Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay đối với khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng30 2.2.1.. Ngân hàng Việt NamThịnh Vượng là một trong số ít
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHAT LƯỢNG CHO VAY DOI VỚI
Giới thiệu khái quát Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Nam
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/8/1993 Xuất phát điểm từ một ngân hàng nhỏ, là một trong các ngân hàng ra đời sớm nhất trong giai đoạn nền kinh tế đất nước còn nhiều bất ổn, sau hon 25 năm hoạt động, nguồn vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên tới 25.300 tỷ đồng, trở thành Top 6 Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất ngành Ngân hàng Hiện nay, VPBank ngày càng phát triển với mạng lưới hoạt động rộng khắp dat nước bao gồm 220 diém giao dịch trên toàn đất nước Việt Nam với 26.000 cán bộ nhân viên.
Với những nỗ lực mạnh mẽ, VPBank đã khắng định uy tín và thương hiệu là một ngân hàng ưu việt với khách hàng và ngày càng vững mạnh Năm 2017,
VPBank đã dé lại những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận, đặc biệt VPBank đã liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế ghi nhận kết quả tăng trưởng ấn tượng của VPBank về mặt giá trị thương hiệu.
Bên cạnh đó, năm 2017 là một năm VPBank gat hai được nhiều thành công trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và xác định đây là đối tượng chiến lược của mình VPBank là một trong số ít các ngân hàng Châu Á vinh dự được trao tặng các giải thưởng dành riêng nổi bật, Asian Banking &
Finance cùng lúc trao ba danh hiệu cho VPBank là “Ngân hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất năm 2017”, “Ngân hàng có dịch vụ quản lý dòng tiền tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Sản phẩm tín dụng tốt nhất của năm”.
Và gần đây nhất vào tháng 1/2019, Tạp chí The Asian Banker công bố bình chọn VPBank là “Ngân hàng tốt nhất dành cho SME” (Best SME Bank) tại Việt Nam, bởi các sáng kiến đột phá, các sản phẩm tài chính ưu việt đem đến nhiều lợi ích cho
Trong nền kĩ thuật công nghệ hiện đại như nay, VPBank không ngừng nâng cao trình độ kĩ thuật, tiếp cận với những công nghệ tiên tiến Hiện nay, công nghệ Core Banking (T24) được VPBank áp dụng trên toàn hệ thống Đây là một phần mềm lưu trữ thông tin khách hàng dé phát triển các sản phẩm mới như
Mobile Banking, Internet Banking Và phát hành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
VPBank Platinum EMV Master Card ứng dụng công nghệ chip bảo mật cao.
2.1.2 Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tô chức Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Ủy ban Ban điều hành nhân cir Ủy ban quản lý
Hội đồng tín diinnơ Ủy ban quản tri mii ra
Dai hoi dong Hội đông cô đânơ anan tri
Uy ban quan tri rửi ro hoat đông soát Ủy ban tín dụng và thn hãi nav
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng)
2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2016 | Năm2017 | Năm 2018
Tổng nguồn vốn huy động | 202.377.683 | 232.881.850| 277.521.701
Tiền gửi và vay của các tô or 28.835.898 | 33.200.418 54.231.451 chức kinh tê
(Nguồn: BCTC hợp nhất các năm 2016 — 2018 của VPBank)
Từ bảng 2.1 có thể thấy tình hình huy động vốn của VP Bank đang tăng khá nhanh trong giai đoạn 2016-2018 Từ 202.377.683 triệu đồng vào năm 2016 và cán mốc 277.521.701 triệu đồng vào năm 2018 Sau bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu rơi vào khủng hoảng vào năm 2015, NHNN thực hiện chính sách tiên tệ thắt chặt khiến cho NHTM gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn thì sang tới năm 2016 và 2017, chính sách tiền tệ của NHNN đã được mở rộng hơn. Cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của VPBank, tình hình huy động vốn đã đạt mức tăng trưởng đáng kể kết hợp với đa dạng hóa các kỳ hạn tiền gửi và các sản phâm huy động vượt trội, lãi suất hấp dẫn dé nhằm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
2.1.3.2 Hoạt động sứ dụng vốn
Nếu coi huy động vốn là hoạt động cần thiết để tiến hành các hoạt động kinh doanh thì hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại thu nhập chính cho ngân hàng.
