1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Tại Khâu In - Công Ty Tnhh Bao Bì Thử Quang.pdf

78 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Tại Khâu In Công Ty TNHH Bao Bì Thử Quang
Tác giả Nguyễn Thị Long
Người hướng dẫn ThS. Trương Văn Nam
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Công Nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 4,79 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 5. Kết cấu các chương báo cáo (13)
  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH BAO BÌ THỬ QUANG (14)
    • 1.1. Tổng quan về công ty (14)
      • 1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty (14)
      • 1.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành (15)
    • 1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty (16)
    • 1.3. Lĩnh vực hoạt động (17)
    • 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh (18)
    • 1.5. Khách hàng (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (21)
    • 2.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất (21)
      • 2.1.1. Hoạt động sản xuất (21)
      • 2.1.2. Quy trình sản xuất (21)
      • 2.1.3. Hiệu quả hoạt động sản xuất (22)
    • 2.2. Sản xuất tinh gọn (23)
      • 2.2.1. Khái niệm (23)
      • 2.2.2. Các nguyên tắc trong mô hình sản xuất tinh gọn (23)
    • 2.3. Cân bằng chuyền (24)
      • 2.3.1. Định nghĩa (24)
      • 2.3.2. Lợi ích của việc cân bằng chuyền (24)
      • 2.3.4. Phương pháp cân bằng chuyền theo trọng số vị trí (26)
    • 2.4. Các phương pháp, công cụ hỗ trợ phân tích (27)
      • 2.4.1. Biểu đồ ABC Pareto (27)
      • 2.4.3. Lưu đồ (29)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI BỘ PHẬN IN CÔNG TY TNHH BAO BÌ THỬ QUANG (31)
    • 3.1. Thông tin sản phẩm và quy trình sản xuất (31)
      • 3.1.1. Tổng quan về sản phẩm thùng carton A1 (31)
      • 3.1.2. Mô tả quy trình in (32)
    • 3.2. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất tại khâu in (35)
      • 3.2.1. Công tác lập kế hoạch sản xuất (35)
      • 3.2.2. Hiện trạng mặt bằng nhà xưởng (38)
      • 3.2.3. Đánh giá hoạt động hoạch định nhu cầu (40)
        • 3.2.3.1. So sánh KHSX với kết quả đạt được (40)
        • 3.2.3.2. So sánh thời gian kế hoạch và thời gian giao hàng thực tế (43)
    • 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại khâu in (46)
      • 3.3.1. Nguyên vật liệu (46)
      • 3.3.2. Lao động (48)
      • 3.3.3. Máy móc thiết bị (50)
      • 3.3.4. Đơn hàng (53)
    • 3.4. Đánh giá (53)
      • 3.4.1. Ưu điểm (53)
      • 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân (54)
  • CHƯƠNG 4: CẢI TIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI KHÂU IN CÔNG TY TNHH BAO BÌ THỬ QUANG (56)
    • 4.1. Một số giải pháp góp phần cải tiến hiệu quả sản xuất tại khâu in (56)
      • 4.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng mặt bằng nhà xưởng (56)
      • 4.1.2. Ứng dụng phương pháp cân bằng dòng chảy sản xuất tại khâu in (59)
      • 4.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc thiết bị (65)
      • 4.1.4. Nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực (70)
    • 4.2. Kiến nghị về thời gian cung ứng NVL đầu vào (73)
  • KẾT LUẬN .................................................................................................................. 65 (75)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 66 (76)
  • PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 67 (77)

Nội dung

Lĩnh vực hoạt động Công ty Bao bì Thử Quang hoạt động trong ngành bao bì, chuyên sản xuất một loạt sản phẩm đa dạng như thùng carton, hộp carton nắp gài, tấm lót thùng… Các sản phẩm này

Lý do lựa chọn đề tài

Suy thoái kinh tế toàn cầu là thách thức hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam Đứng trước tình hình hiện tại, việc cải tiến, đổi mới trở nên cực kỳ quan trọng Càng khó khăn thì cạnh tranh càng khốc liệt, tuy nhiên cạnh tranh cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp vượt xa đối thủ, vươn lên đổi mình Để tận dụng cơ hội này, việc các doanh nghiệp cần lưu tâm chính là cải tiến để loại bỏ lãng phí và rút ngắn thời gian sản xuất Đặc biệt trong ngành bao bì giấy, với trọng tâm ngày càng chuyển dịch theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường thì ngành này được đánh giá là có sức hút mạnh, đại dịch Covid 19 một phần cũng đã tác động tích cực đến ngành bao bì giấy Việt Nam Tiềm năng của ngành giấy bao bì tại thị trường Việt Nam là rất lớn do bao bì giấy hiện là sản phẩm chính, các ngành quan trọng như công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, điện tử, da giày và thủy sản đều sử dụng giấy bao bì, loại bao bì này chiếm gần 50% tổng tiêu thụ toàn ngành giấy và chiếm 45% tổng kim ngạch nhập khẩu giấy Số liệu từ Hiệp hội Giấy và Bột giấy cho thấy Việt Nam tiêu thụ 3,5 triệu tấn mỗi năm, trong đó giấy in 350.000 tấn, giấy bao bì 2,5 triệu tấn, tissue 195.000 tấn, còn lại là các loại giấy khác Cho đến năm 2025, dự báo nhu cầu dành cho giấy bao bì có thể lên đến 10 triệu tấn Theo những dự báo tích cực này thì thời điểm hiện tại sẽ là thời điểm thích hợp nhất cho việc cải tiến, với ưu tiên đầu tiên là cải tiến quy trình Cải tiến quy trình là một yếu tố then chốt trong việc tối ưu hóa hoạt động sản xuất, hoạt động này giúp tăng cường hiệu suất và năng suất làm việc; giảm chi phí sản xuất và vận hành Điều này góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự hiệu quả và cạnh tranh cho doanh nghiệp, đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa tài nguyên và tạo giá trị khách hàng

Trong 3 tháng nghiên cứu tại công ty TNHH Bao bì Thử Quang, một công ty sản xuất bao bì carton, với đặc thù sản xuất và in ấn theo yêu cầu của khách hàng Các bao bì thường được in các thông tin chi tiết về sản phẩm, mã sản phẩm cũng như các thông tin quan trọng khác, chính vì vậy khâu in được coi khâu cốt lõi để hình thành sản phẩm

2 hoàn chỉnh Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên quá trình sản xuất và đặc biệt là khâu in, tác giả nhận thấy hầu hết các vấn đề về quy trình sản xuất xảy ra tại khâu này và các vấn đề này đã gây ra không ít ảnh hưởng đến năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm Kết quả nghiên cứu của tác giả tại bộ phận in đã cho thấy lỗi sản phẩm do tay nghề công nhân luôn ở mức cao hơn mức cho phép (2%), thời gian của các thao tác chưa được chuẩn hóa, hiệu suất chuyền in chỉ đạt khoảng 50 - 60%, quy trình in còn nhiều bất cập Chính vì vậy, việc xác định nguyên nhân cũng như tìm ra các cải tiến khắc phục là điều cần thực hiện Trước những vấn đề này tác giả quyết định đề xuất một loạt các biện pháp nhằm cải tiến hiệu quả sản xuất

Với thực trạng trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Cải tiến quy trình sản xuất tại khâu in - Công ty TNHH Bao bì Thử Quang” để thực hiện nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích các nguyên nhân gây ra lãng phí, các yếu tố tác động đến thời gian sản xuất trong khâu in tại Công ty TNHH Bao Bì Thử Quang

Tìm ra các vấn đề lãng phí cũng như các vấn đề về thời gian thao tác, thời gian sản xuất trong khâu in tại Công ty TNHH Bao Bì Thử Quang Đề xuất giải pháp và các cải tiến để loại bỏ lãng phí, rút ngắn thời gian sản xuất trong quy trình in của công ty TNHH Bao Bì Thử Quang.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua quan sát trực tiếp các quy trình sản xuất trong xưởng Ngoài ra, đội nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát thực tế với các nhân viên thuộc bộ phận sản xuất và các bộ phận liên quan khác để thu thập thêm thông tin sâu.

Dữ liệu thứ cấp: thu thập thông qua các báo cáo, dữ liệu của công ty qua các giai

3 đoạn và các tài liệu liên quan trên internet, sách báo, tạp chí, thư viện…

Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp định lượng: tính toán, phân tích số liệu kinh doanh, tổng số thành phẩm, tổng số phế phẩm và tỷ lệ lỗi từ đó tìm các nguyên nhân chính và đưa ra các giải pháp phù hợp

Phương pháp định tính: phân tích các dữ liệu đã được thu thập qua quá trình quan sát và từ các khảo sát của các anh/chị bộ phận sản xuất

Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Từ những dữ liệu đã thu thập được, qua quá trình phân tích tác giả tiến hành chọn lọc, tổng hợp và thống nhất lại những kết quả, thông tin cần thiết cho bài báo cáo.

Kết cấu các chương báo cáo

Chương 1: Giới thiệu công ty TNHH Bao Bì Thử Quang

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng hoạt động sản xuất tại bộ phận in công ty TNHH Bao

Chương 4: Đề xuất các cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động tại khâu in công ty TNHH Bao Bì Thử Quang

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH BAO BÌ THỬ QUANG

Tổng quan về công ty

1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty

Hình 1 1: Logo công ty TNHH Bao bì Thử Quang

Nguồn:bộ phận kinh doanh

Tên công ty: Công ty TNHH bao bì Thử Quang

Tên giao dịch đối ngoại: Thu Quang Parking Co., Ltd Địa chỉ: Thửa đất 10, 12, 28, tờ bản đồ 45, ấp An Thành, xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Được thành lập năm 2013, Thử Quang chuyên sản xuất bao bì trong và ngoài với đa dạng sản phẩm như thùng carton, hộp giấy, hộp màu, hộp sóng, hộp dập theo thiết kế Sử dụng công nghệ tiên tiến và vật liệu thân thiện môi trường, Thử Quang sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại với máy in lụa màu đơn, nhiều màu, máy in phun thùng carton Trong 10 năm hoạt động, Thử Quang chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo nhân sự, quản lý chi phí hợp lý Cam kết phát triển bền vững, Thử Quang luôn phấn đấu cung cấp những sản phẩm xuất sắc cho khách hàng.

