1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất
Tác giả Hoàng Nhật Linh
Người hướng dẫn Trần Tất Thành — Giảng Viên
Trường học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 23,34 MB

Nội dung

Ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12: “Ngan hangthương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng vàcác hoạt động kinh doanh khác theo

Trang 1

Cuối cùng, em cảm ơn tới phòng tài chính kế toán nói riêng và ban lãnh đạonói chung của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Trién Nông Thôn, chi nhánh huyệnThọ Xuân, Thanh Hóa vì đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận với môi trườnglàm việc thực tế, cho em những kĩ năng cả về chuyên môn và xã hội cần thiết đểbước vào làm việc thực tế sau này.

Mặc dù đã rất có gắng, nhưng do điều kiện thời gian có hạn, trình độ, kĩ năngvà kiến thức của em còn nhiều mặt hạn chế nên chắc chắn chuyên đề thực tập củaem không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ

sung thêm của các thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2019

Sinh viên Hoàng Nhật Linh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng cho vay đối

với hộ sản xuất của ngân hàng NN&PTNT chỉ nhánh huyện Thọ Xuân,

Thanh Hóa” là công trình của cá nhân em, không sao chép nguyên bản chuyên đề

hay luận văn cua ai khác.

Nội dung chuyên đề của em có tham khảo các giáo trình, tài liệu, sách báo và

các bài viết trên thư viện Các số liệu trong chuyên đề được sử dụng trung thực.

Kết quả nghiên cứu được trình bay trong chuyên đề chưa từng công bồ tại công

trình nào khác.

Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2019

Sinh viên

Hoang Nhật Linh

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LÝ LUAN CHUNG VE NÂNG CAO CHAT LƯỢNG HOAT

DONG CHO VAY HỘ SAN XUẤT DOI VOI NGAN HÀNG THUONG MAI

1.1 Ngan hàng thương mai trong nền kinh tế thị trường -. -ss-s 12

1.1.1 Khái niệm NHÍM G- HT HT nh HH HH như, 12

1.1.2 Chức năng của NHTM trong nền kinh tế thị trường 13

1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng .-. 5+5 + <++cxssssereees 13 1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh †Oắñ - - «5 + + *svEseeseeseeeskre 13

1.1.2.3 Chức năng tạo tiỀn ¿22-52 t1 E12 1E 1971271 1111211211211 21111 1x xe 14

1.1.3 Hoạt động của NHĨÌM -Q G1 113 S1 91 1 11111111 net 14

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 2-2-5222 E2 EEEEEEErErrkrrrree 14

1.1.3.2 Hoạt động cho vay và dịch vụ tín dỤụng -cccsssereeeeree 15 1.1.3.3 Dich vụ thanh toán và ngân Quỹ - - +5 + Sex sssserseesekree 16 1.1.3.4 Các hoạt động khác - + 1v v.v vn ng ng nh 16

1.2 Tổng quan về hộ sản xuất và vai trò chất lượng hoạt động cho vay của

ngân hàng thương mại đối với hộ sản xuất - 2-2 z5cs5s+ 17

1.2.1 Tổng quan về HSX ¿2£ <2 212221717121 21.21.21 1 xe 17

1.2.1.1 Khái niệm HSXX .- - 6 S999 21111 HH Hàng ng 17

1.2.1.2 Đặc điểm HSX ccc nh nhe 181.2.1.3 Vai trò của HSX đối với nền kinh tế thị trường - 2s 181.2.2 Hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất - 20

1.2.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay HSX - S-Ă Sex 20

1.2.2.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay đối với HSX_ 201.2.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với HSX -5 211.2.3 Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với HSX 23

1.2.3.1 Khái niệm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với HSX 231.2.3.2 Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hoạt động cho vay đối với HSX 241.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng

HUONG MAT oe eee ‹44 5 30

1.3.1 Nhân tố chủ quan o cccccccccccscsssesssssssssessesssessssssecsssssecsusesessusssecseeeseesess 301.3.1.1 Chiến lược kinh doanh và chính sách cho vay của ngân hàng 301.3.1.2 Công tác tô chức nhân sự của ngân hàng -2- 2 2 s+cs+cssced 31

Trang 4

1.3.1.4 Hệ thông tin tín dụng - s1 k*SHHnnnHnHngrh 321.3.2 Các nhân tố khách quan . 2-2 s+s£+E++E+Ex+rxsrxerxerxee 32

1.3.2.1 Yếu tố tự nhiên -¿ 2¿2++©+22++EE+2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErEerkrrrrerrrres 321.3.2.2 Yếu tố về môi trường kinh tẾ - 2-2 + +x+£E+£Et£EezEczErrerrerrs 321.3.2.3 Yếu tố về môi trường chính trị, xã hội -2¿ 5+ ©sz+zzc+zzzzz 331.3.2.4 Yếu tố về môi trường pháp lý 2 2 + s+x+£EezEtzEerxrxrrrxrrerrs 331.3.2.5 Yếu tố về khách hàng - 2 2+ 2+Ek+EE£EE+EESEEEEEEEEEEEEEErErrkrrrrek 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG CHO VAY DOI VỚI HSX TAI CHI NHÁNH NHNN&PTNT HUYỆN THO XUAN, THANH HÓA -«-<°-

2.1 Quá trình hình thành và phát triển chỉ nhánh NHNN&PTNT huyện Thọ

2.1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh NHNN&PTNT huyện Thọ

Xuân, tỉnh Thanh Hóa - L2 + + + 93335 E88 EEkkkkkvv v32 37

2.1.3.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức chi nhánh NHNN&PTNT huyện Thọ Xuân, tinh

2.1.4.3 Hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng - - «<< se c++csseexee 46

2.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2 2 2 s+++£E+£Ee£EzEzEezxezrxee 482.2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với HSX tại NHNN&PTNT Huyện Thọ

XuAn giai doan 2016-2018 110088 48 2.2.1 Việc thực hiện quy trình cho vay tại chi nhánh - 4

2.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay thu nợ đối với kinh tế hộ sản xuất tạiNHNN&PTNT huyện Thọ Xuân -. 5 5c 222132 *+*vExeeersrersrsrrrsxrs 50

2.2.2.1 Doanh số cho vay HSX ccescsssesssessesssessssssesssessesssessesssessesesesssssecseseseesess 50

Trang 5

2.2.2.2 Doanh số thu nợ HSX - -cs:22ctct ttttrktrrrtrtrrrtrrrrrrrrrrrrree 54

2.2.2.3 Dư nợ cho vay HSX - - HH HH HH HH HH kh 57

2.2.3 Thực trạng chất lượng cho vay HSX tại chi nhánh NHNN&PTNT

01/208 8.19.47) 0055 Ả 60 2.2.3.1 Chi tiu 0ïì) 0ì 1n 60 2.2.3.2 Chỉ tiêu định tính S999 9 2v vn ng ng re 70

2.3 Đánh giá thực trạng cho vay đối với HSX tại chỉ nhánh NHNN&PTNN

THO XUAN 8= L.Ô ,ÔỎ 71

2.3.1 Những kết quả dat được - 5-55 t2 E2 EEEEerkcrrrerkrrreo 71

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân - 2 2 2 s2 722.3.2.1 Hạn chế còn ton tại - -sc St St St E3 E111 EE2E5EEE11121515521E1E151 E211 xeE 72

2.3.2.2 Nguyên nhân - -G- s kvhTHTHg9g g gngnHnHnHnHnvry 73

CHƯƠNG 3 ĐÈ XUẤT MỘT SÓ GIẢI PHÁP, KIÊN NGHỊ TRONG VIỆC NANG CAO CHAT LƯỢNG CHO VAY HSX TAI CHI NHÁNH

NHNN&PTNT HUYỆN THO XUAN, THANH

HÓA -3.1.Định hướng về hoạt động cho vay đối với HSX tại chi nhánh ngân hang

NN&PTNT huyện Thọ Xuân 22-222+2+2EEEEEE2EE11eEEEEEEcrrrrtrved 77

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay HSX tại Agribank Thọ

bi) 0 78

3.2.1 Hoàn thiện công tác quản lí điều hành - 2-5-2: 78

3.2.2 Dao tạo, nâng cao trình độ cán bộ tín dung - 78

3.2.3 Tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh chỉ nhánh 803.2.4 Duy trì khách hàng truyền thống và mé rộng khách hàng mới 813.2.5 Công tác kiểm tra kiểm soát oo ccc cccceseeseesessescsessesseseesessesesens 82

3.3 Đề xuất kiến nghị 2-22 CS x2 2271221121121 211.11 01 1 1 kg 83

3.3.1 Kiến nghị với NHTW ¿52 S222 221211271071 211112121 xe 83

3.3.1.1 Về chủ trương cho vay HSX ecccsscsssesssessesssessesssessesssessesssessesssesseesseesees 83

3.3.1.2 Về tài sản thế chấp -:-2+-©2++22++22x22E+2211221127112711 21122122 xcee 83

3.3.1.3 Về van đề tiêu thụ đi đôi với sản xut c:+ccccsrrrersrrrrrree 84 3.3.1.4 Về hành lang pháp luật - «s11 ng rg 85

3.3.2 Kién nghị với Ngân hang NN&PTNT Việt Nam 86

3.3.2.1 Về chủ trương chính sách hoạt động và cho Vay - 86

Trang 6

3.3.2.2 Cho vay tập trung có trọng điểm đối với HSX - +: 863.3.2.3 Cải tiến quy trình và thủ tục cho vay VỐn -2- 2©s+cs+cs+cxcsee: 873.3.2.4 Kiến nghị về đội ngũ CBTD ccccccecscssessessesssesessessessessessessessesseeseeseees 893.3.3 Kiến nghị với Agribank tỉnh Thanh Hóa 2 2 2522552 893.3.3.1 Tăng cường công tác giám sát đối với chi nhánh cấp đưới 893.3.3.2 Tăng cường công tác hỗ trợ toàn diện đối với các chi nhánh cấp dưới 903.3.4 Kiến nghị với các cơ quan ban ngành huyện Thọ Xuân 91

Trang 7

DANH MỤC VIET TAT

NHTM Ngân hang thương mai

TCTD Tổ chức tin dụngTCKT Tổ chức kinh tế

NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng nhà nước

HSX Hộ sản xuấtSXKD San xuat kinh doanhSXNN Sản xuất nông nghiệpNN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thônNHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

thôn

BHXH Bảo hiểm xã hội

CDM ATM đa chức năng

LNTT Lợi nhuận trước thuếDSCV Doanh số cho vay

UBND Ủy ban nhân dân

CBTD Cán bộ tín dụng

CBNH Cán bộ ngân hàng

TSDB Tai san dam bao QTRR Quan tri rui ro

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

HDCV Hoạt động cho vay DPRR Dự phòng rủi ro

VAC Vườn ao chuồng

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE, DO THỊ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ luân chuyển vốn của NHTM 252 2+EE+EE+EE2EE+EEeEEerxerxerxee 13