Hình 2.1: Dư nợ tín dụng của VPBank giai đoạn 2016 - 2018
(Nguôn: BCTC hợp nhất các năm 2016 — 2018 của VPBank)
Qua hình 2.1 ta thấy dư nợ tín dụng của VPBank có xu hướng tăng trưởng tốt Tính đến cuối năm 2016, dư nợ của VP Bank đạt 144.673 tỷ đồng Năm 2017 dư nợ tín dụng đạt 182.686 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2016 Sang năm 2018, tổng dư nợ cấp tín dụng tăng ròng 39.000 tỷ đồng, tăng trưởng 21.5% so với năm
2017 Cùng với đó là tỷ lệ nợ nhóm 3-5 duy trì quanh mức 3%.
Bảng 2.2: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại VP Bank giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu ko sa Tỷ ko xà Tỷ Ls Ty
Số tiền Y | Sốtiền Y | Sốtiền y trong trong trong
Thu tu dich vu thanh toá 242.662 | 11,47% | 288.572| 8,99% | 484.067 | 12,68% oán
Thu từ nghiệp vụ ủy thác
Thu từ kinh doanh va
và 1.509.212 | 71,36% | 2.205.668 | 68,71% | 2.187.364 | 57,28% dịch vụ bảo hiêm
(Nguon: BCTC hợp nhất các năm 2016 — 2018 của VPBank)
Qua bảng 2.2 nhìn chung, doanh thu hoạt động dịch vụ tại ngân hàng càng ngày càng tăng mạnh Điều này cho thấy hoạt động dịch vụ tại VPBank ngày càng
Chuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện và phát triển hơn Về cơ cấu doanh thu từ hoạt động dịch vụ, nguồn thu chủ yếu đến từ thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm So với năm 2016, doanh thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm năm 2018 đạt 2.187.364 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2016 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
2.1.3.4 Kết quả kinh doanh Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2016-2018
Tuyệt Tương Tuyệt | Tương đối đối đối đối
(Nguồn: Báo cáo tài chính cua VPBank 2016 — 2018)
Qua bang 2.3 cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank tăng lên rất ân tượng Năm 2018 đã đánh một dấu mốc quan trọng với VPBank khi tổng thu nhập hoạt động thuần của VPBank đạt mức 31.085 tỷ đồng, tăng 25% so với năm ngoái và là mức thu nhập kỷ lục từ trước đến nay Lợi nhuận trước thuế
2018 của VPBank đạt 9.199 tỷ đồng, tăng 13.14% so với năm ngoái Có được kết quả ấn tượng này là nhờ vào các quyết định đúng dan của Hội đồng Quản trị trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh của Ban điều hành VPBank.
Hình 2.2: Tỷ trọng thu nhập theo phân khúc khách hàng của VPBank
8 Tín dụng tiêu dùng Các phân khúc khác Khách hàng cá nhân
DNVVN m Tín dụng tiểu thương
Nếu như năm 2017, tổng thu nhập hoạt động thuần của VPBank đến từ các phân khúc chiến lược chiếm đến 79%; thì đến năm 2018 con số này đã lên tới 80% Phân khúc tín dụng tiêu dùng van đóng góp hơn một nửa tỷ trọng vào tong thu nhập hoạt động (trên 50%) đây van là đối tượng mang lại nguồn thu nhập ổn định cho VPBank.
2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay đối với khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động cho vay đối với khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng o o5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 9 0 0 0E 41 1 Thanh tuu 0
doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngần hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Giai đoạn 2016-2018 là dấu mốc đáng chú ý của VPBank, VPBank là một trong số ít các ngân hàng tăng cường cho vay, tiếp cận sâu hơn tới phân khúc khách hàng DNVVN, một phân khúc khách hàng tiềm năng chưa được khai thác và đã đạt thành công xứng đáng.
Thứ nhất, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu từ cho vay DNVVN của VPBank trong những năm qua tuy có xu hướng tăng lên nhưng vẫn ở trong mức kiểm soát Bạn lãnh đạo VPBank từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch đã bám sát khách hàng, thực trạng hoạt động kinh doanh của DNVVN để kịp thời giải quyết những phát sinh không mong muốn trong quá trình cho vay, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi cho Ngân hàng Tỷ trọng nợ quá hạn của VPBank những năm qua vẫn trong mức cho phép Năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đối với DNVVN đạt 2.58% so với tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN và tỷ lệ nợ xấu đạt 0.97% so với tong dư nợ cho vay đối với DNVVN Bang chứng là năm 2017 VPBank vinh dự được tổ chức quốc tế uy tín Asian Banking & Finance trao danh hiệu là “Ngan hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất năm 2017”.