Với chủ trương “Cùng nhau chúng ta sẽ tạo ra kỳ tích” công ty luôn coi trọng mối quan hệ gắn kết giữa tất cả các nhân viên và tạo môi trường làm việc tốt nhất để mọi người làm việc cùng nhau, hướng tới mục tiêu chung Công ty khuyến khích tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của nhân viên, khuyến khích nhân viên cùng nhau hành động và phát triển, từng bước nâng cao giá trị công ty, vươn lên trở thành một công ty sản xuất bao bì lớn Sự nỗ lực không ngừng nghỉ của công ty đã được thể hiện thông

5 qua việc được đánh giá là “Nhà cung ứng có tỷ lệ giao hàng đúng hạn nhất” trong hai năm liên tiếp và được những đánh giá tốt khác từ phía đối tác, khách hàng Đặc biệt, công ty đạt được chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm, dành cho các đơn vị chế biến các sản phẩm từ rừng - FSC CoC Điều này chứng minh cam kết của công ty với việc bảo vệ môi trường và sử dụng nguyên liệu bền vững trong quá trình sản xuất

1.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành

Công ty TNHH Bao bì Thử Quang là doanh nghiệp ngoài nhà nước, được thành lập năm 2013 Trong gần một thập kỷ hoạt động trong ngành sản xuất bao bì carton, công ty không ngừng phát triển và tận tâm phục vụ khách hàng Hành trình của công ty từ ngày thành lập đến thời điểm hiện tại đã đánh dấu nhiều cột mốc đáng nhớ

- Năm 2013: bắt đầu sản xuất với quy mô 30 nhân viên cùng với 1 máy khắc laser,

2 máy in lụa, 2 máy bế hộp, 1 máy cắt rãnh bìa giấy và 1 máy bắn đinh

- Năm 2014: Bộ phận in được nâng cấp với việc đầu tư thêm 2 máy in lụa nhiều màu và máy in phun thùng carton

- Năm 2015: Đạt chứng nhận “ Nhà cung ứng có tỷ lệ giao hàng đúng hạn nhất năm 2015” từ khách hàng – Công ty TNHH Supor Việt Nam

- Năm 2016: Mở rộng sản xuất bằng việc đầu tư máy dập tự động ML – 1100, nâng cao quy mô sản xuất với 50 nhân viên, tiếp tục đạt chứng nhận “ Nhà cung ứng có tỷ lệ giao hàng đúng hạn nhất năm 2015” từ khách hàng – Công ty TNHH Supor Việt Nam

- Năm 2017: Nhận giấy chứng nhận của Phòng Thương mại Chiết Giang Việt Nam

- Năm 2018: Nhận chứng nhận FSC – CoC

- Năm 2019: Trở thành thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam

- Năm 2020: Nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống báo cháy và chữa cháy

- Năm 2021: Nhận chứng nhận ISO:9001

Những cột mốc và thành tựu trong quá trình phát triển của Bao bì Thử Quang là kết quả của sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng của toàn thể đội ngũ Với tầm nhìn và mục tiêu vươn tầm quốc tế, công ty hy vọng sẽ tiếp tục đóng góp cho ngành công nghiệp bao bì, không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế Mang lại giá trị thực sự cho khách hàng và đối tác của mình, công ty luôn đặt sự hài lòng của khách hàng và sự phát

6 triển bền vững ưu tiên hàng đầu.

Cơ cấu tổ chức của công ty

Cơ cấu tổ chức của một công ty là một phần quan trọng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh Cơ cấu tổ chức sẽ vạch ra cách các phòng ban, bộ phận và cá nhân trong công ty tương tác, làm việc cùng nhau và đóng góp vào mục tiêu chung Một cơ cấu tổ chức hiệu quả có thể tạo ra sự tổ chức, hiệu suất và tối ưu hóa tài nguyên Tại công ty TNHH Thử Quang, cơ cấu tổ chức được chia thành các cấp như sau:

Hình 1 2: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Bao bì Thử Quang

Nguồn: bộ phận nhân sự

Chức năng chính của các phòng ban:

Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, thiết lập chiến lược và định hướng phát triển

Bộ phận Nhân sự (BPNS) chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh BPNS cũng thực hiện các hoạt động công đoàn trong công ty Các quy trình liên quan đến lương thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chương trình phúc lợi cho nhân viên được BPNS xây dựng và quản lý Bộ phận này còn đại diện công ty giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn và xung đột phát sinh trong đội ngũ nhân viên.

BP kế toán: ghi chép, theo dõi và quản lý các giao dịch tài chính phát sinh trong doanh nghiệp Xây dựng báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo lợi nhuận hay lỗ Lên kế hoạch cho các khoản chi tiêu, cân đối chi tiêu hợp lý Quản lý nghĩa vụ thuế, quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược

BP kinh doanh: tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng đồng thời duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại Báo giá, thương lượng với khách hàng; nhận đơn hàng, lên đơn cho bộ phận sản xuất, bộ phận thiết kế Thực hiện các báo

BP nhân sự BP kế toán

BP thiết kế BP sản xuất BP chất lượng BP kho

7 cáo kinh doanh định kỳ

BP thu mua : tìm kiếm, đánh giá các nhà cung cấp tiềm năng Thương thảo về giá cả, điều khoản hợp đồng và các điều kiện khác với nhà cung cấp, đảm bảo công ty nhận được giá trị tốt nhất cho nguyên vật liệu Mua nguyên vật liệu sau khi nhận kế hoạch vật tư từ bộ phận kế hoạch sản xuất Đánh giá các nhà cung ứng, quản lý các hợp đồng thu mua và đảm bảo các giao dịch đúng ngân sách

BP thiết kế: thiết kế các mẫu thùng carton theo yêu cầu của khách hàng và gửi cho khách hàng xác nhận Thiết kế các bản vẽ cho bộ phận in phun và các bảng in, mã vạch cho bộ phận sản xuất Cung cấp cho bộ phận in phun và bộ phận sản xuất các bản vẽ xác nhận từ khách hàng

BP sản xuất: xác định đầu vào cho mỗi đơn hàng và chuẩn bị kế hoạch sản xuất

Thực hiện sản xuất, đảm bảo đầu ra đáp ứng các yêu cầu chất lượng, giao hàng đúng thời hạn Tối ưu hóa năng suất sản xuất bằng cách cải tiến quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí, tối đa hóa việc điều phối nhân lực

BP chất lượng: thiết lập, triển khai, quản lý hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống FSC – CoC Kiểm tra, đánh giá, đảm bảo chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất, trước khi nhập kho Theo dõi, đánh giá hiệu suất của quy trình sản xuất và sản phẩm Cung cấp các phản hồi và đề xuất các biện pháp sửa chữa khi phát hiện vấn đề hoặc lỗi Xử lý các phản hồi của khách hàng về sản phẩm và thực hiện các cải tiến nếu cần thiết Thực hiện các báo cáo chất lượng định kỳ

BP kho: tiếp nhận hàng hóa từ phía nhà cung ứng và kiểm tra chất lượng, số lượng để đảm bảo không bị hư hỏng hoặc thiếu Tổ chức, quản lý không gian lưu trữ hàng hóa an toàn và dễ dàng truy cập Theo dõi hàng hóa, đảm bảo hàng không mất mát, hư hỏng Giao đúng, đủ hàng hóa cho khách hàng và thu tiền đúng hóa đơn tiếp nhận.

Lĩnh vực hoạt động

Công ty Bao bì Thử Quang hoạt động trong ngành bao bì, chuyên sản xuất một loạt sản phẩm đa dạng như thùng carton, hộp carton nắp gài, tấm lót thùng… Các sản phẩm này được sản xuất với quy cách thay đổi và những tùy chỉnh riêng biệt tùy vào đơn đặt hàng Sản phẩm ứng dụng chủ yếu là đựng tủ bếp, đồ gia dụng, thủ công, đồ dùng nhà bếp, ngũ kim, điện tử, nhựa …

Hình 1 3: Sản phẩm công ty

Nguồn: bộ phận kinh doanh

Bao bì Thử Quang chuyên sản xuất thùng carton gồm thùng ba lớp và thùng năm lớp, đáp ứng nhu cầu bảo quản vật phẩm khác nhau Dòng thùng ba lớp nhẹ, phù hợp cho các sản phẩm không quá nặng, còn thùng năm lớp chịu lực tốt, dành cho vật phẩm khối lượng lớn Bên cạnh đó, công ty phân loại thùng carton theo dạng thức thành thùng A1 (thùng thường), C1 (thùng âm dương), A5 để phù hợp sở thích khách hàng Bao bì Thử Quang còn hỗ trợ in ấn theo yêu cầu và cung cấp bộ lót đi kèm để bảo vệ sản phẩm.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Dù hoạt động kinh doanh chưa đạt được nhiều đột phá nhưng Công ty TNHH Bao bì Thử Quang vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định trong suốt 10 năm hoạt động Kết quả kinh doanh của công ty không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nội bộ mà còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như biến động thị trường, cạnh tranh gay gắt và những sự kiện bất ngờ như dịch bệnh Những yếu tố này đặt ra nhiều thách thức và tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Bảng 1 1: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Bao bì Thử Quang giai đoạn năm

3.Tổng CP BH&QL 48.437.985 58.640.844 51.450.173 44.972.185 -Giá vốn bán hàng 45.673.963 55.617.966 46.336.152 40.194.529 -Chi phí bán hàng 1.500.925 1.541.115 2.396.561 1.189.942

-Chi phí QLDN 2.208.798 1.435.790 2.632.858 4.521.225 Lợi nhuận HĐKD 7.187.094 9.860.469 8.003.695 7.131.258

Nguồn: bộ phận tài chính kế toán

Dựa vào thống kê của kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2019 – 2022 ta thấy được 2 xu hướng chính:

Giai đoạn 2019 – 2020, công ty đã có sự tăng trưởng đáng kể trong kết quả kinh doanh, với lợi nhuận tăng khoảng 37% Thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2020 sản xuất giấy ước đạt 1.85 triệu tấn, tăng trưởng 7.8% so với cùng kỳ, điều này đã góp phần quan trọng vào việc công ty đạt mức doanh thu cao nhất trong giai đoạn đó Giai đoạn 2019 – 2020 cũng là thời điểm đầu của dịch Covid-19, nhưng do hoạt động sản xuất và kinh doanh của chưa ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch này và nhờ vào sự cố gắng và hiệu suất làm việc xuất sắc của đội ngũ nhân viên, công ty đã đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận như dự kiến

Giai đoạn 2020 – 2022, lợi nhuận của công ty đã có sự giảm mạnh, đặc biệt là do tác động nghiêm trọng từ dịch Covid-19 Trong giai đoạn này, mức tăng trưởng lợi nhuận đã giảm tới 28% và sự giảm này đã gây ảnh hưởng lớn cho công ty Giai đoạn 2020 đến

2021 có thể xem giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch Covid-19, 2022 được coi thời điểm khôi phục sau dịch bệnh, thời điểm “nỗ lực vượt khó” Cả hai giai đoạn này đều làm giảm mạnh lợi nhuận Đứng trước tình hình này, công ty đã thực hiện các chính sách,

10 biện pháp nhằm khôi phục hoạt động sản xuất và kinh doanh Bên cạnh đó, Covid-19 cũng đã phần nào làm thay đổi thói quen người tiêu dùng và có những tác động tích cực đối với ngành bao bì Công ty đã tận dụng những cơ hội này để không ngừng phát triển, cải thiện doanh thu và dự kiến sẽ đạt được mức tăng trưởng cao như mong đợi.

Khách hàng

Khách hàng chính là nguồn doanh số của doanh nghiệp, là nguồn thông tin quý báu và đối tác quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy sự phát triển của công ty

Khách hàng hiện tại của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nội thất, đồ gia dụng, dụng cụ nhà bếp như Sanyang, Golden Land, Supor…Hầu hết khách hàng của bao bì Thử Quang là các doanh nghiệp ngoài nhà nước và tập trung chủ yếu trong khu vực lân cận Là một doanh nghiệp quy mô nhỏ, thời gian hoạt động chưa nhiều, việc tìm kiếm và duy trì khách hàng vẫn là một thách thức lớn Vì vậy công ty luôn nỗ lực mở rộng mạng lưới khách hàng bằng cách tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp ở khu vực khác và trong các ngành hoạt động khác nhau, nhằm mang đến sự đa dạng hóa cho chính sản phẩm của công ty

Hình 1 4: Một số khách hàng của công ty

Nguồn: bộ phận kinh doanh

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về hoạt động sản xuất

2.1.1 Hoạt động sản xuất Đồng Thị Thanh Phương (2006) cho rằng sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ Trong đó, sản xuất tạo ra sản phẩm vật chất có thể lưu trữ được và ít tiếp xúc với khách hàng, cần nhiều máy móc, nguồn vốn lớn, việc phân phối sản phẩm không bị giới hạn về địa lý, hoạt động đánh giá chất lượng sản phẩm cũng được thực hiện dễ dàng Dịch vụ không tạo ra sản phẩm vật chất, không thể lưu trữ được và thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, dịch vụ cần nhiều nhân viên và không nhất thiết cần số vốn lớn, việc phân phối sản phẩm có giới hạn về địa lý, hoạt động đánh giá chất lượng dịch vụ cũng thực hiện

Theo Nguyễn Thanh Liêm (2011), sản xuất chính là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra Mục đích của quá trình chuyển hóa này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng Với đầu vào bao gồm nhân lực, vốn, kỹ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng và thông tin, thông qua quá trình chuyển đổi sẽ cho ra đầu ra là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương và các ảnh hưởng đối với môi trường

Quá trình sản xuất là quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào (bao gồm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc, vốn, công nghệ) thành các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường Đây là hoạt động cốt lõi của mọi hệ thống sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hình 2 1: Minh họa hoạt động sản xuất

Nguồn: tác giả tổng hợp 2.1.2 Quy trình sản xuất

Theo Mikell P Groover (2013), quy trình sản xuất là một quy trình được thiết kế nhằm mục đích tạo ra các tác động vật lý/ hóa học thay đổi nguyên liệu làm việc ban Đầu vào

Quá trình biến đổi Đầu ra

Quy trình sản xuất là những hoạt động đơn lẻ thiết yếu trong chuỗi chuyển đổi nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến giá trị của nguyên liệu Mỗi quy trình thường được thực hiện độc lập, đòi hỏi đầu vào nguyên liệu và có tác động cụ thể đến chất lượng và giá trị của sản phẩm đầu ra.

Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng (2014) cho rằng quy trình sản xuất chính là việc chia nhỏ hoạt động sản xuất thành những hoạt động riêng biệt, khác nhau

Là quy trình biến đổi vật tư thành sản phẩm thông qua một loạt các công đoạn, trong đó được chia ra sản xuất chính và sản xuất phụ trợ

Sản xuất là các bộ phận, phân xưởng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất vật lý, sinh học và hóa học của đối tượng gia công để tạo ra sản phẩm.

Sản xuất phụ trợ gồm những hoạt động như:

- Sửa chữa bảo trì thiết bị

- Vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Cung cấp và quản lý các loại dụng cụ…

Tổng kết lại, quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn khác nhau được phân chia thành các hoạt động sản xuất chính và sản xuất phụ trợ nhằm mục đích tạo ra tác động làm thay đổi nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm hoàn chỉnh

2.1.3 Hiệu quả hoạt động sản xuất

Theo Paul Krugman (1994), năng suất hay hiệu quả hoạt động sản xuất được định nghĩa là tỷ lệ giữa lượng đầu ra và lượng đầu vào Nói cách khác, nó đo lường mức độ hiệu quả của các yếu tố đầu vào sản xuất như lao động, vốn đầu vào trong nền kinh tế để tạo ra một mức sản lượng nhất định Năng suất chính là nguồn lực then chốt của tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh

Có nhiều thước đo khác nhau về hiệu quả sản xuất và việc lựa chọn giữa chúng phụ thuộc vào mục đích đo lường hiệu suất và tính sẵn có của dữ liệu Về đo lường đầu vào lao động, ta có thể xem xét các phương diện như trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm…Vốn đầu vào đo lường dựa trên việc hoạt động sản xuất có thể được rút ra từ số vốn tích lũy của các khoản đầu tư như trong quá khứ như máy móc, thiết bị

“Năng suất không phải là tất cả nhưng về lâu dài nó gần như là mọi thứ Khả năng của một quốc gia trong việc cải thiện mức sống của mình hầu như phụ thuộc vào khả năng tăng sản lượng của mỗi công nhân”.

Sản xuất tinh gọn

Theo Silva và cộng sự (2009), sản xuất tinh gọn là một cách tiếp cận đa chiều với nhiều phương pháp quản lý khác nhau trong một hệ thống thống nhất Mục đích của sản xuất tinh gọn là loại bỏ lãng phí thông qua việc cải tiến liên tục, đáp ứng yêu cầu sản phẩm của khách hàng

Melton (2005) cho rằng sản xuất tinh gọn là một cuộc cách mạng, nó không chỉ là sử dụng công cụ hay thay đổi một vài bước trong quy trình sản xuất mà còn là sự thay đổi hoàn toàn trong sản xuất

Như vậy, sản xuất tinh gọn là một phương pháp tập trung vào việc giảm thiểu lãng phí trong sản xuất đồng thời tối đa hóa năng suất Những thứ khách hàng không tin nó sẽ mang lại giá trị và không sẵn sàng chi trả cho nó thì đều được coi là lãng phí Sản xuất tinh gọn sẽ giúp giảm thời gian thực hiện, chi phí vận hành và giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm

2.2.2 Các nguyên tắc trong mô hình sản xuất tinh gọn

Theo Ramune Čiarniene và cộng sự (2012), năm nguyên tắc cơ bản trong mô hình sản xuất tinh gọn gồm:

Xác định khách hàng mục tiêu và giá trị của họ là điều quan trọng để hiểu nhu cầu và kỳ vọng của họ Bằng cách hiểu rõ giá trị sản phẩm theo quan điểm của khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định các hoạt động không tạo ra giá trị và các lãng phí cần loại bỏ Để xác định giá trị của khách hàng, hãy tập trung vào các câu hỏi cốt lõi: khách hàng muốn gì, họ muốn nó khi nào và như thế nào.

Lập sơ đồ chuỗi giá trị: Cần lập ra sơ đồ chuỗi giá trị để đảm bảo rằng mỗi bước đều cung cấp giá trị Sơ đồ chuỗi giá trị tập hợp các quy trình và hoạt động trên tất cả các phần của tổ chức tham gia vào việc cung cấp sản phẩm, thể hiện toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối mà mang lại giá trị cho khách hàng Tại nguyên tắc này, cần phân biệt được những hoạt động làm tăng thêm giá trị, những hoạt động không tạo nên giá trị nhưng cần thiết và những hoạt động không tạo thêm giá trị không cần thiết, cần loại bỏ

Tạo dòng chảy bằng cách loại bỏ lãng phí: dòng chảy tổ chức lại các quy trình để sản phẩm di chuyển trôi chảy thông qua các bước tạo ra giá trị Loại bỏ các lãng phí đảm bảo rằng sản phẩm đến tay khách hàng mà không bị gián đoạn, đi vòng hay chờ đợi Những hoạt động không mang lại giá trị cho khách hàng, làm tăng chi phí và giảm hiệu suất sản xuất được coi là lãng phí và cần loại bỏ

Hình 2 2: Lãng phí cần loại bỏ

Nguồn: Ramune Čiarniene và cộng sự (2012) Tạo một hệ thống kéo: Để tạo một hệ thống kéo cần hiểu được nhu cầu của khách hàng và từ đó tạo ra quy trình để đáp ứng nhu cầu này, sao cho chỉ sản xuất những gì khách hàng muốn khi khách hàng cần Thay vì đẩy sản phẩm tới tay khách hàng ta nên để khách hàng kéo “giá trị” và liên kết tất cả chuỗi sản xuất

Theo đuổi sự hoàn hảo: “Sự hoàn hảo đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cải thiện quy trình một cách hoàn hảo”.

Cân bằng chuyền

Cân bằng chuyền là quá trình phân bổ nhiệm vụ cho từng vị trí làm việc, phân công số lượng công nhân và máy móc phù hợp cho từng phân đoạn dây chuyền sản xuất Hoạt động này tập trung vào việc phân phối và định thời gian làm việc đồng đều trên dây chuyền để loại bỏ tắc nghẽn và công suất dư thừa Khi cân bằng chuyền được thực hiện hiệu quả, dây chuyền sẽ giảm được tối đa thời gian ngừng máy, luồng công việc nhịp nhàng, hạn chế được tắc nghẽn và đạt mức sử dụng năng lực sản xuất, lao động tốt.

2.3.2 Lợi ích của việc cân bằng chuyền

Cân bằng chuyền là một trong những nguyên tắc chính để đạt được hiệu quả trong quy trình sản xuất Khi các trạm hoạt động được đồng bộ hài hòa, sản phẩm được luân

15 chuyển liền mạch từ trạm này sang trạm khác Chuyền sản xuất được cân bằng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sản xuất, có thể kể đến như:

- Giảm thiểu tối đa thời gian nhàn rỗi, thời gian chờ đợi trong chuyền, từ đó gia tăng tốc độ sản xuất

- Tối ưu được năng lực sản xuất của cả máy móc cũng như nhân lực

- Thuận lợi cho việc bố trí thiết bị, nguyên vật liệu, tạo ra mô hình dòng chảy ổn định và loại bỏ các nút thắt trong sản xuất

- Giảm thiểu bán thành phẩm trên chuyền, tránh trình trạng sản xuất dư thừa, giảm thiểu chi phí tồn kho

- Tạo tính chuyên môn hóa cao cho người lao động, ổn định nguồn lực, giúp máy móc và công nhân không bị quá tải

Tóm lại, lợi ích lớn nhất cân bằng chuyền mang lại là tạo ra một dòng chảy liên tục với sự chờ đợi và sản xuất thừa ở mức thấp nhất

2.3.3 Các bước thực hiện cân bằng chuyền

Có năm nguyên tắc cơ bản để thực hiện cân bằng chuyền, bao gồm:

- Công việc có thời gian dài nhất (LTT): chọn công việc có sẵn có thời gian thực hiện dài nhất

- Công việc có thời gian ngắn nhất (STT): chọn công việc có sẵn có thời gian thực hiện ngắn nhất

- Công việc theo sau nhiều nhất (MFT): chọn công việc có sẵn mà có số lượng công việc theo sau là nhiều nhất

- Công việc theo sau ít nhất (LFT): chọn công việc có sẵn mà có số lượng công việc theo sau là ít nhất

- Công việc theo vị trí trọng số (RPW): chọn công việc có sẵn mà có tổng thời gian các công việc theo sau dài nhất Để bài toán cân bằng chuyền được thực hiện hiệu quả, mỗi bài toán cần sử dụng ít nhất 2 nguyên tắc Mỗi nguyên tắc có một cách thực hiện nhất định Tuy nhiên, tác giả sẽ giới thiệu các bước thực hiện cho một bài toán cân bằng chuyền cơ bản với các bước như sau:

Bước 1: Xác định các mối quan hệ tuần tự giữa các công việc và vẽ sơ đồ ưu tiên

Bước 2: Tính nhịp chuyền mục tiêu theo công thức: Rt = 𝑇

𝑄 Trong đó: Rt là nhịp chuyền mục tiêu

T là tổng thời gian làm việc trong ngày

Q là tổng sản phẩm sản xuất được trong ngày Bước 3: Tính số trạm làm việc tối thiểu để đảm bảo sản xuất đạt chỉ tiêu Số trạm làm việc tối thiểu sẽ được tính theo công thức sau:

𝑅 𝑡 Trong đó: Nmin là số trạm làm việc tối thiểu

∑ 𝑡 𝑖 là tổng thời gian của các bước công việc Bước 4: Lựa chọn nguyên tắc để thực hiện cân bằng chuyền

Bước 5: Tiến hành phân giao công việc Công việc được phân giao từ trạm công việc đầu tiên, phân đến khi tổng thời gian các công việc bằng với nhịp chuyền hoặc đến khi không có công việc nào có thời gian khả thi để bố trí Thực hiện lặp lại với các trạm công việc khác cho tới khi hoàn tất công việc

Bước 6: Tính nhịp chuyền thực tế sau khi cân bằng

Với Ri là thời gian ở nơi làm việc thứ i sau khi cân bằng

Bước 7: Tính thời gian nhàn rỗi và hiệu suất của chuyền

Thời gian nhàn rỗi sau khi cân bằng:

Trong trường hợp hiệu năng của dây chuyền không đạt yêu cầu cần sử dụng nguyên tắc khác và tiến hành cân bằng lại chuyền

2.3.4 Phương pháp cân bằng chuyền theo trọng số vị trí

Phương pháp cân bằng chuyền theo trọng số (RPW) được giới thiệu bởi Helgeson và Birnie (năm 1961), là một trong những phương pháp Heuristic Phương pháp này ưu tiên thời gian của phần tử công việc dài nhất, tức là chọn công việc có sẵn mà có tổng

17 thời gian các công việc theo sau dài nhất Mỗi công đoạn sẽ được gán một trọng số nhất định và trọng số này được tính toán dựa trên thời gian thực hiện và trị trí của công đoạn đó, bắt đầu từ công đoạn cần tính trọng số dọc theo sơ đồ cho đến công đoạn cuối cùng

Cụ thể các bước thực hiện của giải thuật RPW như sau:

Bước 1: Xây dựng sơ đồ ưu tiên

Bước 2: Tính trọng số cho từng công đoạn

Bước 3: Xếp các công đoạn theo thức tự giảm dần của RPW, tức là công đoạn có trọng số lớn nhất sẽ được xếp đầu tiên

Bước 4: Công đoạn bắt đầu là các công đoạn có thể thực hiện ngay mà không có bất kỳ ràng buộc nào Gán các công đoạn bắt đầu này vào danh sách chuẩn bị gán và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần của chỉ số RPW

Bước 5: Sắp xếp công đoạn có RPW lớn nhất vào trạm làm việc đầu tiên trong danh sách các trạm làm việc đang chuẩn bị gán Bước này giúp tối ưu hóa thời gian thực hiện công đoạn có RPW lớn, giúp giảm thời gian thực hiện tổng thể trên dây chuyền.