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tô chức của chi nhánh NHNN & PTNT Tho Xuân 38

Bang 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh phân theo kì hạn giai đoạn"0.801 ồ 4

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của chỉ nhánh phân theo kì hạn giai đoạn2016 — 1 42

Bảng 2.2 Cơ cau cho vay phân theo thời gian vay giai đoạn 2016 - 2018 43

Bảng 2.3 Cơ cấu cho vay phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2016 - 2018 45

Biểu đồ 2.2 Cơ cầu cho vay phân theo thành phan kinh tế giai đoạn 2016 — 2018 45

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 — 2018 - 48

Sơ đồ 2.2 Quy trình tín dụng của Agribank Tho Xuân - «<< c+scc++ 49Bảng 2.5 Doanh số cho vay HSX của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh ThọXUAN 8202020201111 51

Bảng 2.6 Doanh số thu nợ HSX của Ngân hang Nông nghiệp va Phát triển nôngthôn Việt nam - Chi nhánh huyện Thọ Xuan - - 25 5 +22 £+++sekEsseEsseeesee 54Biều đồ 2.3 Doanh sé thu nợ HSX ngăn và trung han của Agribank Tho Xuân giaiGoan 2016 — 2018 00077 56

Bang 2.7: Doanh số thu nợ HSX của NHNN&PTNN Thọ Xuân giai đoạn 2016 “0 na êễd 57

-Biều đồ 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay HSX của Agribank Thọ Xuân giai đoạn 2016 —QOS ồỎẢ 5 58

Bảng 2.8 Kết quả cho vay HSX của Agribank Thọ Xuân giai đoạn 2016 — 2018 60

Biều đồ 2.5 Số hộ vay vốn và số lượt hộ vay trong năm của Agribank Thọ Xuângiai đoạn 2016 — 2018 - 4 cv TH Họ TH HH HT HH nà 61 Bảng 2.9 Tỉ lệ nợ quá hạn HSX của Agribank Tho Xuân giai đoạn 2016 - 2018 63

Biểu đồ 2.6 Ti lệ nợ quá hạn cho vay HSX của Agribank Thọ Xuân giai đoạn"0 80 1 64

Bang 2.10 Ti lệ nợ xấu cho vay HSX của Agribank Thọ Xuân giai đoạn 2016 "l1 ẶỤO 66

-Bang 2.11 Dự phòng rủi ro cho vay HSX được trích lập của Agribank Tho Xuân +) doan 2016 — 2011157 Ầd 67

Trang 9

Biểu đồ 2.7 Dự phòng rủi ro cho vay HSX được trích lập của Agribank Thọ Xuân

Trang 10

Ở bắt cứ đất nước nào, dù là nghèo hay giàu, nông nghiệp đều có vị trí quan

trọng Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp

những sản phảm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tổn tại Trongquá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầungày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội Vì thế, sự ổn định xã hội vàmức an ninh lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự pháttriển của nông nghiệp Mặt khác, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu của các ngànhcông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Quy mô, chấtlượng, thời điểm cung cấp nguyên liệu từ nông nghiệp quyết định nhiều đến sự pháttriển các ngành công nghiệp chế biến

Và nhân tố chủ chốt của ngành nông nghiệp không gì khác chính là nhữngngười nông dân, những bà con lao động thôn quê mà ngày nay có một từ chung déchỉ họ đó là “Hộ sản xuất” Khái niệm HSX xuất hiện như một lời giải cho rất nhiềuvan dé của nền nông nghiệp Việt Nam, tính tập trung, sự truyền bá kinh nghiệm, sựnối tiếp sản xuất đời này qua đời khác Đứng trước bối cảnh nền kinh tế Việt Namđang có những bước đi vững vàng nhất định trên lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm,HSX nước ta cũng phần nào gặp vô số khó khăn dé thích nghỉ với thé ki mới Vàmột trong những van dé chính họ gặp phải đó là “Vốn” Thứ được đánh giá như mộtvật liệu bôi tron mọi quy trình sản xuất, ké cả đó là sản xuất nông nghiệp

Nhà Nước rõ ràng gặp một vấn đề là họ không thê hỗ trợ vốn cho tất cả cácHSX trên lãnh thé Việt Nam, sự hỗ trợ của Nhà Nước là hỗ trợ toàn diện chứ khôngthé tập trung vào mảng vốn Các ngân hàng thương mại ra đời đã chính thức làmthay nhiệm vụ này đối với những người nông dân Tiếp cận với nguồn vốn củaNHTM là một trong những lựa chọn an toàn va khả di nhất mỗi khi HSX cần vốn démở rộng sản XuẤt

Nhận diện thấy sự bức thiết và giá trị của vấn đề này, với những kiến thức em

đã được học trên trường cùng thời gian thực tập tại NHNN&PTNT chi nhánh huyện

Thọ Xuân, Thanh Hóa, em xin phép chọn đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay đốivới HSX của NHNN&PTNT chi nhánh huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa” để viết

chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Trang 11

Một là trình bày những lý luận cơ bản về hộ sản xuất, hoạt động cho vay củaNHTM với hộ sản xuất.

Hai là từ những phân tích thực trạng hoạt động cho vay và đánh giá hiệu quả

của các nguồn vốn vay đó với hộ sản xuất, từ đó đề ra các giải pháp kiến nghị dựa

trên những điểm còn thiểu sót

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu chính của chuyên đề này là hiệu quả của hoạt động chovay đối với HSX, trong phạm vi nghiên cứu là hoạt động cho vay HSX của ngân

hàng NN&PTNT, chi nhánh huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa trong giai đoạn 2016 — 2018.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Qua việc thu thập số liệu bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinhsản xuất kinh doanh và đặc điểm hoạt động của chi nhánh Agribank Tho Xuân

Em đã sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng phân tích, phương pháp so sánh

5 Kết cau chuyên đềKhóa luận gồm 3 chương:Chương 1: Lý luận chung về nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sanxuất đối với NHTM

Chương 2: Thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tai NHNN&PTNT chi

nhánh huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp kiến nghị trong việc nâng cao chất lượnghoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của NHNN&PTNT chi nhánh huyện Thọ

Xuân, Thanh Hóa

Trang 12

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VE NÂNG CAO CHAT LƯỢNG CHO

VAY HỘ SẢN XUẤT ĐÓI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 NHTM trong nền kinh tế thị trường

1.1.1 Khái niệm NHTM

Lịch sử loài người hình thành qua rất nhiều hình thái kinh tế khác nhau và đến khi

hình thái kinh tế hàng hóa ra đời, con người giao dịch nhiều hơn và nhu câu tiền tệ

trên thị trường tăng cao Đó cũng là lúc nhân loại được có thêm khái niệm “Ngân

hàng thương mại” Việc có một đơn vị ở giữa đứng ra đóng vai trò thanh toán là rấtcần thiết NHTM ra đời đã tác động vô cùng lớn, như một sự kích thích mạnh mẽđến nền kinh tế hàng hóa Hình thái kinh tế này tạo ra một thị trường vốn rộng lớn,trở thành tiền đề và điều tiên quyết để cho ngân hàng phát triển nở rộ và trở thànhmột thành tố không thê thiếu mỗi khi nhắc đến hai từ “kinh tế”

Khái niệm về NHTM được phát biéu ở rất nhiều dạng, đưới nhiều các tiếp cận và

góc độ riêng biệt:

Theo Mishkin (2001): “Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trunggian cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi và cho vay tiền, thanh

toán và các dịch vụ tài chính khác”.

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại

là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của

công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài

nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”

Ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12: “Ngan hangthương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng vàcác hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm

mục tiêu lợi nhuận”.

Như vậy, có thê thấy các hoạt động như nhận tiền gửi, cho vay hay các dịch vụ

thanh toán khác là những hoạt động mang tính chất đặc trưng và căn bản của mỗingân hàng Trong thời buổi mọi ngành dịch đều mở rộng đa dạng thì ngành ngân

hàng cũng buộc phải xuất hiện thêm nhiều dịch vụ tài chính khác bên cạnh nhữngdịch vụ tài chính vốn có Tất cả chúng đều nhằm một mục đích chung là đây nhanhtốc độ luân chuyên tài chính, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và nền kinh tế nói

chung.

Trang 13

1.1.2 Chức năng của NHTM trong nền kinh tế thị trường

1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ luân chuyển vốn của NHTM

thiếu vố

Theo Phan Thị Thu Hà (2013), trung gian tín dụng là chức năng quan trọng nhấtcủa NHTM Ngân hàng với cương vị là đơn vị ở giữa người có vốn và người cầnvốn Chức năng này miêu tả ngân hàng vừa là người cho vay vừa có thé là đối tượngđi vay Ngân hàng sẽ hưởng lợi từ các phần chênh lệch lãi suất qua các thương vụluân chuyền vốn đó Đối với người gửi tiền, NHTM tạo cho họ một sự an toàn nhấtđịnh vì họ sẽ nhận được một khoản lãi suất cho ngân hàng đưa ra thay vì dé tiền

trong túi và không tạo ra sự sinh lời Đối với người vay tiền, việc có một định chế tài

chính uy tín đứng ra cho vay sẽ tiết kiệm chi phí tìm kiếm nguồn vay và đầy đủ tínhhợp pháp Vì vậy nhận tiền gửi và cho vay mang một vai trò không thể thiếu tronghoạt động của NHTM, nó là nguồn lợi nhuận nhiều nhất không thé thé thay thế

Theo Brett King (2017), đối với nền kinh tế ngay nay, chức năng này càng chứng

tỏ vai trò mạnh mẽ của nó vì nó cung ứng một luồng vốn liên tục, quá trình sản xuấttái sản xuất diễn ra liên mạch, liên tục, quá trình mở rộng quy mô kinh doanh khôngbị gây cản trở do thiếu vốn mỗi khi cơ hội tốt đến

1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán

Trong cuốn “Tín dụng ngân hàng” được xuất bản vào năm 2013, Lê Văn Té đãviết: “Với quy mô và sự chuyên môn hóa của mình, NHTM như một người thủ quỹquy mô lớn cho mọi đối tượng, từ cá nhân đến doanh nghiệp, thực hiện nhanhchóng, chính xác mọi yêu cầu dịch vụ của khách hàng Từ thanh toán qua tài khoảnđiện tử hay chuyền tiền cho người thân ”

Ngày nay, dù ở trong nước hay ngoài nước, NHTM đều sở hữu các dịch vụ đápứng đủ các yêu cầu thanh toán của người dùng, hệ thống dịch vụ tài chính ngày càng

Trang 14

trở nên đa dạng Ủy nhiệm thu chi, séc, các loại thẻ đã trở thành một phần quenthuộc đối với mỗi công dân trên thế giới Nhờ chúng mà thanh toán thuận tiện hơnbất ké vị trí địa lý gần xa hay rủi ro mat tiền và một số bất tiện khác khi chỉ trao đổiđơn thuần tiền mặt Sự xuất hiện của chúng giảm thiêu rất nhiều chi phí và tiết kiệmthì giờ cho các thể nhân kinh tế, không những vậy, với sự bảo trợ của ngân hàng vàpháp luật, các hoạt động tài chính sẽ an toàn hơn bao giờ hết Theo Nguyễn ĐăngDon (2009), bằng một cách gián tiếp, NHTM đã thúc day hàng hòa vận động nhanh,mạnh hơn giữa các cau phan kinh té, tang tốc độ quay vòng vốn kinh doanh, thúc

đây cả một nền kinh tế nói chung.