Từ việc khảo sát thực tế nhu cầu và mục đích vay vốn của DNVVN, VPBank phối hợp chặt chẽ từ Hội sở đến chi nhánh kiểm tra, giám sát nhu cầu sử dụng vốn và quá trình sử dụng vốn của DN dé việc cho vay đạt hiệu quả, hạn chế rủi ro và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, nâng cao chất lượng cho vay.
Các khoản vay đảm bảo đúng quy trình, đúng chế độ.
Công tác thẩm định chặt chẽ, trung thực, loại trừ khách hàng không đủ điều kiện cho vay, đảm bảo an toàn sử dụng vốn.
Tăng cường kiểm tra, giám sát khoản cho vay sau khi giải ngân, kiểm soát quá trình DN sử dụng vốn đúng mục đích Cán bộ tín dụng làm việc trực tiếp VỚI
DN phải có trách nhiệm bám sát DN Như vậy khoản vay sẽ được đảm bảo an toàn, hạn chế thất thoát vốn của ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp Đã có sự thưởng phạt nghiêm túc đối với cán bộ tín dụng từ trên xuống dưới, nâng cao nghiệp vụ và đao đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.
Bên cạnh đó, VPBank đã áp dụng các biện pháp quyết liệt nhăm xửa lý nợ xấu, tận thu nợ, làm lành mạnh dư nợ cho vay và nâng cao chất lượng cho vay. Hàng năm, ngân hàng đều thực hiện xử lý rủi ro cho vay bằng quỹ dự phòng rủi ro.
Thứ hai, thu nhập từ cho vay đối với DNVVN của VPBank tương đổi cao. Trong gian đoạn 2016 — 2018 vừa qua, khối DNVVN có một năm gặt hái được nhiều kết quả tốt, thu nhập từ hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ cho vay của VPBank Tuy phân khúc khách hàng DNVVN là một đối tượng khách hàng mới mà VPBank đang hướng tới, nhưng lợi nhuận nó mang lại không hề nhỏ Năm 2017, tỷ trọng thu nhập cho vay đối với DNVVN so với tổng thu nhập cho vay của VPBank tăng đột biến lên 25,86% tương ứng 1.665 tỷ đồng và năm 2018 vẫn tiếp tục tăng lên 27,35% tương ứng 2.012 tỷ đồng So với các ngân hàng khác trong khu vực như Ngân hàng TMCP Tiên Phong, thì đây thực sự là một con số ấn tượng.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù chất lượng cho vay đối với DNNVV tại VPBank đã đạt những thành tựu ấn tượng, song bên cạnh đó việc phát triển cho vay đối với DNNVV vẫn còn tồn tại một số hạn chế dé chất lượng cho vay đối với DNVVN tốt hơn.
Thứ nhất, ty lệ nợ xấu và nợ quá hạn ở mức kiểm soát được nhưng vẫn cao so với ngân hàng khác cùng quy mô Ty lệ nợ xấu, nợ quá hạn hoạt động cho vay đối với DNVVN của VPBank giai đoạn 2016-2018 vẫn duy trì trong mức khoảng 3%, riêng năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn vượt lên 3,51% và tỷ lệ nợ xấu là 2,46% đang là một dau hiệu đáng báo động với VPBank Bằng cách biện pháp tăng dự phòng rủi ro trong cho vay, tăng cường công tác thâm định, thực hiện biện pháp xử lý nợ xấu, VPBank đã tạm thời bù đắp được những tốn thất trong cho vay và vẫn thu được lợi nhuận cho mình Tỷ lệ này tuy cao nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của VPBank và là phân khúc chiến lược VPBank theo đuôi hiện tại Tuy nhiên, so với nhiều ngân hàng khác có quy mô tương đương, tỷ lệ này của VPBank vẫn ở mức khá cao (phụ lục 01) cho thấy số dư nợ quá hạn và dư nợ xấu của VPBank vẫn còn lớn, chất lượng các khoản vay chưa thực sự tot.
