Vậy nên việc tìm hiểu về phạm trù vật chất giúp ta hiểu được bản chất tồn tại của mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống cũng như phương thức vận động và phát triển của chúng.. Vật chất l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ 1
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ
PHƯƠNG THỨC VÀ HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT
GVHD:
Mã lớp học:
SVTH:
1 NGUYỄN NHẬT MINH……….22143131
2 HOÀNG MINH NHẬT……… 22143136
3 TRỊNH HỮU DŨNG……… 22143091
4 LÊ QUYẾT DŨNG……….22143088
5 NGUYỄN PHẠM ANH TUẤN……… 22143167
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng năm
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm:………
KÝ TÊN
Trang 3MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU……… 4
1 Lý do chọn đề tài……….4
2 Mục tiêu nghiên cứu………4
II NỘI DUNG……… 5
PHẦN 1: KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG……… 5
PHẦN 2: ĐỊNH NGHĨA VỀ VẬT CHẤT VÀ CÁC PHẠM TRÙ CÓ LIÊN QUAN……… 6
1 Vật chất là gì ? ……… 6
2 Không gian là gì ? 9
3 Thời gian là gì ? 9
PHẦN 3: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ PHƯƠNG THỨC VÀ HÌNH THỨC TỒN TẠI CẢ VẬT CHẤT……… 11
1 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về: Vật chất, Không gian và Thời gian……… 11
2 Ý nghĩa phương pháp luận………
14 PHẦN 4: KIẾN THỨC VẬN DỤNG CƠ BẢN……….15
III KẾT LUẬN……… 17
IV CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO………17
Trang 4I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vật chất là phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật triết học Trong lịch
sử tư tưởng nhân loại, xung quan vấn đề này luôn diễn ra cuộc đấu tranh
không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Bản thân
quan niệm của chủ nghĩa duy vật vè phạm trù vật chất cũng trải qua quá trình
lịch sử phát triển lâu dài, gắn liền với những tiến bộ của khoa học và thực
tiễn Vật chất tồn tại vô cùng lớn như thiên hà hay vô cùng bé như các hạt
nguyên tử, các hạt cơ bản Đó là những tồn tại mà con người có thể trực tiếp
giác quan được nhưng cũng có thể là những tồn tại mà con người không thể
trực tiếp giác quan được nhưng nó là tồn tại khách quan Nên vật chất cùng
với hai phạm trù khác là không gian và thời gian ảnh hưởng, tác động,
chuyển hóa lẫn nhau và tác động của chúng ảnh hưởng lên mọi mặt của đời
sống xã hội từ sinh hoạt thường ngày, môi trường sống của mọi loại sinh vật,
đến sự phát triển của con người trải dài suốt lịch sử phát triển của thế giới
Vậy nên việc tìm hiểu về phạm trù vật chất giúp ta hiểu được bản chất tồn
tại của mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống cũng như phương thức vận
động và phát triển của chúng
2 Mục tiêu nghiên cứu
Làm đề tài tiểu luận này, chúng em muốn tìm hiểu sâu hơn và kĩ hơn về
Triết học Mác Lênin phần chủ nghĩa duy vật biện chứng Cụ thể hơn, đó
là tìm hiểu về quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng Qua đó giúp
Trang 5cho chúng em có thêm được những hiểu biết về những sự vật, hiện
khách quan, thực tiễn của xã hội và sự vận động phát triển của chúng
II NỘI DUNG
PHẦN 1: KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ
NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Chủ nghĩa duy vật biện chứng được biết đến chính là hình thức cơ bản
thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những
năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển Chủ nghĩa duy vật
biện chứng ngay từ khi mới được ra đời đã có vai trò quan trọng và giúp có
thể khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ
nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng là đỉnh cao trong sự
phát triển của chủ nghĩa duy vật Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ
phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà chủ nghĩa duy vật
biện chứng còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong
xã hội cải tạo hiện thực ấy Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng đó chính là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn
phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chính là cơ sở lý luận của thế giới quan
khoa học; là khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát
triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Trang 6PHẦN 2: ĐỊNH NGHĨA VỀ VẬT CHẤT VÀ CÁC PHẠM TRÙ CÓ
LIÊN QUAN
1 Vật chất là gì ?
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.Vật chất được phản ánh
với hình thức tồn tại cụ thể của nó Dùng để chỉ thực tại khách quan phản ánh
qua cảm giác Khi đó, vật chất mang đến hình thức chứa đựng cụ thể và có
dạng tồn tại hữu hình Từ khái niệm này, có thể thấy được với tính chất tồn
tại được chứng minh Từ đó, đánh giá được đưa ra dễ dàng với các dạng tồn
tại đó có được xác định là vật chất hay không.Vật chất (dưới hình thức tồn tại
cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người Con người thông
qua cảm giác để đánh giá về sự tồn tại của vật chất Cũng như khẳng định
được, phân biệt được giữa vật chất và ý thức Hai khái niệm này tách rời
nhau, và mang đến các dạng tồn tại khác hoàn toàn Khi nó trực tiếp hay gián
tiếp tác động đến giác quan của con người Vật chất là cái được ý thức phản
ánh bằng cảm giác thỏa mãn với khái niệm trên.Vật chất với tư cách là phạm
trù triết học theo nghiên cứu Là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa
những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng Khi
đó, hướng đến các giải thích cho sự tồn tại bên cạnh ý nghĩa trong xác định
Nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi Vật
chất có dạng tồn tại cố định hoặc không, nhưng được đảm bảo cho cảm giác
phản ánh Còn tất cả những sự vật, những hiện tượng là những dạng biểu hiện
cụ thể của vật chất nên nó có quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa Từ
Trang 7đó mà theo thời gian, một vật chất có thể không giữ nguyên dạng tồn tại hay
hình thức ban đầu Tuy nhiên, vẫn đảm bảo được thể hiện với cảm giác Vì
vậy, không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể
của vật chất Cũng như không thể xác định vật chất với đặc điểm thể hiện của
nó ở thời điểm nhất định để mang đến các quy chụp
Định nghĩa vật chất được nêu trên của Lênin là kết quả của việc tổng kết
từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy
tâm, siêu hình về phạm trù vật chất Hướng đến phản ánh hiệu quả, chính xác
nhất khi nhìn nhận từ vật chất Các định nghĩa trước đó không đúng toàn bộ
với ý nghĩa phản ánh theo tính chất và thay đổi của thời gian
Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có những nội dung được đề cập như
sau:
Vật chất là phạm trù triết học: Thông thường chúng ta nhắc đến và
hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài sản của con người… Nhưng
cách nhìn đó chỉ mang đến sự thể hiện cụ thể dưới dạng nhận định liệt kê Và
ở đó chỉ xác định cho các dạng tồn tại cụ thể của vật chất Tất cả phải dựa
trên nhận định chung để xác định cho vật dụng và tài sản đó Và chỉ đến từ
định nghĩa của Lênin, những hiệu quả của xác định vật chất mới trở nên toàn
diện.Vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là kết quả của sự khái quát
hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự
vật, hiện tượng Mang đến quy chụp chính xác nhất cho những tồn tại của vật
chất Nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất
đi Nó tồn tại với các vận động theo thời gian và không gian Do đó không
thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật
Trang 8chất.Khái niệm này mang đến khái niệm cho vật chất nói chung Còn khi liệt
kê về đồ vật, về tài sản là đang nói đến các dạng tồn tại của vật chất Cần hiểu
đúng trong hướng tiếp cận mà chúng ta đang xem xét
Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan: Vật chất tồn tại khách quan
trong hiện thực Nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của
con người “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất Đưa ra
tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất Trong
đó, vật chất và ý thức song song tồn tại cho đến ngày nay Tuy nhiên, vật chất
phải là cái sinh ra và có trước Nó xuất hiện từ khi chưa xuất hiện loài người
và chưa có cái gọi là ý thức Con người có nhận thức được hay không nhận
thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại Như vậy để thấy rằng ý thức có
