Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 163 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
163
Dung lượng
4,13 MB
Nội dung
2 Mục Lục I. Chính sách Lao động – Việc làm nhìn từ góc độ một chính sách kinhtế vĩ mô: Những bài học của giai đoạn 2006-2010 – TS. Nguyễn Minh Phong………………………………………………3 II. Bài toán 2011 vàtrunghạn cho lạm phát, lãi suất và tỷ giá – TS. Phạm Đỗ Chí …… ………10 III. Cải cách tài chính an sinh xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ở ViệtNam – TS. Đỗ Ngọc Huỳnh ………………………………………………………………………………25 IV. Chính sách tiền lương: Thực trạng, vấnđềvà yêu cầu đặtra cho giai đoạn 2011-2015 – TS. Nguyễn Hữu Dũng ….…………………………………………………………………………… 41 V. Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM – TS. Tô Trung Thành…… ………………. …………………………………………………………………… 50 VI. Hiệu quả của FDI và đòi hỏi việc thay đổi chiến lược thu hút Đầu tư trực tiếp Nước ngoài – Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ……………………………………………….63 VII. ViệtNam – Những bài học vượt qua Khủng hoảng – TS. Nguyễn Minh Phong ………… 76 VIII. Kế hoạch 5 năm 2011-2015 vànhữngvấnđềKinhtế vĩ mô trungvàdàihạn – PGS. TS. Trần Đình Thiên …………………………………………………………………………………… 85 IX. Chính sách Tài khóa và sự phối hợp với Chính sách tiền tệ- Một số bài học từ giai đoạn 2006 - 2010 – TS. Vũ Đình Ánh …………………………………………………………………… 90 X. Quản lý dòng vốn Đầu tư gián tiếp Nước ngoài qua Thị trường Chứng khoán ViệtNam – TS. Nguyễn Sơn….… ………………………………………………………………………………107 XI. Thâm hụt tài khoản vảng lai: Nguyên nhân và giải pháp – TS. Nguyễn Ngọc Anh .……… 116 XII. Nhìn nhận lại vai trò của Doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn phát triển mới – TS. Trần Du Lịch …………………………………………………………………………………… 149 XIII. Nhìn nhận lại vấnđề Thâm hụt thương mại ở ViệtNam – TS. Vũ Quốc Huy ……………154 3 CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG-VIỆC LÀM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ MỘT CHÍNH SÁCH KINHTẾ VĨ MÔ: NHỮNG BÀI HỌC CỦA GIAI ĐOẠN 2006-2010 TS.Nguyễn Minh Phong Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội I. Những nỗ lực và thành quả đáng ghi nhận trong chính sách lao động- việc làm ở ViệtNam Nhận thức mới về phát triển trong thế giới hiện đại khẳng định: Phát triển nguồn nhân lực là đỉnh cao nhất, là mục tiêu cuối cùng và cũng là động lực mạnh nhất của mọi quá trình phát triển kinh tế-xã hội quốc gia và quốc tế; Chính sách trung tâm của thời đại chúng ta là chính sách con người và sự tham gia của con người vào tiến trình phát triển xã hội và tiến bộ xã hội; Chính sách lao động-việc làm không chỉ bảo đảm ổn định chính trị- xã hội, mà còn trực tiếp góp phần củng cố và nâng cao chất lượng, sức mạnh kinhtế của đất nước. Hệ thống chính sách xã hội phải dựa trên nền tảng cốt lõi nhất là coi trọng yếu tố con người và phát huy đến mức cao nhất tiềm năng của con người, bảo đảm các yêu cầu có tính nguyên tắc, đó là: Mọi người có việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày; Thực hiện nguyên tắc công bằng, dân chủ, bình đẳng trong mọi quan hệ xã hội trước pháp luật; Xây dựng một xã hội phát triển tương đối đồng đều, giảm dần sự cách biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa phụ nữ vànam giới, giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo giữa người có hoàn cảnh bất lợi, rủi ro với người có hoàn cảnh thuận lợi Trên hành trình Đổi mới và hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu xây dựn một nước ViệtNam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng vàvăn minh”, cùng với các chính sách phát triển kinh tế, Đảng ta luôn chủ trương và Nhà nước đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội hướng vào phục vụ lợi ích và phát triển toàn diện con người, trong đó có các chính sách lao động- việc làm và thu nhập, giáo dục, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, chính sách dân tộc và