Thứ hai, số tiền dự phòng rủi ro dug trích lon mới đủ bù đắp ton thất từ các khoản nợ không có khả năng thu hồi vốn VPBank đã thiết lập quỹ dự phòng rủi ro dé trích lập bù đắp những tốn thất trong hoạt động cho vay DNVVN. Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên và đến 2018 tỷ lệ
Chuyên đề tốt nghiệp trích lập DPRR tăng lên đến 1,76% do tỷ lệ nợ xấu tăng và VPBank phải trích DPRR nhiều hơn (lên đến 1.129 tỷ đồng) mới đảm bảo bù đáp ton thất do nợ không thu hồi được Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa có dấu hiệu giảm, trích lập DPRR càng nhiều, ngân hàng sẽ có ít vốn dé cho vay, đồng vốn huy động được từ thị trường không tạo ra lợi nhuận Ngân hàng phải áo dụng nhiều giải pháp hiệu qua dé dam bảo tính an toàn của đồng vốn cho vay chứ không thé phụ thuộc vào biện pháp trích lập DPRR mãi được Về dài hạn, đây là một hạn chế lớn đối với VPBank trong việc nâng cao chất lượng cho vay.
1 Nguyên nhân chủ quan vé Chính sách cho vay chưa hop lý
Về hình thức các chính sách cho vay của VPBank rất đa dạng nhưng trên thực tế, công tác triển khai cho vay tại các chi nhánh chưa thực sự đa dạng và phong phú Khi khách hàng đến vay vốn tại các chi nhánh, cán bộ tín dụng thường hướng khách hàng vay vốn theo hạn mức hoặc từng lần Việc làm này giúp chỉ nhánh dễ kiểm soát khoản vay nhưng chưa thực sự đúng mong muốn của khách hàng Các DNVVN đến VPBank vay vốn thường ưa thích gói vay tín chấp, bởi vì DNVVN có nguồn vốn tự có mỏng hoặc đã đi vay thé chấp bằng tài sản đảm bảo tại các ngân hàng nhà nước với mức lãi suất ưu đãi hơn các NHTM. Theo báo cáo khối khách hàng DNVVN của VPBank 2016-2018, tỷ lệ dư nợ cho vay tín chấp luôn cao hơn so với tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN của VPBank Năm 2018, cho vay tin chấp chiếm đến 75% so với tong dư nợ cho vay DNVVN (phụ lục 02) Song lãi suất cho vay tín chấp tại VPBank thì không hề nhẹ Bởi lẽ, VPBank phải ra chính sách cho lãi suất cho vay tín chấp cao gần gấp ba vay thế chấp thì mới đảm bảo khả năng sinh lợi cho ngân hàng (Theo báo cáo phòng KH DNVVN của VPBank năm 2017, lãi suất cho vay tín chấp khoảng
27% và lãi suất cho vay thế chấp là 11%) Vì hoạt động cho vay tín chấp tiềm ân nhiều rủi ro hơn cho vay thế chấp, không có nguồn thu nợ nếu DN không trả được nợ Một thực tế là khách hàng muốn vay tín chấp thì không đảm bảo được khả năng trả lãi, vay thế chấp thì không có TSĐB Bởi vậy, năm 2018 VPBank có nhiều chính sách giảm mức lãi suất thé chap từ 28%/năm xuống 22%/năm dé đáp ứng nhu cầu của khách hàng, song đây cũng là thách thức đối với ngân hàng. Giảm mức lãi suất phải kết hợp với chính sách quy trình thâm định chính xác hon thì mới đảm bảo được chất lượng khoản vay tốt Hệ quả của việc này là mức tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của VPBank năm 2018 vẫn tăng hơn so với năm ngoái.
Y Công tác thấm định của quy trình cho vay
Thâm định là khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của Ngân hàng Tuy nhiên, công tác này ở VPBank vẫn chưa thực hiện hiệu quả Nội dung thâm định hầu như chủ yếu đánh giá dựa vào thông tin mà khách hàng cung cấp mà chưa có sự ổi sâu vào thực tế để kiểm tra và phân tích tính khả thi của dự án từ đó đưa ra quyết định cho vay Trong nhiều trường hợp, nó được làm đẹp và sai lệch so với thực tế Nếu CBTD không khảo sát thực tế cơ cở kinh doanh của DN thì sẽ không thê phát hiện ra Vì vậy, tính xác thực của các thông tin, các chỉ tiêu hiệu quả sẽ có độ tin cậy không cao Điều mà VPBank quan tâm nhất khi xem xét một khoản vay có chất lượng hay không là khả năng trả nợ, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ Do đó quá trình thâm định dự án hầu như chỉ tập trung đánh giá khía cạnh tài chính cũng như khả năng trả nợ của chủ doanh nghiệp, các nội dung khác mới chỉ được đánh