1.1.2.3 Chức năng tạo tiềnTheo Nguyễn Đào Tố (2008) nghiên cứu trên “Tạp chí ngân hàng” số 5, chứcnăng tạo tiền là chức năng riêng có của NHTM, đây là một phát minh có giá trịtrong lịch sử hoạt động tiền tệ Bên cạnh cơ sở tiền do NHTW phát hành ra, với cácnghiệp vụ của mình, NHTM cũng có thể tạo ra tiền trên các hình thức khác Đóchính là số tiền hiện hữu trên tài khoản tiền gửi của người dùng hay còn gọi là tiềntín dụng Các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng số vốn minh vay được từ ngân hang déthanh toán, chi trả cho các hoạt động khác nhau, mặt khác trên tài khoản tiền gửithanh toán của người dùng dịch vụ vẫn có số dư, con số nay được coi là một cầuphần của tiền giao dịch Bằng cách này, nền kinh tế đã có thêm một lượng phươngtiện thanh toán nhất định, hay nói cách khác là tổng tiền của quốc gia tăng lên

1.1.3 Hoạt động của NHTM

Theo khoản 12 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 2010 thì các NHTMthường hoạt động một hoặc một số các nghiệp vụ như:

- Cấp tín dụng- Nhận tiền gửi

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Ba hoạt động này là ba hoạt động chính của các NHTM, chúng vừa hoạt động độc

lap, vừa có thé đồng thời tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Mọi lợi thế cạnh tranh, uy

tín của các NHTM đều xuất phát chủ yếu từ ba hoạt động này.

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Trang 15

Vốn được các ngân hàng thương mại huy động quá một số kênh sau:e Huy động bang tiền gửi có hoặc không có kỳ hạn và một số loại tiền gửi khác.e Huy động vốn trong thời hạn ngắn từ NHTW, thực hiện vay của các TCTD khác

trong và ngoài nước.

e Huy động từ nguồn cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thông qua phát hành trái

phiếu và một số loại giấy tờ có giá khác.e Một số hình thức khác được NHNN cho phép

1.1.3.2 Hoạt động cho vay và dịch vụ tín dụng

Cho vay và dịch vụ tín dụng là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn và đem lại doanh thunhiều nhất trong mỗi một NHTM Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 mô tả hoạtđộng này cụ thê như sau:

Theo mục 14, điều 4 Luật các tô chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010:“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc

cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác ”

Cho vay: NHTM cung cấp cho các khách hàng có như cầu chính đáng các khoảnvốn trong ngắn hạn dé chi tiêu cho SXKD thường nhật hay trong trung và dài hạn dé

thực hiện các cuộc đầu tư phát triển SXKD

Bảo lãnh: G loại hình này NHTM đứng ra lấy uy tín và tiềm lực tài chính củamình ra để thực hiện hợp đồng của khách hàng với một bên thứ ba Hoạt động nàycủa NHTM gồm nhiều hình thái khác nhau như bảo lãnh chỉ trả, cho vay hay đấuthầu Thậm chí còn có thể bảo lãnh cho một tổ chức tín dụng khác đề thực hiện

nghĩa vụ với Nhà Nước Sau đó, người được NHTM bảo lãnh phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng đó.

Chiết khẩu: Các loại giay tớ có giá trong ngắn hạn, các loại thương phiếu đượcchiết khấu boi NHTM dưới yêu cầu của khách hàng

Cho thuê tài chính: Đề thực hiện được hoạt động này, các NHTM bắt buộc phải

thành lập công ty cho thuê tài chính trực thuộc riêng Bên cạnh đó, vì là một hoạt

động liên quan đến trách nhiệm nhiều bên nên NHTM phải tuân thủ tối đa quy địnhcủa chính phủ về tô chức và xây dựng hoạt động của loại hình cho thuê tài chính

Trang 16

1.1.3.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹHiện này, các NHTM cung cấp một số dịch vụ như:e© Mở ra nhiều phương tiện mới nhanh gon, an toàn.

e Thay khách hàng thực hiện các hoạt động chi trả trong và ngoài nước.

e Thay mặt các cơ quan nhà nước, các tô chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ khác

đứng ra thu chi hộ.

e_ Trở thành một phan của mạng lưới thanh toán quốc tế khi được NHTW cho phép

e Tham gia vào mạng lưới thanh toán liên ngân hang và thanh toán nội bộ.

1.3.1.4 Các hoạt động khácTừ thông tin của Luật các tô chức tín dụng năm 2010, các NHTM còn có hoạtđộng trên một số mảng ngoài như:

Góp vốn và mua cé phan: Về mang này, do nguồn vốn của các NHTM thường

trong tình trạng dư thừa dé phục vu thanh toán nên ho có thể đem số vốn đó đi đầutư góp vốn vào các doanh nghiệp khác, hoàn toàn được Pháp Luật cho phép Trongmột số trường hợp, một số NHTM sé góp vốn với các ngân hàng ngoại dé tao dựng

lên các ngân hàng liên doanh.

Tham gia thị trường tiền tệ: Ở hình thức này, các NHTM thực hiện mua bán cáccông cụ của thị trường tiền tệ được Nhà Nước và Pháp Luật cho phép

Kinh doanh ngoại hối: NHTM sẽ được hưởng lợi từ việc mua và bán các đồngtiền của các quốc gia khác nhờ chênh lệch tỉ giá

Cung cấp các san phẩm về BH: Theo sự quy định của pháp luật thì các NHTM

Việt Nam không được phép trực tiếp mua bán các dịch vụ này, tuy nhiên vẫn cócách thông qua việc NHTM thỏa thuận với các đại lí của các công ty Bảo Hiểmchính thống NHTM sẽ hưởng lợi nhờ các khoản hoa hồng từ phí BH mà công ty

Trang 17

Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Bằng uy tín và mối quan hệcủa mình với hệ thống doanh nghiệp cũng như các sản giao dịch chứng khoán,

NHTM đứng ra chào bán cũng như giao dịch trực tiếp với những cá nhân tô chứcthừa vốn muốn có nhu cầu mua cô phiếu mà không cần qua bat kì một người môi

giới chứng khoán nào.

1.2 Téng quan về HSX và vai trò chất lượng cho vay của NHTM đối với HSX

1.2.1 Tổng quan về HSX

1.2.1.1 Khái niệm HSX

Trước hết, để tìm hiểu về thuật ngữ HSX, chúng ta nói đến khái niệm về “hộ”,Theo cách hiểu cơ bản nhất, hộ hiểu đơn giản là gia đình, gồm những thành viênchung dòng máu, sống, sinh hoạt và thực hiện mọi hoạt động gia đình cùng nhau

Liên hiệp quốc cho rằng: "Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà,cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ" Tại cuộc thảo luận quốc tế lần thứ IV về

quản lí nông trại tại Hà Lan năm 1980, đưa ra khái niệm: “Hộ là một đơn vị cơ bản

của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã

hội khác”.

Từ lâu đời này, ngành nông nghiệp là nền tảng để cho kinh tế Việt Nam phát triểnvà HSX là một thành phần không thể thiếu của ngành kinh tế đó Sự phát triển củaHSX đang ngày càng đa dạng Vi vậy khái niệm HSX cũng được phát biểu dướinhiều quan điểm khác nhau Theo Nguyễn Thị Thu Hiền (2012): “HSX là một don vikinh tế mang đậm phong cách gia đình, ho sản xuất lao động dé cùng nhau sản sinhra của cải thang du Trong hoạt động tài trợ vốn tín dụng, HSX là một khái niệm déchỉ những hộ gia đình có hoạt động san xuất cá nhân có nhu cầu vay vốn dé mở

rộng cải thiện tình trạng sản xuất”.

Như vậy, có thể đưa ra một điều là HSX đang là một thành tố vô cùng cần thiết,đặc biệt trong bối cảnh Đảng và Nhà Nước ta đang khuyến khích mạnh mẽ việc xâydựng hệ thống nông thôn mới Theo Bùi Giang Long (2009), lực lượng này chủ yếulà những hộ nhỏ lẻ, hoạt động phần lớn ở các khu vực nông thôn Ngành nghề chínhcủa HSX vẫn thiên về làm nông nghiệp, ngư nghiệp, ngày nay một số ngành nghềkhác đang được đây mạnh như sản xuất tiểu thủ công nghiệp hay cung cấp dịch vụ

du lịch sinh thái nông thôn.

Trang 18

1.2.1.2 Đặc điểm của HSXHSX được hình thành và ảnh hưởng rất lớn theo vùng miền, đặc trưng của mỗi

gia đình, Vì vậy mà cách thức họ sản xuất cũng rất khác nhau Tuy nhiên, nhìnchung các HSX vẫn có những đặc điểm như sau:

e_ Có sự chênh lệch, không đồng đều lớn trong quy mô vốn, lao động, nền tảng công

nghệ kĩ thuật của HSX giữa những vùng miền do điều kiện tự nhiên, lịch sử vùngmiền cũng như phương hướng hoạt động của mỗi HSX

e Nhìn chung, các HSX còn sản xuất theo kiểu kinh tế tự nhiên, chưa quan tâm việc

nâng cao hiểu biết, năng lực quản lý, mô hình kinh doanh Hiểu biết khoa học vềngành nghề chưa cao dẫn tới sự hạn chế về khoa học kĩ thuật trong SXKD TheoNgô Thanh Phúc (2012), tổ chức của HSX còn phụ thuộc lớn vào những kinhnghiệp được các thế hệ đi trước tích lũy và truyền lại, sản xuất còn mang đậmchat tự phát và truyền thống, bị chi phối nhiều bởi nề nếp phong tục xưa cũ Mộtmặt có thé giữ được giá trị văn hóa những một mặt cũng làm hạn chế rất nhiềunăng suất lao động

e Theo Ngô Hải Thanh (2011), đang có sự chuyên biến lớn trong kinh tế HSX ở

Việt Nam Bám sát với sự chuyển mình của kinh tế hàng hóa, HSX từ những giađình thuần túy nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu bắt nhịp với kinh tế dịch vụ

công nghiệp.