- Nếu thời gian làm việc của trạm nằm trong khoảng thời gian chu kỳ thì chuyển qua bước 7

- Nếu thời gian làm việc của trạm lớn hơn khoảng thời gian chu kỳ thì trở lại bước

6 Chọn sử dụng công đoạn có thời gian chế biến nhỏ hơn thời gian chu kỳ trong danh sách công đoạn có thể gán Nếu tất cả công đoạn có thể gán vào trạm đều dẫn đến tổng thời gian chế biến vượt quá thời gian chu kỳ, thì dừng quá trình gán công đoạn cho trạm và chuyển sang gán công đoạn cho trạm kế tiếp.

Bước 7: Cập nhật lại danh sách chuẩn bị gán:

- Xóa bỏ các công đoạn đã hoàn thành việc gán vào trạm làm việc

- Bổ sung các công đoạn thỏa mãn điều kiện ràng buộc

- Sắp xếp lại danh sách chuẩn bị gán theo thứ tự giảm dần của RPW

Các phương pháp, công cụ hỗ trợ phân tích

Biểu đồ Pareto được biết đến là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng, công cụ này hỗ trợ các nhà quản trị nghiên cứu và đưa ra chiến lược, kế hoạch cụ thể cho công ty cũng như tổ chức của mình Nguyên lý Pareto khuyên người dùng không nên đầu từ dàn trải mà phải có tập trung Tuy nhiên, cần tập trung vào đâu mới là nội dung cần lưu

18 ý nhất Chính vì vậy, việc phân cấp cụ thể thành 3 cấp A, B, C sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định dễ dàng hơn

Cụ thể trong quản lý bảo trì, theo Nguyễn Phương Quang (2016), phân tích ABC- Pareto giúp lựa chọn chế độ ưu tiên và từ đó có thể thực hiện kế hoạch bảo trì với hiệu quả cao nhất Chi tiết việc phân tích 3 nhóm A, B, C như sau:

- Nhóm A: khoảng 20% lượng hỏng, chiếm 80% chi phí bảo trì

- Nhóm B: khoảng 30% lượng hỏng hóc, chiếm 15% chi phí bảo trì

- Nhóm C: khoảng 50% lượng hỏng hóc, chiếm 5% chi phí bảo trì

Thông qua kết quả của việc phân tích ABC Pareto, nhà quản trị sẽ đưa ra được các chiến lược phù hợp nhất cho các nhóm

Đối với máy móc thiết bị nhóm A, bảo trì định kỳ là rất cần thiết để phòng ngừa sự cố Nỗ lực cải tiến liên tục và đảm bảo lưu trữ đầy đủ các phụ kiện thay thế là điều quan trọng Máy móc thiết bị nhóm B và C nên thực hiện bảo dưỡng cấp thấp hơn hoặc áp dụng bảo trì chữa cháy.

2.4.2 7 loại lãng phí trong sản xuất

- Lãng phí vận chuyển: Vận chuyển là sự di chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm… từ nơi này đến nơi khác Việc di chuyển nhiều lần có thể dẫn đến sai sót làm cho việc sử dụng mặt bằng và lao động trở nên kém hiệu quả Hoạt động vận chuyển không mang lại giá trị cho sản phẩm, tốn rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp

- Lãng phí tồn kho: Lãng phí tồn kho là do việc lưu trữ nguyên vật liệu, thành phẩm quá mức cần thiết Tồn kho đòi hỏi doanh nghiệp chi trả rất nhiều chi phí, bao gồm không gian lưu trữ, nhân công, chi phí bảo quản, đóng gói và vận chuyển Mỗi sản phẩm được gắn với nguyên liệu thô, sản phẩm dang dở hay thành phẩm đều có chi phí cho đến khi được bán Ngoài ra, một số mặt hàng/ nguyên vật liệu chất lượng sẽ bị ảnh hưởng nếu việc tồn kho kéo dài

- Lãng phí thao tác thừa: Động tác thừa là những hành động thừa trong thao tác, do chưa quen công việc hoặc mất thời gian tìm kiếm các vật dụng, làm chậm tiến độ sản xuất Những hành động lãng phí này sẽ gây hao phí thời gian (tiền bạc) và gây căng thẳng cho nhân viên và máy móc

- Lãng phí chờ đợi: Lãng phí chờ đợi xảy ra khá nhiều trong quá trình sản xuất Chẳng hạn như chờ nguyên vật liệu, chờ hàng, chờ máy móc được sửa chữa hay chờ phản hồi từ bộ phận khác…Lãng phí chờ đợi làm gián đoạn dòng chảy, tắc nghẽn quy trình, gây tốn thời gian cũng như phát sinh nhiều chi phí khác

- Lãng phí sản xuất thừa: Việc sản xuất quá mức so với nhu cầu của khách hàng, sản xuất quá nhiều hoặc quá sớm được coi là sản xuất thừa Đây là lãng phí nghiêm trọng nhất trong 7 lãng phí Việc sản xuất thừa dẫn đến mức tồn kho cao và có thể thua lỗ khi bán ở mức giá thấp

- Lãng phí gia công thừa: là khi sử dụng các kỹ thuật không phù hợp, thiết bị quá khổ, làm việc với dung sai quá chặt chẽ, thành phẩm sai thiết kế, thực hiện các quy trình không đúng yêu cầu khách hàng…Loại lãng phí này khá khó phát hiện trong hoạt động sản xuất

- Lãng phí khuyết tật: được coi là loại lãng phí rõ ràng nhất trong 7 lãng phí, mặc dù không phải lúc nào cũng dễ phát hiện nhất trước khi đến tay khách hàng Nguyên nhân gây ra có thể do quy trình sản xuất, do người lao động, máy móc, thiết bị hoặc nguyên vật liệu đầu vào…Những lỗi về chất lượng này khiến doanh nghiệp phải trả giá rất đắt

Theo Nancy R Tague (2023) lưu đồ là một bức tranh về các bước riêng biệt trong một quy trình theo thứ tự tuần tự Các yếu tố có thể được bao gồm: chuỗi các hành động, vật liệu hoặc dịch vụ đi vào hoặc rời khỏi quy trình (đầu vào và đầu ra), quyết định cần phải được đưa ra, những người tham gia, thời gian mất ở mỗi bước, hoặc các đo lường về quy trình Các quy trình được mô tả có thể là bất cứ điều gì: một quy trình sản xuất, một quy trình quản lý hoặc dịch vụ, một kế hoạch dự án

Các thành phần của sơ đồ luồng được biểu thị bằng các hình dạng khác nhau và tuân theo các quy ước nhất định Trong đó, mũi tên biểu thị hướng di chuyển của quá trình và kết nối giữa các thành phần.

- Bắt đầu: Điểm bắt đầu được thể hiện bằng hình oval là điểm vào của quá trình và mỗi sơ đồ đều bắt đầu bằng một điểm này Mỗi sơ đồ chỉ cho phép một lần bắt đầu

- Kết thúc: Sự kết thúc đánh dấu sự hoàn thành của một quá trình, đây là đỉnh điểm ở phần cuối mà một sơ đồ đạt đến Tương tự như điểm bắt đầu, điểm kết thúc được thể hiện bằng hình oval và mỗi sơ đồ chỉ có một điểm kết thúc

- Các bước xử lý: Mỗi bước quy trình sẽ là một quy trình con cụ thể và mức độ chi tiết của các bước sẽ được lựa chọn một cách tự do Các bước xử lý được thể hiện bằng các hình chữ nhật

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI BỘ PHẬN IN CÔNG TY TNHH BAO BÌ THỬ QUANG

Thông tin sản phẩm và quy trình sản xuất

3.1.1 Tổng quan về sản phẩm thùng carton A1

Công ty Bao bì Thử Quang chuyên sản xuất sản phẩm theo dạng MTO, tức là theo đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng Sản phẩm chủ đạo của công ty là thùng carton A1 năm lớp với nhiều kích thước khác nhau Thùng được in ấn logo, thông tin sản phẩm để tăng nhận diện thương hiệu Nhờ cấu tạo bìa carton năm lớp, thùng có khả năng chịu lực cao, bảo vệ hàng hóa khỏi va đập trong quá trình vận chuyển Thêm vào đó, mỗi thùng đều kèm theo bộ tấm lót để ngăn cách các sản phẩm bên trong.

Nguồn: bộ phận thiết kế

Cấu trúc thùng thùng carton loại A1 bao gồm các thành phần cơ bản: phần thân, đáy thùng, nắp thùng và một phần cánh có chiều rộng 35mm Kích thước chi tiết của thùng sẽ được thiết kế theo yêu cầu cụ thể của khách hàng Nắp thùng được xác định theo quy cách bằng một phần hai chiều rộng và cộng thêm 3cm (trường hợp chiều rộng là số chẵn) hoặc 2.5cm (trường hợp chiều rộng là số lẻ) Phần cánh của thùng được thiết kế để kết nối hai đầu của thùng một cách chặt chẽ Cánh có chiều rộng 35mm và có được gắn kết bằng cách dán keo hoặc đóng đinh, tùy thuộc vào quy trình sản xuất cụ thể và yêu cầu của khách hàng Phần này giúp đảm bảo tính cứng cáp và độ bền của thùng

3.1.2 Mô tả quy trình in Để sản xuất một thùng carton hoàn chỉnh, quy trình sản xuất cần phải trải qua nhiều bước khác nhau Quy trình sản xuất được bắt đầu từ đơn hàng của khách hàng và được điều phối bởi các bộ phận khác nhau trong công ty Đầu tiên là việc tiếp nhận đơn đặt hàng từ phía khách hàng, được thực hiện bởi bộ phận kinh doanh Sau đó, đơn đặt hàng sẽ được phân bổ xuống bộ phận thiết kế Bộ phận thiết kế sẽ là bộ phận tiếp nhận đơn hàng trước bộ phận kế hoạch, vì nếu bản vẽ mẫu từ bộ phận thiết kế chưa được phê duyệt bởi khách hàng thì hoạt động sản xuất không thể diễn ra Khi đã nhận được sự phê duyệt từ phía khách hàng, đơn đặt hàng sẽ được phân bổ xuống bộ phận kế hoạch Tại bộ phận này, kế hoạch sẽ được lập dựa vào 4M (Man, Machine, Methods, Materials) và được phân bổ xuống bộ phận sản xuất Từ đây, kế hoạch sản xuất sẽ được phân chia cụ thể hơn cho các bộ phận cấp dưới Một trong những bộ phận đó là bộ phận in, chịu trách nhiệm cho việc in ấn trên bề mặt thùng carton Đây là công đoạn đầu tiên và được coi là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất thùng carton Dưới đây là chi tiết cho quá trình in trên sản phẩm thùng carton A1:

Bước đầu tiên trong quy trình in thùng carton A1 bắt đầu khi bộ phận in tiếp nhận kế hoạch in từ bộ phận kế hoạch cùng với bản vẽ mẫu được xác nhận bởi khách hàng từ bộ phận thiết kế Kế hoạch sản xuất sẽ cung cấp các thông tin về quy cách vật liệu cho quá trình chuẩn bị và bản vẽ hỗ trợ cho việc kiểm tra bảng in cũng như giúp người CN dán bảng in một cách chính xác Khi kế hoạch đã sẵn sàng, bộ phận in bắt đầu chuẩn bị cho quá trình in

Công tác chuẩn bị bắt đầu gồm nhiều bước quan trọng Đầu tiên là hoạt động pha mực in, trong đó việc lựa chọn màu mực phải tuân thủ yêu cầu của khách hàng, sau đó mực được định lượng và chiết ra thùng chứa Mực in được pha theo tỷ lệ chuẩn để đảm bảo màu sắc đồng nhất trên sản phẩm in Sau khi mực in đã sẵn sàng, bộ phận in tiếp tục việc chuẩn bị bằng việc tiếp nhận và kiểm tra bảng in từ bộ phận khắc bảng Việc kiểm tra này đảm bảo rằng bảng in không có lỗi hoặc thiếu sót trước khi áp dụng lên sản phẩm Khi quá trình chuẩn bị hoàn tất, quy trình in sẽ được thực hiện Quy trình bao gồm nhiều bước cụ thể trong lưu đồ sau:

Hình 3 2: Quy trình in thùng carton

Nguồn: bộ phận sản xuất

Quy trình in ấn bắt đầu khi các nguyên vật liệu đã được chuẩn bị đầy đủ Nguyên vật liệu cần thiết bao gồm: mực in, bìa carton chất lượng cao, các tấm bản in sắc nét, tem nhãn mã vạch và keo dán chuyên dụng.

