạt động kinh doanh hiệu quả, vừa đảm bảo các chi phí tồn kho nằ ở mức tối thiểu, doanh nghiệp cần xác định được mức độ dịch vụ phù hợp và cân đối mức tồn kho để có thể phát huy tốt hiệu quả tồn kho và hoạt động kinh doanh
Theo Waller và cộng sự (1999) Mức độ dịch vụ được đưa ra dưới dạng phần trăm
Do đó, mức độ dịch vụ 95% có nghĩa là trung bình 95% đơn đặt hàng của khách hàng sẽ được đáp ứng bởi lượng tồn kho hiện tại và 5% còn lại sẽ không được đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Mức độ dịch vụ cho khách hàng phải càng gần 100% càng tốt Đối với mỗi mặt hàng, tính toán có thể được thực hiện về sự đánh đổi chi phí tối thiểu giữa chi phí vận chuyển và chi phí xúc tiến
Thực tế các nhà bán lẻ và nhà sản xuất luôn cố gắng đạt được mức độ hài lòng cao đối với khách hàng để tối đa hóa doanh số bán hàng Mặc dù đồng thời việc duy trì mức tồn kho cao là tốn kém và gây ra nhiều rủi ro khác nhau như: lưu kho, hết hạn Mức tồn kho càng cao thì rủi ro và chi phí sẽ càng cao Trong lĩnh vực bán lẻ, việc thiết lập mức độ dịch vụ cao là bắt buộc Các công ty đặt mục tiêu ở mức 95% thực hiện điều này vì mức độ dịch vụ là yếu tố chính đảm bảo lòng trung thành của khách hàng Để xác định mức độ dịch vụ mong muốn, ban quản lý cần được thông báo trước về chi phí tác động của các chính sách khác nhau Cần nhấn mạnh rằng lượng hàng tồn kho bổ sung cần thiết để cải thiện mức độ dịch vụ sẽ ngày càng lớn hơn khi chuyển sang mức độ dịch vụ rất cao
Trong đề tài này việc chọn mức độ phục vụ, tác giả sẽ dựa theo kỳ vọng của công ty để tiến hành thực hiện tính toán trong mô hình tồn kho an toàn Với việc thừa nhận những yếu tố nào chiếm ưu thế trong phương trình, việc tập trung nỗ lực cải tiến sẽ trở nên dễ dàng hơn Nếu muốn giảm lượng hàng tồn kho an toàn thì việc giảm sự biến động của nhu cầu sẽ hiệu quả hơn nhiều so với sự biến động về thời gian sản xuất Nếu không yêu cầu mức độ dịch vụ khách hàng cao, lượng hàng tồn kho an toàn có thể được hạ xuống mức phù hợp hơn Khi lượng tồn kho an toàn đã được thiết lập, mức tồn kho phải được theo dõi liên tục để xác định xem hồ sơ tồn kho có như mong đợi hay không Nếu không, trước khi thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào, hãy thực hiện phân tích nguyên nhân gốc rễ để xem liệu có nguyên nhân đặc biệt nào gây ra sai lệch so với kết quả mong đợi hay không
2.1.4 Các loại chi phí tồn kho
Trong quản trị tồn kho, thực sự có rất nhiều chi phí và đôi khi không dễ tách biệt về mặt kế toán nhưng đối với bài báo cáo này, tác giả sẽ chỉ đi sâu vào các chi phí có thể nhìn thấy rõ sự ảnh hưởng chủ yếu khi thay đổi mức tồn kho như chi phí không gian lưu trữ, chi phí thất thoát và chi phí cơ hội
❖ Chi phí không gian kho lưu trữ: Định phí và biến phí Định phí: Là chi phí để chi trả cho việc thuê, mướn mặt bằng kho để chứa hàng tồn kho Biến phí: Là những chi phí không cố định, mức độ chi trả phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng nhiều hay ít của doanh nghiệp, nó bao gồm một số yếu tố như: Chi phí điện, nước, các chi phí bảo quản
Dự báo
Dự báo là một dự đoán được đưa ra bằng cách nghiên cứu dữ liệu lịch sử và khuôn mẫu trong quá khứ Các doanh nghiệp sử dụng những công cụ phần mềm và hệ thống để phân tích khối lượng dữ liệu lớn được thu thập trong một khoảng thời gian dài Theo Lewis, C.(2012) dự báo là điều kiện tiên quyết cần thiết cho hầu hết các hoạt động tác nghiệp Nếu không có ước tính về tương lai thì không thể lập kế hoạch cho mức độ hoạt động dự kiến và do đó không thể ước tính các nguồn lực cần được thiết kế, lập kế hoạch và kiểm soát để hoàn thành mức độ hoạt động đó
Dự báo không chỉ là sự dự đoán đơn giản về tương lai, mà là một công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp thích ứng và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động Trong dự báo nhu cầu, người ta có thể lạc quan hoặc ước tính nhu cầu cao hơn thực tế Ngoài ra, dự báo có thể bi quan, ước tính nhu cầu thấp hơn mức thực tế xảy ra (Waller và cộng sự, 1999) Trong cả hai trường hợp, đều có rủi ro và chi phí liên quan, nhưng không thể làm cách nào dự báo chính xác hoàn toàn vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, vì vậy, nếu kết quả dự báo nào tối ưu chi phí và tối đa hóa lợi ích hơn thì sẽ được cân nhắc lựa chọn Dự báo chỉ là công cụ hỗ trợ, doanh nghiệp cần kết hợp với các yếu tố khác để đưa ra quyết định cuối cùng Đối với kiểm soát tồn kho, việc đặt ra mức độ dịch vụ là một việc bắt buộc, và để có thể nỗ lực để đạt được mức độ dịch vụ sẽ phụ thuộc khá nhiều vào mức tồn kho an toàn Khi đấy, dự báo mức tồn kho an toàn đóng vai trò quan trọng không kém, đặc biệt là trong ngành siêu thị, bán lẻ Để có thể dự báo mức tồn kho hợp lý, mỗi doanh nghiệp cần lựa
19 chọn phương pháp dự báo phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Cần cập nhật dữ liệu thường xuyên để đảm bảo tính chính xác của dự báo
Dự báo nhu cầu trong tương lai về một mặt hàng nói chung là đầu vào quan trọng nhất cho mô hình kiểm soát hàng tồn kho Đây là yếu tố có tác động lớn nhất tới mức tồn kho Ngoài vai trò của nó trong việc kiểm soát hàng tồn kho, dự báo còn quan trọng đối với nhiều khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh Nhưng việc dự báo là rất khó khăn