Có thé nói những đặc điểm trên đa phan thé hiện được hạn chế của HSX Đây là

một đơn vị kinh tế cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp cao hơn dé có thé

cải thiện và phát triển trong tương lai

1.2.1.3 Vai trò của HSX trong nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi nông nghiệp, nông nghiệpcũng là đòn bẩy để nền kinh tế thực hiện các ngành khác Với sự góp mặt chủ yếucủa các khu vực nông thôn, mà cụ thể hơn là các HSX, nền nôn nghiệp Việt Nam đãcó những thành tựu đáng ké Vai trò của HSX dù trở nên yếu thế hơn so với cácngành kinh tế hiện đại nhưng vẫn là không thể phủ nhận :

e HSX nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông thôn, giải quyết van đề việc

làm.

Theo số liệu đã được ghi lại, 70% dân số của chúng ta sống ở khu vực nông thôn(Tổng Cục Thống Kê, 2018) Do vậy, dé kinh tế đất nước đi lên, không những cần

Trang 19

những thành thị phát triển như các thành phố mà nông thôn cũng là một nơi cần

quan tâm đặc biệt Thực trạng cho thấy các vùng nông thôn Việt Nam chưa đượcđầu tư Cụ thể, SXKD còn nhỏ lẻ, tình trạng không có việc làm đi kèm dân trí chưacao làm cho đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn Các HSX ở đây với nhiệmvụ chuyên môn hóa từng ngành nghề sản xuất, tận dụng được tối đa những nguồnlực sẵn có tại địa phương về đất đai, sức lao động của con người,

e HSX đang hòa mình vào cơ chế thị trường, day mạnh sản xuất và phân công

lao động chuyên môn hóa

Không thé phủ nhận, cơ chế thị trường tạo ra một môi trường quá hoàn hao cho

nhiều doanh nghiệp Nó vừa là cơ hội và cũng là thách thức khi các doanh nghiệpphân chia và giành giật nhau từng mảng miếng thị trường Những gì người nông dânlàm được thì các doanh nghiệp cũng làm được Vì thế mà sự cạnh tranh giữa HSXvà doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hiện đại có phần khập khiéng, cả về năng suất vàmức độ hoàn thiện của thành phẩm Theo Phạm Anh Ngọc (2008), HSX độc lập nênhọ hoàn toàn tự chủ để đưa ra quyết định của mình Với sự chỉ đạo của Nhà Nước

cùng khát vọng đi lên từ nông thôn, các HSX Việt Nam đã không ngừng nghỉ nâng

cao sản phẩm do chính mình làm ra, sao cho thỏa mãn nhất về mẫu mã và thị hiếu

của người tiêu dùng.

Điểm nổi trội của HSX so với các doanh nghiệp ở đây chính là về sự linh hoạt

trong cách thức hoạt động Theo Đinh Phi Hồ (2008) đã nhận định rằng, nếu như doanh nghiệp có cả một bộ máy đồ sộ và vô cùng khó dé quản lí điều hành thì HSX

lại ngược lại Họ là tập hợp những cá thể có mối quan hệ khăng khít, cơ cấu tổ chứccủa họ đơn giản và gọn nhẹ hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp hiện nay, HSX cólợi hơn rất nhiều trong việc năm bắt được những thay đổi nhỏ nhất của thị trường déđiều chỉnh Thị trường thay đổi luôn luôn không báo trước, và những nhân tố cảmnhận nam bắt được sự thay đổi đó sẽ là những nhân tố gap Ít rui ro nhất

Áp lực từ tự nhiên và môi trường bên ngoài đã và đang tạo cho HSX Việt Namyêu cầu phải cạnh tranh, để cạnh tranh phải có sản phẩm nỗi trội, không sản xuấttriền miên mà không có sản phẩm nào thực sự đạt chất lượng tốt nhất Đó cũng là

lúc mà lao động HSX bước vào chuyên môn hóa.

Nhìn theo hướng vĩ mô, phát triển kinh tế HSX chính là phát triển nông nghiệp,mà cụ thê hơn là lúa nước, là lương thực Nhờ HSX, yếu tố an ninh lương thực quốcgia luôn có một chỗ dựa vững chắc, hạn chế được tối đa thất nghiệp nông thôn dẫn

Trang 20

đến tệ nạn xã hội, để xóa bỏ hoàn toàn những “bóng đen nông thôn” tồn tại có hữu

trong hệ thong nông nghiệp trước đây

1.2.2 Hoạt động cho vay đối với HSX1.2.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay đối với HSXNhờ có sự xuất hiện của NHTM cùng với nghiệp vụ cho vay của mình, nguồnvốn trong nên kinh tế được tận dụng vô cùng triệt dé, NHTM giảm thiểu nguồn chiphí tìm kiếm cho ca bên cần vốn cũng như tạo thu nhập cho người thừa vốn

Dé giúp quá trình cho vay HSX trôi chảy hơn, ngày 05/03/2007, Thủ tướng Chínhphủ ban hành Quyết định số 31/2007/QD — TTg về tín dụng HSX làm quy định cũngnhư tạo điều kiện tiền đề để hoạt động cho vay đối với HSX phát triển Theođó: “Hoạt động cho vay đối với HSX là việc sử dụng các nguồn tài chính do Ngânhàng huy động để cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phan thực hiệnchương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đêu giữa

cdc vùng trong cả nước ”.

1.2.2.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay đối với HSXTheo Vũ Đình Thắng (2006), từ xưa đến nay hoạt động cho vay HSX luôn gắnliền với các đặc điểm chính là:

Thứ nhất, do đặc điềm của các HSX thường ở các vùng nông thôn và nghé chính

là nông nghiệp vì vậy các khoản vay đối vs HSX có thời hạn chủ yếu là ngắn hạn,gắn liền với từng mùa vụ Số tiền NHTM đầu tư cho HSX thường không quá lớn so

với cho các doanh nghiệp, tỉ lệ với quy mô SXKD manh mún của HSX.

Thứ hai, tính chất thời vụ là đặc trưng của ngành nông nghiệp:

e Tính chất này ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm mà NHTM quyết định cho HSX

vay vốn Các loại cây khác nhau sẽ có vòng đời sống khác nhau NHTM tập trungcho vay vào phân khúc cây nào thì phải xem xét thời gian sinh trưởng của cây đóđể có một thời hạn khoản vay phù hợp Thông thường, nếu các cây ngắn ngày,

NHTM buộc phải cho vay tập trung vào đầu mùa vụ và kết thúc đáo hạn khoảnvay khi HSX tiễn hành thu hoạch Với chăn nuôi cũng vậy, mỗi loài động vật đều

chu kì sinh nở khác nhau, NHTM không thể có những thời hạn khoản vay vô lí

khi mà vốn đầu tư cho HSX vào chăn nuôi còn chưa đem lại hiệu quả thực

Trang 21

e Bên cạnh đó, yếu tố mùa vụ của cây, con trong SXNN còn phụ thuộc vào rất

nhiều yếu tố môi trường: Mưa, bão, lũ lụt, những biến động khó lượng của dịchbệnh, sự biến động giá cả, Khi thiên tai xảy đến, HSX sẽ gặp phải vô số khó

khăn: Mất mùa, không thu hoạch được cây trồng, kinh doanh bị gián đoạn, trì trệ, Điều này khiến cho HSX không có đủ thu nhập dé trả nợ NHTM Vì vậy,

hoàn toàn có lí do để nói hoạt động cho HSX vay vốn tiềm ân rất nhiều rủi ro

không thể nào tránh né được

Thứ ba, đa phần HSX của Việt Nam SXKD đều dựa theo kinh nghiệm truyền lại,chưa có kiến thức khoa học, SXKD thường mang tính tự phát, chưa có sự chuyênmôn hóa dẫn đến không lập dự án kinh doanh cụ thé, điều đó khiến cho vay HSX rấtkhó khăn nhất là khâu thâm định cho vay Các HSX thường không hiểu rõ khi đi vaythì phải cần những thủ tục hay giấy tờ như thế nào vì vậy xảy ra tình trạng trả lãi vàgốc thường xuyên quá hạn Từ đó làm giảm nguồn thu của các NHTM

1.2.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với HSXe Trong mọi hoạt động SXKD, tat cả các chủ thé đều cần có vốn HSX cũng không

phải ngoại lệ Tuy vậy, mạng lưới tài chính của Việt Nam vẫn còn chưa phát triểnđủ dé phân bé vốn nhanh nhất đến các vùng nông thôn, đặc biệt là nông thôn mới,nên tình trạng thiếu vốn không là gì xa lạ mỗi khi bước vào các vụ mùa ở cácHSX nông nghiệp Với nhiều HSX, nguồn vốn chính thống là một điều gì đó kháviễn vông khi thậm chí họ còn không biết nên gặp ai dé vay vốn Theo Nguyễn

Bích Dao (2008), việc các NHTM có mặt tại các vùng nông thôn là một tín hiệu

vô cùng đáng mừng với bộ mặt chung của khu vực đó NHTM có đầy đủ sự tínnhiệm cũng như khả năng tài chính để cung cấp bất kì khoản vay nào cho cácHSX, miễn là phải đúng mục đích Nhờ NHTM, HSX được tiếp cận với cácnguồn vốn chất lượng Vốn không chỉ đơn thuần là vốn, mà kèm theo đó còn làsự kiểm tra đôn đốc của các CBTD, sự giám sát chặt chẽ quy trình sử dụng vốnvà đôi khi còn là sự giúp đỡ nhiệt tình trong cả chuyên môn sản xuất chăn nuôiđối với HSX từ phía NHTM HSX sé lay đó làm nền tang để mở rộng chăn nuôi,mở rộng diện tích trồng trọt, có những hiểu biết cơ bản về khoa học kĩ thuật dé ápdụng vào công việc SXKD của mình, tiềm năng cạnh tranh với các mặt hàngtương tự ở ngoài thị trường cũng từ đó được đầy lên rất nhiều

Trang 22

Theo Đào Thế Tuấn (2002), nguồn vốn HSX nhận được là sự hiện diện rõ nét cho

cầu nối tiết kiệm và đầu tư Dân cư, những người lao động thành thị với mức thunhập cao, tiền nhàn rỗi dư thừa, họ có xu hướng gửi tiền vào các NHTM CácNHTM lại dùng nguồn tiền đó dé đầu tư vào các HSX Tiền của con người dé đầutư cho con người, các NHTM đã làm được điều vô cùng ý nghĩa là cánh tay nốidài từ những tầng lớp thu nhập khác nhau trong xã hội Bằng một cách gián tiếp,con người đã tự tạo cho nhau thu nhập, thúc đây nhau sản xuất và đem lại lợi ích

cho nhau.