- Cán sóng bìa carton (nếu cần): Bìa carton được nhập về thường đã qua quá trình cán sóng Tuy nhiên, trong trường hợp quy cách bìa đặc biệt, số lượng nhập về không đủ lô thì bìa sẽ không được cán sóng Chính vì vậy, trước khi tiến hành sản xuất, phải kiểm tra xem bìa nguyên liệu của mã sản phẩm đang sản xuất đã được cán sóng chưa Nếu đã cán sóng thì sẽ chuyển qua công đoạn tiếp theo Trong trường hợp bìa chưa được cán sóng thì CN sẽ thực hiện cán sóng bằng máy dập (cán sóng) Bước này nhằm mục đích tạo ra nếp gấp thuận tiện cho việc gấp nắp thùng

- Dán bảng in: sau khi nhận được bảng in từ bộ phận khắc bảng và bản vẽ thiết kế từ bộ phận thiết kế, CN sẽ tiến hành dán bảng in lên trục in Bảng in được dán lên trục bằng chất kết dính Dog X-66 Để dán bảng đúng vị trí in, CN phải thực hiện tính quy cách ngoài của sản phẩm cần in, quy cách ngoài được tính theo

24 công thức: chiều dài cộng 5cm, chiều rộng cộng 5cm và chiều cao cộng 10cm, tức là từ kích thước khách hàng yêu cầu thì cần phải cộng thêm, việc cộng thêm nhằm mục đích bù đắp cho các nếp gấp nắp thùng, đáy thùng Từ kích thước mới của quy cách ngoài, người CN sẽ căn chỉnh để dán bảng ở vị trí chuẩn nhất Vị trí các bảng in này sẽ dán dựa theo bản vẽ thiết kế có xác nhận từ khách hàng

Hình 3 3: Mẫu bảng in và bản vẽ mẫu

Nguồn: bộ phận sản xuất

Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, nhà in sẽ tiến hành in thử trên một số tấm bìa để đảm bảo thông tin được in đầy đủ, đúng vị trí trên bề mặt thùng và màu mực đạt yêu cầu chất lượng.

- Kiểm tra: việc in thử sẽ được kiểm tra kỹ càng, nếu kết quả đạt yêu cầu, CN sẽ thực hiện in hàng loạt Tuy nhiên, nếu có bất kỳ sai sót nào trong quá trình in thử,

CN sẽ có hành động chỉnh sửa tương ứng và thực hiện chạy thử lại cho đến khi đạt yêu cầu

- In hàng loạt: kết quả quá trình in thử đã đạt yêu cầu thì việc in sẽ được thực hiện liên tục Quá trình này được thực hiện bởi 2 CN Một CN phụ trách cung cấp bìa vào máy in và CN còn lại sẽ lấy sản phẩm in và sắp xếp lên xe đẩy để chuyển sang công đoạn tiếp theo Đồng thời, một nhân viên QC theo sát và kiểm tra sản phẩm để đảm bảo chất lượng

Quá trình in sẽ được thực hiện liên tục với việc thực hiện kiểm tra và giám sát thường xuyên Trong suốt quá trình in, có những lần dừng máy xảy ra nhằm mục đích kiểm tra lại bảng in, đảm bảo bảng còn chắc chắn, không bị rơi rớt Ngoài việc kiểm tra bảng in, mực in cũng được kiểm tra để đảm bảo màu mực luôn duy trì ổn định, không bị biến đổi trong suốt quá trình

Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất tại khâu in

3.2.1 Công tác lập kế hoạch sản xuất

Với đặc thù sản xuất theo đơn đặt hàng, hoạt động sản xuất của công ty luôn phải tuân thủ tiến độ yêu cầu từ khách hàng Để đáp ứng được điều này, việc lập kế hoạch sản xuất chính là hoạt động không thể thiếu Bộ phận kế hoạch sản xuất đóng vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm chính cho hoạt động này Bộ phận kế hoạch không chỉ đảm bảo sản xuất diễn ra đúng kế hoạch và theo yêu cầu về mặt thời gian mà còn đảm bảo nguồn lực, nguyên vật liệu và lao động tối ưu hóa Sau đây là mô hình tổ chức của bộ phận quản lý kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH Bao bì Thử Quang:

Hình 3 4: Sơ đồ tổ chức bộ phận KHSX

Nguồn: bộ phận nhân sự

Bộ phận kế hoạch sản xuất được quản lý bởi trưởng phòng sản xuất – vị trí cao nhất của bộ phận sản xuất Sau khi bộ phận kinh doanh phân bổ đơn hàng xuống bộ phận sản xuất, trưởng bộ phận sản xuất sẽ chịu trách nhiệm về việc giao phó các thông tin đơn hàng cho bộ phận KHSX Từ đó, trưởng bộ phận KHSX sẽ phân phối công việc cho nhân viên trong bộ phận của mình Các công việc sẽ được phân bổ xuống ba nhóm: nhóm KHSX lót, nhóm KHSX thùng và nhóm KH NVL Việc sản xuất thùng và tấm lót là hai quy trình riêng biệt, chính vì vậy kế hoạch sản xuất cũng được lập riêng

Theo nguyên tắc EDD (Earlier Due Date), đơn hàng có thời hạn giao sớm nhất sẽ được ưu tiên sản xuất Để lập kế hoạch theo nguyên tắc này, nhân viên kế hoạch cần xác định thời hạn giao hàng cho từng đơn hàng, sau đó sắp xếp các đơn hàng theo thứ tự thời hạn giao hàng, ưu tiên sản xuất những đơn hàng có thời hạn sớm hơn.

26 nhất để ưu tiên cao hơn Khi đã xác định được thứ tự của các đơn hàng, bộ phận KHSX sẽ đánh giá khả năng sản xuất của nhà máy, bao gồm sức chứa của máy móc, nhân công và nguyên vật liệu Điều này sẽ giúp xác định liệu tình hình hiện tại có đáp ứng được đơn đặt hàng hay không Từ đó sẽ xác định thời gian cần thiết và có những điều chỉnh lịch trình để đáp ứng được các đơn hàng

Lập kế hoạch theo nguyên tắc EDD sẽ đảm bảo các sản phẩm được sản xuất và giao hàng đúng thời hạn nhất, giúp tối ưu sự hài lòng của khách hàng Tuy nhiên lên kế hoạch theo nguyên tắc này sẽ đòi hỏi sử dụng nhiều tài nguyên hơn về cả nhân lực và vật lực như làm ngoài giờ và nguyên vật liệu dự trữ

Chính vì vậy, khi lên kế hoạch sản xuất, việc đảm bảo đầu vào được đồng bộ hóa, bao gồm vật tư và máy móc thiết bị là bước quan trọng đầu Việc này bắt đầu bằng việc xác định và kiểm tra các tài nguyên sẵn có, nhằm xác định khả năng sản xuất và đánh giá cụ thể về những tài nguyên cần được tăng cường Dựa trên kế hoạch sản xuất cụ thể và những tài nguyên sẵn có, kế hoạch nguyên vật liệu sẽ được lập ra và từ kế họach này bộ phận thu mua sẽ liên hệ với nhà cung cấp, thông báo cho nhà cung cấp về nhu cầu và lịch trình cung ứng nguyên vật liệu, đảm bảo nguyên vật liệu sẽ sẵn sàng đúng lúc Bên cạnh đó, công tác kiểm tra kỹ thuật máy móc cũng được triển khai thực hiện đảm bảo chúng hoạt động một cách hiệu quả Máy móc được kiểm tra về tình trạng hoạt động và cả sự sẵn có, đảm bảo sẵn máy cho việc sản xuất theo kế hoạch Mặc dù vật tư và máy móc thiết bị đã được đồng bộ hóa từ đầu nhưng không thể tránh khỏi những rủi ro Công ty đã gặp trường hợp nguyên vật liệu không được giao đúng lịch trình, việc chậm trễ này thường xảy ra với số lượng ít bìa vật liệu, các loại bìa này có đặc điểm là số lượng ít, kích thước không theo khuôn khổ tiêu chuẩn, chính vì số lượng ít nên tình trạng này không ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ sản xuất Nhưng trong trường hợp số lượng vật tư trễ lớn, công ty cần có các biện pháp phù hợp để tránh gây gián đoạn tiến độ sản xuất

Sau khi đã đồng bộ hóa đầu vào, quá trình lập kế hoạch sản xuất và triển khai sẽ bắt đầu Một đơn đặt hàng thường bao gồm nhiều mã sản phẩm khác nhau, mỗi mã sản phẩm đi kèm với quy cách riêng và có thời gian giao hàng khác nhau Chính vì đặc điểm này mà kế hoạch được lập theo PO, với mỗi PO tương ứng với một bảng kế hoạch

27 riêng biệt Trong bảng kế hoạch này sẽ chứa các thông tin chi tiết như:

- Chi tiết về nguyên vật liệu sử dụng

- Thông tin về PO cụ thể

- Ngày sản xuất dự kiến

- Mã in (nếu áp dụng)

Bảng 3 1: Kế hoạch sản xuất một số sản phẩm PO8140 tại Máy in số

Tên sp Mã thành phẩm

Kế hoạch sản xuất Mã in

Nguồn: bộ phận kế hoạch

Các mã sản phẩm được phân chia sản xuất cho các máy tương ứng và việc phân chia này sẽ dựa trên thế mạnh và kinh nghiệm của CN, CN có ưu thế về loại sản phẩm

Các máy in sẽ được phân công các sản phẩm khác nhau dựa trên mức độ phức tạp của chi tiết in, tối ưu hóa hiệu suất và nâng cao tay nghề của nhân viên Trong trường hợp máy in gặp sự cố, bộ phận KHSX có kế hoạch dự phòng, chẳng hạn như mượn máy in từ các đơn hàng ít quan trọng hơn để đảm bảo tiến độ giao hàng.

Công tác lập kế hoạch tại bộ phận KHSX được phân chia khoa học theo cấp độ, từng mảng hoạt động giúp cụ thể hóa và chuyên môn hóa nhiệm vụ từng nhân viên Nguyên tắc lập kế hoạch theo EDD đảm bảo tiến độ giao hàng Kế hoạch sản xuất theo từng PO giúp quản lý và theo dõi từng đơn hàng hiệu quả, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng về thời gian và chất lượng sản phẩm.