tôn giáo, chính sách đối với người có công với đất nước Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng trong loạt bài giưới thiệu về văn kiện Đại hội XI công bố vào những tháng đầu năm 2011 đã nhấn manh: Đặttrọng tâm vào công tác xoá đói, giảm nghèo, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội để nâng cao mức sống chung của nhân dân, Đảng và Nhà nước đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án và huy động nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Các chính sách và giải pháp xoá đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: (1) Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; (2) Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề; (3) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đến nay công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao: số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn khoảng 10% (năm 2010); chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần (năm 1999) xuống 4 còn 2 lần (năm 2008). Đã tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm với nhiều chính sách trợ giúp thiết thực, hàng năm giải quyết được hơn 1,6 triệu việc làm mới cho người lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị từ 6,42% (năm 2000) xuống còn khoảng 4,6% (năm 2010), tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân. Thu nhập thực tế bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần. Hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được quan tâm phát triển với nội dung và hình thức ngày càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho những người tham gia. Bảo hiểm xã hội được triển khai đồng bộ với 3 loại hình là: bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Số người tham gia bảo hiểm bắt buộc tăng nhanh, từ 4,8 triệu (năm 2001) lên 9,4 triệu (năm 2009), chiếm 18% tổng số lao động. Sau gần 3 năm triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến năm 2010 có khoảng 96,6 nghìn người tham gia. Dự kiến đến hết năm 2010 có khoảng 5,8 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 13,4% dân số (năm 2000) lên khoảng 62% (năm 2010). Đặc biệt, đã thực hiện chính sách bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em đến 6 tuổi, một số đối tượng chính sách, người nghèo và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo, Các chính sách ưu đãi đối với người có công không ngừng được hoàn thiện. Mức trợ cấp ưu đãinăm 2009 tăng 2,1 lần so với năm 2006. Năm 2010 ngân sách trung ương đã dành gần 19.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách ưu đãi thường xuyên cho hơn 1,4 triệu người có công. Đến nay, hơn 90% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư cùng địa bàn. Các chính sách trợ giúp xã hội, cả thường xuyên và đột xuất được thực hiện rộng hơn về quy mô, đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng. Kinh phí trợ giúp thường xuyên từ ngân sách nhà nước và số người được thụ hưởng tăng nhanh, từ 113 tỷ đồng cho hơn 180 nghìn người (năm 2001) tăng lên 4.500 tỷ đồng cho hơn 1,6 triệu người (năm 2010). Hàng năm Nhà nước còn trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỷ đồng (riêng năm 2009 là 5.000 tỷ đồng) và hàng chục nghìn tấn lương thực, chủ yếu là để trợ giúp khắc phục thiên tai. Từ đầu năm 2008, Chính phủ đã có nhiều chính sách và giải pháp kịp thời, thiết thực nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinhtế toàn cầu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Hệ thống các dịch vụ xã hội trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giáo dục và đào tạo, văn hoá, thông tin, cung cấp điện, nước sinh hoạt, bảo đảm điều kiện đi lại… đã được quan tâm phát triển, nhất là ưu tiên đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chất lượng các dịch vụ nhiều mặt được cải thiện và khả năng tiếp cận của nhân dân ngày càng được nâng cao. Đến nay 100% số xã, phường đã có trạm