Ngày 26 tháng 8 năm 1991, Hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ) đã có chỉ thị

số 202/CT nêu rõ: “Việc cho vay của ngân hang dé phát triển sản xuất nông lâm

ngư nghiệp cần phải chuyển sang cho vay trực tiếp đối với hộ sản xuất thuộc các

ngành này thực sự trở thành don vi kinh tế tự chủ”.e Từ lâu Việt Nam luôn nồi tiếng là nơi tụ họp của 54 dân tộc anh em với rất nhiều

ngành nghề và phương thức sản xuất khác nhau Tuy vậy, trải qua thời gian, cácngành nghề ấy trở nên mai một và một số còn biến mắt han trong thực tế TheoLê Việt Đức (2002), có rất nhiều lí do như thiếu lao động, thiếu sự tuyên truyềnnhưng hơn hết vẫn là thiếu vốn HSX đến vốn dé chăn nuôi trồng trot còn chưa đủthì không thể nghĩ đến phát triển làng nghề NHTM là lời giải hoàn toàn phù hợpcho vấn đề nhức nhối đó Trước tình hình đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp,

nguồn vốn mà các HSX nhận được từ hệ thống cho vay khuyến khích của NHTM đã mở ra lại cho họ nhiều cơ hội mới với các ngành nghề sản xuất cũ, những HSX

tâm huyết với làng nghề truyền thống sẽ có nguồn vốn NHTM làm chỗ dựa vữngchắc để chuyên tâm sản xuất, truyền thụ lại nghề cho các thế hệ sau Hàng loạtnhững đối tượng lao động nông thôn bị khiếm khuyết về khả năng lao động cơbắp sẽ có cơ hội được tự mình làm ra sản pham, những sản phẩm cần nhiều sự

khéo léo hơn là sức khỏe Họ sẽ thấy mình có ích, giảm được rất nhiều tệ nạn như

rượu chè, ma túy và nhiều tệ nạn đen tối khác bao trùm lên không gian văn hóa

làng xã.

e© Mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà Nước dé ra đã và đang được vốn

NHTM tai trợ, kéo gần lại khoảng cách vốn đã rất xa về tiềm lực tài chính giữathành thị và nông thôn ở Việt Nam Không thê phù nhận, khi đồng tiền được sửdụng đúng mục đích và đúng chỗ, nó sẽ phát huy tác dụng ngay lập tức Nhiềuvùng nông thôn đã thay đôi bộ mặt hoàn toàn khi các HSX được tiếp cận với hình

Trang 23

thức cho vay khuyến khích này của các NHTM Tệ nạn giảm đi, những đại gia

nông dân ngày một nhiều, NHTM tạo cho họ niềm tin vào khả năng làm giàu từ

đôi ban tay trang với cày với cuốc, mở rộng tư duy cũng như tạo ra những khátvọng lớn lao làm thay đôi bộ mặt của kinh tế toàn vùng Sẽ không có gi là sai nếuNHTM đang có được lòng tin rất nhiều từ tất cả các HSX trên khắp lãnh thổ Việt

Nam.

e Cuối cùng, hoạt động cho vay HSX còn là phương tiện dé hộ có cơ hôi được sử

dụng và làm quen với những tiễn bộ khoa học kĩ thuật mới Trong khi các nướcphương Tây, các nước châu Mĩ đã áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệpcũng như chăn nuôi từ rất lâu, thì nhìn các các HSX Việt Nam SXKD mới biếtchúng ta đang vô cùng lạc hậu so với phần còn lại của thế giới Nước ta luôn xuấtkhẩu gạo, cà phê hàng đầu thế giới Vậy con số ấy sẽ còn lớn thế nào nếu cácHSX có sự trợ giúp của khoa học công nghệ Không chỉ tăng năng suất lao động,điều này còn giúp giải phóng rất nhiều sức lao động của người nông dân Họ sẽcó cơ hội dé nâng cao kiến thức trong các ngành nghề ngoài nông nghiệp như tiêuthủ công nghiệp Máy móc sẽ làm cân bằng lao động trong các khu vực khác nhaucủa kinh tế nông thôn Từ đó tiến tới phát triển kinh tế HSX toàn diện

1.2.3 Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với HSX

1.2.3.1 Khái niệm chất lượng hoạt động cho vay đối với HSXTheo Nguyễn Bích Đào (2008), chất lượng cho vay HSX là một chỉ tiêu tổnghợp, nó đánh giá nhiều mặt của quá trình từ lúc NHTM cung cấp vốn cho HSX đếnlúc họ thu lại vốn về khi HSX hoàn thành một kì SXKD Chất lượng này được đánhgiá là tốt khi nó cân đối được nhiều yếu tổ khác nhau như HSX đã dùng vốn đúng

mục đích đề nghị ban đâu hay chưa ? Một đồng vốn HSX nhận về họ tạo ra bao

nhiều đồng lợi nhuận từ trồng trọt ? Nếu NHTM cho vay HSX một khoản vốn thìngân hàng có gặp phải rủi ro nào hay không và họ thu được bao nhiều lợi nhuận khi

bỏ ra số vốn đó cho vay ? Khi kết thúc chu kì sản xuất, HSX có trả được hết nợ chongân hàng hay không? Một khoản cho vay HSX tốt là một khoản cho vay trả lờiđược tất cả các câu hỏi trên Mặc dù là một khái niệm trừu tượng nhưng nếu đánh

giá trên các chỉ tiêu cụ thể, chất lượng cho vay HSX hoàn toàn có thé lượng hóa

cũng như đánh giá một cách chính xác.

Trang 24

Như vậy, chất lượng cho vay được biểu hiện qua từng đối tượng liên quan như

Sau:

e Đối với khách hàng: Một khoản vay được gọi là chất lượng trước hết phải đáp

ứng đủ số vốn yêu cầu ban đầu của HSX, sau đó là ưu tiên về lãi suất Không còn gì tốt hơn một khoản vay đủ mà lại có lãi suất thấp Tiếp đó, HSX quan tâm đếnthời hạn đáo nợ Họ không thê cầm một số tiền của ngân hàng mà không biết saukhi đầu tư họ có khả năng trả nợ ngân hàng hay không HSX phần nhiều phụ

thuộc vào thời vụ và khi họ tiêu thụ sản pham họ sẽ có khả năng chi trả Cuốicùng là thủ tục, với hiểu biết ít ỏi về hệ thống ngân hàng cũng như các quy trìnhthủ tục trong nên kinh tế mới, một số HSX e ngại mỗi khi đi vay vốn, sự an toànquá mức đã làm nhiều HSX mắt đi các cơ hội vay vốn ưu đãi của mình

¢ Đối với ngân hàng: Với NHTM, một khoản cho vay HSX chất lượng là khi ngân

hàng thu được số vốn bỏ ra đúng ngày để nó không trở thành các khoản nợ quáhạn của ngân hàng Không chỉ vậy, ngân hàng còn đánh giá xem đồng vốn bỏ racủa mình thu về được lợi nhuận bao nhiêu vì về bản chất NHTM cũng chỉ là mộtdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính Làm đúng yêu cầu pháp lý, đôn đốc

giám sát các khoản vay đi đúng hướng đúng mục đích, đem về lợi nhuận vàođúng ngày kí kết trong hợp đồng, đó là những điều đầu tiên mà NHTM cân nhắcmỗi khi xuất hiện một yêu cầu vay vốn nào đó của HSX

e Đối với nền kinh tế: Xét theo phương diện vĩ mô của nên kinh tế, một khoản vay

HSX được đánh giá là thành công khi nó đem lại nhiều lợi ích hơn về mặt vật

chất HSX vay vốn kinh doanh sản xuat, tao ra của cải là một tín hiệu đáng mừng,nhưng sẽ còn có ý nghĩa hơn nếu các HSX đó góp phần thay đổi bộ mặt nôngthôn, tạo thêm công ăn việc làm, giảm thiêu những vấn đề nhức nhối về đạo đứcvà tệ xã hội do thất nghiệp gây ra Nói cách khác, một khoản cho vay chất lượngtrên quan điểm vĩ mô là phải đem lại lợi ích cho cộng đồng nông thôn nói riêng

và lợi ích xã hội nói chung.

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hoạt động cho vay đối với HSX

1.2.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính là các chỉ tiêu mà người phân tích rất khó dé lượng hóa khi

thực hiện đánh giá chất lượng cho vay của NHTM:

Trang 25

e Uy tin của ngân hang: Uy tín của NHTM nói cách khác chính là việc khách hang

có tin tưởng ngân hàng đó hay không Một NHTM hoạt động kém cỏi, thường

xuyên bị lỗi thanh toán chắc chắn sẽ không được sử dụng nhiều bởi khách hàng.

Ngược lại, NHTM lâu đời, thực hiện thủ tục nhanh gọn, trả lãi vay dung hạn, thực

hiện tư vấn chăm sóc người dùng tận tình thì chắc chắn sẽ có được cái nhìn thiện

cảm từ phía còn lại Có được lòng tin, sự tín nhiệm là một tiền đề lớn để ngân

hàng mở rộng quy mô vay vốn cũng như thuận lợi hơn trong hoạt động của mình

Ngược lại đây cũng là thách thức dé ngân hàng đó luôn đổi mới, dé không bao

giờ trở nên nhàm chán, đáp ứng được những yêu cầu ngày một phức tạp từ phía

khách hàng.

e Thi tục cho vay: Mỗi cá nhân tổ chức khi đến ngân hàng vay vốn đều cố một yêu

cầu nhất định, thường là mang tính cần thiết trong ngắn hạn Vì vậy, một ngânhàng có thủ tục rườm rà, nhiều quy trình không cần thiết sẽ phần nào gây khóchịu và ức chế rất nhiều cho người đi vay Việc ngân hàng giảm thiêu tối đa quytrình giấy tờ, linh hoạt trong thâm định Vay sé tiết kiệm được rất nhiều chi phí vàthời gian cho người đi vay — những người đang có nhu cau vốn hiện thời Tronghoàn cảnh nước ta, người dân có nhu cầu vốn hiện vẫn chưa có cái nhìn quá đầyđủ về việc đi vay vốn ngân hang Họ thường e ngại vì nhiều lí do mà trong đó lído chủ yếu là thủ tục và thời gian chờ vốn về quá rườm rà và phức tạp

e Công nghệ và trình độ của cán bộ ngân hàng: Tại tat cả các thời diém trong quá

trình phát triển loài người, kinh tế luôn chỉ thực đổi mới khi có sự xuất hiện của

khoa học công nghệ Nhất là trong thời đại 4.0 hiện nay, các ngành nghề đều chạyđua theo công nghệ, chắc hắn ngân hàng cũng không ngoại lệ Theo Lưu ThanhThảo (2008), lượng khách hàng của ngân hàng ngày nay đang đạt đến con số kỉ

lục của các ngành cung cấp dịch vụ, số lượng khách hàng đến và sử dụng các dịch

vụ tài chính của các NHTM tăng lên chóng mặt qua từng ngày Không chỉ vậy,

mỗi người trong họ đều lại có một yêu cầu hoặc một nhu cầu khác nhau Ngân

hàng buộc phải xử lí tất cả những nghiệp vụ ấy Hay nói cách khác là phải xử límột lượng dit liệu và phân tích thông tin không 16 Vi vậy, cải thiện hệ thông dữliệu cơ sở hạ tầng là điều bắt buộc phải làm và chỉ có khoa học công nghệ mớithay đổi được điều đó Không một khách hang nào lại không có thiện cảm với

một ngân hàng thông mình và cập nhật những công nghệ mới nhất có lợi cho

người dùng.