3.2.2 Hiện trạng mặt bằng nhà xưởng

Mặt bằng nhà xưởng giữ một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Một mặt bằng được bố trí hợp sẽ góp phần tăng hiệu suất sản xuất cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Mặt bằng không chỉ phải đảm bảo đủ lớn và có cấu trúc phù hợp mà còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường Điều này bao gồm việc đảm bảo sự an toàn cho nhân viên và tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường Một thiết kế tối ưu có thể giảm thời gian di chuyển, tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng năng suất

Hiện tại, mặt bằng nhà xưởng Bao bì Thử Quang được bố trí trong khuôn viên 3600m 2 , mặt bằng khá rộng so với quy mô sản xuất Dưới đây là mô tả về mặt bằng nhà xưởng hiện tại:

Hình 3 5: Mặt bằng nhà xưởng

Nguồn: tác giả tổng hợp

Nhà xưởng được phân chia thành các khu vực chuyên dụng: văn phòng, lưu trữ nguyên vật liệu, in ấn, dập, đóng đinh, dán keo, kho thành phẩm, bán thành phẩm, khắc bảng, bảng in, xé tấm lót Bố trí mặt bằng hợp lý thuận tiện cho di chuyển và sản xuất với khu lưu trữ bìa đặt đầu xưởng, cạnh khu in ấn là máy cán sóng, các máy in sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 5 thuận lợi cho quy trình sản xuất Cửa ra vào gần văn phòng kho và kho thành phẩm giúp xuất hàng thuận lợi, cửa ra vào khác ở khu xé lót phục vụ xuất phế liệu Kho thành phẩm chia thành hai phần cho thùng và lót rút ngắn thời gian xuất nhập kho.

Hình 3 6: Dòng chảy sản xuất và khoảng cách giữa các khu vực

Nguồn: tác giả tổng hợp

Bên cạnh những sự bố trí hợp lý vẫn tồn tại một số vấn đề trong bố trí mặt bằng cần được cải thiện để giảm lãng phí trong việc di chuyển, vận chuyển cũng như sản xuất Đầu tiên, in ấn và khắc bảng là hai hoạt động liên quan chặt chẽ với nhau, khắc bảng cung cấp bảng và mã vạch cho hoạt động in ấn, nhưng khu in ấn và khắc bảng lại được đặt ở hai đầu xưởng Việc này đã làm tăng đáng kể thời gian di chuyển của nhân viên khắc bảng khi cung cấp bảng cho nhân viên in ấn Hơn nữa, kệ lưu trữ bảng không được đặt gần phòng khắc bảng, khiến việc lấy và cất bảng trở nên không hiệu quả Ngoài ra, khu vực dập lót và khu xé lót cũng xa nhau quá nhiều khiến thời gian vận chuyển cũng vì vậy mà tăng

Nhận xét: Nhìn chung mặt bằng nhà xưởng hiện tại đã đáp ứng được những nguyên tắc cơ bản trong bố trí mặt bằng Điều này được thể hiện qua việc mặt bằng đảm bảo được an toàn cho hoạt động của người lao động, một số bố trí đã đảm bảo tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất, tận dụng hợp lý không gian Tuy nhiên những bố trí chưa hợp lý còn tồn tại nhiều Những sự sắp xếp, bố trí này đã dẫn đến tăng thời gian và khó khăn trong quá trình vận chuyển Vì vậy, mặt bằng nhà xưởng hiện tại cần được xem xét và điều chỉnh để tối ưu hóa vận chuyển và làm cho quá trình hoạt động trong nhà xưởng trở nên hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu lãng pgis và tối ưu hóa sử dụng không gian

3.2.3 Đánh giá hoạt động hoạch định nhu cầu

3.2.3.1 So sánh KHSX với kết quả đạt được

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại khâu in

Nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất Chất lượng nguyên vật liệu chính là chất lượng sản phẩm cuối cùng, nếu nguyên vật liệu

37 không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng thì sản phẩm cuối cùng cũng sẽ trở nên kém chất lượng Việc quản lý nguyên vật liệu đầu vào hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được lãng phí cũng như chi phí

Nguyên vật liệu đầu vào không đúng như yêu cầu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trên toàn bộ dây chuyền, ảnh hưởng hiệu suất và tiến độ sản xuất Nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng có thể gây gián đoạn quá trình sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giao hàng Đặc biệt khi các lỗi của nguyên vật liệu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến lỗi sản phẩm hoặc sản phẩm không đạt yêu cầu và việc giao hàng các sản phẩm này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng Công ty có thể nhận được phản hồi không tốt, mất uy tín và thậm chí mất luôn khách hàng nếu tình trạng này xảy ra quá nhiều lần

Nhận thức về tầm quan trọng của nguyên vật liệu đầu vào, Bao bì Thử Quang luôn đặt sự cẩn trọng lên hàng đầu trong việc lựa chọn nhà cung cấp và kiểm tra kỹ nguyên vật liệu, đảm bảo đủ số lượng cũng như chất lượng Để đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào, Bao bì Thử Quang đã thiết lập các tiêu chí để đánh giá để hỗ trợ nhân viên QC kiểm tra chất lượng tốt hơn trước khi nhập kho Bìa nguyên liệu sẽ được kiểm tra về loại bìa, độ dày bìa, form bìa, số lượng, quy cách…Ngoài ra, với tư cách là một công ty đạt chứng nhận FSC-CoC, Bao bì Thử Quang đặc biệt quan trọng về tiêu chuẩn bìa carton và thiết lập những yêu cầu cao trong việc chọn nhà cung cấp cho loại nguyên liệu này Mực nguyên liệu sẽ được kiểm tra về màu, độ đậm đặc Đối với màu mực mới, nhà cung cấp sẽ pha theo yêu cầu, sau quá trình thử nghiệm nếu màu sắc đạt yêu cầu thì màu sẽ được chọn Trong trường hợp không đạt, nhà cung cấp sẽ thực hiện pha lại màu đó Quá trình kiểm tra nguyên vật liệu được thực hiện với mức độ nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng cao Để việc kiểm tra nguyên vật liệu được thực hiện dễ dàng hơn, việc lựa chọn những nhà cung cấp đáng tin cậy ban đầu là rất quan trọng Chọn ra được nhà cung cấp phù hợp là một quá trình quan trọng và cần thời gian để nghiên cứu cẩn thận Với uy tín và khả năng đáp ứng các yêu cầu của Bao bì Thử Quang, công ty TNHH Hua Tsai và công ty Hán Nghiệp đã trở thành các nhà cung ứng cho Bao bì Thử Quang Trong những năm hợp tác làm việc, hai nhà cung cấp này đã thực hiện tốt việc cung ứng cho công ty, hàng

Mặc dù 38 luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu, nhưng vẫn có một số trường hợp chậm trễ trong việc cung cấp hàng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất Cụ thể, tình trạng chậm trễ cung ứng nguyên liệu, đặc biệt là bìa nguyên liệu, đã diễn ra trong 4 tháng, theo số liệu thể hiện trong biểu đồ.

Hình 3 8: Biểu đồ tỷ lệ cung ứng bìa nguyên liệu của công ty TNHH Hán Nghiệp

Nguồn: bộ phận thu mua

Tỷ lệ giao hàng bìa nguyên liệu của công ty TNHH Hán Nghiệp (05/2023 – 08/2023) được thể hiện trên biểu đồ hình 2.8 Theo kết quả thống kê ta thấy tỷ lệ giao hàng trễ hạn chiếm khá thấp, chỉ khoảng 1.2% Tuy không tỷ lệ cung ứng trễ hạn chỉ chiếm một phần khá nhỏ nhưng tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây ảnh hưởng cho quá trình sản xuất cũng như tiến độ giao hàng

Con người là yếu tố trung tâm trong quá trình sản xuất, đóng vai trò chủ đạo trong việc kết hợp hiệu quả các yếu tố cấu thành khác Việc phân công công việc phù hợp với thế mạnh và khả năng của từng cá nhân giúp tối ưu hóa hiệu suất, tăng năng suất và giảm tỉ lệ sản phẩm lỗi Từ đó, việc sử dụng nguồn nhân lực được tối ưu hóa, mang lại hiệu quả cao hơn.

Tỷ lệ cung ứng bìa nguyên liệu Đúng hạn Trễ hạn

Bảng 3 5: Thống kê thâm niên lao động

Bộ phận in Tổng Thâm niên làm việc

2 năm

Nguồn: bộ phận sản xuất

Tại bộ phận in, với năm máy in lụa sẽ tương ứng với 10 công nhân đứng máy và một trưởng bộ phận chịu trách nhiệm quản lý Mỗi máy in sẽ được phụ trách bởi một máy trưởng và một phụ máy để đảm bảo hoạt động suôn sẻ Tính chất của hoạt động in chủ yếu là sử dụng máy móc, nhưng để vận hành máy móc một cách hiệu quả thì cần phải có sự tham gia của các con người Vì vậy tất cả các CN đứng máy đều được đào tạo kỹ càng về cách vận hành và hiểu rõ nguyên lý hoạt động của một máy in Tuy nhiên, theo số liệu thống kê thâm niên lao động tại bộ phận này, có đến 45% số CN dưới một năm hoạt động và đa số trong số lao động này đều những lao động trẻ, có khả năng học hỏi nhanh nhưng làm việc chưa đủ sự cẩn thận trong các thao tác Nhóm lao động 1-2 năm chiếm 18.18% và nhóm lao động có thâm niên tay nghề cao - nhóm lực lượng nòng cốt của công ty chiếm một tỷ lệ cao nhất với 36.36% Hai nhóm lao động này CN làm việc đã đủ lâu để quen với thao tác cũng như cách vận hành máy móc Nhìn chung, lao động tại bộ phận in đang ổn định, không quá nhiều CN mới Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một thực trạng đáng chú ý, đó là hầu hết các CN mới đều là các

CN trẻ tuổi và không ổn định trong công việc Các CN này thường chỉ làm việc trong khoảng thời gian ngắn (khoảng dưới 6 tháng) và sau đó nghỉ việc, ngay sau khi họ đã bắt đầu quen với công việc Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất sản xuất cũng như gây khó khăn trong đào tạo Thực trạng này đã dẫn đến việc luôn có một nhóm lao động chưa đủ chuẩn hóa thao tác và tỷ lệ lỗi sản phẩm cũng do đó mà tăng lên Tác giả đã thu thập dữ liệu tỷ lệ lỗi sản phẩm thùng carton A1 tại bộ phận in trong bảng dữ liệu cụ thể

Bảng 3 6: Tỷ lệ lỗi thùng carton A1 do tay nghề của CN

Tỷ lệ Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8

Tỷ lệ sản phẩm lỗi (%) 2.73% 2.85% 2.44% 2.36%

Tỷ lệ sản phẩm đạt (%) 97.27% 97.15% 97.56% 97.64%

Số liệu được thu thập từ bộ phận in trong khoảng thời gian 4 tháng từ tháng 5 đến hết tháng 8 Theo bảng thống kê, tỷ lệ lỗi cao nhất đã được ghi nhận vào tháng 6, đạt mức 2.85% Đa số các lỗi xuất hiện tại công đoạn dán bảng in và mã vạch Sự thiếu sót trong việc kiểm tra kỹ các bảng in và mã vạch trước khi dán lên trục in đã dẫn đến việc in sai nội dung trên một loạt các sản phẩm Những thao tác chưa chuẩn của CN đã ảnh hưởng đến thông tin in ấn và trong một số trường hợp không thể sửa chữa hay thương lượng với khách hàng, lô hàng phải báo phế, gây ra rất nhiều thiệt hại cho công ty Bên cạnh những lao động trực tiếp, nhóm lao động gián tiếp cũng có những tác động nhất định đến hiệu quả sản xuất Không tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm, nhưng nhóm này có vai trò hỗ trợ, quản lý và duy trì quy trình sản xuất Nhóm quản lý lãnh đạo đảm bảo quy trình sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả và hiệu suất cao Nhóm kỹ thuật và kỹ sự cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức chuyên môn để giải quyết vấn đề kỹ thuật, cải tiến quy trình Nhóm quản lý chuỗi cung ứng cung cấp nguyên vật liệu và phụ tùng từ các nhà cung cấp đến dây chuyền sản xuất Nhóm quản lý chất lượng đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng đặt ra