Và cần rõ các mục tiêu và phương pháp dự báo để thực hiện chính xác và đáp ứng các mục tiêu đã đề ra Ngoài ra, việc dự báo mức tồn kho an toàn cũng cần được thực hiện linh hoạt, phù hợp với từng loại sản phẩm, từng thị trường và từng thời điểm cụ thể Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao nhu cầu thị trường, biến động của giá cả và các yếu tố khác để điều chỉnh mức tồn kho an toàn một cách hợp lý Dự báo hiệu quả sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh và đem lại thành công cho doanh nghiệp
2.2.2 Mục đích dự báo
Mục đích của việc dự báo là xác định phạm vi nhu cầu dự kiến có thể xảy ra để có thể đáp ứng nhu cầu ở bất kỳ đâu trong phạm vi thống kê Theo Pataropura (2020) dự báo mức tồn kho an toàn nhằm mục đích nâng cao giá trị lợi nhuận, tăng tính hiệu quả tồn kho, giảm tối thiểu các chi phí tồn kho tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thương mại trong quá trình giao dịch kinh doanh, ngoài ra còn giúp nâng cao tính cạnh tranh Việc đầu tư vào hệ thống dự báo mức tồn kho an toàn chính xác sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong dài hạn Để giúp doanh nghiệp kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn, các phương pháp dự báo nhu cầu hiệu quả là điều cần thiết để phát triển thuật toán tối ưu hóa hàng tồn kho Có nhiều cách khác nhau để dự báo nhu cầu sản phẩm, chẳng hạn như phương pháp định tính, phương pháp định lượng
2.2.3 Các phương pháp dự báo
Hiện tại trên thị trường có nhiều phương pháp để dự báo mức tồn kho an toàn Các phương pháp dự báo có thể sẽ mang tính định tính hoặc định lượng
Dự báo định tính đưa ra kết quả dự báo hoặc cung cấp phương tiện để điều chỉnh kết quả dự báo bằng cách khai thác kinh nghiệm và phán đoán của những người am hiểu (chuyên gia) về sản phẩm và môi trường ảnh hưởng đến sản phẩm dự báo từ đó đưa ra các
20 dự đoán ngắn hạn Khi dự báo bằng phương pháp định lượng, người ta thường giả định rằng sẽ không có thay đổi hệ thống hoặc chiến lược xảy ra trong thời gian dự báo Nói cách khác, dự báo định tính phán đoán tương lai chứ không giải thích quá khứ như các phương pháp định lượng (Makridakis & Wheelwright, 1989) Thông thường, phương pháp này sẽ được sử dụng phổ biến để dự báo cho sản phẩm mới chưa có dữ liệu quá khứ hoặc để điều chỉnh kết quả dự báo bằng các phương pháp định lượng Nếu có lý do để tin rằng giả định này không có giá trị, thì hãy sử dụng kĩ thuật định tính
Phương pháp dự báo định lượng
Phương pháp dự báo định lượng sử dụng dữ liệu lịch sử và các mô hình toán học để dự báo xu hướng hoặc giá trị tương lai của một biến ngẫu nhiên Phương pháp này dựa trên giả định rằng các mẫu lịch sử sẽ tiếp tục trong tương lai và có thể sử dụng để dự báo chính xác các giá trị tương lai.
Dữ liệu lịch sử có thể bao gồm doanh số bán hàng, giá cả, sản lượng, nhu cầu, v.v Các mô hình toán học được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa các biến và dự báo các giá trị tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử Dựa vào tính chất đặc thù của từng ngành hàng mà xác định nên dự báo nhu cầu ngắn hạn hay dài hạn để phù hợp nhất, nếu xác định sai sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như dự báo sai, dự báo quá nhiều hoặc quá ít
Hiện tại có khá nhiều phương pháp định lượng để dự báo nhu cầu như, tùy theo mục đích muốn dự báo và các yếu tố có liên quan mà chọn ra phương pháp dự báo phù hợp Các phương pháp dự báo định lượng đều dựa trên cơ sở toán học, thống kê Để dự báo nhu cầu tương lai, không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác ta có thể dùng các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian Khi cần xét đến các nhân tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu (ngoài thời gian) ta có thể dùng các phương pháp xét đến mối liên hệ tương quan Đối với mục tiêu của bài khóa luận này là xây dựng mức tồn kho an toàn phù hợp theo từng giai đoạn, dựa vào dữ liệu quá khứ về nhu cầu, thời gian, mức tồn kho, bỏ qua các tác động bên ngoài Nên việc dự báo nhu cầu trong các tháng tiếp theo sẽ là những giá trị ngẫu nhiên tăng hoặc giảm được mô phỏng từ dữ liệu quá khứ Vì vậy, phương pháp bước đi ngẫu nhiên là một phương pháp phù hợp với bài khóa luận này
2.2.4 Phương pháp mô phỏng bước đi ngẫu nhiên (Random walks)
Theo Ludwig và Edwards (2011) bước đi ngẫu nhiên (Random walks) là một mô hình toán học mô tả chuyển động của một đối tượng di chuyển một cách ngẫu nhiên, mỗi lần lặp lại thì xác suất di chuyển đó sẽ thay đổi, từ đó sẽ tạo ra vô số di chuyển khác nhau có thể xảy ra tại một thời điểm t Trong mỗi khoảng thời gian, đi từ trái sang phải, giá trị của
21 biến sẽ có một bước tăng hoặc giảm ngẫu nhiên độc lập, gọi là bước đi ngẫu nhiên Mô hình bước đi ngẫu nhiên được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, máy tính và nhiều lĩnh vực khác
Theo Nau, R (2014) một mô hình bước đi ngẫu nhiên được cho là “có dịch chuyển" hoặc "không dịch chuyển" sẽ tùy thuộc vào mục đích của dự báo từ đó phân bố phạm vi bước ngẫu nhiên có giá trị trung bình khác không hay trung bình bằng không để thực hiện dự báo cho phù hợp
Tồn kho an toàn