Trang 26

Tuy nhiên, công nghệ vẫn chỉ là yếu tố hỗ trợ khi có sự xuất hiện khách quan của

con người, mà ở đây là các cán bộ nhân viên ngân hàng Đề có thé làm chủ được

công việc doi hỏi chuyên môn cao như ngân hang đòi hỏi các cán bộ nhân viên

phải có một nền tảng kiến thức vững vàng, cập nhật văn bản luật thường xuyên,theo sát tình hình thực tế ở địa phương và có sự nhanh nhẹn, nhạy bén nhất định.Bên cạnh đó, cán bộ nhân viên là đại diện cho hình ảnh của cả hệ thống do vậy họcần có cách làm chuyên nghiệp, thái độ niềm nở với khách hàng đúng với tiêu chíngành dịch vụ Một ngân hàng có được một đội ngũ nhân viên như vậy chắc hắn

sẽ được người dân tin tưởng và công việc được hoàn thành một cách trơn tru hon.

1.2.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượngKhi xem xét chất lượng của một hoạt động cho vay, người ta có thê đánh giá dựatrên một số chỉ tiêu lượng hóa được sau:

A Doanh số cho vay HSXĐây là chỉ tiêu cho thấy tất cả số tiền các HSX được NHTM cho vay trong mộtkhoảng thời gian được ấn định trước và thường là một năm Khi hoạt động cho vayHSX tốt đẹp và được mở rộng, chỉ tiêu này tăng Doanh số cho vay HSX tăng có thểdo số lượng HSX tham gia vay vốn tăng hoặc HSX được vay nhiều hơn từ NHTMsau một năm vay vốn thành công trước đó Mặt khác, dé thay quy mô hoạt động chovay với HSX trên quy của cả NHTM, ngân hàng còn xem xét đến chỉ tiêu:

Tổng dư nợ cho vay HSX

Tỷ lệ cho vay HSX = x 100%

Tổng doanh số cho vay

B Doanh số thu nợ HSXSau khi kết thúc thời hạn cho vay, HSX có nghĩa vụ phải chi trả cho NHTM cagốc và lãi vay, tong số tiền mà ngân hàng thu được này được gọi là doanh số thu nợ.Cụ thể, tình hình thu nợ của NHTM được phản ánh qua:

2 Doanh số thu nợ HSX Hệ sô thu nợ HSX =————— x 100%

Doanh số cho vay HSX

Hệ số này đánh giá xem NHTM thu hồi vốn từ HSX có tốt không trên tổng sốvốn mà họ đem đi cho vay Hệ số thu nợ HSX càng cao càng tốt, cho thấy ngân

đang đang cho vay vốn đem lại lợi nhuận cao, đồng thời cho thấy ý thức trả nợ và

Trang 27

phần nào hiệu quả SXKD của HSX trong năm vay vốn Ngược lại, hệ số này thấp sẽrất rủi ro cho NHTM khi nó phan ánh sự chưa sat sao trong việc đôn đốc nợ và sự

yếu kém trong thâm định của ngân hàng

Œ Dư nợ cho vay HSX

Chỉ tiêu này phản ánh tại một thời điểm cụ thể, HSX đang nợ ngân hàng baonhiêu tiền vốn Chỉ tiêu này cao thể hiện rằng sự tin tưởng của khách hàng vàoNHTM là rất lớn và mạng lưới HSX đang được mở rộng Ngược lại, khi mà ngânhàng không thể mở rộng số lượng người dùng dịch vụ, những người dùng cũ rời bỏđi thì chỉ tiêu này sẽ rất thấp Mặc dù vậy, không phải lúc nào dư nợ cho vay HSXcũng là tốt

Dư nợ cho vay HSX Ty trọng dư nợ cho vay HSX= ————— x 100%

Tổng dư nợ cho vay

Tỉ trọng trên mô tả giữa nhiều hạng mục cho vay của NHTM, họ tập trung vào

đối tượng HSX ở mức độ thế nào Các nhà phân tích sử dung tỉ lệ này để nghiên cứu sự di chuyên của các khoản tín dụng HSX và có phương hướng điều phối lại cơ cầucủa chúng sao cho hợp lí.

D Tỷ lệ cho vay ngắn hạn HSXĐể mô tả mật độ của nhu cầu vốn ngắn hạn của HSX để tiến hành mở rộng

SXKD, ngân hàng sử dụng chỉ tiêu:

Dư nợ cho vay ngắn hạn HSX

> %Tổng dư nợ HSX LOW

Trang 28

Đê mô tả mật độ của nhu câu vôn dài và trung hạn của HSX đê tiên hành mở rộng

lớn chúng được sử dụng vào mục đích xây dựng trang thiết bị, mua sắm máy móc

nặng phục vụ trồng trọt, chăn nuôi Chính sách của địa phương trong công tác hỗ trợHSX ảnh hưởng khá nhiều đến chỉ tiêu này Nếu nó tăng thì chứng tỏ NHTM đang

có xu hướng quan tâm hơn đến các khoản vay dài và đầu tư vào một số ngành tếmới, đem lại nhiêu lợi nhuận hơn cho ngân hàng.

F Dư nợ quá hạn HSX.

Khi thực hiện cho vay HSX, mỗi hợp đồng của NHTM đều được ấn định ngày hết

hạn rõ ràng dé người di vay có trách nhiệm chi trả Tuy vậy, không phải lúc nàongân hàng cũng kiểm soát được điều đó, và khi đến hạn không thu được hết nợ, họ

hình thành nên một khoản mục đó chính là dư nợ quá hạn.

Về nợ quá hạn, ngân hàng cũng sử dụng các chỉ tiêu khác như:

- Dư nợ quá hạn HSX

Tỷ lệ nợ quá hạn HSX= ———————————— X 100%

Tổng dư nợ của HSX

Ti lệ này là một trong những ty lệ quan trọng và có tiếng nói nhất dé đánh giá

hoạt động cho vay HSX của ngân hàng đang được thực hiện có chất lượng hay không Sự biến động của chỉ tiêu này cùng chiều với sự biến động của chất lượng cho vay HSX Bắt kì một khoản vay nào đều có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng, một

số khoản vay không thu hồi được còn khiến ngân hàng mất rất nhiều tiền mà từ đóảnh hưởng đến sự tồn vong của họ Nên ở mọi hoàn cảnh, NHTM luôn ưu tiên thuhồi được hết nợ sau mỗi một chu kì cho vay von

Một bộ phận nợ qua han ở trên sau một thời gian không được xử li sẽ trở thành nợ

xấu NHTM thường xem xét nợ xấu trên tông số vốn mà khách hàng dang nợ ngân

hàng:

Trang 29

Ty lệ nợ xấu HSK = —NOX#UHSX uy,

y ign xan _— Tổngdư no HSX x °

So với ti lệ của nợ qua han, tỉ lệ nợ xấu trong mảng khách hàng HSX là một chỉtiêu phản ánh chân thực và cụ thé hơn rất nhiều No quá hạn thì có thé thu hồi nhưnghầu như nợ xấu là những khoản nợ không một ngân hàng nào muốn gặp phải Sự giatăng nợ xấu hàng năm luôn là một vấn đề mọi ngân hàng đều dau đầu, nó thé hiện sựchénh mảng yếu kinh nghiệm trong hoạt động kiểm soát các khoản vốn sau giảingân, nhiều ngân hàng có thé dan tới tuyên bố ngừng hoạt động vì những khoản nợ

HSX đang hoạt động vô cùng hiệu quả và đúng hướng Cũng nhờ chỉ tiêu này mà

ngân hàng đề ra được biện pháp kiểm soát và đôn đốc HSX thanh toán các khoản

vay khi kết thúc hợp đòng và quyết định tái cho vay trong các kì tiếp theo với HSX

đó.

H Tỉ lệ trích DPRR cho vay HSX

Theo Hà Thị Hồng Nhung (2011), trong hoạt động cho vay của mình, có những

hoạt động mà NHTM thất bại trong việc thu hồi nợ và chấp nhận phải mất đi số tiềncủa chính mình mà không thê nào giải quyết băng cách đôn đốc trả nợ được Đây là

Trang 30

danh mục HSX được trích lập hàng kì dé NHTM luôn có một tắm nệm mỗi khi điềukhông may có phải xảy ra mà họ không thé giải quyết theo cách truyền thông được.

¬ DPRR cho vay HSX được trích ; Ty lệ trích DPRR cho vay HSX = ————————————— x 100%

Dư no cho vay HSX

Day là tỉ lệ cua DPRR cho vay HSX được trích trên số vốn mà khách hang đang“chiếm dụng” của ngân hàng Qua thống kê, nếu nợ xấu càng gia tăng thì cácNHTM phải trích khoản mục này càng nhiều Tỉ lệ này cao không tốt đối vớiNHTM, nó cho thấy sự yếu kém trong công tác thu hồi nợ của CBTD, lúc nào cũngtrong tình trạng phải lo thiệt hại lớn do nợ xấu mà mất đi các cơ hội đầu tư vào hạng

mục dịch vu tai chính khác.

Qua nội dụng trên có thể thấy chất lượng cho vay HSX là một chỉ tiêu rộng lướnvà mang tính tổng hợp cao, cần được đánh giá dựa trên sự cân bang lợi ích giữa

NHTM, HSX và nền kinh tế nói chung Hơn nữa, nhờ có sự phân tích phối hợp giữa

hai hình thức chỉ tiêu định tính và lượng, ngân hàng có thể nhìn nhận lại những ưuđiểm cũng như nhược điểm cần phải cải thiện trong thời gian tới Theo đó đảm bảođược lợi ích của HSX, ngân hàng cũng nhiều lợi nhuận hơn, thu chì bền vững hơn

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay HSX của NHTM

1.3.1 Yếu tố chủ quanKhi kỉ nguyên hiện đại tiễn tới, ngành ngân hàng phát triển nợ rộ, các dịch vụ tàichính mọc lên đáp ứng đủ các nhu cầu về tiền bạc của mọi tầng lớp nhân dân

Những NHTM là những người bán dịch vụ, cạnh tranh và có phần “giành giật” nhau

từng thị trường Các ngân hàng Việt Nam tính đến nay vẫn đang không ngừng mởrộng quy mô của mình, từ tái cấu trúc cho đến các hoạt động liên doanh, ngày naycó quá nhiều yếu tô quyết định hiệu quả của ngân hàng ngoài tiền bạc và tài chính

Ở Việt Nam thời gian gần đây đã có rất nhiều vụ việc NHTM phải buộc tuyên bốphá sản vì không thể nào trả được nợ cho khách hàng của mình Nếu như nhìn kĩ vềnguyên nhân thì người ta van chi thấy một nguyên nhân nỗi cộm đó là nợ cho vay.Giải ngân một cách bừa bãi, không có quy hoạch, CBTD làm ăn lỏng lẻo thiếu tráchnhiệm, chính những yếu tố đi ra từ nội tại đó lại đang “hại chết” rất nhiều ngân hàng

Trang 31

số trên trời mà NHTM dành cho các doanh nghiệp thì một vai trăm triệu một nămvới một HSX hoàn toàn chăng thắm là bao Nhưng nếu mà không có chính sách quyhoạch lại các khoản nhỏ thì nhiều khoản nhỏ sẽ làm cho NHTM thiệt hại một khoản

rât lớn.