giá một cách chung chung sơ sai, không được quan tâm một cách đúng mực Vô tinh tao ra lỗ hong trong công tác thẩm định, không bao quát được toàn thê DN, tăng rủi ro nợ quá hạn, chất lượng cho vay suy giảm. v¥ Trinh độ chuyên môn và đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, người đầu tiên đánh giá khách hàng, và cũng là người đầu tiên đưa ra những kết luận về khách hàng trước khi trình lên cấp cao hơn phê duyệt khoản vay Đội ngũ cán bộ tại VPBank có trình độ cấp bậc khác nhau, có cả những cán bộ tín dụng có bằng cấp trái ngành cũng có thể trở thành cán bộ tín dụng tại đây Vì thế, trình độ năng lực không được đồng đều, sau khi tuyển dụng VPBank đều phải mất thời gian đạo tạo nghiệp vụ lại dé dam bao nang lực chuyên môn của nhân viên Tuy nhiên các cán bộ tín dụng tại VPBank đặc biệt là các cán bộ tín dụng bán hàng trực tiếp đa số là những người trẻ, năng động có tỉnh thần trách nhiệm cao, tiếp thu nhanh nhưng chính đặc tính của sản phẩm còn mới mẻ mới du nhập thị trường nên một số CBTD vẫn không tránh khỏi những thiếu sót trong tư vấn hay đánh giá khách hàng do thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ còn hạn chế Chưa kể đến những DNVVN có đạo đức kém làm giả hồ sơ giấy tờ rất khó khăn đối với các CBTD chưa có kinh nghiệm phát hiện ra sơ hở, làm ảnh hưởng xấu đến quy trình thầm định, tạo ra các khoản vay xấu Mặc dù, VPBank luôn có các đợt bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng mới nhưng nó chưa thực sự được chú trọng, một số ít cán bộ đã không nghiên cứu kĩ quy trình, quy chế trong hoạt động cho vay gây ra sai sót trong công tác thu thập thông tin.
GIẢI PHAP NANG CAO CHAT LƯỢNG CHO VAY DOI
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
3.2.1 Hoàn thiện chính sách cho vay, chính sách lãi suất, phương thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ linh hoạt hơn
Theo tình hình hoạt động cho vay tại VPBank cần thiết phải xây dựng chính sách cho vay nhất quán, linh hoạt và hợp lý hơn phù hợp với những đối tượng khách hàng DNVVN hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau dé có thé phát huy được thế mạnh và khắc phục yếu điểm hướng tới mục đích an toàn vốn và sinh lợi.
- Ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức cho vay theo từng đối tượng ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của DNVVN hạn chế cho vay đối với những ngành nghề có khả năng tồn đọng vốn lớn Mỗi ngành nghề có hình thức và cách thức luân chuyên vốn khác nhau Ví dụ, một số ngành sản xuất và thương mại hàng hóa tiêu dùng hàng ngày thì có vòng luân chuyền vốn nhanh, khả năng thu hồi vốn cao thì nên khuyến khích cho vay: còn với một số ngành ghé tồn đọng vốn lâu liên quan đến xây dựng, bat động sản thi VPBank hạn chế cho vay, dé ra các chính sách cho vay với han mức phù hợp thì mới dam bao được khả năng an toàn vốn cho ngân hàng Cụ thé, với DNVVN liên quan đến ngành xây dựng, han mức tối đa cho vay tín chấp ở VPBank là 500 triệu đồng.
- Triển khai các chính sách lãi suất cho vay phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng vừa đảm bảo được sự an toàn và lợi nhuận cho Ngân hàng mà vẫn trong khả năng của doanh nghiệp kết hợp với chính sách lãi suất ưu tiên hay lãi suất phạt Chang hạn, với nhóm DNVVN do nữ làm chủ, VPBank đã có những ưu tiên về lãi suất cho vay, khuyến khích DN vay vốn kinh doanh vì đây
Chuyên đề tốt nghiệp là bộ phận khách hàng hứa hẹn mang lại thu nhập đáng kế cho VPBank (Theo dự đoán của ban lãnh đạo VPBank); với những khách hàng vay theo món mà lại tất toán sớm trước hạn thì khách hàng sẽ phải chịu mức phí phạt theo quy định của
VPBank (4-5% dư nợ còn lại); hoặc với những khách hàng quá hạn, họ sẽ phải chịu mức lãi suất với khoản nợ quá hạn cao hơn mức lãi suất cho vay, gián tiếp tạo áp lực cho việc trả nợ của DN.