King và cộng sự (2018) hàng tồn kho an toàn đơn giản là hàng tồn kho được thực hiện để ngăn ngừa tình trạng hết hàng Tình trạng tồn kho xuất phát từ các yếu tố như nhu cầu khách hàng biến động, dự báo không chính Một số nhà quản lý vận hành sử dụng trực giác hoặc linh cảm để thiết lập mức tồn kho an toàn, trong khi những người khác căn cứ vào một phần mức tồn kho trong chu kỳ - ví dụ như 10 hoặc 20% Mặc dù dễ thực hiện nhưng những kỹ thuật như vậy thường dẫn đến hiệu suất kém Một cách tiếp cận hợp lý và mang tính toán học đối với hàng tồn kho an toàn sẽ không chỉ chứng minh được mức tồn kho cần thiết cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà còn cân bằng các mục tiêu mâu thuẫn nhau là tối đa hóa mức độ dịch vụ và giảm thiểu chi phí tồn kho
Theo Vermorel J (2012) Việc quyết định mức tồn kho an toàn hoàn toàn tương đương với việc thực hiện sự đánh đổi giữa các chi phí đó khi xem xét đến những yếu tố không chắc chắn Càng có nhiều sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng hoặc thời gian thực hiện của nhà cung cấp thì lượng hàng tồn kho an toàn cần thiết để đạt được mức dịch vụ đã thiết lập càng lớn (Waller và cộng sự, 1999)
Việc xác định lượng hàng tồn kho an toàn không nhằm mục đích loại bỏ tất cả tình trạng hết hàng mà chỉ thực hiện phần lớn trong số đó, nghĩa là tồn kho an toàn chỉ có thể giúp doanh nghiệp đạt được gần nhất với mức dộ dịch vụ kỳ vọng, tối đa hóa lợi nhuận và giảm các chi phí tồn kho
2.3.2 Mục đích tồn kho an toàn
Tồn kho an toàn đóng vai trò quan trọng trong quản lý hàng tồn kho, giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ và hiệu quả
Tồn kho an toàn sẽ dự trữ lượng hàng hóa nhất định để đáp ứng những biến động nhu cầu này, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Giảm thiểu rủi ro thiếu hụt hàng hóa do nhiều nguyên nhân như hỏng hóc, hàng hết hạn sử dụng Việc duy trì mức tồn kho an toàn hợp lý doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí lưu kho Bởi nếu tồn kho quá cao, doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí lưu kho lớn, bao gồm chi phí kho bãi, bảo quản, bảo dưỡng Ngược lại, nếu tồn kho quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro thiếu hụt hàng hóa và chi phí mua hàng gấp
Tóm lại, việc thiết lập mức tồn kho an toàn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quản lý hàng tồn kho vì nó giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, tối ưu hóa chi phí, nâng cao lợi nhuận và tạo dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc trong thị trường.
Xác định mức tồn kho an toàn phù hợp với doanh nghiệp cần dựa trên mức độ dịch vụ doanh nghiệp đề ra Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhu cầu trung bình, thời gian dẫn, độ lệch chuẩn nhu cầu Trên thực tế có khá nhiều công thức tính mức tồn kho, doanh nghiệp cần dựa vào mô hình kinh doanh, tính chất các mặt hàng để lựa chọn công thức tính phù hợp
Nếu thời gian giao hàng của nhà cung cấp đồng nhất nhưng nhu cầu có sự dao động thì mức tồn kho an toàn sẽ được tính theo công thức:
Z: Hệ số mức độ dịch vụ
LT: Tổng thời gian cung cấp từ nhà cung ứng kể từ lúc đặt hàng (thời gian chờ) T: Thời gian dùng để tính độ lệch chuẩn nhu cầu σD: Độ lệch nhu cầu
Nếu thời gian thực hiện, thời gian chu kỳ đặt hàng và thời gian dự báo đều giống nhau và nếu dự báo giống nhau cho từng thời kỳ và bằng giá trị trung bình của nhu cầu thực tế trong các thời kỳ đó thì công thức này sẽ hoạt động tốt Vì tình huống này rất khó xảy ra nên phải thêm các yếu tố vào công thức để bù đắp cho những biến đổi này
Khi sự thay đổi về thời gian giao hàng là mối quan tâm hàng đầu thì phương trình tồn kho an toàn sẽ trở thành:
Z: Hệ số mức an toàn σLT: Độ lệch chuẩn thời gian giao hàng
Davg: Nhu cầu trung bình mặt hàng trái cây nhập khẩu mỗi tháng
Khi có cả sự thay đổi về nhu cầu và sự thay đổi về thời gian giao hàng, các phép tính thống kê có thể được kết hợp để đưa ra tổng lượng tồn kho an toàn thấp hơn tổng của hai phép tính riêng lẻ Công thức như sau:
Nhưng khi sự biến đổi của nhu cầu và thời gian sản xuất không độc lập với nhau thì phương trình này không thể được sử dụng Trong những trường hợp này, tồn kho an toàn được tính theo công thức:
Z: Hệ số mức an toàn
LT: Tổng thời gian cung cấp từ nhà cung ứng kể từ lúc đặt hàng (thời gian chờ) T: Thời gian dùng để tính độ lệch chuẩn nhu cầu σD: Độ lệch nhu cầu σLT: Độ lệch chuẩn thời gian giao hàng
Davg: Nhu cầu trung bình mặt hàng trái cây nhập khẩu mỗi tháng
Hệ số mức độ dịch vụ: Mức độ dịch vụ cho biết tỷ lệ phần trăm chi nhánh có thể tiếp tục kinh doanh bình thường bất chấp bất kỳ sự gián đoạn nào, mức tồn kho đáp ứng được 95% khách hàng, có 5% khả năng khách hàng đến mà không mua được hàng do hết tồn kho Mức độ dịch vụ không thể đạt 100%, bởi vì nó đồng nghĩa với việc mức tồn kho an toàn của cửa hàng là vô hạn Dưới đây là bảng hệ số mức độ dịch vụ:
Hình 2 1: Bảng hệ số mức độ phục vụ khách hàng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tổng thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng của nhà cung cấp từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng
Thời gian tính độ lệch chuẩn: là khoảng thời gian muốn thực hiện quá trình giao nhận Thời gian tính độ lệch chuẩn có thể là số ngày của tuần hoặc tháng, tùy theo nhu cầu muốn tính giá trị thời gian nào