mặt và vận động, phát triển sau đó Qua đó vật chất mang đến các chức năng,
tác dụng cần thiết đối với con người Đặc biệt là vẫn được phản ánh thông
qua mắt nhìn, tay sờ,… Tức là thông qua các tiếp cận từ cảm giác và nhu cầu
từ ý thức
Vật chất với tương quan về cảm giác: Vật chất được đem lại cho con
người trong cảm giác Khi có ý thức, con người mới gọi tên được các hình
thành từ cảm giác đó Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại Phản
ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác Từ đó mà sự tồn tại của vật chất
là tất yếu dù con người có nhu cầu đối với nó hay không Nhưng với cảm
giác, con người có thể nhận biết được sự tồn tại và vận động của vật chất
Cũng từ đó mà thấy được giá trị đóng góp của vật chất trong đời sống hay
nhu cầu thực tế
2 Không gian là gì ?
Trang 9Không gian là phạm vi ba chiều không biên giới trong đó các vật thể và
sự kiện có vị trí và hướng tương đối với nhau Không gian vật lý thường
được hiểu trong ba chiều tuyến tính, mặc dù các nhà vật lý thường xem nó,
cùng với thời gian, là một thực thể chung của continum bốn chiều không biên
giới gọi là không thời gian Khái niệm không gian được coi là quan trọng cơ
bản để hiểu các tính chất vật lý và quá trình của vũ trụ Tuy nhiên, vẫn có
những tranh luận từ các nhà triết học về liệu không gian là một thực thể, là
mối liên hệ giữa các thực thể, hay là một khái niệm định nghĩa trong khuôn
khổ của ý thức Không gian dưới góc nhìn triết học là gồm rất nhiều dạng cụ
thẻ của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định có 1 quãng tính nhất định
(chiều cao, chiều rộng ,chiều dài) và tồn tại trong các mối tương quan nhất
định (trước hay sau, trên hay dưới, bên phải hay bên trái) với những dạng vật
chất khác những hình thức tồn tại
3 Thời gian là gì ?
Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến
cố và khoảng kéo dài của chúng Thời gian được xác định bằng số lượng
các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại và thường có một thời điểm
mốc gắn với một sự kiện nào đó Từ "thời gian" có trong tất cả các ngôn
ngữ của loài người Khái niệm thời gian có thể có cả ở động vật Định nghĩa
về thời gian là định nghĩa khó nếu phải đi đến chính xác Đa số chúng ta ai
cũng phải dùng từ đó và nói đến nó, ví dụ "thời gian trôi", và do đó dứt
khoát phải có một cách hiểu chung nhất
Thời gian là thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật
thể Các nhà triết học đúc kết rằng "thế giới" luôn luôn vận động Giả sử rằng
Trang 10nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im, khái niệm thời gian trở nên vô nghĩa Các
sự vật luôn vận động song hành cùng nhau Có những chuyển động có tính
lặp lại, trong khi đó có những chuyển động khó xác định Vì thế để xác định
thời gian người ta so sánh một quá trình vận động với một quá trình khác có
tính lặp lại nhiều lần hơn, ổn định hơn và dễ tưởng tượng hơn Ví dụ chuyển
động của con lắc (giây), sự tự quay của Trái Đất hay sự biến đổi của Mặt
Trời trên bầu trời (ngày), sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tháng âm
lịch), hay đôi khi được xác định bằng quãng đường mà một vật nào đó đi
được, sự biến đổi trạng thái lặp đi lặp lại của một "vật"
Thời gian chỉ có một chiều duy nhất (cho đến nay được biết đến) đó là
từ quá khứ đến hiện tại và tương lai Do sự vận động không ngừng của thế
giới vật chất từ vi mô đến vĩ mô (và kể cả trong ý thức, nhận thức) mà trạng
thái và vị trí (xét theo quan điểm động lực học) của các vật không ngừng thay
đổi, biến đổi Chúng luôn có những quan hệ tương hỗ với nhau và vì thế "vị
trí và trật tự" của chúng luôn biến đổi, không thể trở về với trạng thái hay vị
trí trước đó được Đó chính là trình tự của thời gian Theo vật lý động lực
học, thời gian có liên quan đến entropi (trạng thái động lực học) vĩ mô Hay
nói cách khác thời gian là một đại lượng mang tính vĩ mô Nó luôn luôn gắn