Nhóm lao động trực tiếp hay gián tiếp đều có những tác động nhất định đến hiệu quả sản xuất Để đạt được mục tiêu sản xuất, cần có sự cộng tác và tương tác hiệu quả giữa những nhóm này

Hoạt động sản xuất của bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải phụ thuộc vào nguồn lực, bao gồm cả nhân lực và vật lực Mặc dù vai trò của nhân lực là quan trọng nhất nhưng không thể bỏ qua vai trò của vật lực Máy móc thiết bị đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hiện đại Máy móc góp phần nâng cao hiệu suất sản xuất, chất lượng

41 và độ chính xác của sản phẩm đồng thời giúp giảm thiểu sai sót trong sản xuất, trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người Ngày càng nhiều công việc trước đây do con người thực hiện đã được thay thế bằng máy móc, vì vậy hoạt động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào máy móc.Khi máy móc gặp sự cố hoặc cần thời gian sửa chữa, quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn và tiến độ sản xuất sẽ bị chậm lại Để đảm bảo máy móc hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và bền bỉ, hoạt động bảo trì cần được quan tâm đặc biệt Máy móc, thiết bị cần được kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu của hỏng hóc hoặc sự mòn Ngoài ra, các hoạt động bảo dưỡng cũng cần được thực hiện định kỳ, bao gồm việc thay dầu, vệ sinh và bảo dưỡng các phần cơ khí của máy móc Các hoạt động này có thể được thực hiện theo lịch trình hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng Việc sửa chữa cần được thực hiện ngay lập tức để khắc phục vấn đề khi nó mới xuất hiện Đồng thời, việc mở rộng tuổi thọ của máy móc, đào tạo nhân viên về cách sử dụng, bảo trì máy và lập kế hoạch bảo trì cũng rất quan trọng Các hoạt động kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng định kỳ được thực hiện bởi các CN phụ trách của các máy thực hiện Các hoạt động sửa chữa cũng như đào tạo nhân viên cách sử dụng và bảo trì được thực hiện bởi bên thứ ba Bộ phận bảo trì của công ty chưa được phát triển, dẫn đến việc hoạt động bảo trì chưa được thực hiện tốt, còn nhiều rủi ro và chưa linh hoạt Hơn nữa, hoạt động bảo trì chưa được tích hợp vào kế hoạch sản xuất một cách hiệu quả Do đó, việc bảo trì có thể sẽ ảnh hưởng tiến độ sản xuất và vì vậy mà thời gian bảo trì cũng ít đi Mặc dù vậy, hiện tại máy móc tại bộ phận in cũng như toàn xưởng vẫn đang hoạt động ở mức ổn định

Hình 3 9: Tình trạng máy in ở phân xưởng

Nguồn: tác giả tổng hợp

Tình trạng các máy in

Tại bộ phận in, hiện tại đang có 5 máy in lụa đang hoạt động, trong đó có 2 máy in lụa một màu và 3 máy in lụa nhiều màu Máy móc thiết bị ở bộ phận in có thời gian hoạt động dao động từ 4-15 năm nên khấu hao tài sản, trang thiết bị đang ở mức khá cao Hoạt động vệ sinh máy móc thường được CN thực hiện trong khoảng 5 phút trước và sau mỗi ca làm việc Tuy nhiên, những hoạt động này cũng chỉ đơn thuần là những công việc cơ bản trong công tác bảo trì, trong khi các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng cần được thực hiện một cách tốt hơn

Nhìn chung, công tác bảo trì tại in bộ cũng như toàn phân xưởng hiện đang ở mức tương đối Việc phát hiện sự bất thường của máy móc chưa diễn ra một cách nhanh chóng và công tác xử lý sự cố chưa được chủ động và kịp thời Dưới đây là dữ liệu về những lần dừng máy tại bộ phận in trong tháng 8:

Bảng 3 7: Số lần dừng máy của bộ phận in trong tháng 8

STT Tên máy Số lần dừng máy Thời gian dừng máy (phút)

Đánh giá

Trong thời gian nghiên cứu tại doanh nghiệp, tác giả đã có cơ hội quan sát và trải nghiệm quy trình sản xuất tại đây Tác giả nhận thấy hoạt động sản xuất được thực hiện tốt với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban và công ty luôn không ngừng đổi

44 mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng Cụ thể tác giả nêu một số ưu điểm như sau:

Triển khai 7S: công ty sử dụng phương pháp 7S, bao gồm: sàng lọc (seri), sắp xếp (seiton), sạch sẽ (seiso), săn sóc (seiketsu), sẵn sàng (shitsuke), an toàn (safety) và tiết kiệm (saving) Là phương pháp được triển khai xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty, 7S giúp tăng hiệu suất sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí, tăng an toàn lao động và tạo một môi trường làm việc tốt cho nhân viên Với mục tiêu hoạt động dài hạn “5 Không”, bao gồm: thời gian tìm kiếm bằng Không, sản phẩm lỗi bằng Không, lãng phí bằng Không, độ trễ bằng Không, Không tai nạn 7S được triển khai thực hiện dưới các hoạt động cơ bản và trở thành một phần không thể thiếu trong công ty Hoạt động vệ sinh trước khi vào ca làm việc luôn được duy trì thực hiện hàng ngày và trở thành một thói quen của toàn bộ nhân viên Không gian làm việc sẽ được vệ sinh sạch sẽ, những vật dụng cần dùng, thường xuyên được sử dụng sẽ được sắp xếp ở những nơi dễ thấy, dễ lấy và dễ trả lại, những vật dụng ít sử dụng sẽ để ở các vị trí khuất hơn và các vật dùng không cần thiết, không sử dụng nữa sẽ được vứt bỏ hoặc xử lý Để tạo một môi trường làm việc an toàn và giảm các sự cố máy móc, các máy móc, thiết bị sẽ thường xuyên được lau dọn, kiểm tra và bảo quản kỹ càng

Trình độ chuyên môn hóa: trình độ chuyên môn hóa tại mỗi vị trí trong quy trình khá cao Mỗi CN đảm nhận một nhiệm vụ cố định dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm Cộng thêm tính chất sản xuất liên tục và lặp lại nên công nhân sẽ nhanh quen việc giúp nâng cao chất lượng công việc, tăng hiệu suất và giảm thiểu lỗi sản phẩm Tuy nhiên sự chuyên môn hóa sẽ khiến CN mất đi cơ hội học hỏi và trải nghiệm các công việc khác

Sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc: các bộ phận trong công ty và các CN trong cùng một bộ phận luôn hỗ trợ và phối hợp với nhau để đạt được mục tiêu chung Định rõ quy trình làm việc và luồng công việc giữa các bộ phận cũng như các CN để giảm sự nhầm lẫn và đảm bảo công việc diễn ra một cách suôn sẻ

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Song song với những ưu điểm và kết quả đạt được trong quá trình sản xuất thì còn tồn tại một số hạn chế trong quy trình in, hạn chế lãng phí sản xuất và lao động Sau đây là một số hạn chế trong quy trình sản xuất mà tác giả đã tìm ra:

Quy trình in chưa được chuẩn hóa, lỗi sản phẩm thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là lỗi in trên bề mặt Những lỗi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất hoạt động, thậm chí có thể làm hỏng toàn bộ lô hàng, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Các lỗi in này không chỉ làm giảm chất lượng sản phẩm mà còn khiến doanh nghiệp phải chiết khấu cho khách hàng, lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức để khắc phục.

Thời gian chuẩn bị bảng còn khá lâu, sự sắp xếp chưa hợp lý của bảng in đã làm cho hoạt động tìm bảng còn khó khăn và một vài trường hợp bộ bảng chưa đủ phải chờ đợi cắt thêm Ngoài ra, trong trường hợp đơn hàng dồn dập, đặc biết nhiều đơn hàng với mã hàng mới, máy cắt bảng làm việc liên tục nhưng không thể cung cấp kịp thời bảng in cho sản xuất

Như bố trí mặt bằng đã được phân tích, những điểm bất hợp lý trong việc bố trí đã làm ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển cũng như vận chuyển nguyên vật liệu

Thông qua phân tích tác giả nhận thấy rằng quá trình hoạt động của công ty còn gặp các vấn đề trong quy trình sản xuất và các lãng phí Chính vì vậy tác giả sẽ đưa ra các biện pháp đề xuất phù hợp để giảm thiểu lãng phí cũng như giải quyết vấn đề về quy trình in trong chương 3

CẢI TIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI KHÂU IN CÔNG TY TNHH BAO BÌ THỬ QUANG

Một số giải pháp góp phần cải tiến hiệu quả sản xuất tại khâu in

4.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng mặt bằng nhà xưởng

Một mặt bằng nhà xưởng được xem là bố trí hợp lý khi đảm bảo được sự tối ưu hóa của quá trình sản xuất; đảm bảo sự an toàn cho người lao động; tạo được sự tiện lợi cho việc di chuyển giữa các vị trí và máy móc; không gian được sử dụng tối ưu, không gây lãng phí không gian đồng thời có tình linh hoạt để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoặc cải tiến quy trình Hiện tại, mặt bằng nhà xưởng tại Bao bì Thử Quang vẫn tồn tại một số vấn đề, gây không ít ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như năng suất Cụ thể, những sự bố trí không hợp lý của các khu vực đã làm tăng đáng kể thời gian di chuyển của CN, dẫn đến việc lãng phí không đáng có và gây ra các chi phí tiềm ẩn

Nhận thấy được những lãng phí vận chuyển không đáng có này, tác giả đề xuất tái cấu trúc mặt bằng, với mục tiêu tối thiểu hóa thời gian di chuyển các bộ phận liên quan Quá trình tái bố trí được thực hiện dựa trên nguyên tắc bố trí mặt bằng nhà xưởng sản xuất trong doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố sau:

- Tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất: Thứ tự của các khu vực sau khi tái bố trí phải đảm bảo sắp xếp theo dòng chảy của sản phẩm Khu vực cuối cùng mà sản phẩm đi qua phải được đặt gần kho thành phẩm, các khu vực trực tiếp trao đổi sản phẩm cho nhau cần được bố trí cạnh nhau

- Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất: Không chỉ việc lựa chọn vị trí, địa điểm phải đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất mà việc bố trí mặt bằng cũng phải đáp ứng được điều này

- Đảm bảo an toàn cho hoạt động của người lao động: An toàn lao động là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người lao động Do đó, việc bố trí mặt bằng phải đảm bảo được an toàn và sức khỏe cho người lao động

- Tận dụng không gian một cách hiệu quả

- Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống

Từ thực trạng hiện tại của mặt bằng nhà xưởng và dựa trên các nguyên bố trí mặt bằng, tác giả tiến hành tái bố trí mặt bằng nhà xưởng theo các bước thực hiện sau:

Bước 1: Tìm ra các khu vực liên quan trực tiếp với nhau và đo khoảng cách Để giảm thiểu thời gian di chuyển giữa các khu vực và bộ phận có sự trao đổi sản phẩm cho nhau, trước hết chúng ta cần xác định được khoảng cách hiện tại và sau thực hiện các điều chỉnh cần thiết Tác giả đã tìm ra các khu vực liên quan với nhau thông qua quy trình sản xuất và đo lường khoảng cách giữa các khu vực đó, cụ thể như sau:

Hình 4 1: Khoảng cách giữa các khu vực liên quan trong nhà xưởng

Nguồn: tác giả tổng hợp

Kết quả đo lường cho thấy khoảng cách giữa các khu vực sản xuất chính trong nhà máy khá lớn, cụ thể là 8m giữa khu in ấn và khu đóng đinh, 12m giữa khu khắc bảng và khu in ấn, 14m giữa khu dập lót và khu xé lót Điều này gây cản trở đáng kể đến quá trình trao đổi sản phẩm giữa các khu vực, vốn có mối liên hệ chặt chẽ trong chu trình sản xuất.

Khoảng cách lớn giữa các hàng kệ một phần do đặc tính sản phẩm yêu cầu không gian rộng (3m) để đảm bảo thuận tiện vận chuyển Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do bố trí nhà xưởng chưa hợp lý.

Bước 2: Tái bố trí mặt bằng

Từ những khoảng cách xác định trên, ta có thể thấy được những sự bố trí không hiệu quả và thiếu tối ưu, từ đó có giải pháp tối ưu nhất Tác giả thực hiện tái bố trí bằng cách thay đổi vị trí của các khu vực Mục tiêu của việc này là tối thiểu hóa khoảng cách giữa các khu vực liên quan, từ đó giảm thiểu thời gian di chuyển trong quá trình trao đổi sản phẩm

Hình 4 2: Mặt bằng nhà xưởng sau tái bố trí

Nguồn: tác giả tổng hợp

Dựa vào kết quả tái bố trí ta có thể thấy được những thay đổi đáng kể của các vị trí: khắc bảng, kệ bảng, đóng đinh và kho thùng carton Tác giả đề xuất đẩy khu vực khắc bảng lên gần hơn với khu in ấn, việc thay đổi này đã làm giảm đáng kể khoảng cách của 2 bộ phận này Tuy nhiên, việc đẩy kho thùng carton xuống đã làm tăng khoảng cách giữa khu đóng đinh và kho Nhận thấy được điều này, tác giả đề xuất thêm một giải pháp bằng việc đưa khu đóng đinh đến gần với khu khắc bảng và kho thùng Kệ bảng cũng được di chuyển để gần hơn với khu khắc bảng

Tuy nhiên, mặc dù có nhiều điều chỉnh nhưng khoảng cách giữa khu vực dập lót và khu vực xé lót vẫn không thay đổi Di chuyển khu vực dập lót gần hơn với khu vực xé lót có thể làm tăng đáng kể khoảng cách giữa vị trí kho vật liệu phủ và khu vực dập lót, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Sau quá trình tái bố trí, ta tiến hành đo lường lại khoảng cách của các khu vực, bộ phận liên quan, cụ thể kết quả như sau:

Hình 4 3: Khoảng cách giữa các khu vực liên quan sau tái bố trí

Nguồn: tác giả tổng hợp

Khoảng cách của các khu vực liên quan đã giảm đáng kể, cụ thể tác giả thống kê trong bảng sau:

Bảng 4 1: Khoảng cách các khu vực liên quan trước và sau tái bố trí

Các khu vực liên quan Khoảng cách trước tái bố trí

Khoảng cách sau tái bố trí

Khu in ấn – Đóng đinh 8m 4m

Khắc bảng - Khu in ấn 12m 5m

Khắc bảng - Kệ bảng 4m 1m Đóng đinh – Kho thùng 4m 1m

Nguồn: tác giả tổng hợp

Theo kết quả thống kê ta thấy, tổng khoảng cách giữa các khu vực đã giảm đến 17m Các bước tiến hành liền mạch hơn và sự ngắt quãng không cần thiết giảm thiểu đáng kể, dòng sản xuất cũng vì vậy được tối ưu hóa hơn Một mặt bằng được bố trí hợp lý sẽ có đóng góp quan trọng đối với quá trình sản xuất thông qua việc cải thiện hiệu suất, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và giảm thiểu lãng phí

4.1.2 Ứng dụng phương pháp cân bằng dòng chảy sản xuất tại khâu in

Cơ sở đề xuất Để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đạt được như kế hoạch đề ra, công ty cần chú ý đến nhiều khía cạnh quan trọng khác nhau, bao gồm thiết bị, công nghệ, thao tác của CN và quy trình sản xuất Tất cả những yếu tố này cần được đầu tư và cải tiến liên tục Trong thế giới công nghiệp hiện đại, thiết bị và công nghệ thường nhận được sự chú trọng nhiều hơn bao giờ hết và đôi khi ta quên đi tầm quan trọng vào việc đầu tư cho các thao tác của CN và quy trình sản xuất Đây là hai yếu tố có sự ảnh hưởng rất lớn và quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm Hiện tại, trong bộ phận in, các CN thực hiện thao tác theo một quy trình chuẩn (SOP) Tuy nhiên, thời gian của các thao tác chưa được chuẩn hóa, không có bảng thời gian chuẩn nào cho các thao tác, điều này dẫn đến việc năng suất sản xuất của các máy tại các thời điểm có sự khác nhau, các thao tác thừa cũng vì vậy mà xuất hiện nhiều hơn Bên cạnh đó, việc sắp xếp các bước thực hiện được trưởng bộ phận thực hiện dựa trên kinh nghiệm của bản thân cũng mang nhiều rủi ro

Theo nghiên cứu của tác giả tại, việc thiếu tiêu chuẩn hóa thời gian cho các thao và việc phân bổ CN cũng như bố trí công việc dựa trên kinh nghiệm đã khiến hệ số hiệu quả của chuyền chỉ đạt khoảng 50 - 60% Nhận thấy những vấn đề này, tác giả đề xuất giải pháp cân bằng chuyền theo phương pháp trọng số vị trí (RPW) Để thực hiện phương pháp này, tác giả chọn sản phẩm thùng carton A1 tại bộ phận in Sau đó, tác giả sẽ tiến hành tính chỉ số hiệu quả chuyền sau và thực hiện đánh giá sau khi hoàn thành hoạt động cân bằng Phương pháp cân bằng chuyền theo giải thuật trọng số vị trí được giới thiệu bởi Helgeson và Birnie năm 1961 Trong phương pháp này, mỗi công đoạn sẽ được gán một trọng số cụ thể Trọng số của từng công đoạn được tính toán dựa trên thời gian thực hiện và vị trí của công việc đó

Bước 1: Xây dựng sơ đồ ưu tiên

Kiến nghị về thời gian cung ứng NVL đầu vào

Nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố rất quan trọng quyết định tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm đầu ra Chính vì vậy ngoài việc đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào thì tiến độ cung ứng cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt Theo thống kê từ bộ phận thu mua, tỷ lệ cung ứng bìa nguyên liệu của nhà cung cấp trong tháng 9 đạt 98.8%, tức là 98.8% số lượng bìa được giao đúng hạn và 1.2% lượng bìa giao trễ hạn Mức giao đúng hạn đạt khá cao, tuy nhiên vẫn cần tập trung vào việc cải thiện hiệu suất cung ứng để đảm sản xuất diễn ra một cách suôn sẻ và không bị dán đoạn

Nhận thấy được tình hình hiện tại, tác giả đề xuất một vài kiến nghị để việc cung ứng nguyên vật liệu được hiệu quả hơn Việc cung ứng trễ hạn thường xảy ra với những

64 loại bìa nguyên liệu có quy cách đặc biệt và số lượng ít, chính vì sự sẵn có của loại bìa này không cao nên sự trễ hạn thường chỉ xuất hiện với loại bìa này Do vậy, tác giả đề xuất nên có những ưu tiên đặc biệt cho loại bìa này khi lên kế hoạch và có những đánh giá thường xuyên hơn với nhà cung cấp

Do đặc điểm đặc biệt và nguồn cung thấp, thời gian cung ứng của loại bìa này sẽ dài hơn các loại bìa khác Vì vậy, để đảm bảo cung ứng đúng hạn, loại bìa này cần được xem xét và lên kế hoạch cung ứng trước các loại bìa thông thường Việc lên kế hoạch nguyên vật liệu cần được ưu tiên, đồng thời lập và gửi kế hoạch trước cho nhà cung cấp để tăng thời gian cung ứng và đảm bảo việc cung ứng đúng hạn Ngoài ra, việc đánh giá nhà cung cấp thường xuyên sẽ thúc đẩy nhà cung cấp quan tâm hơn đến việc đáp ứng nhu cầu cung ứng Trong trường hợp giao hàng trễ, cần ghi nhận và phản ánh ngay để tránh tình trạng tái diễn.

Ngày đăng: 26/09/2024, 10:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Čiarnienė, R., & Vienažindienė, M. (2012). Lean manufacturing: theory and practice. Economics and management, 17(2), 726-732 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economics and management, 17
Tác giả: Čiarnienė, R., & Vienažindienė, M
Năm: 2012
2. Dũng, H. Q. (2018). Ứng Dụng Giải Thuật Xếp Hạng Theo Trọng Số Trong Việc Cân Bằng Dây Chuyền May Công Nghiệp. Hue University Journal of Science: Economics and Development, 127(5A), 133-149 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hue University Journal of Science: Economics and Development, 127
Tác giả: Dũng, H. Q
Năm: 2018
3. Đồng Thị Thanh Phương ( 2006). Giáo trình quản trị sản xuất điều hành. NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị sản xuất điều hành
Nhà XB: NXB Thống Kê
4. Groover, M. P. (2020). Fundamentals of modern manufacturing: materials, processes, and systems. John Wiley & Sons Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of modern manufacturing: materials, processes, and systems
Tác giả: Groover, M. P
Năm: 2020
5. Melton, T. (2005). The benefits of lean manufacturing: what lean thinking has to offer the process industries. Chemical engineering research and design, 83(6), 662-673 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chemical engineering research and design, 83
Tác giả: Melton, T
Năm: 2005
7. Nguyễn Phương Quang (2016). Giáo trình quản lý bảo trì công nghiệp. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý bảo trì công nghiệp
Tác giả: Nguyễn Phương Quang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2016
8. Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng (2014). Hệ Thống Sản Xuất. NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ Thống Sản Xuất
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2014
9. Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung (2016). Giáo trình Quản Trị Sản Xuất Và Chất Lượng. NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản Trị Sản Xuất Và Chất Lượng
Tác giả: Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2016
10. Tài liệu nội bộ từ bộ phận nhân sự, bộ phận sản xuất tại Công ty TNHH bao bì Thử Quang 11. Tague, N. R. (2023). The quality toolbox. Quality Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The quality toolbox
Tác giả: Tài liệu nội bộ từ bộ phận nhân sự, bộ phận sản xuất tại Công ty TNHH bao bì Thử Quang 11. Tague, N. R
Năm: 2023
12. leanmanufacturingtools.org (2011). The Seven Wastes | 7 Mudas – Lean Manufacturing. Truy cập ngày 04/02/2024 tại:https://leanmanufacturingtools.org/77/the-seven-wastes-7-mudas/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Seven Wastes | 7 Mudas – Lean Manufacturing
Tác giả: leanmanufacturingtools.org
Năm: 2011
13. lean6sigma.edu.vn. Cân bằng chuyền sản xuất là gì? Phương pháp cân bằng chuyền sản xuất. Truy cập ngày 04/02/2024 tại:https://lean6sigma.edu.vn/1186-can-bang-chuyen-san-xuat-la-gi/khoa-hoc.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cân bằng chuyền sản xuất là gì? Phương pháp cân bằng chuyền sản xuất
14. Mordorintelligence.com (2022). Bao bì giấy Phân tích quy mô thị trường thị phần - Xu hướng & dự báo tăng trưởng (2023 - 2028). Truy cập ngày 30/08/2023 tại:https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/paper-packaging-market Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bao bì giấy Phân tích quy mô thị trường thị phần - Xu hướng & dự báo tăng trưởng (2023 - 2028)
Tác giả: Mordorintelligence.com
Năm: 2022
6. Nguyễn Hữu Thuận (2022). KLTN. Áp dụng sơ đồ chuỗi giá trị cải thiện hiệu quả sản xuất tại nhà máy 1 công ty cổ phần đầu tư Thái Bình Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w