Nhu cầu trung bình: Là nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, hàng hoá để đáp ứng sản xuất và kinh doanh trong một khoảng thời gian Độ lệch chuẩn thời gian giao hàng: Độ lệch chuẩn trong thời gian giao hàng được tính bằng cách so sánh thời gian giao hàng dự kiến và thời gian giao hàng thực tế của nhà cung cấp Độ lệch chuẩn của nhu cầu: Tương tự Độ lệch chuẩn thời gian giao hàng, có thể đo được nó bằng cách so sánh nhu cầu nhu cầu dự kiến và nhu cầu thực tế của khách hàng
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LARIA
Tổng quan mặt hàng trái cây nhập khẩu tại chi nhánh Nguyễn Thị Minh Khai
Trái cây nhập khẩu là một mặt hàng tươi được nhiều người quan tâm bởi có hàm lượng vitamin khá cao, hơn hết, nó luôn là mặt hàng thu hút người tiêu dùng bởi có hương vị đặc trưng và độ tươi mới Tuy nhiên, để lựa chọn một nguồn cung cấp uy tín, người tiêu dùng phải đắn đo rất nhiều, bởi lẽ, trên thị trường giá của mặt hàng này khá đắt đỏ so với thu nhập của phần đông người tiêu dùng Mặc khác, thời điểm đó trái cây nhập khẩu chưa được quảng bá rộng rãi, và khó nhập khẩu bởi quy trình nhập khá phức tạp
Kể từ khi thị trường trái cây nhập khẩu được mở cửa, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã nắm bắt cơ hội kinh doanh Tuy nhiên, tình trạng hàng tràn lan với mác "nhập khẩu giá siêu rẻ" khiến người tiêu dùng hoang mang Trong bối cảnh ấy, Farmers Market (F&M) nổi lên với sự khác biệt F&M cung cấp trái cây nhập khẩu có nhãn mác, niêm yết giá rõ ràng và chất lượng cao nhờ nhập khẩu trực tiếp Dù giá bán có thể cao hơn, nhưng dịch vụ tốt, chất lượng đảm bảo và các chương trình khuyến mãi tặng túi giấy bảo vệ môi trường vẫn thu hút đông đảo khách hàng trung thành.
Vì thế, mặt hàng trái cây nhập khẩu tại cửa hàng luôn được khách hàng tin dùng và có mức doanh số đứng đầu cửa hàng Nên F&M luôn quan tâm đặc biệt để phát triển mặt hàng này, và hiện tại mặt hàng này cũng là mặt hàng chủ lực và tiềm năng của toàn chi nhánh Từ dữ liệu cũ, tác giả đã thống kê và phân tích để có thể nhận định chính xác hơn về tầm quan trọng của mặt hàng trái cây nhập khẩu đối với chi nhánh FM01 như sau:
Bảng 3 1: Tỷ lệ doanh thu của trái cây nhập khẩu so với tổng doanh thu từ tháng
Thời gian Tổng Doanh thu
Doanh Thu trái cây nhập (VNĐ)
Tỷ lệ Doanh thu trái cây nhập khẩu/ Tổng doanh thu(%)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Dựa vào bảng 3.1, từ tháng 3/2022 – tháng 7/2023, sau đại dịch Covid -19, mở đầu cho công cuộc khôi phục nền kinh tế Nhìn vào bảng có thể thấy rằng tính đến tháng 1/2023, mức doanh thu của trái cây nhập khẩu biến động theo các tháng, tăng mạnh ở những tháng có các dịp đặc biệt như lễ, tết Các tháng còn lại sẽ giữ mức trung bình Tuy nhiên, nếu so sánh ở tháng năm 2022 với 2023 thì nhu cầu có sự giảm đáng kể Nguyên
28 nhân có thể do nền kinh tế đang suy thoái, xu hướng người tiêu dùng thay đổi, thắt chặt chi tiêu hơn Hầu hết, khách hàng sẽ chọn những mặt hàng thay thế có giá rẻ hơn Buộc lòng doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược để phù hợp hơn với tình hình hiện tại
Mặc dù bị ảnh hưởng khá nhiều, giảm gần 1/3 doanh thu, nhưng tỷ lệ của mặt hàng trái cây nhập khẩu vẫn luôn chiếm hơn 1 nửa doanh thu cửa hàng Có thể thấy rằng đây là mặt hàng chủ lực và được F&M quan tâm, trau chuốt và dồn nhiều tâm huyết cũng như sự tin cậy và độ thu hút của mặt hàng
Hiện tại, trái cây nhập khẩu đang dần tăng thị phần với sự đa dạng về chủng loại, giá cả từ đắt đỏ đến siêu rẻ, đáp ứng đầy đủ các phân khúc khách hàng khác nhau, tại F&M trái cây sẽ được xác định và phân loại theo một số yếu tố sau: Trái cây theo mùa, Ký hiệu trên sản phẩm, Trái cây độc lạ, Trái cây chủ lực:
Trái cây theo mùa: Siêu thị sẽ lên kế hoạch giới thiệu các trái cây theo các mùa, sự phân bố theo nhóm khí hậu như Úc, New Zealand, Chile, Đài Loan và nhiều nước khác Những loại trái này thường có hương vị tươi ngon, và được thu hoạch vào thời điểm tốt nhất trong mùa, nên sẽ tuyệt vời hơn nếu trải nghiệm chúng đúng mùa, và những trái này chỉ có theo đợt, theo mùa
Ký hiệu trên sản phẩm: Nhìn vào ký hiệu, mã tem khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm đó được trồng như thế nào, theo kiểu truyền thống, có sử dụng chất tăng trưởng, phân thuốc hay được trồng theo phương pháp trồng hữu cơ, hay sản phẩm biến đổi gen, để xem có phù hợp với nhu cầu tiêu dùng không Ngoài ra, nhìn vào ký hiệu sản phẩm còn có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ, các giấy tờ chứng nhận về độ an toàn của sản phẩm Dựa vào đó khách hàng có thể an tâm hơn khi mua sản phẩm
Trái cây độc lạ: Những trái cây có chủng loại đa dạng đến từ các nước, với những kích cỡ, hình dáng, màu sắc, hương vị lạ, đặc trưng của vùng miền tại các nước trên thế giới có thể làm đa dạng chủng loại, thu hút sự chú của khách hàng, hơn hết cũng sẽ phù hợp với nhu cầu tiêu dùng
Trái cây chủ lực là nhóm trái cây luôn có sẵn quanh năm, không bị ảnh hưởng bởi mùa vụ Điều này đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng trái cây không bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của mùa vụ Những loại trái cây này rất được ưa chuộng do tính tiện lợi và chất lượng đảm bảo bất kể thời gian trong năm.