3.2.2 Hoàn thiện quy thẩm định trước khi cho vay và tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay
Công tác thấm định đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá khoản vay va chất lượng cho vay Tham định là bước đầu trong quy trình vay vốn, thẩm định chính xác, đúng đắn mới có thé loại bỏ rủi ro Quy trình thâm định tại VPBank đã tương đối logic, các bước thâm định được chia nhỏ giao cho các bộ phận chuyên phụ trách Tại các chi nhánh VPBank, đã có sự tách biệt rõ ràng bộ phận cho vay thành: Bộ phận quan hệ khách hàng(Front Office) và bộ phận thấm định (Back Office) Bộ phận quan hệ khách hàng chính là các cán bộ tín dụng trực tiếp làm việc với khách hàng, có trách nhiệm thu thập thông tin, hoàn thiện hồ sơ vay von chuyén sang bộ phan thâm định tại chi nhánh rồi chuyên lên Hội Sở VPBank Bộ phận thâm định có trách nhiệm thâm định hồ sơ, đưa ra đề xuất đối với khoản vay Việc tách biệt thành hai bộ phận như trên song VPBank phải chú trọng việc liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận dé mang lai hiéu quả thẩm định chính xác nhất Đồng thời, ngày càng có nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, VPBank nên phân thành các bộ phận nhỏ phụ trách một lĩnh vực như thương mại, xây dựng, sản xuất từ đó có thé bao trùm được hết từ yếu điểm đến thế mạnh của mỗi lĩnh vực Đối với những lĩnh vực mới có tính chuyên môn cao thì nên tham khảo ý kiến từ bên chuyên gia Hơn nữa, xã hội ngày càng phát triển, khách hàng càng có nhiều biện pháp nhằm che giấu thông tin với ngân hàng, khai mang thông tin nên việc thâm định càng cần được nâng cao.
Mặc dù VPBank đã có phòng giám sát tín dụng riêng để thực hiện các công tác kiểm soát khách hàng sau vay, tuy nhiên việc kiểm soát sau vay mới chỉ dừng lại ở việc thâm định lại các điều kiện cần bổ sung sau vay và chỉ đi thực địa rà soát khách hàng khi các điều kiện cần bổ sung không được đáp ứng Trong khi đó khách hàng DNVVN có đặc điểm là hoạt động kinh doanh đa dạng, hồ sơ pháp lý và tài chính không rõ ràng khó theo dõi đánh giá, vốn hoạt động chủ yếu là vốn vay ngân hàng Nhất là đối với loại hình cho vay tín chấp không có tài sản bảo đảm thì hoạt động kiểm soát sau vay của ngân hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Do đó công tác kiêm tra kiêm soát cân tiép tục hoàn thiện theo các hướng sau:
- Đối với từng khoản vay đảm bảo thực hiện kiểm tra kiểm soát trong tất cả các khâu của quá trình cho vay
- Kiểm tra thấm định trước khi giải ngân: thâm định pháp lý của khách hàng, thẩm định phương án, dự án vay vốn thật chất lượng và tuân thủ theo đúng quy trình cho vay Quy trình thẩm định chặt chẽ nhằm kịp thời phát hiện những gian lận của khách hàng.
- Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đúng mục đích vay vốn, kiểm tra bảo đảm vốn vay, khả năng thu hồi nợ, vì khi vốn vay được sử dụng đúng mục đích thì mới đảm bảo được tính sinh lợi của khoản vay.
Trong kiểm soát sau khi cho vay các chỉ nhánh cần chú trọng hơn các công tác: nhắc nợ thường xuyên, kiểm tra mục đích vay vốn dé kịp thời thu hồi vốn nếu xảy ra trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc khách hàng không có khả năng trả được gốc và lãi vay định kỳ và đúng hạn.
3.2.3 Hoàn thiện hệ thông tổ chức và nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ ngân hàng
Yếu tố con người ở trong bat cứ lĩnh vực, hoạt động nào đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng Đặc biệt trong ngành ngân hàng thì nguồn nhân lực là nhân tố hang đầu cần được dau tư và phát triển, là yếu tố đảm bảo sự thành công của ngân hàng Đặc biệt đối với sản phẩm cho vay DNVVN — một sản phẩm còn rất mới trên thị trường, các doanh nghiệp còn nhiều e ngại khi tiếp cận thì ngoài việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm thì đầu mối tiếp cận khách hàng là cán bộ tin dụng cần có một trình độ nhất định, có đạo đức nghề nghiệp, thái độ đúng mực, có những kỹ năng dé thuyết phục và chuyên môn nghiệp vụ dé thu hút khách hàng Do vậy dé góp phan nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và tạo hình ảnh chuyên nghiệp thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là giải pháp rất quan trọng cho VPBank Chính vì thế, trước hết VPBank cần thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng theo những tiêu chuẩn sau: Có phân chất đạo đức tốt, trung thực; có ý thức trách nhiệm; trình độ chuyên môn vững vàng hiểu biết rộng thị trường xã hội và pháp luật; có khả năng thuyết phục tốt.