với mọi mọi vật, không trừ vật nào Thời gian gắn với từng vật là thời gian
riêng, và thời gian riêng thì có thể khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của vật
đó và hệ quy chiếu gắn với nó, ví dụ với mỗi hệ chuyển động có vận tốc khác
nhau thời gian có thể trôi đi khác nhau Thời gian của vật này có thể ảnh
hưởng đến vật khác
Tuy nhiên,thời gian nếu là sự hoạt động và tương tác vật chất thì nó phải
được xác định các sự kiện là hệ quả của nhau Nếu như các sự kiện mà con
Trang 11người đo đạc chỉ là các sự kiện ngẫu nhiên,hoặc không thể xác định sự liền
mạch khi tái chuẩn hoá hoặc lượng tử hoá qua hằng số planck, thời gian có vẻ
không tồn tại Như vậy, "thời điểm" là một trạng thái vật lý cụ thể (có thể xác
định được) của một hệ và "thời gian" là diễn biến của các trạng thái vật lý của
một hệ là hệ quả của nhau trong lý thuyết hỗn độn (xem hệ vật lý kín)
PHẦN 3: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VỀ PHƯƠNG THỨC VÀ HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT
1 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về: Vật chất, Không
gian và Thời gian.
Về phương thức và hình thức tồn tại của vật chất thì theo quan điểm duy
vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của vật chất: Không gian,
Thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất Các hình thức vận động cơ
bản nói trên được sắp xếp theo thứ tự từ trình độ thấp đến trình độ cao, tương
ứng với trình độ kết cấu của vật chất Các hình thức vận động khác nhau về
chất song chúng không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau,
trong đó: hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động
thấp và bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp hơn Trong sự tồn
tại của mình, mỗi sự vật có thể có nhiều hình thức vận động khác nhau song
bản thân nó bao giờ cũng được đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất mà
nó có Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc
tính cố hữu của vật chất; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã khẳng định
vận động là tuyệt đối, là vĩnh viễn Điều này không có nghĩa là chủ nghĩa duy
Trang 12vật biện chứng phủ nhận đứng im; song, theo quan điểm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động
trong thế cân bằng và đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời Không gian,
thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất Mọi dạng cụ thể của vật
chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính (chiều cao, chiều
rộng, chiều dài) nhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định
(trước hay sau, trên hay dưới, bên phải hay bên trái, v.v.) với những dạng vật
chất khác Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian Mặt
khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay
chậm, kế tiếp và chuyển hóa, v.v Những hình thức tồn tại như vậy được gọi
là thời gian Vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có
vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian,
thời gian tồn tại ở ngoài vật chất vận động
Dựa trên những thành tựu của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật
biện chứng đã khẳng định tính khách quan của không gian và thời gian, xem
không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động; trong đó,
không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng
tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau Thời gian là hình thức tồn tại
của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá
trình Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất vận
động, được con người khái quát khi nhận thức thế giới Không có không gian
và thời gian thuần túy tách rời vật chất vận động V.I Lênin viết: “Trong thế
giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động
không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian” Không gian và
thời gian là hai thuộc tính, hai hình thức tồn tại khác nhau của vật chất vận