29 vận chuyển, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn khi muốn mua các loại trái cây quen thuộc mà không phụ thuộc vào mùa vụ hay thời gian
Nắm bắt nhu cầu của nhóm khách hàng có thu nhập khá, các loại trái cây nhập khẩu đã trở thành mặt hàng được ưa chuộng Mặc dù giá cả cao, nhưng doanh số mặt hàng này vẫn luôn duy trì ở mức cao do phù hợp với phân khúc khách hàng tiềm năng.
Mặt khác, mặt hàng này còn được ưa chuộng bởi nhóm khách hàng có mong muốn sử dụng mặt hàng nhập khẩu tại cửa hàng có uy tín, họ mong muốn được trải nghiệm những trái cây tươi ngon, tốt cho sức khỏe, và hàm lượng dinh dưỡng cao Những mặt hàng ngày có thể làm món tráng miệng cho gia đình, quà tặng bạn bè, người thân; giỏ quà tặng đối tác, bạn bè Vô cùng tiện dụng và có mức giá hợp lý Đặc biệt trong và sau đại dịch Covid-19, không chỉ những người yêu thích xu hướng thực phẩm sạch, trái cây hữu cơ tiêu dùng mà một phần đông người tiêu dùng lựa chọn mặt hàng trái cây nhập khẩu để bổ sung các chất dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe và đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên các mặt hàng trái cây nhập khẩu khá được săn đón trong thời gian này
Với nền kinh tế ngày càng phát triển, thuận tiện hơn cho việc nhập hàng, F&M luôn mong muốn sẽ tiếp cận gần hơn nữa với người tiêu dùng vì vậy Trong năm 2023, F&M đã nghiên cứu và phát triển kinh doanh trên nền tảng Tik Tok shop, thường xuyên thực hiện những dịp khuyến mãi lớn vào những dịp săn khuyến mãi giữa tháng, dịp lễ, sinh nhật nền tảng bán hàng, sinh nhật F&M Với những mã khuyến mãi vô cùng tốt, ngoài ra ngày thường, cũng sẽ diễn ra các đợt khuyến mãi, theo các loại trái cây để khách hàng có thể có nhiều cơ hội trải nghiệm chất lượng sản phẩm
Bên cạnh chất lượng sản phẩm, F&M không ngừng hoàn thiện dịch vụ bán hàng để mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng Đặt mục tiêu tiếp cận khách hàng trên toàn TP HCM và tương lai là toàn quốc, Farmers Market từng bước mở rộng phạm vi hoạt động Tháng 9/2022, cửa hàng Farmers Market thứ 5 khai trương tại Hai
Bà Trưng, quận 1, TP HCM, với quy mô hơn 500 m 2 , bày bán hơn 5.000 sản phẩm sạch – tốt cho sức khỏe
Thực trạng về mô hình tồn kho tại chi nhánh Nguyễn Thị Minh Khai
3.2.1 Thực trạng chung so với ngành bán lẻ hiện tại
Từ thực tế của thị trường, các doanh nghiệp ngành bán lẻ bắt đầu chuyển mình, thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển thương mại điện tử Sau đợt đại dịch Covid-19, ngành bán lẻ đang dần hồi phục và dự báo tăng trong năm 2023, tuy nhiên, ngành dịch vụ bán hàng tạp hóa vẫn cần thời gian hồi phục, tăng khoảng 8-10% Trong báo cáo triển vọng nhóm bán lẻ SSI Research công bố đã nhấn mạnh, tiêu dùng không thiết yếu dự kiến suy giảm ít nhất đến hết quý III/2023 do những khó khăn trong kinh tế vĩ mô Các doanh nghiệp bán lẻ cho rằng, lúc này, giải pháp quan trọng là cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng, thực hiện nhiều chương trình giảm giá để cải thiện sức mua Điển hình nhất là sức mua yếu cùng với những ảnh hưởng tiêu cực từ sự trì trệ của nền kinh tế những tháng đầu năm ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của không ít nhà kinh doanh Đối với ngành hàng tươi sống mà đặt biệt là mặt hàng trái cây nhập khẩu, là một mặt hàng được ưa chuộng và được tạo điều kiện khá nhiều để du nhập vào Việt Nam, nhưng mặt hàng này cũng đáng lo ngại Trước tình hình trên thị trường đang ồ ạt rao bán những mặt hàng trái cây ngoại nhập với mức giá rẻ bất ngờ nhưng về chất lượng và nguồn gốc lại không được kiểm soát đã làm điêu đứng những nhà bán lẻ chân chính Bởi với thị hiếu của hầu hết người Việt Nam và xu hướng tiêu dùng hiện nay, họ thắt chặt chi phí và lựa chọn những sản phẩm tiêu dùng có chi phí thấp hơn Làm phần lớn cửa hàng bị giảm đột ngột về doanh thu, và sản lượng của mặt hàng này, khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu về các chi phí phát sinh do hàng hóa tồn lâu dẫn đến hư hỏng, chi phí lưu kho, chi phí quảng bá, nhưng lại không thể phá giá để theo giá những mặt hàng trôi nổi trên thị trường
Có thể nói, với tình hình hiện tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải thực hiện cơ cấu lại hoạt động, và các vấn đề liên quan đến quản trị tồn kho, mức tồn kho tối ưu phải được kiểm soát, giảm tối đa các nguồn chi phí, tăng cường công tác kiểm soát nguồn hàng để phù hợp với nhu cầu, thói quen mới của người tiêu dùng theo hướng thông minh, tiết kiệm hơn
Hiện tại, F&M đang duy trì tồn kho theo phương pháp FIFO (First In, First Out) cho hầu hết các mặt hàng Đặc biệt là những mặt hàng ngắn hạn, hàng tươi sống, dễ hư hỏng Bên cạnh đó, chuỗi siêu thị cung cấp các con chuyên biệt để bảo quản tốt các mặt hàng này Với đặc thù là hàng tươi, cần bảo quản trong điều kiện thích hợp thì mới đảm bảo chất lượng tốt, vì vậy mỗi cửa hàng tại F&M đều được trang bị 1 kho lạnh dung tích 15m 3 có thể trữ lên từ 2,5-3,5 tấn, luôn đảm bảo có đủ chỗ bảo quản mặt hàng trái cây phục vụ nhu cầu cho khách hàng trong các dịp đặc biệt như lễ, tết, đảm bảo rằng trái cây sẽ luôn giữ được độ tươi ngon nhất
Mỗi lô hàng khi được nhập về sẽ được kiểm tra đầy đủ thông tin giấy tờ, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của đơn hàng, kiểm tra thông qua các nhãn dán trên thùng hàng, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng và nhập kho
Hình 3 1: Nhãn dán thông tin xuất xứ của hàng hóa
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hàng hóa sau khi qua quá trình kiểm tra chất lượng sẽ được nhập vào kho, quản lý siêu thị sẽ chịu trách nhiệm bố trí, thống kê số lượng chủng loại hàng hóa trong kho Hàng hóa nhập vào sẽ được sắp xếp nhóm, vòng quay sản phẩm, theo ngày nhập kho và được dán các ghi chú để dễ dàng thấy ngày nhập hàng
Hình 3 2: Hàng hóa được dán ghi chú ngày nhập kho
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Số lượng mặt hàng sẽ được bổ sung mỗi ngày trước 9 giờ sáng (trừ chủ nhật) theo kế hoạch phân bổ trước đó Đối với mặt hàng tươi như trái cây nhập khẩu, thời gian trữ hàng là 7 ngày, trong 7 ngày cửa hàng phải đẩy mạnh bán hàng, thực hiện các chiến lược đã định sẵn, chạy quảng cáo, các chương trình khuyến mãi để đẩy mạnh đơn hàng
Hình 3 3: Hàng hóa sắp xếp và bảo quản trong kho lạnh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Khi có yêu cầu xuất kho, người quản lý luôn phải tuân thủ theo nguyên tắc FIFO (nhập trước xuất trước) Dựa vào các ghi chú và vòng quay sản phẩm, nhân viên thực hiện lấy hàng cũ đi, tránh tồn hàng quá lâu làm giảm chất lượng, hư hỏng, gây ra những lãng phí không đáng có Quá trình này sẽ được giám sát bởi cửa hàng trưởng, và nếu nhân viên không đảm bảo quy trình gây ra những sai phạm làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa sẽ chịu trách nhiệm bị xử phạt tùy theo mức độ quy định
Thời gian trung bình nhận hàng sẽ linh hoạt tùy thuộc vào các yếu tố như năng lực kinh doanh, lượng hàng tồn kho hiện có, vòng quay của sản phẩm và thông tin giao hàng của từng chi nhánh đối với mặt hàng tươi nói chung và trái cây nhập khẩu nói riêng.
Vì vậy lịch đặt hàng và số lượng hàng hóa sẽ được trình duyệt trước 9h sáng mỗi ngày, sau khi được duyệt lệnh sẽ tiến hành đặt hàng và thời gian để hàng được vận chuyển đến là trong 1,5 ngày
Hiện tại, mức độ phục vụ công ty mong muốn để có thể cung cấp cho khách hàng là 95%, nghĩa là sẽ chấp nhận xác suất có 5% khách hàng đến cửa hàng sẽ ra về vì không còn hàng tồn kho để phục vụ Mức độ phục vụ này của công ty cũng nằm ở mức khá cao, vì thực tế sẽ không có cửa hàng nào có thể đạt được mức độ phục vụ khách hàng là 100% vì nhu cầu khách hàng luôn biến động không ngừng nên không thể dự báo chính xác số lượng tồn kho để cung cấp 100% nhu cầu của khách hàng Để đáp ứng mức độ dịch vụ đã đề ra, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác dịch vụ bán hàng và chất lượng hàng hóa, đảm bảo mức tồn kho để có thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Việc xác định mức tồn kho đã được triển khai, và đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng trung bình mỗi tháng, công ty đều nhận khoảng 12% phản hồi về chất lượng sản phẩm, sản phẩm không đạt chất lượng cần đổi trả, trong đó hết 4,6% là phản hồi về độ tươi của mặt hàng trái cây nhập khẩu Do đó, tuy đã đáp ứng được mức dịch vụ mong muốn của công ty, nhưng do mức tồn kho quá cao, gây tồn lâu, bảo quản không đúng cách dẫn để sản phẩm giảm chất lượng, không đạt tiêu chuẩn đầu ra, gây nhiều tiêu cực cho cửa hàng và công ty nói chung
❖ Quy trình xử lý hàng hủy
Hình 3 4: Quy trình xử lý hàng hủy
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Đối với các mặt hàng tươi, như trái cây nhập khẩu, nhân viên cửa hàng sẽ ưu tiên lọc các trái cây bị hư hỏng ra khỏi khay bán, thực hiện đánh giá bằng cảm quan: như bị dập,
36 mốc, úng, bị sâu, thối, hoặc các nguyên nhân khác sẽ tiến hành hủy hàng dưới sự giám sát cửa cửa hàng trưởng hoặc nhân viên an ninh Các mặt hàng này sẽ được kiểm tra mỗi ngày để đảm bảo không ảnh hưởng đến các trái khác trên kệ, ảnh hưởng mỹ quan và giảm sự tin cậy của khách hàng
Khi trái cây đã sắp đến thời gian quá hạn lưu kho, để giảm tình trạng hủy hàng, nhân viên cùng cửa hàng trưởng sẽ tiến hành các chương trình khuyến mãi theo quy định để có thể đưa sản phẩm còn chất lượng đến tay khách hàng, hoặc đẩy các mặt hàng đó đi trước để giảm thiểu chi phí hủy hàng một cách tối đa nhất
Kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ được diễn ra thường xuyên, nhân viên sẽ kiểm tra bằng phương pháp kiểm trực quan và tiến hành phân tách hàng hư hỏng ra khỏi khay, thực hiện điền phiếu hủy hàng, sau khi được phê duyệt phiếu bởi cửa hàng trưởng, vào 17h mỗi ngày nhân viên viên sẽ thực hiện hủy hàng thực tế ở khu vực có camera rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh
Đánh giá ưu nhược điểm trong công tác quản lý tồn kho
Tình hình chung, cửa hàng chưa thật sự nghiên cứu sâu về các biến động cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến mức tồn kho, dẫn đến quản lý tồn kho không hiệu quả Với tình trạng hiện tại, nếu như cứ tiếp diễn, rủi ro mỗi tháng doanh nghiệp phải gặp khó khăn vì bỏ ra một số tiền lớn sản phẩm hư hỏng và chi phí lưu kho Mặc khác việc đáp ứng cầu khách hàng và độ uy tín sẽ là động lực vững chắc để doanh nghiệp phát triển và bền vững Hiện tại, doanh số của cửa hàng đang giảm do xu hướng tiêu dùng và ảnh hưởng của các biến động kinh tế Đây là thời điểm khó khăn vì thế các doanh nghiệp nói chung và F&M nói riêng cần phải có những phương án để giảm mức chi phí và củng cố vị thế Vì thế, nếu hiện tại có thể hoàn thiện mô hình tồn kho tối ưu để xác định lại các yếu tố gây ảnh hưởng đến dự báo tồn kho từ đó đưa ra mức tồn kho phù hợp với tình hình kinh doanh, cũng như hạn chế các tác nhân gây ra lãng phí chi phí trong quá trình quản trị tồn kho là một giải pháp lâu dài nhưng sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho công ty
❖ Xác định được mục tiêu rõ ràng
Từ đầu, F&M đã xác định rõ mục tiêu và sứ mệnh của mình là trở thành “Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch hiện đại hàng đầu tại Việt Nam” Vì vậy, F&M luôn tích cực tìm
44 kiếm chọn lọc thêm nhiều mặc hàng để làm đa dạng sản phẩm, luôn chú trọng vào chất lượng, đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất
Mức độ dịch vụ 95% cho thấy rằng 95% khách hàng hài lòng với dịch vụ của siêu thị Đây là một mức độ dịch vụ cao, cho thấy rằng siêu thị đang cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng và đáp ứng được nhu cầu của họ
Đặt mục tiêu phục vụ đạt 95% là chỉ số đánh giá nhu cầu của khách hàng và cũng là mục tiêu các cửa hàng cần phấn đấu để tăng doanh số Hiện tại, mức độ phục vụ này đang ở mức cao và cần tiếp tục duy trì Vì vậy, F&M luôn nỗ lực xây dựng lòng tin với khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp và giá cả cạnh tranh Sự nỗ lực không ngừng này đã giúp F&M nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của đông đảo khách hàng, khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu thực phẩm sạch uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
❖ Ứng dụng các phần mềm quản lý Đối mặt với sự phát triển mạnh mẽ và xu hướng chuyển đổi số bùng nổ, F&M đã chủ động áp dụng phần mềm SAP vào hệ thống quản lý cửa hàng Đây là một bước tiến quan trọng giúp F&M tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường bán lẻ thực phẩm sạch đầy tiềm năng Dựa vào phần mềm này, việc quản lý tồn kho của F&M cũng dần được đơn giản hơn, các hoạt động quản lý hàng tồn kho như theo dõi, kiểm soát lượng hàng hóa, được dễ dàng thực hiện, với độ chính xác cao Mặc khác, phần mềm này cũng giúp lưu trữ một lượng lớn dữ liệu về hoạt động kinh doanh, bao gồm dữ liệu bán hàng, dữ liệu tồn kho, dữ liệu khách hàng Từ đó, việc dự báo nhu cầu của khách hàng trong các tháng tiếp theo cũng được thực hiện có cơ sở, góp phần giúp F&M đưa ra những chiến lược phát triển, xúc tiến trong tương lai
Ngoài ra, F&M còn tích cực đầu tư vào các công cụ marketing trực tuyến và ứng dụng di động để tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm và dịch vụ, nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng
❖ Các quy trình quản lý tồn kho rõ ràng
Xác định được tầm quan trọng của hoạt động quản lý tồn kho trong siêu thị, F&M đã xác định mô hình tồn kho phù hợp, cũng như xây dựng quy trình rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên và với mục tiêu chung là đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tăng lợi nhuận và giảm thiểu các chi phí trong tồn kho
Nhờ quy trình bài bản, F&M có thể theo dõi chính xác số lượng hàng hóa nhập vào, xuất ra và tồn kho tại mọi thời điểm Từ đó, đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp nâng cao lợi nhuận và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường Bên cạnh đó, quy trình tồn kho bài bản góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, vì các sản phẩm trên kệ hàng đều luôn đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cùng chất lượng dịch vụ tốt đã thu hút và giữ chân khách hàng, tạo dựng uy tín cho siêu thị và thúc đẩy doanh thu bán hàng
Tóm lại, việc sở hữu quy trình tồn kho rõ ràng, được chú trọng là yếu tố quan trọng giúp siêu thị hoạt động hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự thành công và phát triển bền vững của siêu thị trong tương lai
❖ Chưa giải quyết triệt để các vấn đề
Tuy cửa hàng có chú trọng đến vấn đề tồn kho và các chi phí, đã đề ra nhiều biện pháp cắt giảm như đề ra chiến dịch tiết kiệm điện, giảm mức tồn kho, kiểm tra nghiêm ngặt các quy trình tuy nhiên hầu hết chưa được triển khai đến nơi đến chốn, các biện pháp chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn sau đó do không có sự giám sát nên đã dần trở về quỹ đạo ban đầu vì vậy dù mức chi phí cũng đã giảm nhưng không đáng kể, các mức chi phí vẫn chiếm từ 2,5%-15,6% doanh thu cửa hàng, một mức khá cao cho một nhóm mặt hàng
❖ Chưa đề ra được mức tồn kho phù hợp cho từng giai đoạn
Tuy ứng dụng các phần mềm SAP và các biện pháp giảm mức tồn kho giảm chi phí lưu trữ, nhưng kết quả chưa thật sự hiệu quả Mức tồn kho vẫn rất cao so với nhu cầu hiện tại Thực tế có khá nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu của khách hàng, việc xác định và đưa ra biện pháp chưa được đề cao, nên số liệu dự báo về nhu cầu chưa chính xác dẫn đến mức tồn vẫn tăng cao
Việc áp dụng quy trình quản lý tồn kho cũ kỹ, thiếu cập nhật dẫn đến hệ quả tồn kho quá mức, gây lãng phí và ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh Việc thực hiện kiểm soát tồn kho hầu hết là những người có kinh nghiệm lâu năm Tuy nhiên, trong công tác quản trị luôn có sự cứng nhắc, các quy trình được thực hiện theo mô tả ban đầu dần dần không có sự đánh giá lại và điều chỉnh dẫn đến không còn phù hợp với tình hình hiện tại Dữ liệu để dự báo nhu cầu được thực hiện trên hệ thống, nhưng không thường xuyên cập
Việc đánh giá lại mô hình là rất quan trọng và phải được thực hiện chính xác, cập nhật đầy đủ để có thể dự báo nhu cầu một cách chính xác Quản trị cũng cần linh hoạt, thay đổi để phù hợp hơn, tránh cứng nhắc trong việc thực hiện các quy trình hằng ngày một cách máy móc Dự báo chính xác và quản lý tồn kho ở mức tối ưu giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh thiếu hụt hàng hóa, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tăng uy tín doanh nghiệp, tăng lợi nhuận và tối ưu hóa chi phí lưu trữ.
Dựa trên thực trạng cửa hàng và những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý tồn kho, giải pháp được đề xuất nhằm tối ưu mức tồn kho hợp lý, giảm thiểu chi phí lưu trữ do tồn kho quá mức Giải pháp này được xây dựng trên nền tảng lý thuyết được trình bày trong chương 2 và phù hợp với tình hình thực tế của cửa hàng, giải quyết những khó khăn đang gặp phải Đây là kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn hoạt động quản lý tồn kho tại cửa hàng.
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỒN KHO AN TOÀN MẶT HÀNG TRÁI CÂY NHẬP KHẨU CHI NHÁNH FM01
Cơ sở đề xuất
Dựa vào thực trạng mục 3.2 ta có thể thấy rằng, hiện tại, tình hình kinh doanh mặt hàng trái cây nhập khẩu của cửa hàng vẫn rất tốt, song, chi phí cho việc lưu trữ mặt hàng này còn khá cao, đến từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tồn trữ quá, kéo theo nhiều chi phí khác như chi phí điện, chi phí mặt bằng Hiện tại, các cửa hàng nói chung và chi nhánh FM01 nói riêng vẫn đang thực hiện tốt các quy trình tồn kho, kiểm kê định kỳ, kèm theo nhiều chiến lược để có thể xả hàng, giảm hàng bị thất thoát nhưng chỉ là giải pháp tạm thời, không có hiệu quả cao
Mặc khác, tình hình kinh doanh ngày càng biến động, cùng sự thay đổi về xu hướng mua hàng của người tiêu dùng, dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về dự báo nhu cầu, cũng là một nguyên nhân gây ra thực trạng ở mục 3.2 Nếu cứ áp dụng mức dự báo và tồn kho theo phương pháp cũ, tuy duy trì được mức độ dịch vụ, nhưng về lâu dài, nếu không đưa ra một mô hình xác định mức tồn kho an toàn theo từng giai đoạn, thì tình trạng tồn quá mức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, có thể dẫn đến những trải nghiệm không tốt về sản phẩm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn bộ chuỗi cửa hàng.
Đánh giá tính thực tế của mô hình
lệch, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp Trưởng phòng Kiểm soát nội bộ và Cửa hàng trưởng chi nhánh FM01 để nắm rõ về thực trạng chung về công tác quản lý và phương án khi xảy ra các vấn đề của mặt hàng trái cây nhập khẩu trong thời gian qua
❖ Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu
Nghiên cứu áp dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu, đưa ra các bảng biểu, đồ thị nhằm so sánh và đánh giá chi phí và sản lượng theo thời gian Điều này giúp tổng quan về tình hình nhập khẩu cây giống, từ đó xây dựng mô hình tồn kho an toàn Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp suy diễn để đưa ra những luận điểm và giải thích hợp lý.
Kết cấu các chương của báo cáo
Bài báo cáo được trình bày theo bố cục sau:
Chương 1: Giới thiệu công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Laria
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Thực trạng tồn kho mặt hàng trái cây nhập khẩu tại chi nhánh Nguyễn Thị Minh Khai - FM01
Chương 4: Đề xuất mô hình tồn kho mặt hàng trái cây nhập khẩu chi nhánh Nguyễn Thị Minh Khai - FM01