y tế, trong đó khoảng 75% số xã có bác sỹ; cả nước hiện có khoảng 23 triệu người đang theo học ở các cấp bậc học, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vàtrung học cơ sở; 82,5% số hộ nông thôn đã được sử dụng nước hợp vệ sinh; 96,1% số hộ đã được sử dụng điện lưới; 86,9% số hộ sử dụng máy thu hình; trên 97% số xã đã có đường ô tô đi tới trung tâm xã; khoảng 90% số xã có trạm bưu điện văn hoá… Các phong trào “tương thân tương ái”, “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” do Mặt trận Tổ quốc ViệtNamvà các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các doanh 5 nghiệp, cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài, các đơn vị và cá nhân chủ động thực hiện và hưởng ứng tham gia đã phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đóng góp đáng kể vào việc nâng cao an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho mọi người, nhất là những người nghèo, vùng nghèo. Nhờ vậy, chỉ số phát triển con người ở ViệtNam đã nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. ViệtNam cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác đào tạo nghề quốc gia do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng Ban Đặc biệt, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Với mục tiêu Nhà nước chi ngân sách xấp xỉ 26.000 tỷ đồng để khi kết thúc vào năm 2020, sẽ đào tạo nghề cho gần 10 triệu lao động nông thôn làm việc ở khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, và bồi dưỡng đào tạo 1 triệu cán bộ công chức cấp xã, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Đây là Đề án có quy mô lớn nhất và có sự hỗ trợ cho học viên, giáo viên nhiều nhất (theo Đề án 1956, Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở lên; Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học; Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học; Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề), với số lượng đào tạo lớn nhất vàtrong thời gian dài nhất từ trước tới nay hướng tới khu vực lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với dự báo xu hướng yêu cầu của thị trường lao động. Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH thống nhất xây dựng danh mục 180 nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp để dạy nghề cho lao động nông thôn, đồng thời triển khai xây dựng chương trình tài liệu học nghề năm 2010 đối với 25 loại nghề phổ biến ở 3 miền đất nước. Tính đến ngày 30/6/2010, có 44/63 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ phê duyệt phương án điều tra, 5 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ đã hoàn thành công tác điều tra nhu cầu học nghề trên địa bàn. II. Những bài học và ứng xử cần có về chính sách lao động –việc làm từ góc độ kinhtế Tuy nhiên, việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội vẫn còn bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, số hộ cận nghèo còn nhiều, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao. Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, khoảng cách thu nhập của các tầng lớp dân cư còn lớn. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, ở vùng đô thị hoá và thất nghiệp ở thành thị còn nhiều. Nguồn lực cho an sinh xã hội và phúc lợi xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, 6 với diện bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp. Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân; chất lượng các dịch vụ nhìn chung còn thấp, vẫn còn không ít tiêu cực, phiền hà. Những yếu kém, bất cập trên đây trước hết là do công tác lãnh đạo, quản lý còn nhiều yếu kém, hiệu lực hiệu quả chưa cao, nhận thức về bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội chưa đầy đủ. Chưa hình thành được hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội rộng khắp với những cơ chế chủ động tích cực, bền vững, làm chỗ dựa vững chắc cho người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Chưa huy động được mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nhìn từ góc độ kinhtế vĩ mô, thực tế xây dựng và triển khai chính sách lao động- việc làm thời gian qua cho thấy những bài học đáng lưu ý sau: Thứ nhất, cần “nâng cấp” và thống nhất cao về quan điểm, nhận thức chung của các các nhà hoạch định chinh sách và doanh nghiệp, cũng như của bản thân người lao động là phải thực sự coi chính sách lao động -việc làm không chỉ là dạng chính sách an sinh xã hội, mà cần là một bộ phận hợp thành, có vai trò quan trọngvà ngày càng tích cực, năng động nhất trong tổng thể chính sách kinhtế vĩ mô. Chính sách đầu tư cho lao động-việc làm là chính sách đầu tư cho phát triển và trực tiếp, cũng như gián tiếp, trước mắt và lâu dài tạo ra, duy trì và thúc đẩy sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội. Chính sách lao động-việc làm cần được thực hiện trong đồng bộ và đồng thời, thậm chí đi trước một bước với các chính sách kinhtế khác. Các dự án lấy đất cho phát triển công nghiệp phải có kế hoạch chi tiết và khả thi về tuyển dụng, tạo nghề mới cho các lao động trong diện người dân bị thu hồi đất. Đặc biệt, công tác đào tạo nghề cần bám sát nhu cầu thị trường và đi trước, đón đầu các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương, nhất là những địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh và tốc độ tái cấu trúc kinh tế-xã hội mãnh liệt. Đồng thời, để việc triển khai dạy nghề, học nghề có hiệu quả kinhtế thực sự, tránh hình thức và lãng phí xã hội trong quá trình triển khai các đề án đào tạo nghề, cần bảo đảm đầu tư đủ mức theo yêu cầu học dậy và học nghề (rõ ràng với mức 2-3 tr.đ/người / khóa học như hiện nay là quá thấp để nâng cao căn bản chất lượng dậy và học nghề của người lao động), tránh tư tưởng bình quân chủ nghĩa như kiểu “phát chẩn”, cứu đói; Mặt khác, cần tăng cường công tác tuyên truyền , linh hoạt và thiết thực về nội dung và phương thức đào tạo nghề, gắn với thực tế đối tượng học nghề, cũng như gằn với chương trình việc làm cụ thể của mỗi địa phương, để các đối tượng lao động nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng núi không bị lúng túng trong việc xác định nghề học, sắp xếp thời gian học. Hơn nữa, cần chú ý yêu cầu dậy nghề theo hướng tạo việc làm tại chỗ, trong đó có đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hoặc thúc đẩy quá trình tái cấu trúc toàn diện kinhtếvà xã hội nông thôn theo tinh thần “ly nông bất ly hương”, để người lao động sống ở nông thôn sau khi tốt nghiệp ác khóa đâò tạo nghề có thể tăng khả năng và chủ động tìm kiếm, tạo lập công việc, thu nhập ngay tại quê nhà, không phải đi xa, giảm bớt áp lực quá tải, phi kinhtế lên các đô thị. Thứ hai, cần gắn kết chinh sách lao động- việc làm với chính quá trình và kế hoạch tổng thể về tái cấu trúc kinhtế theo hướng hiện đạivà phát triển bền vững; chủ động phát 7 triển có tổ chức các thị trường lao động có nhiều tiềm năng và hiệu quả kinhtế cao, nhất là thị trường lao động chất lượng cao về kinhtế nông nghiệp cao, kinhtế biển, công nghệ thông tin và xuất khẩu lao động. Chất lượng lao động thấp dẫn đến chất lượng và hiệu quả việc làm nói riêng, nền kinhtế nói chung cũng thấp và thiếu ổn định. ViệtNam hiện đang có số lượng lao động thất nghiệp khá lớn, trong khi mỗi năm có thêm gần 1,5 triệungười mới đến tuổi lao động, xong vẫn phải chấp nhận khoảng trên 40.000 lao động nước ngoài vào đang làm việc tại ViệtNam Về mặt kinh tế, không đầu tư nâng cao chất lượng cho lao động, chúng ta sẽ không đáp ứng được đòi hỏi về nhân lực của các dự án đầu tư nước ngoài, cũng như ngay cả của trong nước theo yêu cầu tái cấu trúc, đẩy nhanh sang phát triển theo chiều sâu, tăng áp dụng công nghệ cao, sản xuất sạch hơn, có hàm lượng chế biến và giá trị gia tăng cao, do đó hiệu quả hơn. Điều này đồng nghĩa với việc ViệtNam tự hạn chế nguồn đầu tư và chất lượng phát triển, tự bỏ lỡ cơ hội của mình nhanh chóng tiến lên hiện đại hóa. Nhữngnăm 2005-2006, có đến 80% lao động làm việc ở các KCN-KCX TP.HCM là lao động phổ thông, chỉ 10% lao động có trình độ cao đẳng, đại học. Các nhà đầu tư phải tự đào tạo lại những lao động mà họ tuyển, dù trong số 3 ứng tuyển, họ chỉ chọn được 1 lao động khả dĩ chấp nhận được. Vì vậy, ViệtNam cần sớm bổ sung các chính sách lao động-việc làm mới, tập trung phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc đạt được tốc độ và hiệu quả tăng trưởng kinhtế cao, như kinhtế nông nghiệp sử dụng công nghệ cao, kinhtế biển, CNTT và xuất khẩu lao động có kỹ thuật, cũng như khai thác tốt đội ngũ lao động từ nước ngoài trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng lao động ở nước ngoài. Điểm đáng lưu ý là, cần tạo môi trường áp lực cao để người lao động ViệtNam khắc phục ảnh hưởng của lao động trong nền sản xuất nhỏ, tiểu nông, manh mún, được học tập và rèn luyện trong các trường dạy nghề trọng điểm chất lượng cao, trường đại học đẳng cấp quốc tế, được quản lý theo mục tiêu bảo đảm chất lượng đào tạo và gắn với nhu cầu của xã hội. Đồng thời, cần tăng cường hợp tác quốc tếđể tiếp tục sửa đổi toàn diện Bộ Luật Lao động, xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu, Luật Việc làm và các chính sách có liên quan; lồng ghép chiến lược, chính sách lao động việc làm và mục tiêu về việc làm; tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp, trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp… Thứ ba, cần quy định và thực thi linh hoạt các công cụ kinhtế phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả chính sách lao động-việc làm trên thực tế. Để thực hiện mục tiêu của Chính sách lao động-việc làm cần có sự phối hợp đồng bộ các giải pháp, các cấp, ngành và địa phương có liên quan, trong đó có các công cụ chính sách kinh tế, như tài chính-tín dụng và đầu tư, các ưu đãivà trợ cấp kinhtế khác được thiết kế phù hợp thực tếvà minh bạch, tránh hình thức và gây khó hay lạm dụng trong thực hiện. 8 Trong thời gian qua, trong khuôn khổ “gói kích cầu” của Chính phủ, trên phạm vi cả nước đã triển khai Quyết định số 30/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người lao động mất việc làm đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong suy giảm kinh tế. Thực tế cho thấy, chính sách hỗ trợ này chưa phát huy được hiệu quả như Chính phủ mong muốn do những bất cập về ngôn ngữ và “nhân văn” trong bản thân các quy định của nó và sự cứng nhắc khi thực hiện. Cụ thể, theo Quyết định số 30/2009, đối tượng cho vay là doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, phải giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 100 lao động trở lên tính từ tháng 1.2009 (không kể lao động thời vụ có thời hạn dưới 3 tháng) và sau khi đã sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp mà vẫn chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho số lao động đã giảm; người lao động đi làm việc ở nước ngoài bị mất việc làm do doanh nghiệp gặp khó khăn phải về nước trước thời hạn; đối với người lao động bị mất việc làm tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp bỏ trốn trongnăm 2009. Doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất 0%, thời hạn tối đa 12 tháng, sẽ giúp doanh nghiệp thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc cho người lao động. Dẫu vậy, trên thực tế, đa phần doanh nghiệp dù gặp khó khăn về tài chính cũng không muốn chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Ngược lại, người lao động cũng không muốn họ trở thành người mất việc để lĩnh tiền trợ cấp. Như vậy, vô hình trung, chính sách chỉ cho doanh nghiệp vay với điều kiện bị mất tới 30% lao động lại đẩy người lao động có nguy cơ bị mất việc làm nếu doanh nghiệp “tham bát , bỏ mâm”, cố tình giãn lao động để hợp tiêu chuẩn được vay ưu đãi theo tinh thân Quyết định nói trên? Trong thời điểm Quyết định trên có hiệu lực thực hiện, cả Hà Nội với số lượng chiếm tới trên dưới 15% tổng số doanh nghiệp cả nước, nhưng chỉ có lèo tèo vài ba doanh nghiệp gửi đơn xin vay khoản hỗ trợ này, và thực tế không phải cứ làm đơn vay là được duyệt. Chẳng hạn, tại công ty Sứ Thanh Trì có 352/390 công nhân phải tạm thời nghỉ việc 4 tháng do sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Thế nhưng, công ty chỉ muốn số công nhân nghỉ việc nói trên tạm thời nghỉ việc trong bối cảnh khó khăn, chứ không muốn chấm dứt hợp đồng lao động với họ. Lãnh đạo công ty cho rằng, họ cũng đã gắn bó với công ty và có kinh nghiệm. Nếu cho họ nghỉ việc hẳn, sau một thời gian công ty hồi phục lại, sẽ phải tuyển dụng thêm nhiều lao động mới, phải mất chi phí đào tạo lại khiến doanh nghiệp sẽ bị thiệi hại về kinh tế. Vì vậy, công ty sứ Thanh trì đã không được nhận khoản hỗ trợ theo tinh thần đầy thiện chí của Quyết định nói trên. Còn tại công ty Cổ phần cơ khí 120 (Hà Nội), mặc dù doanh nghiệp đã có 70 /170 lao động thôi việc từ năm 2008, đang nợ khoảng 800 triệu đồng tiền bảo hiểm nhưng Quyết định số 30 nêu trên lại chỉ áp dụng từ 1.2009, cho nên mặc dù doanh nghiệp này đạt chỉ tiêu trên 30% lao động mất việc làm, nhưng lại nghỉ việc từ năm 2008 nên cũng không được vay! Một hạn chế khác của chính sách lao động-việc làm là còn kẽ hở tạo sự lạm dụng từ phía chủ sử dụng lao động, gây thiệt hại cho quyền lợi kinhtếvà cả sức khỏe của người lao động. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp lạm dụng sức lao động ngoài giờ và cắt xén các chế độ bảo hộ lao động của công nhân, hoặc có khả năng trả lương cao hơn, nhưng họ vin vào mức lương tối thiểu để trả lương thấp cho người lao động. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cuộc đình công và lãn công, bỏ việc tự do ngày càng gia 9 tăng ở các KCN-KCX trên cả nước, nhất là ở các đô thị lớn, có mức sống đắt đỏ, gây thiệt hại kinhtế cho ngay các chủ lao động và tổn hại về uy tín môi trường đầu tư Việt Nam, làm ảnh hưởng đến bản thân hiệu quả các chính sách kinhtế nhằm thu hút các nhà đầu tư , nhất là FDI của Chính phủ . Tệ hơn nữa, có doanh nghiệp nhận nhân công vào rồi thải ra liên tục. Trong trường hợp này, doanh nghiệp kêu ca về chất lượng lao động, nhưng thực chất là để tránh phải chi trả các khoản chính sách và tăng cường bóc lột tinh vi người lao động, từ đó tạo ra khan hiếm lao động giả tạo. Ngoài ra, nên xem xét lại chính sách, mạnh dạn miễn giảm tối đa các nghĩa vụ tài chính và hỗ trợ một phần các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động (năm 2006 trên 100.000 công nhân ở các KCN-KCX ở tp.HCM có nhu cầu về nhà ở, nhưng các KCN-KCX chỉ đáp ứng được 5% mà thôi). Thứ tư, chính sách lao đông-việc làm cần được đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Theo tinh thần đó, cần tăng cường đưa các dự án tạo việc làm về các vùng nông nghiệp, nông thôn; Chinh sách thuế, tiền lương và việc làm cần cân nhắc tới và đồng bộ với những yêu cầu và biện pháp khuyến khích bảo vệ môi trường các làng nghề và đô thị; tạo công ăn việc làm thực sự và lâu dài cho người lao động tại nơi họ sinh ra; giảm thiểu dòng di dân tự do gây đổ vỡ các quy hoạch phát triển, phá hoại cảnh quan địa phương và giảm tải sức ép lên các cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở các trung tâm kinhtế vùng và cả nước; cắt giảm giờ làm/tuần vàđề cao chất lượng sống thực tế của người lao động. Ngoài ra, dưới góc độ kinhtế vĩ mô, chính sách lao đông-việc làm không thể không gắn với chính sách thu nhập, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; trong đó, dân số là mẫu số của chung, nền tảng để giải các bài toán khác. Đồng thời, cần tăng cường các chương trình tạo việc làm đa dạng được tài trợ từ các nguồn đa dạng, với chủ lực là nguồn NSNN cac cấp và linh hoạt trong quan lý, giám sát, giảm thiểu tình trạng lạm dụng, tiêu cực và tham nhũngtrong công tác lao động-việc làm… Xây dựng và triển khai có hiệu quả Chiến lược an sinh xã hội 2011 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình việc làm giai đoạn 2011 - 2015; phấn đấu đểnăm 2011 tỉ lệ hộ nghèo giảm 2% theo chuẩn mới; phát triển các loại hình bảo hiểm, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội / 10 BÀI TOÁN 2011 VÀTRUNGHẠN CHO LẠM PHÁT, LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ TS. Phạm Đỗ Chí Đầu năm 2011, Chính Phủ ViệtNamra thông báo sẽ cương quyết đặtvấnđề ổn định vĩ mô làm trọng tâm chính sách, trong đó kiểm soát lạm phát là vấnđề then chốt. Ít tuần sau, có thông tư yêu cầu Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) giảm mặt bằng lãi suất và bình ổn tỷ giá. Và đến cuối tháng 2 có nghị quyết của chính phủ ban hành một số biện pháp thắt chặt nhằm ổn định kinhtế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Từ những thông điệp chính sách rõ ràng đó, ai cũng đồng ý về ba mục tiêu trên nhưng giới chuyên gia kinhtếtrongvà ngoài chính phủ cần nên bàn tiếp về nhữngvấnđề kỹ thuật của các chính sách, chu trình điều hòa các biện pháp này (policy sequencing), và nhất là vấnđề phối hợp chính sách cần có giữa các cơ quan liên hệ. Bài này nhằm góp các ý chính như sau: Cần một bài toán giải chung cho cả ba vấnđề trên do tương tác giữa các khu vực kinh tế-tài chính cũng như tác dụng hỗ tương của các chính sách chung cho các vấnđề NHNN qua ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của chính sách tiền tệ được kỳ vọng sẽ dẫn đầu chính sách bình ổn vĩ mô bao gồm chặn đứng lạm phát, giảm mặt bằng lãi suất, và ổn định tỷ giá. Cần duyệt lại kinh nghiệm về chính sách cung tiền trong các năm qua và xác định mức cung tiền và tín dụng thích hợp cho 2011. Nhưng NHNN không thể là cơ quan chuyên trách duy nhất cho vấnđề ổn định vĩ mô mà cần phối hợp với các bộ khác, nhất là bộ Tài chính lo chủ trương và thực hiện các chính sách tài khóa thích hợp. Vấnđề phối hợp chính sách và giữa các cơ quan chính phủ đặtra một cách quan trọng nhất. Vòng xoáy tài chính: làm sao để giảm lãi suất và tỷ giá VND? Để giảm mặt bằng lãi suất, lãi suất huy động bằng tiền VND khó có thể giảm xuống do tác động của việc tăng tỷ giá VND/USD và lãi suất tiền gửi USD, do tác động của các hành vi và lực đẩy đưa đến ngang bằng lãi suất giữa lãi suất cho VND và lãi suất cho USD (interest rate parity) trong nền kinhtếViệtNam đang bị đô la hóa trầm trọng (đây là công thức thường được áp dụng cho 2 nước với 2 đồng tiền khác nhau): Lãi suất VND = lãi suất USD + độ điều chỉnh kỳ vọng (%) của tỷ giá VND/USD Lấy thí dụ của việc điều chỉnh tỷ giá 9,3% của NHNN (thay đổi tỷ giá liên ngân hàng từ 18,932 đồng đổi một đô la lên 20,693 đồng) sáng 11/2 vừa qua, ta có thể thấy công thức trên dự đoán khá chính xác mức thay đổi của tỷ giá từ vài tháng qua: [...]... 5,0 23.000 -5 ,8 -4 ,5 -4 ,0 -3 ,5 -3 ,0 -2 ,5 41,9 39 38 37 36 35 25,3 1 5-1 6 1 3-1 4 1 4-1 5 1 5-1 6 1 5-1 6 29,8 -1 1,0 10,0 1 7-1 8 -9 ,0 10,0 1 4-1 5 -8 ,0 15,0 1 5-1 6 -7 ,0 21,0 1 6-1 7 -6 ,0 32,0 1 7-1 8 -5 ,0 45,0 Kết luận: Lạm phát có thể đã ít hơn mức hai con số năm ngoái nếu chúng ta dùng mô hình đơn giản trên để tính toán các mức cung tiền M2 và tín dụng thích hợp hơn với cùng các mục tiêu tăng trưởng GDP và cán cân... tiền M2 và tín dụng DC thích hợp hơn (chỉ tăng 20 %-2 2%) thay vì tăng 27 %-3 0% như trong thực tế đã dẫn đến áp lực lạm phát cao cuối năm 2010 là 11,75% Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Cành, “Quan điểm phát triển kinhtế bền vững theo cơ chế chất lượng cao, phát triển phân cực và cơ sở lựa chọn các ngành kinhtế chủ lực tại ViệtNam , Hội thảo Khoa học “Tư Duy Kinh TếViệtNam Trong Thời Kỳ Đổi Mới Và Hội... báo một chương trình kinhtế vĩ mô trunghạn gồm các chính sách đồng bộ để xác định quyết tâm ổn định vĩ mô cũng như vạch ra vài hướng chính cho việc thay đổi cấu trúc nền kinhtế (thí dụ đặt ưu tiên chống lạm phát lên trên mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2011, giảm đầu tư công và thay vào đó khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân trongtrung hạn, giảm cán cân vãng lai trongtrunghạn bằng cách giảm... Nhập Quốc Tế , tài liệu nội bộ do Nhà Xuất Bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh in, 02/2010 Nguyễn Thị Cành và cộng sự, “Áp dụng mô hình cân bằng tổng thể và mô hình kinhtế lượng trong phân tích, dự báo và xây dựng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tếViệtNam đến năm 2020”, Nhà Xuất Bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010 Phạm Đỗ Chí, Những VấnĐềKinh Tế: Ổn Định Vĩ Mô và Phát... biệt trong bối cảnh dân số già hoá hiện nay Đây cũng là một trongnhững khó khăn, thách thức lớn đối với ViệtNamtrong thời gian tới; trong đó một số vấnđề chính sách trọng tâm về tài chính đối với ASXH cụ thể như sau: Thứ nhất, thâm hụt quỹ và yêu cầu cân đối các quỹ BHXH, BHYT và tăng chi bảo trợ xã hội đã và đang trở thành một trong những vấnđề trọng tâm của hệ thống tài chính nói riêng và toàn... yêu cầu và tác động, ảnh hưởng của hội nhập quốc tếTrong bối cảnh nguồn lực tài chính quốc gia còn khó khăn, hạn chế, cùng với việc cải cách các cơ chế, chính sách về ASXH, vấnđề đảm bảo nguồn lực tài chính lâu dài, bền vững và cơ chế quản lý tài chính phù hợp cho các hoạt động ASXH đã và đang trở thành một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm cấp bách đối với nền kinhtếtrongnhữngnăm tới Theo kinh nghiệm... giày AnJin, Đồ chơi quốc tế Lucky ViệtNam ) Thứ tư, cần đánh giá, xem xét và có giải pháp phù hợp đểhạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập và khủng hoảng tài chính toàn cầu Hội nhập kinhtế quốc tếvà khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến nền kinhtế nước ta, đặc biệt là những 32 người yếu thế trong xã hội, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội Trong bối cảnh đó, yêu cầu... kinhtế chính thức - Hệ thống hành chính, sự nghiệp cung cấp dịch vụ ASXH chưa theo kịp yêu cầu phát triển thực tế, còn hạn chế trong năng lực tổ chức và quản lý đối với các loại hình ASXH Chất lượng cung cấp các dịch vụ ASXH, đặc biệt là dịch vụ y tế, còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinhtế- xã hội và sự gia tăng trong mức sống dân cư - Khả năng cân đối giữa nguồn và sử dụng của hệ... của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, hệ thống ASXH ở nước ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế và đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức, trong đó đặc biệt là vấnđề đảm bảo ASXH cho các tầng lớp dân nghèo, các đối tượng chính sách xã hội cũng như vấnđề đảm bảo tính an toàn, bền vững về tài chính đối với các quỹ BHXH và BHYT trong điều kiện xuất phát điểm kinhtế- xã hội còn... nghiêm trọng 6 Trongdài hạn, đối với kế hoạch 10 năm cho 201 1-2 020, việc cấp thiết là phải tái cấu trúc nền kinhtếđểđạt được tăng trưởng bền vững và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho dân cư trong thập kỷ tới 7 Trong bối cảnh này, thay đổi cơ cấu sản xuất trong nước là việc làm cấp thiết để giảm thâm hụt thương mại nếu muốn giảm áp lực dàihạn lên tỉ giá Thâm hụt thương mại ở ViệtNamtrong nhiều năm . ……………………………………………….63 VII. Việt Nam – Những bài học vượt qua Khủng hoảng – TS. Nguyễn Minh Phong ………… 76 VIII. Kế hoạch 5 năm 201 1-2 015 và những vấn đề Kinh tế vĩ mô trung và dài hạn – PGS. TS. Trần. (%GDP) -5 ,8 -4 ,5 -4 ,0 -3 ,5 -3 ,0 -2 ,5 Đầu tư toàn xã hội (% GDP) 41,9 39 38 37 36 35 Tổng phương tiện thanh toán (tăng%) 25,3 1 5-1 6 1 3-1 4 1 4-1 5 1 5-1 6 1 5-1 6 Tổng tín dụng trong. liên quan, trong đó có các công cụ chính sách kinh tế, như tài chính-tín dụng và đầu tư, các ưu đãi và trợ cấp kinh tế khác được thiết kế phù hợp thực tế và minh bạch, tránh hình thức và gây khó