VPBank cần tập trung hơn trong các phương diện sau đây:
- Trong công tác tuyển dụng VPBank phải có định hướng rõ ràng về việc chỉ tuyển dụng những cán bộ đủ tiêu chuẩn, được đảo tạo chính quy, đúng chuyên ngành đào tạo để làm nghiệp vụ cho vay nhăm cung cấp cho ngân hàng đội ngũ cán bộ trẻ trung, năng động, năng lực đạo đức tốt, sự am hiéu cả về pháp luật, thị trường, các lĩnh vực kinh tế tài chính, tin học ngoại ngữ và cả các kỹ năng mêm khác Ngoài ra, một chiên lược tâm xa của ngân hàng không phải việc
Chuyên đề tốt nghiệp chỉ chú trọng vào phát triển và đào tạo nguồn lực nội bộ, mà cần chú trọng đến các hoạt động tạo nguôn, thu hút nhân tài VP Bank cần phát huy những việc đã làm rất tốt ở năm 2018 vừa qua Đó là tạo quỹ học bồng với hai chương trình:
“Toa sáng tài năng VP Bank” và “Home Talents” với tổng giá trị lên tới 1 tỷ đồng Đây là cơ hội để sinh viên năm 3, năm 4 đang theo học hệ đại học Chính quy được tuyên thắng vào Ngân hàng Ngoài ra, VP Bank còn tô chức các hoạt động như “Bank Visit” tại TP Hồ Chí Minh, giúp các bạn sinh viên được tiếp cận với cơ hội việc làm tại ngân hàng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Chính vì vậy những hoạt động thiết thực nên được nhân rộng hơn nữa, dé VP
Bank có thể truyền đi hình ảnh là một nơi làm việc hạnh phúc và mở ra một nguồn nhân lực tiềm năng trong tương lai cho ngân hàng.
- Công tác dao tạo va nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng: VP Bank nên tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về sản phẩm cho vay khách hàng DNVVN cho các cán bộ trực tiếp tại các chi nhánh, thường xuyên đôi mới phương pháp đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế Thêm vào đó, các chi nhánh, các HUB có thể định kỳ tổ chức các buổi bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng thông qua các tình huống, chia sẻ kinh nghiệm nội bộ ở các buổi họp.
Kiến nghị nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Chất lượng cho vay của Ngân hàng nói chung chịu sự tác động trực tiếp từ các chính sách, chủ trương, quy định từ Chính Phủ, Ngân hàng nhà nước và có mối liên hệ mật thiết với các cơ quan ban ngành khác Do đó, để nâng cao chất lượng cho vay nới chung và cho vay đối với DNVVN nói riêng thì phải có sự phối hợp hợp lý giữa Ngân hàng và các cơ quan đó Sau đây, tôi xin được đề xuất một vài kiến nghị về mặt quản lý với các cơ quan trên như sau:
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phú
Thứ nhất, ôn định nền kinh tế vĩ mô Sự phát triển của toàn bộ hệ thống
Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay của NHTM nói riêng phụ thuộc mật thiết vào sự phát triển của cả nền kinh tế Do đó Chính phủ nhất thiết phải quản lý điêu hành sự ôn định của nên kinh tê qua các biên sô kinh tê vĩ mô Thực hiện
Chuyên đề tốt nghiệp chính sách tiền tệ phù hợp với sự biến đổi của nền kinh tế, điều hành cung tiền hợp lý, kiềm chế sự gia tăng lạm phát dé giữ ồn định giá cả trên thị trường nhằm giữ sự ồn định trong hoạt động kinh doanh của các thành phan kinh tế Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thực hiện đúng kỷ luật tài chính của NHNN Thúc đây DN phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm Học hỏi thêm các biện pháp giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô từ các quốc gia phát trién.
Thứ hai, hoàn thiện môi trường pháp lý Chính phủ không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý, hệ thống pháp luật vững chắc, các cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng làm cơ sở căn cứ trong giải quyết và xử lý các vấn đề trong hoạt động hoạt động tín dụng của doanh nghiệp và ngân hàng Tình hình kinh tế luôn biến động, các chính sách pháp luật nhanh chóng không đáp ứng được thị trường.
Vì vậy, Chính phủ phải liên tục sửa đổi, ban hành những quy định mới và các văn bản pháp luật kinh tế, ngân hàng phù hợp và tránh những lỗ hồng pháp lý trong nên kinh tế.
Thứ ba, Chính phủ cũng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát các DNVVN, đảm bảo chúng được thành lập với mục đích chính đáng và hoạt động theo đúng quy định pháp luật, yêu cầu tất cả các DN đều phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, tạo điều kiện cho các NHTM dễ dàng kiểm tra, đánh giá trong công tác thấm định qua các báo cáo được Nhà nước niêm yết Theo dõi, phát hiện và xóa bỏ các “công ty ma” hình thành vì mục đích không chính đáng Bên cạnh đó, giám sát, thanh tra nhưng tránh tạo áp lực gây khó khăn cho DN hoạt động.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Thứ nhất NHNN tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để xử lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu phát sinh đối với NHTM Phối hợp với các bộ ngành liên quan để xử lý tài sản đảm bảo của những khoản vay được bán cho Công ty quản lý tài sản của Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) Yêu cầu giá sát thực hiện phân loại nợ đầy đủ, chính xác và ưu tiên nguồn lực trích lập dự phòng rủi ro Ngoài ra
NHNN nên tăng cường công tác thanh tra giám sát, đảm bảo tính minh bach trong hoạt động của tô chức tín dụng , phan dau đến năm 2020 xử lý xong số nợ xâu hiện tại và triển khai phát triển một số văn bản quan trọng trong quản trị rủi ro.
Thứ hai, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh của NHTM để kịp thờ phát hiện ngăn ngừa những đồ bề về hoạt động kinh doanh, gây ảnh hưởng nghiêm trong đến hiệu quả và chất lượng cho vay trong
Chuyên đề tốt nghiệp các NHTM Xây dựng bộ máy thanh tra mạnh cả số lượng lẫn chất lượng, tô chức thanh tra định kì, thường xuyên và trung thực đối với NHTM giúp phát hiện những sai phạm và kịp thời đối phó.
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin NHNN là cơ quan nhà nước quan trọng trong lĩnh vực tiền tệ và đảm bảo an toàn trong ngành tài chính ngân hàng Do vậy, NHNN phải nâng cao chất lượng và hoạt động của trung tâm tra cứu và cung cấp thông tin chính xác cho NHTM để ngăn chặn rủi ro tín dụng. Đảm bảo thông tin tài chính được cung cấp nhanh chóng, kịp thời và chính xác cho các NHTM phục vụ việc ra quyết định cho vay của ngân hàng Đồng thời, NHNN cần có những chính sách khuyến khích phát triển của các trung tâm chuyên cung cấp các thông tin tài chính, củng có và hoàn thiện thông tin tài chính quốc gia.
Thứ tw, cần thống nhất hành lang pháp lý, giản lược thủ tục rườm rà Hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất, mẫu thuẫn lẫn nhau gây khó khăn trong việc các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình và hoạt động tín dụng của các NHTM Vì vậy, cần hoàn thiện các văn bản pháp chế nhằm tao dựng môi trường pháp lý 6n định, là căn cứ chắc chắn trong việc xử lý các vấn đề pháp luật giữa DN và NHTM liên quan đến hoạt động cho vay, đặc biệt trong công tác phát mại tài sản đảm bảo, thu hồi nợ xấu của các NHTM.
Chương III đã đưa ra những định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động cho vay nói riêng đối với VPBank trong giai đoạn 2020-2023 cùng với một số giải pháp đối với VPBank nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN, cũng như chất lượng cho vay đối với DN nói chung Từ đó đưa ra những kiến nghị với
Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước và các cấp có liên quan tại VP Bank nhằm hoàn thiện hơn chất lượng cho vay tại VP Bank.
Nền kinh tế hội nhập nhiều thành phần ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước với sự ra tăng không ngừng của DNVVN cả về số lượng và chất lượng Tuy nhiên, họ chưa có nhiều cơ hội tiếp cập đến vốn vay của Ngân hàng VPBank là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên đây là một đối tương khách hàng tiềm năng nhưng cũng tiềm ấn khá nhiều rủi ro, chất lượng khoản vay không được đảm bảo như đối với DN lớn Vì vậy Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cần không ngừng nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng cho vay trong phân khúc khách hàng DNVVN.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, khóa luận đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về DNVVN và hoạt động cho vay DNVVN và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với DNVVN.