1.3.1.1 Chiến lược kinh doanh và chính sách cho vay của ngân hàngMỗi ngân hàng khi tiền hành hoạt động trong nền kinh tế đều phải có những

phương châm riêng của mình Có những NHTM tập trung vào mảng bán lẻ, có

những ngân hàng đây mạnh phân khúc người trẻ từ độ tuổi 25 và cũng có những

ngân hàng nhận thấy tiềm năm từ các HSX Nhưng nói chung, dù ở phân khúc

khách hàng nào, chiến lược và cốt lõi kinh doanh của các NHTM mới là điều làm

nên sự khác biệt giữa họ Chỉ khi xác định được điều này, các ngân hàng mới có thể

vạch ra cho mình một hướng di thật sự đúng đắn, không bị lệ thuộc quá nhiều vào

giản vì họ có sự chọn lọc giữa những chính sách của ngân hàng này và ngân hàng

kia Một chính sách tốt sẽ giúp người vay vốn cảm thấy thoải mái, được quan tâm,tạo chọ họ ý thức thanh toán khi đến hạn, đảm bảo nguồn thu định kì của các

NHTM.

1.3.1.2 Công tác tổ chức nhân sự của ngân hàngNHTM là một tô chức tài chính bao gồm rất nhiều nhân viên ở các phòng bankhác nhau, nhiều nhất là bộ phận tín dụng hay bộ phận cho vay và huy động vốn Đềquản lí và nâng cao được chất lượng nhân sự, ngân hàng cần có nhưng sự tổ chứcquy củ và hợp lí, không để một người làm quá nhiều việc mà phải phân chia côngviệc đều với mỗi thành viên Tích cực tổ chức các hoạt động gắn kết tình thần làm

việc, các buổi huấn luyện nghiệp vụ hay thậm chí là có các công tác khen thưởng xứng đáng với các cả nhân hoạt động tốt Bên cạnh đó, mỗi cá nhân trong ngân hàng

Trang 32

phải ý thức được về công việc của mình làm, chấp hành nghiêm túc các quy trình tíndụng tránh gây thất thoát và đặc biệt là hạn chế được rủi ro đạo đức lâu nay vẫn tồn

tại trong một số bộ phận nhân viên ngành ngân hàng Đó là về nội bộ phòng, với các

phòng ban khác nhau, cần có sự phối hợp nhuan nhuyễn dé hoạt động nói chung và

hoạt động cho vay nói riêng không bị gián đoạn Chính sự nhịp nhàng trong nhân sự

là một yếu tô thúc đây tốc độ rất nhanh trong các thủ tục của ngân hàng

1.3.1.3 Kiếm tra, kiém soát, giám sát cho vay Quá trình cho vay bắt đầu từ khi ngân hàng giải ngân đến khi thu được cả gốc và

lãi từ HSX Trong suốt quá trình đó, NHTM liên tục phải điều tra, xem xét và phân

tích tình hình sử dụng vốn vay của các HSX Đây là một hành động cần thiết để bảo

toàn và hạn chế tối đa rủi ro có thé xảy đến với tiền của ngân hàng Không nhữngvậy, trong quá trình kiểm tra kiểm soát, đội ngũ chuyên môn của ngân hàng sẽ pháthiện và tìm ra nguyên nhân của các bước sử dụng vốn không hiệu quả từ phía HSX,qua đó có những kiến nghị với họ để sản xuất quay trở lại đúng quỹ đạo, tránh tình

trạng lệch lạc quá xa và trở thành nợ xâu nợ quá hạn.

1.3.1.4 Hệ thống thông tin tín dụngMỗi ngân hàng đều có một hệ thống thông tin về khách hàng, thông tin về tíndụng riêng biệt Đó là nền tảng dữ liệu lưu trữ toàn bộ các thâm định của ngân hangvề các khoản vay, các khách hàng tiềm năng và lịch sử làm việc của khách hàng vớingân hàng Có một hệ thống thông tin tốt, NHTM sẽ có khả năng chấm dứt nhữngkhoản vay với nhưng đối tượng rủi ro cao ngay từ đầu, tránh gây mắt chi phí trong

tương lai và cả chi phí thâm định hiện thời

1.3.2 Yếu tố khách quan1.3.2.1 Yếu tố tự nhiên.Môi trường tự nhiên mà cụ thé là nguồn nước, nguồn đất và khí hau, là nhữngnhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình SXKD của HSX Vay vốn là bước đầu,nhưng sử dụng vốn có được hay không lại phụ thuộc vào những yếu tố khó đoánnhư vậy Khi tình hình tự nhiên ồn định, nguồn đất nguồn nước tốt không độc hại,thiên nhiên hiền hòa không thiên tai bão lũ, các HSX sẽ yên tâm hơn rất nhiều để

trông trọt và chăn nuôi, tạo ra năng suât cao và lợi nhuận đê trả lại vôn cho NHTM.

Trang 33

Với các HSX theo ngành nghề mới, môi trường tự nhiên tốt là để giúp họ có đượcnguồn cung nguyên liệu ôn định, không gây gián đoạn sản xuất Ngược lại, khi dich

bệnh các loại, thiên tai xuất hiện, môi trường không ủng hộ, HSX sẽ có khả năng rấtcao bị nguy hại về kinh tế dan đến mat mát về tài chính Dé thanh toán được nợ chongân hàng giờ đây là một việc trở nên khó khăn hơn nhiều, thậm chí khả năngchuyền thành nợ xấu nếu thiệt hại của hộ quá lớn Tóm lại, tự nhiên là yếu tố gầnnhư rất khó dé can thiệp, chúng ta chỉ có thé dự báo với một mức độ chính xác nhấtđịnh, làm nông nghiệp của HSX cũng theo đó mà ẩn chứa nhiều rủi ro hơn cho cả

HSX và NHTM.

1.3.2.2 Yếu tố về môi trường kinh tếĐây là nhân tô gây ảnh hưởng một cách gián tiếp đến mọi lĩnh vực tài chính củangân hàng Mọi hoạt động của ngân hàng đều trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn khicó một trường kinh tế ôn định lành mạnh và ít rủi ro Môi trường kinh tế ổn định là

nơi mà các doanh nghiệp tự tin thực hiện những dự án của mình, họ không phải dè

dat vì sợ thông tin thị trường không chính xác hay những van đề lừa đảo xuất hiệnngày càng nhiều HSX cũng vậy, khi có nhiều HSX cùng vay vốn, cùng thành công,sẽ thúc đây tinh thần của những hoạt động cho vay như vậy NHTM cũng sẽ “mạnhtay” giải ngân hơn, giảm thiểu được rất nhiều chi phí điều tra thị trường trước mỗikhoản vay Ngược lại, khi kinh tế không 6n định, có quá nhiều bất ồn như lạm phát,

giá ảo, có quá nhiều phi vụ lừa đảo tài chính, không một ai đủ tự tin để hoạt động tàichính quá nhiều Đầu tư hay gọi đầu tư trong hoàn cảnh bình thường đã có rủi ro nênchang một ai “dai đột” đi gọi vốn hay cho vay vốn vào những lúc thị trường nhiễu

nhương cả.

1.3.2.3 Yếu tố về môi trường chính trị, xã hộiMột thực tế đã chỉ ra rằng còn rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn đó nhữngbất ôn chính trị cũng như chiến tranh liên miên Ở những quốc gia đó, nền kinh tế dùcó nhiều phẩm chất đến đâu cũng không thé phát triển 6n định được So với họ, ViệtNam thực sự là một quốc gia hòa bình, có thé chúng ta còn nghèo hơn họ nhưng batkì doanh nghiệp nào cũng đều muốn được làm việc trong một môi trường chính trị

an toàn như thế Môi trường chính trị tốt sẽ hạn chế được rất nhiều hỗn loạn, người

vay người cho vay đều phải chịu sự quản lí nhất định của Nhà Nước, nên những tình

Trang 34

trạng như một doanh nghiệp lớn chống lại nền kinh tế là chắc chắn không bao giờ

có Các NHTM cũng vậy, trong một môi trường an toàn, tài sản của họ được đảm

bảo một cách chặt chẽ và chú trọng nhất Người dân, HSX, doanh nghiệp có sự tin

tưởng nhất định vào nhà nước, không chống phá chính quyền, sẵn sàng giao ý tưởng

SXKD của mình cho ngân hàng đề yêu cầu được vay vốn Nhà Nước cũng tác động

lại hoạt động cho vay theo hướng khuyến khích mở rộng sản xuất, khuyến khíchHSX vay vốn nhiều hơn, tự tin làm ăn hơn, miễn là phải đúng mục đích và đúng

pháp luật.

1.3.2.4 Yếu tố về môi trường pháp lý

Môi trường pháp lí là hệ thống pháp luật, quy chuẩn quy định các mối quan hệ

khác nhau trong xã hội Nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanhnghiệp, đặc biệt là các định chế tài chính như ngân hàng, khi mà ngành nghề của họlà kinh doanh tiền tệ Hệ thống NHTM nước ta chịu sự quản lí chặt chẽ từ phái cáccơ quan cấp cao hơn, cụ thé hơn là NHTW Moi hoạt động cho vay, tiền gửi và cáchoạt động khác hay quy định về những mối quan hệ giữa các pháp nhân đều đượcquy định một cách rõ ràng và minh bạch trong các bộ luật Tat ca đều được hướngdẫn chi tiết, HSX khi đi vay vốn bao giờ cũng sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thé détránh mat thời gian, mat phí ton cho các đối tượng xấu lợi dụng sự thiếu hiểu biết

của bà con nông dân Bên cạnh đó, càng ngày chính sách luật lệ của Nhà Nước càng

được mở rộng, các luật về xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại vẫn đang sửađổi và bổ sung, mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và đặc biệt là các HSX.Với quy mô nhỏ, linh hoạt trong cấu trúc, nếu HSX nắm bắt được những thay đổi thìtừ bất lợi sẽ trở nên có lợi hơn so với toàn cảnh thị trường Nói tóm lại, với môi

trường pháp lí đầy đủ thân thiện và chặt chẽ, mọi hoạt động cho vay HSX của

NHTM đều được pháp luật bảo chứng về tính đúng đắn, sẵn sàng can thiệp nếu cóbất kì hành động khuất tất nào xảy ra giữa hai bên HSX và NHTM nhằm chiếm

Trang 35

khoản vay mà NHTM đem lại Mỗi một tập khách hàng đều có những đặc điểmriêng biệt, ngân hàng chú trọng đến tất cả mọi thứ xung quanh một khách hàng đi

vay vốn Tư cách pháp nhân, lịch sử giao dịch ở ngân hàng, khách hàng có thườngxuyện muộn nợ hay không hay vị trí của khách hàng trong công việc của họ như thếnao, có đủ ủy tín không ? Ngân hàng phải đặt ra hàng loạt câu hỏi và phải thâm địnhchúng thật cân thận trước mỗi khoản cho vay Một khách hàng tốt là một khách hàngchấp hành nghiêm túc và thiện chí với mọi điều khoản quy định trong hợp đồng vayvốn kí kết với NHTM Ngược lại, những khách hàng xấu và tiềm ân rủi ro lại là mối

gây thiệt hại mà các ngân hàng hoàn toàn phải dự trù nếu không muốn thiệt hại một

cách nặng nề

Trên quan điểm của Phạm Quốc Khánh (2013), HSX giữ một vị trí quan trong

trọng tập khách hàng cho vay của các NHTM ở Việt Nam Ngoài việc do đặc điểmcủa nông nghiệp hay muốn khuyến khích tạo phúc lợi cho xã hội, việc ngân hàngquan tâm đến HSX còn là vì HSX là đơn vị kinh tế nhỏ lẻ Họ cần một người đứngra cung cấp vốn dưới hình thức tập trung dé có thé sản xuất chăn nuôi một cáchđồng đều, tạo công việc không phải của riêng ai Dẫu biết rằng HSX ở Việt Namcòn nhiều hạn chế về trình độ nhưng họ đa phần đều là chưa qua đào tạo và sự cómặt của NHTM là một chỗ dựa vững chắc cho họ dé phát triển cuộc sống nông thôn

CHUONG 2: THUC TRANG CHO VAY DOI VỚI HỘ SAN XUẤT TẠI

CHI NHANH NHNN&PTNT HUYEN THO XUAN, THANH HOA

2.1 Qua trình hình thành va phat triển chi nhánh NHNN&PTNT huyện Thọ

Xuân, Thanh Hóa

2.1.1 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn

Tao hóa ban tặng cho huyện Thọ Xuân một vi trí địa lý thuận lợi cho giao thông,

kết nối nhiều vùng miền trong và ngoài tỉnh là lợi thế phát huy mở rộng các ngành

dịch vụ vận tải, giao lưu thương mại trung chuyển hàng hóa giữa đồng bằng ven

biển và miền núi Thanh Hóa, giữa cảng biển và khu cửa khâu trên tuyến biên giới

Trang 36

Việt- Lào Hơn nữa, điều kiện địa hình lãnh thé da dạng, gom ca đồng bằng và đôi

núi thấp trung du, vùng đồng băng lòng chảo diện tích khá rộng và bằng phăng, đấtphù sa bồi tụ nhờ có sông Chu chảy qua ở giữa, thuận lợi cho phát triển sản xuất

nông nghiệp hàng hóa lớn, tập trung dân cư, xây dựng các công trình, mở rộng khu

đô thị Vùng đồi thoải trung du chiếm diện tích lớn, dân cư thưa, quỹ đất rộng rãi cóĐường Hồ Chí Minh và QL47 đi qua, thuận lợi cho xây dựng phát triển các khucông nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kinh tế trang trại (trồng trọt,

chăn nuôi).

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 17,2% cao hơn 2,2 so với

nhiệm kỳ 2010 - 2015; có sự chuyền mình trong cơ cấu kinh tế là một dấu hiệu tíchcực, rõ nét nhất là nông nghiệp từ 41% giảm xuống 35%; công nghiệp - xây dựng từ20 tăng lên 25% Cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế có bước chuyền dich đúnghướng; trong nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 68,3% (năm 2015) xuống

57,2% (năm 2018); chăn nuôi từ 29,7% (năm 2015) tăng lên 34,9% (năm 2018);

Việc bắt đầu đưa những ứng dụng các tiễn bộ khoa học công nghệ cơ giới hóa đồngbộ vào sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (Thọ Trường, Xuân Thành,Xuân Minh ), phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả hàng hóa (Thọ Xương,Bắc Luong, Xuân Thành, ) và các loại cây xuất khẩu Đến nay có 56 trang trạiđược cấp phép chiếm 36,9% giá trị nông nghiệp Lâm nghiệp phát triển theo hướngxã hội, kết hợp khai thác với khoanh nuôi, trồng trọt mới, chăm sóc và bảo vệ đã đâymạnh kinh tế của huyện trong những năm vừa qua Thêm vào đó huyện tăng cườngđây mạnh công tác khôi phục, hỗ trợ các gia đình ở những làng nghề truyền thốngnhư nem nướng, bánh gai Tứ trụ đã và đang có những khởi sắc ban đầu nhất định

Về lao động, Thọ Xuân là một huyện đông dân của tỉnh Thanh Hóa, dân cư trong

độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao tăng bình quân 0,8%/năm, năm 2018 dân cư

trong độ tuổi lao động chiếm 180.004 người chiếm 69,4% dân số toàn huyện Tỷ lệlao động trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo chiếm 34,2%, còn một bộ phận khálớn là lao động NNNT không được qua đào tạo nghé

2.1.2 Giới thiệu chung về NHNN&PTNT Việt Nam.

Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động đánh dấu bằng mốc

ngày 26/3/1988 do Chính phủ ban hành Nghị định số 53/HDBT.

Tên ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Trang 37

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development

(AGRIBANK)

Dia chỉ website: www.Agribank.com.vn

Kết quả kinh doanh tinh đến quý IV/2018:- Tổng tài sản: gần 1.300.000 tỷ đồng

- Tổng nguồn vốn: 1.200.000 tỷ đồng- Lợi nhuận trước thuế năm 2018: 7.525 tỷ đồng

Sau chặng đường 30 năm hoạt động và phát triển, mang theo mình sứ mệnh giấc

mơ về nền nông nghiệp nước nhà, Agribank và ban lãnh đạo cùng cán bộ nhân viênluôn hết mình hỗ trợ bà con nông dân trong công cuộc đổi mới, xóa cái nghèo cái

khổ, đem cái hiện đại, chuyên nghiệp của một tổ chức tài chính chính thống thắp

sáng niềm tin cho người nông dân về một cuộc sông no am Không chỉ dừng lại ởchủ trương, Agribank luôn nói đi đôi với hành động Mỗi một năm lại có thêm rấtnhiều chi nhánh đi đến các vùng sâu sa, miền núi hải đảo, nơi mà kinh tế còn nghèonàn và hầu như chang có thêm sự xuất hiện của NHTM cổ phan nào khác

Một số thành tích Agribank đạt được là danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổimới (2003 do chủ tịch nước trao tặng), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm2018), Thương hiệu quốc gia 2018 (năm 2018)

2.1.3 Vài nét về chỉ nhánh NHNN&PTNT huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh

Hóa

2.1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển chỉ nhánh ngân hàng NN&PTNT

huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thọ Xuân,tỉnh Thanh Hóa được hình thành theo nghị định số: 53/HDBT Ngày 26 tháng 5năm 1988, từ chi nhánh NHTW cấp huyện bóc tách ra thành hai Ngân hàng: Một bộ

phận thuộc quản lý hành chính Nhà nước thành phòng Đại diện NHTW và một bộ

phận quản lý các Doanh nghiệp, hộ nông dân và nhận tiền gửi dân cư thành Ngânhàng Phát triển Nông nghiệp và được gọi tên là: Chi nhánh Ngân hàng Phát triểnNông nghiệp huyện Thọ Xuân Để thực hiện các chức năng trung gian tín dụng,chức năng trung gian thanh toán, chức năng trung gian “tạo tiền”

Năm 1990, với sự ra đời của hai pháp lệnh Ngân hàng là “Pháp lệnh NHTW” và

“Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính” đã phân biệt rõ

Trang 38

chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tín dụng, tiền tệ, cungứng và điều hoà lưu thông tiền tệ Với chức năng kinh doanh của các NHTM; cùngvới thời điểm nảy năm 1990, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Thọ Xuânđược đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thọ Xuân theo Quyết định số:603/NH-QD, ngày 22 tháng 12 năm 1990 của Thống đốc NHTW Việt Nam Đếntháng 6 năm 1998 lại đổi tên một lần nữa được gọi là Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn theo quyết định số: 198/1998/QĐ-NHNN, ngày 02 tháng 6

năm 1998 của Thống đốc NHTW Việt Nam.

2.1.3.2 Cơ cái bộ máy tổ chức chi nhánh NHNN&PTNT huyện Thọ Xuân,

tỉnh Thanh Hóa

Sơ đồ 2.1 Bộ máy té chức của chỉ nhánh NHNN & PTNT Thọ Xuân

Trang 39

HÀNH HOẠCH TRA TOÁN KIEM

CHÍNH KINH KIEM NGAN SOAT NHAN DOANH TOAN QUỸ

NỘI BỘ

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC

Chức năng của các bộ phận:

Ban giám đốc:e Giám đốc: Là người đứng đầu của chi nhánh Agribank Thọ Xuân, có nhiệm vụ

bao quát những vấn đề chung, chỉ đạo giám sát ra quyết định đối với các phòngban một cách trực tiếp cũng như các phòng giao dịch thuộc chi nhánh

e Phó giám đốc: Là người có quyền hạn lớn thứ hai sau giám đốc Chức vụ này

hoạt động dựa trên sự ủy quyền của giám đốc dé giảm sát quản lí các phòng banvà phòng giao dịch trực thuộc trên một số khía cảnh riêng biệt

Các phòng chức năng:

e Phòng kế hoạch kinh doanh:- Thống kê báo cáo nguồn vốn kế hoạch- Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng, thấm định khách hàng dé mở rộng cho vay, đảm

nhiệm các nghiệp vụ tín dụng phát sinh, thực hiện các chủ trương, cơ chế về công

tác tín dụng.

Trang 40

- Liên kết dé mở rộng thị phan tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng này cho

toàn hệ thong thực hiện

- Thực hiện các nghiệp vụ khác như: Bảo lãnh

e Kế toán nội bộ:- Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ như chi trả lương cho cán

nhiệm chi, séc chuyên khoản, séc bao chi - Tổ chức ghi chép một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng nghiệp vụ kinh tế

phát sinh về các nghiệp vụ huy động vốn và sử dung vốn.- _ Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên ngân hàng.- Lập bảng cân đối ngày, tuần, tháng, quý, năm và gửi báo cáo lên ngân hang cấp

trên e Phòng hành chính nhân sự:

- Xây dựng và triển khai thực hiện các nội quy, quy chế của Ngân hàng.- Thực hiện các vấn đề nhân sự như chỉ trả lương, BHXH, nghỉ phép - Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển

dụng đảo tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống.- Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp

vụ của ngân hàng.

- Thực hiện công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho hoạt động

của chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn lao động cho cán bộ nhân

viên.

e Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ:- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của chi nhánh theo năm, quý

tháng.

- Tham gia nghiên cứu, soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế

nghiệp vụ của ngân hàng.

Ngày đăng: 26/09/2024, 00:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN